Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.26 KB, 101 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
********* O0O ********



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp phô trî
dÖt may ViÖt Nam

SV thực hiện : Nguyễn Ngọc Tâm
Lớp : Anh 19
Khóa : K42 E
GV hướng dẫn : THS. Phạm Thị Hồng Yến






HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007


1

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM. 6
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 6
1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp 6
2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter 9
II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 13
1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 13
2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu ( Global Value Chain) 16
III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 19
1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ 19
2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 22
3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam 24
IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ
TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 26
1.Kinh nghiệm của Trung Quốc 27
2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 29
3. Kinh nghiệm của Bangladesh 29
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 31
I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 31
1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam 31
2. Dệt may vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế thấp 34


2

3. Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành dệt

may 44
II.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY
VIỆT NAM 46
1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam 46
2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể 55
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI 64
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI. 64
1. Ngành dệt may 64
1.1. Dự báo phát triển: 64
1.2.Quan điểm phát triển: 65
1.3. Mục tiêu: 68
2. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may 68
2.1. Dự báo phát triển: 68
2.2. Quan điểm phát triển: 71
2.3.Mục tiêu: 73
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI. 75
1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc: 75
2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
sản xuất sản phẩm phụ trợ dệt may. 84
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 97


3


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều quốc gia
trên thế giới, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và không ngừng
phát triển theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình lịch sử phát triển
của những nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới trước đây cũng như hiện
nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt
may. Ở Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao
trên 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 5,834
tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 20,5% so với
năm 2005 và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành
dệt may Việt Nam vẫn bị đánh giá là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản
xuất gia công là chủ yếu - chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó
ngành nhập khẩu 80-90% nguyên phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng
này là do sự non kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước.
Theo các nhà phân tích, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là “thượng
nguồn” trong quá trình sản xuất, là đầu vào của ngành công nghiệp dệt may,
một khi ngành công nghiệp phụ trợ này yếu kém, về lâu dài nó sẽ kéo theo sự
suy yếu của ngành công nghiệp dệt may vì không đảm bảo được cái gốc của
sự phát triển bền vững. Muốn duy trì và nâng cao sức phát triển lâu bền và
hiệu quả kinh tế cao đối với ngành công nghiệp dệt may, yêu cầu tất yếu đặt
ra hiện nay là phải xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vững
mạnh. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá ngành dệt may, tạo ra khả
năng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo đà phát triển đột phá cho ngành dệt may Việt
Nam. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề nan giải bởi vì ngành công nghiệp
phụ trợ dệt may cuả Việt Nam cùng có chung một “số phận” với các ngành



4

công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp khác. Ngành hiện đang trong
quá trình thai nghén do đó đang yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy,
tìm lời giải nào cho bài toán công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp
phụ trợ dệt may nói riêng, để ngành dệt may Việt Nam được chắp thêm đôi
cánh, bay cao bay xa trong khu vực và trên thế giới - là nỗi trăn trở của nhiều
nhà quản lý, nhà kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình. Em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may nước nhà trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là:
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng của ngành dệt may và ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp pháp triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam đối với các chủ thể nhất định: Nhà nước; các doanh nghiệp hoạt động
trong kĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may; các ngành công nghiệp phụ trợ
dệt may cụ thể: ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành công nghiệp phụ trợ dệt may
Việt Nam từ năm 2000 đến nay (2007), bao gồm các ngành: ngành sản xuất
máy móc trang thiết bị dệt may; ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên
phụ kiện. Ngoài ra, khoá luận cũng đề cập tới các ngành hỗ trợ và có liên
quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như ngành cơ khí, ngành hoá
dầu, ngành thép.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khoá luận này sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng
hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp khảo sát tại một số doanh
nghiệp cụ thể, và một số phương pháp khác.


5

5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của khoá luận gồm có 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam.
Chương II: Thực trạng về ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong
thời gian qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt
may Việt Nam trong thời gian tới.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ
Phạm Thị Hồng Yến, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa và
cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành tốt luận văn của mình.



















6

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
DỆT MAY VIỆT NAM.

I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế, là lĩnh vực sản
xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu
tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động sản xuất tiếp theo.
Từ điển điện tử Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Công
nghiệp là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”
Một định nghĩa khác của từ điển Wikipedia về công nghiệp là “hoạt
động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm tạo ra (có thể là phi vật thể) trở thành
hàng hoá”

Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đến một
qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, chẳng hạn: công
nghiệp chế tạo ô tô, công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh,
công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang…

Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất vật chất, trở thành đầu tàu
của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó đã thay đổi trật tự nền
kinh tế phong kiến qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp trong suốt
chiều dài lịch sử của nhân loại. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực
tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Sau Cách mạng công nghiệp, một phần ba
sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo - vượt qua giá
trị của hoạt động nông nghiệp và càng ngày ngành công nghiệp càng chứng tỏ
được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi
quốc gia nói riêng.


7

Công nghiệp thường được phân ra thành công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ. Trong đó công nghiệp nặng là ngành cần đầu tư nhiều tư bản, trái
với công nghiệp nhẹ là ngành sử dụng nhiều lao động và một số lượng vừa
phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Các
quốc gia, tuỳ theo điều kiện trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau của mình, có
sự lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cụ thể khác nhau như phát
triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp điện tử vv…
Các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp
Trong cuốn Giáo trình kinh tế phát triển
1
, các tác giả đã đưa ra năm
điều kiện để phát triển một ngành công nghiệp:
a. Điều kiện về tự nhiên gồm đất đai, khí hậu, khoáng sản
b. Điều kiện về cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin
liên lạc Cơ sở hạ tầng phải có tính qui mô, đồng bộ, và tính phát triển nhằm
đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của các ngành công nghiệp.

c. Điều kiện về lao động, bao gồm số lượng lao động và chất lượng lao
động đi kèm với mức độ phát triển công nghệ.
d. Điều kiện về chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương. Các chính
sách này sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích hay kìm hãm một ngành công
nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc theo từng điều kiện lịch sử và yêu cầu của mỗi quốc
gia.
e. Điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách về thuế, tỷ giá hối
đoái…và các chính sách khác của nhà nước nhằm khuyến khích hay hạn chế
một ngành công nghiệp cụ thể.
Còn trong cuốn Kinh tế phát triển (1994), GS. Tôn Tích Thạch cho
rằng việc phát triển một ngành công nghiệp cụ thể phụ thuộc vào bốn yếu tố:

1
Tiến sỹ Đinh Phi Hồ chủ biên, NXB Thống kê (2006)


8

a. Sự thay đổi về nhu cầu xã hội, nhu cầu cho sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng cá nhân.
b. Sự phát triển khoa học- kỹ thuật.
c. Điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên.
d. Sự phân công lao động quốc tế giữa các nước. Sự phân công lao động
này phụ thuộc vào lợi thế so sánh của từng nước vì mỗi quốc gia khác nhau có
những điều kiện thuận lợi khác nhau.
Ngoài ra, còn có những ý kiến cho rằng để phát triển một ngành công
nghiệp phải dựa trên các đặc điểm của sản xuất công nghiệp là:
- Sản xuất công nghiệp phải mang tính chuyên môn hóa sâu và hợp tác
rộng. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình phân công lao động ngày càng
sâu sắc tỉ mỉ, không chỉ theo từng sản phẩm mà còn theo từng chi tiết, từng bộ

phận của sản phẩm. Chuyên môn hoá được tiến hành theo từng công đoạn cuả
sản xuất. Và đồng thời với chuyên môn hoá sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi
thực hiện sự hợp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để
tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong
công nghiệp là hai mặt không tách rời nhau: chuyên môn hoá càng sâu thì hợp
tác hoá càng rộng.
- Sản xuất công nghiệp phải có khả năng liên kết lớn. Trong nền công
nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kỹ
thuật và công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban đầu để
tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó là quá trình liên hợp hoá. Đặc điểm này
đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, các xí nghiệp gắn với nhau về qui trình
công nghệ cần được cùng phân bố trên một lãnh thổ nhằm đảm bảo quá trình
sản xuất công nghệ, thuận tiện cho việc quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu
quả của sản xuất công nghiệp. [12]
Một tính chất vô cùng quan trọng mà ngày nay người ta áp dụng nhiều
trong hầu hết các ngành công nghiệp là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô.


9

Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc
đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra (sản
lượng) với tỷ lệ cao hơn. Như vậy một điều kiện nữa để phát triển một ngành
công nghiệp là khả năng mở rộng qui mô ngành công nghiệp đó để có thể
nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất.
2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter
Mô hình kim cương của Micheal Porter hay chính là Lý thuyết về lợi
thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) - ra đời vào những
năm 1990 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở
12 nước bắt đầu từ năm 1986) - được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng

khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở
khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó [7, tr.68-77]. Từ cơ sở này, lý
thuyết đã khái quát cho một thực thể lớn hơn - một quốc gia. Tuy nhiên trong
khoá luận này, em chỉ phân tích mô hình kim cương trong phạm vi là một
ngành công nghiệp. Nghĩa là áp dụng mô hình kim cương đối với lợi thế cạnh
tranh của một ngành công nghiệp.
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp thể
hiện ở sự liên kết của nhóm 4 yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành
mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố
sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên
quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này
tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của ngành.
Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là
2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.
Điều kiện các yếu tố sản xuất: sự phong phú dồi dào của các yếu tố
sản xuất có vai trò nhất định đến lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển của
ngành, các doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế rất lớn khi sử dụng các
yếu tố đầu vào có chi phí thấp và chất lượng cao. Các yếu tố đầu vào này bao


10

Chính phủ
Cơ hội
Chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Điều kiện các yếu tố sản
xuất
Điều kiện về cầu

gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn, nguồn vốn tài
chính) và đầu vào cao cấp (cơ sở hạ tầng, viễn thông hiện đại, lao động có tay
nghề và trình độ cao). Trong đó đầu vào cao cấp có ý nghĩa cạnh tranh cao
hơn và quyết định hơn. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào
được xây dựng dựa trên 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng.
Hình 1.1: Khối kim cƣơng của M.Porter














Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương (2006), Truờng đại học Ngoại
thương Hà Nội.

Điều kiện nhu cầu trong nước: Theo lý thuyết của Micheal Porter, nhu
cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh
nghiệp trong ngành. Ba khía cạnh của nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn
tới khả năng cạnh tranh của ngành là bản chất của nhu cầu trong nước, mô



11

hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầu. Trong đó, nhu cầu
thị trường được chia thành nhiều phân đoạn. Một phân đoạn thị trường trong
nước có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên của doanh nghiệp
trong ngành cho phép họ khai thác hiệu quả kinh tế nhờ qui mô, sự đa dạng
của phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm để xâm
nhập thị trường quốc tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu
chuẩn về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, tạo sức ép chuyển sang đáp ứng đoạn
nhu cầu mới, cao cấp hơn. Xét về qui mô thị trường, nó có tác động hai mặt
tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Khi qui mô thị
trường lớn, nó có thể tạo ra hiệu quả lợi suất theo qui mô, nhưng đồng thời
cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng, do đó làm giảm tính năng động của
doanh nghiệp. Đối với cơ chế lan truyền nhu cầu, nhu cầu bão hoà nhanh
chóng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi
mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Đối với mỗi doanh
nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào
cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các
ngành liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia
sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những
ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động
thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối hoặc tiếp
thị hoặc dịch vụ. Sự phát triển của các ngành hỗ trợ, liên quan sẽ tạo ra lợi thế
tiềm tàng cho các doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để
áp dụng công nghệ mới. Hơn nữa, ngành hỗ trợ là ngành xúc tác chuyển tải
thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đẩy nhanh
tốc độ đổi mới trong ngành kinh tế. Tuy nhiên, theo M.Porter, những đầu vào



12

không có tác động quan trọng tới sự đổi mới hoặc hiệu quả của sản phẩm
hoặc công nghệ thì có thể nhập khẩu.
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: khả năng cạnh tranh
còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ
chức doanh nghiệp trong ngành. Lợi thế cạnh tranh thường là sự kết hợp các
yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Những khác biệt về trình độ quản
lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách
hàng, quan hệ giữa người lao động và bộ máy quản lý…tạo ra lợi thế hoặc bất
lợi cho doanh nghiệp. Theo M.Porter, môi trường cạnh tranh trong nước có
một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo sức ép cải tiến đối với các đối thủ
cạnh tranh hiện tại và thu hút đối thủ mới nhập cuộc, tạo sức ép bán hàng ra
nước ngoài. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý
tưởng mới được phổ biến và ứng dụng nhanh hơn. Trong trường hợp trong
nước chưa có môi trường cạnh tranh sôi động thì thị trường trong nước hoàn
toàn mở cửa cùng với chiến lược kinh doanh quốc tế có thể là một giải pháp
thay thế hữu hiệu.
Vai trò của Chính phủ: Chính phủ có thể tác động đến lợi thế cạnh
tranh của ngành thông qua 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh trên
đây. Các tác động của chính phủ có thẻ là tích cực hoặc tiêu cực. Chính phủ
có thể tác động đến các điều kiện đầu vào thông qua các công cụ trợ cấp,
chính sách thị trường vốn, chính sách giáo dục, y tế…Vai trò điều hành của
chính phủ được thể hiện qua các mặt sau: định hướng phát triển thông qua
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế; tạo môi trường
pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh;
là điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc
sử dụng các công cụ ngân sách, thuế khoá, tín dụng…; kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra.



13

Vai trò của cơ hội: Cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi
bất ngờ cho phép chuyển dịch vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xoá đi lợi thế
cạnh tranh của những công ty đã thành lập trước đó và tạo tiềm năng cho các
công ty mới có thể khai thác để có được lợi thế đáp ứng những điều kiện mới
và khác biệt. Tuy nhiên, các cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến
tình trạng hiện tại của quốc gia và nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các
doanh nghiệp. Đó là sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, tăng giá dầu mỏ đột
ngột, thay đổi đáng kể trên thị trường chứng khoán thế giới, tăng mạnh cầu
trên thế giới và khu vực, quyết định chính trị của Chính phủ. Những thay đổi
đột biến có thể thay đổi cơ sở của lợi thế và cho phép tạo ra một mô hình kim
cương mới thay thế mô hình kim cương cũ.
Ở đây, em có một nhận xét chủ quan là mô hình kim cương cuả
M.Porter ưu việt hơn hẳn các lý thuyết về công nghiệp nêu trên vì nó bao hàm
đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của một ngành công nghiệp. Vì
thế trong khoá luận này, khi đi vào phân tích thực trạng về khả năng cạnh
tranh của ngành công nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp phát triển khả
năng cạnh tranh ấy, em sẽ áp dụng mô hình kim cương vào việc phân tích
trong khoá luận của mình.

II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
Xét về khía cạnh ngôn ngữ, thuật ngữ “công nghiệp dệt may” được tạo
thành bởi 2 nhóm từ “công nghiệp” và “dệt may”. Từ “công nghiệp” đã được
giải thích ở phần 1.1.1 là “hoạt động kinh tế có qui mô lớn, được sự thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ về khoa học công nghệ” và “sản phẩm tạo ra trở
thành hàng hoá”. Từ “dệt may” là một từ ghép thuần Việt, được cầu tạo bởi 2

từ đơn “dệt” và “may”. Nó có ý nghĩa chỉ hoạt động dệt vải từ sợi và may
quần áo từ vải.


14

Như vậy, khái niệm “ngành công nghiệp dệt may” là để chỉ một ngành
công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người là các loại vải vóc, quần áo và các đồ dùng bằng vải. Sản phẩm của
ngành công nghiệp dệt may gồm có: sản phẩm may mặc cuối cùng
(clothing/garment hoặc apparel), các loại vải (textiles), các sản phẩm khác từ
sợi (vd: bít tất, khăn bông…).Trong thực tiễn ngành công nghiệp dệt may
thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Cũng như các cường quốc châu Á, Việt Nam quyết tâm xây dựng
ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của đất nước. Sự
lựa chọn này bắt nguồn từ những thuận lợi về tự nhiên và con người. Người
dân Việt Nam từ lâu có nghề trồng dâu nuôi tằm, xe bông kéo sợi và đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng về thêu thùa dệt lụa
như làng lụa Hà Đông, Vạn Phúc, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Bên cạnh đó Việt
Nam được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu phù hợp với việc nuôi trồng các
nguyên liệu thô của ngành dệt may như trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gồm có hai bộ phận: ngành dệt và
ngành may.
Ngành dệt gồm các khâu: kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất vải.
Trong đó, kéo sợi là quá trình sản xuất sợi từ các nguyên liệu thô khác nhau,
các mảnh sợi đơn riêng lẻ được xoắn lại với nhau để tạo thành sợi dài và chắc.
Dệt vải gồm có dệt truyền thống và dệt kim. Dệt vải truyền thống là hoạt động
sử dụng khung cửi hay máy dệt kéo căng và định vị các sợi để đan các sợi
theo chiều dọc và ngang vuông góc với nhau tạo thành tấm vải. Dệt kim là
hoạt động dùng kim để móc các sợi với nhau tạo thành tấm vải hoặc sản phẩm

may mặc cuối cùng. Nhuộm và hoàn tất vải là hoạt động xử lý vải thô (được
dệt từ các sợi đơn sắc màu trắng) bằng hoá chất và bột màu (thường được tạo
ra từ than đá và sản phẩm hoá dầu), tạo cho vải những hoa văn hay độ bóng
khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng về thẩm mỹ.


15

Ngành may sử dụng nguyên liệu chính là vải và một số phụ liệu khác
(khuy, ren, mác…), thông qua thiết kế, đo cắt, sử dụng các loại máy may để
tạo thành sản phẩm may mặc cuối cùng.
Hình 1.2: Sơ đồ mô tả toàn bộ quá trình sản xuất dệt may















Hai ngành công nghiệp này có mối quan hệ khăng khít với nhau, được
ví như hai anh em bởi sự phát triển của ngành này là tiền đề, động lực để phát
triển ngành kia. Mối quan hệ giữa hai ngành được thể hiện trong hình 1.2 ở

trên. Vai trò chủ yếu của ngành dệt là sản xuất ra vải vóc phục vụ ngành may,
còn sự phát triển của ngành may tạo ra thị trường tiêu thụ cho ngành dệt. Sự
phát triển đồng đều của hai ngành này có ý nghĩa sống còn đối với ngành
công nghiệp dệt may nói chung.

Xơ tổng hợp
hoá học
Xơ nhân tạo tự
nhiên
Nguyên liệu thô
tự nhiên
kéo sợi
Dệt kim
Dệt khung
Nhuộm vải
Hoàn tất vải
Cắt may
Sản phẩm tiêu
dùng cuối cùng
Sản
xuất
nguyên
liệu
In vải
May
Dệt


16


2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu ( Global Value Chain)
Chuỗi giá trị toàn cầu là gì?
Chuỗi giá trị là một loạt các hành động mà doanh nghiệp đã thực hiện
nhằm tạo ra một sản phẩm từ khi ý tưởng sản phẩm được thai nghén cho đến
khi đưa sản phẩm đi vào sử dụng. Quá trình này bao gồm các khâu như thiết
kế, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ tới người tiêu dùng cuối cùng.
Các hành động nằm trong một chuỗi giá trị có thể được thực hiện bởi một
doanh nghiệp đơn lẻ, nhưng cũng có thể đã diễn ra sự phân chia lao động giữa
các doanh nghiệp với nhau. Các hành động trong chuỗi giá trị mà tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ, có thể diễn ra trong một khu vực địa lý duy nhất hoặc trải
dài tại nhiều khu vực địa lý khác nhau.
Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu- Global Value Chain (GVC) được hiểu
là khi chuỗi giá trị được tạo ra bởi nhiều công ty khác nhau và trải dài trên
nhiều khu vực địa lý.[26]
Điểm đáng nói là chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các công đoạn của
chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với
chi phí thấp nhất. Vai trò then chốt của chuỗi giá trị toàn cầu thường là các
tập đoàn đa quốc gia do tính chất hoạt động xuyên biên giới và khả năng thu
hút hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế của các tập đoàn này. Do chi phí
nhân công cũng như dịch vụ hỗ trợ tại các nước phát triển thường rất đắt, nên
xuất hiện xu hướng các tập đoàn này ngày càng sử dụng nhiều nguồn lực bên
ngoài chính quốc, nghĩa là nhiều doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có
khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo hình thức “xuất khẩu tại
chỗ”.
Đối với ngành dệt may, một trong những đặc điểm nổi bật của ngành
công nghiệp này là tính chuyên sâu và hợp tác rộng, cụ thể là việc phân chia
sản xuất thành từng công đoạn riêng biệt. Đặc điểm này bắt nguồn từ lý do



17

từng công đoạn có thể tách rời nhau do chúng rất khác nhau về bản chất và kỹ
thuật sản xuất. Sản xuất nguyên liệu thô chủ yếu liên quan đến công việc chăn
nuôi, trồng trọt (trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm…). Các bước sản xuất tiếp
theo là kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất vải và công đoạn may cũng đòi hỏi
các kỹ năng và công cụ lao động chuyên biệt, hầu như không có sự trùng lặp
nào giữa các hoạt động hay giữa từng công đoạn.
Một đặc điểm khác của ngành dệt may là gắn liền với điều kiện tự
nhiên và vị trí địa lý để có thể sản xuất công nghiệp qui mô lớn với chất lượng
ổn định dựa trên các hoạt động sản xuất nguyên liệu thô. Do đó, mặc dù nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người là “cái mặc”, hầu hết các quốc gia
đều phát triển ngành dệt may, xuất phát từ nguồn gốc lâu đời là ngành thủ
công sản xuất hộ gia đình, và hầu hết các quốc gia đều có những điều kiện
thuận lợi nhất định để phát triển công nghiệp này, nhưng hiện nay, trong xu
thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, ngành dệt may là một trong những ngành
thể hiện sự phân công lao động quốc tế rõ rệt nhất.
Theo đó, các hoạt động sử dụng nhiều lao động, có hàm lượng công
nghệ thấp (như may) được tập trung sang các quốc gia đang và kém phát
triển, còn các hoạt động phức tạp, có giá trị cao (như sản xuất các loại sợi
tổng hợp và vật liệu mới) tiếp tục được duy trì tại các quốc gia phát triển. Việt
Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế, quá trình chuyên môn hoá sản xuất và vào chu trình
tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may bằng cách đóp góp một phần
khá lớn vào sản lượng dệt may toàn thế giới.
Các học giả thế giới cho rằng chu trình sáng tạo giá trị tăng thêm của
một ngành công nghiệp được chia thành 3 khu vực. Đó là: khu vực thượng
nguồn (up-stream) bao gồm các hoạt động: nghiên cứu, triển khai- thiết kế-
sản xuất các bộ phận, linh kiện; khu vực trung nguồn (mid-stream) là công
đoạn lắp ráp gia công; còn khu vực hạ nguồn (down-stream) bao gồm hoạt



18

động khai thác thị trường, tiếp thị và xây dựng mạng lưới lưu thông, chiến
lược thương hiệu. Giá trị tăng thêm tạo ra ở hai khu vực thượng nguồn và hạ
nguồn là rất cao còn khu vực trung nguồn là tương đối thấp [5]. Theo số liệu
điều tra do tổ chức JETRO tiến hành tại các cơ sở lắp ráp cơ khí của các nhà
đầu tư Nhật Bản ở Đông Nam Á, chi phí linh kiện phụ tùng chiếm tới 70-90%
giá thành sản phẩm, trong khi chi phí về nhân công chỉ chiếm khoảng 10%.
Như vậy, rõ ràng có một sự khác biệt rất lớn giữa khâu thượng nguồn
và khâu trung nguồn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Những nước có nền công
nghiệp phát triển chủ yếu nắm các khâu thượng nguồn và hạ nguồn do đó các
sản phẩm, dịch vụ của họ “có tên” trên thị trường thế giới, họ đã tạo ra được
những thương hiệu mạnh, đáng giá. Từ việc làm chủ khâu thượng nguồn, phát
triển mạnh khâu hạ nguồn, chuyển dịch khâu trung nguồn sang các nước đang
phát triển, họ đã nắm giữ phần lớn - thậm chí hầu hết giá trị gia tăng của sản
phẩm, và những gì mà các nước nhận gia công, lắp ráp các sản phẩm đó nhận
được chỉ là phần tiền công ít ỏi với giá lao động rẻ.
Vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu có một ý nghĩa vô cùng lớn lao, bởi
nó phản ảnh chính xác năng lực kinh tế của mỗi quốc gia nói chung, mỗi
ngành nghề nói riêng. Vị thế ấy chỉ ra cho chúng ta thấy chúng ta đang ở đâu
trong bản đồ phân công lao động thế giới.
Vậy ngành dệt may Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu,
và làm thế nào để gia tăng vị thế của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
trong chuỗi giá trị ấy?
Không hẳn là khó lắm để tìm câu trả lời cho vế đầu tiên của câu hỏi
này. Trong thời gian vừa qua, ngành dệt may chúng ta chủ yếu là gia công
xuất khẩu, 60-70% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là từ gia công
xuất khẩu, thế giới dường như không biết đến ngành dệt may độc lập của Việt

Nam bởi chúng ta chưa hề có những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế
giới và chỉ mới xuất hiện một vài doanh nghiệp có thể mạnh dạn xuất khẩu


19

bằng cái tên của mình- mà cũng chỉ ở một vài mặt hàng nhất định như áo vest
của doanh nghiệp Nhà Bè, áo sơ mi nam của Việt Tiến Như vậy, thực chất
chúng ta đang nằm ở vị trí đáy của chuỗi giá trị, nghĩa là giá trị gia tăng mà
ngành dệt may mang lại rất ít ỏi.
Đối với vế thứ hai của câu hỏi: “làm thế nào để gia tăng vị thế của
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị ấy?”, câu trả lời mà
nhiều chuyên gia đã đưa ra là: Trên thế giới hiện nay, cùng với việc mở rộng
khu vực “trung nguồn” và “hạ nguồn”, các quốc gia đều rất quan tâm và nỗ
lực tiến về phía “thượng nguồn”, trong đó phát triển công nghiệp phụ trợ là
một hướng ưu tiên. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó. Việc phát triển
công nghiệp dệt may bền vững gắn liền với việc phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may là một tất yếu.

III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM
1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” là một thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt
Nam. Một thời gian dài cho đến trước Đổi mới, nền kinh tế nước ta vừa còn
mang đậm dấu ấn của nền kinh tế tự cung tự cấp, vừa bị ảnh hưởng của nhận
thức ít nhiều mang tính giáo điều về tính độc lập tự chủ- cái gì cũng tự làm
lấy, từ đầu đến cuối, thậm chí ở riêng từng xí nghiệp - nên ở Việt Nam chưa
thực sự hình thành công nghiệp phụ trợ. Tiếp đến là giai đoạn đón nhận một
cách thiếu chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dẫn đến sự xuất hiện
của hàng loạt cơ sở gia công, lắp ráp với nguyên phụ liệu và linh kiện, phụ
tùng hầu hết là nhập khẩu.

Trong báo cáo điều tra “ Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp
phụ trợ tại Việt Nam” – Kyoshiro Ichikawa- Tư vấn viên đầu tư cao cấp của
Cục xúc tiến đầu tư Nhật Bản tại Hà Nội, đã nhận định: “Mặc dù nhận thức
được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết quan


20

chức của các Bộ và cơ quan chính phủ vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành
công nghiệp phụ trợ. Một phần của nguyên nhân này là người ta đã quá quen
với cách sản xuất tích hợp theo chiều dọc của doanh nghiệp nhà nước- từng là
trụ cột của ngành kinh tế- là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo
trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ
khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế
mà việc thực thi một cách có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy các ngành này
vẫn còn hạn chế. Bản thân chính phủ Việt Nam vẫn không biết làm thế nào để
xác định đúng các ngành này.”

Như vậy, thật không dễ dàng gì để đưa ra một khái niệm hoàn toàn
chính xác về thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ”, khi mà chưa hề có một văn
bản pháp lý nào ở Việt Nam định nghĩa về nó, tuy nhiên trong phạm vi
khoá luận này em xin đưa ra một cách hiểu thông dụng nhất, vẫn thường
được sử dụng trong các hội thảo, các bài phân tích, trên các phương tiện
báo chí.
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” (supporting industries) có nguồn gốc
từ tiếng Nhật được du nhập vào tiếng Anh. Nó đã phổ biến rộng rãi ở Nhật
giữa thập niên 1980, khi được chính phủ nước này đưa vào các văn bản chính
thức. Theo đó, khái niệm công nghiệp phụ trợ bao quát toàn bộ những cơ sơ
công nghiệp làm ra các sản phẩm có vai trò hỗ trợ việc sản xuất các thành
phẩm chính. Cụ thể, đó là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì, nguyên

liệu để sơn nhuộm,… đó cũng là các sản phẩm trung gian, nguyên liệu được
sơ chế. Từ Nhật Bản, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp, khái niệm công
nghiệp phụ trợ nhanh chóng được lan rộng và sử dụng tại các nước trong khu
vực, tuy nhiên cách diễn đạt và phạm vi ít nhiều có khác nhác nhau.
Ở Việt Nam, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được chính thức sử dụng từ
năm 2003, khi Chính phủ chỉ đạo các công việc chuẩn bị để tiến tới ký kết
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh


21

doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Ngày 07/4/2003,
Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Koizumi đã thống nhất và quyết định
đưa vào thực hiện văn kiện quan trọng này. Bản Kế hoạch hành động triển
khai sáng kiến chung, được Chính phủ hai nước thông qua sau đó, bao gồm
44 hạng mục lớn, trong đó hạng mục đầu tiên chính là nhằm phát triển công
nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Như vậy, khái niệm “ngành công nghiệp phụ trợ” là để chỉ ngành công
nghiệp chuyên sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ cho việc sản xuất của ngành
công nghiệp chính. Tuỳ từng ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể mà sản xuất
các loại sản phẩm tương ứng cụ thể. Ví dụ, công nghiệp phụ trợ điện tử- tin
học là ngành công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành
điện tử- tin học; công nghiệp phụ trợ ôtô- xe máy là ngành công nghiệp
chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho việc sản xuất ô tô, xe máy. Vì thế,
cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng cụm từ “công nghiệp hỗ trợ” thay vì
cụm từ “công nghiệp phụ trợ”.
Các nhà nghiên cứu tổng kết rằng, quá trình xây dựng và phát triển
công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển có thể chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 là thời kỳ khởi đầu, khi chưa có đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), trong nước thường đã có ít nhiều cơ sở công nghiệp phụ trợ cung cấp

linh phụ kiện cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp thành phẩm. Đến khi có đầu tư
trực tiếp nước ngoài, một số cơ sở công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển mạnh
hơn, nếu tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các doanh nghiệp FDI.
Giai đoạn 2 là khi FDI tăng mạnh khiến nhu cầu về linh phụ kiện gia tăng,
làm tăng nhanh số lượng các cơ sở công nghiệp phụ trợ trong nước phục vụ
các doanh nghiệp FDI. Những cơ sở nào sớm hình thành mối liên kết với
doanh nghiệp FDI sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt (đào tạo nguồn nhân lực; cung
cấp thiết bị kỹ thuật; chuyển giao công nghệ…) và sẽ có bước tiến vượt bậc.
Giai đoạn 3 là thời kỳ phát triển cao trào. Sau một thời gian hoạt động, qui mô


22

hoạt động cuả các doanh nghiệp FDI được mở rộng, tạo ra thị trường ngày
càng lớn cho công nghiệp phụ trợ, theo đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng
có thể tìm đến để đầu tư vào lĩnh vực này.
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay cùng với dòng vốn FDI đang chảy
ngày càng mạnh vào Việt Nam, ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta đang
ở trong giai đoạn 2 của quá trình phát triển, đây là một giai đoạn vô cùng
quan trọng- là giai đoạn bản lề cho sự phát triển vượt bậc. Vì vậy Chính phủ
cần có các giải pháp phát triển phù hợp để ngành có thể tiến nhanh vào giai
đoạn 3, nhằm có thể hỗ trợ một cách thiết thực, hiệu quả cho các ngành công
nghiệp chủ lực của đất nước.
2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
Từ khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ, chúng ta có được khái niệm
ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là ngành công nghiệp chuyên sản xuất các
sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may. Công nghiệp phụ trợ dệt
may bao gồm 02 nhóm sản phẩm chính: máy móc trang thiết bị sử dụng trong
công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu, phụ kiện phục vụ quá trình sản xuất
ra sản phẩm dệt may.

Nhóm máy móc trang thiết bị sử dụng trong công nghiệp dệt may bao
gồm những sản phẩm chính như: máy may; máy kéo sợi; máy đánh ống; máy
chải; máy sợi con; rô tô kéo sợi; cọc sợi; máy dệt; máy ghép; thiết bị thêu;
thiết bị làm lạnh, điều hoà phân xưởng; hệ thống làm lạnh dạng mở; bàn ủi
phẳng và bàn ủi ép…
Nguyên phụ liệu, phụ kiện phục vụ quá trình sản xuất ra sản phẩm dệt
may bao gồm: bông; xơ; sợi; các loại vải; khoá kéo; khuy; ren; chỉ may; chỉ
thêu; mác…
Khi tách rời ngành công nghiệp dệt may thành hai bộ phận là ngành
may và ngành dệt thì ta có sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may
cũng có thể chia thành hai nhóm chính: (1) máy móc trang thiết bị ngành dệt;


23

nguyên vật liệu ngành dệt (bông, len, lanh, tơ tằm…); các thiết bị sử dụng
trong công đoạn nhuộm và hoàn tất vải, và (2) máy móc trang thiết bị ngành
may; phụ kiện ngành may (khoá kéo, khuy, chỉ may, ren…). Hình 1.3 sau đây
thể hiện mối quan hệ giữa ngành dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ dệt
may.
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp dệt may và ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may


Các chuyên gia ngành dệt may nhận định rằng ngành công nghiệp phụ
trợ dệt may ở Việt Nam hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển.
Nhận định này được đưa ra dựa trên ba bằng chứng, đó là luồng đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài tăng lên; việc cải cách, cổ phần hoá các doanh nghiệp dệt
may nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và sự lên ngôi của các
doanh nghiệp tư nhân trong ngành với những cái tên như Việt Tiến, Thái

Tuấn, Việt Thắng, Phương Đông


CN dệt
may

CNPT
dệt may
Sản phẩm
khác từ sợi
Vải
Sản phẩm
may mặc
Ngành
dệt
Ngành
may
Thiết bị dệt
Nguyên liệu
dệt
Thêu, in
hoa, nhuộm
Phụ kiện
may
Thiết bị
may
Nguyên
liệu chính
Nguyên
liệu

chính


24

3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam có một số đặc điểm và ý
nghĩa nổi bật như sau:
a. Công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm hỗ trợ việc sản xuất ra sản phẩm
dệt may. Mục đích chính của công nghiệp phụ trợ dệt may là sản xuất các
máy móc trang thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nói cách khác
công nghiệp phụ trợ dệt may là đầu vào của công nghiệp dệt may. Như vậy có
thể ví ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như bộ phận cánh quạt của một
chiếc máy bay để cho ngành công nghiệp dệt may cất cánh. Hiện nay ngành
dệt may của chúng ta đang phải hấp thu đầu vào từ các nước khác, mà phần
nhập khẩu nguyên phụ liệu này quá lớn, chiếm đến 80-90% giá trị thành
phẩm, nên đang bị lu mờ, chưa thể cất cánh nổi. Một khi ngành công nghiệp
phụ trợ dệt may có thể bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu kia, thương
hiệu Việt Nam về dệt may mới được khẳng định trên trường thế giới
b. Công nghiệp phụ trợ dệt may đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, vốn lớn,
phải có ngành công nghiệp cơ khí phát triển. Như đã nêu trên một nhiệm vụ
quan trọng của công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam là sản xuất ra các linh
kiện, máy móc trang thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may. Việc
sản xuất này đòi hỏi phải có một sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như
kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại. Hơn nữa, nếu ngành dệt may cần tập
trung nhiều lao động, thì ngành công nghiệp phụ trợ dệt may lại sử dụng
nhiều máy móc thay thế sức lao động của con người và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư
phải có trình độ cao, có khả năng nắm bắt, tiếp thu các kỹ thuật công nghệ
tiên tiến.
c. Công nghiệp phụ trợ dệt may là ngành có quan hệ mật thiết với các

ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp khai thác dầu- khí; công nghiệp
điện; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hoá chất).
Năm ngành công nghiệp quan trọng này là bộ khung tạo nên ngành công

×