Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây đậu đũa năm 2021 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BÓN PHÂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CÂY ĐẬU ĐŨA NĂM 2021 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Người thực hiện

: LÊ THỊ CHUNG

Lớp

: K61 - KHCTC

MSV

: 611759

Giảng viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THỊ LOAN

Bộ môn

: CANH TÁC HỌC

HÀ NỘI- 2021




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng nỗ lực của
bản thân tơi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và
tập thể.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Loan,
bộ môn Canh tác học, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cô là
người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tơi trong suốt thời gian làm
thực tập tốt nghiệp.
Bên cạnh đó tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán
bộ, công nhân viên bộ môn Canh tác học đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật
giúp tơi tiến hành thí nghiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Nơng học và tồn
thể các thầy cô trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dìu dắt và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm giúp tơi làm tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình thực tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2021
Sinh viên

Lê Thị Chung

i


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Mục lục ............................................................................................................................ii
DAnh mục bảng ............................................................................................................... v
DAnh mục hình .............................................................................................................. vi
DAnh mục các từ viết tắt ..............................................................................................vii
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp ....................................................................................... viii
Phần 1.Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 3

Phần 2.Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Giới thiệu chung về cây đậu đũa ........................................................................ 4

2.1.1.


Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu đũa ........................................ 4

2.1.2.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây đậu đũa .................................................................. 5

2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau đậu trên thế giới và tại Việt Nam .......... 7

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau đậu trên Thế giới ................................... 7

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau đậu ở Việt Nam ..................................... 9

2.3.

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng bón trên cây đậu đũa ....... 11

2.3.1. Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng trên thế giới…………….11
2.3.2

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng bón tại Việt Nam........….15

2.4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến cây trồng ở Việt

Nam và trên thế giới ......................................................................................... 16

2.4.1.

Nghiên cứu phân hữu cơ trên thế giới .............................................................. 16

2.4.2 . Nghiên cứu phân hữu cơ ở Việt Nam............................................................... 17
2.5.

Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ
trên cây đậu đũa ................................................................................................ 19

2.5.1.

Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ
trên cây đậu đũa trên Thế giới .......................................................................... 19

ii


2.5.2.

Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ
trên cây đậu đũa tại Việt Nam .......................................................................... 21

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................... 24
3.1.

Đố i tươ ̣ng, vâ ̣t liê ̣u nghiên cứu ......................................................................... 24


3.2.

Điạ điể m và thời gian nghiên cứu .................................................................... 24

3.3.

Nô ̣i dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

3.4.1.

Bố trí thí nghiê ̣m............................................................................................... 25

3.4.2.

Quy trình kĩ thuật, biện pháp chăm sóc ............................................................ 26

3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 28

3.4.4.

Thống kê và xử lý số liệu ................................................................................. 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 30
4.1.


Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng của cây
đậu đũa.............................................................................................................. 30

4.2.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây
đậu đũa.............................................................................................................. 32

4.2.1.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chiều cao của cây đậu đũa ............... 32

4.2.2.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến động thái ra lá của cây đậu đũa ....... 35

4.3.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số sinh lý của cây đậu đũa ......... 38

4.3.1.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số SPAD của cây đậu đũa ......... 38

4.3.2.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của đậu
đũa .................................................................................................................... 40


4.3.3.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến khả năng tích lũy chất khơ của
đậu đũa.............................................................................................................. 43

4.4.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến tỷ lệ sâu bệnh hại trên đậu đũa ........ 45

4.5.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây đậu đũa ........................................................................... 47

Phần 5. kết luận và đề nghị.......................................................................................... 54
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 54

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 54

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 55
Phụ lục .......................................................................................................................... 58

iii


iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thành phần dinh dưỡng của cây đậu đũa .................................................... 4

Bảng 2.2.

Các nhà sản xuất đậu, rau hàng đầu thế giới năm 2012............................... 7

Bảng 2.3.

Sản xuất đậu rau trên thế giới năm 2018 ..................................................... 8

Bảng 2.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu trên thế giới giai đoạn 20102018.............................................................................................................. 9

Bảng 2.5.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu tại Việt Nam giai đoạn 20102016............................................................................................................ 10

Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng của
cây đậu đũa ................................................................................................ 31

Bảng 4.2.


Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến động thái tăng trưởng chiều
cao của cây đậu đũa ................................................................................... 33

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến động thái ra lá của cây đậu
đũa .............................................................................................................. 36

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số SPAD của cây đậu
đũa .............................................................................................................. 39

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng biện pháp bón phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của cây
đậu đũa ....................................................................................................... 41

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến khả năng tích lũy chất khơ
của đậu đũa ................................................................................................ 44

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến tỷ lệ sâu bệnh hại trên cây
đậu đũa ....................................................................................................... 47

Bảng 4.8.


Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến các yếu tố cấu thành năng
suất cây đậu đũa ......................................................................................... 48

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến năng suất của cây đậu đũa ....... 51

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến động thái tăng trưởng chiều
cao của cây đậu đũa ................................................................................... 34

Hình 4.2.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến động thái ra lá của cây đậu
đũa .............................................................................................................. 37

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số SPAD của cây đậu
đũa .............................................................................................................. 39

Hình 4.4.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến chỉ số diện tích lá (LAI) của
cây đậu đũa ................................................................................................ 42


Hình 4.5.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến khả năng tích lũy chất khơ
của đậu đũa ................................................................................................ 44

Hình 4.6.

Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến yếu tố cấu thành năng suất
của cây đậu đũa .......................................................................................... 48

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

NSCT

Năng suất cá thể


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

SLCC

Số lá cuối cùng

NSG

Ngày sau gieo

VC

Vô cơ

HCSD

Hữu cơ Sông Gianh

TQ


Trùn quế

PG

Phân gà

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục đích
Xác định được biện pháp bón phân phù hợp với cây đậu đũa trong điều kiện
đồng ruộng vụ Hè Thu 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm 1 nhân tố về các biện pháp bón phân
khác nhau gồm 9 cơng thức (CT1: khơng bón phân (ĐC), CT2: 100% phân vô cơ,
CT3: 50% phân vô cơ, CT4: 50% phân vô cơ + 50% phân vi sinh Sông Gianh, CT5:
50% phân vô cơ + 50% phân trùn quế, CT6: 50% phân vô cơ + 50% phân gà, CT7:
100% phân vi sinh Sông Gianh, CT8: 100% phân trùn quế, CT9: 100% phân gà).
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu: thời gian sinh trưởng, chỉ tiêu
sinh trưởng (chiều cao, số lá/cây), chỉ tiêu sinh lý (khối lượng chất khơ, diện tích lá
LAI, hàm lượng diệp lục SPAD), mức độ nhiễm bệnh hại, yếu tố cấu thành năng suất
(số quả, chiều dài, khối lượng 1 quả) và năng suất (năng suất cá thể, năng suất thực
thu, năng suất lý thuyết).
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: kết quả được tổng hợp và xử lý trền
phần mềm Excel và IRRISTART 5.0.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả thu được từ nghiên cứu đề tài cho thấy việc sử dụng kết hợp phân vô cơ
và phân gà cho năng suất thực thu là 18.46 tấn/ha. Vì vậy có thể đưa ra ứng dụng vào

sản xuất.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với cây trồng, biện pháp canh tác, phân bón, kỹ thuật bón phân là
những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng nơng sản.Nhờ
sự trợ giúp của phân bón là cơ sở để phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ
thuật trồng trọt khác như làm đất , gieo trồng , tưới tiêu ... Bón phân cân đối và
hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng
sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng , protein , đường , vitamin . Nhìn
chung , phân bón chứa N , phốt pho ( P ) và kali ( K ) , là các chất dinh dưỡng
thực vật thiết yếu , rất quan trọng đối với sản xuất cây trồng . Mặc dù sản xuất
cây trồng địi hỏi phân bón , nhưng liều lượng quá lớn và sử dụng phân bón với
tỷ lệ NPK khơng cân bằng hóa học trong một thời gian dài sẽ kéo theo nhiều vấn
đề ảnh hưởng đến cây trồng và đất . Hậu quả là mất chất hữu cơ , suy giảm cấu
trúc đất , giảm các hoạt động sinh học và khả năng sinh sản vi sinh vật có lợi
trong đất , kéo theo năng suất cây trồng giảm và ảnh hưởng đến mơi trường tồn
cầu . Vì vậy , chúng ta cần phát triển , lựa chọn và đưa ra những giải pháp thân
thiện với môi trường và thay thế được cho phân bón hóa học .
Phân hữu cơ là một lựa chọn phù hợp , thân thiện với mơi trường.
Phân hữu cơ có lợi là không gây ô nhiễm môi trường , không gây chai sạn
đất , khơng gây mất chuyển đổi lý hóa của đất , tăng lượng mùn , vi sinh vật ,
cây trồng tốt hơn và sản phẩm nông nghiệp ngon hơn . Chúng giúp bảo tồn số
lượng và chất lượng chất hữu cơ trong đất làm tăng độ phì nhiêu đất , cung cấp
N , P , K và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng . Ưu điểm của phân
hữu cơ giúp tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt , chăn nuôi để tạo ra
phân bón tốt cho cây trồng , làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí

phân bón hóa học
Đậu đũa hay đậu dải áo (Vigna unguiculata subsp. Sesquipedalis) thuộc
họ Đậu (Fabaceae) là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người
1


tiêu dùng ưa chuộng, là loại cây dễ trồng, dễ bảo quản và vận chuyển. Quả đậu
đũa là loại rau dễ ăn, dễ chế biến, có thể ăn tươi, xào, luộc nấu, đóng hộp và
đơng lạnh, hạt đậu đũa khơ được sử dụng trong các bữa ăn kiêng rất có giá trị.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm, làm rau, cung cấp nhiên liệu cho các ngành
công nghiệp. Đặc biệt , rễ đậu đũa có vi khuẩn nốt sần (Rhizobium bacteria)
phát triển nhiều góp phần cung cấp một lượng đạm đáng kể cho cây trồng, tăng
lượng vi sinh vật và độ màu mỡ cho cây.
Hiện nay diện tích đậu rau đang càng ngày càng tăng vì năng suất, chất
lượng tốt của nó đang được mọi người cơng nhận nhưng năng suất và sản lượng
tăng chưa cao do kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, chịu nhiều ảnh hưởng của thời
tiết ( mưa bão, ngập lụt, …), nhiều khu vực trồng sử dụng với loại và lượng
phân bón , thuốc BVTV khơng phù hợp dẫn tới ảnh hưởng về năng suất , chất
lượng quả ... Bón phân khơng hợp lí , trong điều kiện bón lượng phân quá nhiều
dư thừa dẫn tới cây sinh trưởng quá mạnh , cành lá rậm rạp , chậm ra hoa , quả ,
thời gian chín kéo dài , năng suất , chất lượng quả kém.
Lượng phân bón ít dẫn tới cây sinh trưởng , phát triển chậm , cịi cọc ,
phân hóa hoa chậm , hoa nhỏ và ít , quả nhỏ , ... dẫn đến năng suất và chất lượng
giảm.
Để tìm ra phương pháp trồng tốt nhất với lượng phân bón hợp lí để cho
cây sinh trưởng , phát triển tốt và năng suất cao , tơi tiến hành thí nghiệm nghiên
cứu : “ Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng , phát triển và
năng suất cây đậu đũa tại Gia Lâm - Hà Nội . ”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp phân vơ cơ và hữu cơ
bón đến sinh trưởng , phát triển , năng suất cây đậu đũa
Từ đó xác định phương pháp bón kết hợp phân vơ cơ và hữu cơ phù hợp
cho cây đậu đũa

2


1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bón kết hợp vô cơ và hữu cơ đến
các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đậu đũa.
Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bón kết hợp vơ cơ và hữu cơ đến
các chỉ tiêu sinh lý của cây đậu đũa.
Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bón kết hợp vơ cơ và hữu cơ đến
mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây đậu đũa.
Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bón kết hợp vô cơ và hữu cơ đến
các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu đũa.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĐẬU ĐŨA
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu đũa
2.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Cây đậu đũa là loại rau dễ ăn, dễ chế biến, có thể luộc, xào, đóng hộp,
đơng lạnh. Là thành phần quan trọng và ổn định trong khẩu phần ăn của người
Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Quả đậu vitamin, chất xơ, protein, sắt. Tại Châu
Á, đậu đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn hàng
ngày, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các nước nghèo. Nó là

nguồn cung cấp protein quan trọng cho nhu cầu dinh dưỡng tại các nước chậm
phát triển.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cây đậu đũa
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g đậu đũa tươi
Năng lượng
197 kJ (47 kcal)
Carbohydrate
8,35 g
Chất béo
0,4 g
Protein
2,8 g
Vitamin A equiv.
43 mg (5%)
Thiamine (vit.B 1)
0,107 mg (9%)
Riboflavin(vit.B )
0,11 mg (9%)
Niacin (vit. B 3)
0,41 mg (3%)
Axitpantothenic (B 5)
0,55 mg (11%)
Vitamin B 6
0,024 mg (2%)
Folate (vit. B 9)
62 mg (16%)
Vitamin C
18,8 mg (23%)
Canxi
50 mg (5%)

Sắt
0,47 mg (4%)
Magiê
44 mg (12%)
Mangan
0.205 mg (10%)
Phốt pho
59 mg (8%)
Kali
240 mg (5%)
Natri
4 mg (0%)
Kẽm
0,37 mg (4%)
Nguồn: USDA
4


2.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây đậu đũa
Đậu đũa là đậu rau có tầm kinh tế lớn vì chúng phân bố rộng khắp, sản
lượng tương đôi cao, là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ trồng loại đậu
rau này.
Đậu rau có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 35-40 ngày đã có hoa nở,
nếu quả đậu ăn tươi thì chỉ cần 10-13 ngày sau nở là thu hoạch được, hơn thế
đậu đũa cho thu hoạch nhiều lần, cứ 2-3 ngày thu hoạch đc 1 lần do đó mang lại
năng suất cao.Đặc biệt đậu đũa thuộc cây họ đậu nên có giá trị rất lớn trong vai
trị cải tạo đất nơng nghiệp thích hợp cho việc ln canh tăng vụ với cây lúa
nước, ngô và một số cây trồng nông nghiệp khác, rễ đậu chứa nhiều nốt sần có
khả năng cố định đạm cho các loại cây trồng khác khi trồng xen với nó. Đậu đũa
cịn là loại rau màu giúp cho việc tăng sản lượng cây trồng trên cùng một đơn vị

diện tích. Thân và lá đậu đũa còn là nguồn gốc cung cấp thức ăn cho gia súc.
Mặt khác chi phí đầu tư cho cây đậu đũa là không cao, giá bán hợp lý,
thời gian sinh trưởng ngắn, nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì
vậy, đậu đũa đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân.
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây đậu đũa
a. Yêu cầu nhiệt độ
Bộ lá phát triển mạnh, do đó đậu đũa có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt
hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, chịu được nhiệt độ cao
(30°C), nhiệt độ thích hợp 20 – 25°C, thuộc nhóm cây ngày ngắn.
b. Yêu cầu ánh sáng
Hầu hết đậu được trồng trong sản xuất yêu cầu thời gian chiếu sáng trong
ngày khơng nghiêm ngặt, vì vậy nếu nhiệt độ của các vùng, các mùa vụ phù hợp
với đậu đũa thì nhiều vùng có thể gieo trồng đậu đũa quanh năm.
Các giống đậu yêu cầu cường độ chiếu sáng trung bình để sinh trưởng và
phát triển.

5


Đậu đũa là loại cây trồng canh tác được trong điều kiện của vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được thời tiết quá rét.
c. Yêu cầu về đất đai
Đậu rau là loại cây trồng không kén đất lắm, tuy vậy muốn có năng suất
cao, phải gieo trồng trên loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ.
VD: đất cát pha, đất phù sa ven sông .
Đất trồng đậu phải thực hành luân canh cây trồng, phải xa những nơi bị ô
nhiễm, đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu phải thoát nước, xốp, thoáng, tốt
nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 -7 sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
d. Yêu cầu về dinh dưỡng
Đậu đũa phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khống N,P,K.

Trong 3 ngun tố N,P,K thì đậu cần nhiều nhất là đạm, thứ đến là kali và ít nhất
là lân
Đạm có tác dụng làm tăng khối lượng thân lá ở thời kì đầu sinh trưởng,
tăng chiều cao, số lượng hoa, số quả/chùm. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng còi
cọc, chậm ra hoa, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nụ rụng hoa.
Kali làm tăng khả năng quang hợp của cây, rất cần cho thời kỳ tạo quả,
tăng sinh khối quả, cho chất lượng quả tốt hơn.
Lân cần thiết cho giai đoạn cây con, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của
cây, giúp cây sớm ra hoa, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Canxi cần cho sự phát triển ban đầu của rễ. Thiếu canxi rễ chuyển sang
màu nâu rồi dần dần chuyển sang suy yếu khả năng hút chất dinh dưỡng. Trong
đất trồng đậu đũa hàm lượng canxi có thể lớn gấp 10 lần canxi.
Magie là thành phần quan trọng của diệp lục và có vai trị quan trọng
trong việc tăng năng suất đậu đũa. Thiếu magie có thể làm giảm năng suất đậu
đũa.
Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây.
Thiếu lưu huỳnh, sự sinh trưởng của cây bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt,
cây chậm phát triển. Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Bo, Fe, Cu,
6


Zn, Mn,… cũng đóng vai trị quan trọng đối với năng suất cây. Cây đậu đũa có
thể hấp thu các chất này từ đất, đủ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây,
do đó ít phải bổ sung các vi lượng này.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY RAU ĐẬU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau đậu trên Thế giới
Sản xuất rau là một trong những ngành được cơng nghiệp hóa sớm bởi
cây rau có chu kỳ vịng đời ngắn ( hệ số quay vòng nhanh), yêu cầu thâm canh
cao và đặc biệt rất thích hợp với kỹ thuật canh tác đặc thù; mặt khác nhu cầu của

thế giới với sản phẩm này đang cần với số lượng ngày càng lớn vì vậy trồng rau
theo hướng cơng nghiệp sẽ nâng cao năng suất và thông qua chế biến sẽ tạo lợi
nhuận cao. Năng suất rau trung bình của các nước có nền nơng nghiệp phát triển
đã đạt 50-55 tấn/ha/vụ, ở những nước này trồng rau theo phương thức công
nghiệp năng suất rất cao ( đạt 200-300 tấn/ha/vụ).
Bảng 2.2. Các nhà sản xuất đậu, rau hàng đầu thế giới năm 2012
Cấp

Quốc gia

Sản xuất (nghìn tấn)

1

Trung Quốc

16.200

2

Indonesia

871.17

3

Ấn Độ

620


4

Thổ Nhĩ Kì

614.96

5

Thái Lan

305

6

Ai Cập

251.279

7

Tây Ban Nha

165.4

8

Ý

134.12


9

Ma - rốc

133.74

10

Bangladesh

94.36

Tổng: 20742.85
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)

7


Số liệu bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng đậu trên thế giới chủ yếu tập
trung ở khu vực Châu Á. Trung Quốc đứng đầu với sản lượng 16200 nghìn tấn
năm 2012 gấp gần 172 lần so với nước thấp nhất là Bangladesh , gấp 18.5 lần so
với nước đứng thứ 2 thế giới là Indonesia về sản xuất đậu.
Bảng 2.3. Sản xuất đậu rau trên thế giới năm 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)


(kg/ha)

(tấn)

Châu Phi

59237

11019.7

652773

Châu Mỹ

106649

28866.5

305705

Châu Âu

29973

5952.8

178423

Châu Á


40904

10617.2

434288

Châu Đại Dương

57

8980.9

516

Châu lục

(Nguồn: FAOSTAT, 2020)
Số liệu bảng 2.3 cho thấy tình hình sản xuất rau đậu của các châu lục biến
động khá lớn. Châu Mỹ có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới, đạt 106649 ha.
Châu Phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 59237 ha, gấp 1039 lần so với diện
tích rau đậu của Châu Đại Dương. Châu Đại Dương cũng là châu lục có diện
tích trồng rau đậu thấp nhất, chỉ có 57 ha bằng 0.05 % diện tích rau của Châu
Mỹ. Mặc dù Châu Mỹ có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất
rau đậu lại thấp nhất trong các châu lục, chỉ đạt 2866.5 kg/ha, bằng 30.2% năng
suất rau của thế giới, 0.26% năng suất rau đậu của châu Phi. Năm 2018 năng
suất rau đậu của châu Đại Dương đạt 2866.5 kg/ha. Châu Phi có năng suất rau
đậu cao nhất thế giới (11019.7 kg/ha).

8



Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu trên thế giới
giai đoạn 2010-2018
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng(tấn)

2010

1491780

13260.3

19781471

2011

1496661

13461.1

20146705

2012


1504382

13875.5

20874010

2013

1518321

14069.6

21362203

2014

1502477

14446.3

21705172

2015

1539753

15056.5

23183217


2016

1563266

15093.8

23595644

2017

1568774

15435.1

24214148

2018

1567394

15792.3

24752675

(Nguồn: FAOSTAT, 2020)
Số liệu bảng 2.4 cho thấy về diện tích trồng rau đậu từ năm 2010- 2018 có
nhiều chuyển biến, tuy nhiên xu hướng chung là tăng dần qua các năm. Về năng
suất, năm 2018 năng suất là 15792.3kg/ha tăng 2532 kg/ha so với năm 2010.
Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ từ khoa học kĩ thuật, áp dụng vào các giống, canh
tác... mà năng suất đậu tăng lên một cách đáng kể qua gần một thập kỉ. Do diện

tích và năng suất đều tăng nên sản lượng rau đậu biến thiên theo tỷ lệ thuận cũng
tăng lên.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây rau đậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu đũa được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và một
số các tỉnh phía Nam (Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,..). Các tỉnh có
diện tích lớn là Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Phòng,.. Ở phía Bắc và Đà Lạt,
9


TP Hồ Chí Minh ở phía Nam. Trong vài năm gần đây, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã
phát triển trồng đậu đũa trong vụ Đông Xuân. Năng suất quả trung bình 20
tấn/ha (Dẫn theo Trần Khắc Thi & cs, 2009).
Có thể nâng cao thu nhập cho người trồng đậu đũa thong qua việc phát
huy tối đa tiềm năng, năng suất và chất lượng sản phẩm đậu rau. Tuy nhiên, còn
nhiều mặt tồn tại trong việc sản xuất đâu đũa ở Việt Nam dẫn đến hạn chế việc
mở rộng và phát triển ngành trồng đậu đũa, đó là dư lượng thuốc trừ sâu và dư
lượng độc hại trong sản phẩm còn cao, việc thu hoạch sản phẩm còn hạn chế
làm giảm chất lượng đậu rau thương phẩm. Thực hành canh tác của nơng dân
cịn nhiều bất cập khiến cho năng suất bị hạn chế làm giảm thu nhập của nông
dân.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2016
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng(tấn)


2006

516.21

13.13

6777.40

2007

472.16

14.27

6736.42

2008

430.37

15.47

6657.42

2009

400.00

16.25


6500.00

2010

425.93

16.25

6918.97

2011

361.52

15.72

5681.39

2012

705.62

16.12

11375.93

2013

847.47


14.38

12189.46

2014

881.71

14.76

13010.09

2015

890.20

14.53

12931.87

2016

907.77

14.89

13512.88
(Nguồn: FAOSTAT, 2018)

Theo bảng số liệu 2.4 diện tích, năng suất và sản lượng rau đậu qua 10

năm có nhiều biến động, tuy nhiên xu hướng đều tăng qua các năm. Năm 2006,
diện tích trồng rau đậu ở nước ta là 516,21 nghìn ha, với sản lượng rau đạt
10


6777,4 nghìn tấn, đến năm 2016 diện tích trồng rau đậu đã tăng lên thành 907,77
nghìn ha với sản 13512,88 nghìn tấn, gần gấp đơi so với năm 2006. Qua đó thấy
được thị trường rau đậu đang được mở rộng, nhu cầu thị trường ngày càng cao.
Với xu hướng phát triển này, thị trường rau đậu không chỉ dừng ở việc đáp ứng
nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng một phần cho xuất khẩu.
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
BÓN TRÊN CÂY ĐẬU ĐŨA
2.3.1. Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng bón trên thế giới
* Nghiên cứu về lượng Photpho (P):
Theo A. Singh & cs. (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phốt pho đến
năng suất của các giống đậu đũa (Vigna unguiculata (L) Walp.) ở xavan Sudan
của Nigeria. Các vùng Savanna của Nigeria thiếu ni-trogen và phốt pho, làm
chậm sự phát triển và năng suất của cây trồng. Vì vậy, một nghiên cứu đã được
thực hiện vào mùa mưa năm 2006 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo cây trồng cạn
thuộc Đại học Us-manu Danfodiyo, Sokoto để đánh giá ảnh hưởng của phốt pho
đến sự tăng trưởng và năng suất của hai giống đậu đũa có nguồn gốc từ Cộng
hịa Niger. Cơng thức thí nghiệm bao gồm 4 tỷ lệ phốt pho (0, 20, 40, 60 kg/ha)
bón trên 2 giống đậu đũa (KVX303096G và TN5-78) và được bố trí theo kiểu
khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên ( RCBD) lặp lại ba lần. Kết quả cho thấy lượng P
bón ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu
đũa, trong đó, năng suất hạt và thân cây và khối lượng 100 hạt vớ đạt giá trị cao
nhất đối với việc bón 60 kg P/ha. Nghiên cứu đã kết luận việc bón 60 kg P/ha có
thể được khuyến cáo để có năng suất đậu đũa cao hơn (1,4 tấn /ha) so với 0 kg P
/ha cho năng suất 1,0 tấn/ha.
Theo Anjeela Aryal & cs. (2021) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức

phptpho khác nhau đến sinh trưởng và năng suất của các giống đậu đũa ở Dang,
Nepal. Thí nghiệm này được thực hiện tại Lamahi Municpality, huyện Dang,
tỉnh số 5, vùng nội địa của Nepal trong mùa mưa năm 2019. Thí nghiệm 2 nhân
tố trên thiết kế khối ngãu nhiên đầy đủ RCBD với 2 giống (Aakash và Prakash)
và 5 mức photpho (0kg P/ha, 20 kg P/ha, 40kg P/ha, 60 kg P/ha và 90 kg P/ha).
11


Kết quả cho thấy giống Aakash có năng suất quả tươi cao hơn đáng kể (15,99
tấn/ha) và các yếu tố như số lá ở 45 NSG (35,22), diện tích lá ở 45 NSG (70,23
cm), đường kính quả (0,77 cm), tổng số quả tươi trên mỗi cây (44,85 quả) so
với Prakash varicty (năng suất :12,25 tấn/ha). Các yếu tố sinh trưởng như số
cành và chiều dài quả không bị ảnh hưởng bởi giống được sử dụng. Ngoài ra,
mức độ P khác nhau cũng ảnh hưởng đến năng suất quả tươi của các giống khác
nhau. Mức P 40 kg/ha cho năng suất quả tươi cao nhất (20,18 tấn/ha và cho thấy
số lá (38,9 lá), số cành (23,48), chiều cao cây (88,78cm), Prakash cao hơn đáng
kể (81,89cm), chiều dài vỏ quả (17,76cm), lớp vỏ quả (0,79cm) và tổng số quả
tươi trên mỗi cây (55,19) trong khi đối chứng có năng suất thấp nhất (8,33
tấn/ha), đối chứng (30,99) và 90 kg P/ha (30,86) có số lá ít nhất, đối chứng cho
ít cành nhất (17,31), đối chứng (63,77 cm) và 90 kg P/ha (67,83) cho cây ngắn
nhất, 90 kg P ha cho diện tích lá tối thiểu (51,09 cm ), đối chứng tạo ra chiều dài
quả nhỏ nhất (14,3 cm), đường kính quả (0,74cm), tổng số quả tươi ( 34,29).
Tương tự, sự tương tác của Aakash và liều lượng phốt pho 40 kg P/ha tạo ra số
lá tối đa đáng kể (43,07) và tổng sản lượng quả tươi (23,33 tha). Kết quả của
thử nghiệm cho thấy rằng cây Aakash với mức phốt pho 40 kg ha dường như có
lợi hơn trong điều kiện Terai và nội địa Terai của Nepal. Tuy nhiên, kết quả cần
được tiến hành nghiên cứu đối với các vùng khác nhau.
* Nghiên cứu về lượng Đạm(N):
Theo M. R. Hasan & cs. (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
đạm đến sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây đậu đũa. Thí

nghiệm được tiến hành tại Đại học Nông Nghiệp Bangladesh, Mymensingh .
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc bón đạm đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, năng suất sinh khối và giá trị dinh
dưỡng của đậu đũa. Năm mức phân N: 0 (T 0), 15 (T 1), 20 (T 2), 25 (T 3) và 30
(T4) kg N / ha được bố trí theo kiểu Thiết kế Hồn tồn Ngẫu nhiên (CRD ). Kết
quả cho thấy việc bón phân đạm có ảnh hưởng đáng kể (P <0,01) đến chiều cao
cây và chiều cao cây cao nhất (96,25 cm) đạt ở mức 25 kgN / ha. Tuy nhiên,
việc bón phân đạm urê không cho thấy tác dụng đáng kể nào đối với sự đẻ
12


nhánh của cây. Việc bón phân đạm một cách đáng kể (P <0,01) đã làm tăng
năng suất quả đậu đũa, khối lượng chất khơ, tích luỹ của quả , và hàm lượng
protein thô. trong quả đậu đũa.. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể kết luận
rằng việc bón N với tỷ lệ 25 Kg N / ha có lợi cho cây đậu đũa.
Theo Farhad Farahvash & cs. (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón sinh học (Azotobacter và nitroxine) và các tỷ lệ phân bón hóa học khác
nhau đến một số thuộc tính của đậu đũa (Vigna unguiculata (L.) Walp.) , nghiên
cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học thay vì
phân bón hóa học đến một số thuộc tính của cây đậu đũa. Nó được thực hiện
trong một thí nghiệm 2 nhân tố trên thiết kế khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên với ba
lần lặp lại tại Khu nghiên cứu của Đại học Islamic Azad, Chi nhánh Tabriz, Iran,
trong mùa sinh trưởng 2007-2008. Các yếu tố là phân bón sinh học (khơng bón
phân bón sinh học, Azotobacter, nitroxine, nitroxine + Azotobacter) và phân hóa
học có chứa đạm (khơng bón N, 50 kg N/ha, 100 kg N/ha và 150 kg N/ha). Kết
quả cho thấy ảnh hưởng đáng kể của phân bón sinh học đến số lá, chiều cao cây,
tỷ lệ protein và năng suất hạt. Tuy nhiên, lượng đạm chỉ ảnh hưởng đáng kể đến
số lượng lá và quả trên mỗi cây và tỷ lệ phần trăm protein. Có sự tương tác đáng
kể giữa hai yếu tố đối với khối lượng khô của lá và tỷ lệ phần trăm protein. Số lá
tối đa và tối thiểu thu được khi có mặt và khơng có N tương ứng. Chiều cao cây

cao nhất được lấy từ N và nitroxine, trong khi những cây thấp nhất khi sử dụng
phân sinh học Azotobacter và Azotobacter + nitroxine. Khối lượng khô lá cao
nhất được quan sát ở công thức bón 100 kg N/ha + Azotobacter và 150 kg N/ha
+ nitroxine, kết quả cho thấy khối lượng khô thấp nhất ở công thức 150 kg N/ha
+ nitroxine + Azotobacter. Số lượng quả cao nhất trên mỗi cây khi bón 50 kg
N/ha. Cơng thức bón 100kg N/ha và 150kg N/ha có phần trăm protein cao nhất,
cơng thức bón phân Azotobacter có phần trăm protein thấp nhất. Từ kết quả
nghiên cứu này có thể kết luận việc bón đạm ở 100kg/ha và 150kg/ha có lợi cho
cây.
* Nghiên cứu về lượng Kali (K):

13


Theo Ghassan J. Zedan (2011) khi nghiên cứu Ảnh hưởng của việc bón
phân kali và bón qua lá của giải pháp dinh dưỡng (tăng trưởng) đến sự tăng
trưởng và năng suất của đậu đũa (Vigna sinensis L.) trồng trong đất cát. Nghiên
cứu được thực hiện tại trường đại học Tikrit nhằm đánh giá ảnh hưởng của
lượng Kali bón (0 kg/ ha, 33,75 kg/ha, 67,50 kg K/ha) và số lần phun dung dịch
dinh dưỡng Growth (0 – 2 – 4 – 6 lần phun) cây đậu đũa. Thí nghiệm được thiết
kế theo kiểu khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên trong ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy
việc xử lý phân kali ở mức 33,75 (kg K/ha) đã làm tăng đáng kể khối lượng cây,
số quả và năng suất của cây. Công thức 2 lần phun dung dịch dinh dưỡng
(Growth) làm tăng số lượng vỏ hạt. Khi phun 4 lần dung dịch dinh dưỡng
(Growth) làm tăng đáng kể số lượng lá/ cây. Việc phun 6 lần dung dịch dinh
dưỡng (Growth) đã làm tăng trọng lượng quả và năng suất cây trồng. Các tác giả
cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng tương tác của việc bón 33,75 (kg/ha) kali và 6 lần
phun dung dịch dinh dưỡng (Growth) đã làm tăng đáng kể từng trọng lượng cây,
số quả và năng suất cây trồng. Trong khi bón 33,75 (kg K/ha) mà khơng phun
dung dịch Growth cho khối lượng 100 hạt tăng đáng kể. Việc bón 67,50 (kg

K/ha) kết hợp với 2 lần phun dung dịch dinh dưỡng (Growth) làm tang số cành
trên cây một cách rõ rệt.
Theo Radhi Dheyab Abed (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen
và tỷ lệ kali đến một số tính trạng của đậu đũa.
Mục đích: Nghiên cứu là một trong những phương pháp nhân giống cây
trồng quan trọng để phát triển các giống cây trồng mới. Các giống đậu đũa có
năng suất cao trong điều kiện mức kali tối ưu vì tác động tích cực đến quang hợp
và các q trình sinh lý cũng như hóa học của cây trồng.
Phương pháp: Sử dụng 2 giống đậu đũa (byader và bonanza) và các đàn
con F5 của chúng được trồng tại Abu-Ghraib ở Baghdad, Iraq vào mùa thu năm
2014. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với các tỷ
lệ kali là đối chứng (khơng bón), 60kg K/ha và 120 kg K /ha. Phân tích thống kê
phương sai để kiểm tra mức ý nghĩa và để đo lường sự khác biệt có ý nghĩa nhỏ
nhất giữa các cơng thức nghiên cứu.
14


Kết quả: Byader vượt trội về khối lượng 100 hạt, chiều dài quả và số hạt
trên quả. Byader F5 ghi nhận mức trung bình thấp nhất trong những ngày đến khi
ra hoa, số quả trên mỗi cây và năng suất hạt . Bonanza F5 và byader có số hạt trên
quả trung bình cao nhất. Cây trồng ở 120kg K/ha mất thời gian ngắn nhất để ra
hoa. Byader F5 trồng ở 120kg K/ha là tốt nhất để ra hoa sớm. Ngoài ra, nó là cao
nhất về chiều dài quả, số quả trên mỗi cây và năng suất hạt giống. Bonanza F5 là
loại tốt nhất về số hạt trên quả. Mối quan hệ tương quan thuận mạnh nhất là r =
0,919 giữa năng suất hạt và số quả trên mỗi cây, do đó, nó được coi là chỉ số chọn
lọc gián tiếp mạnh nhất để cải thiện năng suất hạt giống . Giá trị di truyền cao là
80% đối với khối lượng 100 hạt giống do kiểm soát di truyền mạnh mẽ trên đó.
Tương tự, nó được quan sát với sự kế thừa số ngày đến khi ra hoa. Sự khác biệt
nhỏ giữa tương quan hệ số kiểu gen (GCV) và tương quan hệ số kiểu hình (PCV)
đã được ghi lại, cho thấy tính đồng nhất cao giữa các cây. Kết luận: Việc chọn lọc

ở thế hệ sớm đối với số quả trên mỗi cây đã dẫn đến năng suất hạt cao ở các đàn
con đậu đũa F5 đặc biệt là khi trồng ở tỷ lệ bón phân kali tối ưu.
2.3.2. Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng bón tại Việt Nam
Theo PGS.TS.Tạ Thu Cúc (2006 ), dinh dưỡng bón trên cây đậu đũa như
sau :
Nitơ ( N )
Là yếu tố cây cần thiết ở thời kỳ đầu sinh trưởng , duy trì sự sinh trưởng
thân lá , có tác dụng làm tăng chiều dài quả và khối lượng quả . Song bón đạm
quá lượng sẽ kéo dài sự sinh trưởng thân lá , cành lá xum xuê , làm chậm q
trình chín , có thể làm giảm năng suất hạt và thậm chí cản trở sự cố định đạm
của cây . Thừa đạm trong cây dẫn tới thân lá non mềm làm giảm khả năng chống
chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại .
Đậu đũa thích nghi với điều kiện hàm lượng đạm trong đất thấp để tăng
khả năng cố định đạm của cây . Theo D.W. Davis và E.A. Oelke ( 1991 ) trên
đất có hàm lượng đạm thấp có thể bón 30,8 kg N / 1 ha . Trên loại đất có độ phi
trung bình có thể bón 30,8 kg P ; O ; và 45,6 kg K2O / ha
Photpho ( P )
15


Lân có tác dụng kích thích cho rễ cây phát triển , có lợi cho hoạt động của
vi khuẩn nốt sần . Lân kích thích cho hoa nở sớm , chín sớm , rút ngắn thời gian
sinh trưởng . Lân cịn có tác dụng cải tiến chất lượng hạt và tăng năng suất hạt .
Kali ( K )
Tăng khả năng chống chịu của cây , đặc biệt là tăng khả năng chịu hạn ,
chịu rét và chống chịu sâu bệnh hại , Kali cịn có tác dụng làm tăng hàm lượng
vitamin C trong quả .
Mức khuyến cáo bón cho 1 ha đậu đũa như sau : 20 – 25 tấn phân chuồng
hoai mục + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K₂O.
Theo tài liệu khuyến nông của Trung tâm khuyến nơng quốc gia, lượng

phân dùng bón cho 1 ha đẫu đũa là 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục, 400kg P2O
+ 200kg N + 200kg K2O.
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN
CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.4.1. Nghiên cứu phân hữu cơ trên thế giới
Để giảm bớt sức ép do ô nhiễm môi trường và tồn dư các chất độc hại
trong lương thực , thực phẩm từ những nguồn phân bón hóa học cung cấp cho
cây trồng ; trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả
Bạn đã gửi cũng như phương pháp bón phân hữu cơ được thực hiện và đem lại
nhiều kết quả , từ đó thay đổi được phần nào tình hình và quan điểm sử dụng
phân bón .
Nghiên cứu của Verdonrk ( 1988 ) , một trong những cơng trình nghiên
cứu gây được nhiều sự chú ý nhất đó là việc sử dụng các thành phần hữu cơ có
trong chất thải làm phân bón cung cấp dinh dưỡng cho đất canh tác . Trong một
số trường hợp chất hữu cơ không được chuyển hóa thành phân hữu cơ , bởi
những nhân tố bất lợi cho chúng như Nito khơng hịa tan , thành phần muối cao
hoặc cấu trúc phân tử không phù hợp . Những sản phẩm được chuyển hóa trộn
theo tỷ lệ thích hợp với các chất hoạt hóa sẽ tạo thành phân hữu cơ mang lại
dinh dưỡng tốt cho cây trồng và làm tăng năng suất cây trồng .

16


×