Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 122 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NGÀNH
DỊCH VỤ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ


Họ và tên sinh viên : Cao Văn Dũng
Lớp : Anh 19
Khoá : 42E – KT&KDQT
GVHD : TS. Đỗ Hương Lan


Hà Nội - Tháng 11/2007
Nng lc cnh tranh ca mt s ngnh dch v Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t khu
vc v quc t trong lnh vc thng mi dch v

MC LC


Lời mở đầu 1
Ch-ơng 1: Lý luận chung 4
I. Dịch vụ và th-ơng mại dịch vụ quốc tế 4
1. Dịch vụ 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 4
1.2. Dịch vụ bảo hiểm và vận tải biển 6
1.2.1. Dịch vụ bảo hiểm 6
1.2.2. Dịch vụ vận tải biển 9
2. Th-ơng mại dịch vụ 13
2.1. Khái niệm 13
2.2 Vai trò của th-ơng mại dịch vụ đối với sự phát triển nền kinh tế 15
2.2.1. Th-ơng mại dịch vụ góp phần vào việc tăng tr-ởng th-ơng mại
quốc tế 15
2.2.2. Th-ơng mại dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu t- trên toàn
thế giới 16
2.2.3. Th-ơng mại dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm 16
2.3. Các nguyên tắc pháp lý căn bản của GATS đối với th-ơng mại dịch vụ 17
2.3.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) 17
2.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và tiếp cận thị tr-ờng 17
II. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế 20
1. Hội nhập kinh tế quốc tế 20
1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế 20
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế 21
1.3 Nội dung hội nhập kinh tế trong lĩnh vực th-ơng mại dịch vụ 23
2. Năng lực cạnh tranh 24
2.1 Khái niệm về cạnh tranh 24
2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngành 26
2.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của dịch vụ: 27
2.4. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ 28
Ch-ơng 2: NĂNG LựC CạNH TRANH NGàNH VậN TảI BIểN Và NGàNH

DịCH Vụ bảo hiểm VIệT NAM trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới 29
I. Thực trạng ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 29
Nng lc cnh tranh ca mt s ngnh dch v Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t khu
vc v quc t trong lnh vc thng mi dch v

1. Thực trạng các doanh nghiệp dịch vụ bảo hiểm Việt Nam tr-ớc khi hội
nhập nền kinh tế thế giới 29
1.1 Bảo hiểm nhân thọ 30
1.1.1. Đánh giá hoạt động 30
1.1.2. Thị phần 31
1.1.3. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 31
1.2 Bảo hiểm phi nhân thọ 33
1.3 Tái bảo hiểm 34
1.4 Môi giới bảo hiểm 35
2. Thị tr-ờng bảo hiểm Việt Nam sau giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới 35
2.1. Các cam kết của Việt Nam khi hội nhập nền kinh tế thế giới và tác động
đến ngành bảo hiểm Việt Nam 36
2.1.1. Nội dung các cam kết 36
2.1.2 Đánh giá các tác động của các cam kết đối với ngành bảo hiểm Việt
Nam 36
2.2. Tình hình thị tr-ờng bảo hiểm Việt Nam sau khi hội nhập kinh tế thế giới
41
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ bảo hiểm trong bối
cảnh hi nhập nền kinh tế khu vực và thế giới 44
2.3.1. Những thuận lợi 44
2.2.2 Những mặt hạn chế 47
II. Thực trạng ngành vận tải biển Việt Nam 53
1. Thực trạng chung của ngành và của các doanh nghiệp vận tải biển Việt
Nam tr-ớc khi hội nhập kinh tế thế giới 53

1.1 Tình hình đội tàu biển và vận tải quốc tế 53
1.1.1 Đánh giá hoạt động 54
1.1.2. Thị phần 55
1.1.3. Tuổi tàu trung bình 56
1.1.4. Cơ cấu đội tàu biển 57
1.2. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam 58
Nng lc cnh tranh ca mt s ngnh dch v Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t khu
vc v quc t trong lnh vc thng mi dch v

1.2.1. Tổng quan về cảng biển Việt Nam 59
1.2.2. Tình hình khai thác cảng biển 59
1.3. Các dịch vụ hàng hải phụ trợ 61
1.3.1. Khái quát về dịch vụ hàng hải Việt Nam 61
1.3.2. Thực trạng dịch vụ hàng hải 61
1.3.3. Chất l-ợng dịch vụ và năng lực kinh doanh 63
2. Tình hình các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam sau khi hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế 64
2.1. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển 64
2.1.1. Nội dung các cam kết trong lĩnh vực vận tải biển 64
2.2.2. Tác động của các cam kết đối các doanh nghiệp vận tải biển Việt
Nam 65
2.2. Tình hình vận tải biển Việt Nam sau khi hội nhập kinh tế thế giới 69
2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ vận tải biển Việt Nam
70
2.3.1. Những lợi thế 70
2.3.2. Những mặt hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 73
Ch-ơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành dịch vụ bảo
hiểm và vận tải biển 78
I. Đối với ngành bảo hiểm 78
1. Đối với nhà n-ớc 78

1.1. Điều chỉnh những quy định ch-a hợp lý và ch-a rõ ràng 78
1.2 Bổ sung các quy định còn thiếu 78
1.3. Lấp trống các phân đoạn thị tr-ờng bỏ ngỏ 81
1.4. Tăng c-ờng năng lực làm luật, kiểm tra, giám sát của các cán bộ quản lý nhà n-ớc
81
1.5 Xây dựng hệ thống thu thập, l-u trữ, xử lý, chia sẻ số liệu thống kê bảo
hiểm và cơ chế cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm 82
1.6 Tiếp tục hoàn thiện thị tr-ờng tài chính, đặc biệt là thị tr-ờng chứng
khoán 82
Nng lc cnh tranh ca mt s ngnh dch v Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t khu
vc v quc t trong lnh vc thng mi dch v

1.7. Đào tạo nhân sự chất l-ợng cao phục vụ ngành bảo hiểm 83
2. Các khuyến nghị đối với các công ty bảo hiểm 84
2.1 Xây dựng chiến l-ợc phát triển dài hạn 84
2.2 Xây dựng văn hoá phục vụ khách hàng 85
2.3 Nâng cao kỹ năng quản lý 85
2.4 Nâng cao kỹ năng bảo hiểm các rủi ro phức tạp 86
2.5 Xây dựng hệ thống thu thập, l-u trữ, xử lý số liệu thống kê 87
2.6. ứng dụng công nghệ thông tin 87
2.7 Phát triển mạng l-ới khách hàng truyền thống 87
2.8 Tăng c-ờng khả năng tài chính 87
II. Đối với ngành vận tải biển 89
1. Định h-ớng phát triển Vận tải biển Việt Nam trong những năm tới. 89
Chiến l-ợc phát triển giao thông vận tải biển Việt Nam của Bộ Giao thông
vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam 89
1.1. Đội tàu biển 89
1.2. Hệ thống cảng biển 89
1.3. Về an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải và phát triển nguồn nhân lực hàng hải
90

2. Khuyến nghị đối với ngành dịch vụ vận tải biển 90
2.1. Các giải pháp đối với Chính phủ 90
2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hàng hải 91
2.1.2. Đầu t- cho phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút
đầu t- n-ớc ngoài vào lĩnh vực dịch vụ vận tải biển. 92
2.1.3. Tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải biển 93
2.1.4. Tăng c-ờng công tác xúc tiến th-ơng mại, mở rộng thị tr-ờng dịch
vụ vận tải biển 93
2.1.5. Mở rộng các loại hình và ph-ơng thức cung cấp dịch vụ vận tải biển
94
Nng lc cnh tranh ca mt s ngnh dch v Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t khu
vc v quc t trong lnh vc thng mi dch v

2.1.6 Nâng cấp chất l-ợng đội ngũ nhân lực hoạt động trong ngành, từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh về dịch vụ vận tải biển của Việt Nam. 95
2.1.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu
t-, đăng ký kinh doanh. 97
2.1.8. Đảm bảo an toàn giao thông trên biển 97
2.2. Các kiến nghị đối với doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam 97
2.2.1 Nâng cao năng lực đi biển của đội tàu biển Việt Nam : 97
2.2.2. Đối với hệ thống cảng biển 99
2.2.3 Đối với dịch vụ hàng hải phụ trợ 102
2.2.4. Các giải pháp khác 103
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 106
danh mục chữ viết tắt 108
danh mục các bảng biểu 109
Phụ lục 110


Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế thế giới đang trở thành xu thế của thời đại mở ra các cơ hội
cho các quốc gia hòa chung vào dòng chảy kinh tế của thế giới đặc biệt lĩnh vực
thƣơng mại dịch vụ. Trong những năm gần đây, nền kinh tế quốc gia đã có sự tăng
trƣởng mạnh mẽ trong đó có phần đóng góp rất lớn của lĩnh vực thƣơng mại dịch
vụ. Để có đƣợc những bƣớc đi vững chắc trong khu vực và trên thế giới, chúng ta
không thể không nhắc đến vai trò của chính phủ và nhà nƣớc ta trong nỗ lực đƣa
nƣớc ta bƣớc lên sân khấu lớn của khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam là thành
viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và gần đây đã là thành viên
chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), chính thức bƣớc vào một giai
đoạn phát triển mới, thực hiện các nghĩa vụ, cam kết trên bình diện khu vực và quốc
tế. Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của thƣơng mại dịch vụ Việt Nam
nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể
đồng thời phải đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, những thuận
lợi và hạn chế để từ đó xây dựng các giải pháp và đƣa ra những kiến nghị cần thiết
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong thời gian tới. Vì
vậy việc nghiên cứu đề tài “Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ” là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:
Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ vận tải biển, vấn đề hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, năng lực

cạnh tranh của ngành nói chung và doanh nghiẹp nói riêng.
Đánh giá thực trạng và năng lực cạnh tranh của hai ngành dịch vụ bảo hiểm
và vận tải biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

2
Phân tích các tác động của việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đối với
hai ngành dịch vụ bảo hiểm và vận tải biển, các điểm mạnh và điểm yếu của ngành
nhằm tìm ra giải pháp và đƣa ra khuyến nghị thích hợp cho việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các ngành dịch vụ bảo hiểm và vận tải biển trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh
của ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam. Tuy
nhiên, khóa luận không nghiên cứu tất cả các ngành dịch vụ Việt Nam mà chỉ tập
trung nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm và vận tải biển (theo phân loại của WTO)
trong giai đoạn từ 1997 đến nay. Để giúp ngƣời đọc thấy đƣợc thực chất năng lực
cạnh tranh của 2 ngành dịch vụ Việt Nam nêu trên khoá luận tập trung vào nghiên
cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong 2 lĩnh vực
bảo hiểm và vận tải biển nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh của Việt Nam trong lĩnh vực này trong bối cảnh hội nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử cùng các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam để phân tích đối tƣợng nghiên
cứu. Ngoài ra luận văn cũng sử dụng một số phƣơng pháp phân tích - tổng hợp,
thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thực chứng và dự
báo…
5. Bố cục khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, dang mục các bảng biểu, danh mục chữ viết
tắt, mục lục, và tài liệu tham khảo, bố cục khóa luận sẽ đƣợc chia làm ba phần nhƣ sau:

Chƣơng I: Lý luận chung
Chƣơng II: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm và vận tải
biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Chƣơng III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của dịch vụ bảo hiểm và vận tải biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

3
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên khóa luận không tránh
khỏi có những hạn chế và sai sót. Tác giả mong sẽ nhận đƣợc ý kiến đóng góp của
thầy cô giáo.
Trong quá trình nghiên cứu, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà
trƣờng và các cơ quan tổ chức ban ngành đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn T.S Đỗ
Hƣơng Lan đã giúp đỡ và hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

Tác giả
Cao Văn Dũng
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
I. DỊCH VỤ VÀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. Dịch vụ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
Trong vài năm qua Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế trong nhiều lĩnh vực quan trọng nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, an ninh
quốc phòng và văn hóa xã hội. Việt Nam đang là một thành viên tích cực trong hiệp

hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký hiệp định song phƣơng (BTA) với Hoa Kỳ
và gần đây vào 07/11/2006 chúng ta đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).
Việc Việt Nam chủ động hội nhập trên nhiều lĩnh vực nhƣ vậy đặc biệt là lĩnh vực
thƣơng mại dịch vụ đã đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Thƣơng mại dịch vụ đang ngày một trở nên phổ biến và đóng góp tỷ trọng lớn cho
GDP, là xu hƣớng phát triển nhanh và mạnh của những nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Vì thế đƣa ra một khái niệm dịch vụ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ dịch vụ có
bản chất nhƣ thế nào và sẽ đƣa lại lợi ích gì cho đất nƣớc nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng trên con đƣờng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Hiện nay chúng ta vẫn chƣa có một định nghĩa chính thức về dịch vụ nói
chung đƣợc chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Chính tính vô hình của dịch
vụ cũng nhƣ sự đa dạng và phức tạp của nó làm cho chúng ta càng gặp nhiều khó
khăn hơn trong việc định nghĩa dịch vụ. Hơn nữa trình độ phát triển của mỗi quốc
gia lại không giống nhau làm cho cách hiểu về dịch vụ lại càng khác nhau.
Dịch vụ theo các nhìn nhận của Các Mác là con đẻ của sản xuất hàng hóa.
Khi nền kinh tế phát triển tất yếu đòi hỏi sự lƣu thông hàng hóa trôi chảy, liên tục;
nó chính là cầu nối của các nhà sản xuất với nhau, giữa nhà sản xuất và ngƣờii tiêu
dùng. Vì vậy để thỏa mã nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời thì dịch vụ đã ra đời
cà phát triển.
Nhƣ vậy dƣới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động
lực phát triển của dịch vụ chính là nền sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên khi xã hội loài
ngƣời ngày một phát triển, đặc biệt là với sự tiếp sức của cuộc cách mạng kĩ thuật
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

5
lần thứ II và ngày nay con ngƣời cũng dang trải qua một cuộc cách mạng công nghệ
thông tin thì ngành dịch vụ mới đã ra đời, phát triển đa dạng và phức tạp khiến cho
nguồn gốc hàng hóa của dịch vụ đang bị che dấu.
Hiện nay dịch vụ đang có nhiều cách hiểu. Theo nghĩa rộng thì dịch vụ đƣợc coi là

một nền kinh tế thứ ban, nghĩa là tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công
nghiệp và nông nghiệp thì đều đƣợc coi là dịch vụ. Đây đƣợc coi là cách hiểu của Việt Nam
đƣợc thể hiện rõ rệt khi nhà nƣớc ta phân ngành kinh tế vào năm 1993.
Theo nghĩa hẹp hơn thì dịch vụ chính là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho
khách hàng trƣớc, trong và sau khi bán. Định nghĩa này phản ánh nguồn gốc của
dịch vụ là nền sản xuất hàng hóa. Qua đó dịch vụ trở thành sản phẩm phụ cho hàng
hóa, bổ sung giá trị cho hàng hóa và thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hóa. Nếu hiểu
theo cách đó thì vai trò dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân lại trở nên nhỏ bé và
không phản ánh hết tất cả các khía cạnh cũng nhƣ vị trí của ngành dịch vụ.
Bên cạnh đó dịch vụ còn đƣợc hiểu là toàn bộ các hoạt động mà kết quả của
chúng không tồn tại dƣới dạng vật chất. Dịch vụ là một công việc mà kết quả của nó
là đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc giữa ngƣời
cung cấp, khách hàng và các hoạt động nội bộ của ngƣời cung cấp. Cách hiểu này
khá phổ biến và phản ánh trạng thái vô hình, phi vật chất của dịch vụ.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy dịch vụ là một ngành kinh tế,
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra các sản phẩm không tồn tại
dƣới hình dạng vật chất mà việc cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm và cung cấp
không thể tách rời nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời.
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về dịch vụ nhƣng nhìn chung dịch vụ
có những đặc tính chủ yếu sau:
Quá trình tạo ra các dịch vụ phức tạp hơn so với quá trình tạo ra các sản
phẩm hàng hóa do đặc tính vô hình của dịch vụ. Vì vậy dịch vụ rất khó tiêu chuẩn
hóa và đánh giá bằng cách lƣợng hóa.
Dịch vụ đƣợc tiến hàng khi có sự tiếp xúc giữa ngƣời mua và ngƣời bán hay
nói cách khác quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Mức độ tiếp
xúc này có sự khác biệt đối với những loại hình dịch vụ khác nhau. Ngày nay với sự
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

6

tiến bộ của công nghệ thông tin thì mức độ tiếp xúc trực tiếp ngày càng giảm. Đây
chính là cơ sở để xem xét vấn đề dịch vụ thƣơng mại và tự do hóa thuơng mại trên
thế giới.
Dịch vụ không thể lƣu trữ đuợc và những sai sót của nó khó có thể khắc phục
ngay đƣợc. Đặc điểm này của dịch vụ chính là hệ quả của hai đặc điểm trên.
1.2. Dịch vụ bảo hiểm và vận tải biển
1.2.1. Dịch vụ bảo hiểm
Bảo hiểm là một sự thoả thuận hợp pháp, do các doanh nghiệp bảo hiểm tiến
hành nhận trách nhiệm trƣớc rủi ro và bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc
bảo hiêm hoặc trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro
đƣợc bảo hiểm với điều kiện ngƣời kia ký kết hợp đồng và chấp nhận đóng góp một
khoản phí nhất định cho chính anh ta hoặc ngƣời thứ ba để đổi lấy cam kết về
những khoản bồi thƣờng hoặc chỉ trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra.
Ngƣời bảo hiểm thƣờng căn cứ vào yếu tố rủi ro để giới hạn phạm vi trách
nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm, ngƣời tham
gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí, ngƣời bảo hiểm giải quyết bồi thƣờng trong
trƣờng hợp xảy ra tổn thất. Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông cho bất hạnh của
số ít. Bảo hiểm là việc trả tiền để đôi cái không chắc thành cái chắc chắn. Do nhu
cầu của con ngƣời và của sản xuất kinh doanh mà hoạt động bảo hiểm ra đời và
ngày càng phát triển theo mức sống ngày càng cao của con ngƣời, theo đà phát triển
của sản xuất kinh doanh và sự mở rộng giao lƣu kinh tế giữa các nƣớc, các khu vực
a. Các khái niệm cơ bản trong bảo hiểm
Những rủi ro đƣợc nhắc đến trong định nghiã trên là thuật ngữ đƣợc dùng để
chỉ đến khả năng xảy ra một biến cố bất thƣờng với hậu quả thiệt hại hoặc đem lại
kết quả không mong muốn. Ngƣời bảo hiểm chỉ nhận trách nhiệm trƣớc những rủi
ro thoả mãn những tiêu chuẩn nhất định.
Đối tƣợng bảo hiểm là phạm trù mà rủi ro có thể tác động trực tiếp vào và
chính để đảm bảo quyền lợi về tài chính của đối tƣợng bảo hiểm trƣớc những rủi ro
mà ngƣời đƣợc bảo hiểm đã quyết định giao kết một hợp đồng bảo hiểm.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu

vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

7
Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiển của đối tƣợng bảo hiểm tại thời điểm
giao kết hợp đồng và thƣờng đƣợc dùng trong bảo hiểm tài sản còn số tiền bảo hiểm
là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để
xác định giới hạn trách nhiệm trong bồi thƣờng hoặc trả tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm : là khoản tiển mà ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả để nhận
đƣợc sự bảo đảm trƣớc các rủi ro đã đƣợc ngƣời bảo hiểm chấp nhận
Bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm
Bồi thƣờng bảo hiểm : là việc ngƣời bảo hiểm thực hiện cam kết của hợp
đồng, chi trả một khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi
có thiệt hại vật chất xảy ra.
Trả tiền bảo hiểm : là việc ngƣời bảo hiểm thực hiện cam kết trả một khoản
tiền nhất định theo qui định trong hợp đồng
b. Một số quy tắc cơ bản trong bồi thường bảo hiểm
- Qui tắc áp dụng mức miễn thƣờng : khi áp dụng qui tắc này, ngƣời bảo
hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thƣờng những tổn thất mà giá trị thiệt hại vƣợt quá
một mức mà hai bên đã thoả thuận đƣợc miễn thƣờng có hai loại miễn thƣờng :
+ Miễn thƣờng có khấu trừ (còn gọi là mức khấu trừ) là só tiền bồi thƣờng
của ngƣời bảo hiểm bị giảm đi bởi mức khấu trừ
+ Miễn thƣờng không khấu trừ : ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại
(chỉ khi nào thiệt hại lớn hơn mức miễn thƣờng)
- Qui tắc tỉ lệ : khi áp dụng qui tắc này thì ngƣời bảo hiểm chỉ bồi thƣờng
theo một tỉ lệ nhất định. Trong nhiều hợp đồng, hai bên có thể thỏa thuận, định ra
những tỷ lệ bồi thƣờng cụ thể, trên cơ sở ấn định sẵn đó tính ra số tiền bồi thƣờng.
- Qui tắc bồi thƣờng theo rủi ro đầu tiên:
Thuật ngữ rủi ro đầu tiên này chỉ một khoảng giá trị thiệt hại không vƣợt qua
một giới hạn trách nhiệm của ngƣời bảo hiểm.
Nhƣ vầy nếu nhƣ giá trị thiệt hại nhỏ hơn số tiền bảo hiểm thì số tiền bồi

thƣờng bằng giá trị thiệt hại.
Nếu nhƣ giá trị thiệt hại lớn hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm thì số tiền bồi
thƣờng bằng sô tiền bảo hiểm hoặc hạn mức trách nhiệm của hợp đồng.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

8
c. Phân loại bảo hiểm
 Căn cứ theo Điều 7 , chƣơng I – Luật kinh doanh bảo hiểm, nghiệp vụ
bảo hiểm đƣợc xếp thành hai nhóm
- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm phi nhân thọ
 Căn cứ vào đối tƣợng bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm đƣợc xếp thành ba nhóm:
- bảo hiểm tài sản
- bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- bảo hiểm con ngƣời
 Theo phƣơng thức triển khai có hai nhóm:
- hình thức bảo hiểm tự nguyện
- hình thức bảo hiểm bắt buộc
 Căn cứ vào kỹ thuật quản lý thì bảo hiểm chia thành hai nhóm
- những nghiệp vụ bảo hiểm đƣợc áp dụng kỹ thuật phân chia đối
với những loại bảo hiểm có đặc điểm là : thời hạn ngẵn và có thế
tái bảo hiểm liên tục và rủi ro tƣơng đối ổn định
- Những nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng kỹ thuật tồn tích, đối với hợp
đồng bảo hiểm ký kết cho một thời gian dài, rủi ro thay đổi
d. Vai trò của Bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thƣơng mại là bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, nó có những
vai trò sau:
- Hoạt động bảo hiểm, trƣớc hết là nhằm khắc phục những hậu quả tài chính
của rủi ro. Rủi ro xảy ra có thế mang lại những thiệt hại tài chính bất thƣờng cho cá

nhân, tổ chức gặp phải rủi ro rất cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt
hại, lấy lại sự cân bằng và ổn định về tình hình tài chính. Các tổ chức bảo hiểm này
sẽ đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo vật chất và tài
chính trƣớc rủi ro, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt lo âu trƣớc rủi
ro, bất trắc cho những ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

9
Với những hoạt động này bao hiểm thƣơng mại góp phần làm ổn định sản
xuất kinh doanh và đời sống của ngƣời tham gia bảo hiểm không may mắn bị rủi ro
tổn thất gây ra.
Dịch vụ bảo hiểm đã thu hút một lực lƣợng lao động đáng kể làm việc ở các
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lƣới đại lí bảo hiểm
trong điều kiện nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng của Việt Nam tăng trƣởng với tốc
độc cao, sự thu hút một lực lƣợng lớn lao động vào các hoạt động nói trên của bảo
hiểm đã và đang sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội cũng đồng nghĩa góp
phần an sinh xã hội.
- Trong nến kinh tế quản lý theo cơ chế thị trƣờng, với nội dung phong phú
đa dạng của hoạt động bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp vai trò
quan trọng của trung gian tài hcính, thu hút và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi
thông qua nhiều khoản phí bảo hiểm và sử dụng nguồn vốn đó vào đầu tƣ trung và
dài hạn. hoạt động bảo hiểm tạo nên kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế
và đƣợc sử dụng vào đầu tƣ đã tạo điều kiện cho doanh ngiệp bảo hiểm có cơ hội
tìm kiếm lợi nhuận, tăng thu nhập va thực hiện bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp,
nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
- Các hoạt động trên của bảo hiểm cũng đông thời hỗ trợ các hoạt động kinh
doanh, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại, tại đó những hàng hoá dịch vụ cũng nhƣ
những tài sản thế chấp sẽ đƣợc thuận lợi hơn trong kinh doanh nếu kèm theo các
hợp đồng bảo hiểm, hoặc sự bảo đảm của bảo hiềm cho các khoản đầu tƣ cũng góp

phần gián tiếp kiến thiết nƣớc nhà, tạo ra cơ sở hạ tầng vì không có một nhà đầu tƣ
nào bỏ ra hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những cơ sở vật chất mà không có bảo
đảm đƣợc bồi thƣờng nếu nhƣ có rủi ro xảy ra.
- Dịch vụ bảo hiểm giúp tăng tích luỹ và tiét kiệm chi cho Ngân sách
- Mở rộng quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài
1.2.2. Dịch vụ vận tải biển
a. Khái niệm về dịch vụ vận tải biển
 Khái niệm về vận tải:
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

10
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con ngƣời nhằm đáp ứng
nhu cầu di chuyển vị trí của đối tƣợng vận chuyển gồm con ngƣời và vật phẩm
(hàng hoá). Sự di chuyển vị trí của con ngƣời và vật phẩm trong không gian rất đa
dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm
những di chuyển do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng
yêu cầu về mặt di chuyển đó mà thôi.
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt vì :
- Đối với một ngành sản xuất vật chất, ví dụ nhƣ công nghiệp, nông
nghiệp,…thì trong quá trình lao động sản xuất đều có sự kết hợp của ba
yếu tố: tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Vận tải là
một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất cũng có sự kết
hợp của ba yếu tố đó. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải
cũng đẫ tiêu thụ một lƣợng vật chất nhất định nhƣ vật liệu, nhiên liệu, hao
mòn phƣơng tiện vận tải…Hơn nữa đối tƣợng lao động (hàng hoá) trong
quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng trải qua sự thay đổi vật chất
nhất định
- Sản phẩm của vận tải chính là sự di chuyển của con ngƣời và vật phẩm
trong không gian. Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản

phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó
cũng làm tăng giá trị của hàng hoá.
- Mỗi trƣờng sản xuất của vận tải là không gian, luôn di chuyển chứ không
cố định nhƣ các ngành khác.
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối
tƣợng lao động chứ không phải vì mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi
hình dáng, kích thƣớc của đối tƣợng lao động.
Căn cứ vào môi trƣờng sản xuất, có thể chia vận tải thành các loại (phƣơng
thức) sau đây: Vận tải đƣờng biển, vận tải nội địa, vận tải hàng không, vận tải
đƣờng sắt, vận tải đƣờng ống, vận tải vũ trụ. Trong đó thì vận tải đƣờng biển đóng
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thƣơng mại quốc tế do những ƣu điểm
nổi trội của nó và nhu cầu vận tải biển ngày một tăng cao xuất phát từ sự phục hồi
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

11
của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Nhƣng có
thể nói động lực mạnh mẽ nhất đến từ Trung Quốc, một quốc gia khổng lồ ở Châu
Á đang trong thời kỳ bùng nổ kinh tế với khối lƣợng hàng hoá xuất khẩu bằng
đƣờng biển tăng cao.
 Khái niệm dịch vụ vận tải đường biển:
Dịch vụ vận tải biển là một ngành vận tải mà sản phẩm của nó tạo ra sự di
chuyển hàng hoá và khách hàng bằng các đƣờng giao thông trên biển với các
phƣơng tiện riêng của ngành nhƣ tàu biển, thuyền bè, nhằm thoả mãn nhu cầu con
ngƣời.
Vận tải biển liên quan đến nhiều yếu tố:
 Đƣờng vận chuyển trên biển lợi dụng sức đẩy tự nhiên của nƣớc biển, dòng
chảy của biển để tại thành các đƣờng mòn trên biển.
 Phƣơng tiện cơ bản để thực hiện: Thuyền bè, tàu biển các loại…
 Có các phƣơng tiện hỗ trợ: Bến cảng, hệ thống sản xuất chế tạo tàu, thuyền

và công cụ đi biển, các công cụ chở hàng…
 Lao động: Các thuyền viên, các nhân viên dịch vụ hàng hải…
b. Đặc điểm của dịch vụ vận tải đường biển
Theo phƣơng thức cua tổ chức thƣơng mại thế giới, dịch vụ vận tải biển đựoc
chia thành các nhóm chính là:
Nhóm 1: Vận tải biển quốc tế (không bao gồm vận tải nội địa) bao gồm vận
tải hàng hoá và vận tải hành khách.
Nhóm 2: Dịch vụ hỗ trợ hàng hải gồm sáu loại là: xếp dỡ hàng hoá, lƣu kho
bãi và cho thuê kho bãi, khai hải quan, trạm làm hàng container, đại lý tàu biển và
giao nhận hàng hoá.
Nhóm 3: Dịch vụ cảng gồm: hoa tiêu, lai dắt, nạp nhiên liệu, thu dọn rác, trợ
giúp hành trình, tiện ích, sửa chữa khẩn cấp, neo đậu.
So với các phƣơng thức vận tải biển khác dịch vụ vận tải biển có các ƣu
điểm:
Vận tải đƣờng biển có năng lực vận chuyển rất lớn: phƣơng tiện trong vận tải
đƣờng biển các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

12
gian trên cùng một tuyến đƣờng, thời gian tàu nằm chờ ở tại các cảng giảm nhờ sử
dụng container và các phƣơng tiện xếp dỡ hiện đại. Do vậy khả năng thông quan
của một cảng biển rất lớn.
Vận tải đƣờng biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá
trong thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt vận tải đƣờng biển rất thích hợp và hiệu quả
trong việc chuyên chở các loại hàng rời có khối lƣợng lớn và giá trị thấp nhƣ than
đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ.
Chi phí đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng hàng hải thấp: các tuyến đƣờng
hàng hải hầu hết là các tuyến đƣờng giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn,
nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì bảo quản, trừ việc xây dung cảng

biển và kênh đào quốc tế.
Giá thành vận tải đƣờng biển rất thấp : giá thành vận tải đƣờng biển vào loại
thấp nhất trong tất cả các phƣơng thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận
chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong vận tải đƣờng biển
cao. Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn đƣờng sông một ít.
Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong vận tải và thông tin đƣợc áp dụng, nên giá
thành vận tải biển có xu hƣớng ngày càng hạ hơn.
Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn đƣờng sông một ít.
Tuy nhiên dịch vụ vụ vận tải biển cũng có một số nhược điểm :
Vận tải biển chỉ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải. Các tàu
biển thƣờng gặp nhiều rủi ro hàng hải nhƣ: mắc cạn, đâm va nhau, đâm va phải đá
ngầm, mất tích…
Tốc độ các loại tàu biển tƣơng đối thấp, chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ; Tốc độ
này thấp so với máy bay tàu hoả. Về mặt kỹ thuật, ngƣời ta có thể đóng các tàu biển
có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên,đối với các tàu chở hàng ngƣời ta phải duy trì
một tốc độ kinh tế nhằm hạ giá thành vận tải.
c. Vai trò của dịch vụ vận tải biển trong thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế
của Việt Nam.
Trong các phƣơng thức vận chuyển hàng hoá quốc tế thì vận tải đƣờng biển
là ngành ra đời sớm nhất từ thế kỷ 15. Cho đến thế kỷ 19, đặc biệt là sang thế kỷ 20
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

13
ngành vận tải đƣờng biển đã đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển
mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế.
Vận tải muốn phát triển phải dựa trên sản xuất và thƣơng mại hàng hoá. Trái
lại, hoạt động vận tải vận hành tốt sẽ làm giá cƣớc, tạo điều kiện cho thƣơng mại
hàng hoá tăng trƣởng và mở rộng. Ngày nay trong bối cảnh nền sản xuất hàng hoá
thế giới luôn đạt mức thặng dƣ lớn và thƣơng mại quốc tế phát triển trên cơ sở lý

thuyết lợi thế so sánh,thì vận tải biển chính là nhân tố trung gian đáp ứng mối quan
hệ về cung cầu hàng hóa xét trên phạm vi thị trƣờng toàn cầu. Vận tải đƣờng biển
với những lợi thế hơn hẳn về giá thành, không gian và khối lƣợng chuyên chở so
với phƣơng thức vận tải hàng không đã thực sự chiếm vị trí độc tôn trong khâu
logistics. Với hơn 3/4 khối lƣợng hàng hoá trong mậu dịch quốc tế đƣợc vận chuyển
bằng đƣờng biển và cƣớc vận chuyển chiếm từ 8 - 15% giá thành hàng hoá nhập
khẩu, đã cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động vạn tải đƣờng biển đối với hoạt
động thƣơng mại quốc tế.
Xét trên bình diện quốc gia, dịch vụ vận tải biển cũng đóng một vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của mỗi
nƣớc. Một nƣớc có ngành dịch vụ vận tải biển phát triển sẽ góp phần mở rộng phạm
vi thị trƣờng địa lý cho hàng hoá xuất khẩu nƣớc mình, chủ động hơn trong việc
đƣa hàng hoá ra thị trƣờng bên ngoài.
2. Thƣơng mại dịch vụ
2.1. Khái niệm
Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu dịch vụ là làm rõ khái
niệm thƣơng mại dịch vụ (Trade in services hay service trade). Trƣớc đây ngƣời ta
cho rằng dịch vụ là các hoạt động bổ trợ cho sản xuất hàng hoá. Do vậy, dịch vụ
không gắn với thƣơng mại do hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá đã bao trùm tất
cả. Trên thực tế dịch vụ ngày càng đƣợc trao đổi trên cơ sở thƣơng mại. Hay nói
cách khác giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời tiêu dùng dịch vụ có sự thoả thuận
trƣớc về việc ngƣời tiêu dùng dịch vụ phải trả tiền cho ngƣời cung cấp dịch vụ khi
tiêu dùng dịch vụ. Nhƣ vây Thương mại dịch vụ dùng để chỉ tất cả các hành vi cung
ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong cách hiểu này
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

14
cần chú ý rằng chỉ các dịch vụ đƣợc đem ra mua bán, trao đổi nhằm thu lợi nhuận
thì các hành vi trao đổi đó mới đƣợc coi là mang tính chất thƣơng mại và nằm trong

khái niệm thƣơng mại dịch vụ.
Với cách hiểu này, ngƣời ta thƣờng phân biệt thƣơng mại dịch vụ với thƣơng
mại hàng hóa. Nếu nhƣ đối tƣợng mua bán trong thƣơng mại hàng hoá là hàng hoá -
các sản phẩm hữu hình thì trong thƣơng mại dịch vụ, đối tƣợng mua bán lại là dịch
vụ - các sản phẩm vô hình. Chính đặc điểm này đã làm nên sự khác biệt trong cách
điều chỉnh của pháp luật quốc gia, pháp luật khu vực và thậm chí là của pháp luật
quốc tế về thƣơng mại dịch vụ so với thƣơng mại hàng hóa.
Cùng với sự toàn cầu hoá về kinh tế, sự trao đổi dịch vụ ngày càng không chỉ
bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, tức là ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời tiêu thụ
dịch vụ thuộc cùng một nƣớc mà thƣơng mại dịch vụ đã chuyển sang một sắc thái
mới: thƣơng mại dịch vụ quốc tế. Thƣơng mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch
vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nƣớc với pháp nhân hoặc thể nhân nƣớc
ngoài vì mục đích thƣơng mại. Trong thời gian gần đây các sản phẩm dịch vụ đƣợc
trao đổi trong thƣơng mại quốc tế chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, vì vậy đƣa ra yêu
cầu cần phải có một hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS). Năm 1994, tại
vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ là một trong
những Hiệp định (GATT,GATS, TRIPs, TRIMs) tạo nên nền tảng của GATT/WTO.
Hiện nay, giá trị của việc mua bán, trao đổi các sản phẩm dịch vụ chiếm hơn 20%
trong tổng giá trị mua bán trao đổi của tổ chức thƣơng mại thế giới. Theo GATS
(General Agreement Trade on Services) “ Thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch
vụ theo bốn phương thức: giao dịch qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài,
cung cấp dịch vụ qua hiện diện thương mại và cung cấp dịch vụ qua hiện diện thể
nhân”. GATS định nghĩa thƣơng mại dịch vụ thông qua 4 phƣơng thức cung cấp dịch
vụ:
Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ đƣợc cung cấp từ một nƣớc sang
một nƣớc khác. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch
vụ là đi qua biên giới, còn ngƣời cung cấp dịch vụ không có mặt tại nƣớc nhận dịch
vụ;
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ


15
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ- ngƣời tiêu dùng của một nƣớc (hoặc
tài sản của họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ của nƣớc khác. Ví dụ, ngƣời du lịch
Việt Nam đi du lịch sang Thái Lan theo tuyến du lịch do công ty Việt Nam đứng ra
tổ chức. Hoặc trong trƣờng hợp tàu biển của Việt Nam đƣợc đƣa ra nƣớc ngoài để
sửa chữa thì cũng chính là việc Việt Nam đã nhập khẩu dịch vụ từ nƣớc ngoài.
Phương thức 3: Hiện diện thƣơng mại - một công ty nƣớc ngoài thành lập chi
nhánh hoặc công ty con để cung cấp dịch vụ tại một nƣớc thành viên khác. Ví dụ nhƣ
một ngân hàng của Mỹ lập chi nhánh tại Việt Nam. Phƣơng thức này liên quan trực
tiếp đến việc đầu tƣ tại thị trƣờng nƣớc khác để thiết lập công việc kinh doanh.
Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân một nƣớc thành viên trực tiếp cung cấp
dịch vụ tại nƣớc thành viên khác. Ví dụ, ca sỹ của Trung Quốc tới Việt Nam biểu
diễn theo các chƣơng trình do các nhà tổ chức Việt Nam thực hiện.
Trong khuôn khổ hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ cũng đƣa ra khái niệm
thƣơng mại dịch vụ tƣơng tự nhƣ GATS tại chƣơng 3 hiệp định. Nhƣ vậy trên thực
tế, với nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta đã thừa nhận khái niệm thƣơng mại
dịch vụ phù hợp với thông lệ và qui định pháp lý quốc tế đặc biệt là WTO đã bắt
buôc chúng ta phải thừa nhận và điều chỉnh những chuẩn mực pháp lý và qui định
kinh doanh phù hợp với sân chơi chung.
Đối với Việt Nam theo luật Thƣơng Mại 2005 ra đời, có hiệu lực từ
01/01/2006 thì “cung ứng dịch vụ là hoạt động thƣơng mại, theo đó một bên (bên
cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh
toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Theo cách nhìn nhận này thì chúng ta
đang có một cách nhìn khá gần với nền kinh tế thế giới về thƣơng mại dịch vụ.
2.2 Vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển nền kinh tế
2.2.1. Thương mại dịch vụ góp phần vào việc tăng trưởng thương mại quốc tế
Tổng giá trị thƣơng mại dịch vụ của những năm đầu thế kỷ 21 đã tăng gấp 4 lần
so với tổng giá trị thƣơng mại dịch vụ năm 1980. Giá trị thƣơng mại dịch vụ năm 2002

đạt 2.900 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị thƣơng mại thế giới. Tính chung cả giai
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

16
đoạn 1980-2002, hàng năm thƣơng mại dịch vụ trên thế giới tăng trung bình 9%, cao
hơn tốc độ 6% của thƣơng mại hàng hoá
1
.
Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản là những nƣớc có sức mạnh cạnh tranh
lớn trong các lĩnh vực dịch vụ nhƣ: tài chính, viễn thông, vận tải, và các nƣớc này
đang tăng cƣờng vị trí của mình trong thƣơng mại dịch vụ nhiều hơn là trong
thƣơng mại hàng hoá
2.2.2. Thương mại dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư trên toàn thế giới
Chúng ta đã biết một động cơ của sự di chuyển đồng vốn: đồng vốn luôn biết tìm
nơi nào sinh lời nhất. Do các ngành dịch vụ ngày càng tăng về tỷ suất lợi nhuận so với
các ngành sản xuất khác nên đầu tƣ trực tiếp đối với các ngành dịch vụ không ngừng
tăng lên. Nếu nhƣ cách đây 10 năm tỷ trọng của đầu tƣ dịch vụ trong tổng đầu tƣ thế
giới là 50% thì ngày nay con số đó là 60%. Rõ ràng là nếu TMDV phát triển, nghĩa là
ngày càng có nhiều dịch vụ đƣợc đem trao đổi trên thế giới với những điều kiện mua
bán thuận lợi hơn thì lƣợng tiền vốn đổ vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ đó sẽ ngày
càng nhiều lên. Qua đó sẽ giúp hình thành cơ cấu đầu tƣ phù hợp với đòi hỏi của thị
trƣờng. Xin lƣu ý chúng ta rằng quan hệ giữa TMDV và Đầu tƣ quốc tế là mối quan hệ
hai chiều. Nếu TMDV thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ thì ngƣợc lại, sự phát triển
của thị trƣờng vốn cũng góp phần đẩy mạnh sự phát trển của thị trƣờng dịch vụ thế
giới.
2.2.3. Thương mại dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm
Thƣơng mại dịch vụ phát triển sẽ kéo theo các ngành sản xuất dịch vụ phát
triển do tính đặc thù của thƣơng mại dịch vụ luôn gắn liền với quá trình sản xuất.
Khi sản xuất phát triển thì rõ ràng nhu cầu về lao động trong ngành sản xuất đó

cũng tăng lên theo, nhất là đối với ngành dịch vụ thì máy móc không thể thay thế
đƣợc con ngƣời nhƣ trong sản xuất hàng hoá. Ngành dịch vụ hiện nay thu hút khoản
30% tổng số lao động trên toàn thế giới. Tại các nƣớc phát triển thì tỉ lệ lao động
trong khu vực này chiếm luôn chiếm tỉ lệ cao nhƣ Mỹ chiếm 77,4%, Anh chiếm
71,7%, Nhật xấp xỉ khoảng 60% Tại những quốc gia này thì thƣơng mại dịch vụ
luôn phát triển cao


1
Nguồn: http//:www.wto.org
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

17
2.3. Các nguyên tắc pháp lý căn bản của GATS đối với thương mại dịch vụ
Để điều chỉnh lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, GATS đƣa ra một số nguyên tắc sau:
2.3.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Theo nguyên tắc này, chính phủ của nƣớc thành viên không đƣợc phép phân
biệt đối xử giữa các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ của các nƣớc thành viên
khác mà phải dành cho họ sự đối xử không kém phần ƣu đãi so với mức mà nƣớc
thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho bên thứ ba nào đó.
2.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và tiếp cận thị trường
Cũng nhƣ nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia đƣợc xây
dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Theo quy định của
GATS, nguyên tắc MFN đƣợc áp dụng ngay lập tức, vô điều kiện và mọi thành viên
WTO phải chấp nhận, nhƣng có ngoại lệ. Còn đối với nguyên tắc đối xử quốc gia thì
đó không phải là nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ có điều kiện và đƣợc đàm phán
trong quá trình gia nhập. Kết quả đàm phán về mở cửa thị trƣờng và đối xử quốc gia
đƣợc ghi nhận trong Danh mục cam kết cụ thể. Theo đó, những lĩnh vực đã đƣợc ghi
trong Danh mục cam kết cụ thể, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và ngƣời

cung cấp dịch vụ của bất kỳ nƣớc thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận
lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và ngƣời cung
cấp dịch vụ của nƣớc mình. Sự đối xử không thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc đối
xử quốc gia là sự đối xử làm cho điều kiện cạnh tranh có lợi hơn cho dịch vụ hay
ngƣời cung cấp dịch vụ trong nƣớc so với dịch vụ hay ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc
ngoài.
2.3.3. Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách
Theo GATS việc tự do hoá thƣơng mại dịch vụ sẽ không thể có đƣợc nếu các
nhà cung cấp dịch vụ thiếu đi các thông tin cần thiết về các quy định mà họ phải
tuân thủ khi tham gia vào thị trƣờng của một nƣớc khác. Do vậy GATS quy định rất
rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch các chính sách của các nƣớc thành viên WTO. Điều
này đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

18
i) Tất cả các quy định, văn bản pháp lý liên quan, các Hiệp định quốc tế có liên
quan hoặc tác động đến thƣơng mại dịch vụ mà các nƣớc thành viên tham gia phải
đƣợc công bố, ấn hành một cách công khai, rộng rãi.
ii) Mọi nƣớc thành viên phải có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bất
kỳ nƣớc thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến việc áp dụng
các quy định nêu trên.
iii) Tất cả các nƣớc thành viên phải có nghĩa vụ thông báo khẩn trƣơng và ít nhất
mỗi năm một lần cho Hội đồng Thƣơng mại Dịch vụ của WTO về việc ban hành hoặc
bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy chế hoặc hƣớng dẫn hành chính có tác động cơ
bản đến thƣơng mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.
iv) Các nƣớc thành viên không đƣợc phép áp dụng những yêu cầu về chuyên
môn, yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ, yêu cầu về giấy phép cũng nhƣ các tiêu chuẩn
kỹ thuật quá cao - mà trong chừng mực nào đó, có thể vô hiệu hóa về mặt pháp lý
hoặc làm nguy hại đến việc thực hiện các cam kết cụ thể

v) Khi chính phủ nƣớc thành viên đƣa ra những quyết định hành chính có nguy
cơ ảnh hƣởng tới thƣơng mại dịch vụ, họ cũng phải thiết lập những công cụ mang
tính khách quan để rà soát các quyết định này nhằm đảm bảo chúng không bóp méo
quá đáng các điều kiện cạnh tranh công bằng của thị trƣờng dịch vụ nội địa.
2.3.4. Công nhận lẫn nhau
Mục đích của nguyên tắc công nhận lẫn nhau là nhằm xoá bỏ sự phân biệt
đối xử trên thực tế đối với các dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài.
GATS khuyến khích các thành viên công nhận lẫn nhau trong các thủ tục của nhau
liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần
phải có trong việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho phép nhà cung ứng
dịch vụ hoạt động.
GATS quy định các nƣớc thành viên phải tạo ra các cơ hội ngang bằng về
việc đàm phán gia nhập đối với bất cứ một nƣớc thành viên nào có quan tâm về các
thoả thuận hoặc hiệp định công nhận mà nƣớc thành viên đó đã thoả thuận hoặc ký
kết với một nƣớc thành viên khác. Các thoả thuận này phải mang tính không phân
biệt đối xử và không đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ cho bảo hộ trá hình.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

19
2.3.5. Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ
Theo quy định tại Điều 8 của GATS, các nƣớc thành viên có thể cho một số
ngành dịch vụ đƣợc hƣởng độc quyền và đặc quyền. Điều này là hoàn toàn hợp
pháp và GATS không ngăn cản việc duy trì hình thức độc quyền nhƣ vậy nhƣng yêu
cầu các nƣớc thành viên phải đảm bảo rằng hoạt động của ngƣời cung cấp dịch vụ
độc quyền phải phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ đã cam kết của nƣớc
thành viên đó.
Tóm lại, thƣơng mại dịch vụ theo quy định của GATS đƣợc hiểu theo nghĩa
rất rộng, bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trong khi đó khái niệm thƣơng mại dịch vụ ở
Việt Nam chƣa đƣợc hiểu một cách toàn diện, khái niệm dịch vụ thƣơng mại thì còn

rất nhỏ hẹp. Các loại hình dịch vụ thƣơng mại của Việt Nam chỉ nằm rải rác trong
một số phân ngành dịch vụ của GATS. Điều này tạo ra sự bất đồng sự không tƣơng
thích và tất yếu dẫn đến khó khăn cho Việt Nam trong quá trình gia nhập GATS-
WTO nói riêng cũng nhƣ việc Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Do vậy, chúng
tôi xin mạnh dạn đề xuất là Việt Nam nên bỏ khái niệm dịch vụ thƣơng mại mà thay
vào đó đƣa ra khái niệm thƣơng mại dịch vụ một cách hoàn chỉnh, toàn diện và đƣa
ra các văn bản pháp luật chi tiết, rõ ràng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
thƣơng mại dịch vụ.

×