Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng và tổ hợp lai mướp đắng tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------***-------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÒNG VÀ TỔ HỢP LAI MƯỚP ĐẮNG
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------***-------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁSINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
DÒNG VÀ TỔ HỢP LAI MƯỚP ĐẮNG
TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. VŨ THANH HẢI
2. TS. NGÔ THỊ HẠNH

HÀ NỘI, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình
của cơ quan, các thầy cô hướng dẫn, các thầy cô giáo cùng các bạn bè đồng
nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện
Nghiên cứu rau quả đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu trong
năm qua
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của
TS.Vũ Thanh Hải và TS. Ngô Thị Hạnh là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Rau- Hoa- Quả
khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứ trong nhà trường.
Và nhân dịp này,tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể anh chị em trong Bộ
môn Rau – Gia vịViện Nghiên cứu Rau Quả đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên
giúp đỡ tôi trongg suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn
này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh mục bảng ................................................................................................. vii
Danh mục đồ thị ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3

1.1 Tổng quan về cây mướp đắng ........................................................................ 3
1.1.1 Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng..............................................................3
1.1.2. Giá trị trong y học.........................................................................................5
1.1.3 Một số món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ mướp đắng .................9
1.2 Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây mướp đắng .................................. 10
1.2.1 Nguồn gốc và phân loại của cây mướp đắng ...........................................10
1.2.2 Phân bố của cây mướp đắng .......................................................................12
1.3 Đặc điểm thực vật học của cây mướp đắng .................................................. 13
1.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất mướp đắng trong và ngoài nước .............. 14
1.4.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất mướp đắng trên thế giới ...................14
1.4.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống mướp đắng ở trong nước ......16
1.5 Nghiên cứu khả năng kết hợp của cây mướp đắng ...................................... 19
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 23
2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 23
2.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
2.5.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các
dòng mướp đắng tự phối ưu tú trong vụ thu đông 2014 tại Gia
Lâm, Hà Nội...................................................................................... 23
2.5.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp
lai mướp đắng trong vụ xuân hè 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ............... 23
2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 27

2.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................ 30
Chương 3 KẾTQUẢVÀ THẢO LUẬN ............................................................. 31
3.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng mướp đắng .......................... 31
3.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng
mướp đắng ....................................................................................................31
3.1.2. Đặc điểm hình thái cây của các dòng mướp đắng ..................................32
3.1.3. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các dòng mướp đắng.........................33
3.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng mướp đắng ....................35
3.1.5. Tình hình nhiễm sâu, bệnh của các dòng mướp đắng ............................36
3.2. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai mướp đắng .....37
3.2.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai........ 37
3.2.2. Đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp lai mướp đắng ..........................39
3.2.3. Đặc điểm ra hoa, đậu quả các tổ hợp lai mướp đắng .............................41
3.2.4. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các tổ hợp lai .....................................42
3.2.5. Một số loại bệnh hại trên cây mướp đắng ...............................................44
3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai ..........46
3.2.7 Khả năng kết hợp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm .....................48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 51
Kết luận ............................................................................................................. 51
Đề nghị.............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CT1


Cây thử 1

2. CT2

Cây thử 2

3. Đ/C

Đối chứng

4. LSD0,05

Sai khác nhỏ nhât có ý nghĩa thông kê ở mức 95%

5. THL

Tổ hợp lai

6. KNKH

Khả năng kết hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

1.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần dinh dưỡng trong quả mướp đắng ............................... 3

2.1.

Vật liệu tham gia thí nghiệm đánh giá dòng và lai thử ..................... 22

3.1:

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởngcủa 8 dòng giống mướp đắng
ưu tú trong vụ thu đông năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội ........................ 31

3.2.

Chiều cao và số lá của các dòng mướp đắng ưu tú trong vụ thu đông
năm 2014 ................................................................................................ 33

3.3.

Đặc điểm quả của các dòng mướp đắng tư phối ưu tú trong thu đông
năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................................... 34

3.4.

Đặc điểm hình thái quả của các dòng mướp đắng tự phối ưu tú trong

vụ thu đông năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................ 34

3.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng mướp đắng ưu tú trong
vụ thu đông năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................ 35

3.6.

Tình hình nhiễm bệnh của của dòng mướp đắng tự phối ưu tú trong
vụ thu đông 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................................... 36

3.7.

Thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai qua các giai đoạn ........... 37

3.8.

Đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp lai mướp đắng trong vụ xuân
hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................................................ 39

3.9

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các tổ hợp lai mướp đắng trong vụ xuân
hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................................................ 41

3.10. Các chỉ tiêu về hình thái quả của các tổ hợp lai ....................................... 43
3.11. Tình hình bệnh hại trên đồng ruộng của các THL mướp đắng trong vụ
xuân hè 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ........................................................ 45
3.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai............... 47


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1. Giá trị khả năng kết hợp riêng giữa các dòng bố mẹ ở tính trạng
số quả trên cây ...................................................................................... 49
Biểu đồ 2: Giá trị khả năng kết hợp riêng giữa các dòng bố mẹ ở tính trạng
năng suất thực thu ................................................................................. 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mướp đắng (Momordica charantia L.) hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ
Bầu bí (Cucurbitaceae), là cây rau phổ biến ở châu Á và ở Việt Nam. Mướp
đắng là cây rau ăn quả quen thuộc được người dân miền Nam, miền Trung ưa
chuộng và người tiêu dùng miền Bắc cũng đã quen với vị đắng của loại rau này.
Mướp đắng cung cấp phần ăn được đạt trên 95%, trong quả mướp đắng chứa

nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như sắt, canxi, vitamin A, B, C, protein và
khoáng chất.
Theo số liệu của Viện Đại học Purdue (Mỹ) thành phần dinh dưỡng của
mướp đắng trong 100 g sản phẩm quả tươi gồm: nước 83-92g; protein 1,5-2,0g; lipit
0,2-1,0g; carbonhydrat 4,0-10,5 g, chất xơ 0,8-1,7g, năng lượng 105-250KJ, Ca 2023mg; Fe 1,8-2mg; P 38-70mg; đặc biệt hàm lượng vitamin C đạt rất cao 88-96 mg.
Mướp đắng còn có giá trị dược liệu trong đông y. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải
nhiệt, trừ phiền, thanh tâm sáng mắt, giảm đau, hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu
đường. Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống
lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng
tia xạ. Với giá trị dinh dưỡng và y học như vậy cây mướp đắng đang được các
nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Việc chọn tạo giống mướp đắng mới phù hợp với các vùng miền cũng như
mùa vụ khác nhau luôn cần được nghiên cứu. Người dân thường tự để giống các
giống mướp đắng địa phương và chọn quả để gieo theo kinh nghiệm. Do không
được chọn lọc trong quá trình nhân giống và duy trì giống nên cho năng suất,
chất lượng thấp, hình thái quả chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài
ra, tại các vùng trồng tập trung chủ yếu sử dụng hạt giống lai F1 nhập nội từ một
số nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan… Các giống nhập nội tuy cho
năng suất cao, mẫu quả đẹp, song có giá hạt giống cao. Bên cạnh đó các giống
này có thể bị sâu, bệnh hại làm thất thu năng suất nên chưa thực sự mang lại hiệu
quả kinh tế ổn định cho người sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


mướp đắng thì công tác chọn tạo giống trong nước có sự phối hợp sử dụng nguồn
gen mướp đắng trong nước cũng như nước ngoài đóng một vai trò quan

trọngtrong tạo giống ưu thế lai về năng suất, chất lượng cũng như khả năng
chống chịu sâu bệnh hại. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất, đề tài: “Đánh giá
sinh trưởng, phát triển của một số dòng và tổ hợp lai mướp đắng tại Gia Lâm Hà Nội” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định các dòng mướp đắng tự phối ưu tú để sử dụng cho lai tạo giống.
- Xác định được tổ hợp lai mướp đắng có triển vọng về năng suất, chất
lượng và nhiễm bệnh hại thấp để phục vụ sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng
mướp đắng tự phối triển vọng.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và
khả năng nhiễm một số bệnh hại chínhtrên đồng ruộng của các tổ hợp lai
mướp đắng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây mướp đắng
1.1.1 Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng còn gọi là khổ qua, là một trong những cây rau ăn quả có giá
trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mướp đắng ngày càng được sử dụng trong các
bữa ăn gia đình phần ăn được của quả mướp đắng chiếm khoảng 95%. Trong
100g phần ăn được của quả có:
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong quả mướp đắng
Thành phần dinh dưỡng


TT

Khối lượng

1

Nước

83 – 92 mg

2

Protein

1,5 – 2 g

3

Lipit

0,2 – 1 g

4

Carbonhydrat

4 – 10,5

5


Chất xơ

0,8 – 1,7

6

Năng lượng

7

Ca

20 -23 mg

8

Fe

1,8 – 2 mg

9

P

38 – 70 mg

10

Vitamin C


88 – 96 mg

11

Complex B

Một lượng nhỏ

105 – 250 KJ

Hợp chất saponin trong vị đắng của quả mướp đắng là vị thuốc có chất
Charantin (như d3ng insulin) và Alkaloid. Trong mướp đắng người ta tìm ra rất
nhiều dưỡng chất có lợi ích cho cơ thể như: Alkaloids, Charantin, Charine,
Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids,
Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric
acid,

Linoleic

acid,

Linolenic

acid,

Momorcharasides,

Momorcharins,

Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides,

Momordin, Oleanolic acid, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid... (
Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008 ).
Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue vê các loại rau quả Á Châu hội
Nhập vào Mỹ (Willsetal 1984), thành phân dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g
mướp đắng như sau: Phần ăn được 84 g, nư6c 93,8 g, Protein 0,9, Vitamin A
0,04 mg, Vitamin B1 0,05, Vitamin B2 2 0,03, Niacin 0,4, Vitamin C 50, Chât béo
0,1, Cacbohydrate 0,2, Calcium 22 mg, Potassium 260 mg, Magnesium 16 mg,
Sắt 0,9 mg. Hạt mướp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic,
oleic. Hạt cũng chứa nucleosid. Thành phân protein trong hạt dao động trong
khoảng 16,9% đến 19,7% và protein trong cùi dao động từ 6,6% đến 9,5%.
Thành phân protein có trong dung dịch chiết suất từ cùi 5,7% đến 10,3% và
thành phần protein trong dung dịch chiết suất từ hạt dao động từ 19% đến 22%.
Trong khi cùi có một thành phần độ ẩm tương ứng xấp xỉ 94%, hạt có thành phần
độ ẩm khác nhau phụ thuộc vào độ chín. Hiện tượng điện chuyển đã chỉ ra rằng,
protein trong hạt của ba loại mướp đắng có một thành phần khá đơn giản với bốn
dãy cơ bản ở khoảng 50, 48, 40 và 28 kDa. Những kết quả này chỉ ra rằng hạt
chứa chủ yếu thành phần protein của mướp đắng và hạt cũng chứa nhiều protein
hơn so với cùi.
Quả mướp đắng có thể làm salad, nước ép, hoặc chế biến thành nhiều món
ăn khác nhau. Lá và hạt cũng có thể dung để nấu. Mướp đắng có thể được dùng
thay thế các loại rau khác nhau trong các món ăn yêu thích của nhiều người.
Theo văn hóa châu Á, thịt quả màu trắng thường bị bỏ đi vì nó quá đắng. Ở Ấn
Độ, mướp đắng được dùng để xào với gia vị hoặc hầm trong món cari. Để giảm
vị đắng của quả, thái lát quả mướp đắng và ngâm trong nước me. Đài Loan,

mướp đắng thường được nấu với dứa trong món súp gà. Ngâm các lát mướp đắng
trong nước đá, muối và nước chanh có thể làm giảm bớt độ đắng của nó. Các lát
mướp đắng có thể được nướng thành món chiên. Quả mướp đắng khô và lá có
thể được dùng làm chè, món này rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Nước ép
từ quả mướp đắng tươi là một đồ uống giải nhiệt cho những ngày nóng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Hợp chất saponin trong vị đắng của mướp đắng là vị thuốc có chứa chất
Charatin (như dạng insulin) và Alkaloid. Trong mướp đắng người ta tìm ra rất
nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể, do vậy mướp đắng được sử dụng ngày càng
phổ biến (Lê Duy Thành, 2001).
Mướp đắng chứa hàm lượng Vitamin C cao nhất trong các cây họ bầu bí
(Nguyễn Thượng Đông và cộng sự, 2001), ngoài ra còn chứa rất nhiều hợp chất
có thể sử dụng trong y học.
1.1.2. Giá trị trong y học
Ngoài ra, mướp đắng còn có giá trị lớn trong đông y. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải
nhiệt, trừ phiền, thanh tâm sáng mắt, giảm đau. Sử dụng khổ qua thường xuyên
cũng có tác dụng an thần, dễ ngủ.
Trong mướp đắng có chứa một peptid giống Insulin hạ đường huyết có tên
gọi là Polypeptid-P, chất này được chiết xuất từ quả, hạt và các mô trong thân
cây. Khả năng hạ đường huyết là một trong những tác dụng nổi bật của mướp
đắng. Đây là một giải pháp chữa bệnh an toàn, ít có tác dụng phụ. Theo nghiên
cứu của Med Res (1960) thực hiện ở 18 người tiểu đường loại II, cho kết quả
thành công 73% khi dùng nước ép mướp đắng. Người sử dụng nước ép mướp
đắng làm giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin

A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp đắng. Một thử nghiệm tại trường
Đại học Calcutta (Ấn Độ) như sau: 6 bệnh nhân tiểu đường loại II uống mỗi ngày
một lần 100ml nước sắc quả mướp đắng tươi. Sau 3 tuần, lượng đường huyết
giảm 54%. Sau 7 tuần đường huyết trở lại bình thường.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ
qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm
nhận chính công việc sản xuất insulin - một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp
cân bằng lượng đường trong máu. Một yếu tố mà bệnh nhân đái tháo đường
thường khiếm khuyết, nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ
nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc
tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết. Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều
này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn. Người bị
bệnh đái tháo đường thông thường sẽ kèm theo hội chứng rối loạn chuyển hóa,
điều này liên quan đến việc tăng cân, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Đây là
vấn đề quan trọng mà các nhà điều trị thường khuyên người bệnh chú ý đến vì nó
làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, do đó người bệnh cần phải
điều chỉnh chế độ tập luyện và ăn uống để khống chế sự tiến triển của bệnh đái
tháo đường, cũng như sự xuất hiện của một vài bệnh lý khác thường đi kèm. Một
số chất có trong mướp đắng cũng giúp ích cho người bệnh trong vấn đề này. Sử
dụng trà hay nước ép khổ qua hàng ngày có thể đạt hiệu quả trong việc giảm cân,
làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh
lý về tim mạch. Ngoài những tác dụng trên, người ta còn tìm thấy trong trái khổ
qua có chứa hàm lượng vitamin C phong phú thuộc loại hàng đầu trong các loại

rau. Sử dụng hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt các
loại vi khuẩn và virút, chống lại tế bào ung thư, hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân
ung thư đang điều trị bằng tia xạ.
Đồng thời, nó giúp cơ thể ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự lão
hóa, hạn chế các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, tổn thương thần
kinh…
Vỏ quả mướp đắng tươi là một nguồn tuyệt vời của folate, chứa khoảng
72 mg / 100g (18% RDA). Vitamin folate rất tốt chophụ nữ đang mang thai giúp
giúp giảm tỷ lệ mắc các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Mướp đắng là một nguồn tuyệt vời vitamin C, 100 g cung cấp 84 mg hoặc
khoảng 140% RDI, một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp sàn lọc các
gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể con người.
Hơn nữa, mướp đắng là một nguồn tuyệt vời chất flavonoid như ßcarotene, A-carotene, lutein, và zea-xanthin. Nó cũng chứa một số lượng tốt
vitamin-A. Cùng với nhau, các hợp chất này chống lại các gốc oxy tự do và các
loài ôxy phản ứng (ROS), là tác nhân gây lão hóa, ung thư và các bệnh khác.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm ban đầu cho thấy các hợp chất phyto nhất định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


trong mướp đắng có thể có hiệu quả trong điều trị nhiễm HIV, đây được hy vọng
là một bước tiến của y học để chống lại căn bệnh thế kỉnày.
Tuy nhiên, mướp đắng có những tác dụng phụ không mong muốn đem lại Khi
đói nếu sử dụng mướp đắng liều cao sẽ gây ra hiệu ứng ngược, gây kích ứng đường
tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy, mướp đắng
có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; gây chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt
hoảng, có thể bị choáng và ngất. Vì vậy không nên sử dụng mướp đắng quá nhiều lúc
đói, sau khi làm việc mệt nhọc hoặc sau một hoạt động gắng sức.

Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất đáng ngại là vicine (vi-xin), có
khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh
ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm
chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu (còn gọi là huyết tán, nếu
kéo dài tủy xương không sản xuất kịp hồng cầu mới để bù đắp, cơ thể sẽ bị thiếu
máu) ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Trong các trường hợp điển hình, tất cả
các trẻ em bị thiếu hụt men G6PD di truyền không được sử dụng mướp đắng vì
có thể gây ra tình trạng tan máu cấp tính. Người ta đã chiết xuất ra từ hạt mướp
đắng hai chất “đắng” là alpha và beta momorcharin (có bản chất là các
glycoprotein). Hai chất này được chứng minh có độc với tế bào gan. Điều này
càng trở nên nhạy cảm hơn với trẻ em, lứa tuổi mà gan chưa đủ khả năng thanh
thải. Vì vậy, khi dùng mướp đắng phải nạo bỏ hết hạt bên trong. Những người
đang bị đợt cấp của viêm gan virus, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ
không nên sử dụng mướp đắng liều cao. Mặc dù chưa rõ cơ chế nhưng người ta
thấy mướp đắng có khả năng kích thích cơ trơn co mạnh; làm tăng co bóp của cơ
tử cung gây sảy thai. Nó cũng là một tác nhân làm chậm hoá quá trình cầm máu
sau đẻ. Vì vậy, phụ nữ có thai, bà mẹ sau sinh và đang cho con bú tuyệt đối
không nên “hạ nhiệt” bằng mướp đắng. Ngoài ra, thí nghiệm trên chuột cho thấy,
dùng mướp đắng liên tục liều cao thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng
tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn,
giảm acid nhân ARN hơn. Do vậy mà với những người đang điều trị vô sinh
không nên dùng mướp đắng (Lâm Yên Phúc, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Khả năng hạ đường huyết: Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và
người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin,

Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải
thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột
và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng
mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol. Một báo cáo cho thấy
mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở
chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một
nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu
đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần. Tuy vậy,
mướp đắng được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng
ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn
mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên
cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể
dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một
số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính ở người lớn
thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm
cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp
đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó
không nên dùng cho phụ nữ có thai... Mướp đắng còn có tính chống thụ thai:
Được thể hiện ở thực nghiệm đó là một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính
chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh
hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác
dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư
thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng,
nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh
nguyệt. Người ta cũng đã xác định độc tính trong quả mướp đắng cho thấy, mướp
đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào
về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50ml. Nói chung, mướp đắng
có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 8


chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống
quá thấp. Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao
sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình
dáng tế bào gan. Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả
năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau
thắt bụng và hôn mê. Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ
nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất
khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể
trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho
cơ thể khi chúng ta ăn nó. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không
được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát,
không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do
lạnh)....(Hoàng Xuân Đại, 2013).
1.1.3 Một số món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ mướp đắng
Quả mướp đắng có rất nhiều cách chê biên món ăn nhưng nhìn chung
món xào là chính, song ngoài ra còn có the hâm, nâu canh, ăn sông, muôi dưa
chua, dưa mặn hoặc sấy khô. Khi đời sống ngày càng được cải thiện, mướp đắng
dần được người tiêu dùng ưa thích bởi giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị dược
liệu của nó.
Một số món ăn bổ dưỡng được chế biến từ mướp đắng và có tác dụng tốt
cho sức khỏe và đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh
tim mạch và những bệnh nhân béo phì như:

- Mướp đắng xào trứng (Oliver, 2013)
- Canh mướp đắng nấu vải thiều (Linh thu, 2015)
- Mướp đắng nhồi thịt (Linh thu, 2015).

-

Salat mướp đắng ăn kèm với ruốc (Linh thu, 2015).

-

Canh gà mướp đắng, dứa (Linh thu, 2015).

-

Canh mướp đắng cá viên (Anh thảo, 2009).

-

Lươn hấp mướp đắng (Anh thảo, 2009)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


-

Trà mướp đắng (Minh Trang, 2015).

-

Nước ép mướp đắng (Oliver, 2013).

1.2 Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây mướp đắng

1.2.1 Nguồn gốc và phân loại của cây mướp đắng
Mướp đắng được trồng ở vùng nhiệt đới, bao gồm cả các bộ phận của
Amazon, phía đông châu Phi, châu Á và vùng biển Caribbean, và được trồng
khắp Nam Mỹ như là một thực phẩm và thuốc. Theo nghiên cứu của Gagnepain,
(1912) cho thấy mướp đắng có nguồn gốc ở Châu Á như ở Bắc Ấn Độ hoặc Nam
Trung Quốc bởi vì ở những vùng giáp ranh người ta tìm thấy quần thể hoang dại
hay quần thể tự nhiên của mướp đắng được đưa sang Châu Mỹ La Tinh thông
qua việc buôn bán trao đổi hàng hoá. Chúng mọc tự nhiên thành dạng cây cỏ ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Brazin đến Đông Nam nước Mỹ.
Mướp đắng là một loại cây thanh mảnh, thân leo lá dài và cuống, hoa đơn
tính cùng gốc. Quả trông giống như một bầu nốt sần nhỏ, thường là hình chữ nhật
và tương tự như dưa chuột nhỏ.
Theo nghiên cứu của Jeffrey (1967) chỉ tính riêng ở Châu Phi đã có tới 23
loài. Các loài trồng trọt như Momorrdica charantia, hoặc Karela của Ấn Độ,
Momorrdica cochinchineses, mướp ngọt (Sweet gourd), hoặc Gol kakola của
Assa và NE States, Momordica dioica của vùng bộ lạc Bengal, Bihal và Orissa
và kartoli của tỉnh Maharashtra, ngoài ra Momordica balsamina (Balsam apple)
và Momordica cymbalaria (Syn. Momordica tuberosa)
Theo M.E.C. Reyes, B.H. Gildermach và C.J. Jansen (1993) Mướp đắng
(Momordica charantia L.) thuộc:
Họ (familia): Cucurbitaceae
Chi (genus): Momordica
Chi mướp đắng Momodica thuộc họ Cucurbitaceae có khoảng 45 loài
tập trung chủ yếu ở Châu Phi, một số loài ở Châu Mỹ, Châu Á chỉ có khoảng
5 – 7 loài.
Theo Phạm Hoàng Hổ (1991) chi Momordica ở Việt Nam có các loài sau:
Momordica charantia L.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


Momordica cochinensis(Louor) Speng.L.
Loài mướp đắng (Momordica charantia L.) với bộ nhiễm sắc thể 2n = 22,
được biết đến như là một cây trồng đã được thuần hóa từ lâu.
Theo M.E.C,Reyes, B.H. Gildemach và C.J. Jansen (1993) thì ở Ấn Độ và ở
Đông Nam Á loài Momordica Charantia L. đang tồn tại hai quần thể hoang dại
và trong trồng trọt. Dạng trồng trọt đã trở nên khá phong phú.
Căn cứ vào kích thước màu sắc bên ngoài của quả , M.E.C. Reyes chia các
dạng trồng trọt thành hai nhóm chính đó là:
Nhóm thứ nhất: (Var.minima Williams et Ng) quả màu xanh, đường kính
< 5 cm; hạt có chiều dài 13,0 – 14,5 mm. Nhóm này gồm 3 nhóm nhỏ hơn:
Nhóm quả dài: chiều dài quả 12,0 – 22 cm
Nhóm quả trung bình: chiều dài quả 8,0 – 12 cm
Nhóm quả ngắn: chiều dài quả 6,0 – 7,5 cm
Nhóm quả thứ hai: ( Var. maxima Williams et Ng) quả màu trắng hay
xanh; đường kính > 5 cm; chiều dài hạt 14,8 – 8,0 mm. Nhóm này chia thành 2
nhóm nhỏ hơn là:
-

Nhóm quả trung bình: màu trắng, dài 12,0 – 17,0 cm.

-

Nhóm quả dài: màu xanh hay trắng dài hơn 20,0 cm
Ở Ấn Độ, theo nghiên cứu của R.K Sing và B.D Chaudhary (1985)thì căn

cứa vào sự khác biệt của quả, nơi trồng, thời vụ trồng người ta chia quần thể
mướp đắng trồng ở vùng Nam Ấn Độ thành 9 giống. Trong khi đó vùng Bắc Ấn

Độ lại chỉ có hai giống vào mùa khô và mùa mưa.
Năm 1975 M. Keraudren công bố ở Campuchia, Lào và Việt Nam chỉ có 4
loài mướp đắng.
Theo Phạm Hoàng Hộ(1991) Momordica ở Việt Nam có 3 loài là
Momordica charatia L.; Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, và
Momordica subangulata Blumem. Điều đáng lưu ý là các tác giả đều thống nhất
cây mướp đắng trồng ở Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực Đông
Nam Á phổ biến nhất là loài Momoradica charantia L.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Theo nghiên cứu của Phạm Văn Thanh và cộng sự (2001) cho thấy một
trong những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt mướp đắng với các loài khác
cùng chi là lá bắc của mướp đăng dính ở phía gốc hoặc sát gốc cuống hoa, còn ở
các loài khác thì ngược lại.
Khi nghiên cứu về đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống mướp đắng,
Lê Thị Tình(2008) phân 5 mẫu nghiên cứu lấy ở 5 nơi khác nhau (1.Gia Lâm –
Hà Nội;2. Đà Lạt – Lâm Đồng;3. Văn Giang – Hưng Yên;4. Thị Xã Cao Bằng –
Cao Bằng;5.Tân Phong – Phù Yên - Sơn La) thành 3 nhóm giống khác nhau là:
+ Nhóm giống thứ 1: quả to, dài màu trắng hoặc xanh nhạt, gai tù, vị đắng ít
(mẫu số 1,2,3)
+ Nhóm giống thứ 2; quả dài, hơi cong, màu xanh, gai nhọn, vị đắng nhiều,
thịt quả dày ( mẫu số 4).
+ Nhóm giống thứ 3: quả nhỏ, hơi tròn và hơi nhọn ở hai đầu, xanh nhạt, gai
tù vị đắng ít (mẫu số 5).
Theo nghiên cứu của B.H. Gildemacher and G. J Jansen ( 1993) cho thấy hiện nay
có 2 loại giống khác nhau của Momordica charantia thường được sử dụng đó là:

+ Dạng trồng trọt với quả có kích thước lớn (Momoordica charantina
var.charantia).
+ Dạng hoang dại với quả có kích thước nhỏ (Momordica charantia
var.muricata).
1.2.2 Phân bố của cây mướp đắng
Mướp đắng có thể đã được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ và miền Nam Trung
Quốc. Mướp đắng được di chuyển từ châu Phi đến Brazin theo những chuyến
buôn bán nô lệ và do sự phân tán hạt mướp đắng của các loài chim, sau đó phát
triển rộng rãi trên khắp lục địa.
Ngày nay, mướp đắng đã được phân bố khắp mọi miền nhiệt đới, cả dạng
hoang dại và dạng trồng trọt, mướp đắng là cây rau phổ biến ở Ấn Độ,
Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Australia, Châu Phi và Trung
Đông, Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh,
2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1.3 Đặc điểm thực vật học của cây mướp đắng
Rễ mướp đắng cũng như các cây trong họ bầu bí, rễ phát triển rộng nhưng
ăn nông. Ở giai đoạn nảy mầm của hạt cây phát triển một rễ cái ( rễ cọc), rễ đó ăn
sâu trong đất ở độ sâu 90 – 120cm.Các rễ con rất nhiều ra sau, phát triển nhanh
theo chiều ngang và lan rộng trong đất, tuy nhiên các nhánh này không ăn sâu
quá 60 cm.
Mướp đắng thuốc dạng than dây leo, khả năng sinh trưởng rất mạnh, than
phát triển dài tới 4m, mảnh, không có long hoặc ít lông. Khả năng phân cành
nhánh của mướp đắng rất mạnh. Khi than trên bị lụi đi, các mầm mới từ gốc lưu
niên phát triển thành than.

Lá mướp đắng mọc so le, cuống lá dài 3 – 5 cm, lá hình tim có xẻ thùy, xẻ
thùy nông hay sâu tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có long, nhất
là mặt dưới, Các tua cuốn không phân nhánh, vươn dài tới 20 cm.
Hoa đơn tính cùng gốc (monoecious), rất hiếm có hoa lưỡng tính. Hoa đực
và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đường kính hoa: 1,5 – 2,0 cm. Hoa
đực có cuống dài 3 – 8 cm, có long; lá bắc hình thận, mép hơi có thuỳ nông, đính
ở khoảng 1/3 về phía gốc cuống hoa, lá bắc hình ô van, mặt ngoài có long; 5 cánh
hoa hình thìa, rời, mỏng có 5 -7 gân mờ, 3 nhị rời; bao phấn màu vàng đậm
thường dính nhau và vặn hình chữ “S”. Hoa cái có cuống dài 4 – 10 cm có long;
lá bắc xẻ thuỳ, đính sát gốc cuống hoa; đài và cánh hoa giống như ở hoa đực;
nhuỵ ngắn, đầu nguỵ gồm 3 khối màu vàng đậm, đính nhau ở dưới tạo thành hình
nón tù. Bầu hình thoi dài, có nhiều gai nhỏ, kích thước bầu (1,5 – 3,0) x (8 -20,0)
mm (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008).
Quả mướp đắng có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, xanh
nhạt tới xanh đậm, có nhiều hàng gờ phân bố dọc theo chiều dài quả, có các u
vấu phân bố rải rác khắp trên bề mặt vỏ quả. Quả có các hình thoi, hình trụ, hình
cầu nhọn hai đầu hoặc hình quả lê. Có một số giống thương mại có quả dài tới 25
cm, nhưng có giống hoang dại quả chỉ dài khoảng 5cm. Khi chín quả chuyển
sang màu vàng, da cam và nứt ra, thường quả mướp đắng chín từ đuôi quả và để
lộ ra màu đỏ chói.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Hạt mướp đắng có hình răng ngựa hay hơi giống hình con rùa, dẹt, thắt lại
đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, màu nâu vàng hay nâu nhạt, có nốt sần nhỏ và
các nếp nhăn ở cả 2 mặt, vùng giữa hạt nhẵn xung quanh là những răng tù. Kích
thước hạt thay đổi theo từng giống 4,0 – 8,0 mm x 6,0 – 13,0 mm x 1,5 -2,5 mm.

Khối lượng 1000 hạt của mướp đắng khoảng 60 – 170 gam (Trần Khắc Thi và
Ngô Thị Hạnh, 2008).
1.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất mướp đắng trong và ngoài nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất mướp đắng trên thế giới
Trên thế giới mướp đắng được trồng phổ biến và rộng rãi ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, được gieo trồng nhiều nhất ở các nước Đông Nam Châu Á
và Ấn Độ. Một số nước sản xuất nhiều mướp đắng với sản lượng cao như:
Philippin đạt 18.000 tấn (1992), Malaysia đạt 19.000 tấn (1994), Đài Loan đạt
35.000 tấn (năm 1993), Thái Lan đạt 17.749 tấn (năm 1994), Srilanka đạt 19.266
tấn (năm 1987), Trung Quốc là nước sản xuất rất nhiều mướp đắng nhưng chủ
yếu sử dụng để làm dược liệu (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008).
Ấn Độ là một nước có diện tích trồng và sản lượng mướp đắng cao trên
thế giới, người dân Ấn Độ thường sử dụng các loại giống: Thinnavely trắng,
Thinnavely xanh đậm, MC43 và MC43 xanh đậm. Một phân tích so sánh của
tính đa dạng di truyền ở Ấn Độ trên cây mướp đắng (Momordica charantia
L.)được tiến hành bởi T.Behera, A.K.Singh, J.K.Staub (2007) bằng cách sử dụng
RAPD và ISSR đánh dấu để phát triển cây trồng cải thiện chiến lược. Các tác giả
đã tiến hành phân tích 38 giống mướp đắng (cả dạng trồng trọt và dạng hoang
dại) bằng cách sử dụng 29 RAPD và 15 ISSR đánh dấu. Các dạng mướp đắng
trồng trọt và mướp đắng hoang dại đã được kiểm tra về kiểu gen cho thấy sự
khác biệt một cách rõ ràng. Những sự khác biệt này sẽ là cơ sở cho các phân tích
di truyền cây trồng và những cải tiến có lợi về mặt di truyền khi đi nghiên cứu,
ứng dụng cây mướp đắng vào sản xuất.
Khi nghiên cứu về diện tích lá và tiềm năng năng suất của các giống mướp
đắng đang được trồng ở Ấn Độ (2000), Balassaheb Sawant Konkan Krishi
Vidyapeeth nhận thấy rằng chỉ số diện tích lá đạt giá trị cực đại ở thời điểm 90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



ngày sau gieo và sau đó giảm đi. Diện tích lá tăng nhanh trong giai đoạn từ 30 –
90 ngày sau gieo. Đây cũng là giai đoạn ảnh hưởng lớn tới khả năng tích luỹ chất
hữu cơ từ đó ảnh hưởng tới tiềm năng năng suất của cây. Nếu cây mướp đắng đạt
giá trị chỉ số diện tích lá ở mức độ tối ưu trong giai đoạn này thì có khả năng đạt
năng suất 40,66 tấn quả/ ha.
Trên thế giới nguồn gen Momodica đặt tại Ngân hàng quốc gia nguồn gen
thực vật (NBPGR) New Delhi, Ấn Độ. Tại Đông Nam Châu Á, các tập đoàn có
sẵn ở Philippin (NPGRL – 1 PB Los Bafios) và ở Thái Lan (Bộ môn làm vườn,
Đại học Kasersat, Bangkok). Ở một số nơi khác, tập đoàn công tác được lưu giữ
lại một vài Viện nghiên cứu ở Ấn Độ, Nam Phi, Đài Loan và Mỹ.
Trước đây trong tạo giống chủ yếu sử dụng các giống thụ phấn tự do (OP),
ngày nay các giống lai dần chiếm ưu thế, Ấn Độ đã thành công trong việc chọn
tạo một số tổ hợp lai mướp đắng ưu thế lai cao giữa dòng mướp đắng đơn tính
cái (DBGY – 201) với 8 dòng thuần khác, kết quả cho tổ hợp lai DBGY – 201 x
Pusa Vishes và DBGY 201 x Priya có khả năng ưu thế lai cao về giới tính, ngày
thu quả, trọng lượng, chiều dài, chiều rộng quả và năng suất quả.
H.L. Bhardwaj và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu mùa vụ và các
điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mướp đắng tại
Virginia đã thu được kết quả ban đầu rất khả quan. Mướp đắng đòi hỏi trồng trên
đất thoát nước tốt, có độ ẩm đất cao (60 – 70%). Quả của cây này phát triển
nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nóng và phải thu hoạch hằng ngày để giữ
quả không trở nên quá lớn (quả già có gía trị thương phẩm không cao). Quả
mướp đắng nhạy cảm với thương tích bên ngoài lớp vỏ và không nên lưu trữ
dưới 13oC. Quả mướp đắng sẽ tươi lâu hơn nên lưu giữ trong điều kiện ấm, khô.
Sự xuất hiện của các loại côn trùng và bệnh hại mướp đắng phụ thuộc vào
mùa vụ, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh xung quanh. Đó là kết quả nghiên cứu
của M. Keraudren ở Philippines công bô năm 2008.( Keraudren M, 2008)
Các cây thuộc họ bầu bí đã được nghiên cứu cho thấy có sự biến động lớn
về các dòng hoa lưỡng tính đến đơn tính cùng gốc (Robinson và


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Decker-Walters, 1999). Dạng hoa cái đơn tính cùng gốc hiện đã được khai
thác, sử dụng rộng rãi trong chương trình chọn tạo giống họ bầu bí. More (2002)
cũng đã chứng minh tiềm năng về việc phát triển giống lai dưa chuột khi sử dụng
dạng hoa cái đơn tính cùng gốc ở vùng nhiệt đới trên cây dưa chuột.
Trong quá trình sản xuất trước đây chủ yếu sử dụng các giống mướp đắng
thụ phấn tự do (giống OP), ngày nay người nông dân đã sử dụng giống lai và
giống thụ phấn tự do. Các nước như Ấn Độ, Đài Loan và Trung Quốc đang sản
xuất chủ yếu là các giống lai F1 (AVRDC, 1998).
Theo nghiên cứu của Bela Berenyi, Crilla Kleinheincz (2003) cho thấy độ
dài chiếu sáng trong ngày không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mướp
đắng. Mướp đắng có thể trồng trong nhà có mái che (nhà lưới, nhà kính…).
Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên cây mướp đắng, Trung Quốc
đã áp dụng ghép mướp đắng lên cây bí đỏ. Trước khi gieo xử lý hạt giống ngâm
trong nước ấm 6 – 8h, nhiệt độ nảy mầm là 25 – 30oC. Bí đỏ gieo chậm hơn
mướp đắng 1 -2 ngày. Khi xuất hiện lá mầm bí đỏ, mướp đắng ra một lá thật thì
tiến hành ghép. Dùng phương pháp ghép áp, sau ghép đưa cây vào nơi râm mát,
giữ ẩm > 95 %, che đậy trong 3 ngày. Sau ghép 10 ngày cây sống, sinh trưởng tốt
đem ra ruộng sản xuất.( Lê Th Tình, 2008)
Hiện nay, Đài Loan đã áp dụng thành công phương pháp ghép mướp đắng
lên mướp ta (Luffua spp). Tăng khả năng chịu bệnh Furarium, ngập úng và tăng
năng suất của mướp đắng rõ rệt. (M.C. Palada and L.C.Chang, 2003).
1.4.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống mướp đắng ở trong nước
Ở Việt Nam cây mướp đắng đã biết đến và gieo trồng từ rất lâu, đây vừa là
rau vừa là loại thuốc quý. Chính vì vậy mướp đắng có mặt ở khắp nơi trên cả

nước. Ở các tỉnh miền Nam, mướp đắng là cây rau ăn quả rất phổ biến, trong
những năm gần đây mướp đắng cũng đã được phát triển và mang lại hiệu quả
kinh tế cao ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Hoà Bình… Theo số liệu thống kê của Trung
tâm Rau thế giới, diện tích mướp đắng của Việt Nam đạt 12.000 ha năm 2007
chiếm 46,40% diện tích của các cây bầu bí mướp (25.840 ha) (AVRDC, 2007).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×