Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của một số dòng, giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 tại trâu quỳ gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU XANH TRONG
VỤ XUÂN 2021 TẠI TRÂU QUỲ - GIA LÂM - HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ TUYẾT CHÂM
Bộ môn

: DI TRUYỀN & CHỌN GIỐNG
CÂY TRỒNG

Sinh viên thực hiện : LÒ THỊ NGA
Lớp

: K62CGCT

Mã SV

: 621696

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự


hướng dẫn của TS. Lê Thị Tuyết Châm – bộ môn Di truyền & Giống cây
trồng – Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài khóa luận là hồn tồn trung thực, khơng sao chép dưới
bất kì hình thức nào và chưa sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm với nội dung khoa học của đề tài
khóa luận này.
Hà Nội. ngày tháng

năm 2021

Sinh viên

Lị Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Tuyết Châm đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng, Khoa Nông học - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội. ngày tháng

năm 2021

Sinh viên

Lò Thị Nga

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................. viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích. yêu cầu và ý nghĩa của đề tài ................................................... 2
1.2.1. Mục đích................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.2.2.Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4

2.1 Nguồn gốc và phân loại đậu xanh ............................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc cây đậu xanh ......................................................................... 4
2.1.2. Phân loại .................................................................................................. 4
2.1.3 Vai trò của đậu xanh ................................................................................ 5
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh ................................................ 6
2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 8
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới................................................ 8
2.2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam .............................................. 11
2.3. Nghiên cứu về đậu xanh trên thế giới ...................................................... 15
2.3.1.Nghiên cứu về chọn tạo giống ............................................................... 15
2.3.2 Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng .......................................................... 18
2.3.3 Nghiên cứu nguồn gen kháng sâu bệnh hại ........................................... 18
2.4. Nghiên cứu về đậu xanh ở Việt Nam ....................................................... 19
2.4.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống .............................................................. 19

iii


2.4.2 Nghiên cứu về giống .............................................................................. 21
2.4.3 Nghiên cứu tính chống chịu ................................................................... 22
2.4.4 Nghiên cứu mơ hình canh tác................................................................. 23
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 24
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 26
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 26
3.2.2 Quy trình kỹ thuật .................................................................................. 26
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.1 Đặc điểm về tính trạng chất lượng của các dịng. giống đậu xanh ........ 27
3.3.2. Đặc điểm thời gian sinh trưởng. phát triển của các dòng. giống
đậu xanh ................................................................................................... 29

3.3.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng. giống đậu xanh ...... 29
3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................ 30
3.3.5. Đặc điểm về khả năng chống chịu sâu bệnh ......................................... 31
3.4. Phân tích và xử lý số liệu ......................................................................... 32
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 33
4.1. Đánh giá chung về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng.
giống đậu xanh trong vụ Xuân 2021 .............................................. 33
4.1.1. Đặc điểm thời gian sinh trưởng của các dòng. giống đậu xanh
trong vụ xuân 2021 ........................................................................ 33
4.1.2. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 ....... 36
4.1.3. Đặc điểm quả và hạt của các dòng. giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 .... 37
4.2. Đặc điểm thời gian sinh trưởng và phát triển của 45 dòng. giống đậu
xanh trong vụ xuân 2021 ................................................................ 39
4.3. Đặc điểm chiều cao cây. số lá và số đốt của các dòng. giống đậu
xanh trong vụ Xuân 2021 ............................................................... 42
4.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác của các dòng. giống đậu
xanh trong vụ Xuân 2021 ............................................................... 44
4.5. Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng.
giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 ............................................... 48

iv


4.6. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các
dịng. giống đậu xanh trong vụ xuân 2021..................................... 55
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích. sản lượng. năng suất đậu xanh trên thế giới từ năm
2010 - 2016 ...................................................................................... 9
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu xanh của một số nước Châu Á và
Châu Phi năm 2016-2017 ............................................................... 10
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu xanh trong nước năm 2015 và 2016 ......... 12
Bảng 2.4: Tình hình xuất nhập khẩu đậu xanh của Việt Nam và một số
nước trong khu vực năm 2020 ....................................................... 15
Bảng 3.1: Các dòng. giống đậu xanh đánh giá trong vụ xuân 2021 .............. 24
Bảng 3.2: Các tính trạng chất lượng đánh giá ở đậu xanh .............................. 27
Bảng 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đánh giá ở đậu xanh ...... 31
Bảng 4.1. Đặc điểm thời gian sinh trưởng và phát triển của các dòng.
giống đậu xanh đánh giá trong vụ xuân 2021 (ngày) .................... 34
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của 96 dòng. giống đậu xanh đánh giá
trong vụ xuân 2021 ........................................................................ 36
Bảng 4.3. Đặc điểm quả và hạt của các dịng. giống đậu xanh trong thí
nghiệm vụ xn 2021 ..................................................................... 38
Bảng 4.4: thời gian sinh trưởng và phát triển của các dòng. giống đậu
xanh đã qua tuyển chọn trong vụ xuân 2021 ................................. 40
Bảng 4.5: Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng. giống đậu xanh
và đối chứng trong vụ xuân 2021................................................... 42
Bảng 4.6: Đặc điểm sinh trưởng phát triển khác của các dòng. giống đậu
xanh trong vụ xuân 2021 ................................................................ 45
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng. giống đậu xanh
trong vụ xuân 2021 ........................................................................ 49
Bảng 4.8. Năng suất cá thể trung bình. năng suất thực thu. năng suất lần

thu đầu. năng suất các lần thu tiếp theo và chỉ số thu hoạch
(HI) của các dòng. giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 ................ 52
Bảng 4.9. Bảng mức độ sâu bệnh hại trong vụ xuân 2021 ............................. 57
Bảng 4.10. Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của
các dịng. giống đậu xanh trong vụ xuân 2021 .............................. 59

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT: số thứ tự
DC: đối chứng
TGST: thời gian sinh trưởng
NSCT: năng suất cá thể
KL: khối lượng
NSTT: năng suất thực thu
HI: chỉ số thu hoạch
NS: năng suất
FAO: tổ chức nông lương thế giới
Ha: hecta

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Họ và tên: Lị Thị Nga

MSV: 621696

Tên đề tài: Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của một số dòng, giống đậu

xanh trong vụ xuân 2021 tại Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu gồm 96 dòng đậu tương thuộc các thế hệ F4, F5, F6, F7 từ các
tổ hợp lai đậu xanh kí hiệu LMB1, LMB2, LMB3, LMB5 và LMB6; các dòng
nhập nội, Đối chứng sử dụng là giống ĐX 208.
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ xuân 2021 từ 3/2021 – 6/2021 tại
khu thí nghiệm đồng ruộng, khoa Nơng học. Học viện nông nghiệp Việt Nam
– Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội. Các dòng được trồng tuần tự, khơng lặp lại
trong ơ thí nghiệm. Giống đối chứng ĐX 208 được trồng lặp lại 2 lần.
Các đặc điểm đánh giá ở các dòng được áp dụng theo QCVN 01 - 62:
2011/BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơn đối với đậu
xanh. Các tính trạng theo dõi và đánh giá gồm các tính trạng chất lượng, tính
trạng liên quan đến thời gian sinh trưởng phát triển và các tính trạng số lượng
như chiều cao cây, số lá, số hạt/cây, năng suất cá thể...
Số liệu thu được trong q trình thí nghiệm được tổng hợp và xử lý
bằng chương trình IRISTAT 5.0 và Excel 2010.
Kết quả nghiên cứu:
10 dịng, giống đậu xanh tham gia thí nghiệm có tiềm năng năng suất là
D16, DX22, DX11, LMB2-77-2-2, LMB5-22-2-10-2, LMB3-19-3-2-2,
LMB3-38-1-1, LMB3-40-2-5-3, LMB5-123-3-8-1, LMB5-122-1-2.

viii


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đậu xanh (Vigna radiata (L) wilczek) là cây ngắn ngày có nhiều ưu
điểm trong hệ thống nông nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao được trồng ở
nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Lồi Đậu Xanh có nguồn gốc ở Ấn Độ

và Trung Á và lan sang nhiều khu vực khác của châu Á. Cây có khả năng
thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể phát triển được trong điều kiện môi
trường bất lợi. Ở châu Á cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như:
Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào,
Philippines.... cây thuộc loại cây thân thảo mọc đứng, lá mọc kép 3 lá chét, có
lơng 2 mặt, quả hình trụ thẳng, số lượng quả nhiều có chứa hạt hình trịn hơi
thn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột vàng, có mầm ở giữa.
Đậu xanh được sử dụng làm thành phần trong các món ăn ngọt và mặn,
Hạt đậu xanh cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh
dưỡng của con người, và thức ăn chăn nuôi, là nguyên liệu cho một số ngành
công nghiệp chế biến. Quả và lá non còn được dùng như một loại rau xanh
cao cấp rất giàu khoáng chất và vitamin. Với thời gian sinh trưởng ngắn, đậu
xanh là cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác, ln canh tăng vụ, góp
cơng lớn trong xóa đói giảm nghèo. Ở nước ta đậu xanh được trồng phổ biến
khắp các vùng trong cả nước và có vai trò quan trọng chỉ sau sau lạc và đậu
tương (Trần Đình Long và Lê Khả Tường,1998).
Đậu xanh cịn có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và sử dụng bền
lâu tài nguyên đất nhờ có hệ vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với rễ, có
khả năng cố định đạm, làm đất tơi xốp hơn, hạn chế được phân bón hóa học,
khơng gây ơ nhiễm mơi trường và chai đất.

1


Mặc dù có tiềm năng phát triển mạnh tuy nhiên diện tích sản xuất đậu
xanh vẫn cịn nhỏ lẻ manh mún, chưa có sự quy hoạch đầu tư, vẫn cịn nhiều
hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học & kỹ thuật vào sản xuất. Từ
đó dẫn tới tình trạng chưa thể cạnh tranh giá cả được với các thị trường lân
cận như Thái Lan, Mianma và Trung Quốc. Để thúc đẩy sự phát triển của cây
đậu xanh ở nước ta việc áp dụng tiến bộ khoa học & kỹ thuật là điều cần thiết

và động lực để thúc đẩy là có các giống đậu xanh có năng lực cạnh tranh. Mặt
khác, cây đậu xanh có đặc điểm chín rải rác, gây khó khăn trong việc thu
hoạch. Đó cũng là nguyên nhân khiến đậu xanh bị hạn chế diện tích trồng.
Nền nơng nghiệp nước ta đang dần hướng tới nền nông nghiệp chất lượng cao
vậy nên các giống thuận lợi cho việc cơ giới hóa như chín tập trung, có tính
đồng đều, năng suất cao, chống chịu tốt sẽ được các nhà chọn giống ưu tiên
chọn tạo hơn.
Để mở rộng diện tích trồng và nâng cao chất lượng của đậu xanh, cùng
với cơng tác chọn tạo giống thì việc nghiên cứu đánh giá sinh trưởng, phát
triển của các dòng, giống đậu xanh là cần thiết để làm phong phú nguồn
giống. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá sự sinh trưởng
và phát triển của một số dòng, giống đậu xanh trong xuân 2021 tại Trâu
Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được đăc điểm sinh trưởng và năng suất các dòng, giống đậu
xanh trong vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Chọn lọc được một số dòng, giống triển vọng để làm giống hoặc tiếp
tục làm vật liệu chọn giống.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá đặc điểm khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống
đậu xanh.

2


Đánh giá tình hình chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng của các dòng.
giống đậu xanh.
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng.
giống đậu xanh.

1.2.2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
mới về các giống đậu xanh triển vọng cho năng suất, chất lượng cao.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để tuyển chọn các dòng
triển vọng để làm giống hoặc làm vật liệu giống, góp phần làm đa dạng
nguồn gen cây đậu xanh trong nước.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân loại đậu xanh
2.1.1. Nguồn gốc cây đậu xanh
Đậu xanh (Vigna radiata (L) Wilczek),có nguồn gốc từ Ấn Độ và
Trung Á. phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng
khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả
năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều
kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được trồng
nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia. Với những giá trị
dinh dưỡng, nhu cầu sản phẩm từ đậu xanh toàn cầu tăng nhanh, mở rộng
trồng và phổ biến đậu xanh ra các vùng lãnh thổ khác như: Đông Nam Á,
châu Phi, Nam Mỹ và Australia (Singh và cs,. 2021).
2.1.2. Phân loại
Đậu xanh thuộc họ đậu Fabaceae, tông Phaseoleae và chi Vigna. Từ
năm 1970 đậu xanh được đặt tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilczek
(Đường Hồng Dật, 2006). Chi Vigna trong đó bao gồm đậu xanh, thuộc về
phân chi Ceratoirtopis và có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của tông Phaseoleae
với 2n = 2x= 22 (Lambrides and Godwin, 2007).
Cây đậu xanh được xếp chung nhóm “Beans, dry” trong hệ thống phân

loại và dữ liệu FAOSTAT của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
(FAOSTAT, 2019; Sherasia et al,. 2017).

4


Họ (familia)

Fabaceae

Phân họ (subfamilia)

Faboideae

Tơng (tribus)

Phaseoleae

Phân tơng (subtribus)

Phaseolinae

Chi (genus)

Vigna

Lồi (species)

V. radiata


2.1.3 Vai trò của đậu xanh
Đậu xanh trồng để thu hoạch hạt. Hạt đậu xanh là thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao do có hàm lượng protein phong phú và rất dễ tiêu hóa. Protein
đậu xanh chứa đầy đủ các loại axit amin không thay thế đặc biệt là lizin, vì vậy
sử dụng bột đậu xanh kết hợp với bột ngũ cốc để tạo ra thực phẩm giàu protein
(vì lizin là axit amin hạn chế đầu tiên trong lúa gạo) (Zhang et al,. 2003).
Hạt đậu xanh được chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác nhau. Qua
các hội nghị quốc tế cho thấy, sản phẩm từ hạt đậu xanh rất đa dạng như đậu
xanh nấu chín, làm giị, làm bánh, làm kẹo, đồ xôi, nấu chè, làm miến, làm giá,
một số loại đồ uống, chế biến bột dinh dưỡng… Cây đậu xanh đã được phát
triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và nó đã góp phần nhất
định trong chủ trương chính sách khai thác nguồn dinh dưỡng cho con người
(Nair et al,. 2013; 2019). Chất sắt trong hạt đậu xanh có thể phát huy vai trò
sinh học tốt hơn nếu đậu xanh được nấu cùng với các loại rau như cà chua, rau
cải và bắp cải. Điều này đã được chứng minh trong cơ thể của những học sinh
bị thiếu máu lượng sắt đã được tăng lên đáng kể. Sử dụng đậu xanh tăng cường
sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em bị thiếu máu (Shanmugasundaram et al,. 2009).
Hạt đậu xanh và súp đậu xanh là nguồn ancaloit, coumarin và
phytosterol, các hợp chất này đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình trao đổi chất ở cơ thể người và động vật. Trong y học cổ truyền Trung

5


Quốc, các bộ phận của cây đậu xanh được sử dụng để điều trị các căn bệnh
khác nhau, như bệnh viêm gan, viêm dạ dày, nhiễm độc, giải nhiệt hạ khí, giải
độc tiêu phù, tả, mờ đục giác mạc … (Zhang et al,. 2003).
Cây đậu xanh và các cây họ đậu nói chung có khả năng cố định đạm sinh
học nhờ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sp. đáp ứng 60-70%
nhu cầu đạm của cây. Thêm vào đó, nhờ có vi khuẩn Rhizobium, cây đậu xanh

tham gia vào việc cố định nitơ khí quyển vào đất, khoảng 58–109 kg/ha). Sau
khi thu hoạch, thân lá đậu xanh để lại trên ruộng là nguồn phân xanh có tác
dụng làm tăng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất. Đậu xanh thấp cây, thân lá
phát triển do vậy trồng loại cây này cịn có vai trị hạn chế sự xói mịn rửa trơi
đất. Do đó, cây đậu xanh đóng một vai trị quan trọng trong việc cải thiện độ
phì nhiêu của đất và duy trì năng suất cây trồng (Singh và cs, 2021).
Ngồi ra, đậu xanh là cây trồng có khả năng chịu hạn, có thể chịu được
tác động xấu của điều kiện ngoại cảnh nên được coi là cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cho các vùng canh tác nhờ nước trời. Cây đậu xanh mang lại
thu nhập cho người nơng dân châu Á, đa dạng hóa các hệ sinh thái nơng
nghiệp, có thể mang lại năng suất cao trong hệ thống cây ngũ cốc
(Shanmugsundaram et al,. 2009).
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh
Đậu xanh là cây trồng hàng năm. thuộc dạng cây bụi. thân thảo. Là loại
cây trồng cạn thu quả và hạt. bao gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
Rễ: thuộc loại rễ cọc bao gồm các rễ chính và rễ phụ. Rễ chính thường
ăn sâu khoảng 20 -30 cm, trong điều kiện thuận lợi có thể ăn sâu tới 70 -100
cm. Rễ phụ thường gồm 30 - 40 cái, dài khoảng 20 -25 cm (Trần Văn Lài và
cs,. 1993). Trên rễ cây họ đậu có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm
Rhizobium. Các nốt sần trên rễ bắt đầu hình thành khi cây có 2-3 lá thật và
đạt tối đa khi cây ra hoa rộ. Trên mỗi cây có khoảng 10-20 nốt sần, tập trung
chủ yếu ở cổ rễ. Kích thước của các nốt sần khơng giống nhau, đường kính

6


dao động từ 4 -5 mm. Các lớp rễ đầu tiên có nhiều nốt sần hơn các lớp rễ mọc
ra từ cổ rễ, càng về sau càng ít nốt sần hơn. Những nốt sần hình thành sau khi
cây ra hoa được gọi là nốt sần thứ cấp hoạt động mạnh hơn loại nốt sần sinh
ra ở nửa đầu thời kỳ sinh trưởng. Trung bình mỗi vụ, một héc ta đậu xanh có

thể bù lại cho đất tương ứng 85-107 kg nitơ làm cho đất tơi xốp hơn (Phạm
Văn Thiều. 1999).
Thân và cành: thân cây đậu xanh cao từ 30-120cm, có thân màu xanh
hoặc tím, thân rỗng dạng vng và có rãnh, có lơng thưa màu xanh (đơi khi có
sắc tố tím), thân có thể ở dạng đứng, nghiên hoặc thân bò lan ở một số giống
hoang dại vùng đồi núi Ấn Độ và Myanmar. Thân cây yếu, dễ đổ ngã khi mưa
to gió lớn. Trên thân chia 7-8 đốt, các đốt thứ 4, 5, 6 thường mọc ra các chùm
hoa, giữa hai đốt gọi là lóng. Độ dài của các lóng thay đổi tùy theo vị trí lóng
trên cây và điều kiện khác. Các lóng dài khoảng từ 8-10 cm, các lóng ngắn chỉ
3-4 cm. Từ các đốt mọc ra các cành, trung bình có 1-5 cành. Các cành mọc ra
từ các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp I, trên mỗi cành này lại
có trung bình 2-3 mắt, từ các mắt này mọc ra các chùm hoa. Cũng có trường
hợp cây khơng phân cành, trường hợp này thường thấy khi trồng với mật độ
quá dày (Hà Thị Hiến, 2004).
Lá: Lá cây đậu xanh thuộc loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách. Các lá
chét có nhiều dạng hình khác nhau từ ơ van, thn trịn, thn dài, lưỡi mác, Sau
khi gieo 7-8 ngày thì cây mới hình thành các lá thật. Lá thật hồn chỉnh gồm có:
lá kèm, cuống lá và phiến lá. Cuống lá dài từ 8-10 cm, hình lịng máng. Cả hai
mặt trên và dưới của lá đều có lơng bao phủ, gân lá nổi rõ lên ở phía dưới mặt lá.
Màu lá xanh đậm hoặc xanh vàng. Số lượng lá, kích thước, hình dạng và chỉ số
diện tích lá thay đổi tuỳ thuộc vào giống, đất trồng và thời vụ.
Hoa: Hoa đậu xanh là loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, mọc thành
chùm to, xếp xen kẽ nhau ở trên cuống. Các chùm hoa chỉ phát sinh ra từ các
mắt thứ ba ở trên thân, nhiều nhất là ở mắt thứ tư, cịn ở các cành thì tất cả các

7


mắt đều có khả năng ra hoa. Khi mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu
xanh tím, khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt. Hoa có 5 đài hoa, 5 tràng hoa,

10 nhị và 1 bầu thượng (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Quả: Trái đậu xanh thuộc loại trái giáp, có dạng hình trụ, dạng trịn
hoặc dạng dẹt với đường kính 4-6 mm, dài 8-14 cm, có 2 gân nổi rõ dọc hai
bên trái, đa số là trái thẳng, có một số hơi cong, khi cịn non trái có màu xanh,
khi chín có màu nâu vàng hoặc xám đen, đen, Vỏ trái chín nếu gặp nhiệt độ
cao dễ bị tách vỏ, làm rơi hạt ra. Một cây trung bình có khoảng 20-30 trái,
mỗi trái có từ 5-10 hạt. Trên vỏ trái được bao phủ một lớp lông mịn. Mật độ
lông phụ thuộc vào đặc điểm của giống và khả năng chống chịu của cây, vào
thời kỳ chín hồn tồn lơng trên trái thường rụng đi hoặc tự tiêu biến (Nguyễn
Mạnh Chính và Nguyễn Mạnh Cường, 2008).
Hạt: Hạt đậu xanh có dạng hình trịn, hình trụ, thn hoặc trịn đều và có
nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh bóng, xanh xám, vàng, nâu hoặc đen
xám, nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của trái. Ruột hạt có màu vàng,
xanh hoặc xanh nhạt. Mỗi quả có từ 8-15 hạt. Hạt của những quả trên thân
thường to, mẩy hơn hạt của các quả ở cành. Hạt của các quả lứa đầu cũng to và
mẩy hơn các trái lứa sau. Số lượng hạt trung bình trong một quả là một trong
những yếu tố chủ yếu tạo thành năng suất của đậu xanh. Khối lượng hạt của mỗi
cây biến động lớn từ 20-90 gam, khối lượng 1000 hạt từ 35-80 gam tùy giống,
thời vụ và chế độ canh tác (Đồn Thị Thanh Nhàn, 1996).
2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Năng suất đậu xanh vẫn ở mức thấp trong khi đó nhu cầu của thị trường
thế giới hiện đang gia tăng (Lisa et al,. 2018). Hiện nay trên thế giới đang có
hai hướng nâng cao sản lượng đậu xanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
là: mở rộng, gia tăng diện tích gieo trồng đậu xanh hoặc nghiên cứu chọn tạo
giống và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất. Tại các

8



nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phần lớn đậu xanh vẫn đang sản
xuất theo hộ gia đình, hoạt động thu hoạch được thực hiện bằng tay nhiều lần,
và đậu xanh trồng với hàng rộng. Ở nước phát triển, đậu xanh trồng với quy
mô công nghiệp và áp dụng cơ giới hóa mạnh (Chauhan and Williams, 2018).
Đậu xanh trên thế giới được phân bố ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Đậu xanh chủ yếu tập trung ở châu Á trong đó Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan,
Philippine, Srilanca, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan được coi là các nước
sản xuất chủ yếu (Kumar and Kumar, 2014). Trong những năm trước đây, tại
Thái Lan và Philippine đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng hàng đầu (Trần
Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất đậu xanh trên thế giới từ năm
2010 - 2016
Năm

Năng suất
(tấn/ ha)

Diện tích
(trăm nghìn ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2010

13.3

14.9

19.8


2011

13.5

15.0

20.1

2012

13.9

15.1

20.9

2013

14.1

15.2

21.4

2014

14.4

15.1


21.7

2015

15.1

15.3

23.1

2016

15.2

15.6

23.6

Nguồn: FAOSTAT.2010-2016
Đậu xanh thường được đưa vào các hệ thống canh tác luân canh và xen
canh với các loại cây trồng khác. Rất khó để thống kê chính xác diện tích
gieo trồng đậu xanh của các nước trên thế giới (Lambrides and Godwin,
2007) (Bảng 2.2).

9


Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu xanh của một số nước Châu Á và Châu
Phi năm 2016-2017

Diện tích trồng

Sản xuất

Năng suất trung

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

bình (tấn/ha)

Campuchia

45

54

1.18

Indonesia

207

244

1.18

Lào


2

3

NA

philipin

42

35

0.84

Thái Lan

82

86

1.04

Việt Nam

83

92

1.11


Uganda

42

33

0.72

Kenya

302

149

0.49

Tazania

217

73

0.34

Nước

Sequeros et al,. 2021

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau màu
châu Á (AVRDC), hàng năm trên thế giới có khoảng 23 nước sản xuất đậu

xanh, với tổng diện tích hiện nay trên 7 triệu ha(Nair et al,. 2019); sản lượng
hàng năm thu được khoảng 3 triệu tấn. Ba quốc gia sản xuất đậu xanh lớn
nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar (Nair et al,. 2014). Cây đậu xanh
phân bố tại những nơi có nhiệt độ trung bình ban ngày trên 20ºC, tập trung
chủ yếu ở khu vực Nam và Đông Nam Á bao gồm các quốc gia Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair et al,. 2013).
Ấn Độ là nước sản xuất đậu xanh chiếm 50% sản lượng và 65% diện
tích gieo trồng tồn cầu (Sherasia et al,. 2017). Cây đậu xanh chiếm 18% tổng
sản lượng đậu đỗ của đất nước Ấn Độ Độ (Pattanayak et al,. 2018). Diện tích
trồng đậu xanh của Ấn Độ năm 2016 - 2017 là 4,3 triệu ha; năm 2017 - 2018
khoảng 4,1 triệu ha tổng sản lượng 2,07 triệu tấn. Diện tích tích và sản lượng
đậu xanh của Ấn Độ tăng lần lượt 42% và 39% so với giai đoạn 2015 - 2016.

10


Tuy nhiên năng suất đậu xanh không ổn định giữa các năm canh tác
(Vindhyachal, 2017). Đậu xanh ở Ấn Độ thường được trồng xen trong điều
kiện tưới nước hoặc nước tự nhiên với mía đường, đậu thìa, bơng, ngơ, kê,
cao lương sorghum hoặc ln canh với mù tạt, ngơ, mía đường, lúa mì (Singh
et al,. 2015). Diện tích và sản lượng đậu xanh chiếm tỉ lệ lớn trong thị phần
toàn cầu, tuy nhiên sản lượng đậu xanh của Ấn Độ chưa đủ để cung cấp cho
nhu cầu của thị trường (Nair et al,. 2013).
Riêng ở khu vực châu Á, Pakistan là một trong những quốc gia sản xuất
đậu xanh lớn với diện tích trồng năm 2009 là 231,100 ha và sản lượng thu
được là 157,400 tấn; năng suất trung bình là 0,72 tấn/ha. Ngoài ra cây đậu
xanh cũng là cây trồng quan trọng của một số quốc gia như Myanmar,
Bangladesh, Sri Lanka, Đậu xanh có thể trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân
bón thấp, là một trong những cây đậu đỗ lấy hạt trong hệ thống canh tác nhờ
nước trời ở vùng đấtkhô hạn và bán khô hạn của Sri Lanka.

Khối cộng đồng chung Châu Âu nhập khẩu khoảng 32,000 tấn đậu
xanh năm 2015 theo thống kê của Statista. Theo đó, vương quốc Anh đứng
đầu trong nhóm với lượng nhập khẩu 11,200 tấn, thứ hai là Hà Lan với 5,500
tấn và Đức đứng thứ 3 với 4,100 tấn (Statista, 2019). Thị trường tiêu thụ châu
Âu chủ yếu nhập khẩu đậu xanh để sản xuất giá (sprout) trong đó nước Anh
nhập khẩu đứng đầu khối này. Hai quốc gia Myanmar và Trung Quốc là nước
xuất khẩu vào châu Âu với lượng lần lượt 14,4 và 3,8 nghìn tấn năm 2017
(Lisa et al,. 2018). Trong tổng sản lượng xuất khẩu đậu xanh của Canada,
lượng xuất khẩu vào khối liên minh Châu Âu là 21,7%; 13,2% và 15,3% lần
lượt vào các năm 2010, 2011 và 2013 (Statista, 2019d).
2.2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam đậu xanh là một trong những loại cây trồng truyền thống,
đứng thứ 3 trong nhóm cây họ đậu đỗ, sau đậu tương và lạc. Cây đậu xanh
được trồng từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du và miền núi.

11


Đặc biệt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng
sông Cửu Long. Nước ta trồng đậu xanh với nhiều mục đích như lấy hạt, cải
tạo đất, chống xói mịn, làm cây phân xanh…Cây đậu xanh trồng trong vụ Hè
Thu đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Và trong hệ
thống sản xuất cây trồng hiện nay, đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu
luân canh, xen canh và gối vụ. Tuy nhiên mặc dù cây đậu xanh chỉ đứng sau
đậu tương và lạc, nhưng diện tích gieo trồng đậu xanh hiện nay vẫn còn manh
mún, chưa tập trung.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu xanh trong nước năm 2015 và 2016

Vùng trồng


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn ha)

2015

2016

2015

2016

2015

2016

Cả nước

90.19

90.54


1.1

1.1

99.03

99.69

ĐB sông Hồng

4.88

4.49

1.51

1.55

7.39

6.95

Trung du và MN

7.02

6.41

0.96


0.99

7.16

6.82

ĐB sông Cửu Long

7.77

7.66

1.63

1.66

12.66

12.72

Đông Nam bộ

9.68

10.58

1.23

1.25


11.94

13.22

Duyên hải Miền

18.01

19.33

1.27

1.29

18.01

19.33

Bắc Trung bộ

18.47

16.86

0.92

0.92

17.29


15.39

Tây Nguyên

24.36

25.22

0.89

0.8

21.57

22.47

phía Bắc

Trung

Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (2017)
Sản xuất đậu xanh của nước ta được phân bố chủ yếu ở 7 vùng sinh thái
trên cả nước, với tổng diện tích trồng năm 2015 và năm 2016 lần lượt là 90,19
và 90,54 ha. Diện tích trồng cây đậu xanh năm 2016 so với năm 2015 đã tăng
35 ha. Tuy nhiên sản xuất đậu xanh còn mang tính tự phát chưa được quy

12


hoạch thành vùng sản xuất tập trung (Nguyễn Ngọc Quất và cs,. 2013). Diện

tích trồng đậu xanh cịn nhỏ lẻ, khơng tập trung dẫn tới năng suất trung bình
thấp và diện tích canh tác khơng được mở rộng (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs,.
1996). Một số nguyên nhân liên quan tới một số yếu tố như: Các hộ nông dân
canh tác nguồn giống cũ có năng suất kém, chưa có giống có năng suất cao
phù hợp với từng vùng, địa phương. Đất đai chủ yếu là đất xấu bạc màu, thời
tiết khí hậu một số vùng có điều kiện khí hậu bất thuận trong các giai đoạn
mẫn cảm của cây đậu xanh, chưa áp dụng phổ cập các kỹ thuật tiên tiến, trình
độ canh tác của nơng dân chưa cao vẫn đang phụ thuộc vào các kinh nghiệm
dân gian, canh tác phụ thuộc vào nước trời, hệ thống khuyến nông hoạt động
chưa hiệu quả.
Khó thống kê một cách chính xác diện tích cây đậu xanh ở nước ta, vì
từ lâu loại cây này vẫn được xem là một cây trồng phụ được xếp chung với
các loại đậu đỗ khác trong niên giám thống kê hàng năm, mặc dù nhu cầu về
cây trồng này rất lớn trong chế biến lương thực, thực phẩm. Diện tích ước
đốn hằng năm có khoảng 60 - 80 ngàn ha, năng suất trung bình từ 0,6-0,8
tấn/ha. Hiện nay, sản lượng đậu xanh không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
trong nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung
Quốc và Campuchia. Mặc dù không được đầu tư nghiên cứu như cây đậu
tương và lạc, nhưng do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hoá cây
trồng và sản phẩm cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số
địa phương nên cây đậu xanh được sự quan tâm của nhiều công ty phân phối
và được trồng rất phổ biến từ Bắc chí Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và
duyên hải miền Trung (Nguyễn Văn Chương và cs, 2016).
Đậu xanh được sản xuất ở vụ hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ qui mô
khoảng 25,000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Tại Hà Tĩnh
có khoảng 8,457 ha đậu xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha (Cục thống
kê Hà Tĩnh, 2019). Tại Nghệ An, diện tích đậu xanh của tồn tỉnh biến động

13



từ 4,903 – 5,722 ha, năng suất trung bình đạt 0,74 - 0,83 tấn/ha (Cục Thông
Kê Nghệ An, 2019). Diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 lớn nhất là Tây
Nguyên, Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ có diện tích lần lượt là
25,120 ha; 18,470 ha; 18,090 ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp,
2016). Năng suất đậu xanh năm 2015 bình quân đạt cao nhất ở đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng lần lượt là 1,719 kg/ha và
1,511kg/ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nơng nghiệp, 2016).
Năng suất đậu xanh bình qn đạt thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc
Trung bộ, năm 2015 năng suất đậu xanh ở Bắc Trung bộ là 938 kg/ha thấp
hơn năng suất bình quân của cả nước là 160 kg/ha. Tây Nguyên năng suất đậu
xanh đạt 861kg/ha và thấp hơn năng suất bình quân của cả nước là 236 kg/ha.
Khi so sánh năng suất đậu xanh trung bình của nước ta với năng suất
trung bình của châu Á và thế giới, người ta thấy rằng năng suất đậu xanh của
nước ta đạt khá cao, cao hơn so với năng suất đậu xanh của châu Á và thế
giới. Những năm gần đây đã có nhiều giống đậu xanh mới được đưa ra sản
xuất, đồng thời nhu cầu thâm canh, cải tạo đất ngày càng cao. Vì vậy cây đậu
xanh đã và đang được tham gia ngày càng nhiều vào các cơ cấu cây trồng của
nhiều tỉnh thành trên cả nước và ngày càng có những bước tiến đáng kể về
năng suất và sản lượng. Có được kết quả đó chính là do ở các địa phương đã
mạnh dạn đưa các giống đậu xanh mới vào sản xuất như V123; ĐX208;
NTB01; ĐXHL10... Đặc biệt trong sản xuất đậu xanh hiện nay người sản xuất
đã quan tâm đến việc đổi mới và áp dụng các quy trình kĩ thuật canh tác tiên
tiến. Đồng thời hiện nay đã có nhiều cơng ty, Viện, Trung tâm tích cực tham
gia nghiên cứu và cung ứng các giống mới, đã góp phần làm phong phú thêm
bộ giống đậu xanh và tác động tích cực đến việc tăng năng suất, sản lượng
đậu xanh ở tất cả các vùng trên cả nước.

14



Bảng 2.4: Tình hình xuất nhập khẩu đậu xanh của Việt Nam và một số
nước trong khu vực năm 2020
Xuất khẩu

Xếp hạng

Nhập Khẩu

Xếp hạng

(nghìn tấn)

xuất khẩu

(nghìn tấn)

nhập khẩu

Việt Nam

45.92

46

242.59

50

Lào


6.91

64

-

-

132.24

24

39.32

96

2.33

91

336.88

43

Nước

Thái Lan
campuchia


Nguồn: Tridge 2021
Sản lượng đậu xanh xuất khẩu của nước ta cao hơn so với ba nước còn
lại trong khu vực với 45,92 nghìn tấn, tuy nhiên do tác động của dịch bệnh
toàn cầu lượng xuất khẩu của nước ta giảm 57,69% so với cùng kỳ năm 2019
và nhập khẩu giảm 65,09% so với năm 2019 (Tridge 2021).
2.3. Nghiên cứu về đậu xanh trên thế giới
2.3.1.Nghiên cứu về chọn tạo giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau màu châu Á (AVRDC, Đài
Loan) là nơi lưu giữ tập đoàn các giống đậu xanh phong phú nhất với 6,379
mẫu giống. Hàng năm tại đây có vài trăm tổ hợp lai được tạo ra, với hàng loạt
giống đậu xanh mới được đưa vào sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguồn gen đậu xanh của AVRDC chủ yếu được thu thập từ 41 quốc gia,
trong đó nơi có nguồn gen đậu xanh nhiều nhất là Ấn Độ. Các nước như
Indonesia, Trung Quốc, Australia, Mỹ, Pakistan, Kenya cũng có những
chương trình chọn tạo giống đậu xanh riêng và cũng đã đưa ra hàng loạt giống
mới với nhiều đặc điểm quý, phù hợp với điều kiện sinh thái của đất nước
(Poehlman,1991).
Cơng trình nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất
đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm Nghiên cứu Nông

15


nghiệp nhiệt đới (Nhật Bản). Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Chinat (Thái
Lan). Viện Tài nguyên cây trồng Quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trong
chương trình nghiên cứu này đã có 497 mẫu được sử dụng cho việc đánh giá
kiểu sinh trưởng; 651 mẫu được sử dụng cho việc đánh giá đặc điểm hạt; 590
mẫu được sử dụng cho việc đánh giá sự đa dạng protein. Hầu hết các mẫu
giống này đều được cung cấp bởi các ngân hàng gen của AVRDC, trường đại
học Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài nguyên Cây trồng Quốc gia Nhật Bản

(Norihico Tomooka et al,. 1991).
Ở châu Á, các giống đậu xanh truyền thống được trồng có đặc điểm cơ
bản là thời gian sinh trưởng dài (90 - 110 ngày), nhạy cảm với sâu bệnh hại,
thu hoạch rải rác, dễ bị rụng quả, năng suất thấp chỉ đạt 0,4 tấn/ha, kích thước
hạt nhỏ, do đó việc cải tiến giống đậu xanh cũng đã và đang được chú trọng.
Thái Lan là một trong những quốc có nhiều thành công trong công tác
chọn tạo giống đậu xanh. Gần đây 2 giống mới là Chai Nat 60 và Chai Nat 36
được giới thiệu vào sản xuất. Và các giống đậu xanh KPS1, KPS2, Chai Nat
60 và Chai Nat 36 đã gần như phủ kín 100% diện tích trồng đậu xanh tại Thái
Lan (Shanmugasundaram et al,. 2010).
Trong những năm qua, AVRDC đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong
việc phát triển các dòng giống đậu xanh mới. Các dòng tốt nhất được chuyển
giao cho các nhà chọn giống trên khắp thế giới. Từ nguồn vật liệu của AVRDC,
112 giống đậu xanh mới được phát triển mở rộng ở 27 nước trên thế giới
(Norihico Tomooka et al,. 1991). Ở một số nước ước tính diện tích trồng đậu
xanh giống mới như sau: ở Trung Quốc là 600,000 ha, Pakistan là 200,000 ha,
Ấn Độ là 500,000 ha, Băngladesh là 70,000 ha... (Shanmugasundaram, 2007).
Trên thế giới cây đậu xanh đã được trồng khá phổ biến ở 5 châu lục, do
vậy đến nay cây đậu xanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia,
AVRD và các trung tâm vùng như Trung tâm vùng châu Á (Bangkok, Thái

16


×