Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu nâng cao hệ số nhân chồi và hoàn thiện quy trình nhân nhanh in vitro cây chuối ngự đại hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HỆ SỐ NHÂN CHỒI
VÀ HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN NHANH
IN VITRO CÂY CHUỐI NGỰ ĐẠI HOÀNG
(Musa spp.)”

HÀ NỘI - 2023


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HỆ SỐ NHÂN CHỒI
VÀ HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN NHANH
IN VITRO CÂY CHUỐI NGỰ ĐẠI HOÀNG
(Musa spp.)”

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN VĂN QUYẾT


Giảng viên hướng dẫn

: TS. NINH THỊ THẢO

Mã sinh viên

: 646938

Lớp

: K64CNSHA

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu nâng cao
hệ số nhân chồi và hồn thiện quy trình nhân nhanh in vitro cây chuối ngự
Đại Hồng (Musa spp.)” là cơng trình nghiên cứu được thực hiện bởi chính bản
thân. Những tài liệu tham khảo được sử dụng trong đề tài đã được trích dẫn và
nêu rõ trong mục Tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu
hồn tồn mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái từ bất kỳ cơng
trình nào trước đây.
Nếu những lời cam đoan trên của tơi khơng chính xác, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật từ khoa và Học viện.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Quyết


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này ngồi sự cố
gắng nỗ lực của bản thân tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình
về mọi mặt của Quý thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Ninh Thị Thảo và Th.S Trịnh Thị Nhất Chung đã dành thời gian, tâm huyết,
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Công nghệ Sinh học cùng tồn thể các thầy cơ đã dìu dắt và truyền đạt
những kiến thức vơ cùng quan trọng, bổ ích trong suốt q trình học tập và làm
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến bộ môn Công nghệ sinh học và Ban
lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi có thể tiếp cận thực tế sản xuất và nắm bắt quy trình
cơng nghệ.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình và bạn bè, những người
đã ln đồng hành và động viên tinh thần để giúp tôi hồn thành tốt nhất đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
Lời cuối cùng xin được kính chúc các thầy, cơ sẽ ln vui vẻ, hạnh phúc
và thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Quyết

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................... vii
TÓM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về cây chuối......................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................................. 3
2.1.2. Phân loại .................................................................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây chuối ........................................................................... 4
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây chuối ............................................... 8
2.1.5. Giới thiệu về cây chuối ngự Đại Hồng...............................................................12
2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây chuối trên thế giới và Việt
Nam ..................................................................................................................... 13
2.2.1. Trên thế giới............................................................................................................13
2.2.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................................15
PHẦN III: ............................................................................................................ 20
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20

iii


3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu nhân nhanh chồi chuối ngự Đại Hoàng in vitro ........20
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu tạo cây chuối ngự Đại Hoàng in vitro hoàn chỉnh ....23
3.3.3. Nghiên cứu thích nghi cây ngồi điều kiện vườn ươm ......................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 27
4.1. Kết quả nhân nhanh chồi in vitro cây chuối ngự Đại Hoàng ....................... 27
4.1.1. Ảnh hưởng của TDZ đến hệ số nhân và chất lượng chồi chuối ngự Đại Hoàng
in vitro ................................................................................................................................27
4.1.2. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chất lượng chồi chuối ngự Đại Hoàng
in vitro ................................................................................................................................29
4.1.3. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến hệ số nhân và chất lượng chồi chuối
ngự Đại Hoàng in vitro.....................................................................................................33
4.1.4. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và adenine sulphate đến hệ số nhân và chất lượng
chồi chuối ngự Đại Hoàng in vitro..................................................................................36
4.1.5. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và nước dừa đến hệ số nhân và chất lượng chồi
chuối ngự Đại Hoàng in vitro ..........................................................................................39
4.2. Kết quả tạo cây chuối ngự Đại Hoàng in vitro hoàn chỉnh ...................................41
4.2.1. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối ngự Đại
Hoàng .................................................................................................................................41
4.2.2. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối ngự Đại
Hoàng .................................................................................................................................44
4.2.3. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối ngự Đại
Hoàng .................................................................................................................................47
4.3. Kết quả nghiên cứu thích nghi cây ngồi điều kiện vườn ươm ................... 50
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 53
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 53
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 60
iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong một quả chuối cỡ trung bình (118g) ..... 9
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của TDZ đến hệ số nhân và chất lượng chồi chuối ngự Đại
Hồng in vitro sau 3 tuần ni cấy...................................................................... 27
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chất lượng chồi chuối ngự Đại
Hoàng in vitro sau 3 tuần nuôi cấy ..................................................................... 29
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp 1,0 mg/l BA và α-NAA đến hệ số nhân và chất
lượng chồi chuối ngự Đại Hoàng in vitro sau 3 tuần nuôi cấy ........................... 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp 1,0 mg/l BA và adenine sulphate đến hệ số
nhân và chất lượng chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro sau 3 tuần ni cấy…...36
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp 1,0 mg/l BA và nước dừa đến hệ số nhân và
chất lượng chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro sau 3 tuần ni cấy ................... 39
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối
ngự Đại Hoàng sau 3 tuần nuôi cấy .................................................................... 42
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối
ngự Đại Hồng sau 3 tuần ni cấy ................................................................... 44
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây chuối
ngự Đại Hoàng sau 3 tuần nuôi cấy .................................................................... 47
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây chuối
ngự Đại Hoàng sau 3 tuần đưa cây ra vườn ươm................................................ 51

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cây chuối ngự Đại Hồng ..................................................................... 5
Hình 2.2. Hoa chuối ngự Đại Hồng..................................................................... 6
Hình 2.3. Quả chuối ngự Đại Hồng..................................................................... 7
Hình 3.1. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro ..................................................... 20
Hình 4.1. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro trên mơi trường bổ sung TDZ sau
3 tuần ni cấy .................................................................................................... 29
Hình 4.2. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro trên mơi trường bổ sung BA sau 3
tuần ni cấy ....................................................................................................... 32
Hình 4.3. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro trên mơi trường bổ sung tổ hợp 1,0
mg/l BA và α-NAA sau 3 tuần nuôi cấy ............................................................. 35
Hình 4.4. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro trên môi trường bổ sung tổ hợp 1,0
mg/l BA và adenine sulphate sau 3 tuần ni cấy .............................................. 38
Hình 4.5. Chồi chuối ngự Đại Hồng in vitro trên mơi trường tổ hợp 1,0 mg/l
BA và nước dừa sau 3 tuần nuôi cấy................................................................... 41
Hình 4.6. Rễ chuối ngự Đại Hồng trên mơi trường bổ sung IAA sau 3 tuần ni
cấy ....................................................................................................................... 43
Hình 4.7. Rễ chuối ngự Đại Hồng trên mơi trường bổ sung IBA sau 3 tuần ni
cấy ....................................................................................................................... 46
Hình 4.8. Rễ chuối ngự Đại Hồng trên mơi trường bổ sung α-NAA sau 3 tuần
ni cấy ............................................................................................................... 49
Hình 4.9. Cây chuối ngự Đại Hồng trên các giá thể ni cấy khác nhau sau 3
tuần thích nghi cây ngồi vườn ươm................................................................... 52

vi


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT


Viết Tắt

1

BA

Benzyl adenine

2

CT

Công thức

3

ĐC

Đối chứng

4

MS

Môi trường Murashige và skoog - 1962

5

LSD0,05


Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

6

IAA

Indoleacetic acid

7

IBA

Indole-3-Butyric Acid

8

α-NAA

α-Naphthalene Acetic Acid

9

TB

Trung bình

10

TDZ


Thidiazuron

11

TN

Thí nghiệm

vii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nâng cao hệ số nhân chồi và hồn
thiện quy trình nhân nhanh in vitro cây chuối ngự Đại Hoàng. Chồi chuối ngự
in vitro được khảo sát nhân nhanh trên mơi trường có bổ sung TDZ và BA đơn
lẻ, BA kết hợp với α-NAA, adenine sulphate và nước dừa. Kết quả cho thấy
môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/l BA và 50 ml/l nước dừa là môi trường
nhân nhanh tối ưu, cho hệ số nhân cao nhất đạt 6,39 lần sau 3 tuần ni cấy. Ở
giai đoạn tạo cây in vitro hồn chỉnh chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng ra
rễ và chất lượng rễ trên các môi trường bổ sung auxin gồm IAA, IBA và αNAA. Mơi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi chuối ngự Đại Hoàng in vitro
là MS + 1,0 g/l than hoạt tính + 0,25 mg/l α-NAA, cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt
100%, 7,6 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 11,12 cm và chồi bắt đầu hình thành rễ chỉ
sau 3,67 ngày. Cây chuối ngự Đại Hồng in vitro có tỷ lệ sống cao nhất đạt
100% và sinh trưởng phát triển tốt trên môi trường giá thể 100% xơ dừa sau 3
tuần thích nghi cây ngoài điều kiện vườn ươm.

viii



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Chuối là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Theo thống kê của
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), xuất khẩu chuối trên thế giới có giá
trị tổng cộng 15,6 tỷ USD trong năm 2019. Chuối đứng thứ tư trong số các loại
cây lương thực quan trọng nhất thế giới sau lúa, lúa mì và ngơ (Agrawal, 2004).
Chúng được trồng phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn
thế giới, với sản lượng hàng năm xấp xỉ 70 triệu tấn (Darvari, 2010). Tại một số
nước, chuối được trồng theo một quy trình khép kín hiện đại từ khâu nhân giống
đến chế biến bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo năng suất và chất lượng quả.
Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên
để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, giá thành
rẻ nhưng lại mang tới rất nhiều lợi ích cho con người, nên nhu cầu phát triển cây
chuối ngày càng mạnh mẽ. Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali,
vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients, cung cấp dinh
dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hố, sức khoẻ tim mạch và giảm cân…Ngồi
ra cịn hàng loạt các cơng dụng hữu ích khác từ các bộ phận thân, lá và hoa.
Giống chuối hiện nay ở nhiều vùng canh tác tại các địa phương đang đối
mặt với nguy cơ nhiễm bệnh do virus kí sinh, làm ảnh hưởng đến nguồn giống
và năng suất cây trồng. Hơn nữa, phần lớn việc nhân giống chuối được thực hiện
bằng phương pháp tự nhiên, cách trồng truyền thống là tách chồi. Phương pháp
này tốn nhiều thời gian và hệ số nhân không cao, không đáp ứng đủ nhu cầu về
số lượng cây giống và cây con có thể mang các mầm bệnh từ cây mẹ.
Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên và tăng chất lượng cây
giống thì việc ứng dụng kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là điều cần
thiết. Đây là phương pháp có hệ số nhân cao gấp nhiều lần so với phương pháp
tách chồi cây giống từ cây mẹ, tạo ra lượng lớn cây con đồng đều, sạch bệnh và
1



ổn định về mặt di truyền. Việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp nhân giống
bằng kỹ thuật nuôi cấy mô trong sản xuất cây giống chuối ở nước ta được thực
hiện khá sớm ở nhiều các giống chuối khác nhau. Tuy nhiên, giống chuối ngự
Đại Hoàng – một giống chuối bản địa của Việt Nam, đặc sản của làng Đại
Hồng, tỉnh Hà Nam là giống chuối có hương vị thơm ngon, được sử dụng làm
sản vật tiến Vua vào thời phong kiến lại chưa được các nhà khoa học nghiên cứu
rộng rãi. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có hai nghiên cứu của Bùi Thị Thu
Hương và cs. (2017 và 2020) bước đầu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tái sinh chồi và nhân nhanh chồi chuối ngự Đại Hoàng trong điều kiện
in vitro. Theo đó, hệ số nhân chồi chuối ngự Đại Hồng đạt cao nhất là 3,03 lần
(Bùi Thị Thu Hương và cs., 2020). Với mục đích nâng cao hệ số nhân chồi in
vitro, đồng thời hồn thiện quy trình vi nhân giống cây chuối ngự Đại Hồng,
chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nâng cao hệ số nhân chồi và hồn
thiện quy trình nhân nhanh in vitro cây chuối ngự Đại Hồng (Musa spp.)”
1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu cải thiện hệ số nhân chồi in vitro và hoàn thiện quy trình vi
nhân giống cây chuối ngự Đại Hồng làm cơ sở nhân giống cây chuối chất
lượng cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được mơi trường thích hợp để nhân nhanh chồi in vitro cây chuối
ngự Đại Hồng.
- Xác định được mơi trường thích hợp để tạo cây in vitro hoàn chỉnh cây
chuối ngự Đại Hoàng.
- Xác định được loại giá thể thích hợp ở giai đoạn ra cây ngoài vườn ươm
cây chuối ngự Đại Hoàng.

2



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây chuối
2.1.1. Nguồn gốc
Chuối được cho là có nguồn gốc từ 10.000 năm trước và một số nhà khoa
học tin rằng chúng có thể là loại trái cây đầu tiên trên thế giới.
Những quả chuối đầu tiên được cho là đã mọc ở khu vực bao gồm bán
đảo Malaysia, Indonesia, Philippines và New Guinea. Từ đây, các thương nhân
và du khách đã đưa chúng đến Ấn Độ, Châu Phi và Polynesia. Có những đề cập
đến chuối từ năm 600 trước Công nguyên khi kinh Phật, được gọi là Kinh điển
Pali, ghi nhận những thương nhân Ấn Độ đi qua vùng Malaysia đã nếm thử loại
trái cây này và mang chúng về trồng.
Vào năm 325 trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế và quân đội của
ông xâm lược Ấn Độ, ông đã phát hiện ra cây chuối ở Thung lũng Ấn Độ
(Kervegant, 1935). Sau khi nếm thử loại trái cây khác thường này lần đầu tiên,
ông đã giới thiệu khám phá mới này với thế giới phương Tây.
Đến năm 200 sau công nguyên, chuối đã lan sang Trung Quốc. Theo nhà
sử học Dương Phúc, chuối chỉ mọc ở khu vực phía nam Trung Quốc. Chúng
chưa thực sự phổ biến cho đến thế kỷ 20 vì chúng được coi là một loại trái cây
kỳ lạ. Quả chuối mà chúng ta thưởng thức ngày nay ngon hơn nhiều so với quả
dại ban đầu chứa nhiều hạt to, cứng và thịt quả không ngon.
Chuối bắt đầu được phát triển ở Châu Phi vào khoảng năm 650 sau Cơng
ngun. Đã có sự lai tạo giữa hai giống chuối dại, Musa Acuminata và Musa
Balbisiana. Từ quá trình này, một số quả chuối trở nên khơng hạt và giống chuối
chúng ta ăn ngày nay hơn.
2.1.2. Phân loại
Chuối (Musa spp.)
+ Giới (regum): Plantae
+ Bộ (ordo): Zingiberales
3



+ Họ (familia): Musaceae
+ Chi (genus): Musa L.
+ Tên khoa học: Musa spp.
2.1.3. Đặc điểm sinh học của cây chuối
2.1.3.1. Rễ
Khơng giống như những lồi cây ăn quả khác đều có phần rễ cọc. Chuối
là loại cây có rễ chùm, một chùm có từ 2 - 6 chiếc rễ tạo thành. Những chiếc rễ
con mọc xung quanh phủ đều và kín hết phần rễ, tính từ phần giáp thân cho đến
phần rễ. Phần lông hút trên rễ chủ yếu tập trung ở phần chóp của rễ, cách xa
phần củ chuối.
Rễ con mọc, sinh trưởng và phát triển nhờ vào phần thân ngầm (hay còn
gọi là củ) của cây chuối. Tuy cây khơng có phần rễ cọc nhưng vẫn phân thành rễ
chính và phụ. Nghĩa là, mỗi chùm rễ sẽ có những chiếc rễ to làm chính. Xung
quanh nó là những chiếc rễ nhỏ và ngắn hơn có vai trị hấp thụ nước, lượng
khống chất có trong đất để ni dưỡng cây.
Đường kính của mỗi chiếc rễ có kích thước khoảng 5 - 10 mm, đặc tính rễ
tương đối mềm. Vì thế chúng dễ bị úng thối do ngập nước, ảnh hưởng của sâu
bệnh tấn công. Không giữ được thân cây khi gặp phải giông bão, cây dễ bị bật
gốc, đỗ ngã.
Phần rễ nằm ở đáy củ (thân thật) thông thường ăn xuống lòng đất chưa
đến một mét. Nếu được trồng ở những vùng đất tốt, tơi xốp, mùn, tính thống
khí tốt. Rễ chuối có thể phát triển ăn sâu vào lòng đất, lan rộng đến khoảng 5m.
2.1.3.2. Thân thật
Củ chuối là tên gọi quen thuộc của người dân khi nói về thân thật của cây
chuối. Đây là bộ phận quan trọng của cây chuối. Củ chuối đóng vai trị trong
việc hình thành sự phát triển của rễ, lá, hoa và sinh sản.
Phần củ chuối nằm dưới lịng đất, nhưng khơng q sâu, thơng thường
được phủ kín bởi lớp đất bên trên. Trong quá trình phát triển, phần củ chuối sẽ


4


dần lộ lên khỏi mặt đất. Vì thế người trồng cần lưu ý vun đắp phần đất trồng lấp
kín củ chuối thường xun thì cây mới phát triển tốt.
Bên ngồi củ chuối được bảo vệ bằng lớp vỏ sẫm màu, được tạo bởi
những vết bẹ của lá chuối. Khi lột bỏ lớp bên ngồi, phần thịt bên trong củ chuối
có màu sáng hơn, trắng đục.
Củ chuối quyết định yếu tố sinh sản của cây, mầm chồi được hình thành
từ củ chuối. Quan sát xung quanh bề mặt của củ chuối, sẽ thấy được những
chiếc mầm đang dần nhú ra. Theo thời gian, chúng được nuôi dưỡng phát triển
nhú khỏi mặt đất thành những cây con xung quanh cây mẹ, tạo thành những bụi
chuối rậm rạp.
Những cây chuối trưởng thành, từ phần củ hình thành phần lõi phát triển
bên trong cho đến đỉnh của thân giả, sau đó phát triển hoa và cho ra quả.
2.1.3.3. Thân giả

Hình 2.1. Cây chuối ngự Đại Hoàng
(Nguồn: )
Phát triển từ phần củ chuối, thân giả được tạo thành bởi những bẹ lá bao
bọc xung quanh. Thân chuối trơn, có kích thước tuỳ thuộc vào từng giống, loại
cây và điều kiện đất trồng, thời tiết.
Có lồi cao đến 8 - 10m, có lồi thấp bé từ 1,5 – 5m, đối với cây trưởng
thành. Đường kính to nhất có thể bằng vịng tay của một người lớn.
Màu sắc, hình dạng của bẹ chuối cũng khác nhau đối với từng lồi. Ví dụ
như thân chuối già có dáng vẻ xù xì, lớp ngồi có màu nâu sẫm, nhăn nheo. Cịn
chuối sáp thì lớp bẹ xanh, khơng xù xì mà lại trơn mướt.
5



2.1.3.4. Lá
Lá chuối được cấu thành từ 3 bộ phận chính gồm: bẹ, cuống và phiến.
Bẹ lá: Bẹ lá xếp thành từng lớp, bó đều nhau để tạo thành phần thân giả
của cây chuối. Màu sắc của từng lớp bẹ, từ ngồi vào trong sẽ chuyển từ đậm
sang nhạt. Nhìn vào mặt cắt ngang của bẹ chuối, có thể thấy từng ô nhỏ xếp đều
nhau từ lớn cho đến nhỏ. Từng lớp bẹ có độ dày nhỏ nhằm để xếp lớp cho thân
cây có hình trụ trịn đều nhau. Khi cây phát triển, những bẹ lá ở gần gốc bắt đầu
ngừng sinh trưởng, dần héo già đi và phần lá cũng bắt đầu khô héo lại.
Cuống lá: Cuống lá phát triển từ phần bẹ, dạng hình lịng máng có màu
xanh đậm. Tuỳ thuộc vào những giống chuối khác nhau mà chuối có phần cuống
lá dài hay ngắn.
Phiến lá: Mỗi tàu lá chuối đều được hình thành từ phần chính giữa thân
chuối, xuất phát từ củ chuối. Lá non ln có dạng hình xoắn trịn, sau đó mới
dần mở đều ra thành tán lá đều xung quanh. Phần lá chuối non này được gọi là
đọt chuối. Phiến lá phát triển đều hai bên của cuống lá, nếu gặp gió to, phiến lá
dễ bị rách, gãy cuống lá.
2.1.3.5. Hoa

Hình 2.2. Hoa chuối ngự Đại Hồng
(Nguồn: )
Hoa chuối hay cịn có cách gọi dân dã là bắp chuối, khi cây đến giai đoạn
trưởng thành. Củ chuối có chức năng quyết định cây ra hoa từ lõi chuối (trụ
hoa).
6


Trụ hoa phát triển, nhú ra khỏi phần thân giả bao bọc, hình thành hoa
chuối. Hoa chuối cũng được bao bọc thành từng lớp cánh có màu tím. Mỗi lớp
cánh bảo vệ một lớp hoa chuối nhỏ bên trong.
Theo sự phát triển, các cánh mo lá màu tím mở đều ra để các hoa chuối

nhỏ bên trong phát triển thành từng nải chuối nhỏ, xếp đều xen kẽ xung quanh
trụ hoa. Các cánh mo lá màu tím cũng rụng đi, cứ như thế từ hoa chuối phát triển
thành buồng chuối xum xuê quả.
Không phải hoa chuối nào trong bắp chuối cũng hình thành được quả.
Trong bắp chuối có sự hình thành của 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa trung
tính. Hoa cái tập trung chủ yếu ở phần gốc của bắp chuối, đài hoa to và rất phát
triển, quả được hình thành từ hoa cái. Hoa trung tính và hoa đực khơng có khả
năng hình thành quả, đài hoa của chúng kém phát triển, vì thế trong quá trình
hình thành buồng chuối, những hoa này sẽ rụng đi. Hoa trung tính mọc xen kẽ
giữa hoa đực và hoa cái, còn hoa đực chủ yếu mọc ở phần ngọn của hoa
chuối. Hoa chuối có chứa mật rất thơm và ngọt, những lồi ong rất ưa thích lồi
hoa này.
2.1.3.6. Quả

Hình 2.3. Quả chuối ngự Đại Hoàng
(Nguồn: )
Tuỳ thuộc vào mỗi giống chuối và cả điều kiện phát triển, buồng sẽ cho
trái nhiều hay ít. Hình dạng của từng quả chuối cũng có những đặc tính riêng

7


biệt. Chuối chưa chín vỏ sẽ có màu xanh đậm, khi bắt đầu chín, vỏ chúng có
màu vàng ươm, toả ra hương thơm đặc trưng của từng loại.
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây chuối
2.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng
Carbohydrate: Chuối là nguồn carbohydrate phong phú và chủ yếu ở
dạng tinh bột trong chuối chưa chín và đường trong chuối đã chín. Trong q
trình chuối chín thì các thành phần carbohydrate sẽ thay đổi mạnh. Chuối xanh
có chứa khoảng 80% tinh bột khơ. Trong q trình chín, tinh bột được chuyển

thành đường và cuối cùng chỉ cịn dưới 1% tinh bột khi chuối chín hồn tồn.
Các loại đường phổ biến nhất có trong chuối chín là sucrose, fructose và
glucose. Trong chuối chín, tổng lượng đường có thể đạt hơn 16% trọng lượng
tươi. Chuối có chỉ số đường huyết tương đối thấp (GI) nằm trong khoảng từ 42 58 và chỉ số này tùy thuộc vào độ chín của chúng. GI là thước đo mức độ
carbohydrate trong thực phẩm xâm nhập vào máu và làm tăng lượng đường
trong máu. Các loại chuối dài có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao và nó được
đánh giá là loại có chỉ số đường huyết thấp (Hà Anh, 2022).
Chất xơ: Dinh dưỡng của chuối chưa chín có một tỷ lệ cao kháng tinh bột.
Chất này khi được đưa vào ruột sẽ khơng được tiêu hố. Trong ruột già, tinh bột
này được lên men bởi vi khuẩn để tạo thành butyrate - là một loại acid béo chuỗi
ngắn, có tác dụng có lợi cho sức khỏe đường ruột. Chuối cũng là nguồn thực
phẩm có chứa nhiều loại chất xơ khác chẳng hạn như pectin. Một số pectin trong
chuối có thể hồ tan trong nước. Khi chuối chín, tỷ lệ pectin tan trong nước tăng
lên, đó là lý do khiến cho chuối trở nên mềm hơn khi chúng già đi.
Vitamin và chất khoáng: Đây là thành phần dinh dưỡng của chuối khơng
thể khơng nhắc tới, bởi nó có chứa nhiều thành phần tốt đặc biệt như kali,
vitamin B6 và vitamin C.
- Kali: Chuối là một nguồn kali tốt. Một chế độ ăn nhiều kali có thể giúp
giảm huyết áp ở những người có mức huyết áp tăng cao và có lợi cho sức khỏe
của tim.
8


- Vitamin B6: Một quả chuối cỡ trung bình có thể cung cấp 33% nhu cầu
hàng ngày về hàm lượng vitamin B6.
- Vitamin C: Giống như hầu hết các loại trái cây chuối cũng là nguồn
cung cấp vitamin C khá phong phú.
Dopamine: Mặc dù nó là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não,
nhưng dopamine từ chuối không vượt qua hàng rào máu não để gây ảnh hưởng
đến tâm trạng. Thay vào đó, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá.

Catechin: Đây là một flavonoid chất oxy hoá được tìm thấy trong chuối
và chúng có liên quan nhiều đến lợi ích sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc
bệnh tim.
Thành phần dinh dưỡng của quả chuối được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong một quả chuối
cỡ trung bình (118g) (Verywell Fit, 2022)
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Calo

105 kcal

Nước

75%

Protein

1,3g

Carbon hydrate

27g

Đường

14,4g


Chất xơ

3,1g

Chất béo

0,4g

Natri

1,2mg

Kali

422mg

Vitamin C

10,3mg

Magie

31,9mg

Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng có trong quả, chuối giúp cải thiện và
giảm nguy cơ một số bệnh cho sức khỏe như:
Tim mạch: Chuối có nhiều kali, một khống chất giúp tăng cường sức
khỏe của tim và huyết áp bình thường. Một quả chuối cỡ trung bình chứa
9



khoảng 0,4 gram khoáng chất này. Tiêu thụ hàng ngày 1,3 - 1,4 gram kali có liên
quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 26%. Ngồi ra, chuối có chứa chất
flavonoid chống oxy hóa cũng liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ mắc
bệnh tim (Nguyễn Oanh, 2020).
Duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu: Chuối rất giàu pectin là một
loại chất xơ mang lại bởi cấu trúc dạng xốp. Chuối chưa chín chứa kháng tinh
bột hoạt động như chất xơ hoà tan và được đào thải qua đường tiêu hoá. Các
pectin và kháng tinh bột trong chuối có thể làm giảm lượng đường trong máu
sau khi ăn và giảm các cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm
rỗng dạ dày (Nguyễn Oanh, 2020).
Tiêu hóa: Chuối xanh chưa chín chứa một lượng đáng kể pectin và tinh
bột kháng - một loại carbohydrate “chống lại” q trình tiêu hóa trong ruột non.
Nó được hấp thụ từ từ và không làm tăng mạnh lượng đường trong máu. Tinh
bột hoạt động như thức ăn cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường
tiêu hóa. Các vi sinh vật phân hủy và lên men tinh bột khi nó đi vào ruột già, tạo
ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) đóng vai trị trong việc ngăn ngừa các bệnh
mãn tính bao gồm rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khả
năng sử dụng SCFA trong điều trị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và tiêu chảy
do kháng sinh.
Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C trong một quả chuối cỡ trung
bình sẽ cung cấp khoảng 10% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C trong
chuối giúp cơ thể chữa lành các tổn thương tế bào và mô, hỗ trợ cơ thể hấp thụ
sắt, hỗ trợ sức khỏe não bộ bằng cách sản xuất serotonin – một loại hormone ảnh
hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, tâm trạng và trải nghiệm căng thẳng sau cơn đau.
Hỗ trợ giảm cân: Tuy khơng có nghiên cứu nào trực tiếp thử nghiệm tác
dụng của chuối đối với việc giảm cân, nhưng do chuối có một số thuộc tính tốt
nên nó trở thành thực phẩm giảm cân thân thiện. Đối với người bắt đầu giảm cân
thì chuối là lựa chọn tốt bởi vì nó có chứa ít calo nhưng rất bổ dưỡng. Hơn nữa,
chuối chưa chín gồm có thành phần kháng tinh bột nên sẽ tạo cảm giác no lâu và

10


giảm sự thèm ăn.
Sức khỏe làn da: Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 13% nhu
cầu mangan hàng ngày. Mangan giúp cơ thể tạo ra collagen bảo vệ da cũng như
các tế bào khác chống lại tác hại của các gốc tự do (Đức Nguyễn, 2019).
2.1.4.2. Giá trị kinh tế
Những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng chuối trong nước và trên thế giới
ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho việc phát triển mơ
hình trồng cây chuối rộng rãi hơn và củng cố điều kiện kinh tế cho nhiều hộ gia
đình.
Nhờ đặc tính dễ trồng, khả năng tiêu thụ cao, chuối trở thành mặt hàng
xuất khẩu tiềm năng. Đến nay, chuối và các sản phẩm từ chuối đã được xuất
sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... (Thanh Tâm, 2021).
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, là một trong những xứ sở của cây chuối.
Diện tích chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái, sản lượng 1,4 triệu tấn. Ở
miền Trung và miền Nam có nhiều địa phương có diện tích chuối lớn như Đồng
Nai, Sóc Trăng, Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Trị, Khánh Hịa… diện tích trồng
chuối từ 3.000 đến 8.000ha; phía Bắc có Hà Nội, Phú Thọ, Hưng n… (Thanh
Tâm, 2021).
Khơng chỉ quả chuối, thân cây chuối cịn được ép lấy sợi dùng để làm ra
nhiều loại sản phẩm như: thủ công mỹ nghệ, giấy các loại, đến những vật liệu
cao cấp trong công nghiệp ô tô, du thuyền… có giá trị gia tăng lớn. Đặc biệt, sợi
chuối là sản phẩm thân thiện mơi trường, khơng sử dụng hóa chất, được thị
trường châu Âu ưa chuộng, đó là hướng đi tất yếu trong xu hướng phát triển
kinh tế xanh, bền vững của thế giới.
Hiện nay nhiều địa phương đã thành cơng với sản phẩm phân bón hữu cơ
làm từ chuối, các phụ phẩm từ quá trình chế biến chuối. Ví dụ như: Nước bẹ
chuối trong q trình sản xuất sợi là một loại phân bón hữu cơ rất tốt cho cây

trồng; vỏ chuối, phế thải của quá trình chế biến sản phẩm từ quả chuối có thể ủ
thành phân bón hữu cơ vừa tốt vừa rẻ lại tăng thu nhập (Thanh Tâm, 2021).
11


Có thể thấy cây chuối đã đem lại tiềm năng phát triển rất lớn và mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình.
2.1.5. Giới thiệu về cây chuối ngự Đại Hoàng
Chuối ngự Đại Hoàng được trồng tại làng Đại Hồng, xã Hịa Hậu, huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (xưa là phủ Lý Nhân). Người dân Đại Hoàng ghi lại
trong sách sử địa phương, một lần vua Trần cùng đồn tùy tùng xi thuyền từ
kinh thành Thăng Long về hành cung Thiên Trường nghỉ chân tại Lý Nhân đã
ăn thử giống chuối địa phương. Thấy loại quả ngon, vua ban thưởng và truyền
cho người dân nhân giống. Từ đó, chuối làng Đại Hồng được mang tên chuối
ngự, hay còn gọi là chuối tiến Vua (Đỗ Hiên, 2019).
Chuối ngự Đại Hồng có ba loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và
chuối ngự mít. Chuối ngự trắng quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng
bóng, quả hơi tròn, thịt quả vàng thơm nhẹ. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi
chín có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng nhạt, khơng có hương thơm. Chuối
ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng
hơi hồng, hương thơm ngát.
Chuối ngự Đại Hồng có chứa nhiều kali, acid amin, 11 loại khống chất
và 6 vitamin. Vì vậy, ăn chuối ngự thường xuyên giúp cung cấp thêm năng
lượng cho cơ thể. Chuối ngự như một vị thuốc của các thái y xưa bởi tác dụng
của loại trái cây này mang lại: Kiểm soát đường huyết, tốt cho tim mạch, chống
thiếu máu, tăng cường hệ tiêu hóa, giảm cân hiệu quả.
Chuối ngự thích hợp với đất phù sa ven sơng suối, thốt nước và giữ ẩm
tốt, có nhiều đạm và kali. Ở các dải đất ven sơng Châu Giang, huyện Lý Nhân,
ngồi thổ nhưỡng thích hợp thì đặc điểm khí hậu gió mùa cũng là những điều
kiện rất thích hợp cho cây chuối ngự sinh trưởng và phát triển. Điều kiện nhiệt

độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 26 - 28oC. Cây rất cần nước, nhất là lúc
phân hoá mầm, ra hoa, kết quả vì vậy khi trồng chuối phải giữ ẩm, chống hạn
cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ (Đỗ Hiên, 2019).
Chuối ngự Đại Hoàng có đặc điểm thân cao, yếu, giịn, dễ gãy đổ nên khi
12


trổ buồng cần phải làm cột chống đỡ. Ngoài ra, chuối ngự khơng ưa bón phân
tươi, phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu
quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối khơng giữ được màu sắc, phẩm chất ngun bản.
Vì vậy, để chuối chín đạt tiêu chuẩn, khơng chỉ cần chú ý kỹ thuật trồng,
phương pháp chăm sóc mà cơng đoạn dấm chuối cũng rất quan trọng (Đỗ Hiên,
2019).
2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống in vitro cây chuối trên thế giới và Việt
Nam
2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về nhân nhanh cây chuối
bằng nuôi cấy in vitro.
Rahman và cs. (2004) đã nghiên cứu phản ứng in vitro và nhân giống
chuối với BA và α-NAA. Kết quả cho thấy, trong số các nồng độ BA khác nhau,
kết quả tốt nhất được tìm thấy với 5,0 mg/l BA cho khả năng sống sót đạt
91,67%, tỷ lệ hình thành chồi đơn đạt 62,50%. Tạo chồi tối đa 4,52 chồi/mẫu
với chiều cao chồi cao nhất đạt 3,62 cm trên môi trường MS chứa 4,0 mg/l BA +
1,5 mg/l α-NAA. Các cụm chồi ra rễ tốt nhất trên môi trường MS được bổ sung
2,0 mg/l α-NAA.
Muhammad và cs. (2007) đã nghiên cứu tỷ lệ tăng sinh ảnh hưởng của
BA và Kinetin trên chuối ( Musa spp. AAA Group) 'Basrai'. Kết quả cho thấy,
số lượng chồi tối đa được tái sinh trong môi trường MS bổ sung 4,0 mg/l BA.
Kinetin ở nồng độ từ 4,0 mg/l trở lên mang lại kết quả tốt hơn so với công thức
đối chứng và công thức kinetin ở nồng độ thấp hơn. Kết quả chứng minh rằng

4,0 mg/l BA với 1,0 mg/l IAA trong mơi trường lỏng là tốt nhất cho q trình
nhân chồi và chiều cao chồi trong quá trình vi nhân giống 'Basrai'.
Huq và cs. (2012) nghiên cứu tái sinh chồi in vitro ở Chuối (Musa sp.) cv.
Sabri. Kết quả cho thấy tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất đạt 90% và số lượng chồi tối
đa đạt 10 chồi được quan sát trên môi trường MS + 4,0 mg/1 BA + 2,0 mg/1
IAA + 13% nước dừa. Môi trường phù hợp nhất cho giai đoạn ra rễ là môi
13


trường ½ MS + 0,5 mg/l IBA. Các cây con khỏe mạnh được chuyển sang giá thể
đất vườn và phân hữu cơ theo tỷ lệ 2:1.
Ahmed và cs. (2014) đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây chuối (Musa
sp.) Cv. Grand Naine. Kết quả cho thấy, môi trường MS + 4,0 mg/l BA + 2,0
mg/l IAA là môi trường tối ưu để cảm ứng tạo chồi từ đỉnh sinh trưởng. Đây
cũng là môi trường cho hệ số nhân chồi chuối đạt cao nhất. Môi trường ra rễ tốt
nhất là môi trường ½ MS có bổ sung 1,0 mg/l IBA và 200 mg/l than hoạt tính.
Qamar và cs. (2015) tiến hành nghiên cứu tối ưu hóa nhân giống in vitro
chuối ngoại lai ( Musa spp.) tại Pakistan. Kết quả cho thấy ở 4,0 mg/l BA + 0,5
mg/l IAA cho số chồi và khối lượng tươi cao nhất. Chiều cao chồi lớn nhất là
môi trường bổ sung 4,0 mg/l BA với 1,0 mg/l IAA. Sau khi phát triển rễ, cây
con in vitro được chuyển từ phịng ni cấy sang nhà kính trong túi polythene
chứa hỗn hợp đất vườn và mùn theo tỷ lệ (1:1).
Uzaribara và cs. (2015) đã nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây
chuối đỏ (Musa acuminata). Nghiên cứu này chỉ ra rằng môi trường MS + 1,0
mg/l BA + 4,0 mg/l IAA cho số chồi cao nhất đạt 8,8 chồi ở giai đoạn nhân
nhanh. Trong khi đó ở giai đoạn tạo cây in vitro hồn chỉnh mơi trường ra rễ
thích hợp nhất là mơi trường MS + 1,5 g/l IBA + 2,0 g/l than hoạt tính cho số
rễ/chồi đạt 4,9 rễ và chiều dài rễ 8,99 cm.
Ajie và cs. (2019) đã nghiên cứu vi nhân giống in vitro cây chuối Raja
Bulu. Kết quả cho thấy bổ sung kết hợp 50 ml/l nước dừa và 0,5 ppm α-NAA

cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất (5,6 chồi). Tuy nhiên môi trường cho số lá/chồi
đạt cao nhất (8 lá/chồi) là môi trường MS chỉ bổ sung 100 ml/l nước dừa mà
khơng có chứa α-NAA. Trong mơi trường bổ sung α-NAA 1,5 ppm, chồi xuất
hiện sau 6 ngày trồng và cho số rễ cao nhất (11,55 rễ). Nước dừa làm tăng chiều
cao chồi ở nồng độ 50 ml/l, tăng tốc sự hình thành rễ ở nồng độ 100 ml/l, và
tăng số lượng rễ ở nồng độ 50 ml/l.
Deo và cs. (2021) đã nghiên cứu ảnh hưởng của BA và IAA đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây chuối thông qua nuôi cấy mô. Kết quả ở nghiên cứu
14


này chỉ ra rằng mơi trường thích hợp nhất cho giai đoạn tái sinh chồi là môi
trường MS + 0,5 mg/l BA khi tỷ lệ tái sinh chồi đạt 50%, số chồi tái sinh đạt 3,5
chồi và chiều cao đạt 2,64 cm. Trong khi đó mơi trường thích hợp nhất cho giai
đoạn tạo cây in vitro hồn chỉnh là mơi trường MS + 0,3 mg/l IAA với số rễ tối
đa là 3,83 rễ và chiều dài đạt 3,6 cm.
Annisa1 và cs. (2021) nghiên cứu cảm ứng tái sinh chồi giống chuối Musa
acuminata cv. Mas Kirana. Kết quả cho thấy khả năng tái sinh chồi cao nhất
được tìm thấy ở mơi trường MS + 0,25 mg/l TDZ với số chồi trung bình là
13,67 chồi và chiều cao chồi đạt là 20 cm. Tái sinh chồi trên mơi trường bổ sung
TDZ có xu hướng hình thành phơi soma, trong khi đó tái sinh chồi trên môi
trường bổ sung BA và α-NAA dẫn đến phát sinh cơ quan.
Sholikhah và cs. (2022) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung
IAA và một số chất bổ sung hữu cơ đối với sự phát triển và ra rễ của chuối
Cavendish (Musa Acuminata, AAA) trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy bổ
sung IAA không ảnh hưởng đến chiều cao của chồi. Bổ sung dịch chiết khoai
tây và chuối homogenate cho chiều cao cây là tốt nhất. Môi trường phù hợp nhất
cho giai đoạn nhân nhanh là môi trường MS + 1,0 mg/l IAA + nước dừa và môi
trường MS + 1,5 mg/l IAA + dịch chiết khoai tây. Môi trường MS + 1,0 mg/l
IAA cho số lượng rễ cao nhất. Chiều dài rễ tốt nhất được tạo ra trong môi trường

MS + 0,5 mg/l IAA + chuối homogenate.
2.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam những nghiên cứu về quy trình nhân nhanh in vitro cây
chuối đã và đang được thực hiện ngày càng nhiều và đạt được những thành công
nhất định.
Đỗ Đăng Giáp và cs. (2012) đã nghiên cứu tăng hệ số nhân nhanh chồi
chuối Laba (Musa sp.) sử dụng ánh sáng, myo – inositol và adenine sulphate ảnh
hưởng lên khả năng tạo chồi in vitro chuối Laba. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi
trường MS bổ sung 5 mg/l BA + 100 mg/l adenine sulphate hoặc 100 mg/l myoinositol cho số lượng chồi cao nhất (6,9 chồi/mẫu ở nồng độ adenin sulphate là
15


×