Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

đánh giá sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÂNIA INÊS JOSÉ DA CONÇEICÃO

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. Vũ Thị Thu Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ việc cho bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận vănđều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Tânia Inês José da Conceicao

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy cô của trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam; đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn cô TS. Vũ Thị Thu Hiền đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ
dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo khoa nông học - Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp, tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức cho
bản thân tôi trong suốt những năm tháng qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Di truyền – Chọn giống đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo của Th.s Nguyễn Thị Thu và
toàn thể các anh chị phòng Công nghệ lúa thuần – Viện nghiên cứu và phát triển cây
trồng – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi học tập và lao động tại Viện Nghiên
cứu và phát triển cây trồng, những người bạn đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong quá
trình làm việc.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn luôn động viên, hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do năng lực và thời gian còn hạn chế nên
luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
các độc giả.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Tânia Inês José da Conceicao

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục các hình ....................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abtract ............................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

1.2.


Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục đích ......................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ........................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3

2.2.

Tổng quan về cây lúa và khái niệm lúa chất lượng cao .......................................... 3

2.2.1.

Nguồn gốc và sự phân loại cây lúa ................................................................... 3

2.2.2.

Giá trị dinh dưỡng của lúa................................................................................ 5

2.2.3.


Khái niệm lúa chất lượng cao........................................................................... 5

2.2.4.

Ý nghĩa kinh tế của cây lúa .............................................................................. 6

2.3.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và việt nam ........................ 6

2.3.1.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ........................................... 6

2.3.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam ............................................ 9

2.4.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự sinh trưởng và phát triển, năng
suất và chất lượng của lúa gạo ....................................................................... 12

2.4.1.

Nhiệt độ và đời sống cây lúa .......................................................................... 12

2.4.2.

Ánh sáng và đời sống cây lúa ......................................................................... 13


2.4.3.

Ảnh hưởng của mùa vụ .................................................................................. 14

2.4.4.

Ảnh hưởng của diều kiện đất đai .................................................................... 14

2.4.3.

Ảnh hưởng của phân bón ............................................................................... 14

2.5.

Đặc điểm di truyền và một số tính trạng ở lúa ................................................ 15

2.5.1.

Một số đặc điểm nông học và năng suất ......................................................... 15

2.5.2.

Các thành phần năng suất và năng suất thực thu ............................................. 16

2.5.3.

Các chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo.................................................................. 18

iii



Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 19
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 19

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 19

3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 19

3.1.3.

Thời vụ kỹ thuật gieo cấy............................................................................... 19

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.2.1.

Thí nghiệm 1: Đánh giá phát triển sinh trưởng của một số giống lúa thuần
vụ xuân tại Gia Lâm–Hà Nội ......................................................................... 20

3.2.2.


Thí nghiệm2: Đánh giá phát triển sinh trưởng của một số giống lúa thuần
Vụ Mùa tại Gia Lâm – Hà Nội ....................................................................... 20

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20

3.3.1.

Phương pháp bốtrí thí nghiệm ngoài đồng ruộng ............................................ 20

3.3.2.

Quy trình kỹ thuật canh tác gieo mạ ............................................................... 22

3.4.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 23

3.4.1.

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển .......................................... 23

3.4.2.

Một số chỉ tiêu về hình thái và đặc trưng của giống........................................ 25

3.4.3.

Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh

bất lợi ............................................................................................................ 26

3.4.4.

Phươngpháp theo dõi sauthuhoạch ................................................................. 28

3.4.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa thí nghiệm ........... 28

3.4.6.

Đánh giá chất lượng thóc gạo......................................................................... 29

3.5.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 31
4.1.

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng trong giai đoạn mạ của các giống lúa
trong vụ xuân và vụ mùa 2015 tại gia lâm – Hà Nội ....................................... 31

4.1.1.

Khả năng sinh trưởng của cây mạ .................................................................. 31

4.1.2.


Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm trong vụ
Xuân và vụ Mùa 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................................. 34

4.1.3.

Một số đặc điểm về sinh trưởng phát triển ..................................................... 38

4.2.

Một số đặc điểm hình thái và tính trạng đặc trưng của các giống thí
nghiệm vụ xuân và vụ mùa ............................................................................ 49

4.2.1.

Khả năng chống đổ và sâu, bệnh hại trên đồng ruộng của các giốnglúa thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa 2015 tại Gia Lâm ............................................. 58

4.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm vụ
xuân và vụ mùa 2015. .................................................................................... 61

4.4.

Một số chỉ tiêu chất lượng gạo ....................................................................... 69

iv


4.4.1.


Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống vụ Xuân 2015 ................................ 69

4.4.2.

Một số chỉ tiêu chất lượng của giống vụ mùa 2015 ........................................ 71

4.5.

Kết quả đánh giá mùi thơm trên lá và nội nhũ của các giống thí nghiệm
vụ xuân và vụ mùa ........................................................................................ 72

4.6.

Kết quả đánh giá cảm quan cơm .................................................................... 74

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 77
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 77

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 77

Phụ lục I ...................................................................................................................... 83
Phụ lục II..................................................................................................................... 88

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BRHX

Bén rễ hồi xanh

CHT

Chín hoàn toàn

Cv

Hệ số biến động

Đ/c

Đối chứng

ĐN

Đẻ nhánh

FAO

Food and Agriculture Organization


IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NSTL

Năng suất tích lũy

NT

Nửa thẳng

TGTCQT

Thời gian trỗ của quần thể

TGST


Thờigian sinh trưởng

TM

Tuổi mạ

XN

Xanh nhạt



Xanh đậm

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam .............................................................. 9
Bảng 3.1. Các dòng lúa và giống thuần sử dụng trong thí nghiệm.............................. 19
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về cây mạ trước khi nhổ cấy của thí nghiệm vụ Xuân
và vụ Mùa năm 2015 ................................................................................. 32
Bảng 4.2. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởngvà phát triển của các giống
thí nghiệm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm ....................................................... 35
Bảng 4.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của
các dòng, giống thí nghiệm vụmùa 2015 tạiGia Lâm ................................. 37
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm vụ Xuân
2015 .......................................................................................................... 39
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm vụ Mùa 2015 ..... 40

Bảng 4.6. Động thái tăng trưởng số lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2015
tại Gia Lâm ............................................................................................... 42
Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng số lá của các giống thí nghiệm vụ Mùa 2015 .......... 43
Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống thí nghiệm vụ Xuân
2015 .......................................................................................................... 45
Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống thí nghiệm vụ Mùa
2015. ......................................................................................................... 46
Bảng 4.10. Số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Mùa 2015. .............................................................................. 47
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa 2015 ..... 50
Bảng 4.12. Đặc điểm hình dạng hạt của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa
năm 2015 .................................................................................................. 53
Bảng 4.13. Đặc điểm màu sắc của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2015 ....................... 54
Bảng 4.14. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ Mùa 2015........................ 55
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu khác của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2015 .................... 56
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu khác của các giống thí nghiệm vụ Mùa 2015 ..................... 57
Bảng 4.17. Khả năng chống đổ và các loại sâu bệnh hại chính của các giống thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 ...................................................... 59
Bảng 4.18. Yếu tố cấu thành năng suất của các giốngthí nghiệm vụ Xuân2015 ............ 62
Bảng 4.19. Yếu tố cấu thành năng suất của các giốngvụ Mùa 2015.............................. 64
Bảng 4.20. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết vànăng suất thực thu của các
giống thí nghiệm vụ Xuân 2015................................................................. 65

vii


Bảng 4.21. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
giống thí nghiệm vụ Mùa 2015 .................................................................. 67
Bảng 4.22. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống thí nghiệm trong điều
kiện vụ Xuân 2015 .................................................................................... 69

Bảng 4.23. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống thí nghiệm trong điều
kiện vụ Mùa 2015 ..................................................................................... 71
Bảng 4.24. Đánh giá mùi thơm lá và mùi thơm nội nhũ của các giống thí nghiệm
trong vụ Xuânvà vụ Mùa2015 ................................................................... 73
Bảng 4.25. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan cơm bằng phương pháp cho
điểm vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 (Tiêu chuẩn 10 TCN 590-2004) ........ 74

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ tiên của cây lúa trồng (o.sativa) ........................................................ 4
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn NSLT và NSTT của các giống Vụ Xuân............................. 66
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
thí nghiệm vụ Mùa ..................................................................................... 68

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm xác định những dòng lúa thuần mới phù hợp cho huyện Gia
Lâm – Hà Nội. Qua đó, tìm ra những dòng mới có chất lượng tốt, năng suất cao và ổn
định để giới thiệu cho sản xuất.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các thí nghiệm trong nghiên cứu được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)
với 03 lần nhắc lại.
Số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê theo
phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), sử dụng phần mềm Microsoft excel và

IRRISTART 5.0.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
Qua kết quả nghiên cứu ở cả 2 vụ thí nghiệm (vụ Xuân 2015 và vụ Mùa 2015),
chúng tôi nhận thấy :
- Các giống lúa thuần triển vọng có thời gian sinh trưởng từ 115-135 ngày ở vụ
Xuân và 95 – 131 ngày trong vụ Mùa thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với các trà lúa
Xuân muộn và Mùa sớm ở vùng Gia Lâm - Hà Nội.
- Các giống triển vọng ở vụ Xuân và vụ Mùa có chiều cao cây trung bình lần
lượt là 81,54 - 90,3 cm và 99,5 – 120,2 cm đẻ nhánh ở mức trung bình. Chiều dài bông
tương ứng từ 23,33 - 29,12 cm và 21,9 - 30,6 cm. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống
ở mức nhẹ, hầu như không ảnh hưởng tới năng suất hoặc ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
- Do ảnh hưởng của ngoại cảnh thời tiết, ốc bươu vàng phá hoại nên các giống
chỉ đạt được năng suất thực thu ở mức khá. Năng suất của các giống vụ Xuân và vụ
Mùa lần lượt dao động từ 41,44 - 67,83 tạ/ha và từ 43,8 - 80,8 tạ/ha. Trong đó vụ Xuân
có giống LD7 đạt NSTT lớn nhất là 67,83tạ/ha và đa số các giống còn lại đều có NSTT
lớn hơn đối chứngBT7-KBL. Vụ Mùa có giống LD16 đạt năng suất thực thu cao hơn
đối chứng BT7 và KD18.
- Các giống tham gia thí nghiệm có chất lượng trung bình đến khá. Trong đó các
giống LD7, LD2, LD3 ở vụ Xuân và giống LD16, LD4, LD3 ở vụ Mùa có chất lượng khá.

4. KẾT LUẬN
Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình nghiên cứu đều có sự biến động qua 2 vụ thí
nghiệm.
Qua nghiên cứu trên đồng ruộng kết hợp với việc đánh giá chất lượng, chúng tôi
đã chọn ra 03 giống có triển vọng ở vụ Xuân là : LD7, LD2, LD3. Trong khi đó, vụ
Mùa có các giống triển vọng là LD16, LD4, LD3. Các giống này hoàn toàn có thể được
giới thiệu đưa vào sản xuất tại Gia Lâm.

x



THESIS ABSTRACT
1. PURPOSE OF THE STUDY
Research to identify new lines inbred varieties suitable for Gia Lam District Hanoi. Thereby, finding new lines of good quality, high yield and stable production to
introduce.
2. Research Methodology
The experiments in the study was arranged in complete randomized block
(RCB) with 03 replicates.
The collected data during the experiment are synthesized and processed by the
method of statistical analysis of variance (ANOVA), using Microsoft Excel software
and IRRISTART 5.0
3. MAIN STUDY
Through research results of both experiments in 2 seasons (Springand Autumn
2015), we find:
- The prospect of the rice lines growth period from 115-135 days in the Spring
and 95-131 days in the Atumn season belong short days the group.
- The same outlook in Spring and Antumn theseason and average plant height in
turn is 81.54 to 90.3 cm and 99.5 to 120.2 cm inadequate tillering. Cotton length
respectively from 23.33 to 29.12 cm and 21.9 to 30.6 cm respectively.
- The productivity of the breeding season for Spring and Antumn ranged from
41.44 to 67.83 kg / ha and from 43.8 to 80.8 kg / ha. In the same spring has reached the
large yield LD7 67,83ta / ha, and the majority of the remaining varieties are greater than
BT7-KBL. the have similar LD16 line had net yield higher than the control BT7 and
KD18.
- The participation experiments similar quality to pretty average. In which the
same LD7, LD2, LD3 in Spring and breed LD16, LD4, LD3 in the Antumn season with
good quality.
4. CONCLUSION
The indicators monitored in the study were highly variable over 2 seasons

experiments.
Through research in the field combined with the evaluation of the quality, we
have selected 03 promising lines in spring are: LD7, LD2, LD3. Meanwhile, the Atumn
season are LD16, LD4, LD3. These line could completely be introduced into production
in Gia Lam.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chính trên thế giới.
Hiện nay cây lúa không những là nguồn lương thực chủ yếu mà nó còn là nguồn
thu nhập chính của hàng trăm triệu người. Ở Việt Nam, cây lúa chiếm vị trí số
một trong số các cây lương thực và mang tính chiến lược trong sản xuất nông
nghiệp nói riêng và ngành kinh tế nói chung.
Lịch sử trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm nay.
Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử tự nhiên và xã hội, cây lúa vẫn luôn là bạn
đồng hành của người nông dân Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu đời trồng lúa
nước người nông dân đã đúc kết được nhiều nguồn kinh nghiệm quý báu trong
sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống con người ngày
càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kèm theo
đó là những nhu cầu của con người về chất lượng lương thực cũng được nâng cao
dần, đặc biệt là chất lượng lúa gạo. Chất lượng gạo thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đang ngày càng tăng để phục vụ nhu cầu của con người. Từ những
hạt gạo tẻ thường trước kia nay đã được nâng cao chất lượng thành những hạt
gạo dẻo thơm phục vụ bữa cơm của gia đình.
Tuy nhiên, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng kéo theo một số
vấn đề nan giải, điển hình là tình hình dân số ngày càng tăng nhanh đẫn đến diện

tích đất nông nghiệp trong đó có diện tích đất trồng lúa dần bị thu hẹp. Bên cạnh
đó, do sự quản lý các ngành công nghiệp còn chưa triệt để dẫn đến sự biến đổi
khí hậu toàn cầu đang diễn ra vô cùng phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất lúa gạo.
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và khoa học nông nghiệp là làm thế nào để đáp
ứng được mục tiêu giảm nghèo và an toàn lương thực. Do vậy, việc nghiên cứu
phát triển cây lúa đang là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Chính từ những lý do trên, sau những kết quả nghiên cứu và chọn giống,
Khoa Nông học, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra được
một số dòng lúa thuần triển vọng mới đáp ứng nhu cầu giống tốt cho bà con nông

1


dân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, dựa trên cơ sở khoa học là những nghiên cứu
đã thành công của những người đi trước, dưới sự phân công của Bộ môn Di
truyền – Giống khoa Nông học, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh
trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định dòng lúa thuần mới phù hợp cho huyện Gia Lâm – Hà Nội.
- Từ những dòng lúa thuần triển vọng, tìm ra được những dòng mới chất
lượng tốt, năng suất cao và ổn định để giới thiệu cho sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập xử lý số liệu, hoàn thành báo cáo thạc sĩ.
- Theo dõi các chỉ tiêu: khả năng bén rễ hồi xanh, tốc độ tăng trưởng lá,
tăng trưởng chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, khả năng chống chịu với sâu,
bệnh hại… của các dòng lúa thuần trong quá trình nghiên cứu.
- So sánh và xác định được một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và khả
năng thích ứng của dòng lúa thuần thí nghiệm.

- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa thuần như: mùi thơm lá,
mùi thơm nội nhũ, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng,
chất lượng cơm…
- So sánh năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, đánh giá được tiềm
năng về năng suất và chất lượng của các giống để làm cơ sở tiền đề cho việc
chọn lựa giống tôt nhất, giống có triển vọng cho huyện Gia Lâm - Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,68 triệu tấn và đứng thứ hai trên
thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng gạo xuất khẩu không tốt, một số ít đạt loại trung
bình nên nên hiệu quả kinh tế mang không cao, đời sống người dân trồng lúa rất
chậm cải thiện. Trong khi đó, Thái Lan là nước luôn đứng đầu thế giới về sản lượng
xuất khẩu hàng năm với 5,0-7,0 triệu tấn/năm, cùng với đó là gạo thơm có chất
lượng tốt chiếm 25,0-30,0%, giống chủ lực là Khao Dawk Mali 105, RD15,
Jasmine, Basmati..., các giống này đều đã có thương hiệu trên thị trường Quốc tế.
Mặt khác, nhu cầu gạo thơm ngon của người tiêu dùng trong nước ngày
càng tăng. Tuy nhiên, do các giống lúa thơm này còn nhiều hạn chế như thời gian
sinh trưởng dài, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh yếu, không đáp ứng được
nhu cầu sản xuất làm cho giá của các loại gạo thơm truyền thống như tám thơm,
tám xoan, dự hương trên thị trường khá cao. Ở Việt Nam, lúa chất lượng, lúa
thơm được khuyến khích trồng để xuất khẩu và sử dụng trong nước không có
giới hạn. Mặc dù vậy, bộ giống lúa chất lượng cao của Việt Nam hiện nay chưa
đa dạng, tính thích ứng còn hẹp, các giống lúa thơm, lúa nếp, japonica nhập nội
có tiềm năng năng suất khá, gạo thơm ngon nhưng nhiễm nhiều loại sâu bệnh
(rầy, bạc lá, đạo ôn) nên việc mở rộng diện tích vẫn khó khăn. Công tác chọn tạo
và phát triển giống lúa thơm, nếp, japonica trong thời gian qua còn mang tính

chất nhỏ lẻ, không đồng bộ, đầu tư không đầy đủ nên các giống lúa được chọn
tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Đối với vùng Gia Lâm – Hà Nội các giống lúa có năng suất cao, chất lượng
trung bình chỉ tập trung trong vụ Đông xuân. Trong khi đó, diện tích các giống
lúa ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu người tiêu
dùng, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm lúa gạo như BT7, LT2, P6, AC5,
RVT, Nàng xuân, BC15, Vật tư NA2.... đang ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc
nghiên cứu và chọn tạo ra các giống lúa chất lượng là một hướng đi đúng đắn và
cần thiết cho cả vùng Gia Lâm – Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA VÀ KHÁI NIỆM LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
2.2.1. Nguồn gốcvà sự phân loại cây lúa
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây lúa. Tác giả Chang cho
rằng lúa trồng Oryza sativa được tiến hóa từ cây lúa dại hàng năm Oryza nivara

3


(Chang, 1985). Tuy nhiên, Oka (1988) lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ
cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon.
Ở Việt Nam, cây lúa cũng được trồng từ hàng ngàn năm trước đây và được
coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Việt Nam là một trong những nước
thuộc trung tâm khởi nguyên của cây lúa nước. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là một
trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú
nhất (Lê Doãn Diên, 1990).
Về phân loại, họp tại Viện Lúa quốc tế IRRI xác định có 19 loài. Trong đó,
loài Oryza sativa.L và Oryza glaberima là hai loài được trồng phổ biến nhất hiện
nay. Có thể hiểu tổ tiên của lúa trồng hiện nay theo hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ tổ tiên của cây lúa trồng (o.sativa)
Ngày nay, các nhà phân loại học đều cơ bản nhất trí rằng chi Oryzacó 23

loài trong đó có 21 loài hoang dại và 2 loài lúa trồng o. sativavà o.glaberrỉma
thuộc loại nhị bội 2n = 24, có bộ gen AA. Loài o.glaberrima được gieo trồng chủ
yếu ở Tây Phi và Trung Phi còn loài o. sativahiện nay được gieo trồng trên khắp
thế giới và được chia thành hai loài phụ là Indica và Japónica.Trong quá trình
tiến hóa của cây lúa, ngoài hai loài phụ Indicavà Japónicacòn có nhiều loại hình
trung gian như Javanica...( Trần Văn Minh, 2004).
Ngoài ra, các nhà khoa học còn dựa vào thời gian sinh trưởng, chiều cao
cây, phản ứng trỗ bông với quang chu kỳ,...đã phân loại lúa theo các nhóm điển
hình. Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (1996) khi căn cứ vào chiều cao cây đã chia
lúa ra 3 loại sau:
+ Giống nửa lùn có chiều cao cây nhỏ hơn 100 cm;
+ Giống cao trung bình có chiều cao cây từ 110 - 130 cm;

4


+ Giống lúa cao cây có chiều cao cây lớn hơn 130 cm.
Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, Đinh Văn Lữ (1978) đã chia ra
thành 3 nhóm:
+ Giống lúa ngắn ngày có TGST từ 100 - 130 ngày;
+ Giống lúa trung ngày có TGST từ 130 - 140 ngày;
+ Giống lúa dài ngày có TGST trên 150 ngày.
Viện lúa quốc tế đã phân chia các nhóm giống theo vùng sinh thái như lúa
có nước tưới (nhóm ngắn ngày, nhóm trung ngày, nhóm dài ngày), lúa nước trời,
lúa cạn, lúa nước sâu. Các nhóm lúa cũng được phân chia theo khả năng chống
chịu điều kiện bất lợi như chịu lạnh, chịu nóng,..chống chịu sâu bệnh chính như
đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu,... (IRRI, 1995).
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của lúa
Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn một nửa dân số trên thế giới và cung
cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại.

Hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, 12% là nước, còn lại là các
vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin nhóm B (Bl, B2,
B6), vitamin PP, vitamin E... Hạt gạo là loại thức ăn dễ tiêu hoá và cung cấp
loại protein tốt nhất cho cơ thể con người. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật
sự của gạo là 63 trong khi chỉ số này của lúa mì là 49, ở ngô là 36 (Trần Văn
Đạt, 2005).
Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo được xác định thông qua một số chỉ tiêu như
hàm lượng protein, amylose, lipid, khoáng chất, độ bền thể gel... trong đó có hai chỉ
tiêu thường được sử dụng nhiều nhất là hàm lượng amylose và protein.
Lúa gạo cung cấp ít nhất 40% lượng protein mà người châu Á cần. Protein
của lúa gạo có sự cân bằng của các axit amin không thay thế như lysine,
methionine… Theo Nguyễn Đăng Hùng, hàm lượng protein trong lúa gạo có liên
quan mật thiết đến thành phần, cấu trúc tinh bột. Thường các giống có hàm lượng
amylopectin càng cao thì quá trình tổng họp protein càng thuận lợi (Nguyễn
Đăng Hùng và cs., 1993).
2.2.3.Khái niệm lúa chất lượng cao
Các nghiên cứu trước đây đã phân chia các chỉ tiêu chất lượng lúa gạo gồm
có chất lượng xay xát (tỷ lệ gạo xay, gạo xát, gạo nguyên), chất lượng thương

5


phẩm (liên quan đến thị hiếu thương trường, giá trị kinh tế), chất lượng nấu
nướng, nếmthử (màu sắc, độ bóng mùi thơm, vị ngon) và chất lượng dinh dưỡng
(hàm lượng amylose, protein, nhiệt hóa hồ...). Như vậy, để được chọn tạo và xếp
loại giống lúa chất lượng cao thì các giống lúa phải có một hoặc nhiều đặc tính
như gạo và cơm có mùi thơm hấp dẫn, hàm lượng amylose thấp dưới 20% đến
trung bình (21-25%) cơm mềm.
2.2.4.Ý nghĩa kinh tế của cây lúa
Lúa gạo chủ yếu được dùng làm lương thực, ngoài ra các sản phẩm phụ còn

được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn:
- Gạo: sử dụng làm nguyên liệu sản xuất rượi, bia…
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượi cồn, axeton, phấn mịn....
- Cám: dùng làm thức ăn cho gia súc, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù
đầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp làm mỹ phẩm,
chế xà phòng.....
- Trấu: dùng để sản xuất nấm men,làm thức ăn cho gia súc, sản xuất vật liệu
đóng lót hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao, ở nông thôn còn
sử dụng làm chất đốt .
- Rơm, rạvới thành phần chủ yếu là xenlulozacóthểsản xuất thành giấy, các
tổng xây dựng, dựng, đồ gia dụng như thùng, chão, mũ, giầy, dép, cũng có thể
dùng rơm, rạ dùng để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu làm thức ăn ủ
chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng chất đốt.
Nếu tận dụng khai thác các sản phẩm phụ của cây lúa hết thì giá trị kinh tế
còn rất đa dạng và phong phú.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo đánh giá của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự
báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là
nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm
khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
6


Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới. Gạo Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo Basmati. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, lũ và hạn hán xảy ra ở nước này gây thiệt hại lớn về sản

lượng lương thực, giá lúa mỳ tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng.
Ngược lại với 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, thị phần gạo xuất
khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan và Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ dự báo
vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong giai đoạn 2007 đến 2017. Tuy
nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ tăng chậm. Dự báo thị phần
xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007
xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2017. Lý dotăng nhu cầu trong nước và mở
rộng sản xuất ở các vùng có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hưởng
đến xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ.
Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc, Achentina,
các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu
trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn tấn năm 2007/08 lên
220 nghìn tấn vào năm 2008/09, do sự khôi phục của sản lượng gạo sau hạn hán.
Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo Úc vấn sẽ thấp hơn mức kỷ lục 662 nghìn tấn gạo xuất
khẩu vào năm 1998/99. Xuất khẩu gạo Achentina dự kiến sẽ tăng 3-4% năm trong
giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo
nội địa. Xuất khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng
2-3% mỗi năm, do tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng.
2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về lúa trên thế giới
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai của thế giới sau
lúa mì, nhưng lại là lương thực chủ yếu của các nước châu Á. Bởi vậy, trên thế
giới nói chung cũng như ở từng quốc gia trồng lúa nói riên đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về lúa. Các giống lúa địa phương không ưa thâm canh, khả năng
chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp dần được thay thế bằng các giống lúa
mới chịu thâm canh, chống chịu sâu bệnh tốt và thích hợp với điều kiện sinh thái
tại địa phương.
Vào đầu những năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế International
Rice Research Institute (IRRI) đã được thành lập ở Philippin. Viện này đã tập
trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa các loại,
tiêu biểu như các dòng IR, Jasmin. Đặc biệt vào thập niên 80 giống IR8 được trồng

phổ biến ở Việt Nam đã đưa năng suất lúa tăng cao đáng kể. Nhiều nước ở châu Á

7


có diện tích trồng lúa lớn, có kỹ thuật thâm canh tiên tiến và có kinh nghiệm dân
gian phong phú. Có đến hơn 90,3% tức 651 triệu tấn (hay 435 triệu tấn gạo) trong
tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011, sản lượng lúa gạo trên thế giới phụ
thuộc vào các nước châu Á, chủ yếu tập trung ở 8 nước là: Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam Myanmar và Nhật Bản.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỷ người) là một
nước thiếu đói lương thực trầm trọng trong thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, vì
vậy công tác nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nhất là giống lúa mới vào sản xuất được đặc biệt chú trọng.
Ấn Độ là một nước có diện tích trồng lúa đứng đầu thế giới đồng thời Ấn
Độ cũng là nước đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” về đưa các tiến bộ khoa
học kỹ thuật nhất là giống mới vào sản xuất, làm nâng cao năng suất và sản
lượng lúa gạo của Ấn Độ. Viện nghiên cứu giống lúa trung ương của Ấn Độ
được thành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa là nơi tập trung nghiên cứu,
lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng là nước có
giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới như giống lúa: Basmati,
Brimphun có giá trị rất cao trên thị trường tiêu thụ.
Nhật Bản và Hàn Quốc là nơi có diện tích trồng lúa ít nhưng năng suất bình
quân cao. Nhật Bản có 2 triệu ha, Hàn Quốc có 1,2 triệu ha, năng suất bình quân
đạt 60 tạ/ha. Tuy có diện tích không lớn song sản lượng năm 2005 đạt trên 11,4
triệu tấn. Có được kết quả đó là do người Nhật chỉ trồng lúa 1 vụ/năm, cây lúa
được gieo trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất, công tác giống lúa của
Nhật cũng được đặc biệt chú trọng về giống chất lượng cao vì người Nhật giàu có,
nên nhu cầu đòi hỏi lúa gạo chất lượng cao.
Thái Lan là nước xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới. Với những ưu đãi

của thiên nhiên Thái Lan có vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, mặc dù năng suất
và sản lượng lúa gạo của Thái Lan không cao song họ chú trọng đến việc chọn
tạo giống có chất lượng gạo cao. Các trung tâm nghiên cứu lúa của Thái Lan
được thành lập ở nhiều tỉnh và các khu vực. Một số giống lúa chất lượng cao nổi
tiếng thế giới của Thái Lan là: Khaodomali, Jasmin (Hương nhài).
Ngoài châu Á, thì ở Mỹ, trong thời gian gần đây các nhà khoa học không
chỉ quan tâm đến việc chọn lọc, lai tạo và đưa ra những giống lúa có năng suất
cao, ưa thâm canh và ổn định, mà còn nghiên cứu tỷ lệ protein trong gạo, phù
hợp với thị trường hiện nay.

8


2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Nằm ở vùng Đông nam Châu Á, cây lúa là thế mạnh của Việt Nam, điều
kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho phát triển cây lúa. Có nhiều
đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp thường xuyên (đồng bằng Sông
Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long) cùng một loạt các châu thổ nhỏ hẹp ở ven
các dòng sông, ven biển miền Trung khác. Các đồng bằng châu thổ đều được sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Năm
1970
1993
2000
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
(triệu ha)
4,74
6,56
7,66
7,34
7,32
7,20
7,40
7,44
7,51
7,66
7,75
7,90
7,80

Năng suất (tạ/ha)
19,0
34,8
42,5
49,5
48,9
49,1

52,3
52,3
53,2
55,0
56,3
55,7
57,4

Sản lượng
(triệu tấn)
9,00
22,59
32,55
36,34
35,80
35,90
38,73
38,95
39,99
42,4
43,66
44,03
44,84

Nguồn: />
Cây lúa là cây trồng chính góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Về diện tích: Diện tích lúa tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1970 – 1993,
tăng 1,82 triệu ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng lúa có xu
hướng giảm dần nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hoá, công nghiệp

hoá đã và đang làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa
nói riêng giảm đáng kể. Nếu so sánh năm 2000 với 2005 thì diện tích trồng lúa
của nước ta giảm tới 315.000 ha.
Về năng suất và sản lượng: diện tích giảm trong khi năng suất lúa và sản
lượng lúa tăng nhanh. Liên quan tới quá trình năng suất lúa tăng nhanh:

9


Năm 2012,diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,75 triệu ha, năng suất lúa
đạt 5,63 tấn/ha và sản lượng đạt 43,66 triệu tấn cao hơn so với năm 2011 1,26
triệu tấn.
Năm 2013,diện tích gieo trồng lúa cả năm là 7,9 triệu ha tăng hơn so với
năm 2012 tuy nhiên năng suất lại giảm chỉ còn 5,57 tấn/ha, sản lượng tăng hơn
so với năm 2012 0,37 triệu tấn và đạt 44,03 triệu tấn.
Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm so
với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản lượng
lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 81 vạn tấn so với năm 2013.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền sản xuất nông nghiệp chuyển từ
kinh tế tập thể lấy Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và điều hành kế hoạch sản xuất
sang cơ chế lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ vì vậy đã khuyến khích người
dân đầu tư về công sức tiền của cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh
tăng vụ vì vậy sản lượng lúa của Việt Nam không ngừng được tăng cao. Đến nay
Việt Nam đã giải quyết cơ bản vấn đề thiếu lương thực, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và còn xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan).
2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về lúa. Điển hình có thể kể tới một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống
như sau:
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương: Nhằm phục vụ

chọn tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam
của Học viện Nông nghiệpViệt Nam với phương pháp điều tra, thu thập, phân
loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di truyền lai
tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4, G6, G10, G13,
G14, G19,G22,G24...
-- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao: Nhằm phục vụ đồng bằng
sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương
pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp
với khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao,
chất lượng gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718,
OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ
Đồng bằng sông Cửu Long.

10


- Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn: Viện cây lương thực
thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa
phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính
kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và
năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng Trung du
miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc: Học viện
Nông nghiệpViệt Nam dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng công
nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã xác
định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các dòng chỉ
thị ỊRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số các
chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá: Học viện Nông
nghiệpViệt Nam với phương pháp lai giữa dòng bất dục 103s và dòng phục hồi

chứa gen kháng bệnh bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24, Việt lai 27
kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất 7,2-7,6tấn/ha.
Kết quả chọn tạo một số giống lúa thuần mới của Việt Nam: Hương cốm 4 là
giống lúa thuần do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và các cộng tác viên Viện Nghiên
cứu và Phát triển cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc từ quần
thể phân ly MHV. Thời gian sinh trưởng của giống ở điều kiện vụ Xuân muộn là
130-135 ngày, vụ Mùa là 105-110 ngày. Giống có chiều cao cây trung bình (95105 cm), đẻ nhánh khỏe, bản lá lòng mo, xanh đậm. Giống Hương cốm 4 đang
được mở rộng diện tích gieo cây trên 14 tỉnh thành của Việt Nam như: Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Yên
Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Sóc Trăng với
diện tích trên 700 ha/năm và đạt năng suất 65,0-72,0 tạ/ha trong điều kiện vụ
Xuân, 59,0-65,0 tạ/ha trong điều kiện vụ Mùa. Ngoài ra còn các giống lúa khác
mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận như: giống
TBR225, giống TBR117, giống ĐTS 9…. Ngày 16 tháng 11 năm 2013, Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đã tổ chức họp hội đồng khoa học cấp cơ sở
đánh giá kết quả chọn tạo, tuyển chọn và khảo nghiệm bốn giống lúa mới: TH37,
Hương cốm 4, Bắc thơm 7 kháng bạc lá và Nếp cẩm ĐH6.

11


2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÚA GẠO
2.4.1. Nhiệt độ và đời sống cây lúa
Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều
kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu
kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định. Trong điều kiện trồng lúa ở nước
ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500-3.000oC,
giống trung ngày từ 3.000-3.500oC, giống dài ngày từ 3.500-4.500oC. Trong quá
trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết

thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ
thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn ngày là
những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ
biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậy việc
dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi
để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét.
Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng
của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác
nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là
30-35 C, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12oC và cao nhất là 40oC
không có lợi cho quá trình cảy mầm và phát triển của mầm.
o

- Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-30oC. Với vụ
hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ
chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm
hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những
năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho mạ,
hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ là biện pháp
chống rét hữu hiệu nhất.
- Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-32oC. Nhiệt
độ thấp dưới 16oC hay cao hơn 38oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm
đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền
Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.
- Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều
kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-

12



30oC. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố
trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong điều kiện cây lúa
nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 17oC) hoặc quá cao (trên
40oC) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy
mầm, hông thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt nếu gặp rét,
quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng
đến nãng suất lúa.
2.4.2. Ánh sáng và đời sống cây lúa
Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là
cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số
các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang
hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài
ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những
giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang).
Về cường độ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh
sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp
của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong
năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào
khoảng 11-13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều thì
cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các
tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không
có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường độ
ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và
đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ,
đến tháng 4-5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt
đầu sinh trưởng thuận lợi.
Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối
trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân
hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa

không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại
theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản
ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa
thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày.

13


×