Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất các dòng, giống đậu tương trong vụ xuân năm 2021 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 64 trang )

`

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-----------------  -------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CÁC DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
TRONG VỤ XUÂN NĂM 2021 TẠI GIA LÂM – HÀ
NỘI”

Sinh viên thực hiện

: ĐÀO MỸ LINH

Lớp

: K62KHCTA

Mã sinh viên

: 621689

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH TUẤN
Bộ môn

: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Hà Nội – 2021


1


`

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Tuấn – Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây
trồng – Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Các số liệu, kết quả
nêu trong đề tài khóa luận là hồn tồn trung thực, khơng sao chép dưới bất kì
hình thức nào và chưa sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm với nội dung khoa học của đề tài khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021
Người thực hiện

Đào Mỹ Linh

i


`

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
tập thể và cá nhân.
Trước hết tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy,
cô trong khoa Nông học, đặc biệt là thầy cô trong Bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến q báu giúp tơi xây

dựng và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Tuấn đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ công nhân viên của Bộ
môn Di truyền và Chọn giống cây trồng đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm
quý báu tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình bạn bè đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021
Sinh viên

Đào Mỹ Linh

ii


`

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................. viii
Phần I. Mở đầu ..............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................................2

1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
Phần II. Tổng quan tài liệu ...........................................................................................3
2.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc .........................................................................................................3
2.1.2. Phân loại ............................................................................................................3
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương ........................................................................5
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ của đậu tương ...................................................................5
2.2.2. Yêu cầu về nước của đậu tương ........................................................................7
2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng của đậu tương ................................................................10
2.2.4. Yêu cầu về đất của đậu tương .........................................................................11
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam .......................................12
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .....................................................12
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ......................................................16
Phần III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................20
3.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................20
iii


`

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. .........................................................................20
3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................20
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................20
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................20
3.4.2. Quy trình kĩ thuật ............................................................................................20
3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. ..................................................................21
3.5. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................................25
Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..............................................................26
4.1 Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương ................................................26

4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu tương .................................29
4.2.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ..........................................................30
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng đậu tương ............32
4.2.3 Một số đặc trưng sinh trưởng của các dòng đậu tương ....................................35
4.3 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng đậu tương .............................................38
4.4 Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương ..............41
4.4.1 Yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tương .......................................41
4.4.2 Năng suất của các dòng, giống đậu tương .......................................................44
Phần V. Kết luận và đề nghị .......................................................................................48
5.1 Kết luận...................................................................................................................48
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................48
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................49
Phụ lục ...........................................................................................................................52
Một số hình ảnh thí nghiệm ......................................................................................52
...................................................................................................................................52
...................................................................................................................................52

iv


`

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới ................. 12
Bảng 2. 2. Tình hình sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới trong
những năm gần đây ................................................................................... 15
Bảng 2. 3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của việt nam ............... 17
Bảng 3. 1 Các tính trạng chất lượng đánh giá cho các giống đậu tương.………21
Bảng 3. 2 Đặc điểm về thời gian sinh trưởng (ngày) .......................................... 22
Bảng 3. 3 Một số tính trạng về sinh trưởng và phát triển ................................... 22

Bảng 3. 4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..................................... 24
Bảng 4. 1 Đặc điểm hình thái của các dịng đậu tương………………………...27
Bảng 4. 2 Thời gian sinh trưởng của các dòng đậu tương .................................. 30
Bảng 4. 3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng đậu tương
(cm) ........................................................................................................... 33
Bảng 4. 4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu tương ......................... 36
Bảng 4. 5 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng đậu tương ........................ 39
Bảng 4. 6 Một số yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tương .............. 41
bảng 4. 7 Năng suất của các dòng đậu tương ...................................................... 45

v


`

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Diện tích trồng và sản lượng cây đậu tương tại Việt Nam (2010 – 2017) . 18

vi


`

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CS

: Cộng sự

FAO


: Food and Agriculture organization

NSG

: Ngày sau gieo

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

vii


`

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài “Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất các dòng, giống
đậu tương trong vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà Nội” được thực hiện với
mục đích lựa chọn và xác định được một số dòng đậu tương mới chọn tạo có đặc
điểm sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và năng suất cao
nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống đậu tương ở nước ta.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát tập đồn không nhắc
lại, áp dụng cùng một biện pháp và kỹ thuật chăm sóc trên các ơ thí nghiệm. Diện
tích ơ thí nghiệm 3m2. Mật độ: 35 cây/m2. Ngày gieo: 27 tháng 2 năm 2021. Các
chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo QCVN 01-58-2011/BNNPTNT của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả của đề tài đã xác định được một số dịng đậu tương có tiềm năng
cho năng suất cao là: cao 29 (32,42 tạ/ha), 303 (30,58 tạ/ha), 32 (29,37 tạ/ha), 314
( 27,24 tạ/ha), S35( 27,64 tạ/ha).


viii


`

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu tương, tên khoa học Glycine max (L) Merrill là cây họ đậu ăn hạt
ngắn ngày. Hạt đậu tương rất giàu protein và lipid, chính vì vậy đậu tương vừa
là cây lấy dầu, đồng thời cũng là cây thực phẩm quan trọng cho người và gia
súc. Ngồi ra, cây đậu tương cịn có tác dụng cải tạo đất tốt. Hiện nay, loài cây
này là một trong những cây trồng chủ đạo trong hệ thống cây trồng và góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Ngày nay cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì nhu cầu dinh
dưỡng của con người đặc biệt là nhu cầu về Protein đã trở thành một vấn đề cấp
thiết trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó cây đậu tương có hạt chứa thành
phần dinh dưỡng cao với hàm lượng protein từ 38-40%, lipit từ 15-20%, gluxit
10-15% và chứa đầy đủ, cân đối các loại axít amin được xếp vào cây trồng quan
trọng trên thế giới, Protein của đậu tương có phẩm chất rất tốt, có thể thay thế
hồn tồn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người.
Sản phẩm của cây đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng phong phú
như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hay qua chế biến ép thành dầu, bánh kẹo, sữa,
nước giải khát và nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất đạm
trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia xuất khẩu. Một số sản phẩm
từ đậu tương được chế biến sử dụng hàng ngày trong các gia đình: đậu phụ,
tương chao, sữa đậu nành,…. Ngồi ra đậu tương cịn cung cấp ngun liệu cho
ngành chế biến thực phẩm dược, ngành công nghiệp ép dầu. Chính vì vậy phát
triển đậu tương là một trong 10 chương trình ưu tiên ở nước ta. Chủ động trong
sản xuất những ngành, những cây có kinh tế cao, mà trong đó cây đậu tương là
một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai

thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.
Trồng đậu tương cịn góp phần nâng cao độ phì đất, bảo vệ đất khỏi xói
mịn, do chúng là cây họ đậu có khả năng cố định nitơ của khí quyển thông qua
1


`

các nốt sần ở rễ. Rễ đậu tương ăn sâu phân nhánh nhiều làm đất tơi xốp. Đậu
tương có khả năng cố định đạm do hoạt động cố định N của loài vi khuẩn
Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Hằng năm trên thế giới có khoảng 120
- 160 triệu tấn nitơ trong khí quyển được cố định và chuyển hóa thành nguồn
đạm dưới các dạng khác nhau thơng qua quá trình cố định đạm sinh học. Nhờ
mối quan hệ giữa vi khuẩn cố định cố định đạm cộng sinh nốt sần ở rễ đã cung
cấp Thân lá đậu tương dùng làm phân xanh rất tốt. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm
của nước ta đậu tương là cây trồng ngắn ngày dễ đưa vào hệ thống luân canh
tăng vụ, trồng xen. Nó là cây trồng trước đưa lại hiệu quả tốt cho cây trồng sau.
Hiện nay những hạn chế trong việc chọn tạo giống và do ảnh hưởng của
điều kiện khí hậu thời tiết của vụ trồng đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng
như năng suất của đậu tương.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sinh
trưởng, phát triển và năng suất các dòng, giống đậu tương trong vụ Xuân năm
2021 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được một số dịng triển vọng có năng suất, chất lượng tốt phục
vụ sản xuất thực tiễn.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm hình thái, đặc điểm nông sinh học và đặc điểm sinh
trưởng phát triển của các dòng đậu tương trong vụ Xuân năm 2021

- Đánh giá khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng đậu tương
trong vụ Xuân năm 2021.

2


`

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
Đậu tương có nguồn gốc từ Trung Quốc được biết đến cách đây khoảng
5000 năm về trước. Từ Trung Quốc, đậu tương đã được lan truyền khắp thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vào khoảng 200 năm trước công nguyên,
đậu tương đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó được chuyển sang Nhật Bản.
Đến giữa thế kỉ XVII, đậu tương mới được nhà thực vật học người Đức
Engelbert Caempfer đưa về châu Âu và đến năm 1954 đậu tương du nhập vào
Mỹ.
Ở Việt Nam số tài liệu cho rằng đậu tương được đưa vào nước ta từ thời
vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh
và đậu đen (Ngô Thế Dân và cs., 1999). Mặc dù được trông từ rất sớm nhưng
chỉ trong vài chục năm gần đây cây đậu tương mới được quan tâm, phát triển và
ngày nay nó được xem là một giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn
còn thấp so với các nước trên thế giới, hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu từ
Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác.
2.1.2. Phân loại
Đậu tương có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40, thuộc chi Glycine, họ đậu
Leguminosae, họ phụ cánh bướm Papilionoideae. Chi Glycine từng được Carl

Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.
Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến
chất ngọt của củ ăn được được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo,
Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu tương trồng được xuất hiện đầu tiên
trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L.
Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở
thành tên gọi chính thức được cơng nhận của lồi này.
3


`

Xuất phát từ những yêu cầu, căn cứ và tiêu chí phân loại khác nhau nên
cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng đến nay, hệ thống phân loại căn
cứ vào đặc điểm về hình thái, phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể được nhiều
người sử dụng. Hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, sự phân bố
địa lý và số lượng nhiễm sắc thể do Hymowit (2004 và 2008) và Newell (1984)
xây dựng. Theo hệ thống này, chi Glycine được chia thành 2 chi phụ Glycine và
Soja.
Chi phụ Glycine bao gồm ít nhất 23 loài, hầu hết là những cây lâu niên,
hoang dại cổ xưa, được tìm thấy ở Australia, các đảo phía nam Thái Bình Dương,
Philippin, Đài Loan và Đơng Nam Trung Quốc. Ví dụ như Glycine canescens F.J.
Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea
(Newell and Hymowitz, 1983; Hymowitz, Theodore, 1995). Các lồi này khơng
có trong nền nơng nghiệp thâm canh, trừ lồi Glycine Canescens F.J. Herm có giá
trị trồng làm cỏ khô, dự trữ thức ăn cho gia súc. Tất cả các lồi trong chi phụ này
có các bộ gen có thể là nhị bội, tứ bội và có các dạng lệnh bội (40; 80; 38; 78).
Lai giữa các loài trong chi phụ này rất khó khăn, ít có kết quả. Bằng cách sử dụng
nuôi cấy in vitro ở giai đoạn tiền phơi, có thể thu được một số quả chín khi lai
giữa các lồi nhị bội của chi phụ này với loài Glycine max. Một số tổ hợp lai giữa

G.max với loại tứ bội là lồi G.tomentella có thể thu được hạt lai và cây F1, nhưng
cây F1 là bất dục (Nguyễn Văn Hiển, 2000).
Số lượng các loài trong chi phụ Glycine có thể thay đổi chút ít tùy thuộc
vào phương pháp phân loại của các tác giả khác nhau (Doyle et al., 2003). Bởi vì
các chi phụ Glycine là nguồn gen thứ cấp cho đậu tương trồng và ni dưỡng tính
trạng nơng học mong muốn, chẳng hạn như khả năng chịu hạn và kháng bệnh,
nhóm này đã được thu thập rộng rãi. Hơn 2000 accessions của chi phụ Glycine
giống cây đã được thu thập, cung cấp nền tảng cho hệ thống sinh học và các nghiên
cứu phân tử về phát sinh loài (Doyle et al., 2003).
Chi phụ Soja(Moench) F.J. Herm bao gồm loài G.Soja Sieb và Zucc (Cả 2
lồi này đều có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40) và loài G. max là loài đậu tương
4


`

trồng, có ý nghĩa kinh tế và quan trọng nhất. Glycine soja là tổ tiên hoang dại
của Glycine max. Khi lai trong lồi G. max có thể thu được kết quả trong các tổ
hợp lai. Loài G. max là loại cây thân thảo hàng năm, chưa bao giờ tìm thấy trong
trạng thái hoang dại, được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới. Loài G. Soja
Sieb và Zucc cũng thuộc loại cây thân thảo hàng năm, dạng cây bò leo với các lá
kép có 3 thuỳ nhỏ và hẹp. Hoa tím, hạt nhỏ, cứng trịn có màu đen, nâu tối. Mọc
hoang dại ở các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, và Nga (Singh et al., 2006).
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ của đậu tương
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây đậu tương, tác giả Đoàn
Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) cho rằng nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh
trưởng, phát triển của cây đậu tương và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng
thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây đậu tương, thời kỳ dễ bị ảnh hưởng nhất là

thời kỳ ra hoa làm quả. Cịn Nguyễn Danh Đơng (1982) cho rằng muốn trồng cây
đậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong các thời kì sinh trưởng hay tổng tích ơn
khơng nhỏ q 24000C.
Trong q trình sinh trưởng của cây đậu tương, nếu nhiệt độ biến động trên
hoặc dưới mức thích hợp q nhiều, có thể gây thiệt hại đối với cây trồng. Khả
năng thiệt hại do nhiệt độ tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Khi nghiên cứu về tác động của nhiệt độ đến đậu tượng, Lawn và William
(1987) cho rằng, đậu tương thường nảy mầm ở biên độ nhiệt độ từ 10 đến 40 0C.
Hạt của những giống chịu lạnh có thể nảy mầm ở 6 - 80C. Đậu tương có thể nảy
mầm ở điều kiện nhiệt độ từ 2 - 40C. Sự nảy mầm có sự tương tác giữa nhiệt độ,
giống và độ sâu lấp hạt, cây mọc nhanh nhất ở nhiệt độ 25 - 300C, nhiệt độ thấp,
hạt nảy mầm chậm và cây con mọc chậm.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) nhiệt độ thấp hơn 170C và cao hơn
370C sẽ làm giảm trọng lượng khô tối đa của cây. Ở nhiệt độ dưới 100C sự vươn dài
5


`

của trục dưới lá mầm bị ảnh hưởng. Muốn mọc mầm được cần có nhiệt độ 10 - 120C.
Nhiệt độ càng ấm thì đậu tương nảy mầm càng nhanh, cụ thể như sau:
Nhiệt độ 10 - 120C cần đến 15 - 16 ngày cho nảy mầm.
Nhiệt độ 150C cần đến 9 - 10 ngày cho nảy mầm.
Nhiệt độ 200C thì mất 6 - 7 ngày để nảy mầm.
Nhiệt độ 300C thì hạt đậu tương nảy mầm nhanh nhất nhưng cây yếu, khơng
có lợi.
Nhiệt độ trên 400C thì hạt khơng mọc mầm được.
Qua đó thấy rằng, nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt đậu tương nảy mầm là từ
18 - 260C.
Cũng nghiên cứu về tác động của nhiệt độ, Lawn và Hume (1985) thấy

rằng, nhiệt độ thích hợp nhất cho quang hợp của cây là từ 25 - 300C. Sinh trưởng
của cây đậu tương ở nhiệt độ trung bình hàng ngày 23 0C ít bị thay đổi nếu như
nhiệt độ trung bình giữa ngày/đêm khoảng 26/200C hoặc 29/170C, hoặc 23/230C.
Cũng theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) thời kỳ cây con đậu tương
chịu rét khá. Thời kỳ lá đơn có thể chịu được nhiệt độ dưới 00C. Đến khi có lá kép
có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 120C, nhưng hệ số diện tích lá tăng theo nhiệt
độ từ 18 - 300C. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ở thời kỳ trước ra
hoa là 22 - 270C, gặp nhiệt độ dưới 170C sẽ gây trở ngại cho sự sinh trưởng thân
lá. Thời kỳ ra hoa, làm quả, khi ra hoa, kết hạt cây cần nhiệt độ từ 28 0C - 370C.
Nếu gặp nhiệt độ thấp hoặc cao quá sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa,
tạo quả. Nhiệt độ 100C ngăn cản sự phân hóa hoa. Dưới 180C đã có khả năng làm
cho quả khơng đậu. Nhiệt độ trên 380C thì ảnh hưởng xấu đến hình thành đốt, phát
triển lóng và phân hóa hoa cũng như việc vận chuyển dinh dưỡng về hạt làm cho
chất lượng hạt kém. Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự cố định Nitơ của cây đậu
tương. Vi khuẩn Rhizobium zaponicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 33 0C. Nhiệt
độ từ 250C - 270C hoạt động của vi khuẩn nốt sần là tốt. Sự vận chuyển các chất
trong cây càng chậm khi nhiệt độ càng thấp và ngừng lại ở nhiệt độ 20C - 30C. Sự

6


`

hút chất dinh dưỡng của rễ đậu tương chịu ảnh hưởng của nhiệt độ đất và nhiệt độ
tối thiểu là khác nhau đối với các cation khác nhau.
Trong giai đoạn sinh trưởng cuối của cây nếu gặp nhiệt độ thấp q sẽ làm
cho hạt khó chín, chín khơng đều và chất lượng của hạt cũng chịu ảnh hưởng xấu.
Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy điều kiện của nước ta không
thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương như ở nhiều vùng ôn đới
khác nhưng nhiệt độ trong cả năm lại đủ đảm bảo cho cây đậu tương mọc được ở

nhiều nơi. Như vậy yếu tố hạn chế nghiêm trọng trong việc trồng đậu tương ở
Việt Nam không hẳn là nhiệt độ.
2.2.2. Yêu cầu về nước của đậu tương
Mayer và cs. (1992) khi nghiên cứu về vấn đề này thấy rằng: Trong cả vụ,
nhu cầu nước đối với cây đậu tương dao động từ khoảng 350 tới 800mm. Nhưng
nhu cầu nước phụ thuộc vào độ dài thời gian sinh trưởng, tốc độ phát triển của cây
trước khi phủ kín đất và lượng nước sẵn có trong đất. Trong suốt thời gian sinh
trưởng, nhu cầu nước của cây không đồng đều qua các giai đoạn.
Tuy là cây trồng cạn song nước cũng là một trong những nhu cầu quan
trọng và cũng là một trong những yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu tương.
Trong suốt cả quá trình sinh trưởng từ khi gieo đến khi thu hoạch đậu tương cần
lượng mưa từ 350 - 400 mm đến 600 mm. Hiệu suất sử dụng nước của đậu tương
là từ 600 - 1000g nước/1g chất khơ (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Ở giai đoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng nước thấp do tán cây còn
nhỏ và phần lớn số nước mất đi do bay hơi trên mặt đất. Nhu cầu nước của cây
đậu tương tăng dần khi cây ở giai đoạn từ 3-5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất ở
giai đoạn sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra hoa đến khi quả vào chắc. Giai đoạn
quả bắt đầu chín, nhu cầu nước lại giảm đi cùng với sự tàn của lá và lượng nước
bay hơi giảm. Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường độ quang hợp, hiệu suất
quang hợp, tổng diện tích lá và thế năng quang hợp. Tất cả các quá trình này bị
ảnh hưởng nếu thiếu nước.

7


`

Theo Lawn (1982) tổng sản phẩm quang hợp của cây bị thiếu nước sẽ giảm
so với tỷ lệ CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá giảm và diện tích quang hợp
giảm do sự phát triển của lá kém và chóng tàn. Đồng thời sức dẫn qua khí khổng,

cường độ quang hợp và bốc hơi cũng giảm. Khi thế nước trong lá xuống thấp hơn
-0,5MPa, nó ảnh hưởng tới sự hình thành diệp lục. Khi thế nước trong lá ở khoảng
-l,0MPa gây ra rối loạn cấu trúc hạt diệp lục (Mayer và cs., 1991).
Hô hấp cũng giảm với sự giảm của thế nước lá nhưng ở mức độ khác. Cường
độ hô hấp giảm khi thế nước giảm từ -0,6 tới - 1,6 MPa sau đó khơng đổi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khi thiếu nước quang hợp bị giảm nhiều hơn so với hô hấp và
nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hô hấp mạnh hơn so với thiếu nước.
Sinh trưởng của tế bào và lá nhạy cảm với thiếu nước hơn so với quang
hợp. Thực ra tốc độ phát triển lá giảm thường là dấu hiệu đầu tiên phát hiện ra với
trường hợp thiếu nước. Như vậy khi thế nước ở -2,0 - 0,8 MPa, nó chưa ảnh hưởng
tới quang hợp nhưng có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, đặc biệt nếu nó xảy
ra ở giai đoạn đầu. Sự phát triển của tế bào có tương quan với sức căng cần thiết
cho sự lớn của tế bào. Tuy nhiên, trên ngưỡng của nó, sự lớn của tế bào khơng
cịn tương quan với sự căng nữa và mối tương quan của nó với trạng thái nước
trong cây là quá trình phức tạp. Sự lớn của tế bào phụ thuộc vào những yếu tố
sinh hoá ảnh hưởng tới sự co dãn của thành tế bào và những yếu tố lý học kiểm
tra sự phân tán của nước đi vào tế bào.
Thân cây sinh trưởng ban đêm mạnh hơn ban ngày, nhưng rễ sinh trưởng ban
ngày mạnh hơn, bởi vì rễ ít tiếp xúc với những bất lợi xảy ra ban ngày. Ban ngày, rễ
giữ sức căng cao hơn lá. Như vậy, ban ngày sự phát triển của lá do thiếu nước giảm,
những sản phẩm quang hợp được chuyển về rễ. Ban đêm, khí khổng đó đóng dẫn
đến sức căng tăng, tế bào phát triển mạnh hơn và trở thành cơ quan chứa nhiều
carbonhydrate hơn rễ và như vậy rễ sinh trưởng kém hơn.
Trong điều kiện thiếu nước, quá trình cố định đạm giảm một phần do lượng
sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phần do ảnh hưởng trực tiếp của thế
nước ở trong nốt sần. Huang và cộng sự. (1975) cho thấy hoạt động cố định đạm
8


`


giảm khi thế nước giảm và ngừng hoạt động khi trọng lượng nốt sần giảm dưới
80% so với khi đủ nước (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Sự tác động của lượng mưa và độ ẩm đến cây đậu tương có sự khác nhau ở
từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Thời kỳ nẩy mầm yêu cầu đất đủ ẩm thì
hạt mới mọc đều và nhanh được. Khơ hạn kéo dài làm hạt thối dẫn tới mất khoảng.
Ảnh hưởng của khơ hạn vào thời kỳ mọc có hại hơn là quá ẩm. Nhu cầu nước tăng
dần khi cây lớn lên. Thể hiện là sự thoát hơi nước trong ngày thường vượt quá
lượng nước do rễ hút được.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) độ ẩm đất thích hợp cho nẩy mầm
hạt đậu tương là từ 50 - 75%. Đất bị ướt, chặt dí cũng làm cho hạt khó nảy mầm
và bị thối. Lượng nước mà hạt cần để nẩy mầm khoảng từ 100 - 150% khối lượng
của hạt.
Còn ở thời kỳ cây con, nhu cầu về nước tăng dần theo thời gian sinh trưởng
của cây và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác.
Sự ảnh hưởng của lượng mưa và độ ẩm thể hiện rõ nhất ở giai đoạn ra hoa,
làm quả. Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất như: Chiều cao cây, số đốt, đường
kính thân, số hoa, tỷ lệ đậu quả, số hạt, trọng lượng hạt đều có tương quan dương
với độ ẩm đất. Sự cung cấp nước cho lá để duy trì sức căng tế bào là một nhân tố
quan trọng đảm bảo tốc độ tăng diện tích lá. Hệ số diện tích lá có tỷ lệ thuận với
tốc độ tăng trưởng của cây do đó khơ hạn làm giảm diện tích lá sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh trưởng của cây. Hạn vào thời kỳ ra hoa và bắt đầu quả mẩy gây
rụng hoa, rụng quả nhiều; vào thời kỳ quả mẩy lại làm giảm trọng lượng hạt. Giai
đoạn quả mẩy, cây đậu tương có yêu cầu nước cao nhất. Hạn lúc này làm giảm
năng suất lớn nhất.
Đậu tương là cây có khả năng chịu hạn trong một thời gian ngắn mà không
ảnh hưởng đến năng suất. Trong thời kỳ ra hoa, khi bị hạn hoa bị rụng nhiều,
nhưng ngay sau đó nếu được cung cấp đủ ẩm trở lại thì trên những đốt hoa kế tiếp,
tiếp tục ra hoa, đậu quả. Khi quả chín, nếu gặp mưa thì một số giống có thể nẩy
mầm ngay trên cây gây giảm năng suất đáng kể.

9


`

2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng của đậu tương
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. 1996 ánh sáng có ảnh hưởng sâu sắc đến
hình thái cây đậu tương, nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chín, ảnh hưởng đến
chiều cao cây, diện tích lá và nhiều đặc tính khác của cây, bao gồm cả năng suất
hạt.
Ánh sáng quyết định đến quang hợp, sự cố định nitơ và sản lượng chất khơ
cũng như nhiều đặc tính khác phụ thuộc vào quang hợp. Phản ứng của đậu tương
với ánh sáng thể hiện ở cả 2 phía: Độ dài chiếu sáng trong ngày và cường độ ánh
sáng. Sự ảnh hưởng của ánh sáng thông qua độ dài chiếu sáng trong ngày. Đậu
tương có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là một cây ngày ngắn điển hình. Thời
kỳ cây con là mẫn cảm nhất với ánh sáng ngày ngắn, giảm dần ở giai đoạn nụ và
hầu như ngừng ở giai đoạn ra hoa.
Nếu thời gian chiếu sáng 1 ngày ít hơn 12 giờ thì mọi giống chín muộn hay
chín sớm sau mọc 25 - 30 ngày đều ra hoa. Trong điều kiện ngày dài (thời gian
chiếu sáng > 18 giờ/ngày) liên tục thì cây sinh trưởng sinh dưỡng hầu như vơ tận,
khơng cho ra hoa. Số giờ chiếu sáng thích hợp cho thời kỳ ra hoa và hình thành
hạt là 6 - 12 giờ.
Độ dài ngày còn ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả và tốc độ lớn của quả. Ngày
ngắn làm tăng tỷ lệ đậu và tốc độ tích lũy chất khô vào quả. Sau khi ra hoa nếu
gặp điều kiện ngày dài, nhiệt độ khơng khí cao, đậu tương rụng quả, ít hạt. Hiện
nay tập đồn giống đậu tương ở Việt Nam khá là phong phú. Các giống có phản
ứng khác nhau đối với độ dài chiếu sáng. Các giống chín muộn phản ứng chặt với
ánh sáng hơn các giống chín sớm.
Ở Việt Nam các giống đậu tương được chia thành 3 nhóm: Nhóm chín sớm,
nhóm chín trung bình và nhóm chín trung bình muộn. Các giống chín sớm ít phản

ứng với độ dài ngày nên trồng được ở cả 3 vụ, cịn các giống chín muộn thì phản
ứng rõ rệt nên phải có cơ cấu bố trí thời vụ một cách hợp lý (Đoàn Thị Thanh
Nhàn và cs., 1996).

10


`

Sự ảnh hưởng thông qua cường độ chiếu sáng thể hiện ở những nội dung
sau: Đậu tương có điểm bão hòa ánh sáng ở 23.680 Lux (20% ánh sáng mặt trời
buổi trưa). Q trình phân hóa mầm hoa khi cường độ ánh sáng đạt trên 1.706
Lux. Cường độ ánh sáng quá yếu, lóng vươn dài, cây có xu hướng leo và năng
suất hạt thấp. Cường độ ánh sáng giảm 50% so với bình thường làm giảm số cành,
số đốt quả, năng suất có thể giảm 50%. Cường độ ánh sáng mạnh, cây sinh trưởng
khỏe và cho năng suất cao.
Vùng phân bố đậu tương từ 480 vĩ Bắc đến trên 300 vĩ Nam. Vì vậy tùy theo
giống mà phân bố vùng trồng hợp lý.
Ví dụ: Nhóm chín sớm đưa trồng ở vĩ độ thấp sẽ ra hoa sớm khi sinh trưởng thân
lá chưa đủ làm cho năng suất thấp. Nhóm chín muộn đem trồng ở 400 vĩ Bắc thì
thời giạn ra hoa kéo dài, bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa gió trước khi thu hoạch,
năng suất thấp (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
2.2.4. Yêu cầu về đất của đậu tương
Đậu tương là cây trồng khơng kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau. Nhưng thích hợp nhất là đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ Ca, K
và pH trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thốt nước, trong đó khả
năng giữ nước và thốt nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng sinh trưởng
phát triển và năng suất cây đậu tương.
Theo tác giả Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) đậu tương vẫn có thể
trồng trên đất đỏ Bazan, đất nương rẫy, đất vùng đồi núi. Trên đất thịt nặng đậu

tương khó mọc nhưng khi đã mọc lại thích ứng khá tốt. Trên đất cát đậu tương
cho năng suất không ổn định.
Từ những nghiên cứu về các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của cây
đậu tương là điều kiện cần thiết để đề ra những biện pháp kỹ thuật, canh tác cho
phù hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, bắt đầu từ
khâu chọn giống và bố trí thời vụ sao cho giai đoạn nảy mầm, ra hoa, làm quả gặp
những điều kiện khí hậu thuận lợi; đến các khâu làm đất, gieo hạt, che phủ, tưới

11


`

tiêu, chăm sóc và thu hoạch hợp lý để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được
năng suất hạt cao, chất lượng hạt tốt, tăng hiệu quả kinh tế.
2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao,
đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngơ. Do khả năng thích ứng khá rộng
nên nó đã đã trở thành một trong những cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia trên
thế giới và được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ
73,03%, tiếp đến là châu Á 23,15% …Thế giới, trong những năm gần đây, diện tích
trồng đậu tương cũng như sản lượng đậu tương tăng dần qua các năm. Tình hình sản
xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. 1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm

Diện tích
(triệu ha)


Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2010

102,77

2,6

264,94

2011

103,76

2,5

261,44

2012

105,35

2,3

241,19


2013

111,02

2,5

277,53

2014

117,64

2,7

306,21

2015

120,79

2,7

323,20

2016

121,85

2,8


335,51

2017

123,55

2,9

352,64

(Theo FAOSTAT, 2019)
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.1 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2017 diện
tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thê giới liên tục tăng qua các năm.
12


`

Diện tích đậu tương trên tồn thế giới năm 2017 là 123,55 ha, tăng tăng 20,78
triệu ha so với năm 2010 là 102,77 ha.
Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu tương trên thế giới cũng
không ngừng được nâng cao; năng suất đậu tương bình qn của tồn thế giới
năm 2017 là 2,85 tấn/ha tăng khá lớn so với năm 2012 là 2,28 tấn/ha.
Do sự gia tăng về diện tích mạnh, năng suất biến động nhỏ giúp sản lượng
đậu tương của thế giới không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2010 sản lượng
đậu tương của thế giới đạt 264,94 triệu tấn nhưng đến năm 2017 là 352,64 triệu
tấn, tăng 87,7 triệu tấn.
Nhìn chung, diện tích trồng đậu tương hàng năm trên thế giới tăng lên bình
quân trên dưới 1 triệu ha. Năng suất có tăng nhưng chậm, trung bình khoảng 1
tạ/ha/năm.

Đậu tương là một trong những cây trơng lấy dầu chính của thế giới vì vậy
đậu tương được trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay 4 nước trồng đậu tương
đứng hàng đầu trên thế giới (Bảng 2.2) về diện tích gieo trồng và sản lượng là
Mỹ, Brazil, Argentina và Trung Quốc (Phạm Văn Thiều, 2006). Các nước này
chiếm khoảng 80% về diện tích và khoảng 92% về sản lượng đậu tương của thế
giới. Ba nước Mỹ, Brazil, Argentina có năng suất đậu tương cao hơn trung bình
của thế giới cụ thể từ: từ 1,18 đến 4,38 (2008); 0,85 đến 5,97 (2011); 0,55- 4,48
(2013). Đó là thành quả của việc áp dụng các kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất
nơng nghiệp, các giống chuyển gen năng suất cao và kháng sâu bệnh.
Ở Mỹ diện tích trồng đậu tương đứng thứ 3 sau lúa mỳ, ngô và được coi là
mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ. Với diện tích
hơn 30 triệu ha trồng hàng năm, Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất trên
thế giới với 60% thị trường xuất khẩu.
Theo báo cáo Cung cầu Nông Nghiệp của Mỹ năm 2013 thì sản lượng đậu
tương của Mỹ là 89,48 triệu tấn, cao hơn so với năm 2012, điều đó chứng tỏ cây
đậu tương ngày càng được chú trọng và quan tâm phát triển hơn.
Diện tích trồng tăng trên 95% tại các bang như Indiana, Iowa, Kansas,
13


`

Missouri, South Dakota và Nebrasks. Nhu cầu tăng cao phần lớn là dùng để sản
xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn cho gia súc và thực phẩm.
Do sự gia tăng về diện tích mạnh, năng suất biến động nhỏ giúp sản lượng
đậu tương của thế giới không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2010 sản lượng
đậu tương của thế giới đạt 264,94 triệu tấn nhưng đến năm 2017 là 352,64 triệu
tấn, tăng 87,7 triệu tấn.
Nhìn chung, diện tích trồng đậu tương hàng năm trên thế giới tăng lên bình
quân trên dưới 1 triệu ha. Năng suất có tăng nhưng chậm, trung bình khoảng 1

tạ/ha/năm.
Hiện nay 4 nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế giới (Bảng 2.2)
về diện tích gieo trồng và sản lượng là Mỹ, Brazil, Argentina và Trung Quốc
(Phạm Văn Thiều, 2006). Các nước này chiếm khoảng 80% về diện tích và khoảng
92% về sản lượng đậu tương của thế giới. Ba nước Mỹ, Brazil, Argentina có năng
suất đậu tương cao hơn trung bình của thế giới cụ thể từ: từ 1,18 đến 4,38 (2008);
0,85 đến 5,97 (2011); 0,55- 4,48 (2013). Đó là thành quả của việc áp dụng các kỹ
thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, các giống chuyển gen năng suất
cao và kháng sâu bệnh.
Ở Mỹ diện tích trồng đậu tương đứng thứ 3 sau lúa mỳ, ngô và được coi là
mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ. Với diện tích
hơn 30 triệu ha trồng hàng năm, Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất trên
thế giới với 60% thị trường xuất khẩu.
Theo báo cáo Cung cầu Nông Nghiệp của Mỹ năm 2013 thì sản lượng đậu
tương của Mỹ là 89,48 triệu tấn, cao hơn so với năm 2012, điều đó chứng tỏ cây
đậu tương ngày càng được chú trọng và quan tâm phát triển hơn.
Diện tích trồng tăng trên 95% tại các bang như Indiana, Iowa, Kansas,
Missouri, South Dakota và Nebrasks. Nhu cầu tăng cao phần lớn là dùng để sản
xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn cho gia súc và thực phẩm.

14


`

Bảng 2. 2. Tình hình sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới
trong những năm gần đây
Thế giới

Mỹ


Brazil

Argentina

Trung
Quốc

2015

120.8

33.1

32.2

19.4

6.5

2016

121.9

33.5

33.2

19.5


7.1

2017

123.6

36.2

33.9

17.3

7.3

2015

26.8

32.3

30.3

31.75

18.1

2016

27.6


34.9

29.1

30.2

18.1

2017

28.5

32.9

33.8

31.7

17.9

2015

323.2

106.9

97.5

61.5


11.7

2016

335.5

116.9

96.4

58.8

12.8

2017

352.6

119.5

114.6

32.2

13.1

Quốc
gia
Diện
tích

(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)

(Theo FAOSTAT, 2019)
Sau Mỹ, Brazil là cường quốc đứng thứ 2 về sản xuất đậu tương tính đến
năm 2017. Về diện tích chiếm 27,47% so với thế giới, cịn về sản lượng chiếm
khoảng 32.49% so với sản lượng đậu tương của thế giới, năm 2017 sản lượng đậu
tương đạt 114.60 triệu tấn. So với Trung Quốc, diện tích gieo trồng đậu tương của
Brazin lớn gấp 4.9 lần, năng suất cao gấp 1,9 lần và sản lượng cao gấp 8.7 lần
theo số liệu thống kê năm 2017.
Argentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 trên thế giới. So với Trung
Quốc, năm 2017 diện tích gieo trồng đậu tương của Argentina cao gấp 2.36 lần;
gấp 1.77 lần về năng suất và 2.45 lần về sản lượng.
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới và là nước đứng đầu châu Á
về sản xuất đậu tương, cây đậu tương ở Trung Quốc chủ yếu được trồng ở vùng
Đông Bắc (Đường Hồng Dật, 1995). Năng 2017, năng suất đậu tương ở Trung
Quốc đạt 17.91 tạ/ha và sản lượng đạt 13.15 triệu tấn.
15


`

Trên thế giới hiện nay có khoảng 101 nước trồng đậu tương nhưng không

phải tất cả đều cung cấp đủ nhu cầu đậu tương của nước đó, phần lớn các nước
đều phải nhập khẩu đậu tương từ bên ngoài. Châu Á là châu lục có nhiều nước
sản xuất đậu tương nhất nhưng sản lượng cũng chỉ đáp ứng được khoảng một nửa
nhu cầu cho các nước khu vực này. Đó là lý do hàng năm các nước châu Á vẫn
phải nhập khẩu trên 8,00 triệu tấn hạt đậu tương; 1,5 triệu tấn dầu; 1,8 triệu tấn
sữa đậu nành. Những nước nhập khẩu nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Triều

Tiên,

Indonexia,

Malayxia,

Việt

Nam,

Philippine…

(; ). Trong đó nước nhập
khẩu nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
(Rahamianna and S.Nikkumi, 2002) Trung Quốc nhập khẩu 41,10 triệu tấn đậu
tương hạt chiếm khoảng 40,34% trên toàn thế giới, tiếp đến là Nhật Bản, Đài
Loan…
Châu Á cũng là khu vực có diện tích trồng đậu tương lớn trên thế giới với
diện tích 20,36 triệu ha (năm 2009) chiếm khoảng 1/5 diện tích trồng đậu tương
thế giới nhưng chỉ đạt sản lượng 27,6 triệu tấn chiếm khoảng 12,42% sản lượng
đậu tương thế giới. Nguyên nhân năng suất đậu tương của châu Á thấp (chỉ bằng
khoảng 60% năng suất trung bình thế giới) do khu vực này chủ yếu là các nước

nghèo, đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nơng nghiệp, trình độ dân
trí thấp, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế do thiếu
vốn, diện tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán.
Nhìn chung, sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây phát
triển rất mạnh do giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của nó mang lại. Năng suất
và sản lượng đậu tương tăng là do nhiều yếu tố mà yếu tố tác động nhiều nhất là
giống, đó là lý do vì sao mà từ xưa đến nay con người rất chú trọng phát triển bộ
giống đậu tương.
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Theo Ngơ Thế Dân và cs. (1999), Phạm Văn Thiều (2006) đậu tương đã
được trồng ở nước ta từ rất sớm. Tuy nhiên trước Cách mạng tháng 8/1945 diện
16


×