Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất các mẫu giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH

GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG

SUẤT CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU XANH TRONG VỤ
XUÂN 2021 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI”

Người thực hiện

: PHẠM TUẤN CƯƠNG

Lớp

: K62 - KHCTA

Mã sinh viên

: 621729

Giáo viên hướng dẫn : TS. PHÙNG THỊ THU HÀ
Bộ môn

: THỰC VẬT


Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài:"Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất
các mẫu giống Đậu xanh trong vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội” là bài
viết cá nhân dựa trên sự cố gắng và nỗ lực của bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài khóa luận là hồn tồn trung thực,
khơng sao chép dưới bất kì hình thức nào và chưa sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung khoa học của đề tài khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2021
Người thực hiện

Phạm Tuấn Cương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô TS. Phùng Thị Thu Hà, bộ môn
Thực vật, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời
gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài khóa luận này.
Bên cạnh đó tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy TS. Nguyễn
Thanh Tuấn bộ môn Di Truyền và Chọn Giống cây trồng đã tận tình giúp đỡ ,
hướng dẫn nhiệt tình cho tơi để tơi có thể hồn thành đề tài khóa luận được tốt

nhất.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học và tồn
thể các thầy cơ trong học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã dìu dắt và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm giúp tôi làm tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình thực tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Phạm Tuấn Cương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP................................................................. vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề............................................................................................................ 1

1.2

Mục đích và yêu cầu............................................................................................ 2


1.1.1

Mục đích.............................................................................................................. 2

1.1.2

Yêu cầu.................................................................................................................2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại cây................................................................................ 3

2.1.1.

Nguồn gốc............................................................................................................ 3

2.1.2.

Phân loại...............................................................................................................3

2.2.

Đặc điểm thực vật học........................................................................................ 4

2.2.1.

Rễ......................................................................................................................... 4

2.2.2.


Thân và cành........................................................................................................ 5

2.2.3.

Lá..........................................................................................................................5

2.2.4.

Hoa, quả và hạt.................................................................................................... 5

2.3.

Giá trị của cây Đậu xanh..................................................................................... 6

2.3.1.

Giá trị dinh dưỡng................................................................................................6

2.3.2.

Giá trị dược liệu................................................................................................... 8

2.3.3.

Giá trị cải tạo đất..................................................................................................9

2.4.

Yêu cầu sinh thái của cây Đậu xanh..................................................................11


2.4.1.

Nhiệt độ..............................................................................................................11

2.4.2.

Ánh sáng............................................................................................................ 11

2.4.3.

Độ ẩm và lượng mưa......................................................................................... 12

2.4.4.

Đất đai................................................................................................................ 13

2.4.5.

Dinh dưỡng........................................................................................................ 13

2.5.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu Đậu xanh trên thế giới và Việt Nam.......... 16

iii


2.5.1.


Tình hình sản xuất và nghiên cứu Đậu xanh trên thế giới................................ 16

2.5.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu Đậu xanh ở Việt Nam.................................18

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................20
3.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................20

3.2.

Thời gian và địa điểm........................................................................................ 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu..........................................................................................20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 20

3.4.1.

Bố trí thí nghiệm................................................................................................ 20

3.4.2.

Quy trình kỹ thuật.............................................................................................. 20


3.4.3.

Chỉ tiêu theo dõi.................................................................................................21

3.4.4.

Khảo sát tình hình sâu, bệnh hại........................................................................25

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 26

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 27
4.1.

Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống Đậu xanh................................ 27

4.1.1.

Đặc điểm thân của các mẫu giống Đậu xanh................................................... 27

4.1.2.

Đặc điểm hoa, quả và hạt của các mẫu giống Đậu xanh..................................30

4.2.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống Đậu xanh....................... 33


4.2.1

Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển................................................ 33

4.2.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây.................................................................36

4.2.3.

Một số đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Đậu xanh............................. 39

4.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống Đậu xanh.......... 42

4.3.1.

Các yếu tố cấu thành năng suất......................................................................... 42

4.3.2.

Năng suất của các mẫu giống Đậu xanh............................................................45

4.4.

Tình hình nhiễm sâu bệnh, hại của các mẫu giống Đậu xanh.......................... 48

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 50
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 52

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 53
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 57

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hình thái để đánh giá các mẫu giống Đậu xanh........................ 22
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, phát triển để đánh giá các mẫu giống
Đậu xanh........................................................................................................23
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu đặc điểm sinh trưởng để đánh giá các mẫu giống Đậu xanh... 24
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất để đánh giá các mẫu giống
Đậu xanh........................................................................................................25
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân của các mẫu giống Đậu xanh................................. 28
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái hoa, quả, hạt của các mẫu giống Đậu xanh................... 30
Bảng 4.3. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống Đậu xanh.... 33
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống Đậu xanh............. 37
Bảng 4.5. Một số đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Đậu xanh......................... 39
Bảng 4.6. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống Đậu xanh.................43
Bảng 4.7. Năng suất của các mẫu giống Đậu xanh........................................................47
Bảng 4.8. Tình hình sâu, bệnh hại trên các mẫu giống Đậu xanh trồng vụ Xuân
2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.............................................................................49


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

FAO

: Food and Agriculture organization

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

ĐC

: Đối chứng

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất các mẫu giống
Đậu xanh trong vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội” được thực hiện với mục
đích xác định được 1-2 mẫu giống Đậu xanh sinh trưởng, phát triển tốt cho năng
suất cao có khả năng kháng lại các loại sâu bệnh hại để phục vụ cho nghiên cứu
chọn tạo giống và sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy 32 mẫu giống Đậu
xanh có đặc điểm hình thái tương đối giống nhau, chỉ có MG5, MG10 có quả khi

chín màu vàng và MG16 có vỏ hạt màu vàng.
Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống trong khoảng 69 ngày. Các mẫu
giống Đậu xanh có chiều cao cây từ 39,7-93,57cm, đường kính thân đạt 0,390,99cm, số cành cấp 1 đạt 0,1-0,7 cành/cây, số đốt mang quả hữu hiệu từ 2-5,7
đốt/cây, số lá trên thân chính từ 5,9-8,9 lá/cây. Các mẫu giống có tổng số quả
chắc cây từ 1,58 - 11,05 quả/cây, tỷ lệ quả chắc đạt 68,7-78,1%, một quả có 6,249,54 hạt, trọng lượng 1000 hạt từ 36,56-69,12g, năng suất cá thể từ 0,875,10g/cây, năng suất lý thuyết từ 1,74 – 10,2 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 1,319,17 tạ/ha. Các mẫu giống bị hại bởi sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, tuy nhiên mức
độ hại rất nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 mẫu giống Đậu xanh có tiềm năng
cho năng suất thực thu cao, tính chống chịu tốt là MG11 (8,86 tạ/ha) và MG13
(9,17 tạ/ha).

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cây Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek), thuộc họ Đậu (Fabaceae), là
loài cây trồng ngắn ngày, thân thảo, có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á. Hạt của
Đậu xanh giàu protein, axit amin, vitamin A, vitamin nhóm B, flavonoid nên
Đậu xanh được trồng để làm thực phẩm và nguyên liệu cho ngành công nghiệp
thực phẩm.
Cây Đậu xanh là cây thực phẩm dễ trồng, không kén đất, chịu hạn tốt. Sản
phẩm từ cây Đậu xanh được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt để nấu
canh, chè, xôi hoặc chế biến thành bánh, xay bột làm miến, làm giá đỗ, làm thực
phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Trong y học cổ truyền, Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn,
bổ ngun khí, thanh nhiệt, mát gan, trị ung nhọt, tiểu đường, hạ sốt, bảo vệ và
giải độc gan.
Ở Việt Nam Đậu xanh được trồng từ xa xưa, rải rác khắp cả nước từ Bắc
vào Nam, ở hầu hết các vùng sinh thái. Đây là lồi cây thực phẩm quan trọng có
giá trị đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, do khơng phải là

cây trồng chính nên diện tích trồng cịn nhỏ lẻ, năng suất và sản lượng còn thấp.
Hầu hết các giống đang trồng chủ yếu là các giống địa phương và được người
dân tự nhân giống qua nhiều thế hệ. Hiện nguồn giống Đậu xanh ở Việt Nam đã
và đang bị mất dần do xói mịn nguồn gen.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá sinh trưởng, phát triển và năng suất các mẫu giống Đậu xanh trong vụ
Xuân 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội”, để tìm ra cá mẫu giống đậu xanh có năng
suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như hạn hán, nắng
nóng và sâu bệnh hại chính, từ đó làm vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo
giống Đậu này ở Việt Nam. Ngồi ra nghiên cứu cịn góp phần giúp nông dân
chuyển đổi cơ cấu giống đậu xanh theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng phát
triển sản xuất Đậu xanh ở vùng Gia lâm – Hà Nội.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.1.1 Mục đích
- Chọn lọc được 1-2 mẫu giống Đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, năng suất cao, dễ trồng, ít sâu bệnh, chất lượng tốt phục vụ cho sản
xuất thực tiễn và phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
1.1.2 Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các
mẫu giống Đậu xanh trong vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các mẫu giống Đậu xanh.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống Đậu xanh
- Chọn ra các mẫu giống có đặc điểm tốt, cho năng suất cao dùng để
phục vụ sản xuất hoặc cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3. Giới hạn của đề tài
- Diện tích ơ thí nghiệm nhỏ nên số liệu thu được khơng xử lý thống kê.
- Trong giai đoạn thu hoạch Đậu xanh gặp điều kiện thời tiết bất lợi, mưa

nhiều và kéo dài nên số quả bị mốc hỏng nhiều. Do đó số liệu về yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thu được chưa phản ánh hết tiềm năng của các mẫu giống.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây
2.1.1. Nguồn gốc
Cây Đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L.) Wilczek, tên tiếng
Anh là Mung bean, Green bean. Cây Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung
Á, sau đó được trồng rộng rãi ở các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á khác
(Phạm Hồng Hộ, 1999; Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Bằng chứng khảo cổ đã
phát hiện thấy vết tích cây Đậu xanh được trồng ở nhiều vùng của Ấn Độ gồm
phía đông của khu vực nền văn minh cổ Harappan (ở Punjab và Haryana) có
niên đại khoảng 4500 năm và ở bang Karnataka phía Nam Ấn Độ có niên đại
hơn 4000 năm. Các bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây Đậu xanh được
trồng rộng rãi ở Ấn Độ cách nay khoảng 3.500-3.000 năm. Với người Châu Âu,
bằng chứng sớm nhất về Đậu xanh đã được ghi lại bởi ông De La Laubeve, công
sứ đặc mệnh nước Pháp tại Thái Lan vào năm 1867- 1868. Tuy vậy, vết tích cây
Đậu xanh trồng đã được xác định cách nay khoảng 2200 năm tại khu vực Khao
Sam Kaeo ở miền nam Thái Lan. Như vậy, Đậu xanh đã có lịch sử trồng trọt lâu
đời ở Châu Á. Cây Đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt
Nam, Campuchia, Lào, Philippines, Malaysia và Indonesia.. Sau này cây Đậu
xanh còn được trồng ở Trung Phi, các vùng khơ và nóng ở Nam Âu, phía Đơng
Bắc châu Úc, Bắc Mỹ, Châu Mỹ latinh.
Ở Việt Nam, Lịch sử trồng Đậu xanh đến nay chưa đủ nguồn gốc xác định,
song theo “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Q Đơn thì Đậu xanh được dùng làm
nhân bánh chưng, loại bánh không thể thiếu trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt

Nam, nên Đậu xanh đã được nhân dân ta trồng từ rất lâu đời (Nguyễn Ngọc
Quất, 2008).
2.1.2. Phân loại
Đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L.) Wilczek, thuộc họ Đậu
3


Fabaceae, tơng Phaseoleae và chi Vigna. Đậu xanh có bộ nhiễm sắc thể 2n = 22
(Phạm Hoàng Hộ, 1999; Lambrides and Godwin, 2007). Bảng 2.1 mô tả chi tiết
phân loại thực vật của cây Đậu xanh.
Bảng 2.1. Bảng phân loại thực vật của Đậu xanh
Giới (Kingdom)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Thực vật có hoa (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Phân lớp (Subclass)

Hoa hồng (Rosidae)

Bộ (Order)

Đậu (Fabales)


Họ (Family)

Đậu (Fabaceae)

Phân họ (Subfamily)

Papilionoideae

Tơng (Tribus)

Phaseoleae

Chi (Genus)

Vigna

Lồi (Species)

Vigna radiata
(Nguồn: Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Cây Đậu xanh được xếp chung nhóm “Beans, dry” trong hệ thống phân loại
và dữ liệu FAOSTAT của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAOSTAT, 2021;
Sherasia et al., 2017).
2.2. Đặc điểm thực vật học
2.2.1. Rễ
Rễ cây Đậu xanh thuộc loại rễ cọc, xung quanh có các rễ con mọc ra. Rễ
cái thường ăn sâu xuống đất khoảng 20 - 30cm, gặp điều kiện lý tưởng có thể ăn
sâu xuống 70 - 100cm. Bình thường ở các rễ cái có thể mọc ra 30 - 40 rễ con

hoặc nhiều hơn, các rễ con này dài 20 - 25cm, phát triển theo chiều ngang và tập
trung nhiều ở lớp đất mặt từ 0 - 25cm. Từ các rễ con này lại mọc ra nhiều rễ
4


nhánh khác làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây (Nguyễn
Đức Cường, 2009).
Các vi khuẩn nốt sần Rhizobium sống ở trong đất, xâm nhập và hình
thành nốt sần trên rễ của các cây họ Đậu trong đó có cây Đậu xanh. Vi khuẩn có
khả năng cố định đạm tự do của khí trời (N2) thành dạng đạm dễ tiêu (NO3-)
cung cấp cho cây trồng và làm giàu cho đất. Trên mỗi cây có khoảng 10 - 40 nốt
sần, tập trung chủ yếu ở cổ rễ và có kích thước khoảng lmm. Trên các loại rễ thì
lớp rễ đầu tiên có nhiều nốt sần, cịn các lớp rễ mọc ra từ cổ rễ về sau có ít nốt
sần hơn (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.2.2. Thân và cành
Đậu xanh là loại thân thảo một năm, mọc thẳng đứng, có khi hơi nghiêng,
ít phân cành, có một lớp lơng màu nâu sáng bao bọc (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Cây thường cao 50 - 60cm, cao nhất là 80cm. Thân, cành hơi có cạnh và rãnh
(Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Trên cây có 7 - 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng. Độ
dài của các lóng thay đổi tùy theo vị trí trên cây và điều kiện khác. Các lóng dài
khoảng 8 - l0cm, các lóng ngắn chỉ 3 - 4cm. Cây Đậu xanh thường phân cành
muộn, trung bình có 1 - 5 cành. Trên mỗi cành này lại có trung bình 2 - 3 mắt, từ
các mắt này mọc ra các chùm hoa (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.2.3. Lá
Lá Đậu xanh là loại lá kép, có 3 lá chét mọc cách. Các lá chét có dạng
hình trái xoan – tam giác, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5-12cm, rộng 4-10cm. Mặt
trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, gân tỏa ra từ gốc; cuống lá dài 8-15cm hình
lịng máng (Đỗ Huy Bích và cs., 2006; Nguyễn Đức Cường, 2009). Có lá kèm
tồn tại có lơng (Phạm Hồng Hộ, 1999). Cả 2 mặt lá đều có lơng, gân lá nổi rõ
lên ở phía dưới mặt lá (Nguyễn Đức Cường, 2009).

2.2.4. Hoa, quả và hạt
Hoa Đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm đứng, xếp xen kẽ nhau
5


ở trên cuống. Mỗi chùm hoa dài từ 2 - 20cm và có từ 10 - 125 hoa (Phạm Hồng
Hộ, 1999; Nguyễn Đức Cường, 2009). Hoa có hình cánh bướm, khi mới hình
thành hoa màu xanh tím, khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt. Hoa có 5 đài + 5
tràng + 10 nhị + 1 bầu trên. Đài hình chng, nhẵn; tràng có cánh cờ rộng, cánh
thìa hình liềm, cánh bên có tai nhọn; nhị 2 bó; bầu có lơng (Đỗ Huy Bích và cs.,
2006; Nguyễn Đức Cường, 2009).
Quả Đậu xanh thuộc loại quả nang dạng quả đậu, hình trụ, dài từ 5 – 10
cm, có dạng trịn hơi dẹp, có 2 gân nổi rõ dọc theo hai bên cạnh quả. Khi cịn
non quả có màu xanh, đến khi chín có màu nâu vàng hoặc xám đen, đen. Vỏ quả
lúc đầu có lơng, sau nhẵn (Đỗ Huy Bích và cs., 2006).
Hạt Đậu xanh có hình trụ, thn, trịn đều, có màu xanh bóng, nằm ngăn
cách nhau bằng những vách xốp của quả. Mỗi quả có từ 8 - 15 hạt (Phạm Hồng
Hộ, 1999; Đỗ Huy Bích và cs., 2006).
2.3. Giá trị của cây Đậu xanh
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Hạt Đậu xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cân đối bao gồm protein
và chất xơ cùng một lượng đáng kể các hợp chất sinh học. Trong 100g hạt chỉ
tính phần ăn được của Đậu xanh có 22g protein, 1g lipid, 60g carbonhydrat, 4g
chất xơ (Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Trong các loại protein của Đậu xanh,
globulins là thành phần chính chiếm 85% hàm lượng protein tổng số. Nhờ các lợi
ích đối với sức khỏe con người và chức năng dinh dưỡng, Đậu xanh với các hợp
chất có hoạt tính sinh học rất có tiềm năng trong chế biến thực phẩm và y học (YiShen et al., 2018). Đậu xanh chứa đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng, các
vitamin thiết yếu. Trong thành phần Đậu xanh có đầy đủ các loại axit amin không
thay thế cần thiết cho con người như phenylalanin (1259 mg%), trytophan (32
mg%), methionin (458 mg%), threonine (736 mg%), isoleucin (941 mg%), leucin

(1670 mg%), alanin (809mg%), isoleucin (941 mg%), prolin (802 mg%), serin
(908 mg%)...Đậu xanh là nguồn thực phầm giàu lysin bổ sung cho gạo. Trong Đậu
6


xanh cịn có vitamin A (5 mg%), vitamin B1 (0,72 mg%), vitamin B2 (0,15 mg%),
vitamin B6 (0,47 mg%), vitamin C (4 mg%), axit folic (121 mcg%) (Đỗ Huy Bích
và cs., 2006). Đậu xanh có hàm lượng sắt từ 5,9 – 7,6 mg/100 g cao hơn so với
các loại cây đậu đỗ khác (Dahiya et al., 2015). Ngoài ra, trong Đậu xanh còn
chứa các nguyên tố khác như Na (6 mg%), K (1132 mg%), Ca (64 mg%), P (377
mg%), Cu (0,67 mg%) (Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Vỏ hạt Đậu xanh chứa nhiều
flavonoid với hàm lượng tổng số khoảng 0,8% bao gồm daizein, genistein, glycitein,
biochanin A; hàm lượng axit phytic và polyphenols trung bình lần lược là 2,1 và 1,8
g/kg (Shi et al., 2016; Đỗ Huy Bích và cs., 2006).
Đậu xanh cung cấp khoảng 3400 kJ/kg hạt (tương đương 809,5 Kcal/kg hạt).
So sánh với các loại đậu đỗ khác như Đậu gà (Cicer arietinum), Đậu triều (Cajanus
cajan) và Đậu lăng (Lens culinaris), tinh bột Đậu xanh dễ chế biến hơn. Đậu xanh
chứa ít flatulence nên rất thích hợp với trẻ em. Đậu xanh cũng chứa ít axit phytic hơn
Đậu triều và Đậu tương (Glycine max), ngũ cốc; axit phytic có ảnh hưởng xấu đến
khả năng sinh học của sắt và kẽm. Với chất lượng dinh dưỡng và vị thơm ngon, Đậu
xanh được chế biến thành thực phẩm giàu sắt cho trẻ em (Lisa et al., 2018). Sản
phẩm được chế biến từ Đậu xanh chủ yếu là dùng bột và protein. Tinh bột Đậu
xanh có đặc tính liên kết chéo với chỉ số glycemic cao, có hàm lượng amylose
45%, và có 12% hàm lượng dầu tự nhiên (Nair et al., 2013). Ngồi ra trong các
sản phẩm bột cịn được bổ sung thêm các loại ngũ cốc khác, đường và gia vị. Sở
dĩ cần có sự pha trộn này là do sự thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh trong
Đậu xanh được bổ sung bằng lưu huỳnh có trong axit amin ngũ cốc, và ngược lại
sự thiếu hụt lysin trong ngũ cốc được bổ sung bằng lysin của Đậu xanh. Sự bổ
sung cho nhau này, làm cho thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được nâng lên,
trở nên cân đối hơn, tốt hơn, phù hợp hơn với sức khỏe của con người (Đường

Hồng Dật, 2006; Nguyễn Đức Cường, 2009).
Tại nhiều nước trên thế giới, Đậu xanh được sử dụng rộng rãi để làm giá đỗ
thay rau xanh (Lambrides and Godwin, 2007). Giá đỗ xanh là nguồn thực phẩm
7


phổ biến, cung cấp nguồn khoáng chất và vitamin cho con người. Ở Việt Nam,
Đậu xanh là món ăn thơng dụng trong đời sống người dân. Đậu xanh được trộn
với gạo nếp để đồ xôi, làm bánh, nấu cháo, nấu chè, làm giá đỗ ăn sống hoặc xào.
Ngoài ra, Đậu xanh cịn là ngun liệu làm miến (Đỗ Huy Bích và cs., 2006). Đậu
xanh được sử dụng phần lớn trong các thực phẩm dinh dưỡng chay của Ấn Độ và
Trung Quốc. Ở Pakistan, đậu đỗ cung cấp gần 25% tổng lượng sắt cho chế độ ăn
kiêng và Đậu xanh trở thành một trong những cây đậu đỗ quan trọng nhất được
tiêu thụ. Đậu xanh có giá thành thấp hơn so với các nguồn protein khác, được chú
trọng phát triển ở các quốc gia này (Nair et al., 2013).
Thân lá và phụ phẩm trong q trình chế biến Đậu xanh cịn được sử dụng
cho chăn nuôi gia súc, rất phù hợp với quy mô các nông hộ nhỏ (Lisa et al., 2018;
Nair et al., 2013). Các chế phụ phẩm của Đậu xanh được sử dụng trong chăn nuôi
là nguồn bổ xung protein quan trọng trong khẩu phần của đàn gia súc. Một số phụ
phẩm từ Đậu xanh dùng cho chăn nuôi gồm có: cám, vỏ hạt, bã trong q trình
chế biến hay tàn dư thân lá trên đồng ruộng (Sherasia et al., 2017).
2.3.2. Giá trị dược liệu
Trong y học cổ truyền, hạt Đậu xanh có vị ngọt, tính mát vào các kinh tâm
và vị, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thử, lợi thủy, giải độc. Tác dụng chữa bệnh
của Đậu xanh từ lâu đã được ghi trong sách Nam được thần hiệu của Tuệ Tĩnh
và Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, để chữa sốt nóng, phù thũng, tả lỵ,
mụn nhọt sưng tấy, loét miệng lưỡi, các trường hợp ngộ độc. Vỏ hạt Đậu xanh
cũng có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm cho mắt khỏi mờ. Đậu xanh còn có tác
dụng bổ thần kinh, bổ gan (Phạm Hồng Hộ, 1999; Đỗ Huy Bích và cs., 2006).
Hàm lượng protein, axit amin, oligosaccharide và polyphenol trong Đậu

xanh làm cho chúng có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống sưng tấy, giảm
viêm và điều hịa chuyển hóa lipid. Dạng chiết bằng cồn và nước từ hạt Đậu
xanh, đem trộn vào thức ăn để ni động vật thí nghiệm trong 7 ngày liên tiếp
với liều 10g/kg đối với chuột nhắt trắng và 16g/kg với chuột cống trắng, đều có
8


tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh một cách rõ rệt. Trên thỏ gây
cholesterol huyết thanh tăng cao thực nghiệm, dạng chiết bằng cồn và nước từ
hạt Đậu xanh với liều 11,6g/kg cho thẳng và dạ dày, dùng liên tục trong 7 ngày
liền cũng có tác dụng là giảm hàm lượng cholesterol huyết thanh (Đỗ Huy Bích
và cs., 2006). Giá Đậu xanh chứa hàm lượng rất cao các chất có giá trị y học và có
lợi cho sức khỏe con người như: polyphenols, metabolites và các chất chống oxy
hóa (Li et al., 2017). Bột giá Đậu xanh đã mọc mầm, trộn vào thức ăn ni thỏ
với tỷ lệ 70%, có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiện tượng tăng cao lipid máu
thực nghiệm (Đỗ Huy Bích và cs., 2006).
2.3.3. Giá trị cải tạo đất
Đậu xanh góp phần vào quá trình cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất
thơng qua việc làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, cải thiện các tính chất lý,
hóa, sinh học đất, nâng cao khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Rễ
Đậu xanh có khả năng cố định đạm (N2) từ khơng khí khi cộng sinh với một số
loại vi khuẩn nốt sần. Một số vi khuẩn cộng sinh với cây Đậu xanh đã được xác
định như Rhizobium fredii (Gaurav et al., 2009), Rhizobium japonicum (Ghatage
et al., 2017). Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây Đậu và cung cấp
phần lớn nhu cầu đạm của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Ngược
lại cây cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoạt động. Vi khuẩn Rhizobium có
tính chun hóa rất cao. Năng suất cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh với cây
Đậu xanh là 200 kg N/ha/năm cao hơn gần 2 lần cây Lạc và Đậu tương (chỉ từ
100 – 150 kg N/ha/năm) (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Kết hợp Đậu xanh trong các hệ thống cây trồng làm giảm chi phí sản xuất,

tăng tính bền vững của các hệ thống canh tác đóng góp trong chiến lược phát
triển bảo tồn nông nghiệp bền vững. Sự đa dạng của các hệ thống bản địa thông
qua kết hợp Đậu xanh cung cấp thêm thu nhập cho bà con nông dân đồng thời
tăng cường dinh dưỡng cho đất (Lisa et al., 2018). Với thời gian sinh trưởng
ngắn từ 60-90 ngày, Đậu xanh thường được gieo trồng luân canh hoặc gối vụ với
9


các cây trồng chính như Lúa, Khoai tây hay Mía hoặc các cây dài ngày. Đậu
xanh có thể trồng được nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) với nhiều hình
thức rất đa dạng và phong phú. Đậu xanh có thể tham gia với các mức dộ khác
nhau trong các phương thức trồng xen, trồng gối, trồng hỗn hợp. Trong phương
thức trồng xen, Đậu xanh Được trồng thành từng hàng theo những tỷ lệ khác
nhau với các hàng cây trồng chính. Thời kỳ thu hoạch Đậu xanh trùng với thời
kỳ phát triển mạnh về chiều cao và diện tích lá của cây trồng chính. Trồng xen
Đậu xanh có tác dụng phủ đất, ngăn ngừa cỏ dại và cung cấp cho cây trồng chính
một lượng phân hữu cơ do bộ rễ còn để lại trong đất sau khi thu hoạch và một
lượng đạm, do nốt sần rễ Đậu xanh hút từ khơng khí vào đất. Thực tế trồng xen
Đậu xanh với ngô ở Đồng bằng sông Cửư Long với phương thức trồng 1 hàng
Ngô xen với 1 hàng Đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ớ một số địa
phương vùng Đồng bằng sông Hồng, trừ các chân đất ngồi sơng, để tranh thủ
khoảng thời gian ngắn trước khi nước ngập, người ta trồng gối vụ Đậu xanh vào
cây trồng vụ Xuân (Ngô hoặc Lạc). Trước khi thu hoạch cây vụ Xuân 25 - 30
ngày, người ta gieo Đậu xanh vào luống cây trồng chính. Sau khi thu hoạch xong
cây trồng chính, Đậu xanh trồng xen phát triển nhanh chóng và cho thu hoạch
trước khi nước sơng tràn vào ngập ruộng (Nguyễn Đức Cường, 2009). Canh tác
luân canh giống Đậu xanh ngắn ngày SML 668 sau vụ Lúa mì ở vùng Punjab Ấn
Độ cho thấy tàn dư của Đậu xanh có thể cung cấp tới 25% nhu cầu đạm của Lúa
trong vụ tiếp theo (Nair et al., 2014). Các nghiên cứu khác tại Trung Quốc,
Pakistan, Campuchia, Ấn Độ cũng chỉ ra năng suất các loại cây trồng xen (hoặc

luân canh) với Đậu xanh như Lúa, Lúa mì, Ngơ gia tăng so với không thực hiện
kết hợp này. Đất đai cũng được bổ sung lượng đạm từ 9 - 154 kg/ha/năm từ khả
năng cố định đạm và tàn dư của cây, hàm lượng hữu cơ trong đất cũng tăng cao
hơn so với không canh tác Đậu xanh (Lisa et al., 2018).
Cây Đậu xanh cũng thường được sử dụng như một loại cây phân xanh
quan trọng. Để làm phân xanh, khi cây Đậu bắt đầu ra hoa, người ta tiến hành cắt
và vùi thân vào trong đất. Lượng đạm (N) mà Đậu xanh có thể bổ sung cho đất
10


khoảng 55 kg N/ha/năm phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và đất đai (Roy et
al. , 2006).
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây Đậu xanh
2.4.1. Nhiệt độ
Đậu xanh thích ứng với một khoảng nhiệt độ khá rộng từ 16 đến 38°C do
là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới của vùng Trung Á (Đỗ Huy
Bích và cs., 2006). Tuy nhiên, Đậu xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong
phạm vi nhiệt độ 22 - 27°C và kém nhất ở khoảng nhiệt độ từ 33 - 36oC. Với
yêu cầu về nhiệt độ như trên đây, Đậu xanh phát triển kém trong mùa hè khi
nhiệt độ cao hơn 36°C và trong mùa đông lạnh, khi nhiệt độ thấp hơn 16°C. Ở
điều kiện nhiệt độ từ 22 - 30°C, cây Đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ, thân, lá và hoa.
Thời kỳ mọc mầm và cây con thường dễ nhạy cảm với nhiệt độ. Hạt sẽ nảy
mầm tốt trong phạm vi từ 22-27oC, nhiệt độ dưới 15oC thì tỷ lệ nảy mầm
cũng như tốc độ phát triển của cây con giảm đi đáng kể (Trần Thị Trường và cs.,
2005; Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.4.2. Ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa ánh sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu
xanh đậm, hoa, quả nhiều, dễ đạt năng suất cao. Cho nên khi trồng cây Đậu xanh
xen với các cây trồng khác cần bố trí thời gian làm sao cho khi ra hoa, kết quả,
thân lá phát triển mạnh thì cây Đậu xanh chưa bị bộ lá của cây trồng chính che

lấp mất ánh sáng. Độ dài chiếu sáng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của
cây Đậu xanh. Trong một thí nghiệm chiếu sáng nhân tạo từ 12 - 16 giờ/ngày
cho 1.273 mẫu giống Đậu xanh tại AVRDC (Trung tâm nghiên cứu và phát triển
rau Châu Á) đã cho thấy: chỉ có 47% giống là nở hoa bình thường, 10% nở hoa
chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi được chiếu sáng 16 giờ, cịn lại 3% khơng
có biểu hiện rõ rệt (Nguyễn Đức Cường, 2009). Các thời kỳ sinh trưởng phát
triển của Đậu xanh nhìn chung mẫn cảm với chế độ chiếu sáng. Trong điều
kiện ngày dài tạo nên sự kích thích đối với quá trình nở hoa, làm cho trên cùng
11


một cây có thể tồn tại cả nụ, hoa, quả xanh và quả chín. Kết quả là ảnh hưởng tới
các giai đoạn sinh thực, đó là sự kéo dài thời gian nở hoa và làm chậm q trình
chín của quả. Sự nhạy cảm với độ dài ngày là kết quả của tương tác giữa giống và
thời gian gieo trồng, làm thay đổi cấu trúc hình thái, kiểu hình cây và thường chỉ
gặp ở vùng cận nhiệt đới (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998). Trong điều
kiện ngày dài, tương tác giữa nhiệt độ và chế độ chiếu sáng thường kéo dài thời gian
sinh trưởng. Đồng thời trong điều kiện ngày ngắn, nếu gặp nhiệt độ ấm thời gian sinh
trưởng diễn ra nhanh hơn (Trần Thị Trường và cs., 2005). Hiệu suất quang hợp của
cây Đậu xanh kém hơn một số cây như Ngơ, Mía... cho nên thiếu ánh sáng là
năng suất giảm. Sản phẩm của quang hợp là kết quả tổng hợp của diện tích lá và
lượng bức xạ mặt trời. Cũng vì thế mà năng suất của Đậu xanh vụ Hè thường
cao hơn vụ Xuân và vụ Thu Đơng. Năng suất cây Đậu xanh của các tỉnh phía
Nam cao hơn ở các tỉnh phía Bắc một phần cũng là do nhiều ánh sáng hơn. Các
giống có bộ lá màu xanh đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn, khơng che lấp nhau,
cứng cây, không bị đổ, và các bệnh hại lá... sẽ cho năng suất cao (Nguyễn Đức
Cường, 2009).
2.4.3. Độ ẩm và lượng mưa
Độ ẩm thường xuyên cho cây Đậu xanh mọc tốt là 70 - 80% khi độ ẩm
xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có hai thời kỳ không thể thiếu ẩm là lúc

mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm của đất cần phải từ 80 - 90%.
Ở thời kỳ cây con chỉ cần tưới độ ẩm <60%, nhưng nếu gặp hạn, cây và cành sẽ
phát triển kém, lá bé, ít lá và sau này hoa quả ít. Ngược lại, nếu gặp độ ẩm cao
quá, rễ rất dễ bị thối, lá vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều cây sẽ chết hàng loạt.
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây Đậu xanh đều
kém hơn Đậu tương và Lạc. Tuy rất cần nước nhưng Đậu xanh lại rất sợ úng,
nhất là vào các thời kỳ mọc và quả chín. Cho nên khi trồng Đậu xanh rất cần chú
ý chống hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao (Trần Thị
Trường và cs., 2005; Nguyễn Đức Cường, 2009).
12


Lượng mưa từ 1300 - 1500mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của cây Đậu xanh (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.4.4. Đất đai
Đậu xanh có khả năng chống hạn và úng kém nên cây cần loại đất có
thành phần cơ giới tương đối nhẹ, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt để sinh
trưởng, phát triển tốt. Ở các chân đất thường trồng Ngô, Khoai lang là có thể
trồng được Đậu xanh, như đất phù sa ven sông, đất cát pha, thịt nhẹ, đất đồi
vùng trung du, đất đỏ bazan, đất nâu xám ở miền Đông Nam bộ. Tránh trồng
Đậu xanh vào các loại đất thịt nặng, thấp, dễ bị úng và lại khó tiêu thốt nước,
nhất là vụ Hè, cịn vụ Xn, vụ Thu Đơng lưu ý tránh đất nhiều cát, dễ bị hạn
(Nguyễn Đức Cường, 2009). Đậu xanh thích hợp nhất với mơi trường pH đạt
giá trị trung tính (6-7,5). Nếu pH<5 khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu
giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến q trình dinh dưỡng đạm, khả năng tích luỹ
chất khơ của cây. Do đó việc cung cấp Canxi cho đất để điều chỉnh pH là rất
quan trọng trong sản xuất thâm canh tăng năng suất Đậu xanh (Trần Đình
Long và Lê Khả Tường, 1998). Cây Đậu xanh cũng có thể sinh trưởng và
phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng, lớp đất mặt nông. Tuy nhiên, để nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế, Đậu xanh cần được trồng trên loại đất màu

mỡ, chủ động tưới tiêu. Tóm lại, đất trồng Đậu xanh là loại đất tương đối xốp,
nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh dưỡng, có độ pH từ 5,5 - 7,6 là phù hợp.
2.4.5. Dinh dưỡng
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây Đậu xanh cũng gần giống như một
số cây họ Đậu khác như cần có đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, B, Mn,
Cu, Zn...
2.4.5.1. Đạm
Tuy là cây họ Đậu nhưng Đậu xanh vẫn cần được bón bổ sung một lượng
đạm, nhất là những nơi đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ
13


cho cây, đặc biệt cần nhiều vào giai đoạn đầu khi chưa có nốt sần. Đạm là yếu tố
chính của sự sinh trưởng và cho năng suất. Do Nitơ cấu tạo nên các cơ quan từ
các axit nucleic, là thành phần không thể thiếu được của diệp lục. Thiếu Nitơ
làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất diệp lục, làm đảo lộn quá trình trao
đổi chất. Để sinh trưởng tốt, cây cần được cung cấp đủ đạm mới sinh trưởng
nhanh, ra nhiều thân lá, lá có màu xanh đậm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém,
thân cành bé nhỏ, lá bé, ít lá, lá màu vàng nhạt, rễ kém phát triển. Do đó khả
năng tích luỹ chất khơ giảm, các yếu tố cấu thành năng suất giảm và năng
suất hạt giảm đáng kể. Đạm cịn có tác dụng thúc đẩy hoạt dộng của vi khuẩn
Rhizobium, sớm tạo thành nốt sần (Nguyễn Đức Cường, 2009; Trần Đình Long
và Lê Khả Tường, 1998). Lượng đạm Đậu xanh hấp thu khá lớn, để tạo thành
1 tấn hạt, Đậu xanh cần 40-42kg N. Đậu xanh hấp thu đạm nhiều nhất ở giai
đoạn ra hoa, hình thành quả. Đạm chiếm tỷ lệ khá lớn trong thân lá Đậu xanh.
Nốt sần trên rễ Đậu xanh hình thành khá sớm, nếu điều kiện thuận lợi sau 1
tuần chúng có thể hình thành. Do đó, ở giai đoạn đầu khi cây cịn nhỏ cần bón
đạm cho cây (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998). Theo Khalilzadeh và
cs. (2012), phun Urê và phân chuồng cho cây Đậu xanh trong điều kiện nhà
lưới làm tăng chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng chất khô của thân và rễ,

chiều dài của rễ và thân, khối lượng và số rễ. Trong khi đó, phun phân hữu cơ
Green hum và Amino acid làm tăng số chồi, số lá và nốt sần.
2.4.5.2. Lân
Lân là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra protein, tổng hợp ATP, lipid, các
enzym và nhiều thành phần khác. Lân tham gia trực tiếp vào các hoạt động sinh
lý của cây. Khi thiếu lân, cây lớn chậm, bộ rễ phát triển kém, lá có màu xanh tối,
chóp lá bị vàng và khơ giống như thiếu đạm, các lá có gợn sóng, có khi xuất
hiện các nốt nhỏ lấm chấm, cây ra hoa kết quả kém và chín muộn. Trong trường
hợp thiếu nặng lá có màu tím, đỏ, cuống lá ngắn, các lá chét thu nhỏ lại. Khi
gặp rét hoặc ngập úng rễ cây không lấy được lân, khi thời tiết ấm áp, đất tơi
14


xốp cây có thể tự phục hồi nhanh chóng. Lượng lân cần để tạo ra 1 tấn hạt
Đậu xanh từ 3-5kg (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.4.5.3. Kali
Kali giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzym, làm tăng
hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây chống được bệnh,
chống đổ (Nguyễn Đức Cường, 2009). Trong cây, kali tồn tại dưới dạng muối
vơ cơ hồ tan và muối của axit hữu cơ trong tế bào. Bộ phận non hoạt động
sinh lý mạnh thường chứa nhiều kali. Kali dễ dàng vận chuyển từ bộ phận già
đến bộ phận non của cây. Kali tham gia vào các hoạt động của các enzym và
là chất điều chỉnh xúc tác, làm tăng cường mơ cơ giới, tăng tính chống đổ của
cây. Trong cây trồng kali được huy động nhiều vào thời kỳ bắt đầu ra hoa,
quả (R1). Thiếu kali ở giai đoạn này làm tăng tỷ lệ rụng hoa, quả, giảm số
quả/cây và khối lượng 1000 hạt (Vũ Quang Sáng và cs., 2015). Do thiếu kali
quá trình tổng hợp đường đơn và tinh bột, khử nitrat, tổng hợp protein và
phân chia tế bào khơng thực hiện được. Bên cạnh đó, khi bổ sung kali cũng
góp phần gia tăng năng suất Đậu xanh (Hussain et al., 2011).
2.4.5.4. Các yếu tố trung và vi lượng

Canxi là "chìa khóa" trong sự tăng trưởng của cây Đậu xanh, nó giữ vai
trị quan trọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất. Canxi
cần cho sự phát triển ban đầu của rễ (Nguyễn Đức Cường, 2009). Thiếu canxi
rễ chuyển sang màu nâu rồi dần dần suy yếu khả năng hút chất dinh dưỡng.
Trong đất trồng Đậu xanh hàm lượng canxi có thể lớn gấp 10 lần kali. Vùng
nhiệt đới ẩm thường có hàm lượng canxi dễ tiêu thấp, do đó bón vôi đã trở
thành tập quán từ lâu đời.
Magie (Mg) cũng là một nguyên tố quan trọng để cấu tạo diệp lục, có vai
trị trong việc tăng năng suất Đậu xanh. Vì vậy khi thiếu Mg lá sẽ mất màu xanh
và lá khơ. Thiếu Mg có thể làm suy giảm năng suất Đậu xanh đến 14%. Đất
trồng đậu đỗ hiện nhiều nơi thiếu Mg, nên khi tăng Mg và canxi sẽ làm tăng pH
15


của đất, có lợi cho q trình cố định đạm, có lợi cho việc sử dụng lân, Molypden
(Mo) (Nguyễn Đức Cường, 2009).
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và axit amin chủ yếu trong hạt,
là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protein. Cây họ Đậu có nhu cầu
sinh lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh. Thiếu lưu huỳnh, sự sinh trưởng của
cây bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển (Nguyễn Đức
Cường, 2009).
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Mo, Cu, B, Fe, Zn,
Mn… cũng đóng vai trị quan trọng đối với năng suất cây Đậu xanh. Đồng
(Cu) tham gia vào thành phần của diệp lục. Molypden (Mo) giúp cho nốt sần
hình thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định đạm. Mangan (Mn) và Bo (B) giúp
cho quá trình ra hoa tạo quả. Cây Đậu xanh có thể hấp thu các chất này từ đất
đủ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây, do đó ít phải bổ sung các loại
vi lượng này (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu Đậu xanh trên thế giới

Trong những năm gần đây cây Đậu xanh được các nước trên thế giới quan
tâm và phát triển mạnh mẽ. Sản lượng Đậu xanh của thế giới tăng lên khá cao
nhờ do cả hai yếu tố diện tích và năng suất. Tổng diện tích canh tác Đậu xanh
trên thế giới tăng lên từ 11,5 triệu ha (2014) đến 13,5 triệu ha (2018). Năng suất
Đậu xanh tăng mạnh từ 6,1 tạ/ha (2014) lên 9,7 tạ/ha (2018). Sản lượng Đậu
xanh cũng tăng từ 10,4 triệu tấn năm 2014 lên 13,1 triệu tấn năm 2018 (FAO,
2021). Các vùng trồng Đậu xanh trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc,
Trung Đông, Đông Nam Á, Úc, Mỹ, Châu Phi (Ernest, 2009; Misiak et al.,
2017). Hiện nay, 90% sản lượng Đậu xanh của thế giới được làm ra tại châu Á.
Ấn Độ là nước sản xuất Đậu xanh chiếm 50% sản lượng và 65% diện tích gieo
trồng tồn cầu (Sherasia et al., 2017). Diện tích trồng Đậu xanh của Ấn Độ năm
2017 - 2018 khoảng 4,1 triệu ha tổng với sản lượng 2,07 triệu tấn (Vindhyachal,
16


2017). Trung Quốc là nước sản xuất Đậu xanh nhiều thứ 2 trên thế giới. Năm
2014 sản lượng Đậu xanh của Trung Quốc ước tính khoảng 600.000 tấn
(Andrew and Lei, 2014). Đậu xanh của Trung Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu
tiêu thụ trong nước (Nair et al., 2014). Pakistan là quốc gia sản xuất Đậu xanh
nhiều thứ 2 khu vực phía bắc châu Á. Hàng năm nước Mỹ trồng khoảng 50.000
ha Đậu xanh trong đó hơn một nửa được cày lấp như một loại phân hữu cơ tự
nhiên (Ernest, 2009). Diện tích gieo trồng Đậu xanh của Úc năm 2015 – 2016
khoảng 125.000 hecta (GRDC, 2017). Úc là quốc gia cung cấp Đậu xanh lớn nhất
thế giới với sản lượng 1,8 triệu tấn năm 2017 (Lisa et al., 2018). Giá trị xuất khẩu
Đậu xanh của Úc năm 2016 đạt 180 triệu USD, chủ yếu là mặt hàng Đậu xanh
chất lượng cao xuất khẩu tới các nước châu Á, bắc Mỹ, châu Âu và khu vực
Trung Đông (GRDC, 2017). Diện tích và sản lượng Đậu xanh của Myanmar tăng
nhanh chóng, hiện nước này trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu Đậu
xanh lớn trên thế giới (Nair et al., 2013). Dù khơng phải cây trồng chính, nhưng
Đậu xanh cũng được trồng ở nhiều các quốc gia châu Phi (Sherasia et al., 2017).

Đậu xanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới nhờ
giá trị mà nó mang lại và nhu cầu lớn của thị trường. Hiện nay, có hơn 100 giống
Đậu xanh được trồng ở châu Á. AVRDC cùng với Trung tâm vùng châu Á
(Bangkok, Thái Lan), Trung tâm vùng châu Phi (Arusha, Tanzania), Trung tâm
vùng Nam Á (Hyderabad, Ấn Độ) đã có các nghiên cứu khá toàn diện về cây Đậu
xanh. Bộ sưu tập nguồn gen Đậu xanh của AVRDC là phong phú nhất với hơn
6700 mẫu giống (Schafleitner, 2015). Phần lớn nguồn gen Đậu xanh của AVRDC
được thu thập từ 41 nước trên thế giới, trong đó Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu.
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen Đậu xanh cũng đã được thực hiện bởi
sự hợp tác giữa các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản),
Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Chinat (Thái Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng
Quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trung Quốc, Thái Lan, Philippines gặt hái được
nhiều thành công trong công tác chọn tạo giống Đậu xanh. Các nước khác như
Indonesia, Australia, Mỹ, Pakistan, Kenya cũng có những chương trình chọn tạo
17


×