Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Ảnh hưởng của axit salicylic và chế phẩm vi sinh vật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lạc đỏ vụ xuân 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƢỞNG CỦA AXIT SALICYLIC VÀ
CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐẾN SINH TRƢỞNG ,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CUẢ LẠC ĐỎ
VỤ XUÂN 2021”
Ngƣời thực hiện

: PHẠM THỊ HỒNG HUỆ

Mã SV

: 611689

Lớp

: K61KHCTB

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. PHẠM TUẤN ANH
Bộ môn

: SINH LÝ THỰC VẬT

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm nghiên
cứu này là trung thực vẫn chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu này đã
đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Phạm Thị Hồng Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất
trong quãng đời mỗi sinh viên. Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị
cho chúng em những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trƣớc khi
lập nghiệp.
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Nông học. Đặc
biệt là các thầy, cơ trong bộ mơn Sinh lí thực vật đã tận tình chỉ dạy và trang bị
cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng
đƣờng. Làm nền tảng cho em có thể hồn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Tuấn Anh đã tận tình giúp
đỡ, định hƣớng cách tƣ duy và cách làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết
sức q báu khơng chỉ trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này mà
còn là hành trang tiếp bƣớc cho em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau
này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời ln
sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng ta sẽ
mãi mãi gắn bó với nhau.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi ngƣời.

Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Phạm Thị Hồng Huệ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích.................................................................................................................. 3
1.3.Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CÂY LẠC ĐỎ ................................................................ 4
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam ................................................ 4
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ...................................................................... 4
2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ...................................................................... 8
2.2. Chế phẩm vi sinh vật ............................................................................................. 11
2.3 . Axit salicylic ........................................................................................................ 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 22
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 22
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 22

3.4. Quy trình kỹ thuật chăm sóc ................................................................................. 23
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 24
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh lí ............................................................................................... 24
3.5.2. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của lạc ............................................... 25
3.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................................... 28
PHẦN IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 29
4.1. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và Axit salicylic đến động thái tăng trƣởng
chiều cao thân chính của cây lạc đỏ ...................................................................... 29
4.2 Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến động thái ra lá của giống lạc đỏ ............. 32

iii


4.3. Ảnh hƣởng của VSV và SA đến số nốt sần của lạc đỏ ......................................... 34
4.4 Ảnh hƣởng của VSV và SA đến chỉ số diện tích lá LAI của giống lạc đỏ ............ 37
4.5 Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến chỉ số diệp lục SPAD của giống
lạc đỏ...................................................................................................................... 39
4.6 Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến khối lƣợng chất khô giống
lạc đỏ..................................................................................................................... 41
4.7 Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến hiệu suất huỳnh quang Fv/m của
giống lạc đỏ ........................................................................................................... 43
4.9. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến các yếu tố cấu thành năng suất
cuả giống lạc đỏ ..................................................................................................... 47
4.10. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến năng suất của cây lạc đỏ ................. 49
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 51
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 51
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 52
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 55


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV
CCCC

: Bảo vệ thực vật
: Chiều cao cuối cùng

CS

: Cộng sự

CT

: Cơng thức

DT

: Diện tích

EM

: Effective Microorganism

FAO

: Tổchức Nông lƣơng của Liên hợp quốc


Faostat

: Ngân hàng dự liệu trực tuyến của tổ chức Nông lƣơng thế giới

HSQH

: Hiệu suất quang hợp

IRRISTAT : Phần mềm thống kê nơng nghiệp
LA

: Diện tích lá

LAI

: Chỉ số diện tích lá

TSG

: Tuần sau gieo

NXB

: Nhà xuất bản

P100 hạt

: Khối lƣợng 100 hạt


SA

: Axit Salicylic

SLCC

: Số lá cuối cùng

VSV

: Vi sinh vật

SPAD

: Chỉ số diệp lục

Đ/C

: Đối chứng

NSG

:Ngày sau gieo

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của thế giới (2010 - 2018) ................. 5
Bảng 2.2: Tình hình diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của một số nƣớc trên

thế giới (2017 – 2018) .................................................................................. 6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc tại Việt Nam (2010 – 2018)............... 9
Bảng 2.4: Diện tích, sản lƣợng lạc của một sơ tỉnh thành ở Việt Nam năm
2016 ............................................................................................................ 10
Bảng 4.1 . Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến động thái tăng trƣởng
chiều cao thân chính của cây lạc đỏ ........................................................... 30
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến động thái ra lá của giống
lạc đỏ ........................................................................................................... 33
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của VSV và SA đến số nốt sần của giống lạc đỏ ..................... 35
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của VSV và SA đến chỉ số diện tích lá LAI của cây lạc
đỏ ................................................................................................................ 38
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng chế phẩm VSV và SA đến chỉ số diệp lục SPAD ở cây
lạc đỏ ........................................................................................................... 40
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến khối lƣợng chất khô của
giống lạc đỏ................................................................................................. 42
Bảng 4.7.Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến hiệu suất huỳnh quang
Fv/m của giống lạc đỏ ................................................................................ 43
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến thành phần sâu bệnh hại
trên cây lạc đỏ ............................................................................................. 45
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc đỏ .......................................................................... 48
Bảng 4.10 Ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và SA đến năng suất của cây lạc đỏ ....... 49

vi


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Mục đích
Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và Axit Salicylic đến sinh
trƣởng, phát triển và năng suất giống lạc đỏ trong điều kiện vụ Xuân năm 2021

từ đó góp phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng xuất lạc đỏ ở Việt
Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm ảnh hƣởng của chế phẩm VSV và Axit Salicylic đến sinh
trƣởng ,phát triển và năng suất giống lạc đỏ vụ Xuân năm 2021 đƣợc bố trí theo
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD – Randomized Coplete Bock Design) với
một nhân tố là so sánh giữa công thức không xử lý VSV và Axit Salicylic với
công thức xử lý VSV và Axit Salicylic.
CT1 : Đối chứng phun nƣớc ( không xử VSV Và SA )
CT2 : Xử lí salicylic 0.75mM
CT3 : Xử lí VSV A3HY1
CT4 : Xử lí VSV A4HY11
CT5 : Xử lí VSV A3HY1 và SA 0,75mM
CT6 : Xử lí VSV A4HY11 và SA 0,75mM
Kết quả và kết luận
Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của chế phẩm Axit Salicylic và chế phẩm vi sinh vật đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc đỏ vụ Xuân năm 2021", em rút ra
đƣợc một số kết luận nhƣ sau:
1.Các chỉ tiêu sinh trƣởng nhƣ chiều cao cây ảnh hƣởng bởi cơng thức 6
(Xử lí VSV A4HY11 và SA 0,75mM ) khi xử lý với liều lƣợng phù hợp sẽ giúp
cho cây lạc đỏ sinh trƣởng và phát triển tốt về chiều cao, công thức 4 (Xử lí
VSV A4HY11) ảnh hƣởng đến lƣợng lá trên cây, cơng thức 6 (Xử lí VSV
A4HY11 và SA 0,75mM ) ảnh hƣởng tới khả năng hình thành nốt sần, chỉ số

vii


diện tích lá và khả năng tích lũy chất khơ, cơng thức 6 (Xử lí VSV A4HY11 và
SA 0.75mM ) làm tăng hiệu suất huỳnh quang và làm tăng chỉ số diệp lục

SPAD và cho năng suất sao nhất.
2. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại của cây lạc tăng đáng kể sau khi
xử lí chế phẩm VSV và SA, cây sinh trƣởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao.

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lạc (phƣơng ngữ Miền Bắc) hay đậu phộng (phƣơng ngữ Miền Nam) có
tên khoa học là Arachis hypogaea L., là một cây thực phẩm thuộc họ đậu
Fabacaea có nguồn gốc tại Trung và Nam Mĩ.
Cây lạc thích nghi với nhiều mơi trƣờng sinh thái, ngắn ngày dễ trồng,
cây thực phẩm, dễ sử dụng và tiêu thụ nên đƣợc trồng phổ biến. Hầu nhƣ đất
không bị ngập nƣớc dù là phù sa đất bãi, đất ruộng đồng bằng hay đất đồi miền
núi đều có thể trồng đƣợc. Cây lạc có thể trồng ba vụ là xuân hè, hè thu và thu
đông nhƣng chủ yếu là vụ lạc xuân hè, còn các vụ kia do đặc thù khí hậu vùng
miền núi phía Bắc cho năng suất thấp nên chủ yếu trồng lấy lạc giống. Cây lạc
có thể trồng dậm, hoặc trồng xen với các cây ngắn này khác nhƣ sắn, ngô, rau,
đậu, trồng dƣới tán rừng chƣa khép tán giai đoạn kiến thiết cơ bản đều đƣợc.
Hạt lạc giàu dinh dƣỡng và có giá trị kinh tế cao, có thể sử dụng ăn tƣơi, phơi
khơ chế biến thành nhiều thứ nhƣ thực phẩm ăn hàng ngày, làm bánh kẹo, ép
dầu, thức ăn chăn ni... Ngồi hạt, vỏ củ có thể nghiền thành thức ăn chăn
ni, cây làm phân bón cải tạo đất rất tốt. Nhƣ vậy đối với con ngƣời và gia súc
các sản phẩm từ lạc là nguồn thức ăn quan trọng
Cây lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện đất đai,
ở nó có một đặc điểm vơ cùng quan trọng là khả năng cố định đạm, ở bộ rễ cây
lạc có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna nên thân lá lạc
là nguồn phân xanh lớn bón cho cây trồng khác. Gieo trồng lạc cải thiện đƣợc
độ pH, tăng hàm lƣợng mùn và độ phì nhiêu của đất, góp phần duy trì và tăng

năng suất, sản lƣợng cho các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả
kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Phân bón và thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây
trồng phát triển tốt, năng suất cao và nó chỉ gây hại tới cây trồng trong trƣờng
hợp ngƣời sử dụng không đúng kỹ thuật, quá liều lƣợng và không phù hợp gây

1


mất cân bằng sinh học, làm giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật; làm xuất
hiện dịch hại mới hay phát tán dịch hại. Mặt khác trong sản xuất nơng nghiệp
hiện nay, việc q lạm dụng phân bón hố học đã làm cho môi trƣờng sống của
chúng ta ngày càng xấu đi, đất đai ngày càng bị chai cứng, thối hóa.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản
xuất nông nghiệp đã đƣợc phổ biến rộng rãi. Thành quả khoa học này không
phải là điều mới mẻ ở nƣớc ta nữa. Sự có mặt của chế phẩm vi sinh vật cố định
đạm cộng sinh cây họ đậu, phân giải lân, kích thích sinh trƣởng, kháng bệnh ...
có tác dụng khơng chỉ cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng, thay thế một phần
phân bón hóa học, nâng cao độ phì của đất, phịng chống bệnh cho cây trồng mà
cịn giảm thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng, góp phần phát triển một nền nơng nghiệp
bền vững.
Axit Salicylic (SA) là hormone đƣợc biết đến với vai trò đa dạng ở thực
vật. SA đóng vai trị điều tiết rất quan trọng đối với các q trình sinh lí, hóa
sinh trong suốt vịng chu kì sống của thực vật. SA xử lý ngoại sinh hoặc đƣợc
tổng hợp cao trong mơ cũng có tác dụng giúp cây trồng chống lại các stress phi
sinh học nhƣ nóng, mặn, hạn và lạnh (Popova et al., 1997). SA cũng đóng một
vai trị trong quá trình hạt nảy mầm, tạo năng suất quả, quá trình đƣờng phân, ra
hoa ở thực vật (Klessig and Malamy, 1994), hấp thu và vận chuyển ion, hiệu
suất quang hợp, sự đóng mở khí khổng và thốt hơi nƣớc (Khan et al., 2003).
SA đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc báo hiệu thiết lập một phản ứng

bảo vệ chống nhiễm khuẩn trƣớc các nguồn gây bệnh khác nhau và khả năng đề
kháng ở thực vật (Durner et al., 1997). SA cịn ảnh hƣởng tới hoạt tính oxidase
ở ty thể làm nhiệm vụ khử oxy tạo phân tử nƣớc mà không tạo ATP và ảnh
hƣởng tới hàm lƣợng các gốc chứa oxy hoạt động trong ty thể. Ngoài ra, SA
cũng ảnh hƣởng đến proxidase hóa lipid, là enzyme có vai trò trong cơ chế
kháng bệnh ở cây trồng.

2


Hỗn hợp vi sinh vật có tác dụng tăng khả năng sinh trƣởng và phát triển,
năng suất, chất lƣợng cây trồng: giúp cải tạo tính chất lý, hóa học của đất, hạn
chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Cũng nhƣ vậy, hỗn hợp vi sinh vật rất an
toàn với môi trƣờng và con ngƣời, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng.
Từ đó chúng tơi đẫ tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hƣởng của Axit Salicylic và
chế phẩm vi sinh vật đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của lạc đỏ vụ
Xuân năm 2021”
1.2. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây lạc đỏ khi
xử lý axit salicylic và chế phẩm vi sinh vật, nhằm làm giảm tác động của biến
đổi khí hậu đối với cây lạc đỏ và làm cơ sở cho việc ứng dụng chế phẩm sinh
học vào sản xuất cho cây trồng.
1.3.Yêu cầu của đề tài
Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của axit salicylic và chế phẩm vi sinh vật đến
các chỉ tiêu sinh trƣởng và sinh lý của cây lạc đỏ.
Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của axit salicylic và chế phẩm vi sinh vật đến
năng suất của cây lạc đỏ.

3



PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CÂY LẠC ĐỎ
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc ( Arachis hypogeal L.) có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Bolivia và các
nƣớc liền kề) và hiện đƣợc trồng ở khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới ấm trên
thế giới. Loại cây này đƣợc ngƣời bản xứ trên Thế giới trồng rộng rãi vào thời
kỳ mở rộng châu Âu vào thế kỷ XVI và sau đó đƣợc đƣa đến châu Âu, châu Phi,
châu Á và các đảo Thái Bình Dƣơng. Lạc là một loại cây lƣơng thực và cây lấy
dầu quan trọng hiện đang đƣợc trồng trên khoảng 42 triệu mẫu Anh trên tồn
thế giới và là loại hạt có dầu lớn thứ ba trên thế giới sau đậu tƣơng (Glycine
max) và bông (Gossypium sp.)
Cây lạc đƣợc sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công
nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ ngày càng tăng và đang đƣợc khuyến khích
nhiều nƣớc đầu tƣ phát triển sản xuất lạc với quy mơ ngày càng mở rộng. Trên
tồn thế giới, lạc có tầm quan trọng do lạc là nguồn dầu ăn lớn nhất, đứng thứ
13 trong số cây lƣơng thực và thứ 4 trong số các loại cây có dầu (El Mourabit N
et al., 2013) và có giá trị dinh dƣỡng cao làm thực phẩm cho con ngƣời, vận
chuyển làm thức ăn gia súc. Chính vì lạc có giá trị kinh tế cao và cơ hội thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế nên cây lạc đƣợc xem là tiềm năng để phát triển
kinh tế.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong giai đoạn 2010 - 2018 đƣợc thể
hiện ở bảng 2.1

4


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của thế giới (2010 - 2018)
Năm


Diện tích

Sản lƣợng

Năng suất

(triệu ha)

(triệu tấn)

(tạ/ha)

2010

26,14

43,48

16,63

2011

25,10

40,87

16,28

2012


25,56

42,01

16,43

2013

27,26

46,42

17,03

2014

27,31

45,60

16,70

2015

26,42

44,22

16,74


2016

27,25

44,54

16,35

2017

28,21

47,44

16,82

2018

28,51

45,95

16,11
Nguồn: Faostat.org

Về diện tích: Theo thống kê của tổ chức FAOSTAT (2020), tính đến năm
2018 diện tích trồng lạc trên toàn thế giới là khoảng 28,51 triệu ha, sản lƣợng
đạt 45,95 triệu tấn và năng suất đạt 16,11 tạ/ha. Năng suất lạc trên tồn thế giới
vẫn cịn khá thấp, so với thời điểm năm 2010 năng suất lạc bình quân trên thế
giới năm 2018 giảm nhẹ (0,97%). Diện tích trồng lạc qua các năm cũng có sự

biến động. Diện tích, sản lƣợng và năng suất lạc giữa các quốc gia trên thế giới
cũng có sự chênh lệch rất lớn.
Theo FAOSTAT, đến hết năm 2018, cây lạc đã và đang đƣợc gieo trồng
trên 123 quốc gia khác nhau trong đó có 15 nƣớc có diện tích trồng lạc lớn nhất
là Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Sudan, Senegan, Indonesia, Công gô, Mỹ, ...
Trong đó Ấn Độ là nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới (4,9 triệu ha) và chủ yếu
phát triển sản xuất ở những vùng đất khô hạn, dựa vào nƣớc trời. Trung Quốc là
nƣớc đứng thứ hai sau Ấn Độ về diện tích trồng lạc của thế giới nhƣng sản
lƣợng đạt 17,39 triệu tấn, chiếm 37,85% (17,39/45,95) tổng sản lƣợng toàn thế

5


giới (FAOSTAT, 2020). Tình hình sản xuất lạc ở một số nƣớc trên thế giới thể
hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Tình hình diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của một số nƣớc
trên thế giới (2017 – 2018)
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Nƣớc


2017

2018

2017

2018

2017

2018

Trung Quốc

4,63

4,64

37,06

37,48

17,16

17,39

Ấn Độ

4,91


4,94

18,85

13,55

9,25

6,70

Argentina

0,33

0,44

8,58

9,92

1,03

0,92

Indoneasia

0,37

0,35


13,23

12,92

0,50

0,46

Mỹ

0,72

0,55

44,92

44,73

3,23

2,48

Sudan

2,22

3,07

74,40


94,09

1,65

2,88

Cameroon

0,43

0,46

11,16

13,03

0,48

0,59

Israel

0,003

0,0027

59,88

52,21


0,018

0,014

Ghana

0,34

0,39

12,83

13,22

0,43

0,52

Nguồn: Faostat.org
Tính đến năm 2018, diên tích lạc trên tồn thế giới khoảng 28,52 triệu ha,
sản lƣợng đạt 45,95 triệu tấn và năng suất bình quân là 16,11 tạ/ha. Năng suất
lạc bình quân trên thế giới còn thấp. Năng suất lạc giữa các quốc gia cũng có sự
chênh lệch rất lớn.
Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng lạc đứng đầu thế giới 4,94 triệu ha (năm
2018), nhƣng năng suất lại khá thấp (13,55 tạ/ha) do cây lạc đƣợc trồng chủ yếu
ở những vùng khô hạn: Gujarat, Tamil Nadu, Orissa, Karnataka và Maharashtra.
Năng suất lạc đứng sau các nƣớc Sudan, Mỹ, Trung Quốc, Israel,.. . Theo
WorldAtlas “Ấn Độ đã sản xuất 6.857.000 tấn lạc trong năm 2016. Thị trƣờng


6


xuất khẩu lạc chính của Ấn Độ gồm Indonesia, Pakistan và Malaysia”. Hiện
nay, Ấn Độ có sản lƣợng đứng thứ hai sau Trung Quốc.
Trung Quốc có diện tích trồng lạc đứng thứ hai, nhƣng lại dẫn đầu về sản
lƣợng lạc trên tồn thế giới. Sản lƣợng lạc trong nƣớc đóng góp đáng kể vào
nền kinh tế. Theo WorldAtlas “Ở Trung Quốc, lạc chủ yếu đƣợc trồng ở bảy
vùng theo phân vùng sinh thái. 70% các loại hạt đƣợc sản xuất ở các tỉnh Giang
Tô, Sơn Đông, Quảng Đông và Hà Nam”. Năm 2017 diện tích trồng lạc của
Trung Quốc là 4,63 triệu ha, sản lƣợng đạt 17,16 triệu tấn, năng suất đạt 37,06
tạ/ha. Năm 2018, diện tích trồng lạc là 4,64 triệu ha, sản lƣợng lên đến 17,39
triệu tấn, năng suất đạt 37,48 tạ/ha. Có thể thấy hệ thống canh tác ở Trung Quốc
đã dẫn đến việc tăng sản lƣợng lạc, nền kinh tế thị trƣờng đối với cây lạc cũng
đã góp phần làm tăng năng suất trên ha. Trung Quốc đã áp dụng rất tốt các tiến
bộ khoa học kĩ thuật và quan tâm đến công tác nghiên cứu chọn tạo giống để
nâng cao năng suất trên diện rộng.
Sudan là nƣớc thứ 3 có diện tích trồng lạc lớn sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo thống kê từ FAO năm 2020 cho thấy, năm 2017 diện tích trồng lạc là 2,22
triệu ha đạt năng suất 74,40 tạ/ha. Năm 2018, diện tích trồng lạc tăng lên 3,07
triệu ha, đạt 94,09 tạ/ha vƣợt qua Trung Quốc về năng suất.
Mỹ là nƣớc có diện tích trồng lạc tuy khơng lớn nhƣng năng suất ổn định
và sản lƣợng đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ (năm 2017). Theo thống kê từ
FAO năm 2020, năm 2018 diện tích trồng lạc của nƣớc này là 0,55 triệu ha,
năng suất đạt 44,73 tạ/ha, sản lƣợng đạt 2,48 triệu tấn.
Các nƣớc Irsael, Cameroon tuy có diện tích trồng lạc khơng nhiều nhƣng
lại có năng suất khá cao so với thế giới. Theo thống kê từ FAO năm 2020, năm
2018 Irsael có diện tích trồng lạc là 0,0027 triệu ha, năng suất đạt 52,21 tạ/ha,
sản lƣợng đạt 0,014 triệu tấn.Irsarel đang là nƣớc sở hữu những công nghệ tiên
tiến trơng q trình sản xuất nơng nghiệp.


7


2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong số 25 nƣớc trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam là nƣớc đứng thứ 5. Cây
lạc đƣợc trồng ở Việt Nam từ lâu đời và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện
tích, sản lƣợng và suất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu nơng sản của nƣớc ta. Có 6 vùng sản xuất lạc chính là vùng
đồng bằng sơng Hồng, vùng Đơng Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng
duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Các tỉnh
thành trồng lạc chủ lực ở phía Bắc là Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nội,
Phú Thọ; ở phía Nam có Trà Vinh, Long An, Tây Ninh.
Từ trƣớc năm 1990, cây lạc chƣa đƣợc nƣớc ta quan tâm nên diện tích,
sản lƣợng và năng suất đạt giá trị khiêm tốn. Giai đoạn từ năm 1990 – 1995 sản
xuất lạc có xu hƣớng tăng về diện tích và sản lƣợng, song năng suất còn thấp đạt
trên 0,1 tấn/ha. Đến giai đoạn năm 2000 – 2005, diện tích, năng suất lạc có bƣớc
tiến ngoại mục, năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1.45 triệu
tấn/ha, đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha năng suất đạt 1.82 tấn/ha đƣa lạc
đứng vào top 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu , đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30
– 50 triệu USD/năm.
Trong những năm trở lại đây, ngƣời dân có điều kiện chủ động chuyển
dần một phần diện tích trồng lúa sang cây trồng các loại có giá trị kinh tế cao.
Trong đó lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, góp
phần cải tạo và sử dụng đất đai hiệu quả. Diện tích, sản lƣợng và năng suất lạc ở
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 đƣợc thể hiện ở bảng 2.3.

8



Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc tại Việt Nam (2010 – 2018)
Năm
2010

Diện tích
(nghìn ha)
231,4

Năng suất
( tạ/ha)
21,1

Sản lƣợng
(nghìn tấn)
487,2

2011

223,8

20,9

468,7

2012

219,2

21,4


468.5

2013

216,4

22,7

491,9

2014

208,7

21,7

453,3

2015

200,2

22,7

454,1

2016

184,8


23,1

427,2

2017

195,8

23,6

461,5

2018

185,7

24,7

458,2

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Theo Tổng Cục Thống Kê năm 2018, diện tích lạc đạt cao nhất vào năm
2010 (231,4 nghìn ha), sau đó có xu hƣớng giảm dần qua các năm, đến năm
2018 diện tích trồng lạc là 185,7 nghìn ha. Diện tích trồng lạc giảm dần qua các
năm là do nƣớc ta đang thực hiên quá trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nên
diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp dần. Mặc dù diện tích giảm nhƣng năng
suất lạc vẫn tăng đều ở mức ổn định đạt cao nhất vào năm 2018 là 24,7 tạ/ha.
Sản lƣợng ở các năm cũng tăng đáng kể, cao nhất là năm 2013 với sản lƣợng là
491,9 nghìn tấn.
Hiện nay nƣớc ta cũng đã áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công tác

nghiên cứu chọn tạo giống cho năng suất và chất lƣợng tốt, kết hợp với việc
thâm canh cao góp phần nâng cao năng suất lạc trong những năm gần đây.

9


Bảng 2.4: Diện tích, sản lƣợng lạc của một sơ tỉnh thành ở Việt Nam
năm 2016
Chỉ tiêu

Diện tích

Sản lƣợng

(Nghìn ha)

(Nghìn tấn)

Cả nƣớc

200,2

454,1

Hà Nội

3,8

8,8


Phú Thọ

4,3

8,3

Vĩnh Phúc

3,0

5,7

Bắc Giang

11,7

28,9

Hà Giang

8,6

18,1

Thanh Hóa

12,8

23,6


Nghệ An

16,2

37,3

Quảng Bình

4,0

8,0

Bình Định

8,7

27,8

Đăk Lăk

7,2

8,8

Long An

6,0

20,3


Tỉnh,
Thành Phố

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Theo Vũ Đình Chính (2008), lạc ở Việt Nam có thể phân ra các vùng:
Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), Đông Bắc (11 tỉnh), Tây Bắc (4 tỉnh), Bắc
Trung Bộ (6 tỉnh), Duyên hải Nam Trung Bộ (6 tỉnh), Đồng bằng sông Cửu
Long (5 tỉnh) và Đông Nam Bộ (8 tỉnh).
Từ bảng 2.4 cho thấy, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là
vùng trọng điểm về sản xuất lạc, Các tỉnh thành Nghệ An, Thanh Hóa,... là vùng
có diện tích trồng lạc lớn nhất, đứng đầu là Nghệ An với diện tích là 16,2 nghìn
ha (năm 2016) sản lƣợng cao nhất cả nƣớc đạt 37,3 nghìn tấn. Thanh Hóa đứng
thứ hai về diện tích 12,8 nghìn ha, đạt sản lƣợng là 23,6 nghìn tấn.
Vùng Đồng bằng sơng Hồng, lạc đƣợc trồng chủ yếu ở Hà Nội với diện tích là

10


3,8 nghìn ha đạt sản lƣợng 8,8 nghìn tấn. Ở Vĩnh Phúc, lạc đƣợc trồng với diện
tích là 3,0 nghìn ha, đạt sản lƣợng 5,7 nghìn tấn.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc lạc đƣợc trồng chủ yếu ở Hà Giang
với diện tích là 8,6 nghìn ha, đạt sản lƣợng 18,1 nghìn tấn, và ở Phú Thọ với
diện tích là 4,3 nghìn ha, đạt sản lƣợng 8,3 nghìn tấn.
Trong những năm gần đây diện tích lạc nƣớc ta có xu hƣớng giảm là do
sức ép của dân số, quá trình đơ thị hóa và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp
ngày càng tăng. Tuy năng suất lạc của nƣớc ta đang tăng dần nhƣng vẫn còn
thấp so với thế giới là do công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
trồng lạc ở nƣớc ta mới đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà
nƣớc, cấp ngành, cũng nhƣ các dự án trong nƣớc và ngồi nƣớc mới đƣợc triển
khai, qua đó đã chọn tạo đƣợc bộ giống lạc thích ứng với điều kiện sản xuất

khác nhau. Nƣớc ta vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chƣa quy hoạch vùng
trồng, giống địa phƣơng dễ lẫn tạp giống và sản xuất còn lạc hậu, chƣa áp dụng
đƣợc những kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.
2.2. Chế phẩm vi sinh vật
a, Tình hình nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật trên thế giới và Việt Nam
 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trên thế giới
EM gồm 80 lồi sinh vật hiếm khí và kỵ khí đƣợc lựa chọn từ hơn 2000
lồi sử dụng phổ biến trong cơng nghệ thực phẩm và công nghệ lên men (Phạm
Thi Kim Hoàn , 2008) . Chế phẩm EM ra đời đã nhanh chóng đƣợc các nƣớc
trên thế giới tiếp thu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực . Các tổ chức nghiên cứu
về EM gọi tắt là EMRO (Efective Microorganisms Research Organization)
đƣợc hình thành ở nhiều nƣớc trên thế giới và có quan hệ chặt chẽ với EMRO ở
Nhật Bản (Phạm Văn Ty , Vũ Nguyên Thành , 2006) .
Qua các báo cáo khoa học tại những hội nghị quốc tế về cơng nghệ đều
cho thấy EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển , tăng tính đa dạng của đất
nơng nghiệp , làm các thành phần có trong đất phong phú hơn nhằm nâng cao

11


chất lƣợng cây trồng . Chính vì thế , EM đƣợc các nƣớc trên thế giới đón nhận
nhƣ một giải pháp để đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững đồng
thời vẫn có thể bảo vệ mơi trƣờng .
Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về Nông nghiệp nghiên cứu
về nông nghiệp EM vào tháng 10 năm 1989. Các nhà khoa học đã thảo luận về
giá trị của công nghệ EM và khuyến khích sử dụng nó . Cũng nhờ vậy mà mạng
lƣới Nơng nghiệp Thiên nhiên Châu Á Thái Bình Dƣơng ( APNAN ) đƣợc
thành lập, đây là một tổ chức phi chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu
, phát triển và tiến hành áp dụng vào thực tiễn các giải pháp công nghệ với
Nông nghiệp thiên nhiên gắn với công nghệ v sinh vật hữu hiệu EM ( Phạm Thị

Kim Hoàn , 2008 ) .
Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Brazil vào tháng 10 năm 1991 đã
có một loạt các báo cáo về hiệu quả của EM tác động đến quá trình sinh trƣởng
phát triển và năng suất , chất lƣợng một số loại cây trồng nhƣ : lúa, khoai tây,
khoai lang , ... ở các nƣớc Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... ( Phạm Thị Kim
Hoàn , 2008 ) .
Nhiều nghiên cứu mới về EM và những ứng dụng của EM trên khắp thế
giới đã đƣợc công bố ở các hội nghị nhƣ nghiên cứu tác dụng của EM tới sức
nảy mầm của hạt giống , hiệu quả của EM đến sinh trƣởng , phát triển và năng
suất của một số cây trồng nhƣ lúa , ngô , đậu tƣơng , ... Bên cạnh những kết quả
tích cực về cây trồng cịn có các nghiên cứu đầy khả quan về hiệu quả của EM
trong chăn nuôi , nuôi trồng thủy sản , xử lý rác thải , ... Tiến sĩ James F.Par
Cục nghiên cứu Nơng nghiệp - Bộ Nơng nghiệp Mỹ đã nói : “ Chúng tơi nhìn
nhận cơng nghệ EM như một cơng cụ tiềm tàng có giá trị có thể giúp đỡ nông
dân phát triển hệ thống canh tác bền vững về kinh tế , môi trường và xã hội ” (
Higa , Parr , 1994 ) .
Với những kết quả nghiên cứu hiệu quả , hơn 150 quốc gia đã triển khai
cơng nghệ EM và nó đang đƣợc hơn 50 nƣớc sản xuất . Rất nhiều nhà máy ,

12


xƣởng sản xuất EM đƣợc xây dựng trên nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ ,
mỗi năm có hàng ngàn tấn EM đã đƣợc sản xuất nhƣ : Mỹ , Thái Lan ( 1000 tấn
/ năm ) , Brazil , Nhật Bản ( 1200 tấn / năm ) , ... ( Phạm Thị Kim Hồn , 2008 ).
 Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM tại Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật đƣợc tiến hành từ
những năm đầu của thập niên 60 ở Việt Nam , song phải đến sau những năm 80
mới chính thức đƣợc đƣa vào các chƣơng trình khoa học cấp nhà nƣớc nhƣ:
“Sinh học phục vụ Nông nghiệp ” giai đoạn 1982 -1990 ; chƣơng trình “Cơng

nghệ sinh học ” KC.08 giai đoạn 1991 - 1995 ; ...
Năm 1997, các cơ quan nghiên cứu và một số địa phƣơng nhƣ trƣờng Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Bảo vệ thực
vật, tỉnh Thái Bình , ... đã tiến hành thử nghiệm bƣớc đầu chế phẩm EM trên các
lĩnh vực trồng trọt , bảo vệ thực vật , vệ sinh môi trƣờng và thấy đƣợc hiệu quả
tích cực nhất định của cơng nghệ EM. Năm 1998 , Bộ Khoa học công nghệ và
Môi trƣờng đã quyết định cho thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc : “ Nghiên
cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ
sinh môi trƣờng từ năm 1998 2000 do GS.TS Nguyễn Quang Thạch là chủ
nhiệm . Đề tài đánh giá đƣợc độ an toàn của chế phẩm EM , xác định thành
phần biến động số lƣợng và đặc tính của chế phẩm EM , hiệu quả của chế phẩm
EM trong việc xử lý rác thải , vệ sinh môi trƣờng , trồng trọt và chăn nuôi . Kể
từ đó có nhiều nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ EM ở các Viện , Trung tâm , các
tỉnh, thành phố nhất là trong lĩnh vực môi trƣờng .
Những kết quả nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM trên một số cây trồng
Việt Nam đã khẳng định EM làm tăng năng suất và chất lƣợng , đồng thời hạn
chế sự gia tăng của một số bệnh nhƣ bệnh khô vằn , bạc lá ở cây lúa . EM có tác
dụng rút ngắn thời gian sinh trƣởng , tăng năng suất và chất lƣợng lúa . Đối với
cây đậu tƣơng , xử lý EM làm tăng tỉ lệ nảy mầm , kích thích bộ rễ phát triển ,
tăng hàm lƣợng diệp lục , tăng tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi (
hạn , mặn , ngập úng , ... ) .

13


Tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam , việc xử lý EM cho lúa không chỉ
làm tăng năng suất từ 8 – 15 % , mà còn hạn chế bệnh khơ vằn trên lá . Ngồi ra
cũng có rất nhiều mơ hình nghiên cứu đƣa cơng nghệ EM ứng dụng vào thực
tiễn ở các địa phƣơng trên nƣớc và thu đƣợc hiệu quả đáng kể .
b. Kết quả nghiên cứu chế phẩm EM

Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của sản phẩm vi sinh vật hữu
hiệu EM ( Efective Microorganisms ) , Viện Sinh học Nông nghiệp- Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã sản xuất ra chế phẩm EM . Chế phẩm đã đƣợc thử
nghiệm và ứng dụng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực và mơi trƣờng . Chế phẩm
có chất lƣợng tƣơng đƣơng với chế phẩm EM nhập nội , nhƣng giảm đƣợc 1/3
giá thành sản xuất nên đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở thị trƣờng trong nƣớc với
nguồn tiêu thụ hàng nghìn lít một năm ( Phạm Thị Kim Hoàn , 2008 ) .
 Đặc điểm :
Chế phẩm vi sinh vật (chế phẩm sinh học, men vi sinh) có tên tiếng Anh
làProbiotic để chỉ những sản phẩm có khả năng bổ sung dinh dƣỡng hoặc phân
hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm,... mà trong đó dựa trên cơ chế hoạt động của
các vi khuẩn hoặc vi nấm có lợi.
Những chủng VSV trong chế phẩm E.M đƣợc phân lập tại những có điều
kiện mơi trƣờng rất khắc nghiệt nhƣ: Nhiệt độ, áp suất cao, PH thấp. Sau đó
chúng lại đƣợc ni dƣỡng, tơi luyện trong điều kiện mơi trƣờng rất khắc
nghiệt. Vì vậy, các chủng VSV có trong chế phẩm E.M có sức sống mãnh liệt,
có sức chịu đựng rất cao với những điều kiện bất lợi của mơi trƣờng, có hoạt
tính và hiệu quả rất cao.
 Tác dụng :
EM vừa là một loại phòng ngừa dịch bệnh , làm tăng sức đề kháng và khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cho các loài động vật vừa là chất khử

14


trùng , giúp ngăn chặn quá trình gây thối , mốc , làm sạch môi trƣờng ( Lƣơng
Đức Phẩm . 2007 )
Đặc biệt EM có ứng dụng lớn trong trồng trọt , EM có tác dụng với hầu
hết các loại cây trồng cây lƣơng thực , cây ăn quả , cây rau , .. ) ở mọi giai đoạn
sinh trƣởng , phát triển khác nhau . Những thí nghiệm trƣớc đây cho thấy EM có

tác dụng kích thích sinh trƣởng , làm tăng chất lƣợng năng suất cây trồng , cải
tạo chất lƣợng đất , cụ thể nhƣ sau :
- Giúp tăng lƣợng dinh dƣỡng có trong đất, giúp cây phát triển tốt hơn
nhƣng vẫn duy trì đƣợc năng suất đất cho vụ mùa tiếp theo. Cụ thể là giảm thất
thốt ammonia, nhanh chóng chuyển đổi ammonia thành các lồi nitơ dễ bay
hơi hơn (ví dụ nitrites, nitrates, N hữu cơ), chuyển đổi nitơ và phốt pho thành
dạng dễ hấp thụ cho cây, cải thiện sự hòa tan phốt pho và giúp cây hấp thu phốt
pho nhanh hơn, tăng cƣờng và cải thiện hiệu quả nitơ trong đất (cố định đạm),
sản xuất một số enzyme có thể phá vỡ các phân tử hữu cơ phức tạp trong đất,
kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đất làm đất tơi xốp, tăng
khả năng hấpthụ dinh dƣỡng cho cây.
- Nâng cao sức khỏe cây trồng: Giúp cây phát triển bộ rễ, cây sinh trƣởng
và phát triển nhanh; Tăng cƣờng hoạt động trao đổi chất của cây; Nâng cao sức
sống cây trồng, tăng cƣờng khả năng kháng bệnh tự nhiên; Kéo dài thời gian
khai thác (cây ăn quả, cây cơng nghiệp); Ức chế vi khuẩn, nấm gây bệnh.
- Kích thích sự nảy mầm , ra hoa , kết quả và làm chín ( đẩy mạnh q
trình đƣờng hóa)
-Tăng cƣờng khả năng quang hợp của cây trồng
- Tăng khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dƣỡng .
- Kéo dài thời gian bảo quản , làm hoa trái tƣơi lâu , tăng chất lƣợng các
loại bảo quản tƣơi sống .
-Cải thiện môi trƣờng đất , làm cho đất trở nên tơi xốp , phì nhiêu
- Hạn chế sự phát triển cỏ dại sâu bệnh ( Lƣơng Đức Phẩm , 2007 )

15


 Các dạng chế phẩm EM
Từ công thức của chế phẩm EM , một số chế phẩm tƣơng tự và nội địa
hóa đã đƣợc sản xuất ở Việt Nam là chế phẩm GEM và VEM . Các vi sinh vật

trong chế phẩm EM có hoạt động chức năng riêng của chúng . Do đều là các vi
sinh vật có lợi , cùng chung sống trong một môi trƣờng , sống cùng với nhau ,
cùng hỗ trợ cho nhau nên hoạt động tổng thể của chế phẩm EM tăng lên rất
nhiều ( Nguyễn Quang Thạch và ctv , 2001 ) . Có nhiều dạng chế phẩm EM đã
đƣợc sản xuất . Tuy nhiên trong ứng dụng chỉ cần dùng riêng biệt một loại chế
phẩm hoặc phối hợp nhiều loại chế phẩm hoặc phối hợp nhiều loại khác nhau
cũng đã mang lại hiệu quả cao.
2.3 . Axit salicylic
Ứng dụng của SA đối với cây trồng trên thế giới
Axit salicylic (SA) là một trong những phytohormone tham gia vào nhiều
quá trình trao đổi chất cũng nhƣ các quá trình sinh lý ở thực vật (Liu N. và cv,
2012). Trong một số nghiên cứu, xử lý SA ngoại sinh có tác dụng làm giảm độc
hại của kim loại nặng nhƣ Cd ở lúa mạch, cây ngô (Pal M. Và cs, 2002). Đồng
thời, SA giúp tăng hiệu quả của hệ thống chống ơxi hóa ở thực vật nhƣ làm tăng
hoạt độ của các enzym chống ôxi hóa nhƣ catalase, peroxidase và superoxide
dismutase ở cây cà chua khi bị khô hạn. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu ảnh
hƣởng của nhơm, SA và sự phối hợp của chúng đến tỷ lệ nảy mầm, một số chỉ
tiêu sinh lý, hóa sinh trong cây đậu xanh giai đoạn nảy mầm, cung cấp cơ sở
khoa học cho việc áp dụng SA ngoại sinh giúp cây trồng chống lại những tác
hại gây ra bởi Al3+.
Salicylic Acid (SA) cịn đóng vai trò rất sớm ngay từ khi cây trồng bị sâu
bệnh tấn công, tạo ra chất tự vệ làm chết ngay các tế bào tại chỗ bị sâu bệnh tấn
công. SA có thể chữa đƣợc 11 loại bệnh thực vật do nấm, vi khuẩn, virus gây ra
trên cây trồng.

16


×