HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ -----
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH IN VITRO
CÂY MÔN RỒNG HỒNG (ALOCASIA LOWII
‘GRANDIS’)
Hà Nội – 2023
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------ -----
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH IN VITRO
CÂY MÔN RỒNG HỒNG (ALOCASIA LOWII ‘GRANDIS’)
Người thực hiện
: ĐẶNG THỊ THUỶ
Mã sinh viên
: 642707
Khố
: 64
Ngành
: CƠNG NGHỆ SINH HỌC
Người hướng dẫn
: TS. NGUYỄN THỊ LÂM HẢI
Hà Nội – 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là tồn bộ kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện.
Số liệu và kết quả trong khoá luận này là trung thực và chưa được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn
gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2023.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thuỷ
i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu khố luận và hồn thành báo cáo khố luận,
ngồi sự nỗ lực của cá nhân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy
cơ giáo, các anh chị, các bạn tại đơn vị làm báo cáo khố luận.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Công nghệ sinh
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cảm ơn thầy cơ đã hướng dẫn tận tình,
đưa ra những đề tài, phương pháp hiệu quả, chất lượng trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu, tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc trực tiếp, quan sát và học hỏi
thực tiễn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để sau này không bị bỡ ngỡ với môi
trường làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Thị Lâm Hải_giảng
viên bộ môn Công nghệ sinh học Thực vật khoa Công nghệ sinh học đã hướng
dẫn tơi làm khố luận. Đặc biệt anh Vũ Công Sơn_giám đốc Công ty cổ phần
sinh học T.E.N Biotech và các anh chị, các bạn tại cơng ty, đã tạo cơ hội cho
tơi hồn thành tốt nhất q trình nghiên cứu và hồn thành báo cáo khố luận
tại Cơng ty cổ phần sinh học T.E.N Biotech địa chỉ số 56A tổ dân phố Kiên
Thành, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Lời cuối cùng tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn
bè đã ln bên cạnh giúp đỡ, ủng hộ, động viên tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc các thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao q. Kính chúc các anh chị, các bạn tại cơng ty nghiên cứu luôn mạnh
khỏe, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2023.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thuỷ
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TĨM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2.
Mục đích ................................................................................................... 2
3.
Yêu cầu ..................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Giới thiệu chung về cây môn rồng hồng ......................................................... 3
2.2 Vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học của Alocasia pink dragon ................ 4
2.2.1 Vị trí, phân loại của Alocasia pink dragon................................................... 4
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của môn rồng hồng ................................................. 5
2.3 . Các phương pháp nhân giống các cây loài Alocasia trong họ Ráy............... 6
2.4. Một số nghiên cứu về nuôi cấy mô các loài Alocasia.................................... 7
2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 7
2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước ................................................................... 10
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14
3.1
Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ............................................................... 14
3.2
Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................... 14
3.3
Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
3.3.1 Nội dung 1: Giai đoạn nhân nhanh in vitro............................................... 14
3.3.2 Nội dung 2: Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh................................................ 15
iii
3.3.3 Nội dung 2: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến q trình thích nghi cây mơn
rồng hồng in vitro ở ngoài điều kiện vườn ươm ....................................... 17
3.4
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 17
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 17
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 19
4.1 Giai đoạn nhân nhanh in vitro ....................................................................... 19
4.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến sự tăng trưởng chồi cây môn rồng hồng..... 19
4.1.2 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP + -NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây
môn rồng hồng. ......................................................................................... 21
4.1.3 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP + IBA đến khả năng nhân nhanh chồi cây môn
rồng hồng. ................................................................................................. 23
4.2 Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh ........................................................................ 25
4.2.1 Ảnh hưởng của -NAA tới sự hình thành rễ của cây mơn rồng hồng. ..... 26
4.2.2 Ảnh hưởng của IBA tới sự hình thành rễ của cây mơn rồng hồng. ........... 27
4.2.3 Ảnh hưởng của than hoạt tính( THT) tới sự hình thành rễ của cây môn rồng
hồng. .......................................................................................................... 30
4.3 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến q trình thích nghi cây mơn rồng hồng
in vitro ở ngồi điều kiện vườn ươm. ............................................... 32
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 36
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 36
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 40
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tên đầy đủ
BAP
Benzyladenin
CT
Công thức
ĐC
Đối chứng
- NAA
-Naphthalene axit axetic
IBA
Indole-3-butyric acid
Môi trường MS
Murashige and Skoog medium
LSD 0.05
Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%
CRD
Completely Randomized Design
THT
Than hoạt tính
TDZ
Thidiazuron
Kin
Kinetin
Tb
Trung bình
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1 Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến sự tăng trưởng chồi cây môn rồng
hồng sau 5 tuần nuôi cấy................................................................... 20
Bảng 4. 2 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP + - NAA đến khả năng nhân nhanh
chồi cây môn rồng hồng sau 5 tuần nuôi cấy.................................... 21
Bảng 4. 3 Ảnh hưởng của tổ hợp BAP + IBA đến khả năng nhân nhanh chồi
cây môn rồng hồng sau 5 tuần nuôi cấy. .......................................... 24
Bảng 4. 4 Ảnh hưởng của -NAA tới sự hình thành rễ của cây môn rồng hồng
sau 5 tuần nuôi cấy............................................................................ 26
Bảng 4. 5 Ảnh hưởng của IBA tới sự hình thành rễ của cây môn rồng hồng sau
5 tuần nuôi cấy. ................................................................................. 28
Bảng 4. 6 Ảnh hưởng của than hoạt tính (THT) tới sự hình thành rễ của cây
mơn rồng hồng sau 5 tuần nuôi cấy. ................................................. 30
Bảng 4. 7 Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ cây sống và khả năng sinh trưởng
của cây môn rồng hồng sau 5 tuần thích nghi với giá thể ở điều kiện
ngồi mơi trường. .............................................................................. 33
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Cây mơn rồng hồng ............................................................................... 3
Hình 1. 2 Cây ráy voi (Alocasia macrorrhizos) .................................................... 4
Hình 3. Cây mơn rồng hồng in vitro………………………………………….26
Hình 4. 1 Cây môn rồng hồng trên môi trường bổ sung CT1 0 mg/l ; CT2 0,5
mg/l; CT3 1,0 mg/l; CT4 1,5 mg/l; CT5 2,0 mg/l BAP sau 5 tuần. 20
Hình 4. 2 Cây môn rồng hồng trên môi trường tổ hợp BAP + -NAA bổ sung
CT1 0 mg/l ; CT2 0,1 mg/l; CT3 0,2 mg/l; CT4 0,3 mg/l; CT5 0,4
mg/l; CT6 0,5 mg/l -NAA sau 5 tuần. ........................................... 22
Hình 4. 3 Cây môn rồng hồng trên môi trường tổ hợp 1,5 ml BA + IBA bổ
sung CT1 0 mg/l ; CT2 0,1 mg/l; CT3 0,2 mg/l; CT4 0,3 mg/l; CT5
0,4 mg/l; CT6 0,5 mg/l IBA sau 5 tuần. .......................................... 24
Hình 4. 4 Cây môn rồng hồng trên môi trường tổ hợp BA + -NAA bổ sung
CT1 0 mg/l ; CT2 0,5 mg/l; CT3 1,0 mg/l; CT4 1,5 mg/l; CT5 2,0
mg/l -NAA sau 5 tuần. .................................................................. 27
Hình 4. 5 Cây mơn rồng hồng trên môi trường tổ hợp BA + IBA bổ sung CT1
0 mg/l ; CT2 0,5 mg/l; CT3 1,0 mg/l; CT4 1,5 mg/l; CT5 2,0 mg/l
IBA sau 5 tuần. ................................................................................ 29
Hình 4. 6 Cây môn rồng hồng trên môi trường tổ hợp BA + than hoạt tính
(THT) bổ sung CT1 0 g/l ; CT2 0,5 g/l; CT3 1,0 g/l; CT4 1,5 g/l;
CT5 2,0 g/l IBA sau 5 tuần. ............................................................. 31
Hình 4. 7 Cây mơn rồng hồng sau 5 tuần thích nghi với giá thể CT1: Xơ dừa; CT2
Peatmoss; CT3: Peat moss + xơ dừa (1:1); CT4: Peat moss + perlite (10%) .......ở
điều kiện ngồi mơi trường. .................................................................... 34
vii
TĨM TẮT
Cây mơn rồng hồng là một loại cây cảnh thường xanh được dùng làm trang
trí nhà cửa và được phân bố rộng rãi trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam
nói riêng. Mục đích của nghiên cứu này để xây dựng quy trình nhân nhanh in
vitro cây mơn rồng hồng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây. Nhằm xây dựng được quy trình nhân giống in vitro cây mơn
rồng hồng cho chất lượng ổn định, hệ số nhân cao làm cơ sở cho việc cung cấp
đủ nhu cầu hiện nay trên thị trường.
Kết quả cho thấy, giai đoạn nhân nhanh in vitro cây môn rồng hồng bổ sung
nồng độ BAP, -NAA, IBA vào mơi trường ni cấy có ảnh hưởng tích cực đến
hệ số nhân chồi của cây. Mơi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP kết hợp với nồng
độ 0,4 mg/l -NAA có hệ số nhân nhanh cao nhất 4,33 chồi/mẫu, chồi to và phát
triển khoẻ mạnh hơn so với các mơi trường cịn lại. Chiều cao trung bình của cây
và số lá ở các công thức tương tự nhau khơng có sự thay đổi nhiều.
Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh khi bổ sung tổ hợp auxin BAP, -NAA, IBA,
than hoạt tính vào mơi trường ni cấy là hiệu quả, tổ hợp này ảnh hưởng tích cực
đến hệ số nhân chồi cây môn rồng hồng. Môi trường bổ sung 2,0 mg/l -NAA
cho số lượng rễ nhiều nhất trung bình 10 rễ/ mẫu. Công thức môi trường bổ sung
1,0 g/l THT cho chiều dài rễ trung bình cao nhất là 7,23 cm/mẫu. Tuy nhiên môi
trường ở các công thức không làm thay đổi đáng kể đến số lượng rễ và chiều dài
rễ của cây mơn rồng hồng.
Vì vậy để giảm lượng chất hố học và rút ngắn thời gian ni cấy thì khơng
nhất thiết phải thêm các tổ hợp auxin BAP, -NAA, IBA, than hoạt tính vào mơi
trường ni cấy đối với sự hình thành rễ.
Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ cây sống và khả năng sinh trưởng của cây
môn rồng hồng giá thể phù hợp để tiếp nhận cây môn rồng hồng là đất: Xơ dừa +
viii
peat moss (1:1) có tỉ lệ cây sống cao nhất, 46/48 cây đạt tỉ lệ 95.83%. Giá thể
Peatmoss có tỉ lệ cây sống thấp nhất, 38/48 cây đạt tỉ lệ 79.17%. Ở giá thể
Peatmoss+ Xơ dừa (1:1) có số lá trung bình cao nhất 1,52 lá/cây. Tuy nhiên cây
mơn rồng hồng ở các giá thể khơng có sự thay đổi nhiều về chiều cao cây và số lá
của cây.
Kết quả nghiên cứu đã giúp xây dựng được quy trình nhân nhanh in vitro
cây mơn rồng hồng, góp phần vào việc sản xuất lượng lớn cây chất lượng cao
đến thị trường cây cảnh Việt Nam và trên toàn thế giới.
ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số các loài thực vật thuộc họ Araceae được trồng, chi Alocasia được
coi là một trong những lồi u thích của cả những nhà sưu tập và những người
làm cảnh trên khắp thế giới. Việc nhân giống không phù hợp với các lồi
Alocasia dễ gây ra việc các lồi đó bị tuyệt. Việc nhân giống các loại cây mong
muốn thông qua ni cấy mơ sẽ đóng vai trị như một cơng cụ mạnh mẽ để bảo
tồn các lồi cây này.
Cây mơn rồng hồng có những chiếc lá rộng và những đường gân sâu trông
giống như vảy rồng, mặt dưới của lá có màu đỏ tía và thân cây có màu hồng
tuyệt đẹp.
Cây mơn rồng hồng được trồng phổ biến vì nó có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Trong tiếng Trung, “màu hồng” là màu của sự “may mắn” và “môn” tượng trưng
cho “gia mơn phú q”, do đó nhiều gia đình trồng mơn rồng hồng trong nhà với
hy vọng mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình.
Đối với những người đang kinh doanh, nên đặt một chậu cây môn rồng hồng
nơi bàn làm việc của mình hoặc quầy lễ tân của cơng ty. Khơng những để trang
trí cho khu vực làm việc rực rỡ hơn, mà cịn có tác dụng như “mèo thần tài” vẫy
gọi sự thuận lợi và tài lộc đến rất hiệu quả.
Khi trồng một chậu cây môn rồng hồng trong gia đình sẽ có tác dụng lọc khí
rất hiệu quả, lá của cây hấp thụ được nhiều bụi bẩn cũng như là những nguồn
năng lượng tiêu cực của không gian sống và trả lại bầu khơng khí trong lành cho
gia đình bạn.
Do đó, cây mơn rồng hồng đang rất được ưa chuộng được chọn làm cây trang
trí trong nhà, phịng làm việc...Để tơn thêm vẻ đẹp q phái của của lồi kiểng lá.
Cây môn rồng hồng mới du nhập về Việt Nam nhưng hiện nay các phương
pháp nhân giống truyền thống cây mơn rồng hồng chưa mang lại được lợi ích
1
cao. Thời gian nhân giống lâu và số lượng cây nhân giống đạt được thấp. Để
khắc phục tình trạng đó các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp nhân giống
bằng nuôi cấy mô in vitro.
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể giải quyết được các vấn đề khó
khăn hiện nay với cây mơn rồng hồng, áp dụng kỹ thuật này sẽ tạo ra được giống
cây con khoẻ mạnh, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh trong q trình ni cấy,
đảm bảo cho cây tăng trưởng tốt. Cây con trong nuôi cấy mô được giữ trong môi
trường phịng thí nghiệm và thích ứng từ từ với điều kiện thời tiết tự nhiên. Đây
là cách tốt nhất và nhanh nhất để nhân giống cây trồng với số lượng lớn và chất
lượng tốt.
Với mục tiêu đẩy mạnh việc nuôi cấy và sản xuất trên quy mô lớn, tôi thực
hiện đề tài: “Xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây mơn rồng hồng
(Alocasia lowii “Grandis”)”.
2. Mục đích
Xây dựng được quy trình nhân nhanh in vitro cây mơn rồng hồng cho chất
lượng ổn định, hệ số nhân cao.
3. Yêu cầu
Xác định được môi trường nhân nhanh cây môn rồng hồng thích hợp.
Xác định được mơi trường ra rễ tạo cây hồn chỉnh của cây mơn rồng hồng.
Xác định giá thể và thời gian ra cây thích hợp nhất đối với cây môn rồng hồng.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây mơn rồng hồng
Hình 1. 1 Cây mơn rồng hồng
(Nguồn Planthelp.me, 2020)
Cây mơn rồng hồng thường được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới
cũng như cận nhiệt đới của Châu Á và Đông Úc. Tuy nhiên, chúng được trồng
và nhân giống rộng rãi trên khắp thế giới. Những địa điểm có nhiều độ ẩm và
nhiệt độ ấm áp sẽ chăm sóc lồi này tốt hơn những vùng lạnh hơn trên thế giới.
Với những chiếc lá rộng và những đường gân sâu trông giống như vảy rồng,
mặt dưới của lá có màu đỏ tía, và thân cây có màu hồng tuyệt đẹp, loài này được
đặt tên là Alocasia Pink Dragon.
3
Cây môn rồng hồng thuộc chi Alocasia là một chi thực vật có hoa trong họ
Ráy (Araceae) . Chi này gồm có 79 lồi, đặc hữu đối với vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới trải dài từ châu Á đến đông Úc. Các loài trong chi này phân bố rộng khắp trên
thế giới. Họ Ráy (Araceae) có khoảng 150 lồi ở Việt Nam trong đó có nhiều lồi
được nhập trồng làm kiểng. Họ này gồm những cây thảo có thân rễ hình củ, thân
nạc hoặc dây leo bám. Hoa có dạng mo đặc trưng.
Hình 1. 2 Cây ráy voi (Alocasia macrorrhizos)
(Nguồn: Daderot, 2011)
2.2 Vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học của Alocasia pink dragon
2.2.1 Vị trí, phân loại của Alocasia pink dragon
Tên khoa học: Alocasia lowii ‘Grandis’
Tên thường gọi: Alocasia Pink Dragon
Giới
Plantae
Không phân hạng
Angiospermae
Không phân hạng
Monocots
Bộ
Alismantales
Họ
Areaece
Chi
Alocasia
4
Cây môn rồng hồng thuộc chi Alocasia_một chi thực vật có hoa thân rễ hoặc
thân củ , lá rộng, sống lâu năm ,thuộc họ Araceae . Có khoảng 97 lồi được
nhận biết có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới và miền đông
Australia.
Trên khắp thế giới, nhiều nhà trồng trọt và nghiên cứu về các loài Alocasia
cũng như chọn tạo các dòng, giống mới phục vụ nhu cầu của con người
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của môn rồng hồng
Tán lá và thân cây
Cây môn rồng hồng rất được u thích vì vẻ ngồi nhiệt đới và tán lá rộng. Lá
hơi cong, bóng, sẫm. lá có màu xanh lá cây với vân sáng màu ở khắp mọi nơi
trên bề mặt nhẵn. Những chiếc lá có mặt dưới màu đỏ tía và mọc trên những
cuống lá màu hồng. Những chiếc lá này có thể phát triển lớn tới 50 cm.
Thường xanh
Cây mơn rồng hồng có tán lá xanh quanh năm, cây ln duy trì được màu xanh
quanh năm, hình dạng cây khơng thay đổi.
Chiều cao cây, độ dài tán lá
Trong điều kiện tốt, mơn rồng hồng có thể phát triển chiều cao lên đến 1,2 mét
và có thể lan rộng tới 80 cm. Những phép đo này làm cho chúng trở thành một
loại cây để trưng bày xung quanh các bối cảnh trong nhà.
Nhiệt độ thích hợp
Cây mơn rồng hồng thích hợp sinh trưởng phát triển mạnh trong thời tiết ấm. Nên
để cây ở một vị trí thích hợp, nhiệt độ ấm áp và tránh để cây tiếp xúc trực tiếp
với nhiệt độ khắc nghiệt như trước máy điều hịa khơng khí, quạt thơng gió hoặc
cửa sổ đang mở.
Chịu độ ẩm
Cây mơn rồng hồng có khả năng chịu ẩm cao. Thích hợp tưới nhiều nước và
trồng ở nơi có nồng độ khơng khí cao.
5
Chống khô hạn
Xem xét mức độ ưa ẩm cây môn rồng hồng sẽ không phát triển tốt trong điều
kiện khô hạn, thiếu nước. Cần cung cấp đủ nước và đáp ứng kỹ lưỡng về các
biện pháp tưới cây.
Kháng bệnh và sâu bệnh
Cây mơn rồng hồng khơng có khả năng kháng bệnh hoặc sâu bệnh. Các bệnh thường
gặp ở cây là đốm lá, thân và thối rễ, rệp sáp. Để cây không mắc bệnh và phát triển tốt
phải đảm bảo không có bụi hoặc hơi ẩm bám trên và xung quanh. Trong trường hợp
bị bệnh, cách ly cây và phun thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu thương mại. Hoặc có
thể phải cắt tỉa và loại bỏ những phần chết và bệnh của cây.
Sự phát triển
Tốc độ phát triển của cây môn rồng hồng khá nhanh. Tuy nhiên, vẫn phụ thuộc
vào lượng chất dinh dưỡng được chăm sóc cho cây.
Chăm sóc
Cây mơn rồng hồng có thể sống lâu năm, dễ chăm sóc và khơng u cầu bất kỳ
quy trình chăm sóc cầu kì, phức tạp.
Lồi này, giống như tất cả các lồi thực vật Alocasia khác, đi vào trạng thái ngủ
đơng trong mùa đông. Không cần tưới quá nhiều nước, tránh nhân giống và cắt
tỉa cây vào mùa đông.
2.3 . Các phương pháp nhân giống các cây loài Alocasia trong họ Ráy
- Nhân giống bằng phương pháp tách cây con, cụm rễ và củ:
Họ Ráy (Araceae) thường xuyên phát triển cây con ở gốc cây mẹ nên
thường được nhân giống chủ yếu bằng các phương pháp tách cây con, cụm rễ và
củ. Nên thực hiện vào cuối xuân đầu hè, khi cây bắt đầu tiến vào thời kỳ sinh
trưởng. Khi tách cần tạo độ ẩm cho giá thể để dễ dàng tách cây ra khỏi chậu. Vì
họ thường mọc rễ thành từng cụm nên cần cẩn thận tách cụm rễ con ra khỏi rễ
chính bằng tay hoặc dao đã sát khuẩn, tránh gây tổn thương cho cây. Cuối cùng
trồng cây con vào giá thể và chậu thích hợp, tưới nước bằng cách phun sương và
chăm sóc cây như bình thường. Sau khoảng 2 tuần cây con mọc rễ và phát triển
tốt. Đây là một phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến và rộng rãi.
6
Tuy nhiên cách nhân giống này lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại
cảnh như điều kiện môi trường, cây con có thể dễ bị nhiễm bệnh, mang theo
mầm bệnh từ cây mẹ hoặc khơng mang những tính trạng tốt của cây mẹ gây nên
chất lượng cây con giảm.
- Nhân giống bằng phương pháp thuỷ sinh: Phương pháp này khá đơn giản,
cắt tỉa ngọn cây con đã có rễ và tầm 5-7 lá rồi gắn vào giá thể. Cây phát triển tốt
trong điều kiện nhiệt độ 18 đến 30 độ C, độ pH từ 5.0 đến 8.0. Thường xuyên
thay nước cho cây để dễ dàng cung cấp oxi cho cây phát triển. Tuy nhiên nếu
chăm không đúng cách thì rất dễ gây ra tình trạng rễ cây bị thối rữa, rụng lá và
dẫn đến cây bị chết.
- Nhân giống in vitro: Phương pháp nhân giống in vitro có thể kiểm sốt
được dịch bệnh cây trồng (loại bỏ hồn tồn cá thể mang mầm bệnh) và kiểm
sốt được chất lượng giống thơng qua kiểm sốt kiểu gen của cây bố mẹ làm
mẫu ni cấy. Nhân giống trong phịng thí nghiệm ít phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên bên ngồi. Cây con được sản xuất hàng loạt, đồng nhất về mặt di truyền,
có sự đồng đều về hình thái.
Tuy có u cầu về kỹ thuật, máy móc và chi phí cao nhưng với yêu cầu về số
lượng và chất lượng cây giống hiện nay thì nhân giống in vitro là một lựa chọn vơ
cùng hợp lý khi có thể đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay.
2.4. Một số nghiên cứu về ni cấy mơ các lồi Alocasia.
2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Alocasia, một trong những chi đa dạng về hình thái nhất trong họ Ráy
(Araceae), bao gồm khoảng 100 loài (Boyce, 2008). Các loài Alocasia được
nhân giống thông thường thông qua hạt và thân cây. Tuy nhiên, các phương pháp
nhân giống thông thường tốn nhiều thời gian và hạn chế sự nhân giống hàng loạt
của các loài Alocasia (Jo và cộng sự., 2008). Do đó, cần phải phát triển các quy
trình vi nhân giống hiệu quả và có hiệu quả kinh tế để đảm bảo bảo tồn và đáp
ứng nhu cầu thương mại đối với các lồi Alocasia. Thơng qua nhân giống trong
7
ống nghiệm, cây sạch bệnh có thể được tạo ra quanh năm và có thể được sử dụng
để bảo tồn nguồn giống (Sanatombi & Sharma, 2008).
Một phương pháp vi nhân giống đơn giản, hiệu quả đã được phát triển cho
Alocasia amazonica bằng cách sử dụng thân ngầm (corms) trong hệ thống nuôi
cấy bán rắn và lỏng được U. A. Jo và công sự công bố năm 2008. Các mẫu cấy
được nuôi cấy trên môi trường Murashige và Skoog (MS) bổ sung các cytokinin
khác nhau BA nồng độ từ 2,22–13,32 μM, kinetin nồng độ từ 2,32–13,95 μM;
TDZ nồng độ từ 0,45–4,54 μM và sử dụng cytokinin kết hợp với auxin -NAA,
0,54–5,37 μM; IAA, 0,57–5,71 μM; IBA, 0,49– 4,9 μM. Tất cả các nghiệm thức
đều có sự tăng sinh tốt và kết quả tối ưu là trên môi trường được bổ sung 2,27
μM TDZ, tạo ra 5,1 chồi trên mỗi mẫu. Trong số các nồng độ khác nhau của
sucrose (0–120 g l-1) được thử nghiệm để tăng sinh chồi, 30 g/l được tìm thấy
thích hợp cho ni cấy corm của Alocasia amazonica. Các giá trị sinh khối và
tăng sinh chồi tối ưu là với cây con được trồng ở 30 μmol m-2 giây-1 quang
thông quang hợp (PPF) và 25 ° C. Các mẫu cấy lỏng cho thấy thích hợp cho sự
tăng sinh chồi và tích lũy sinh khối hơn khi so sánh với các mẫu cấy trên môi
trường bán rắn. Các nghiên cứu so sánh về hệ thống bioreactor ngâm liên tục (có
hoặc khơng có lưới) và ngâm tạm thời trong mơi trường lỏng sử dụng sóng ngập
nước cho thấy sự nhân lên và phát triển của chồi là tốt nhất với hệ thống
bioreactor dạng bè. Cây con (cormlet) từ hệ thống bioreactor được nuôi cấy thủy
canh trong 30 ngày, và 100% cây trồng đã được thích nghi thành cơng. Phương
pháp sản xuất cây con này (cormlet) hiệu quả đơn giản rất hữu ích cho việc nhân
ra quy mơ lớn lồi cây cảnh quan trọng này.
Lai-Keng Chan và cộng sự (2010) đã phát triển quy trình nhân giống cho
Alocasia longiloba 'Watsoniana' thơng qua cảm ứng hình thành nhiều chồi bằng
cách sử dụng chồi thân rễ làm mẫu cấy. Mẫu cấy chồi được vơ trùng bằng Clorox
® hai giai đoạn. Mơi trường tối ưu cho q trình tăng sinh chồi là mơi trường
MS được bổ sung 2,0 mg/l BAP và 0,5 mg/l IBA. Các mẫu chồi được bổ theo
8
chiều dọc thành các nửa và được nuôi cấy vào mơi trường lỏng bằng hệ thống
bình lắc, tổng cộng mỗi chồi được tạo ra từ 10 đến 12 chồi trong vịng bốn tuần
so với các mẫu chồi khơng được chia chỉ tạo ra 3 4 chồi trong cùng thời gian.
Tất cả các chồi siêu nhỏ có chiều dài ít nhất 2 cm tạo ra rễ khi được nuôi cấy trên
môi trường MS có bổ sung 0,5 mg l -1 IBA.
Năm 2013, Avind Bhatt và cộng sự đã công bố nghiên cứu ảnh hưởng của
BAP tới năm loài Alocasia khác nhau gồm A. amazonica, A. cuprea, A. robusta,
A. longiloba, A. chaii. Quy trình nhân giống in vitro của những lồi này được
xây dựng bằng cách sử dụng mẫu cấy đầu chồi. Môi trường MS bổ sung các
nồng độ BAP khác nhau từ 0, 2, 5, 10 mg /l được sử dụng để đánh giá được môi
trường tối ưu cho sự phát triển chồi cho tất cả các lồi. Mơi trường MS bổ sung
2,0 mg/l BAP là tối ưu cho sự tăng sinh chồi. Tất cả các loài được thử nghiệm
đều cho kết quả khác nhau về số chồi và chiều cao chồi. So sánh giữa mơi trường
thạch và hệ thống bình lắc sử dụng môi trường lỏng đã được thực hiện để đánh
giá sự phát triển và tăng sinh chồi của tất cả các loài được thử nghiệm. Đối với
A. amazonica, A. cuprea, A. robusta, A. longiloba, hệ thống bình lắc sử dụng
mơi trường lỏng có cùng thành phần kích thích sự phát triển chồi nhiều hơn so với
môi trường thạch. Tuy nhiên, đối với A. chaii khơng có sự khác biệt đáng kể. Tất
cả các cây con in vitro có rễ và lá phát triển tốt đã được di thực thành cơng với tỷ
lệ sống sót hơn 90%.
Reda Abdelbaset và cộng sự. (2020) cơng bố các nghiên cứu của nhóm
thực hiện tại phịng thí nghiệm ni cấy mơ. Viện Nghiên cứu Làm vườn, Trung
tâm Nghiên cứu Nông nghiệp. Giza, Ai Cập trong giai đoạn từ 2015 đến 2017,
nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in-vitro của Alocasia
amazonica bằng cách sử dụng benzyladenine amino purine (BAP) và Kinetin ở
0, 1, 2, 3, 4 ppm và sự tương tác của chúng . Kết quả thu được chỉ ra rằng BAP
cho số lượng chồi lớn nhất, với các giá trị thấp nhất về chiều dài chồi, trọng
lượng tươi, số lượng rễ và tổng hàm lượng diệp lục. Trong khi đó, kinetin đạt
9
được kết quả cao nhất về chiều dài chồi, trọng lượng tươi mặc dù nó khơng nhất
thiết phải đáng kể. Giống nhau về số lá, số rễ và tổng hàm lượng diệp lục khơng
có sự khác biệt đáng kể. Mơi trường MS khơng có hormone thể hiện số lượng
lá, số rễ và tổng hàm lượng diệp lục lớn nhất, và các giá trị thấp nhất về số lượng
chồi và chiều dài chồi. Sử dụng cytokinin ở nồng độ 1 ppm cho chiều cao chồi
và số lá cao nhất. Đối với 2 ppm khi sử dụng cytokinin, nó cho giá trị lớn nhất
về chiều dài chồi, số lá và trọng lượng chồi tươi, mặc dù giá trị cuối cùng không
đáng kể. nồng độ này cũng có vị trí khác về số lượng chồi, 3 ppm có số chồi lớn
nhất và chiều dài chồi, số rễ và trọng lượng chồi tươi thấp nhất và 4 ppm chiếm
vị trí thứ hai liên quan đến số chồi và cấp thấp nhất cho chiều dài chồi, trọng
lượng tươi, số lá, số rễ và tổng số diệp lục. Về sự tương tác giữa loại và nồng độ
cytokinin cho thấy, nghiệm thức đối chứng (MS tự do) cho số lá cao nhất. Sử
dụng BAP ở 2 hoặc 3 ppm đạt được số lượng chồi cao nhất. Sử dụng Kin ở 1
hoặc 2 ppm đạt được độ dài chồi cao nhất. Ngoài ra, sử dụng Kin ở 2 ppm đạt
được trọng lượng tươi cao nhất. Việc áp dụng Kin ở 1 ppm có giá trị cao nhất về
số lượng lá. Sự phát triển của rễ tốt nhất trên môi trường không bổ sung BAP và
Kin cũng như môi trường bổ sung Kin ở 1 và 2 ppm. Trong khi đó, rễ khơng
phát triển khi bổ sung BAP ở nồng độ 2, 3 và 4 ppm. Môi trường MS có bổ sung
BAP ở mức 3 ppm cho số lượng chồi cao nhất. Tuy nhiên, các giá trị cao nhất
về chiều dài chồi, khối lượng chồi tươi và số lượng rễ được ghi nhận trên mơi
trường MS có bổ sung Kin ở 2 ppm.
2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước
Tại phịng ni cấy tế bào, Viện Dược liệu, năm 2004 hai tác giả là Trần
Thị Liên và Nguyễn Văn Hiển đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất
điều tiết sinh trưởng và quang chu kỳ đến hệ số nhân cây ráy (Alocasia
odora c.koch)”. Kết quả các đỉnh sinh trưởng của thân rễ Alocasia odora C.Koch
được cảm ứng để phát triển thành cây con trong môi trường MS bổ sung 3mg / l
BAP. Cây con tạo ra nhiều chồi trong môi trường MS bổ sung 3mg/1 BAP và
10
0,2 mg / l IBA khi khơng có Agar (mơi trường lỏng). Để ảnh chồi phát triển bình
thường, đảm bảo chất lượng chồi nên sử dụng quang chu kì 10/24 (sáng / tối). Ở
giai đoạn đưa cây ra vườn ươm, dùng giá thể trấu hun + cát (tỷ lệ 1 : 1), đạt tỷ lệ
sống 93,47% là tốt nhất.
Năm 2020, Nguyễn Thị Lâm Hải và cộng sự đã công bố nghiên cứu nhân
nhanh in vitro giống khoai tầng vàng (Colocasia esculenta (L.) Schott) thu thập
tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Mắt ngủ của củ khoai tầng vàng trưởng thành
được sử dụng làm vật liệu để nuôi cấy tạo mẫu sạch in vitro. Chồi in vitro được
hình thành sau quá trình ni cấy khởi động được cắt để cấy sang mơi trường
nhân nhanh MS có bổ sung các chất điều hồ sinh trưởng khác nhau nhằm tìm
ra mơi trường phù hợp nhất để nhân nhanh chồi. Chồi sau quá trình nhân nhanh
được cấy chuyển sang môi trường ra rễ MS có bổ sung các chất điều hồ sinh
trưởng thuộc nhóm auxin. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nhân nhanh
tối ưu đối với chồi khoai tầng vàng là môi trường MS + 1,0 mg/l BAP cho hệ số
nhân cao với 9,65 chồi/mẫu. Môi trường ra rễ phù hợp nhất với các chồi in vitro
là môi trường MS + 0,3 mg/l α-NAA cho tỉ lệ ra rễ 100%, số lượng rễ nhiều, rễ
mập, nhiều lông hút. Ra ngôi trên giá thể đất + xơ dừa (1:1) cho tỉ lệ cây sống
đạt 90%, cây phát triển tốt và bắt đầu ra lá mới sau 2 tuần ra ngôi.
Hiện nay, nuôi cấy in vitro được ứng dụng để tạo ra số lượng cá thể lớn,
giống nhau về mặt di truyền, đồng đều về sinh trưởng, phát triển và sạch bệnh
trong thời gian ngắn. Hơn nữa, phương pháp này cịn có thể bảo quản lâu dài
nguồn gen quý, hiếm, đặc biệt là với các đối tượng nhân giống vơ tính và khó
bảo quản như khoai mơn sọ. Vì Thị Xn Thủy và cộng sự (2020) đã nghiên cứu
trình bày kết quả lưu giữ nguồn gen khoai môn sọ bản địa Cụ Cang (Sơn La)
bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy, thời gian khử trùng củ con
khoai môn sọ Cụ Cang tối ưu trong HgCl2 0,2% là 11 phút kép (9 phút lần 1 và
2 phút lần 2), cho kết quả 62,83% lượng mẫu sạch và đảm bảo chồi sinh trưởng.
Cây in vitro được bảo quản trong môi trường 1/2 MS + agar 8 g/l + mannitol 1
11
g/l là phù hợp nhất, cây vừa sinh trưởng chậm, thời gian cấy chuyển dài (11
tháng) và vẫn đảm bảo chồi sinh trưởng. Nuôi cấy chồi trong môi trường 1/2 MS
+ saccharose 90 g/l + agar 8 g/l là tối ưu cho khoai môn sọ Cụ Cang in vitro tạo
củ, với khối lượng củ cao nhất đạt 1,58 g.
Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các giống khoai môn
được nhân bằng công nghệ in vitro và in vivo nhằm giảm thất thoát giống theo
phương pháp bảo quản truyền thống. Chế độ khử trùng tối ưu cho mẫu mắt ngủ
khoai môn sọ là chế độ khử trùng kép, sử dụng dung dịch HgCl2 0,1% trong 15
phút sau đó ngâm mẫu vào dung dịch Johnson trong 15 phút, với phương pháp
này tạo tỷ lệ mẫu sạch trên các giống đạt từ 66,67- 86,67%. Nghiên cứu ảnh
hưởng của tổ hợp BAP và α-NAA đến khả năng tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu
cấy. Với nồng độ 3 mg/l BAP + 0,5 mg/l α-NAA là cơng thức có khả năng tái
sinh chồi trực tiếp tốt nhất. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và α-NAA đến khả năng
nhân chồi khoai môn sọ, ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi trực tiếp
từ mẫu nuôi cấy ban đầu và làm tăng hệ số nhân chồi cùng trên công thức 3 mg/l
BAP + 0,5 mg/l α-NAA. Ảnh hưởng của nồng độ Adenine sulfat kết hợp với BA
và IAA đến hệ số nhân chồi với công thức MS + 5 mg/l BAP + 1 mg/l IAA + 40
mg/l Adenine sulfat đạt hiệu quả cao nhất, hệ số nhân là 6,8 lần. TDZ là mơi
trường nhân nhanh có triển vọng đối với mơn sọ. Trên nền môi trường MS+ 1.5
mg/l TDZ cho hệ số nhân của các giống thí nghiệm từ 8,07- 9,12 lần sau 8 tuần
nuôi cấy. Môi trường ra rễ hiệu quả là môi trường MS không bổ sung chất điều
tiết sinh trưởng. Việc tạo củ môn sọ in vitro trong điều kiện ánh sáng phịng thí
nghiệm trên mơi trường nền MS có bổ sung 140 g/l đường là tối ưu, có thể áp
dụng để tạo củ mơn sọ in vitro sạch bệnh. Nhằm nhân nhanh giống mơn sọ sạch
bệnh, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền đa dạng khoai môn sọ đồng
thời phát triển chúng thành cây hàng hố có giá trị khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn
hướng xuất khẩu ra khu vực và trên thế giới.
Tóm lại, phương pháp nghiên cứu nhân nhanh in vitro được thực hiện rất
12
nhiều trên các lồi cây Alocasia và thành cơng qua nhiều nhóm nghiên cứu trên
khắp thế giới và Việt Nam. Các nghiên cứu trên thực hiện phương pháp nuôi cấy
mô in vitro đơn giản, môi trường nuôi cấy MS kết hợp các chất điều tiết sinh
trưởng như BAP, NAA, IAA, IBA, Kinetin… với nồng độ các chất khác nhau
thích hợp đối với từng loài cây. Qua các nghiên cứu trên và áp dụng các tài liệu
tham khảo khoa học để thực hiện nghiên cứu cây môn rồng hồng bằng phương
pháp nhân nhanh in vitro để cho chất lượng ổn định, hệ số nhân cao.
13
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cây môn rồng hồng in vitro được cung cấp
bởi công ty cổ phần sinh học T.E.N Biotech địa chỉ số 56A tổ dân phố Kiên
Thành, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội
- Vật liệu nghiên cứu: Chồi in vitro cây mơn rồng hồng
Hình 3 Cây mơn rồng hồng in vitro
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phịng thí nghiệm của cơng ty cổ phần sinh học T.E.N Biotech địa
chỉ số 56A tổ dân phố Kiên Thành, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 7/2022 – tháng 2/2023.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nội dung 1: Giai đoạn nhân nhanh in vitro
Các chồi môn rồng hồng in vitro có chiều cao 1-2 cm được cấy trên mơi
trường MS + 30g/l đường sucrose có bổ sung BAP riêng rẽ hoặc kết hợp với NAA, IBA ở các nồng độ khác nhau để khảo sát ảnh hưởng của chất điều tiết
sinh trưởng đến hệ số nhân và chất lượng chồi.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đối với sự tăng trưởng chồi cây môn
rồng hồng.
14