Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy định báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.54 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP.
II. QUI ĐỊNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
 CÁC MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 ĐỀ CƯƠNG VÀ CÂU HỎI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, THÁNG 12 NĂM 2011
1
PHẦN I
NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1. Đăng ký Địa điểm thực tập và giáo viên hướng dẫn với giáo viên chủ
nhiệm và BCN khoa trước thời gian bắt đầu thực tập 15 ngày (đã thực hiện).
1.2. Liên hệ với giáo viên hướng dẫn để chuẩn đề cương thực tập tốt nghiệp
và đề cương của khoá luận (đối với sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt
nghiệp).
1.3. Thông qua đề cương sơ bộ và hoàn chỉnh đề cương chi tiết của khoá
luận. Sinh viên có thể thay đổi tên đề tài làm khoá luận hoặc địa điểm thực tập
nếu được sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn (có giới hạn thời gian), sự thay
đổi này phải được báo cho khoa bằng văn bản.
1.4. Xin giấy giới thiệu (liên hệ với văn phòng khoa) để xuống điểm thực tập
để tìm hiểu và thu thập số liệu (theo hướng dẫn). Báo cáo tiến độ thực tập và
những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tập tại cơ sở ít nhất 1 lần/tháng
cho giáo viên hướng dẫn. Sinh viên phải có trách nhiệm thực hiện đúng các
qui định về quản lý của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp, cơ quan...), đảm bảo và
duy trì tốt mối quan hệ giữa khoa, nhà trường và đơn vị nơi thực tập.
1.5. Thu thập các thông tin số liệu theo yêu cầu của đề cương thực tập tốt


nghiệp và đề cương khoá luận tốt nghiệp (từ Ban giám đốc, các phòng ban
trong doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan trong DN).
1.6. Hoàn thành chương trình và nội dung thực tập tốt nghiệp đúng thời gian
qui định. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, trình giáo viên hướng dẫn, hoàn
chỉnh báo cáo theo yêu cầu. Báo cáo thực tập phải có nhận xét của đơn vị
thực tập, nhận xét và chữ ký của giáo viên hướng dẫn và tuân thủ theo
hướng dẫn ở phần II.1.
2
1.7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp sau khi hoàn chỉnh theo qui định phải nộp
cho văn phòng khoa 1 ngày sau khi kết thúc thời gian thực tập. Báo cáo thực
tập được chấp nhận khi có đủ các yêu cầu, có xác nhận của cơ sở thực tập,
có nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
1.8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp được bộ môn tổ chức chấm độc lập 02 lần.
Nếu báo cáo không đạt kết quả thì phải thực tập lại trong năm sau, nếu đạt
kết quả theo yêu cầu thì được tiếp tục làm đề tài khoá luận (nếu sinh viên đủ
điều kiện làm khóa luận).
PHẦN II
QUI ĐỊNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
 Báo cáo thực tập được trình bày trung bình từ 40-50 trang, in
một mặt trên khổ giấy A
4
, đóng bằng bìa mềm bọc nilon.
 Hình thức trình bày báo cáo bao gồm những nội dung theo thứ tự
sau
1. Trang bìa (theo mẫu quy định).
2. Nhận xét của cơ sở thực tập (có ký tên đóng dấu của cơ sở thực tập)
đóng vào quyển ở trang 1.
3. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp (theo mẫu
quy định), đóng vào quyển ở trang thứ 2.

4. Nội dung của báo cáo (xắp xếp theo thứ tự sau).
- Danh mục các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ
- Mục lục
- Đặt vấn đề
- Phần I. Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
- Phần II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3
- Phần III. Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kết luận/nhận xét đánh giá
- Tài liệu tham khảo (tiếng việt-tiếng anh)
- Các bảng biểu phụ lục (nếu có).
 Số thứ tự và chữ viết.
* Các phần trong báo cáo thực tập được đánh số bằng hệ thống chữ số A-
rập, các mục, tiểu mục được đánh số bằng các nhóm chữ số, cách nhau một
dấu chấm, trong đó số đầu là tên phần, số thứ hai chỉ thứ tự mục, số thứ 3 là
thứ tự tiểu mục ví dụ (2.1.1 chỉ: phần 2 mục 1, tiểu mục 1).
* Báo cáo thực tập được in trên phông chữ “Vntime” hoặc các kiểu tương
đương, cỡ chữ 13,14; chỉ dùng những kiểu chữ đơn giản, chân phương, giãn
dòng 1.5 lines, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm, lề trên 3,5 cm, lề dưới là 3,0
cm. Các bảng biểu đồ thị, hình vẽ phải đánh số thứ tự (bảng 1, hoặc hình 1)
và phải có đơn vị tính. Tên bảng biểu, đồ thị, hình vẽ phải rõ ràng ngắn gọn,
số liệu trong bảng phải đựơc nói rõ nguồn gốc.
 Cách trích dẫn và xắp xếp tài liệu tham khảo
4.1 Tài liệu tham khảo xắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án
theo thông lệ của từng nước:
- Trích tài liệu tham khảo và số trang của tài kiệu phải được đặt trong
[.] ví dụ tài liệu tham khảo số 5 ở trang 102 thì ghi như sau [5.102] trong báo
cáo tốt nghiệp.
- Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ.

- Tác giả là người Việt nam xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên theo thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên
trước họ.
4
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thông kê thì xếp
vào vần T, Bộ Giáo dục và đào tạo thì xắp xếp vào vần B...
4.2 Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông
tin sau:
- Tên tác giả hay cơ quan ban hành (không có dấu cách)
- Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy đặt trong ngoặc đơn).
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản).
- Nơi xuất bản (dấu chấm đặt cuối tên nhà xuất bản)
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách .... ghi đầy
đủ thông tin sau:
- Tên tác giả, (không có dấu cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bìa báo” (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách. (in nghiêng dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu cách)
- (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy trong ngoặc đơn)
- các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Cần chú ý cách ghi các tài liệu tham khảo nói trên. Nếu tài liệu tham khảo
dài hơn một dòng thì dòng thức 2 nên thụt vào so với dòng thứ nhất khoảng
1 cm để tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. Sau đây là ví dụ một
số tài liệu tham khảo .
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×