Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Báo cáo thực tập bằng chứng kiểm toán và ảnh hưởng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán tới ý kiến kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.77 KB, 66 trang )

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
A.

Sự cần thiết của đề tài

Kiểm toán độc lập xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1991, cho đến nay, sau 20 năm hoạt
động, kiểm toán độc lập đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành
một công cụ đặc biệt quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Doanh nghiệp
và các nhà đầu tư với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thơng tin tài chính thơng qua
chức năng bày tỏ ý kiến về các thông tin được trình bày trên BCTC. Thực hiện chức
năng này, kiểm tốn viên độc lập sau khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị được kiểm
toán phải đưa ra các ý kiến (báo cáo) kiểm toán về BCTC.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500: “Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải thu thập
đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về
BCTC của đơn vị được kiểm tốn.” Điều đó có nghĩa là các bằng chứng kiểm tốn có ý
nghĩa rất lớn tới ý kiến của kiểm toán viên.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 700, đưa ra bốn loại ý kiến kiểm tốn về BCTC để các
cơng ty Kiểm tốn và các Kiểm toán viên áp dụng khi đưa ra ý kiến kiểm toán trong
Báo cáo kiểm toán. Mỗi loại ý kiến có sự phụ thuộc vào loại bằng chứng kiểm toán và
cách thu thập các loại bằng chứng kiểm tốn khác nhau. Tuy nhiên sự ảnh hưởng cụ
thể thì còn nhiều vấn đề cần phải xem xét bàn luận.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và nhận thấy đây là một đề tài phù hợp với khả
năng và trình độ của bản thân, người viết đã chọn đề tài “ Bằng chứng kiểm toán và
ảnh hưởng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán tới ý kiến Kiểm toán” là đề tài báo
cáo chuyên đề thực tập với hi vọng giúp cho bản than và người đọc nhận thấy rõ hơn
về tầm quan trọng và ảnh hưởng của bằng chứng kiểm toán tới ý kiến kiểm toán, từ đó
có phương pháp thu thập đánh giá phù hợp để cuộc kiểm toán đạt kết quả cao nhât.
B.

Mục tiêu nghiên cứu


-

Tìm hiểu về các loại bằng chứng kiểm tốn và phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm tốn.
Tìm hiểu về cơ sở lý luận từ việc thu thập các bằng chứng kiểm tốn tác động
như thế nào tới việc hình thành các loại ý kiến kiểm toán viên: ý kiến chấp nhận
toàn phần, ý kiến từ chối, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược.
Tìm hiểu về thực tế ra ý kiến tại công ty M&H trong các báo cáo kiểm toán:
cách ra ý kiến, cơ sở ra ý kiến

-

Trang 1


C.

Phương pháp nghiên cứu

-

-

Trước hết là tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bằng chứng kiểm toán, phương
pháp thu thập các bằng chứng kiểm toán, các loại ý kiến kiểm toán trên sách vở,
các bài luận nghiên cứu trên Internet và thư viện.
Đọc và hiểu những chuẩn mực liên quan VAS 500, 700,705,…
Tìm hiểu hồ sơ mẫu trong chương trình kiểm tốn của VACPA, tham khảo hồ
sơ khách hàng những năm trước của M&H
Trực tiếp tham gia vào một số phần hành trong q trình kiểm tốn tại cơng ty

khách hàng của M&H như: phần hành tiền, TSCĐ, phải trả nhà cung cấp, Phải
thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn, giá vốn hàng bán,…
Quan sát công việc và phỏng vấn các anh chị kiểm tốn viên của cơng ty

D.

Phạm vi nghiên cứu

-

Do hạn chế về thời gian thực tập, thời gian quan sát cũng như cơ hội tiếp xúc khách
hàng, kinh nghiệm làm việc nên người viết chỉ trình bày được một số ảnh hưởng của
bằng chứng kiểm toán tới ý kiến kiểm toán. Bài viết nhiều chỗ còn sơ xài và chưa rõ ý
do người viết chưa hiểu được cụ thể vấn đề.
Bài viết mới chỉ dừng lại ở ý kiến kiểm toán từ chối do tài liệu còn hạn chế. Trong thời
gian còn lại lên báo cáo kiểm tốn của cơng ty người viết xi tiếp tục tìm hiểu và hồn
thiện bài viết.

Trang 2


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN M&H

Tên cơng ty: Cơng ty TNHH Kiểm tốn M&H
Tên quốc tế: M&H Auditing Co.,LTD
Điện thoại: 08.37853705
Fax: 08.3783706
Ngày thành lập: 08/12/2000

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ
Giấy chứng nhận kinh doanh số 4102003073
Hình thức sở hữu vốn: tư nhân
Hình thức hoạt động: Trách nhiệm hữu hạn
Loại hình doanh nghiệp: TNHH 2 thành viên trở lên
Trụ sở chính: 23 Phùng Khắc Khoan, Phường ĐaKao, Quân 1, TP.Hồ Chí Minh
Văn phịng đại diện: 39N Hồng Quốc Việt, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.Hồ Chí
Minh.
Website: www.mhauditing.com
Email:
Giám đốc: ơng Trần Ngọc Mai.
1.1.

Lịch sử hình thành cơng ty

Cơng ty TNHH Kiểm toán M&H được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam,
giấy chứng nhận kinh doanh số 4102003073 do sở Kế hoạch và Đầu tu Thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 08 tháng 12 năm 2000.
Ngày 09/12/2011, công ty TNHH M&H thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng.
Ngày 18/09/2012 chính thức lấy tên cơng ty TNHH Kiểm tốn M&H và tang vốn điều
lệ từ 1 tỷ lên 3 tỷ VNĐ.
Ngày 25/09/2012, mở văn phịng đại diện cơng ty tại 39N Hoàng Quốc Việt, phường
Phú Mỹ, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
1.2. Đặc điểm hoạt động của cơng ty
1.2.1. Các dịch vụ công ty cung cấp
Công ty TNHH Kiểm toán M&H là một tổ chức Kiểm toán, tư vấn chuyên nghiệp,
cung cấp các dịch vụ chất lượng gồm: dịch vụ kế tốn, kiểm tốn, tư vấn tài chính, tư
vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng tận dụng tối đa
các cơ hội kinh doanh, đầu tư và phát triển về qui mô doanh nghiệp.
1.2.2. Khách hàng của công ty


Trang 3


Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp và cá nhân trong và ngồi nước có nhu
cầu sử dụng bất kỳ loại dịch vụ nào của công ty TNHH Kiểm toán M&H. Nhờ chất
lượng phục vụ tốt về dịch vụ mà hầu hết khách hàng của công ty là khách hàng lâu dài
và truyền thống. Đối tượng phục vụ của công ty bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan,
Singapore, Pháp,… các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc loại hình liên doanh liên kết,
trách nhiệm hữu hạn, kinh doanh các lĩnh vực như: cao su, may mặc, hóa chất, gia
cơng, sản xuất vải, dịch vụ…
Phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An và một số ít ở các tỉnh miền Tây.
1.3.

Phương hướng phát triển

Với kết quả hoạt động khá tốt trong 2 năm gần đây, định hướng trog tương lai công ty
sẽ trở thành một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam
thơng qua uy tín, chất lượng dịch vụ và vị thế trên thị trường. Ban giám đốc công ty
TNHH M&H lươn có chính sách đi trước đón đầu, hoạch định chiến lược phát triển
một cách rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của công ty với chiến lược khách
hàng và chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
1.3.1. Chiến lược khách hàng
Khách hàng luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển
bền vững của cơng ty.Chính vì thế cơng ty ln tạo hình ảnh đẹp về chất lượng phục vụ
khách hàng, đảm bảo uy tín và tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài mật thiết. Đồng thời
cơng ty đang tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận, mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh và các điểm lân

cận, nếu số lượng khách hàng nhiều công ty sẽ mở văn phòng đại diện tại các tỉnh này.
Hiện nay công ty đang mở rộng chi nhánh tại Đà Nẵng với mong muốn có thể tiếp cận
những khách hàng mới ở khu vực miền Trung nhằm mở rộng qui mô hoạt động của
công ty.
1.3.2. Chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Giá trị cốt lõi của công ty đều bắt đầu từ con người. Do đó ban Giám Đốc công ty luôn
chú trọng đội ngũ nhân viên về cả số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo cho qui mô
phát triển của công ty.
Công ty thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện tại chỗ, tiếp cận với thông tin, văn
bản pháp luật và chuẩn mực mới để xây dựng lực lượng nhân viên hung mạnh, giàu
kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
1.4.

Phương châm hoạt động

Trang 4


Công ty TNHH M&H luôn luôn coi chất lượng phục vụ khách hàng là tiêu chí đầu tiên
và quan trọng nhất nhằm cung cấp cho khách hàng những loại hình dịch vụ hồn hảo
nhất. Chính vì thế Ban Giám Đốc công ty rất coi trọng nghiệp vụ chuyên môn của nhân
viên công ty, đội ngũ nhân viên trong công ty ln làm việc một cách chun nghiệp,
có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng củng cố và nâng cao trình độ. Đặc
biệt, các văn bản pháp luật mới về thuế, kế toán, kiểm toán được cập nhật một cách liên
tục và phổ biến đến tất cả nhân viên của công ty.
“Chất lượng là hàng đầu”, Đảm bảo tính độc lập khách quan, chính trực và bảo vệ tối
đa lợi ích của khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ”, “ Khách hàng là thượng đế”.
1.5.

Sơ đồ về bộ máy kiểm tốn của cơng ty


TRƯỞNG PHỊNG
LẬP KẾ HOẠCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO, THỰC HIỆN
KIỂM TOÁN

TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO
KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN VIÊN

SOÁT XÉT, KIỂM TỐN THEO PHÂN CƠNG CỦA
TRƯỞNG PHỊNG

TIỀN, LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG

DOANH THU, NỢ
PHẢI THU, THUẾ
VÀ CÁC KHOẢN
PHẢI NỘP NHÀ
NƯỚC

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA, PHỎNG VẤN
KHÁCH HÀNG

TRỢ LÝ KIÊM TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH,
ĐẦU TƯ TÀI


HÀNG TỒN KHO,
GIÁ VỐN HÀNG
BÁN, NỢ PHẢI
TRẢ

CHÍNH, VAY, CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
DOANH THU VÀ TÀI SẢN KHÁC,
VÀ CHI PHÍ DOANH THU VÀ CHI
TÀI CHÍNH
PHÍ KHÁC

VỐ CHỦ SỞ
HỮU VÀ TÀI
SẢN NGOẠI
BẢNG

CHI PHÍ BÁN
HÀNG VÀ CHI
PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

Trang 5


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TỚI Ý
KIẾN KIỂM TỐN
2.1.


Bằng chứng kiểm tốn

2.1.1. Khái niệm
Kiểm tốn BCTC là sự “xác minh và bày tỏ ý kiến” về các khai tài chính, thể hiện qua
q trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về BCTC của một tổ chức kinh tế cụ thể
nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của báo cáo này với các chuẩn
mực đã được thiết lập thơng qua Báo cáo Kiểm tốn. Báo cáo Kiểm tốn ghi nhận các
ý kiến của kiểm tốn viên, nó là sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm tốn, độ
chính xác và hợp lý của nó phụ thuộc rất nhiều vào các bằng chứng mà kiểm toán viên
thu thập được trong q trình kiểm tốn.
Theo VAS số 500: “ Bằng chứng kiểm tốn là tất cả các số liệu, thơng tin mà các kiểm
toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm tốn và dựa trên thơng tin này kiểm
tốn viên hình thành nên ý kiến của mình.” Theo khái niệm này bằng chứng kiểm tốn
bao gồm cả thơng tin nhân chứng và vật chứng mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở
cho nhận xét của mình về BCTC của mình được kiểm tốn. Khái niệm này cũng chỉ rõ
đặc tính cơ bản của bằng chứng và mối quan hệ của bằng chứng với kết luận kiểm
toán. Đối với mỗi loại bằng chứng khác nhau sẽ có giá trị khác nhau trong việc hình
thành ý kiến kiểm tốn, do đó kiểm tốn viên cần nhận thức cụ thể về các loại bằng
chứng để có thể đánh giá bằng chứng một cách hữu hiệu trong khi thực hành kiểm
toán.
Ở cơng ty M&H có hướng dẫn rõ ràng cho Kiểm toán viên về các tài liệu cần thu thập
chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tốn. Ngồi sổ sách kế tốn và các báo cáo tài chính
mà kế tốn cung cấp, cần lên kế hoạch trước về những tài liệu cần thu thập cho mỗi
phần hành, những tài liệu này sẽ được sử dụng làm căn cứ và lưu trong hồ sơ kiểm toán
của mỗi khách hàng. ( xemphụ lục 1: danh mục bằng chứng thông tin và tài liệu thơng
thường cần thu thập lưu hồ sơ kiểm tốn của M&H)
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1.

Phân loại theo nguồn gốc hình thành


Có nhiều cách phân loại bằng chứng kiểm toán như: phân loại dựa theo nguồn gốc,
phân loại theo tính thuyết phục, phân loại theo hình thức thể hiện, phân loại theo thủ

Trang 6


tục kiểm toán. Sau đây người viết xin giới thiệu cụ thể về các loại bằng chứng kiểm
toán
Bằng chứng

Cụ thể

Ưu điểm

Bằng chứng
do KH cung
cấp và luân
chuyển nội
bộ

Sổ tổng hợp,
sổ chi tiết,
sổ thanh
tốn tiền
lương, phiếu
thu, phiếu
chi…

Được cung

cấp với tốc
độ nhanh,
chi phí thấp

Bằng chứng
do doanh
nghiệp phát
hành nhưng
lại lưu
chuyển ở
bên ngoài

ủy nhiệm
thu, ủy
nhiệm chi,
hóa đơn bán
hàng,…

Có tính
thuyết phục
cao vì nó
được cung
cấp bởi bên
thứ ba

Bằng chứng
do bên
ngồi lập và
lưu trữ tại
đơn vị


Hóa đơn
mua hàng,
vé tàu xe đi
công tác,
biên bản
giao nhận
TSCĐ
Thư xác
nhận nợ, thư
xác nhận số
dư tiền gửi

Có độ
thuyết phục
cao vì nó
được tạo ra
từ bên ngồi

Bằng chứng
do bên
ngồi lập và
cung cấp

Có tính
thuyết phục
cao vì nó
được thu

Nhược

điểm

Độ tin cậy

Do có
Thấp nhất
nguồn gốc
nội bộ
doanh
nghiệp nên
độ tin cậy
phụ thuộc
vào hệ
thống kiểm
sốt nội bộ
của doanh
nghiệp, tính
thuyết phục
khơng cao
Cần phải
Thấp
đảm bảo
được tính
độc lập của
người cung
cấp với
doanh
nghiệp
Vẫn có khả Trung bình
năng tẩy xóa

thêm bớt

Kiểm tốn
viên cần
kiểm sốt
được q

Cao

Phương
pháp thu
thập
thường áp
dụng
Kiểm ta tài
liệu được
cung cấp
trực tiếp từ
khách hàng
(kế toán)

Kiểm tra
trực tiếp
chứng từ

Kiểm tra
trực tiếp
chứng từ

Gửi thư xác

nhận

Trang 7


cho kiểm
toán viên

ngân hàng,


thập trực
tiếp từ kiểm
toán viên

Bằng chứng
do kiểm
toán viên tự
kiểm tra,
quan sát và
tính tốn

Biên bản
kiểm kê
TSCĐ, biên
bản kiểm kê
HTK, bảng
khấu hao mà
KTV tính
lại,..


Có tính
thuyết phục
cao nhất vì
kiểm tốn
viên trực
tiếp tạo ra

2.2.

trình gửi thư
xác nhận.
Phương
pháp này
thường tốn
thời gian vì
chờ thư
phản hồi
Nó cịn
Cao nhất
mang tính
chất thời
điểm tại lúc
kiểm
tra( tính chất
vật lý, hóa
học, thời
điểm kiểm
kê khác
nhau..)

Tốn thời
gian cho
kiểm tốn
viên

Kiểm tra,
quan sát vật
chất, phân
tích, tính
tốn

Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm tốn

Nội dung
phương pháp
Kiểm tra vật
chất

Ưu điểm

Nhược điểm

Độ tin cậy cao
nhất

Tốn kém thời
gian, chi phí

Lấy xác nhận
(thường là gửi

thư xác nhận
cho bên thứ 3
độc lâp)

Độ tin cậy
tương đối cao
vì nó là xác
nhận của bên
thứ ba

Kiểm tốn viên
cần kiểm sốt
được q trình
gửi thư xác
nhận, đảm bảo
tính độc lập từ
bên thứ ba.

Thường áp
dụng cho
Tài sản vật chất
cụ thể như:
HTK, TSCĐ,
tiền mặt, giấy
tờ thanh tốn
có giá trị
Áp dụng cho
các đối tượng
mà kiểm toán
viên nghi vấn,

cần có xác
nhận của bên
thứ ba, thường

Mục tiêu kiểm
tốn
xác minh sự
hiện hữu của
tài sản

Xác minh sự
nghi vấn

Trang 8


Chi phí cao.

Xác minh tài
liệu( xem xét,
kiểm tra đối
chiếu)

Là phương
pháp thuận tiện
do các tài liệu
là có sẵn. Chi
phí thu thập ít

Quan sát


Bằng chứng
thu được đáng
tin cậy, rất hữu
ích trong các
phần hành của
cuộc kiểm tốn

Phỏng vấn

Nhanh thu
được thơng tin,
kết quả

Kỹ thuật tính

Cung cấp bằng

là dư nợ tiền
gửi và cơng nợ.
(xem phụ lục
2)
Độ tin cậy của Hóa đơn bán
bằng chứng
hàng, phiếu
phụ thuộc vào
nhập kho, xuất
nguồn gốc của kho, hóa đơn
bằng chứng( sự vận tải, sổ kế
độc lập của đơn toán

vị được kiểm
toán). Tài liệu
có thể bị sửa
chữa, giả
mạo…
Chỉ cung cấp
Cho các laoij
bằng chứng tại tài sản hiện
thời điểm quan hữu như: tiền
sát, khơng chắc mặt, TSCĐ,
chắn có thực
HTK..
hiện ở các thời
điểm khác hay
không nên cần
đi kèm với các
kỹ thuật khác
Độ tin cậy của Các bằng
bằng chứng
chứng thông tin
không cao do
về hệ thống
đối tượng
kiểm sốt nội
phỏng vấn chủ bộ cơng ty, qui
yếu là người
trình mua hàng,
trong đơn vị
bán hàng,
được kiểm tốn thanh tốn

nên thiếu tính
lương, chu
khách quan.
trình giá vốn,
Chất lượng của chu trình hàng
bằng chứng
tồn kho…
phụ thuộc vào
trình độ của
người được hỏi
Các phép tính
Tính lại chi phí

Kiểm tra quyền
sở hữu, kiểm
tra tính có thực
của các nghiệp
vụ ghi sổ

Đánh giá thực
trạng của đơn
vị được kiểm
tốn

Giúp kiểm tốn
viên thu thập
được những
bằng chứng
chưa có nhằm
thu thập những

thơng tin phản
hồi để củng cố
luận cứ của
kiểm tốn viên

Kiểm tra tính
Trang 9


tốn

Phân tích

chứng có độ tin và phân bổ đổi
cậy cao, xét về khi qua phức
mặt số học
tạp, tốn thời
gian, đặc biệt là
khi đơn vị
được kiểm tốn
có qui mơ lớn,
loại hình kinh
doanh đa dạng,
luồng tiền ra
vào lớn
Tương đối đơn Chỉ dùng cho
giản, có hiệu
các chỉ tiêu có
quả cao.
mối quan hệ

Ít tốn thời gian, với nhau. Cần
chi phí cho
ấp dụng kết
kiểm tốn mà
hợp với các kỹ
vẫn có thể cung thuật thu thập
cấp bằng chứng bằng chứng
về sự đồng bộ, khác.
chuẩn xác và
Kém tin cậy
có giá trị pháp trong trường
lý về mặt kế
hợp hệ thống
toán; giúp kiểm kiểm soát nội
toán viên đánh bộ yếu kém
giá được tổng
thể không bị sa
vào các nghiệp
vụ cụ thể

khấu hao, giá
thành, các
khoản dự
phòng, thuế,
lương, số tổng
cộng trên sổ
chi tiết và sổ
cái…

chính xác về

mặt số học của
việc tính tốn
và ghi sổ

Các khoản mục
tren bảng cân
đối và Báo cáo
kết quả hoạt
động kinh
doanh

So sánh, đối
chiếu, đánh giá
các mối quan
hệ để xác định
tính hợp lý của
các số dư trên
tài khoản

2.3. Ý kiến kiểm toán và ảnh hưởng từ việc thu thập bằng chứng kiểm toán tới
ý kiến kiểm toán
2.3.1. Khái niệm về các loại ý kiến kiểm tốn
2.3.1.1.
Ý kiến chấp nhận tồn phần
Theo VAS 700: “ Ý kiến chấp nhận toàn phần là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên
kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với
khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.”
Như vậy để kiểm toán viên đưa ra được ý kiến chấp nhận tồn phần cho BCTC thì
trước tiên là phải dựa trên các bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy, có sự phù hợp với
Trang 10



BCTC đơn vị. Kiểm tốn viên địi hỏi phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán
và đánh giá sự thích hợp của các bằng chứng kiểm tốn đó. Bằng chứng kiểm toán phải
đầy đủ các yêu cầu về tính thích hợp, độ tin cậy, tính thuyết phục..Kiểm tốn viên sẽ
chịu trách nhiệm với ý kiến kiểm toán của mình dựa trên những bằng chứng đã thu
thập và nhận định
Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp BCTC cịn sai sót nhưng
đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị điều chỉnh theo ý kiến kiểm toán viên,
BCTC sau điều chỉnh đã được chấp nhận.
Ý kiến chấp nhận tồn phần cịn được áp dụng cho cả trường hợp báo kiểm tốn có một
đoạn nhận xét làm sang tỏ một số yếu tố ảnh hưởng khơng trọng yếu đến BCTC, nhưng
khơng có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán. Như vậy ý kiến chấp nhận tồn phần
khơng có nghĩa là báo cáo tài chính là hồn tồn đúng mà có thể sai sót nhưng khơng
trọng yếu.
2.3.1.2.

Ý kiến ngoại trừ

Theo VAS 705, kiểm tốn viên trình bày ý kiến kiểm tốn ngoại trừ khi:
+ Dựa trên các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán
viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với BCTC, hoặc
+ Kiểm tốn viên khơng thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để
làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh
hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện( nếu có) có thể là trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Như vậy báo cáo kiểm tốn đưa ra ý kiến ngoại trừ trong trường hợp kiểm tốn viên và
cơng ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại

trừ mà kiểm toán viên đã nêu trong báo cáo kiểm toán.
Yếu tố ngoại trừ là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên qua
đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu
không rõ ràng. Một yếu tố được coi là ngoại trừ là do bằng chứng thu thập không đầy
đủ hoặc không đáng tin cậy.
2.3.1.3.

Ý kiến từ chối

Theo VAS 705: “ Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm tốn viên khơng
thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm
toán và kiểm toán viên kết luận rằng ảnh hưởng có thể của các sai sót chưa được phát

Trang 11


hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC”. Như vậy ý kiến từ
chối(hoặc không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới
hạn phạm vi kiểm toán là quan trong hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng
lớn các khoản mục tới mức mà kiểm tốn viên khơng thể thu thập đầy đủ và thích hợp
các bằng chứng kiểm tốn có thể cho ý kiến về BCTC.
2.3.1.4.

Ý kiến trái ngược

Theo VAS 700: “ kiểm toán viên trình bày ý kiến hồn tồn trái ngược khi dựa trên các
bằng chứng kiểm tốn đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là
các sai sót riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.”
Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám
đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà

kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và
mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
2.3.2. Cơ sở từ giá trị bằng chứng kiểm toán cho việc hình thành ý kiến kiểm tốn
viên
Ý kiến kiểm tốn hình thành từ những ý kiến, nhận xét , kết luận cho mỗi nội dung
được kiểm toán. Và cơ sở đó hình thành từ hai loại thước đo cho bằng chứng kiểm toán

Trang 12


Ý kiến

Chất lượng,
độ tin cậy

Số lượng

Tính đầy đủ

Độ
tin

Độ
tin
cậy
cao
thì
số
lượ
ng

bằn
g
chứ
ng ít

Tính
trọng
u

Cần
nhiề
u
cho
bộ
pha
annj
trọn
g
yếu

Tính thích
hợ

Mức
rủi ro

Bằn
g
chứ
ng

nhiề
u
cho
bộ
phậ
n có
mức
rủi
ro
cao

Bên
tron
g
đơn
vị

Hệ
thốn
g
KSN
b

Dạng
bằng
chứn
g

Ngu
ồn

gốc

Bên
ngo
ài
đơn
vị

Tài
liệu

Sự
kết
hợp
các
loại
bằng
c
hứn
g

Vật
chấ
t

Hữu
hiệu

Khơ
ng

hữu
hiệu

Trang 13


2.3.3. Cách xét đoán của kiểm toán viên dẫn đến hình thành ý kiến kiểm tốn
2.3.4. Tìm hiểu về ảnh hưởng lan rộng
“Ảnh hưởng lan rộng” là một thuật ngữ được sủ dụng trong điều kiện có sai sót, mổ tả
ảnh hưởng của sai sót đến BCTC hoặc những ảnh hưởng có thể của sai sót (nếu có) đến
BCTC do sai sót chưa/ khơng phát hiện bởi kiểm tốn viên khơng thể thu thập được
đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp. Ảnh hưởng lan rộng đến BCTC là những ảnh
hưởng, mà theo đánh giá của kiểm tốn viên:
(i) Khơng chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể
của BCTC;
(ii) Nếu có giới hạn, các ảnh hưởng này đại diện hoặc có thể đại diện một phần
quan trọng của BCTC; hoặc
(iii) Liên quan đến các công bố, các ảnh hưởng này là cơ sở cho việc hiểu BCTC
của người sử dụng báo cáo
2.3.5. Phân biệt giữa ý kiến từ chôi và ý kiến trái ngược và ý kiến ngoại trừ
Như đã trình bày ở trên về 4 loại ý kiến kiểm toán: Ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ là ý
kiến được đưa ra khi BCTC được xác mình thơng qua các bằng chứng kiểm tốn là
chính xác, khơng có sai sót; hoặc trường hợp có sai sót xảy ra nhưng được kiểm tốn
viên đánh giá là khơng trọng yếu. Trường hợp cịn lại khi kiểm tốn viên tìm ra BCTC
có sai sót, và sai sót được đánh giá là trọng yếu, khi đó ý kiến để kiểm tốn viên cân
nhắc là ý kiến khơng chấp nhận tồn phần. Như vậy tùy vào tính chất vấn đề sẽ dẫn
đến ý kiến ngoại trừ, ý kiến từ chối, ý kiến trái ngược:
Tính chất của vấn đề dẫn
đến ý kiến sửa đổi (không
phải là ý kiến chấp nhận

tồn phần)
Báo cáo tài chính có sai sót
trọng yếu
Khơng thể thu thập được
đầy đủ các bằng chứng
chứng kiểm tốn thích hợp

Trọng yếu nhưng khơng có Trọng yếu và có ảnh
ảnh hưởng lan tỏa
hưởng lan tỏa
Ý kiến ngoại trừ (ý kiến Ý kiến trái ngược
chấp nhận từng phần)
Ý kiến ngoại trừ (ý kiến Ý kiến từ chối
chấp nhận từng phần)

Trang 14


CHƯƠNG 3.
THỰC TÊ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TỚI VIỆC ĐƯA RA Ý KIẾN KIỂM TOÁN CỦA CƠNG
TY KIỂM TỐN M&H
Nhằm đưa ra những dẫn chứng cụ thể hơn về việc ảnh hưởng của bằng chứng kiểm
toán thu được tới ý kiến kiểm toán, sau đây người viết xin trình bày về 2 ví dụ cụ thể
về 2 trường hợp ra ý kiến từ chối và ý kiến ngoại trừ trong Báo cáo kiểm toán 2013 của
M&H tại 2 công ty khách hàng A và B
3.1. Minh họa về trường hợp đưa ra ý kiến từ chối tại công ty khách hàng A của
M&H
3.1.1. Sơ lược cơng ty A
3.1.1.1.

Tìm hiểu về cơng ty A
Cơng ty A là cơng ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngồi được thành lập và hoạt động
tại Việt Nam.
Vốn điều lệ: 46.800.000.000VND (#2.600.000USD)
Tổng vốn đầu tư của công ty là 101.345.400.000VNĐ (#2.505.819,23USD)
Vốn thực góp của cơng ty tính đến ngày 31/12/2013 là 2.505.819,23USD
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng
cho ô tô và xe gắn máy; sản xuất dao tiện kim loại.
Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12.
Đồng VNĐ được sử dụng làm đơn vị tiền tệ ghi sổ kế tốn.
3.1.1.2.

Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Số liệu về tình hình tài chính tại ngày 31/12/2013: kết quả hoạt động kinh doanh được
thể hiện tại Phụ lục 2- Bảng cân đối kế tốn của cơng ty TNHH A và phụ lục 3- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH A
3.1.1.3.

Xác định mức trọng yếu áp dụng

Doanh thu là chỉ tiêu độc lập, quan trọng trong tình hình tài chính của cơng ty nên
được chọn làm căn cứ tính mức trọng yếu
Trước kiểm tốn
Doanh thu/ mức 6.088.236.943
trọng yếu tổng thể
Mức trọng yếu thực 3.044.118.471

Sau kiểm toán
5.874.913.009


Năm trước
5.374.675.016

2.937.456.504

12.687.337.508
Trang 15


hiện (50%)
Mức trọng yếu 121.764.739
được lựa chọn
(2%)/ ngưỡng sai
sót có thể bổ qua

117.498.260

107.493.500

3.1.2. Ý kiến kiểm toán và cơ sở hình thành ý kiến kiểm tốn từ những bằng
chứng kiểm tốn trong q trình kiểm tốn cho BCTC 2013 của M&H tại cơng
ty A
3.1.2.1.
Cơ sở của ý kiến từ chối
3.1.2.1.1.
Tóm tắt cơ sở của ý kiến từ chối ( trích Phụ luc – Báo cáo kiểm toán
2013 của M&H cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 của cơng
A)
“ Số dư đầu năm được kiểm tốn là ý kiến kiểm toán là ý kiến từ chối vì giới hạn hàng

tồn kho, tiền mặt. Với tài liệu hiện tại bằng các thủ tục kiểm toán thay thế cũng không
cung cấp cho chúng tôi đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp đối với số dư các khoản
mục này tại ngày 01 tháng 01 năm 2014. Do số dư các khoản mục này đầu năm có ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ
trong năm của Cơng ty, chúng tơi khơng thể xác định liệu có cần điều chỉnh đối với lợi
nhuận cho năm tài chính được báo cáo trong kết quả hoạt động kinh doanh và lưu
chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay không.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 công ty không tổ chức kiểm kê tiền mặt, tại thời điểm
kiểm tốn chúng tơi u cầu được chứng kiến kiểm kê nhưng Tổng giám đốc công ty
không đồng ý, cũng không nêu lý do. Các thủ tục kiểm tốn thay thế cũng khơng cung
cấp cho chúng tơi đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp đối với số lượng cũng như giá
trị tiền mặt là 101.153.704.851 đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Tại thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán này, việc theo dõi tài sản không thể so sánh
hết tất cả tài sản trên biên bản kiểm kê và bảng theo dõi tài sản của kế tốn nên khơng
biết liệu có sự chênh lệch mà cần điều chỉnh cần thiết hay khơng, ước tính các tài sản này
là của máy móc thiết bị với giá trị còn lại 48.358.119.614 đồng. Với tài liệu hiện tại bằng
các thủ tục kiểm tốn thay thế cũng khơng cung cấp cho chúng tơi đầy đủ bằng chứng
kiểm tốn thích hợp về tính hiện hữu, đầy đủ và giá trị của các tài sản này.
Tại thuyết minh VIII.7 có thuyết minh: có khoản “tài sản thiếu chờ xử lý” với giá trị là
19.064.067.526 đồng được thể hiện trên chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối
kế toán. Với tài liệu hiện tại bằng các thủ tục kiểm tốn thay thế cũng khơng cung cấp
cho chúng tơi đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để có những điều chỉnh cần thiết
và báo cáo tài chính năm nay.”

Trang 16


3.1.2.1.2.
3.1.2.1.3.


Phân tích những cơ sở dẫn đến hình thành ý kiến từ chối
Khoản mục tiền mặt

Có thể nói đây là ột khoản mục trọng yếu vì các nghiệp vụ về thu chi phát sinh tiền
hàng ngày với số lượng lớn, đặc biệt khoản mục này lại được hiện hữu và được lưu giữ
tại doanh nghiệp nên chứa đựng nhiều khả năng sai phạm, kể cả gian lận và sai sót (là
tài sản có xác xuất gian lận và biển thủ cao nhất). Hơn nữa khoản mục này có ảnh
hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như Chi phí, Doanh thu, công nợ và hầu hết
các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó những sai phạm ở khoản mục này sẽ tác
động đến các khoản mục khác và ngược lại, vì vậy việc kiểm tốn chính xác khoản
mục này là rất quan trọng.
3.1.2.1.3.1

Bảng số liệu tổng hợp tiền năm 2013

111
1111
1112
112
1121

Tiền mặt tại quỹ
Tiền mặt VNĐ
Tiền mặt ngoại tệ
Tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng VNĐ

1122

Tiền gửi ngân hàng ngoại

tệ

113
1131
Tổng
cộng

Tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển VNĐ

101.153.704.851
101.094.674.851
59.030.000
24.949.781.038
23.486.549.960
1.463.231.078
330.000.000
330.000.000
126.433.485.890

3.1.2.1.4.
Thủ tục kiểm tra tính hiện hữu của tiền mặt thông qua bằng chứng
là biên bản kiểm kê
Về thủ tục kiểm toán đây là thủ tục quan trọng và cần thiết, xác thực tính hiện hữu của
số dư tiền mặt trên sổ sách và số tiền mặt tồn tại quỹ của doanh nghiệp có khớp nhau
khơng để phát hiện sai sót và gian lận. Về mặt tính thuyết phục biên bản kiểm kê tiền
mặt phải có sự chứng kiến kiểm kê của kiểm tốn viên, thì đó mới được coi là bằng
chứng đáng tin cậy để kiểm tốn có thể sử dụng làm căn cứ cho ý kiến của mình.
Tại thời điểm ngày 31/12/2013, M&H có tiến hành kiểm kê tại doanh nghiệp A nhưng
doanh nghiệp đã không tiến hành kiểm kê tiền mặt, và tại thời điểm kiểm toán là ngày

15/02/2014 khi M&H tiến hành kiểm toán và yêu cầu doanh nghiệp kiểm kê nhưng

Trang 17


doanh nghiệp đã từ chối kiểm kê. Như vây tính hiện hữu có thực của khoản tiền mặt có
giá trị 101.153.704.851 đồng chưa được xác nhận bằng phương pháp kiểm kê.
Các thủ tục thay thế khác được áp dụng đó là kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến
nghiệp vụ thu chi tiền mặt: kiểm tra các nghệp vụ thu chi tiền trước và sau ngày kết
thúc niên độ
3.1.2.1.5.
3.1.2.1.5.1

Kiểm tra nghiêp vụ thu và chi tiền trước ngày kết thúc niên độ
Kiểm tra nghiệp vụ thu tiền

Kiểm tra theo hình thức chọn mẫu, vì các nghiệp vụ phát sinh trong năm là rất nhiều.
chọn 3 nghiệp vụ thu tiền lớn nhất trong tháng 12 để kiểm tra:

Ngày

Nội dung thu
Rút tiền gửi từ VCB Đồng Nai về
27/12/2013 nhập quỹ
26/12/2013 Thu tiền bán phế liệu
25/12/2013 LU TSUNG YIN rút SEC

Chứng
từ
TK đối

kiểm
Số tiền
ứng
tra
PT
50.000.000
11211
0765
PT
18.161.000
711
0569
PT
3.400.000.000 1121SHB
0345

t
3.1.2.1.5.2

Kiểm tra nghiệp vụ chi tiền

Chọn 3 nghiệp vụ trong tháng 12 có giá trị lớn để kiểm tra

Ngày
07/12/201
3
19/12/201
3
29/12/201
3


Nội dung chi
Chi trả tiền vé máy bay cho Mr Lu Tsung
Yin HCM-HN
Giây in, giấy đỏ, kẹp ghim
Thanh toán tiền mua sơn, cọ sơn, rolo sơn,
băng keo giấy

Số tiền

chứn
g từ
kiểm
tra
PC
1335
PC
1467
PC
1532

TK
đối
ứng

5.154.000

6428

380.000

14.850.00
0

6423
6277

Nhận xét: các chứng từ được kiểm tra đầy đủ
3.1.2.1.6.

Kiểm tra các nghiệp vụ thu và chi tiền sau ngày kết thúc niên độ
Trang 18


3.1.2.1.6.1

Kiểm tra nghiệp vụ thu tiền

Ngày

Nội dung thu

Số tiền

03/01/201
4
05/01/201
4

Thu tiền bán phế liệu


5.300.000

3.1.2.1.6.2

Kiểm tra nghiệp vụ chi tiền

Ngày

Nội dung chi

02/01/201
4
03/01/201
4
04/01/201
4

Chi tam ứng đi công tác

Thu lại tạm ứng cho nhân viên 2.100.000
H thừa

Chi tiền mua mực in
Chi tiền mua đồ dùng xưởng

Tk đối Chứng từ
ứng
kiểm tra
711
PT1340

141

PT 1345

Số tiền

TK đối Chứng từ
ứng
kiểm tra
4.000.000 141
PC 1895
120.000 6423
5.500.000 242

PC 1887
PC 2001

3.1.2.1.7.
Đánh giá về tính hiện hữu và có thực của khoản mục tiền mặt qua
thủ tục thay thế
Do các nghiệp vụ phát sinh về tiền mặt là rất lớn, không thể kiểm tra hết, do vậy các
thủ tục thu thập bằng chứng thay thế cho thủ tục kiểm kê ở trên cũng, không cung cấp
giá trị về sự hiện hữu cho tài sản vì kiểm tra các nghiệp vụ thu chi tiền chỉ đảm bảo cho
các khoản mục tiền được hạch toán đúng.
3.1.2.2.
3.1.2.2.1.
211

Khoản mục TSCĐ hữu hình
Bảng tổng hợp số liệu về TSCĐ hữu hình năm 2013


TSCĐ hữu hình
133.166.614.271

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
2112 Máy móc, thiết bị
131.303.724.065
2113 Phương tiện vận tải, truyền
dẫn

1.764.198.388

Trang 19


2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
3.1.2.2.2.

98.691.818
75.236.761.257

Thủ tục kiểm tra tính hiện hữu của tài sản qua việc kiểm kê

Theo bảng trên, TSCĐ hiện hữu có giá trị là 133.166.614.271. Giống như khoản mục
tiền mặt để xác định tính hiện hữu thì cơng việc kiểm kê TSCĐ là bắt buộc..Nó là cơ sở
đối chiếu số dư trên sổ sách kiểm tốn là có thực hay khơng, trong đó biên bản kiểm kê
đáng tin cậy cũng phải dưới sự chứng kiến của kiểm toán viên.
Tại ngày 31/12/2103, doanh nghiệp có tiến hành kiểm kê, nhưng khơng có sự chứng
kiến của kiểm tốn viên M&H, do vậy biên bản kiểm kê không được coi là một bằng

chứng đáng tin cậy. Chính vì vậy kiểm tốn viên khơng có cơ sở để kết luận TSCĐ có
giá trị 133.166.614.271 là hiện hữu và đầy đủ.
Vì TSCĐ hữu hình tlà tài sản mang tính hiện hữu nên các thủ tục kiểm tra bằng các
chứng từ mua bán hay thanh lý cũng không mang lại ý nghĩa cho sự hiện hữu. Có một
thủ tục thay thế được áp dụng đó là phỏng vấn bảo vệ. Tuy nhiên tinh khách quan của
thủ tục này không cao do vậy câu trả lời của nhân viên bảo vệ cũng không được xem là
bằng chứng đáng tin cậy
3.1.2.2.3.

Kiểm tra khấu hao tài sản

Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao
phù hợp với qui định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTCngày 20/10/2009 của Bộ tài
chính về việc ban hành chế độ quản lý , sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích ước tính cho nhóm tài sản như sau:
-

Nhà cửa vật kiến trúc: 6-15 năm
Máy móc thiết bị: 3-12 năm
Thiết bị văn phịng: 3-5 năm
Phương tiện vận tải: 6-7 năm
TSCĐ khác: 3-6 năm

Kiểm toán M&H đã tiến hành tính lại khấu hao và phát hiện ra một số vấn đề sau:
-

3.1.2.2.3.1.1. Chi phí làm nhà kho
Nguyên giá: 296.190.320
Thời điểm đưa vào sử dụng tính khấu hao là 01/09/2005
Số năm sử dụng là 7 năm


Trang 20



×