Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ảnh hưởng của photpho đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây đậu xanh giống ddx vụ hè năm 2021 tại gia lâm hà nội (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PHOTPHO ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU XANH
GIỐNG ĐX11 VỤ HÈ NĂM 2021
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI”

Người thực hiện

: PHẠM THỊ HỒNG

Lớp

: K62-KHCTA

Mã sinh viên

: 621678

Người hướng dẫn

: ThS. VŨ TIẾN BÌNH

Bộ mơn

: SINH LÝ THỰC VẬT


HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Ảnh hưởng có photpho đến một số chỉ tiêu sinh lý
và năng suất cây đậu xanh giống ĐX11 vụ hè năm 2021 tại Gia Lâm - Hà Nội” là
một cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn:
TH.S. Vũ Tiến Bình. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực,hoàn toàn
được thực hiện tại khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nơng Học – Học viện Nơng
Nghiệp Việt Nam. Em xin chịu hồn tồn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà
trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.”
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện đề tài

PHẠM THỊ HỒNG

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp vừa qua, em
đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo cùng bạn bè và gia
đình.
Trước hết em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TH.S. Vũ Tiến Bình đã tận
tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài.

Em xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới thầy cơ trong bộ môn Sinh lý thực
vật- Khoa Nông Học - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm và động
viên em trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em về
mặt tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện đề tài

PHẠM THỊ HỒNG

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ..........................................................................................................vii
Tóm tắt khóa luận ........................................................................................................ viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1.


Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1.

Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây đậu xanh. ............. 3

2.1.1.

Nguồn gốc. ......................................................................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học ........................................................................................ 3

2.1.3.


Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ........................................................................ 5

2.2

Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên thế giới và Việt Nam ................................... 8

2.2.1.

Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên thế giới ........................................................ 8

2.2.2.

Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh tại Việt Nam ..................................................... 10

2.3.

Vai trò của photpho với cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng......... 12

2.3.1.

Vai trị của photpho đối với cây trồng nói chung ............................................. 12

2.3.2.

Vai trò của photpho đối với đậu xanh ............................................................. 14

2.4.

Những nghiên cứu về photpho cho cây trồng trên thế giới .............................. 15


2.5.

Những nghiên cứu về photpho cho cây trồng ở Việt Nam............................... 16

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 19
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19

3.1.1.

Giống đậu xanh: ĐX11 ..................................................................................... 19

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu: ......................................................................................... 19

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 19
iii


3.3.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 20

3.3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20


3.3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 21
3.4.

Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................. 23

PHẦN IV: KẾT QUẢ .................................................................................................. 24
4.1.

Ảnh hưởng của mức bón Photpho đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống
đậu xanh ĐX11 ................................................................................................. 24

4.1.1.

Ảnh hưởng của mức bón Photpho đến chiều cao thân chính giống đậu xanh
ĐX11 ................................................................................................................ 24

4.1.2.

Ảnh hưởng của mức bón Photpho đến số lá của giống đậu xanh ĐX11 ......... 26

4.2.

Ảnh hưởng của photpho đến chỉ tiêu sinh lý của giống đậu xanh ĐX11......... 28

4.2.1.


Ảnh hưởng của photpho đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của
giống đậu xanh ĐX11 ....................................................................................... 28

4.2.2.

Ảnh hưởng của photpho đến khả năng tích lũy chất khơ của giống đậu xanh
ĐX11 ................................................................................................................ 31

4.2.3.Ảnh hưởng của photpho đến khả năng hình thành nốt sần của đậu xanh giống
ĐX11 ................................................................................................................ 34
4.2.4.

Ảnh hưởng của photpho đến hiệu suất quang hợp của đậu xanh giống ĐX11
.......................................................................................................................... 37

4.3.

Ảnh hưởng của photpho đến các yếu tố cấu thành năng suất giống ĐX11...... 40

4.3.1.

Ảnh hưởng của photpho đến tổng số quả/cây và số hạt/quả và khối lượng
1000 hạt của giống ĐX11 ................................................................................. 40

4.3.2.

Ảnh hưởng của mức bón photpho đến năng suất của giống đậu xanh DX11
.......................................................................................................................... 43


4.3.3.

Ảnh hưởng của photpho đến hiệu quả kinh tế của đậu xanh giống ĐX11 ....... 46

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 48
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 48

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 49
PHỤ LỤC CHI PHÍ ....................................................................................................... 52

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
CT

: Cơng thức

CV%

: Sai số thí nghiệm

FAO


: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

HSQH

: Hiệu suất quang hợp

LAI

: Chỉ số diện tích lá



: Lần đo

LSD0,05

: Độ lệch chuẩn mức ý nghĩa 5%

NL

: Nhắc lại

NSCT

: Năng suất cá thể

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

P1000

: Khối lượng 1000 hạt

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới giai đoạn 20142018 .............................................................................................................. 10
Bảng 2.2: Diện tích trồng đậu xanh ở Việt Nam ........................................................... 11
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mức bón photpho đến chiều cao thân chính giống đậu
xanh ĐX11 ................................................................................................... 24
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng số lá/cây của giống đậu xanh ĐX11 ........................ 26
Bảng 4 3. Ảnh hưởng của phân photpho đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống đậu xanh ĐX11 ............................................................................ 29
Bảng 4. 4. Ảnh hưởng của photpho đến khả năng tích lũy chất khơ của giống ĐX11
...................................................................................................................... 32
Bảng 4. 5. Ảnh hưởng của photpho đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu
xanh ĐX11 ................................................................................................... 35
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của photpho đến hiệu suất quang hợp của đậu xanh giống
ĐX11 ............................................................................................................ 37
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của photpho đến chỉ số SPAD của đậu xanh giống ĐX11 ........ 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của photpho đến tổng số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng
1000 hạtcủa giống ĐX11 ............................................................................. 41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của photpho đến năng suất của giống ĐX11 ............................. 43
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của photpho bón đến hiệu quả kinh tế đậu xanh giống ĐX11

...................................................................................................................... 46

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.Năng suất đậu xanh các vùng trên cả nước năm 2015 và 2016 ................. 12
Biểu đồ 4 1. Ảnh hưởng của photpho đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống đậu xanh ĐX11 .................................................................................. 25
Biểu đồ 4 2. Ảnh hưởng của mức bón photpho đến động thái ra lá của giống đậu
xanh ĐX11 ................................................................................................... 27
Biểu đồ 4 3. Ảnh hưởng của mức bón photpho đến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá (LAI) của giống đậu xanh ĐX11 ............................................................. 29
Biểu đồ 4 .4. Ảnh hưởng của photpho đến khả năng tích lũy chất khô của đậu xanh
giống ĐX11 .................................................................................................. 32
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của photpho đến hiệu suất quang hợp của đậu xanh giống
ĐX11 ............................................................................................................ 37
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của photpho đến chỉ số SPAD của đậu xanh giống ĐX11 .... 39
Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của photpho đến yếu tố cấu thành năng suất của đậu xanh
giống ĐX11 .................................................................................................. 41
Biểu đồ 4.8. Ảnh hưởng của photpho đến năng suất của đậu xanh giống ĐX11 ......... 44

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN

Nghiên cứu ảnh hưởng có photpho đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất
cây đậu xanh giống ĐX11 vụ hè năm 2021 tại Gia Lâm - Hà Nội nhằmtìm được
mức bón phân hợp lí, nâng cao năng suất, chất lượng đậu xanh, hiệu quả kinh tế.

Thí nghiệm được thực hiện vào vụ hè tại khu thí nghiệm đồng ruộng – khoa Nơng
Học – học viện Nơng Nghiệp Việt Nam. Thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 cơng thức lần lượt là 0kg P2O5 (CT đối chứng),
30kg P2O5, 90kg P2O5 và 120kg P2O5, mỗi công thức nhắc lại 3 lần,diện tích ơ thí
nghiệm là 5m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng thức có sử dụng photpho
ln cho các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất cao hơn cơng thức đối
chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Cụ thể công thức 4 (120kg P2O5) cho chỉ tiêu
sinh trưởng và chỉ tiêu sinh lý cao nhất: Chiều cao cây cuối cùng là 63,26 cm số
lá cuối cùng là 8,5 lá trên cây, chỉ số SPAD ở 2 thời điểm lần lượt là 46,60 và
52,83 ,diện tích lá 2 thời điểm lần lượt là 10,02 dm2 và 13,02 dm2,số lượng nốt
sần và khối lượng nốt sần ở 2 thời điểm bắt đầu ra hoa và quả chắc lần lượt là56,30
nốt/cây, nặng 0,63g/cây và 73,40 nốt/cây, nặng 0,88g/cây, khả năng tích lũy chất
khơ lần lượt là 9,16 g/cây và 16,67 g/cây. Về các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng
suất công thức 4(120kg P2O5) cho số quả trên cây, số hạt trên quả là cao nhất lần
lượt là 20,07 quả/cây,11,41 hạt/quả, công thức 3 (120kg P2O5) cho khối lượng
1000 hạt cao nhất là 64,13g. Công thức 3 (120kg P2O5) cho năng suất cá thể, thực
thu và hiệu quả kinh tế là cao nhất, năng suất cá thể đạt 11,09 g/cây, năng suất
thực thu đạt 20,02 tạ/ha.

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Loài đậu xanh (Vigna radiata) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á, từ đó lan
sang nhiều khu vực khác của châu Á. Bằng chứng khảo cổ theo phương pháp
Carbon phóng xạ đã phát hiện vết tích cây đậu xanh được trồng ở nhiều vùng của
Ấn Độ gồm phía đơng của khu vực nền văn minh cổ Harappan ở Punjab và
Haryana có niên đại khoảng 4500 năm, và ở bang Karnataka phía Nam Ấn Độ có
niên đại hơn 4000 năm. Các bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây đậu xanh

được trồng rộng rải ở Ấn Độ cách nay khoảng 3.500-3.000 năm.
Phân bón có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình sinh trưởng và phát
triển của cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Trong đó phân lân là yếu
tố rất quan trọng đối với cây trồng. Lân tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự
hình thành bộ phận mới của cây. Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ nên việc
bón phân lân cho cây là cần thiết nhưng phải bón đủ, bón cân đối, bón hợp lí, bón
đúng cách nếu khơng sẽ làm giảm năng suất và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trước đây, những nghiên cứu về bón phân cho cây đậu xanh cịn ít, nơng dân
bón phân theo kinh nghiệm là chính nên mức đầu tư phân bón cho đậu xanh rất
khác nhau giữa các địa phương. Những năm gần đây nơng dân có khuynh hướng
bón phân vơ cơ với liều lượng rất cao so với mức khuyến cáo nhưng thường mất
cân đối về tỷ lệ N-P-K, ít quan tâm đến bón phân cân đối đã làm mơi trường đất
xấu đi. Từ đó nhằm tìm được biện mức bón phân hợp lí, nâng cao năng suất, chất
lượng đậu xanh, hiệu quả kinh tế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của
photpho đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây đậu xanh giống ĐX11
vụ hè năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định ảnh hưởng của photpho đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất cây đậu xanh, cũng như biện pháp kĩ thuật sử dụng phân
photpho nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đậu xanh.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của photpho đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất
cây đậu xanh giống ĐX11 vụ hè năm 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Xác định liều lượng bón photpho thích hợp cho cây đậu xanh giống ĐX11
vụ hè năm 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.

Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân photpho cho đậu xanh.

2


Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây đậu xanh.
2.1.1. Nguồn gốc.
Lồi đậu xanh (Vigna radiata) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á, từ đó lan
sang nhiều khu vực khác của châu Á. Bằng chứng khảo cổ theo phương pháp
Carbon phóng xạ đã phát hiện vết tích cây đậu xanh được trồng ở nhiều vùng của
Ấn Độ gồm phía đơng của khu vực nền văn minh cổ Harappan ở Punjab và
Haryana có niên đại khoảng 4500 năm, và ở bang Karnataka phía Nam Ấn Độ có
niên đại hơn 4000 năm. Các bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây đậu xanh
được trồng rộng rải ở Ấn Độ cách nay khoảng 3.500-3.000 năm.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lơng hai mặt.
Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều,
có lơng trong chúa hạt hình trịn hơi thn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu
vàng, có mầm ở giữa.
Thân: Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh hoặc tím đỏ tùy thuộc vào
giống. Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân non. Gần gốc, long rụng, thân
nhẳn hơn.Thân cao 30-60 cm. Trong điều kiện thuận lợi, thân có thể cao tới 80100 cm tùy giống.Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày thứ 20 đến khi ra
hoa, quả tương đối ổn định – có thể đạt 1-1,5 cm/ ngày. Khi quả hình thành, tốc
độ sinh trưởng thân giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1, sinh trưởng thân hầu như
không phát triển.
Rễ: Gồm 1 rễ cái và các rễ phụ. Đất xốp thống rễ có thể mọc sâu đến 40cm,
nhờ đó cây chịu hạn tốt hơn. Rễ đậu xanh chịu hạn khá nhưng chịu úng rất kém,
nhất là cây còn nhỏ ( 0 – 25 ngày sau gieo). Từ 15 ngày sau khi gieo, rễ đã có nốt
sần hữu hiệu cho cây.


3


Cành: Cây đậu xanh phát triển nhiều cành cấp 1 từ thân chính, một số cành
cấp 1 phát triển thêm cành cấp 2. Đa số hoa và quả phát triển trên thân chính và
cành cấp 1, rất ít quả trên cành cấp 2.
Lá: Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét.Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đơi
lá thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn, mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các
lá kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và cả 2 mặt lá đều có lơng tơ. Độ dày
của lơng tùy thuộc vào giống.Số lá trên thân chính thường 8-10 lá. Chỉ số diện
tích lá của đậu xanh thưởng chỉ đạt 2-3 do phiến lá to, lá thường nằm ngay nên tỷ
lệ che khuất cao. Diện tích lá đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm
nhanh trong thời gian thu hoạch.Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá trên
thân chính.
Hoa: Hoa đậu xanh mọc thành chùm ở nách lá. Đối với các giống địa phương
cũ cuống hoa chỉ đạt 5-10 cm vì vậy quả ra rải rác, khó thu hoạch. Với những
giống cải tiến, hoa ở vị trí thấp có cuống hoa dài hơn hoa ở vị trí cao, vì vậy quả
thường vượt lên trên tầng lá tạo nên tầng quả ở trên tán lá, dễ thu hoạch.Thường
thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa khoảng 40-45 ngày sau khi gieo (vụ xuân) và 30
-35 ngày (vụ hè). Thời gian ra hoa kéo dài, liên tục khoảng 15-40 ngày tùy giống
và điều kiện canh tác.Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng màu xanh tím,
cánh hoa vàng nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở 3-5 giờ, vì vậy
hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ chiếm khoảng 2
%.Tổng số hoa/cây biến động 30-120 hoa, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt
150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh thường thấp, chỉ đạt 10-20%. Có
lẽ đây cũng là yếu tố hạn chế năng suất đậu xanh.
Quả: Quả xuất hiện 1-2 ngày sau khi hoa nở và đã có độ dài 1-1,5 cm. Quả
lớn nhanh trong khoảng 5-7 ngày đầu và đạt kích thước tối đa vào khoảng 8-10
ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8-13 cm tùy từng giống. Quả non màu xanh, có lơng.

Vỏ quả non có thể quang hợp được. Khi hạt chín, vỏ quả khơ dần và chuyển sang
màu nâu tới đen. Khi vỏ quả đen hồn tồn là khi hạt đã chín đẫy, có thể thu
4


hoạch. Một số giống khi chín vỏ quả màu tro xám. Trong điều kiện bình thường
(nhiệt độ 28 – 35oC) thời gian từ khi hoa nở đế khi quả chín chỉ khoản 14-20 ngày.
Hạt: Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số hạt/quả trong điều kiện bình
thường khoảng 8-14 hạt. Hạthình trịn hơi thn, kích thước nhỏ, đường kính
khoảng 2-2,5 mm, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Các giống thường
có hạt màu xanh mỡ (bóng) hay mốc (có những giống hạt vàng, nâu hay đen),
1000 hạt nặng 30 - 70g. Các giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng
hơn 55g thích hợp để xuất khẩu. Trong 1 hạt có 24 % protein, 2- 4% chất béo, 50
% đường bột nên có nhiều dinh dưỡng.
2.1.3.Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.1.3.1. Yêu cầu nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầucó nhiệt
độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân 23-250C, lượng
phát triển của cây đậu xanh. Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đếncây đậu
xanh là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng.
Theo Poehlman (1973) thì nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ30–
400C. Nếu nhiệt độ chỉ 180C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng sinhtrưởng kém.
Nếu nhiệtđộ ở 140C thì cây sẽ khơng mọc và mọi q trình trao đổi chất sẽ khơng
xảy ra.
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 – 300C, cây đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ,thân, lá
và hoa. Cho nên ở phía Bắc vụ đậu xanh hè nhờ có nhiệt độ cao, cómưa, đủ ẩm,
câysinh trưởng, phát triển mạnh, ra nhiều cành, hoa, quả hơntrong vụ xuân dẫn
đến năng suất cũng cao hơn vụ xuân và vụ thu đông.
2.1.3.2. Yêu cầu ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dầy, có màu xanh đậm,

hoa, quả nhiều, ước đạt năng suất cao. Cho nên khi bố trí cây đậu xanh xen với
các cây trồng khác cần bố trí thời gian làm sao cho khi cây đậu xanh ra hoa, kết

5


quả, thân lá phát triển mạnh thì chưa bị lá của cây trồng chính che lấp mất ánh
sáng.
Độ dài chiếu sáng cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây đậu
xanh. Trong một thí nghiệm chiếu sáng nhân tạo từ 12-16 giờ/ngày cho 1273 mẫu
giống đậu xanh tại AVRDC đã cho thấy: chỉ có 47% giống là nở hoa bình thường,
10% nở hoa chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi được chiếu sáng 16 giờ, còn lại
8% khơng có biểu hiện rõ rệt.
Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém hơn một số cây như ngô, mía…
cho nên thiếu ánh sáng là năng suất giảm. Sản phẩm của quang hợp là kết quả
tổng hợp của diện tích lá và lượng bức xạ mặt trời. Cũng vì thế mà năng suất của
đậu xanh vụ hè thường cao hơn vụ xuân và vụ thu đông. suất cây đậu xanh của
các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc một phần cũng là do nhiều ánh sáng so với
các tỉnh phía Bắc. Các giống có bộ lá màu xanh đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn,
khơng che lấp nhau, cứng cây, không bị đổ và các bệnh hại lá… sẽ cho năng suất
cao. Từ đó có thể thấy khả Đơng Nam Bộ, Tây ngun và Đồng bằng sơng Cửu
Long có điều kiện và gieo trồng được nhiều vụ.
2.1.3.3. Yêu cầu độ ẩm và mưa
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây đậu xanh
đều kém hơn đậu tương và lạc. Nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 ml/ngày.
Nếu bức xạ lớn thì phải cần đến 4-5 ml/ngày. Tuy rất cần nước nhưng lại rất sợ
úng, nhất là vào các thời kỳ ra hoa và quả chín. Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu
xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%, khi độ ẩm xuống dưới 50% thì năng suất sẽ
giảm.
Có 2 thời kỳ không thể thiếu ẩm là khi mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian

này độ ẩm của đất cần phải từ 80 - 90%.
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn, cây và cành phát triển kém, lá bé, ít lá và
sau này hoa quả ít. Ngược lại nếu gặp độ ẩm cao quá rễ rất dễ bị thối, lá vàng và

6


rụng, nếu ngập úng nhiều cây chết hàng loạt, cho nên đậu xanh rất cần chú ý chống
hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao.
2.1.3.4. Yêu cầu đất đai, dinh dưỡng
Do đặc điểm khả năng chống hạn và úng của bộ rễ cây đậu xanh nên khi trồng
đậu xanh nên chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, có khả năng giữ
ẩm và thốt nước tốt. Ở các chân đất thường trồng ngơ, khoai lang có thể trồng
được đậu xanh, như đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất đồi vùng trung
du, đất đỏ bazan, đất nâu xám ở miền Đơng Nam Bộ… Tóm lại, loại đất tương đối
xốp nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh dưỡng, có độ pH từ 5,5 - 7,6 là phù hợp. Tránh trồng
vào các loại đất thịt nặng, thấp, dễ bị úng và lại khó tiêu thốt nước, nhất là vụ hè,
cịn vụ xn, thu đông lưu ý tránh đất nhiều cát, dễ bị hạn.
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng gần giống như một số
cây họ đậu khác là cần đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, Bo, Mn, Cu, Zn…
Tuy là cây họ đậu nhưng vẫn cần được bón bổ sung một lượng đạm, nhất là những
nơi đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ cho cây, chú ý nhiều
vào giai đoạn đầu khi chưa có nốt sần. Đạm là yếu tố chính của sự sinh trưởng và
cho năng suất. Cây cần được cung cấp đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều
thân lá, lá có màu xanh đậm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành bé nhỏ,
lá bé, ít lá, lá màu vàng nhạt. Đạm cịn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của vi
khuẩn Rhizobium, sớm tạo thành nốt sần.
Lân cũng cần như đạm, là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra protein, tổng hợp
ATP, mỡ, các enzym và nhiều thành phần khác. Nó tham gia trực tiếp vào các
hoạt động sinh lý của cây. Khi thếu lân thì cây lớn chậm, bộ rễ phát triển kém, lá

có màu xanh tối, các cành lá úa vàng và khô giống như thiếu đạm,… cây ra hoa
kết quả kém và chín muộn. Kali giúp cho q trình quang hợp, sự hoạt động của
các enzym, làm tăng hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây
chống đượcbệnh và chống đổ…

7


Canxi là chìa khóa trong sự tăng trưởng của cây đậu xanh, nó giữ vai trị
quan trọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất.
Magiê cũng là một nguyên tố quan trọng để cây tạo diệp lục và có vai trị rất
quan trọng trong việc tăng năng suất đậu xanh. Thiếu Mg có thể làm suy giảm
năng suất đậu xanh đến 14%.
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacit chủ yếu trong hạt,
là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protit. Cây họ đậu có nhu cầu sinh
lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh.
Các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu) tham gia vào thành phần của diệp lục,
Mo giúp cho nốt sần hình thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định đạm. Mn và B
giúp cho quá trình ra hoa, tạo quả.
2.2 Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh có nguồn gốc phát sinh từ Châu Á và đã được nhiều Viện,
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển. Trong đó có
Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm Nghiên cứu
Chinat (Thái Lan), Trung tâm Nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) và Viện
Nghiên cứu cây trồng cạn Ấn Độ...
Tại Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) có tập đồn giống
đậu xanh rất phong phú (có khoảng 5.108 mẫu). Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thu
thập và lưu giữ 3.494 mẫu, Trường đại học Dunjab công bố có khoảng 3.000 mẫu.
Phần lớn nguồn gen đậu xanh của AVRDC được thu thập từ 41 nước trên thế giới

và Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu.
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất trong
thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm nghiên
cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu cây trồng Chinat
(Thái Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trong
chương trình nghiên cứu này có 497 mẫu đã được sử dụng cho việc đánh giá kiểu
8


sinh trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh
giá sự đa dạng protein. Hầu hết các mẫu giống này đều được cung cấp bởi các
ngân hàng gen của AVRDC, Trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài
nguyên Cây trồng quốc gia Nhật Bản.
Ở Philippines, nghiên cứu về cây đậu xanh đã được triển khai từ những năm
1975. Trong đó, Viện nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI đã nghiên cứu xây dựng thời
vụ gieo trồng cho cây đậu đỗ (đậu xanh, đậu tương, lạc) cho vùng chuyên canh
lúa nhằm phá vỡ thế độc canh của cây này trong vùng. Các kết quả nghiên cứu
của Viện IRRI đã đưa ra một số kết luận sau:
- Cần xây dựng cơ cấu luân canh hợp lý giữa cây lúa với cây đậu đỗ.
- Các cây họ đậu (chủ yếu là cây đậu xanh và đậu tương) có thể trở thành cây
trồng trước hoặc cây trồng sau vụ lúa, do đó cần phải có các bộ giống thích hợp
đối với các mùa vụ này. Từ các định hướng ban đầu như vậy Viện IRRI đã chọn
được một giống đậu xanh năng suất cao thích hợp với vụ hè là giống Green
Taiwan.
Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới ngày một tăng.Trên thị trường, cây
đậu xanh được sản xuất để khai thác protein, dạng bột trong nguyên liệu thực
phẩm, nước giải khát và làm giá sống cung cấp vitamin cho con người. Bột cũng
như protein của đậu xanh là dạng rất dễ tiêu, có thể phối trộn với nhiều
dạngnguyên liệu khác để tạo sản phẩm do đó có nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên thị
trường, đặc biệt là các nước châu Á. Trung bình trong 100g bột đậu xanh cho ta

24,2g Prôtêin; 1,3g dầu; 3,5g khoáng; 59,9g hyđratcacbon; 75mg Ca; 405mg P;
8,5mg Fe; 49,0mg Caroten; 0,72 mg B1; 0,25mg B2 và 348 Kcalo. Với những giá
trị về dinh dư ng như trên, từ lâu đậu xanh đã được coi là cây thực phẩm, sử dụng
rộng rãi và chế biến thành nhiều sản phẩm rất phong phú phục vụ cho cuộc sống
con người. Trong dân gian đậu xanh được xem như một loại thuốc nam để giải
nhiệt hạ khí, giải độc tiêu phù.

9


Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới giai đoạn
2014-2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2014

1,50

14,45


21,7

2015

1,54

15,05

23,18

2016

1,563

15,09

23,59

2017

1,568

15,43

24,21

2018

1,567


15,79

24,75

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,2019)
2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ đậu xanh tại Việt Nam
Đậu xanh là cây thực phẩm, hạt đậu xanh là một trong những sản phẩm có
hàm lượng protein cao, dễ tiêu, có nhiều cơng dụng nên được sử dụng rất phổ
biến. Thật khó thống kê một cách chính xác diện tích cây trồng này, vì từ lâu vẫn
được xem là một cây trồng phụ được xếp chung với các loại đậu đỗ khác trong
Niên giám thống kê hàng năm, mặc dù nhu cầu về cây trồng này rất lớn trong chế
biến lương thực, thực phẩm. Diện tích ước đốn hằng năm có khoảng 60 - 80 ngàn
ha, hiện nay, sản lượng cây trồng này không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung Quốc và
Campuchia. Mặc dù không được đầu tư nghiên cứu như đậu tương và lạc, nhưng
do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hố cây trồng và sản phẩm cùng
với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số địa phương, cây đậu xanh
được sự quan tâm của nhiều công ty phân phối và được trồng rất phổ biến từ Bắc
chí Nam, đặc biệt là vùng Đơng Nam bộ và Duyên Hải Miền Trung.

10


Bảng 2.2: Diện tích trồng đậu xanh ở Việt Nam
Năm

Diện tích (1000 ha)


Vùng trồng

2015

2016

Cả nước

90,19

90,54

ĐBSH

4,88

4,99

Trung du và MN Bắc Bộ

7,02

6,41

Bắc Trung Bộ

18,47

16,86


Duyên hải Miền Trung

18,01

19,33

Tây Nguyên

24,36

25,22

Đông Nam Bộ

9,68

10,58

ĐB sông Cửu Long

7,77

7,66

(Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2017)
Đậu xanh được trồng và phát triển ở 7 vùng sinh thái trên cả nước. Năm
2015, diện tích trồng đậu xanh giữa các vùng thay đổi từ 4,88 – 24,36 ha. Vùng
có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất là Tây Nguyên với 24.36 ha, chiếm 27% diện
tích trồng đậu xanh của cả nước. Tiếp đó là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Miền Trung, vùng ĐBSH với diện tích trồng đậu xanh thấp nhất cả nước chỉ với

4,48 ha. Có thể thấy diện tích trồng đậu xanh ở ĐBSCL và ĐBSH là ít nhất, nhưng
năng suất đậu xanh ở vùng ĐBSCL cao nhất so với năng suất của vùng trong cả
nước. Nguyên nhân đạt được năng suất cao là do tận dụng được điều kiện thuận
lợi về nguồn dinh dưỡng phù sa của sông Cửu Long, cộng với điều kiện nhiệt độ
phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với cây đậu xanh.
Giữa các vùng sinh thái trên cả nước thì năng suất đậu xanh bình quân lại có
sự chênh lệch khá lớn. Năm 2015, năng suất đậu xanh giữa các vùng biến động
từ 8,9-16,3 tạ/ha. Năm 2016, biến động từ 8,9 – 16,6 tạ/ha. Qua đồ thị diễn biến
hình 2.1 cho thấy năng suất đậu xanh giữa các vùng qua 2 năm có xu hướng tăng.

11


Có 2 vùng đạt năng suất cao nhất lần lượt là ĐBSCL đạt 16,6 tạ/ha và ĐBSH đạt
15,5 tạ/ha (2016).
Năng suất (tạ/ha) Năm 2015
Năng suất (tạ/ha) Năm 2016
18
16

14
12
10
8

6
4
2
0
Cả nước


ĐB Sông Trung du và Bắc Trung Duyên hải Tây Nguyên Đông Nam ĐB Sơng
Hồng
MN phía
Bộ
Miền Trung
Bộ
Cửa Long
Bắc

(Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2017)
Biểu đồ 2.1.Năng suất đậu xanh các vùng trên cả nước năm 2015 và 2016
Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy Tây Nguyên là vùng có năng suất thấp
nhất trải qua 2 năm mà năng suất vẫn giữ nguyên ở mức 8,9 tạ/ha, tiếp đến là năng
suất tại vùng Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía bắc xấp xỉ 9,2 - 9,9 tạ/ha.
ĐBSCL và ĐBSH tuy có diện tích sản xuất thấp nhất nhưng lại có sản lượng lớn
hơn so với bình qn cả nước lần lượt là 5,6 tạ/ha và 4,5 tạ/ha.
2.3. Vai trị của photpho với cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng
2.3.1. Vai trị của photpho đối với cây trồng nói chung
Photpho (P) là nguyên tố thiết yếu trong cấu tạo của nucleoprotein,
phosphilipids, enzymes và những hợp chất khác của cây. Phốt pho cần thiết
cho việc tích luỹ và giải phóng năng lượng cho tế bào sống, cần thiết cho sự
hình thành và tích luỹ carbonhydrates, sự chín của cây, sự phát triển của rễ và
khả năng chống bệnh. Khi thiếu phốt pho, cây còi cọc, ban đầu có màu lá
xanh đậm, sau đó mất màu, màu sắc lốm đốm và có hàm lượng protein thấp.

12


Ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận

của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời
tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh.
Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả
và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm và có
tác dụng đệm,làm cho cây chịu được chua, kiềm.
Bón thiếu photpho
• Gây

ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả, củ.

• Làm

giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa khó nở; quả ít, chín chậm, quả

thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn cơng.
• Cành

lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé,

lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển màu tím đỏ (bắt đầu từ các lá
phía dưới trước, và từ mép lá vào trong).
• Q

trình tổng hợp protein bị ngưng trệ, lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và

có xu hướng dựng đứng.
• Thiếu

lân dẫn đến tích lũy đạm dạng Nirat gây trở ngại cho việc tổng hợp


Protein.
• Thiếu

lân, bộ rễ cây phát triển kém ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất

dinh dưỡng, hạn chế q trình quang hợp và hơ hấp, ảnh hưởng đến q trình đậu
quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
Bón thừa photpho
• Thừa
• Bón

thì khó phát hiện, nhưng dễ kéo theo là cây thiếu kẽm và đồng.

nhiều lân thì sẽ ức chế cây sinh trưởng dẫn tới thừa sắc tố.

• Thừa

Lân sẽ làm cho cây chín q sớm, khơng kịp tích lũy các chất để

được vụ mùa năng suất cao.
• Lân

thuộc loại nguyên tố linh động, nên nó có khả năng vận chuyển từ cơ

quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.

13


2.3.2. Vai trò của photpho đối với đậu xanh

Photpho là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết sau đạm đối với cây họ đậu nói
chungvà cây đậu xanh nói riêng, đặc biệt đối với vùng đất nhiệt đới thường có
hàmlượng lân dễ tiêu thấp nên bón lân sẽ có hiệu quả cao cho cây đậu xanh
(tăngchiều cao cây, số cành/cây, số lượng nốt sần, số quả/cây, số hạt/quả...) nên
năng suất cao.
Đối với những vùng chịu ảnh hưởng của phong hoá nhiệt đới, sự phân
huỷ Photpho xảy ra mạnh do đó cần phải bổ sung Photpho cho đất là rất cần thiết.
Các nghiên cứu về bổ sung Photpho cho đất cho thấy: Bón 20 - 40 kg P2O5/ha
năng suất đậu xanh đã tăng lên khá rõ rệt. Trên đất đá ong ảnh hưởng của bón lân
tới năng suất có ý nghĩa rất lớn, thậm chí lượng bón có thể lên tới 100 kg P2O5/ha
mới cho hiệu quả cao nhất. Đất cát pha sét của Iran bón nitơ và photpho đã làm
tăng năng suất đậuxanh (đạt 2.240 kg/ha) ở mức phân bón 90 kg N/ha và 120 kg
P2O5/ha (Sadeghipour &cs., 2010).
Nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy bón lân làm tăng năng suất đậu xanh. Ở
vùng nhiệt đới, sự sinh trưởng của cây trồng thường bị hạn chế bởi hàm
lượng lân trong đất thấp và sự phục hồi lân trong đất thông qua việc bón phân
cho cây trồng cũng thường rất thấp bởi vì hầu hết lân ở dạng khó tiêu do bị hấp
phụ, kết tủa hoặc chuyển hóa dưới dạng hữu cơ. Trồng đậu xanh trên đất cát pha
bón 50 kg/ha kết hợp với 20 kg N/ha và 40 kg K2O/ha cho số quả/cây, số hạt/quả,
khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt là cao nhất. Ở mức bón 85 kg P2O5/ha cho
năng suất hạt cao nhất nhưng khơng có sự sai khác với mức bón 60 kg P2O5/ha.
Năng suất hạt tăng lên đáng kể khi bón 70 kg P2O5/ha.
Theo Gill &cs. (1985) phân lân làm gia tăng có ý nghĩa số hạt trên trái và
năng suất hạt. Những mức lân khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất và thành
phần năng suất, với lượng khuyến cáo 60 – 90kg P2O5/ha. Theo Muhammad &cs.
(2001), tại Pakistan bón 70 kg P2O5 kết hợp với 30 kg N và 90 kg P2O5/ha cho
năng suất hạt cao nhất. Kết quả nghiên cứu của Parvez &cs. (2013), tại
14



Bangladesh giống Binamoog-6 và Binamoog-8 ở mức bón 60 kg P2O5/ha có khả
năng sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt cao nhất, khơng
bón lân hoặc chỉ bón 20 kg P2O5/ha cho năng suất hạt thấp nhất.
2.4. Những nghiên cứu về photpho cho cây trồng trên thế giới
Khi tiến hành những thí nghiệm về liều lượng photpho bón tại vùng
Queensland ở Astralia, Dikson & cs. (1987) đã cho rằng năng suất đậu xanh đã
tăng lên đáng kể khi được bón photpho, sự mẫn cảm của đậu xanh với phân
photpho phụ thuốc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ vè thành phần cơ
giới đất.
Theo Hussain& cs. (2011) kết luận rằng, trong những nguyên tố đa lượng
kali phải được bón khi trồng đậu xanh ở Faisalabad, với liều lượng khuyến cáo 90
kg/ha. Ali & cs. (1996) báo cáo rằng số quả trên cây, số hạt trên quả và năng suất
hạt gia tăng đến tối đa khi bón 90 kg kali/ha ở Pakistan.
Photpho là nguyên tố được phát hiện bởi nhà giả kim Henning Brand vào
năm 1669. Photpho cáo tác động trực tiếp đến quá trình tích lũy đường, protein,
lipid, vitamin… của cây trồng. Đặt biệt photpho là thành phần không thể thiếu
của ATP, ADP, AMP (phân tử trao đổi năng lượng), kiểm soát, điều khiển q
trình trao đổi năng lượng của cây (hơ hấp, quang hợp..). Photpho có tác dụng thúc
đẩy phát triển và tăng khả năng chống chịu của cây trồng. Thiếu photpho, sự hình
thành tế bào mới bị chậm lại, cây cịi cọc ít phân cành, đẻ nhánh, lá có màu xanh
lục bẩn, không sáng. Thiếu photpho, năng suất cây trồng bị giảm sút nghiêm trọng,
ngay cả khi được cung cấp đủ nitơ (Havlin & cs., 1999).
Thí nghiệm thực hiện ở viện nghiên cứu nông nghiệp Bangladesh nghiên
cứu khả năng hấp thụ photpho trên 3 nhóm đất đó là đất cát, đất nâu vàng và đất
nâu đỏ. Kết quả cho thấy : lượng photpho hấp thụ trong hạt đậu xanh 2,07 và trong
thân, lá 3,98 kg/ha (Sarker & cs.,2011).
Theo Gill & cs. (1985) photpho làm gia tăng có ý nghĩa số hạt trên trái và
năng suất hạt. Những mức photpho khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất và
15



thành phần năng suất với lượng khuyến cáo 60 – 90 kg/ha ở Pakistan (Muhammad
& cs.,1999).
2.5. Những nghiên cứu về photpho cho cây trồng ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng phân photpho quá mức có thể có tác
động tiêu cực lâu dài đến năng suất cây trồng bằng cách giảm các vi sinh vật (hoặc
cách chúng hoạt động) vốn rất quan trọng đối với sức khỏe cây trồng.
Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ và cung cấp photpho dễ tiêu cho cây
ở huyện Cao Phong , tỉnh Hịa Bình đã chỉ ra khả năng hấp phụ photpho giảm dần
theo chiều tăng lên của hàm lượng photpho bổ sung vào đất. Ở hàm lượng P 2O5
100 ppm khả năng hấp phụ từ 62,48%- 94,66% ; 300ppm là 47,20% - 81,38% ;
600ppm là 18,02% - 60,54%. Khả năng hấp phụ photpho của đất tang ở đất giàu
sét và có độ chua thấp, ngược lại sẽ giảm trong điều kiện đất có hàm lượng chất
hữu cơ và photpho dễ tiêu.
Trong một nghiên cứu về cây đậu xanh với photpho (phân lân) kết quả
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của nguyên tố này đến sinh trưởng của cây đậu
xanh khá là rõ ràng. Photpho đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển nốt sần
của cây đậu xanh (Trần Văn Điền, 2001). Các thí nghiệm cho thấy nốt sần hình
thành tối đa ở mức photpho bón 400- 500 mg/kg, với hoạt tính tối đa của nó, nó
u cầu photpho cịn cao hơn. Tuy nhiên nếu bón nhiều photpho cũng gây ra nhiều
vấn đề. Sự hấp thụ photpho và phản ứng đối với phân photpho cũng bị ảnh hưởng
bởi độ ẩm đất. Ở điều kiện thiếu nước sự hút photpho của cây giảm. Sau khi tưới
cho cây đã bị khơ dài hạn, nó sẽ hút photpho ở tỉ lệ cao hơn so với cây được tưới
ở mức nước thích hợp.
Trên một số loại đất ở Tây Nguyên bón 1 kg P2O5 cho hiệu quả thu được
4,3 – 7,5 kg cà phê nhân, 8,5 kg thóc. Ở các vùng đất phèn mới khai hoang, hiệu
suất của phân photpho càng cao hơn, 1 kg P2O5 mang lại 9,0 kg thóc, ở mức bón
40 – 60 kg P2O5/ha. Bón quá nhiều phân photpho trong nhiều trường hợp có thể
làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.
16



×