HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
------- -------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA VI SINH VẬT VÀ ACID
SALICYLIC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG ĐẬU XANH ĐXVN7 VỤ XUÂN 2021 TẠI
GIA LÂM - HÀ NỘI”
Người hướng dẫn : TS. PHẠM TUẤN ANH
Bộ môn
: SINH LÝ THỰC VẬT
Người thực hiện : PHẠM THỊ MAI ANH
Lớp
: K62KHCTA
MSV
: 621733
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid
salicylic của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm - Hà Nội” là
cơng trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo đã được
nêu rõ ở phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là
hồn tồn trung thực, nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật
của khoa và học viện đề ra.
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2021
Sinh viên
Phạm Thị Mai Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập
thể và cá nhân.
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy,
cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Sinh lý thực vật đã tạo
điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến q báu giúp em xây dựng và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Phạm Tuấn Anh đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của bộ môn
Sinh Lý Thực Vật đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo nhiều điều
kiện tốt nhất để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2021
Sinh viên
Phạm Thị Mai Anh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .......................................................................... x
PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu. ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1. Nguồn gốc, vai trò và giá trị của cây đậu xanh ............................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc cây đậu xanh ......................................................................................... 3
2.1.2. Vai trò của cây đậu xanh ........................................................................................ 3
2.2 Đặc điểm thực vật học ................................................................................................... 4
2.3. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây đậu xanh ................................................................. 5
2.3.1. Nhiệt độ .................................................................................................................. 5
2.3.2. Ánh sáng................................................................................................................. 6
2.3.3. Nước ....................................................................................................................... 6
2.3.4. Đất đai, dinh dưỡng ................................................................................................ 6
2.4. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam ................................................ 7
2.4.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới ............................................................... 7
2.4.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam ............................................................ 11
2.5. Tìm hiểu về acid salicilic (SA) ................................................................................... 13
iii
2.5.1. Tình hình nghiên cứu Acid salicilic (SA) trên thế giới ........................................ 13
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về acid salicylic tại Việt Nam ........................................... 14
2.5.3. Vai trò của acid salicilic ....................................................................................... 16
2.6. Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật ............................................................................... 16
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 19
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 20
3.4.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 20
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ....................................................................... 21
3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ................................................................................. 24
3.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 24
PhẦn IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 25
4.1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội .......................... 25
4.2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội .......................... 27
4.3. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng số lá/cây của
giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ 29
4.4. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ............... 31
4.4.1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến diện tích lá (LA) của giống đậu
xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội .............................................. 31
4.4.2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ....................................... 33
4.5. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất tươi và khối lượng
chất khơ tích lũy của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội
........................................................................................................................................... 36
iv
4.5.1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất tươi của giống
đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ....................................... 36
4.5.2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất khơ tích lũy của
giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ............................. 37
4.6. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khả năng hình thành nốt sần của giống
đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội........................................... 40
4.7. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số SPAD của giống đậu xanh
ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội .......................................................... 42
4.8. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến hiệu suất huỳnh quang diệp lục (FV/Fm)
của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội. .......................... 43
4.9. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến hiệu suất quang hợp của giống đậu
xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội. ................................................ 45
4.10. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại
của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội .......................... 47
4.11. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội.......... 49
4.11.1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ...................... 49
4.11.2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến năng suất của giống đậu xanh
ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội ....................................................... 50
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 53
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 54
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
6.1. Tài liệu Tiếng Việt .................................................................................................. 55
6.2. Tài liệu tiếng anh ..................................................................................................... 57
6.3. Tài liệu web ............................................................................................................. 57
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Diện tích, sản lượng, năng suất đậu xanh của Thế giới ........................................ 8
Bảng 2. 2. Diện tích, sản lượng, năng suất đậu xanh một số nước trên Thế giới.................... 9
Bảng 4. 1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của giống đậu xanh ĐXVN7…………………………………………………..........25
Bảng 4. 2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống đậu xanh ĐXVN7 ....................................................................................... 27
Bảng 4. 3. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng số lá/cây
của giống đậu xanh ĐXVN7 ............................................................................................. 29
Bảng 4. 4 . Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến diện tích lá (LA) của giống đậu
xanh ĐXVN7 ..................................................................................................................... 32
Bảng 4. 5. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số diện tích lá (LAI) của
giống đậu xanh ĐXVN7 .................................................................................................... 34
Bảng 4. 6. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất tươi của giống
đậu xanh ĐXVN7 .............................................................................................................. 36
Bảng 4. 7. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất khơ tích lũy của
giống đậu xanh ĐXVN7 .................................................................................................... 38
Bảng 4. 8. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khả năng hình thành nốt sần của
giống đậu xanh ĐXVN7 .................................................................................................... 40
Bảng 4. 9. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số SPAD của giống đậu
xanh ĐXVN7 ..................................................................................................................... 42
Bảng 4. 10. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến hiệu suất huỳnh quang diệp
lục (FV/Fm) của giống đậu xanh ĐXVN7 ........................................................................ 44
Bảng 4. 11. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến hiệu suất quang hợp của giống
đậu xanh ĐXVN7 .............................................................................................................. 46
Bảng 4. 12. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khả năng chống chịu sâu bệnh
hại cảu giống đậu xanh ĐXVN7 ....................................................................................... 47
vi
Bảng 4. 13. Ảnh hưởng của vị sinh vật và acid salicylic đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu xanh ĐXVN7 ............................................................................................. 49
Bảng 4. 14. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến năng suất của giống đậu xanh
ĐXVN7 .............................................................................................................................. 51
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Đồ thị 4. 1. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống đậu xanh ĐXVN7 ................................................................................ 29
Đồ thị 4. 2. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến động thái tăng trưởng số lá/cây
của giống đậu xanh ĐXVN7 ............................................................................................. 31
Đồ thị 4. 3. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến diện tích lá của giống đậu xanh
ĐXVN7 .............................................................................................................................. 33
Đồ thị 4. 4. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số diện tích lá (LAI) của
giống đậu xanh ĐXVN7 .................................................................................................... 35
Đồ thị 4. 5. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng chất tươi của giống
đậu xanh ĐXVN7 .............................................................................................................. 37
Đồ thị 4. 6. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khối lượng ......................... 39
Đồ thị 4. 7. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến khả năng hình thành nốt sần
của giống cây đậu xanh ĐXVN7 ....................................................................................... 41
Đồ thị 4. 8. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến chỉ số SPAD của giống đậu
xanh ĐXVN7 ..................................................................................................................... 43
Đồ thị 4. 9. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến năng suất cá thể của giống đậu
xanh ĐXVN7 ..................................................................................................................... 52
Đồ thị 4. 10. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến năng suất lý thuyết của giống
đậu xanh ĐXVN7 .............................................................................................................. 52
Đồ thị 4. 11. Ảnh hưởng của vi sinh vật và acid salicylic đến năng suất thực thu của giống
đậu xanh ĐXVN7 .............................................................................................................. 53
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT
: Công thức
HSQH
: Hiệu suất quang hợp
LA
: Diện tích lá
CV (%)
: Hệ số biến động
Đ/C
: Đối chứng
FAO
: Food and Agriculture Organization
FAOSTAT
: Food and Agriculture Organization of the United Nations
LAI
: Chỉ số diện tích lá
LSD0.05
: Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
P1000
: Khối lượng 1000 hạt
SA
: Salicylic
AVRDC
: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau màu Châu Á
VSV
: Vi sinh vật
BVTV
: Bảo vệ thực vật
EM
: Effective Microorganism
ix
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục đích
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật và acid
salicylic đến sinh trưởng và phát triển của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm
2021 tại Gia Lâm – Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm ảnh hưởng của vi sinh vật và axit salicylic đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống đậu xanh vụ Xuân năm 2021 được bố trí theo khối ngẫu
nhiên hồn chỉnh (RCBD – Randomized Coplete Bock Design) với một nhân tố là
so sánh giữa công thức không xử lý vi sinh vật và axit salicylic với công thức xử lý
vi sinh vật và axit salicylic.
Kết quả và kết luận
Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của vi sinh vật và
acid salicylic đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm
2021 tại Gia Lâm-Hà Nội” cho thấy: Ảnh hưởng riêng rẽ của việc tưới vi sinh vật,
tưới SA hay phối hợp tưới cả vi sinh vật và SA đều có ảnh hưởng tích cực đến các
chỉ tiêu về diện tích lá, chỉ số diện tích lá, chỉ số SPAD, hiệu suất quang hợp, chỉ số
hiệu suất huỳnh quang diệp lục và khối lượng chất khơ tích lũy từ đó có tác động
tích cực đến năng suất của giống ĐXVN7. Cụ thể CT6 (VSV2+ SA) cho các chỉ tiêu
sinh trưởng là tốt nhất: chiều cao cây 61,9 cm. Diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích
lá (LAI) thời kì ra hoa và quả chắc lần lượt là 3,55 và 8,34 dm2lá; 1,69 và 3,97
m2lá/m2đất. Hiệu suất quang hợp thời kì cây con – ra hoa 4,68 g/m2/ngày đêm, thời
kì ra hoa – quả chắc 4,29 g/m2/ngày đêm.
x
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu xanh hay đỗ xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L.) Wilczek thuộc họ
đậu (Fabaceae) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á, từ đó lan sang nhiều khu vực
khác của châu Á.
Ở nước ta đậu xanh là cây trồng quen thuộc có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực
phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng trong đời sống, thích hợp với
việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo DeCandole (1986) thì cây đậu ngắn
ngày có gí trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị
sử dụng trong đời sống. Cây đậu xanh có ưu điểm là chu kỳ sinh trưởng ngắn (6080 ngày từ lúc mọc mầm đến khi thu hoạch) kỹ thuật canh tác đơn giản ít đầu tư và
thu hồi vốn nhanh, phù hợp với nơng dân nghèo ít vốn, thích hợp với việc luân canh,
xen canh gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau nên khi mở rộng diện tích trồng
sẽ ảnh hưởng đến diện tích cây lương thực với cây trồng khác. Hơn nữa đậu xanh
gần đây được gieo trồng 3 vụ/năm (nếu đất ẩm và không ngập úng) nên đã góp phần
làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Tuy khơng được trồng với diện tích lớn như đậu tương nhưng đối với một số quốc
gia thuộc miền Nam và Đơng Nam Châu Á, đậu xanh đóng một vai trò quan trọng.
Hiện nay đậu xanh là cây đậu đậu đỗ quan trọng số 1 của Thái Lan, là cây quan trọng
số 2 của Sri Lanca, là cây quan trọng số 3 của Ấn Độ, Myanma, Bngladesh,
Indonesia. Đậu xanh cũng được trồng nhiều ở Australia, Trung Quốc, Iran, Kenya,
Hàn Quốc, Malaxia, Peru, Hoa Kỳ, các nước vùng Trung Đông. Ở Việt Nam cây
đậu xanh là cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống nơng nghiệp, có thể trồng
xen canh, gối vụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nghèo và sản xuất nhỏ,
đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Phạm Văn Thiều, 2009).
Hiện nay, canh tác nông nghiệp ngày càng phát triển, chúng ta có thể sử dụng
vi sinh vật sống hoặc các hoạt chất sinh học của các vi sinh vật hữu hiệu được phân
1
lập từ tự nhiên hồn tồn khơng độc hại với người, động vật và môi trường làm tăng
cường hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hoặc giúp cây trồng sử
dụng dinh dưỡng tốt hơn từ đó kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển (Phạm
Văn Toản, 2002).
Axit salicylic (SA) là một hormone thực vật tiềm năng được tìm thấy trong thực
vật, có tác dụng giúp cây trồng chống lại các stress phi sinh học như nóng, mặn, hạn
và lạnh (Popova et al., 1997). SA có vai trị trong q trình tạo năng suất quả, hấp
thu và vận chuyển ion, hiệu suất quang hợp, sự đóng mở khí khổng và thốt hơi
nước. Từ những lý do kể trên em quyết định thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của vi
sinh vật và acid salicylic của giống đậu xanh ĐXVN7 vụ Xuân năm 2021 tại Gia
Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích và u cầu.
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng phối hợp của acid salicylic và vi sinh vật đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây đậu xanh.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng phối hợp của acid salicylic và vi sinh vật đến sự sinh trưởng
và sinh lý của cây đậu xanh.
Đánh giá ảnh hưởng phối hợp của acid salicylic và vi sinh vật đến năng suất của
cây đậu xanh
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, vai trò và giá trị của cây đậu xanh
2.1.1 Nguồn gốc cây đậu xanh
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, phân bố chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước
ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với
các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh
được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Indonexia; hiện nay đã được phát triển
tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ (Cẩm nang cây
trồng, 2019).
2.1.2. Vai trò của cây đậu xanh
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hạt đậu xanh là thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao do có hàm lượng protein phong phú và rất dễ tiêu hóa.
Protein đậu xanh chứa đầy đủ các loại axit amin không thay thế đặc biệt là lizin, vì
vậy sử dụng bột đậu xanh kết hợp với bột ngũ cốc để tạo ra thực phẩm giàu protein
(vì lizin là axit amin hạn chế đầu tiên trong lúa gạo) (Zhang et al., 2003).
Hạt đậu xanh được dùng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm ngon, bổ, hấp
dẫn như các loại bột dinh dưỡng, các loại bánh, chè, xôi đỗ và một số đồ uống... Lá
non và ngọn của cây đậu xanh có thể được dùng để làm rau, muối dưa. Thân, lá xanh
có thể dùng làm thức ăn cho vật ni. Cây đậu xanh đã được phát triển ở nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và nó đã góp phần nhất định trong chủ trương
chính sách khai thác nguồn dinh dưỡng cho con người (Shanmugsundaram et al,
2009; Nair et al, 2013).
Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau màu Châu Á
(AVRDC) đã chỉ ra rằng, chất sắt trong hạt đậu xanh có thể phát huy vai trò sinh học
tốt hơn nếu đậu xanh được nấu cùng với các loại rau như cà chua, rau cải và bắp cải.
3
Điều này đã được chứng minh trong cơ thể của những học sinh bị thiếu máu lượng
sắt đã được tăng lên đáng kể. Sử dụng đậu xanh tăng cường sức khỏe cho phụ nữ và
trẻ em bị thiếu máu (Shanmugsundaram et al, 2009)
Ngồi ra đậu xanh cịn có giá trị y học, vỏ hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát,
khơng độc nên có tác dụng giải nhiệt, giải bách độc. Trong y học cổ truyền Trung
Quốc, các bộ phận của cây đậu xanh được sử dụng để điều trị các căn bệnh khác
nhau, như bệnh viêm gan, viêm dạ dày, nhiễm độc, giải nhiệt hạ khí, giải độc tiêu
phù, tả, mờ đục giác mạc … (Zhang et al., 2003).
2.2 Đặc điểm thực vật học
Đậu xanh là cây thân thảo nhỏ, mọc đứng, sống hằng niên.
Rễ: đậu xanh cững như các cây họ đậu khác là rễ cọc. Tuy nhiên, đậu xanh có
hệ rễ bên rất phát triển. Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phơi, rễ có thể ăn sâu tới
80-100 cm. Thông thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đất 0-30 cm (chiếm tới 85-90
% trọng lượng rễ). Nốt sần đậu xanh xuất hiện rất sớm (sau gieo 10-15 ngày) và
nhiều. Nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định N Rhigobium sp. Cường độ cố định
N của đậu xanh ở thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt 1,37-2,05 mg/cây/ngày.
Thân và cành: Thân cây đậu xanh thuộc loại thân thảo, phân đốt, mọc thẳng
đứng có khi hơi nghiêng. Thân đậu xanh nhỏ, trịn, có màu xanh hoặc màu tím tùy
thuộc vào kiểu gen, có một lớp lơng màu nâu sáng bao bọc, lớp lông này dày hay
mỏng là tùy thuộc vào giống. Thân cây yếu, dễ đổ ngã khi mưa to gió lớn. Trên thân
chia 7-8 đốt, các đốt thứ 4, 5, 6 thường mọc ra các chùm hoa, giữa hai đốt gọi là
lóng. Độ dài của các lóng thay đổi tùy theo vị trí lóng trên cây và điều kiện khác.
Các lóng dài khoảng từ 8-10 cm, các lóng ngắn chỉ 3-4 cm. Từ các đốt mọc ra các
cành, trung bình có 1-5 cành. Các cành mọc ra từ các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh
gọi là cành cấp I, trên mỗi cành này lại có trung bình 2-3 mắt, từ các mắt này mọc
ra các chùm hoa. Cũng có trường hợp cây không phân cành, trường hợp này thường
thấy khi trồng với mật độ quá dày (Hà Thị Hiến, 2004).
4
Lá: Khi mới mọc, cây có 2 lá đơn nhỏ, sau đó là các lá kép. Mỗi lá kép có 3
lá đơn, có lơng ở cả hai mặt. Các lá ở ngọn cần thiết để nuôi trái và hạt nên phải
được chăm sóc kỹ để ngừa sâu bệnh. Hai lá đơn đầu tiên dễ bị dịi đục thân tán cơng
nên cũng cần xịt thuốc kịp lúc.
Hoa: là hoa lưỡng tính, từ 18 - 21 ngày sau khi gieo, đậu xanh đã bắt đầu có
nụ hoa nhưng nụ cịn rất nhỏ, nằm khuất trong vảy nhỏ (gọi là mỏ chim ) ở các nách
lá. Nụ hoa phát triển từ các chùm hoa mọc ở kẽ lá, mỗi chùm có 16 - 20 hoa màu
vàng lục, nhưng thường chỉ đậu 3 - 8 quả. Hoa nở từ 35 - 40 ngày sau khi gieo.
Quả: Trái đậu xanh thuộc loại trái giáp, có dạng hình trụ, dạng trịn hoặc dạng
dẹt với đường kính 4-6 mm, dài 8-14 cm, có 2 gân nổi rõ dọc hai bên trái, đa số là
trái thẳng, có một số hơi cong, khi cịn non trái có màu xanh, khi chín có màu nâu
vàng hoặc xám đen, đen. Vỏ trái chín nếu gặp nhiệt độ cao dễ bị tách vỏ, làm rơi hạt
ra. Một cây trung bình có khoảng 20-30 trái, mỗi trái có từ 5-10 hạt. Trên vỏ trái
được bao phủ một lớp lông mịn. Mật độ lông phụ thuộc vào đặc điểm của giống và
khả năng chống chịu của cây, vào thời kỳ chín hồn tồn lơng trên trái thường rụng
đi hoặc tự tiêu biến (Nguyễn Mạnh Chính và Nguyễn Mạnh Cường, 2008).
Hạt: Hạt hình trịn hơi thn, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2-2,5 mm,
màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Các giống thường có hạt màu xanh mỡ
(bóng) hay mốc (có những giống hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 - 70g.
Các giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55g thích hợp để xuất
khẩu. Trong 1 hạt có 24 % protein, 2- 4% chất béo, 50 % đường bột nên có nhiều
dinh dưỡng.
2.3. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây đậu xanh
2.3.1. Nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu có nhiệt
độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân 23-250C, lượng
mưa từ 1300-1500mm. Nếu nhiệt độ chỉ 180C thì sẽ mọc chậm và mọi quá trình trao
5
đổi chất sẽ xảy ra. Ở điều kiện 22-300C, cây đậu xanh sẽ phát triển thân, lá, rễ và
hoa.
2.3.2. Ánh sáng
Cây đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu xanh
đậm, hoa quả nhiều, dễ đaạt năng suất cao, Độ dài chiếu sáng cũng có ảnh hưởng
đến việc ra hoa của cây đậu xanh. Nếu chiếu sáng từ 12-16 giờ/ngày thì có đến 47%
giống là nở hoa bình thường, 10% nở chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi chiếu sáng
đến 16 giờ. Cịn lại 3% khơng biểu hiện rõ rệt.
2.3.3. Nước
Do bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây đậu tương và
lạc. Theo Chuang và Hulbell (1978) thì nhu cầu nước của cây đậu xanh là
3,2mm/ngày. Nếu bức xạ lớn phải cần 4-5mm. Tuy rất cần nước nhưng lại rất sợ úng
thời kỳ mọc và chín.
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt là 70-80% khi độ ẩm xuống
dưới 50% thì năng suất giảm. Có hai thời kỳ khơng thể thiếu ẩm là lúc mọc và khi
ra hoa kết quả. Thời gian này cần độ ẩm của đất cần phải từ 80-90%.
Thời kỳ cây con, nếu gặp hạn cây và cành sẽ rất phát triển kém, lá bé, ít lá và
sau này hoa quả ít. Ngược lại nếu gặp độ ẩm cao quá, rễ rất dễ bị thối, lá vàng và
rụng, nếu ngập úng nhiều sẽ chết hàng loạt, cho nên đậu xanh rất cần chú ý chống
hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao.
2.3.4. Đất đai, dinh dưỡng
Đậu xanh phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khoáng N, P, K. Trong
3 nguyên tố N, P, K thì đậu cần nhiều nhất là đạm, thứ đến là kali và ít nhất là lân.
Lân cần thiết cho giai đoạn cây con, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, giúp cây
sớm ra hoa, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Canxi cần cho sự phát triển ban đầu của
rễ. Thiếu canxi rễ chuyển sang màu nâu rồi dần dần chuyển sang suy yếu khả năng
6
hút chất dinh dưỡng. Trong đất trồng đậu xanh hàm lượng canxi có thể lớn gấp 10
lần canxi.
Đạm có tác dụng làm tăng khối lượng thân lá ở thời kì đầu sinh trưởng, tăng
chiều cao, số lượng hoa, số quả/chùm. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, chậm
ra hoa, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nụ rụng hoa.
Kali làm tăng khả năng quang hợp của cây, rất cần cho thời kỳ tạo quả, tăng
sinh khối quả, cho chất lượng quả tốt hơn.
Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây. Thiếu
lưu huỳnh, sự sinh trưởng của cây bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm
phát triển. Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Bo, Fe, Cu, Zn, Mn…cũng
đóng vai trò quan trọng đối với năng suất cây. Cây đậu đũa có thể hấp thu các chất
này từ đất, đủ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây, do đó ít phải bổ sung các
vi lượng này.
Magie là thành phần quan trọng của diệp lục và có vai trò quan trọng trong việc
tăng năng suất đậu xanh. Thiếu magie có thể làm giảm năng suất đậu xanh.
2.4. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á và được thuần hóa từ 1.500
năm trước Cơng Ngun. Đậu xanh có phạm vi phân bố ở 40 vĩ độ bắc hoặc nam tại
những nơi có nhiệt độ trung bình ban ngày trên 20oC, tập trung chủ yếu ở khu vực
Nam và Đông Nam châu Á bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair et al., 2013). Cho đến nay trên thế giới cây
đậu xanh được trồng từ giai đoạn 2014-2016 tăng lên với diện tích khoảng 67.000
ngàn ha, sản lượng đạt 24,75 triệu tấn (2018).
Đậu xanh là một cây trồng chính trong nhóm cây đậu đỗ, được khai thác để
đáp ứng nhu cầu sử dụng dầu thực vật, protein cho con người và nguyên liệu thức
ăn cho gia súc đặc biệt là ở các nước phát triển trên thế giới. Trên thế giới, đậu xanh
7
được phân bố ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới và tập trung chủ yếu ở châu Á (Suresh
Chandrababu và ctv,1988) trong đó Banglash, Ấn Độ, Pakistan, Philippine, Srilanca,
Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan được coi là các nước sản xuất chủ yếu. Trong
những năm trước đây, tại Thái Lan và Philippine đậu xanh là cây đậu đỗ quan trong
hàng đầu (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998). Tuy nhiên, diện tích cây trồng
này gần đây có khuynh hướng bị giảm sút do hiệu quả sản xuất và điều kiện canh
tác.
Năng suất đậu xanh cũng tăng lên đáng kể, từ năm 2014 đến năm 2018 tăng
khoảng 1,63 tấn/ha, cao nhất là năng suất năm 2018 với 16,09 tấn/ha. Do diện tích
hàng năm tăng lên dẫn đến sản lượng cũng tăng theo, cụ thể năm 2014 chỉ đạt 21,71
triệu tấn mà đến năm 2018 đã tăng đến 26,26 triệu tấn; tăng hơn 4,55 triệu tấn so với
các năm trước đó.
Bảng 2. 1. Diện tích, sản lượng, năng suất đậu xanh của Thế giới
Chỉ tiêu
Diện tích (triệu
ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2014
1,5
14,46
21,71
2015
1,56
15,28
23,88
2016
1,59
15,36
24,42
2017
1,6
15,73
25,19
2018
1,63
16,09
26,26
Năm
Nguồn: FAOSTAT, 2019
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đậu xanh trên thế giới trong nhiều năm qua Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã hợp tác với nhiều quốc
gia để nghiên cứu cải tiến và phát triển giống cũng như quy trình cơng nghệ nhằm
8
giải quyết các khó khăn chính trong sản xuất đậu xanh ở châu Á. Kết quả là đã tạo
ra các giống cải tiến có đặc điểm tốt như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao
và chống chịu bệnh đặc biệt là bệnh đốm nâu, phấn trắng và vàng lá virut. Một số
vùng đã áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để canh tác và thử nghiệm các giống cho
năng suất khá, dưới đây là bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng, sản lượng và năng suất
đậu xanh ở một số quốc gia trên thế giới.
Bảng 2. 2. Diện tích, sản lượng, năng suất đậu xanh một số nước trên Thế giới
Quốc gia
Diện tích (triệu
ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu
tấn)
2017
2018
2017
2018
2017
2018
Trung quốc
0,711
0,727
28,45
28,87
20,25
21,01
Ấn độ
0,245
0,250
2,82
2,83
0,69
0,71
Indonesia
0,123
0,122
7,53
7,65
0,93
0,94
Nguồn: FAOSTAT, 2019
Tính đến năm 2018, Trung Quốc là nước có diện tích trồng đậu xanh lớn,
sản lượng cao đạt 21,01 triệu tấn. Từ năm 2017-2018 diện tích trồng đậu xanh tăng
0,16 triệu ha nhưng năng suất tăng tới 0,42 tấn/ha. Có thể thấy Trung Quốc đã áp
dụng rất tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật và quan tâm đến công tác nghiên cứu chọn
tạo giống để nâng cao năng suất trên diện rộng. Người dân tại các quốc gia Ấn Độ,
Thái Lan, Mỹ, Indonesia… trồng với diện tích sản xuất ít dẫn đến năng suất, sản lượng
kém, có nhiều sự chênh lệch so với Trung Quốc.
Đậu xanh là một trong những cây trồng chủ chốt của Ấn Độ bằng chứng là
diện tích trồng năm 2018 là 0,25 triệu ha cao hơn năm 2017 là 0,245 triệu ha. Trong
9
năm xuất hàng năm cũng tăng nhưng không đáng kể từ 2,82 tấn/ha vào năm 2017
đến năm 2018 là 2,83 tấn/ha.
Indonesia là đất nước vạn đảo nằm trong khu vực các nước Đông Nam Á,
láng giềng của Việt Nam, đậu xanh là một trong những cây lương thực chính. Tuy
nhiên, gần đây diện tích giảm nhưng khơng đáng kể năm 2017 là 0,123 triệu ha, đến
2018 là 0,122 triệu ha, trong khi đó năng suất đậu xanh tăng từ 7,53 tấn/ha lên 7,65
tấn/ha vào năm 2018.
Tại Pakistan cây đậu xanh là cây đậu đỗ chiếm vị trí thứ 3 sau đậu cỏ (Lathyrus
sativus L.) và đậu lăng (Lens culinaris Medik). Diện tích trồng đậu xanh của Pakistan
năm 2009 là 0,231 triệu ha với sản lượng 0,157 triệu tấn, năng suất trung bình 0,72
tấn/ha. Ở đây đậu xanh được trồng trong mùa Xuân (tháng 2 tháng 3) và mùa Kharif
(tháng 6 tháng 7). Lượng nước thất thường trong những tháng này cho thấy cây con
thường bị thiếu nước. Bên cạnh đó, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và
các vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của
cây (Aslam et al., 2013). Những năm gần đây ở Pakistan, việc sử dụng giống mới đã
làm tăng năng suất đậu xanh lên 55% so với sử dụng các giống truyền thống, ngoài
ra cây đậu xanh luân canh với cây lúa mì đã tiết kiệm tới 23% chi phí sản xuất. Sử
dụng giống mới tại Bangladesh đã làm tăng năng suất 40%, tỉ suất lợi nhuận là 2,58
so với giống cũ.
Một số quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka… cây đậu xanh cũng
là cây trồng quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Tại Sri Lanka đậu xanh có thể
trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân bón thấp, là một trong số cây đậu đỗ lấy hạt
trong hệ thống canh tác nhờ nước trời ở vùng đất khô hạn và bán khô hạn. Khoảng
80% diện tích đậu xanh được trồng dựa vào nguồn nước trời từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau (trong mùa Maha) ở vùng đất cao hoặc chân đất thấp được trồng lúa từ vụ
trước, diện tích cịn lại được trồng từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến tháng 9 (trong
mùa Yala). Đây là thời kỳ mưa ngắn kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, sau đó
10
tình trạng khơ hạn kéo dài cho đến cuối tháng 9. Do đó, cây đậu xanh trồng trong
điều kiện thiếu nước làm giảm đáng kể năng suất (Ranawake et al., 2012).
2.4.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu xanh cũng được trồng từ lâu đời ở các vùng đồng bằng,
trung du và miền núi trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ được xem như một
loại cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đai, lao động dư thừa... Vì thế, năng suất sản
xuất đậu xanh còn chưa cao. Trước năm 2010 năng suất sản xuất đậu bình quân đạt
dưới 8 tạ/ha. Từ 2010-2014 năng suất tăng lên 8,5-10,3 tạ/ha. Đến năm 2009-2012,
Việt Nam có diện tích và sản lượng đậu từ thứ 43 lên thứ 39 của thế giới. Riêng đậu
xanh năng suất một số giống lai mới hiện nay có thể đạt tới 4 tấn/ha. Đậu xanh hiện
nay được xem là cây trồng cải đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích
khơng chủ động nước tưới trong vụ Hè Thu. Đậu xanh thích hợp với trồng xen, trồng
gối luân canh với một số cây trồng khác. Tuy nhiên so với lạc và đậu tương (hai cây
trồng cùng họ) thì đậu xanh ít được chú trọng mở rộng diện tích. Nguyên nhân là do:
Thu hoạch đậu xanh tốn nhiều cơng lao động, thời gian chín kéo dài lên tới 1/3 thời
gian sinh trường, đậu xanh chín rải rác làm nhiều đợt nên người nông dân phải thu
hái do qua nhiều lần, nếu quả chín thu hái khơng kịp thời gặp năng to có thể nổ võ,
rụng, chuột bọ phá hại, gặp mưa không thu hoạch được mà thu hoạch về cũng bị
mọc mầm, lên mốc... Hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam các nhà khoa học đang
chú trọng tới việc tạo giống đậu xanh có khả năng chín tập trung song song với việc
chọn giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Mặt khác người tiêu dùng vẫn cho rằng
các giống địa phương, giống truyền thống vẫn ngon hơn những giống mới nên vẫn
được duy trì gieo trồng hàng năm.
Nguyễn Văn Chương và cs. (2016) nêu rõ: Khó thống kê một cách chính xác
diện tích cây đậu xanh ở nước ta, vì từ lâu loại cây này vẫn được xem là một cây trồng
phụ được xếp chung với các loại đậu đỗ khác trong niên giám thống kê hàng năm,
mặc dù nhu cầu về cây trồng này rất lớn trong chế biến lương thực, thực phẩm. Diện
11
tích ước tính hằng năm có khoảng 60 - 80 nghìn ha, năng suất trung bình từ 0,6-0,8
tấn/ha. Hiện nay, sản lượng đậu xanh không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung Quốc và
Campuchia. Mặc dù không được đầu tư nghiên cứu như cây đậu tương và lạc, nhưng
do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm cùng với
chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số địa phương nên cây đậu xanh được
sự quan tâm của nhiều công ty phân phối và được trồng rất phổ biến từ Bắc tới Nam,
đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
Đậu xanh được sản xuất trong vụ Hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ quy mô
khoảng 25.000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Tại Hà Tĩnh có
khoảng 8.457 ha đậu xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha (Cục thống kê Hà
Tĩnh, 2019). Tại Nghệ An, diện tích đậu xanh của toàn tỉnh biến động từ 4.903 –
5.722 ha, năng suất trung bình đạt 0,74 - 0,83 tấn/ha (Cục Thơng Kê Nghệ An, 2019).
Diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 lớn nhất là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và
Duyên hải Nam trung bộ có diện tích lần lượt là 25.120 ha; 18.470 ha; 18.090 ha
(Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2016). Năng suất đậu xanh năm 2015
bình qn đạt cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng lần
lượt là 1.719 kg/ha và 1.511kg/ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016).
Năng suất đậu xanh của cả nước nói chung và vùng Bắc Trung bộ nói riêng
qua các năm có xu hướng tăng dần đó chính là sự áp dụng các giống đậu xanh mới
và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Năng suất đậu xanh bình quân
đạt thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, năm 2015 năng suất đậu xanh ở Bắc
Trung bộ là 938 kg/ha thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 kg/ha. Tây
Nguyên năng suất đậu xanh đạt 861kg/ha và thấp hơn năng suất bình quân của cả
nước là 236 kg/ha.
Ở đồng bằng sơng Cửu Long diện tích trồng đậu xanh năm 2015 là 7,76 nghìn
ha, đứng thứ 2 là diện tích trồng đậu xanh ở vùng đồng bằng sơng Hồng là 4,88
12
nghìn ha. Tuy nhiên năng suất đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất
so với năng suất của vùng trong cả nước. Nguyên nhân đạt được năng suất cao là do
tận dụng được điều kiện thuận lợi về nguồn dinh dưỡng phù sa của sông Cửu Long,
cộng với điều kiện nhiệt độ phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với
cây đậu xanh.
Năng suất đậu xanh của cả nước nói chung và vùng Bắc Trung bộ nói riêng
qua các năm có xu hướng tăng dần đó chính là sự áp dụng các giống đậu xanh mới
và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Năng suất đậu xanh bình quân
đạt thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, năm 2015 năng suất đậu xanh ở Bắc
Trung bộ là 938 kg/ha thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 kg/ha. Tây
Nguyên năng suất đậu xanh đạt 861kg/ha và thấp hơn năng suất bình quân của cả
nước là 236 kg/ha.
2.5. Tìm hiểu về acid salicilic (SA)
2.5.1. Tình hình nghiên cứu Acid salicilic (SA) trên thế giới
Axit salicylic (SA) là một trong những phytohormone tham gia vào nhiều
quá trình trao đổi chất cũng như các quá trình sinh lý ở thực vật (Liu N. và cv, 2012).
Trong một số nghiên cứu, xử lý SA ngoại sinh có tác dụng làm giảm độc hại của kim
loại nặng như Cd ở lúa mạch, cây ngô (Pal M. Và cs, 2002). Đồng thời, SA giúp
tăng hiệu quả của hệ thống chống ôxi hóa ở thực vật như làm tăng hoạt độ của các
enzym chống ơxi hóa như catalase, peroxidase và superoxide dismutase ở cây cà
chua khi bị khô hạn. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của nhơm, SA và
sự phối hợp của chúng đến tỷ lệ nảy mầm, một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong cây
đậu xanh giai đoạn nảy mầm, cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng SA ngoại
sinh giúp cây trồng chống lại những tác hại gây ra bởi Al3+.
SA xử lý ngoại sinh hoặc được trồng tổng hợp cao trong mô cũng có tác dụng
giúp cây trồng chống lại stress phi sinh học như nóng, lạnh, hạn, mặc dù vậy những
kết quả nghiên cứu về bản chất tác động của SA đến khả năng chống chịu stress của
13
cây trồng vẫn cịn hạn chế. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy SA có tác
dụng chống lại stress. Mohammad Ail Karimian (2015) thực hiện nghiên cứu đánh
giá yếu tố định lượng và định tính của lạc trong điều kiện hạn dưới tác động của SA
cho thấy rằng việc sử dụng 0.3 mM SA trong điều kiện khơ hạn đã ảnh hưởng tích
cực về đặc điểm định lượng và định tính của cây lạc. Sử dụng kết hợp SA và LTrytophan có thể đóng vai trị giảm ảnh hưởng hạn của cây ngô. Ở giai đoạn 3- lá bổ
sung SA và L-Trytophan với liều lượng 100, 150 và 200 ppm và 5, 10 và 15 tương
ứng. Khi được xử lí bằng axit Salicylic 100ppm và L – Trytophan đã làm cho chỉ số
chất diệp lục, chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng (Qayyum, 2012).
Mohammad Ail Karimian (2015) thực hiện nghiên cứu đánh giá yếu tố định lượng
và định tính của lạc trong điều kiện hạn dưới tác động của SA cho thấy rằng việc sử
dụng 0.3 mM SA trong điều kiện khô hạn đã ảnh hưởng tích cực về đặc điểm định
lượng và định tính của cây lạc.
SA có tác dụng làm tăng diện tích lá và khối lượng khơ ở ngơ và đậu tương
(Khan et al., 2003). Đối với lúa mì, trước khi gieo hạt, xử lí hạt giống ngâm trong
SA sẽ thúc đẩy sự nảy mầm và cây giống sinh trưởng tốt. Sự tích lũy chất khơ đã
được tăng cường đáng kể khi nồng độ của SA thấp. Tuy nhiên nồng độ cao hơn lại
có tác dụng ức chế (Faridudin et al., 2003).
Tiền xử lý axit salicylic nồng độ 10-4 M và 10-7 M đến sự thích nghi của cây cà
chua trong điều kiện mặn NaCl nồng độ 100mM cho thấy SA 10-4 M đã cải thiện sự
thích nghi của cây cà chua trong điều kiện mặn cao, làm tăng sự tích lũy antocyanin cả
khi có và khơng có NaCl 100 mM (Szepesi Á et al., 2007).
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về acid salicylic tại Việt Nam
Axit salicylic (SA) là một phytohormon đa tác động đối với thực vật. Đã có nhiều
nghiên cứu về vai trò của SA đến năng suất, phẩm chất và chất lượng của cây trồng
nhưng tại Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ SA đến năng suất và chất
lượng đậu xanh còn rất hạn chế. La Việt Hồng và cs. (2018) đã thực hiện nghiên cứu
14