Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 109 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI












KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP




TÊN ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM






Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THU HỒNG
Lớp : A15 – K42D
Khoá : 42
Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN VIỆT HÙNG







Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Luận văn tốt nghiệp khoá 42 - ĐH Ngoại thương Hà Nội
GVHD: Ts Trần Việt Hùng - SVTH: Trần Thị Thu Hồng - Lớp A15K42D
MỤC LỤC
***
Chương I:
Tổng quan về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
của Ngân hàng thương mại
3

I.
Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu
trong nền kinh tế và một số vấn đề đặt ra trong hoạt động
xuất nhập khẩu
3

1.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan trong nền
kinh tế.

3

2.
Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc
dân nước ta.
4

3.
Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho
hoạt động xuất nhập khẩu.
4

3.1.
Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.
4

3.2.
Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
5

II.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương
mại.
7

1.
Khái niệm, bản chất của tín dụng.
7

2.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
8

2.1.
Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
8

2.2.
Bản chất và vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
8

2.3.
Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong nền
kinh tế.
9

2.3.1.
Đối với ngân hàng thương mại.
9

2.3.2.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
10

2.3.3.
Đối với nền kinh tế quốc dân.
10

2.4.
Nguyên tắc trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân

hàng.
11

2.4.1.
Việc hỗ trợ tài chính phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng.
11

2.4.2.
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn
cam kết.
11

2.4.3.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi
vay vốn, có hiệu quả kinh tế.
11



III.
Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân
hàng thương mại.
11
Lun vn tt nghip khoỏ 42 - H Ngoi thng H Ni
GVHD: Ts Trn Vit Hựng - SVTH: Trn Th Thu Hng - Lp A15K42D

1.
Ti tr trờn c s thng phiu.
11


2.
Ti tr trờn c s phng thc thanh toỏn nh thu kốm chng t.
15

3.
Ti tr trờn c s phng thc thanh toỏn tớn dng chng t.
17

4.
Ti tr bng cỏch cho vay vn trc tip.
21

5.
Bao thanh toỏn tng i v bao thanh toỏn tuyt i.
22

6.
Ti tr di hỡnh thc bo lónh ngõn hng.
25

7.
Tớn dng thuờ mua.
27

IV.

Cỏc yu t nh hng n hot ng tớn dng ti tr xut
nhp khu
29


1.
Nng lc cho vay ca ngõn hng thng mi
29

2.
Chớnh sỏch xut nhp khu ca Nh nc
29

3.
Mụi trng kinh t, chớnh tr, xó hi trong v ngoi nc
30

4.
Nng lc ca doanh nghip xut nhp khu
31
Chng II:
Thc trng hot ng tớn dng ti tr xut nhp khu ti
Ngõn hng u t v Phỏt trin Vit Nam
31

I.
Mt s nột khỏi quỏt v Ngõn hng u t v Phỏt trin
Vit Nam
31

1.
Lịch sử hình thành và phát triển
31

2.

Một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu t- và Phát
triển Việt Nam
34

3.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu t- và Phát
triển Việt Nam năm 2006
36

II.
Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Đầu t- và Phát triển Việt Nam
45

1.
Tài trợ trên cơ sở ph-ơng thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
45

2.
Tài trợ trên cơ sở ph-ơng thức thanh toán tín dụng chứng từ
46

3.
Tài trợ trên cơ sở cho vay vốn trực tiếp
48

4.
Tài trợ d-ới hình thức bảo lãnh ngân hàng
49


5.
Nghiệp vụ thuê mua tài chính
51

III.
Kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
Ngân hàng Đầu t- và Phát triển Việt Nam
53

1.
Những kết quả đạt đ-ợc trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu của BIDV
53

2.
Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu của BIDV
54
Lun vn tt nghip khoỏ 42 - H Ngoi thng H Ni
GVHD: Ts Trn Vit Hựng - SVTH: Trn Th Thu Hng - Lp A15K42D

3.
Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu của BIDV
56
Ch-ơngIII:
Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu tại ngân hàng Đầu t- và Phát triển Việt Nam
70


I.
Bối cảnh kinh tế trong n-ớc và quốc tế
70

1.
Xu h-ớng mở cửa và hội nhập kinh tế Việt Nam
70

2.
Tính tất yếu cho sự phát triển của hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu trong thời gian tới
71

2.1.
Tính tất yếu khách quan
71

2.2.
Tính tất yếu chủ quan
74

II.
Ph-ơng h-ớng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu trong những năm tới của BIDV
74

1.
Ph-ơng h-ớng hoạt động của BIDV giai đoạn 2007- 2015
77


2.
Ph-ơng h-ớng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu trong những năm tới của BIDV
81

III.
Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu tại BIDV
82

1.
Đối với Ngân hàng Đầu t- và Phát triển Việt Nam
82

1.1.
Tăng c-ờng khả năng nguồn vốn
82

1.2.
Xây dựng chiến l-ợc, chính sách dài hạn để định h-ớng cho
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV phát triển
83

1.3.
Đ-a ra các biện pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ
85

1.4.
Đa dạng hoá các ph-ơng thức tài trợ
88


1.5.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
91

1.6.
Tăng c-ờng ứng dụng công nghệ cao vào các nghiệp vụ ngân
hàng
92

1.7.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing
93

2.
Đối với Nhà n-ớc
94

2.1.
Hoàn thiện môi tr-ờng pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
tài trợ xuất nhập khẩu
94

2.2.
Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp, tạo ra môi tr-ờng an toàn cho ngân hàng cung
cấp các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu
95

2.3.

Hỗ trợ các ngân hàng tham gia tài trợ xuất nhập khẩu
96

3.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
97

Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình phát triển xây dựng kinh tế đất nước, Đảng và Nhà
nước ta rất coi trọng vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại. Mở rộng và nâng cao
hiệu quả kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển hàng đầu
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xác định được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, chúng ta phải
tìm cách thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển nhằm phát huy tối đa vai trò
của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện của một
nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì một trong những biện pháp quan
trọng và hiệu quả nhất là tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi
yếu tố vốn là nền tảng căn bản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Trong khi đó,
thực lực về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và vay vốn ngân hàng
luôn là giải pháp hàng đầu đối với các doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV)- một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn
nhất nước ta hiện nay, luôn quan tâm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên,
do gặp nhiều khó khăn xuất phát từ phía khách quan và chủ quan mà hoạt động tài
trợ xuất nhập khẩu của BIDV chưa phát huy hết hiệu quả. Đó cũng là lý do người

viết lựa chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
Mục đích của đề tài
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại (NHTM) nói chung và BIDV nói riêng, người viết mong muốn:
- Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

2
- Giới thiệu một số nét về BIDV, kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu của BIDV, nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này ở BIDV.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin kết
hợp với phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn. Phương pháp phân tích, hệ
thống, so sánh, tổng hợp, thống kê, khái quát hoá cũng được sử dụng để làm rõ ý
tưởng của người viết.
Bố cục của khoá luận
Khoá luận gồm ba chương:
Chƣơng I: Tổng quan về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
ngân hàng thương mại.
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chƣơng III: Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Để có thể hoàn thành khoá luận này, người viết xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo- TS. Trần Việt Hùng cùng
sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Do còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, khoá
luận chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Người viết rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn
chỉnh hơn.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

3



CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
I. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền
kinh tế và một số vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan trong nền kinh
tế.
Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó có hoạt động xuất
nhập khẩu của mỗi nước trở thành một lĩnh vực phong phú và đa dạng của nền
kinh tế quốc dân- một thực thể khách quan của nền kinh tế.
Thế giới đang bước vào một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức.
Loài người đang đứng trước một sự lựa chọn là phải thay thế hệ thống công nghệ
hiện nay hoặc sẽ bị tiêu diệt. Để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong cộng
đồng kinh tế thế giới, đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt
Nam, đặc trưng này vừa tạo ra những thách thức, nguy cơ mới, vừa tạo ra khả

năng để thoát ra khỏi những thách thức và nguy cơ ấy.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và cũng mang đầy đủ các đặc trưng
nói trên. Thực trạng nền kinh tế nước ta có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và
lao động nhưng còn rất hạn chế về vốn và khoa học kĩ thuật mà nước ta chưa thể
khắc phục được. Mặt khác, do bối cảnh kinh tế chính trị quốc tế thay đổi, xu
hướng chung là các nước "mở cửa" nền kinh tế. "Mở cửa" nền kinh tế là cần thiết
khách quan, là biện pháp không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội đề ra trong chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo.
Hơn nữa, trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang
diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế Thế
giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận,
có quan hệ chằng chịt lẫn nhau, làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

4
nhau về vốn, kĩ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường. Từ đó có thể khẳng
định rằng, hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và phát triển như một tất yếu khách
quan của nền kinh tế.
2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân
nước ta.
Hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu
khách quan. Trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu là một
hình thức kinh tế đối ngoại được hình thành sớm nhất và có vai trò quan trọng
nhất. Đối với nước ta, xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế đóng vai trò quan
trọng, thể hiện ở những mặt sau:
- Xuất nhập khẩu phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp
phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Biểu hiện thông
qua nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, vật tư kĩ thuật tiên tiến, những thành
tựu khoa học, phát minh sáng chế phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng
vào sản xuất. Thông qua xuất khẩu tiêu thụ được sản phẩm trong nước sản xuất ra,

tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Đồng thời, với việc nghiên cứu thị trường
ngoài nước, hoạt động xuất nhập khẩu hướng dẫn, khuyến khích phát triển sản
xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu;
- Xuất nhập khẩu góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân;
- Xuất nhập khẩu góp phần làm tăng thu ngoại tệ và tăng tích luỹ cho Nhà
nước;
- Đối với quốc phòng và bảo vệ an ninh Tổ quốc, thông qua nhập khẩu góp
phần thoả mãn nhu cầu vật chất của quốc phòng;
- Xuất nhập khẩu góp phần thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước.
3. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho hoạt
động xuất nhập khẩu.
3.1. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

5
Liên quan đến phương tiện tài trợ ngoại thương, những rủi ro trong hoạt
động xuất nhập khẩu quyết định trước hết khả năng tài trợ thuần tuý, bên cạnh đó
quyết định cả chi phí cho việc tài trợ. So sánh với nội thương, trong ngoại thương
nảy sinh thêm nhiều rủi ro mà các rủi ro nhỏ nhất theo thông lệ thường bắt nguồn
từ các khoảng cách lớn hơn, đó là những trật tự kinh tế xã hội và luật pháp ở các
nước xa lạ, cũng phát sinh cả từ rào cản về ngôn ngữ.
Các loại rủi ro xuất hiện trong hoạt động xuất nhập khẩu gồm:
- Rủi ro về khả năng thanh toán: vì có ít thông tin hơn và thông tin khó đánh
giá hơn về khả năng thanh toán của khách hàng và địa vị của họ trên thị trường ở
trong nước họ. Các rủi ro người nhận hàng không thanh toán vì lý do không muốn
thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.
- Rủi ro về tiêu thụ: Bên cạnh rủi ro về thanh toán, người bán hàng còn phải
chịu rủi ro về tiêu thụ.
- Rủi ro về vận chuyển: những khoảng cách thường rất xa trong ngoại

thương cũng như những nguy hiểm có thể xảy ra bởi sự bất thường của tự nhiên
làm cho việc vận chuyển cao hơn trong nội thương.
- Rủi ro về pháp lý: là những rủi ro có thể nảy sinh trên cơ sở các tiêu chuẩn
pháp lý khác nhau giữa các nước.
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái: rủi ro này nảy sinh vì ít nhất một đối tác phải dự
tính bằng ngoại tệ, trong hệ thống tỷ giá thả nổi thì rất khó có thể dự tính chính
xác tỷ giá đối với các hợp đồng dài hạn.
- Các rủi ro về đất nước thuộc loại rủi ro mang tính chất kinh tế và luật pháp
nhiều hơn, những nhân tố rủi ro được quyết định về chính trị là: chiến tranh, cách
mạng, nổi loạn ; tình hình kinh tế không thuận lợi như: thiếu nguyên vật liệu,
kém phát triển, nợ quá nhiều, tỷ lệ lạm phát cao và giảm giá trị tiền tệ, rủi ro về
chuyển đổi, rủi ro về chu chuyển, rủi ro về cấm thanh toán và rủi ro vì bị cấm vận.
3.2. Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
3.2.1. Nhu cầu tài trợ của nhà xuất khẩu.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

6
Việc thực hiện nghiệp vụ ngoại thương thường kéo dài nhiều ngày, nhiều
tháng cho tới vài năm, do đó thông thường có thể hình thành nhu cầu tài trợ nhiều
mặt liên quan đến các giai đoạn của nghiệp vụ xuất khẩu:
- Khâu phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội
chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch cũng phát sinh nhu cầu tài trợ;
- Đưa ra đề nghị chào hàng: các đề nghị chào hàng trong khuôn khổ đấu
thầu quốc tế thường kèm theo bản đảm bảo đấu thầu của một ngân hàng thương
mại có tên tuổi, chính là phát sinh nhu cầu bảo lãnh dự thầu;
- Ký kết hợp đồng: nhà xuất khẩu nhận tiền đặt cọc thì nhà nhập khẩu có thể
yêu cầu một bảo đảm ngân hàng cho khoản tiền đặt cọc của mình. Lúc này phát
sinh nhu cầu vay mượn chữ tín ngân hàng của nhà xuất khẩu.
- Chuẩn bị sản xuất: đây là giai đoạn phát sinh nhu cầu tài trợ về vốn ngân
hàng để nhà xuất khẩu có thể tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng tiến độ

vì thường giai đoạn này phát sinh rất nhiều chi phí nếu bằng vốn tự có của mình
nhà xuất khẩu không đủ khả năng để trang trải.
- Giai đoạn sản xuất: ở giai đoạn này cũng sẽ nảy sinh nhu cầu tài chính cao
về vật tư và lương cho công nhân sản xuất.
- Cung ứng: cả quá trình cung ứng cũng có thể phát sinh chi phí về vận tải
và bảo hiểm tuỳ theo điều kiện cung ứng.
- Mục tiêu thanh toán: phạm vi chủ yếu của việc tài trợ xuất khẩu chính
trong giai đoạn này. Không có sự giúp đỡ của các ngân hàng và bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu, cả các công ty mạnh về tài chính cũng không thể đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu tài trợ này.
3.2.2. Nhu cầu tài trợ của nhà nhập khẩu.
Giống như ở phía nhà xuất khẩu, ở phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu
cầu tài trợ nhiều mặt:
- Trước khi ký hợp đồng
- Ký hợp đồng: nhu cầu tài trợ cho các khoản đặt cọc
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

7
- Thời gian sản xuất và hoàn thành công trình: có thể phải thanh toán các
khoản giữa chừng
- Cung ứng và vận chuyển hàng hoá: nhu cầu tài trợ cho các phí tổn và vận
tải và bảo hiểm
- Nhận hàng hoá: nhu cầu tài trợ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Các ngân hàng thương mại với chức năng và đặc điểm trong hoạt động kinh doanh
của mình là nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
II. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại.
1. Khái niệm, bản chất của tín dụng.
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latin CREDITIUM với nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm.
Trong từ điển tiếng Việt 1997 thì “Tín dụng” được định nghĩa là sự vay

mượn vật tư, tiền mặt, hàng hoá.
Theo K.Marx: “Tín dụng” là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một
lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2004: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng
thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng
các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ khác.
Như vậy, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sở hữu một lượng giá trị nhất
định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở
hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người
sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín
dụng. Theo nghĩa rộng, quan hệ tín dụng gồm hai mặt: huy động vốn và tiến hành
cho vay.
Trong thực tế tín dụng rất phong phú và đa dạng. Luật Ngân hàng các nước
định nghĩa tín dụng:" Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua
đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

8
chữ ký cho người vay như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền", hình
thành nên ba nghiệp vụ tín dụng cơ bản của ngân hàng, đó là: cho vay, chiết khấu,
bảo lãnh.
Bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ
trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân.
2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
2.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề
quan trọng. Thị trường thương mại Thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị

trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư đang trở thành nhu cầu cấp bách của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng
nhập khẩu hoặc đủ vốn để thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan
hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của ngân hàng.
Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, phức tạp nên
những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của các ngân hàng thương mại
(NHTM). Ngân hàng đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết về
kĩ thuật và chỗ dựa tài chính trong lĩnh vực quan trọng này. Có thể nói sự ra đời và
phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, ra
đời gắn liền với các quan hệ giao dịch ngoại thương giữa các nước với nhau.
2.2. Bản chất và vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Tài trợ xuất nhập khẩu được hiểu là sự chuẩn bị sẵn sàng những phương
tiện tài chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ
thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như đảm bảo các quá
trình thanh toán liên quan. Từ đó có thể thấy bản chất của tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu của NHTM là sự vận động của giá trị vốn tín dụng dưới hình thái tiền
tệ hoặc hàng hoá trong xuất khẩu cả trong giai đoạn sản xuất và trong nhập khẩu
trên phương diện từ ngắn hạn đến dài hạn. Hay tín dụng tài trợ xuât nhập khẩu là
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

9
một mảng dịch vụ thuộc hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của ngân hàng
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mảng dịch vụ này
có nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng tiền hoặc bảo lãnh giúp cho các
doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Vai trò
của nó được thể hiện ở các mặt sau:
- Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện

đại, đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, dây chuyền sản xuất chế biến hàng nhập khẩu
với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá
thành sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu và kinh doanh có lãi;
- Nhờ có sự tài trợ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở
rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước;
- Tạo điều kiện thuận lợi giúp các đơn vị tiểu thủ công nghiệp phát triển sản
xuất, tăng nhanh lượng hàng hoá, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thâm nhập, mở
rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu;
- Tín dụng xuất nhập khẩu còn góp phần nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng
cần thiết cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân;
- Tín dụng xuất nhập khẩu còn góp phần quan trọng phục vụ chương trình,
mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại với
các nước trên Thế giới.
2.3. Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế.
2.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại.
Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình thức cho vay
mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian
thu hồi vốn nhanh cho ngân hàng, bởi:
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

10
- Thời gian tài trợ ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ.
Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM , thường là
dưới một năm. Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản.
- Tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua
việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Vì đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng
chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu, thì đã chỉ định việc
thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân

hàng; đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc
người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng. Do vậy,
tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp.
- Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất nhập khẩu thể hiện thông qua lãi
suất. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi suất cho vay thanh toán, lãi
suất chiết khấu chứng từ, lãi suất vay bắt buộc Tiền thu lãi cao vì thường giá trị
tài trợ ở mức vừa và lớn.
-Thông qua tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở rộng được các quan
hệ với các doanh nghiệp và với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của
ngân hàng trên trường quốc tế.
2.3.2. Đối với doanh nghiệp.
- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện được
các thương vụ lớn.
- Nếu doanh nghiệp được sự giúp đỡ của ngân hàng về mặt tài chính và các
quan hệ thanh toán quốc tế thì sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong
quá trình đàm phán, thương lượng ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện hợp đồng.
- Tài trợ xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sản xuất,
mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ những đổi mới về trang thiết bị công nghệ từ
vốn tài trợ của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

11
- Tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên trường quốc
tế.
2.3.3. Đối với nền kinh tế quốc dân.
- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng
hoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy, hàng hoá xuất nhập khẩu theo nhu cầu của

thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần tăng tính năng động
của nền kinh tế, ổn định thị trường.
- Tài trợ xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và
các doanh nghiệp phát triển, làm ăn có hiệu quả, từ đó góp phần vào sự phát triển
kinh tế chung của đất nước.
2.4. Nguyên tắc trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng.
2.4.1. Việc hỗ trợ tài chính phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng.
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong
công tác tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng. Nguyên tắc này
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quyết định tín dụng cũng như những rủi ro mà
ngân hàng gặp phải. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ khách hàng theo các mục:
- Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, của dự án.
- Đánh giá tình hình tài chính, công nợ của khách hàng.
- Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng.
2.4.2. Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam
kết.
Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận với
nhau về số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay. Việc định kỳ hạn nợ phải phù hợp với
chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng.
2.4.3. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi vay
vốn, có hiệu quả kinh tế.
Khi cho khách hàng vay phải nắm rõ khách hàng vay để làm gì. Trong quá
trình cho vay ngân hàng sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

12
không đúng mục đích sẽ thu hồi nợ trước hạn. Việc sử dụng vốn vay phải được
thảm định là có hiệu quả kinh tế để đảm bảo nguồn thu nợ gốc và lãi.
III. Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thƣơng mại.

1. Tài trợ trên cơ sở thương phiếu.
Thương phiếu bao gồm hối phiếu và kỳ phiếu, là công cụ thanh toán được
sử dụng hết sức phổ biến trong các giao dịch ngoại thương và thường xuất hiện
trong các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng hiện nay
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu.
Năm 1930, hội nghị về Luật hối phiếu được tổ chức tại Geneve, các nước
thành viên đã phê chuẩn Công ước về Luật hối phiếu, gọi là công ước Geneve
1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bill of Exchange- Geneve
Convention 1930, ULB 1930).
Ngày nay, Luật hối phiếu thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các
nước châu Âu (ngoại trừ Anh). Nhiều nước khác mặc dù không tham gia công ước
Geneve, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của họ tương tự như ULB 1930.
Ngoài ra hai nước Mỹ và Anh cũng xây dựng riêng Luật về hối phiếu như: hệ
thống luật các nước thuộc khối Anglo-saxon dựa trên cơ sở Luật hối phiếu của
Anh( Bill of Exchange Act 1882)và Luật thương mại thống nhất của Mỹ(Uniform
Commercial Codes of 1962).
Tại Việt Nam, ngày 24/12/1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh số 17/1999/PL-UBTVQH10 về Thương phiếu có hiệu lực từ ngày
01/07/2000. Nhìn chung Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam được xây dựng
trên nền tảng của Công ước Geneve 1930.[2]
Các nước tham gia ký kết Công ước Geneve 1930 không đi đến việc thoả
thuận trong việc định ra khái niệm hối phiếu là gì để quy định trong ULB mà các
nước này thoả thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của Anh
làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của ULB.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

13
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát
cho người khác yêu cầu ngưòi này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày xác
định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc

theo lệnh của người nay trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.[1]
Theo Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam thì hối phiếu được định nghĩa
như sau:”Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký
phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”.[2]
Qua khái niệm trên có thể thấy hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng:
- Tính trừu tượng của hối phiếu hay tính độc lập của khoản ghi nợ trên hối
phiếu. Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên
nhân sinh ra việc lập hối phiếu mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội
dung có liên quan đến việc trả tiền.
- Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền phải trả tiền theo đúng nội dung ghi
trên tờ hối phiếu, không được viện những lý do riêng mà từ chối trả tiền trừ trường
hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng được một hay nhiều lần
trong thời hạn hiệu lực của nó.[1]
1.2. Các hình thức tài trợ của ngân hàng trên cơ sở hối phiếu.
1.2.1. Chiết khấu hối phiếu.
Chiết khấu hối phiếu là một dạng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng cho người
thụ hưởng hối phiếu, theo đó người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu chưa đáo
hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi phần
lãi chiết khấu và hoa hồng phí.[4]
Trong giao dịch ngoại thương người thụ hưởng giá trị hối phiếu thường là
nhà xuất khẩu. Loại tài trợ này giúp cho nhà xuất khẩu có điều kiện thu hồi vốn
nhanh chóng đưa vào hoạt động kinh doanh thay vì phải chờ hối phiếu đến hạn
thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

14
Tài trợ chiết khấu hối phiếu trong ngoại thương thường áp dụng cho các
giao dịch xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức ghi sổ hoặc nhờ thu, trong

đó nhà xuất khẩu cấp tín dụng thương mại ( bán hàng trả chậm) cho nhà nhập
khẩu nước ngoài dưới hình thức hối phiếu trả chậm do nhà xuất khẩu ký phát yêu
cầu người mua nước ngoài thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Để được ngân hàng
xem xét tài trợ chiết khấu, hối phiếu trả chậm này phải được nhà nhập khẩu ký
chấp nhận trước lên bề mặt hối phiếu, thừa nhận món nợ phải trả ( giá trị hối
phiếu) cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Kỹ thuật tài trợ chiết khấu hối phiếu khá đơn giản. Ngân hàng sẽ mua lại
quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu khi đến hạn thanh toán từ người thụ hưởng hợp
pháp thể hiện trên bề mặt hối phiếu. Số tiền mua lại quyền thụ hưởng này chính là
mức tài trợ chiết khấu hối phiếu và được tính bằng phần còn lại của giá trị hối
phiếu sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng phí hoa hồng nghiệp vụ.
M
d
= M x [1- (r
d
x t/360)] – C
Trong đó: M
d
là mức tài trợ chiết khấu ngân hàng cấp cho khách hàng
M- mệnh giá hối phiếu
t- thời gian còn lại của hối phiếu
r
d
- lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng
C- phí hoa hồng nghiệp vụ
Ta thấy rằng yếu tố quan trọng nhất trong cách tính mức tài trợ chiết khấu là
lãi suất chiết khấu ( r
d
). Lãi suất này do ngân hàng định kỳ công bố dựa theo lãi
suất cơ bản của ngân hàng trung ương và các lãi suất tài trợ đối chiếu khác. Trong

tài trợ ngoại thương lãi suất chiết khấu ngân hàng áp dụng có khi cộng thêm khoản
tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả năng truy
đòi khách hàng nhận tài trợ ( nhà xuất khẩu), khả năng thanh toán khi đáo hạn hối
phiếu của con nợ ( nhà nhập khẩu), thời hạn hiệu lực còn lại của hối phiếu, mệnh
giá và đồng tiền của hối phiếu [4]
Đối với ngân hàng tài trợ, việc chiết khấu hối phiếu tuy đơn giản nhưng lại
chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng
thanh toán của con nợ chấp nhận hối phiếu tức là nhà nhập khẩu nước ngoài.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

15
Chính vì vậy mà ngân hàng thường áp dụng lãi suất chiết khấu ở mức cao và luôn
phòng chống rủi ro không thu hồi được tiền khi đáo hạn bằng cách bảo lưu “quyền
truy đòi” đối với nhà xuất khẩu đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng giá trị hối
phiếu.
1.2.2. Chấp nhận hối phiếu.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp
nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản
vay chỉ là một hình thức, một sự bảo đảm về tài chính. Thực chất ngân hàng chưa
phải xuất tiền thực sự cho người vay như trong chiết khấu hối phiếu. Tuy nhiên,
khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng chấp
nhận hối phiếu phải trả nợ thay. Sự phát sinh tín dụng chấp nhận hối phiếu là do
bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua và họ đề nghị bên mua
yêu cầu một ngân hàng đứng ra chập nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát.

Khi cấp tín dụng dưới dạng chấp nhận hối phiếu, ngân hàng không phải
xuất vốn của mình mà chỉ phải trả tiền hối phiếu khi đến hạn, sau đó ngân hàng sẽ
đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu. Trong trường hợp này, ngân hàng phải sử dụng vốn
của mình, phải chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra với hối phiếu do vậy ngân hàng
thường thu phí chấp nhận cao. Nếu nhà nhập khẩu chuyển vốn đến cho ngân hàng

để trả tiền thì họ chỉ phải trả thủ tục phí chấp nhận còn nếu ngân hàng dùng vốn
của mình trả tiền thì nhà nhập khẩu còn phải trả lãi vay vốn.[1]
Một hình thức cũng tương đối phổ biến trong ngoại thương là tái chấp nhận
( Reimbursement Acceptance). Tái chấp nhận là một hình thức chấp nhận trong đó
người xuất khẩu không chuyển hối phiếu đến ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
yêu cầu chấp nhận trả tiền mà chuyển đến một ngân hàng hạng nhất mà hai bên đã
thoả thuận yêu cầu chấp nhận.
1.2.3. Cho vay bằng “kỳ phiếu của nhà nhập khẩu”.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

16
Kỳ phiếu ( Promissory note) là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện
do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc
theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.[1]
Trong loại tài trợ này, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng đứng ra
thanh toán những hối phiếu của người xuất khẩu với điều kiện người nhập khẩu ký
phát kỳ phiếu trả tiền cho ngân hàng. Số tiền của kỳ phiếu lớn hơn số tiền của hối
phiếu, khoản chênh lệch này là lợi tức sinh ra kể từ ngày ngân hàng trả tiền hối
phiếu đến ngày trả tiền của kỳ phiếu.
2. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
2.1. Khái niệm phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó
người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho
khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua, không
những căn cứ vào hối phiếu do người bán ký phát mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
gửi hàng kèm theo điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối
phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để người mua đi nhận hàng.[1]
Ngân hàng xử lý nghiệp vụ nhờ thu chỉ trên cơ sở chứng từ và hoàn toàn
độc lập với giao dịch mua bán hàng hoá giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
2.2. Các hình thức tài trợ của ngân hàng trên cơ sở phương thức nhờ thu

kèm chứng từ.
Trong phương thức thanh toán nhờ thu nhà xuất khẩu thường phải chờ đợi
một thời gian đáng kể từ lúc giao hàng xuống tàu tại cảng xuất khẩu cho đến khi
nhận được tiền thanh toán từ người mua nước ngoài chuyển về thông qua các ngân
hàng. Không những thế, để bán được hàng, nhà xuất khẩu đôi khi phải chấp nhận
điều kiện D/A ( chứng từ đổi lấy việc chấp nhận thanh toán), nghĩa là cho phép
người mua được trả chậm tiền hàng. Chính vì thế, nhà xuất khẩu có thể gặp phải
những khó khăn về vốn kinh doanh khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu.
Để có thể nhận được tiền hàng sớm hơn, nhà xuất khẩu phải cần đến dịch vụ tài
trợ của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

17
Nhà xuất khẩu khi ký hợp đồng mua bán có thể ký theo điều kiện “thanh
toán khi xuất trình chứng từ gửi hàng” sau đó lại ký tiếp hợp đồng cung ứng cho
khách hàng khác ở nước ngoài theo điều kiện “thanh toán sau khi nhận hàng 30
ngày”, như vậy sẽ nảy sinh nhu cầu tài trợ giữa chừng nếu nhà nhập khẩu đó thiếu
vốn.
2.2.1. Đối với nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập.
Ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, chuyển hối
phiếu đòi tiền đến cho nhà nhập khẩu. Nếu tới thời hạn trả tiền của hối phiếu mà
nhà nhập khẩu chưa tập hợp đủ tiền để thanh toán thì ngân hàng tài trợ bằng cách
cho vay thanh toán hàng nhập. Nếu hối phiếu đòi tiền là hối phiếu kỳ hạn mà yêu
cầu chấp nhận, ngân hàng có thể thay nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu. Khi
đó mức độ đảm bảo được trả tiền khi tới hạn của tờ hối phiếu sẽ rất cao vì đó là sự
cam kết của ngân hàng chứ không phải của nhà nhập khẩu.
2.2.2. Đối với nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất.
Nhà xuất khẩu có thể chuyển nhượng quyền lợi từ sự uỷ nhiệm cho ngân
hàng thu chứng từ, và nếu ngân hàng chấp nhận ứng trước tiền hàng trước khi thu
tiền về từ ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nhà nhập khẩu) thì có nghĩa là nó tài

trợ cho nhà xuất khẩu một khoản tín dụng tương đương với giá trị của khoản
chuyển nhượng. Nhưng giá trị của khoản chuyển nhượng này phụ thuộc rất lớn
vào khả năng thanh toán của người vay tín dụng vì không có sự bảo đảm chắc
chắn rằng các chứng từ của người phải thanh toán (nhà nhập khẩu) được chấp
nhận và nó phụ thuộc vào giá trị hàng hoá được thanh toán.
Khi xem xét yêu cầu tài trợ bộ chứng từ nhờ thu ngân hàng thường đặc biệt
quan tâm đến các yếu tố: uy tín của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, quy chế quản
lý hối đoái ở nước nhập khẩu, khả năng thanh lý hàng hóa nếu bị từ chối thanh
toán trong điều kiện D/P, việc chấp nhận thanh toán hối phiếu của nhà nhập khẩu
có được bảo lãnh hay không theo điều kiện D/A, bộ chứng từ có xác lập đầy đủ
quyền sở hữu với hàng hóa.
3. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

18
3.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Truyền thống thương mại quốc tế, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ ngoại
thương như hiện nay cho thấy uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu là
một trong những trở ngại lớn cho sự thành công của thương vụ. Do nhà xuất khẩu
thiếu thông tin về năng lực kinh doanh và tình hình tài chính bên mua cũng như do
sự khác biệt về môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý, ngôn ngữ, văn hoá nên nhà
nhập khẩu rất khó thực hiện một phân tích tín dụng đầy đủ và chính xác, và vì thế
mà khó lòng bán hàng cho nhà nhập khẩu, đặc biệt là khi bán hàng trả chậm.
Để thuyết phục nhà xuất khẩu tin tưởng thực hiện giao hàng, nhà nhập khẩu
phải tìm kiếm một giải pháp nâng cao uy tín và khả năng thanh toán của mình một
cách chắc chắn trước đòi hỏi của nhà xuất khẩu. Phương thức tín dụng chứng từ ra
đời đáp ứng yêu cầu đó.
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng
theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền
nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối

phiếu do nhà nhập khẩu ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện nhà xuất
khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những yêu cầu
đề ra trong thư tín dụng.
Tín dụng chứng từ không chỉ được xem là một dạng thức thanh toán quốc tế
an toàn và chặt chẽ nhất hiện nay mà còn là một phương thức tài trợ đảm bảo uy
tín thanh toán của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu. Với tín dụng chứng từ,
ngân hàng thay nhà nhập khẩu cam kết chịu trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất
khẩu trong thời hạn xác định khi các điều kiện quy định được đáp ứng hoàn toàn
phù hợp. Điều này giúp nhà xuất khẩu an tâm bán hàng, hoàn thành trách nhiệm
theo hợp đồng.
3.2. Các hình thức tài trợ của ngân hàng trên cơ sở phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ.
3.2.1. Phát hành thư tín dụng.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

19
Mọi L/C đều được mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi đồng ý mở L/C
cho nhà nhập khẩu có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi
L/C nếu bộ chứng từ hợp lệ được xuất trình. Việc mở L/C đã thể hiện sự tài trợ
của ngân hàng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu như
nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán bởi khi đó ngân hàng sẽ phải thanh
toán cho phía nước ngoài (nhà xuất khẩu) theo đúng L/C quy định để giữ uy tín
của chính ngân hàng.
Việc ký quỹ mở L/C là cần thiết để hạn chế rủi ro mà ngân hàng phải gánh
chịu khi mở L/C cho khách hàng nhất là đối với những L/C trả chậm đồng thời để
đảm bảo rằng khách hàng có năng lực nhất định về vốn và ràng buộc việc thanh
toán. Khoản tiền ký quỹ sau đó sẽ bị phong toả tại ngân hàng, điều này thường gây
bất lợi cho nhà nhập khẩu vì vốn lưu động bị thu hẹp và một phần nằm ở ngân
hàng mà không sử dụng được, đặc biệt là những ngân hàng yêu cầu ký quỹ 100%
giá trị L/C. Trong thực tế các ngân hàng phân loại khách hàng theo khả năng thanh

toán, theo quan hệ với ngân hàng và quyết định mức ký quỹ.
3.2.2. Xác nhận thư tín dụng.
Trong thực tế, có khi uy tín của ngân hàng phát hành vẫn chưa đủ cho nhà
xuất khẩu tin tưởng vào việc thanh toán tiền hàng, hoặc cũng có khi nhà xuất khẩu
cảm thấy lo ngại về rủi ro quốc gia của nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành.
Khi ấy nhà xuất khẩu có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán của một
ngân hàng khác, thường là một ngân hàng có uy tín cao, có hiệu lực pháp lý tương
đương với cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Cam kết thanh toán
thứ hai dựa theo L/C phát hành này biểu hiện trong thực tế qua nghiệp vụ tài trợ
xác nhận L/C của ngân hàng ở nước xuất khẩu.
Xét về mặt bản chất, việc ký xác nhận vào L/C phát hành của ngân hàng ở
nước xuất khẩu là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toán của ngân hàng
phát hành, nghĩa là thuộc dạng tài trợ liên ngân hàng. Do nghiệp vụ xác nhận L/C
tạo nên một cam kết thanh toán của ngân hàng có hiệu lực tương đương cam kết
của ngân hàng phát hành nên mức phí xác nhận cũng được xác định ngang bằng
với phí cam kết phát hành L/C.
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

20
Khi thực hiện nghiệp vụ tài trợ này, ngân hàng xác nhận đã đảm nhận trước
nhà xuất khẩu tất cả rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà
nhập khẩu, của ngân hàng phát hành và cả rủi ro quốc gia của nhà nhập khẩu. Sự
phụ thuộc giữa các bên tham gia vào cơ chế giao dịch tín dụng chứng từ vừa là
một ưu thế nổi bật của cơ chế này, vừa là một cơ sở sản sinh rủi ro dây chuyền
đáng lo ngại. Chính vì thế, ngân hàng phải hết sức tỉnh táo trong việc xem xét yêu
cầu của nhà xuất khẩu cũng như của ngân hàng phát hành vê việc tài trợ xác nhận
L/C. Trong thực tế, ngân hàng xác nhận thường có mối quan hệ đại lý với ngân
hàng phát hành và có thể cấp cho ngân hàng phát hành một hạn mức tín dụng nhất
định, đó sẽ là một cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định có nên bước vào giao
dịch xác nhận L/C hay không. Một số ngân hàng xác nhận cũng áp dụng những

biện pháp đảm bảo an toàn khác trong xác nhận L/C chẳng hạn như đòi hỏi ngân
hàng phát hành ký quỹ một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C trước khi thực hiện tài
trợ xác nhận.
3.2.3. Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo L/C.
Trong trường hợp hợp đồng ngoại thương quy định phương thức thanh toán
dùng L/C trả chậm thì sau khi giao hàng nhà xuất khẩu phải mất một thời gian
đúng bằng thời gian trả chậm mới có thể nhận được tiền hàng từ phía nhà nhập
khẩu. Nhưng trong khoảng thời gian đó anh ta lại cần vốn để tiếp tục sản xuất kinh
doanh. Khi đó anh ta có thể đem bộ chứng từ gửi hàng đến xin chiết khấu tại ngân
hàng. Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức ngân hàng tài trợ cho nhà xuất khẩu
thông qua việc mua lại trước thời hạn thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo do nhà
xuất khẩu xuất trình.
Nghiệp vụ tài trợ này cũng tương tự như tài trợ chiết khấu bộ chứng từ nhờ
thu chỉ khác ở chỗ hối phiếu trong giao dịch tín dụng chứng từ luôn được nhà xuất
khẩu ký phát cho ngân hàng phát hành. Trong thực tế có hai hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): Ngân hàng mua lại bộ chứng
từ xuất khẩu hoàn hảo của nhà xuất khẩu. Giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ
(để tính trừ lại chi phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền
người nhập khẩu nước ngoài). Chiết khấu miễn truy đòi có nghĩa là người xuất
Luận văn tốt nghiệp – Khoá 42 - Đại học Ngoại thương Hà Nội

21
khẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm
hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc
về ngân hàng. Ở nước ta, các ngân hàng thương mại ít sử dụng hình thức này vì nó
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Chiết khấu có truy đòi (chiết khấu mở): là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ
chứng từ cho ngân hàng nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng
trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Về bản chất,
chiết khấu có truy đòi là việc ngân hàng cho vay trên cơ sở bộ chứng từ do nhà

xuất khẩu xuất trình, thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung
bình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu, lãi được tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày.
Mức phí trong chiết khấu có truy đòi tất nhiên sẽ thấp hơn so với chiết khấu miễn
truy đòi do ngân hàng chịu ít rủi ro hơn.
3.2.4. Tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt.
- Tài trợ trên cơ sở L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): L/C chuyển
nhượng là L/C theo đó người hưởng lợi (người hưởng lợi thứ nhất) có thể yêu cầu
ngân hàng được uỷ quyền (ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện việc trả tiền, cam
kết trả tiền sau, chấp nhận hoặc chiết khấu, hoặc trong trường hợp L/C được chiết
khấu tự do, ngân hàng được uỷ quyền trong L/C với vai trò là ngân hàng chuyển
nhượng sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi
khác (người hưởng lợi thứ hai).[2]
Khi sử dụng L/C chuyển nhượng nhà xuất khẩu (người thụ hưởng gốc)
không cần phải đi vay hoặc sử dụng vốn của mình mua hàng từ nhà cung ứng. Do
đó có thể thấy L/C chuyển nhượng là một biện pháp hỗ trợ cho những nhà xuất
khẩu thiếu vốn hoặc khả năng tài chính eo hẹp.
- Tài trợ trên cơ sở L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): L/C điều khoản đỏ
là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể huỷ ngang, được phát hành với một
điều khoản trong nội dung của nó cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho
nhà xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C theo các điều khoản quy định cụ
thể. Trong L/C điều khoản đỏ có ghi: trước ngày giao hàng x ngày cho phép người

×