Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ban hành Quy định ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và quản lý bài thi kết thúc học phần trình độ cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.43 KB, 14 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Số 536 /QĐ - TCQTKD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hưng Yên, ngày 13 tháng 08 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và quản lý bài thi kết thúc
học phần trình độ cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Căn cứ Quyết định số 6584/QĐ - BGD&ĐT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị
kinh doanh thuộc Bộ Tài Chính;
Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng theo hệ thống tín chỉ;
Căn cứ Quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được
Ban hành theo quyết định số 545/2010/QĐ – TCQTKD ngày 21 tháng 07 năm
2010 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh;
Căn cứ tình hình thực tế chức triển khai Quy định trong những năm học vừa
qua;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành Quy định về ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và quản lý bài
thi kết thúc học phần trình độ cao đẳng, hệ chính quy theo hệ thống tín tín chỉ.
Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 834 ngày 02/10/2009 và có
hiệu lực kể từ năm học 2012 - 2013. Các ông (bà) Trưởng các Phòng, Khoa, Bộ
môn và sinh viên cao đẳng hệ chính quy trong trường chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.


HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận: (Đã ký)
- Ban Giám Hiệu;
- Như điều 2;
- Lưu: + Văn thư;
+ Phòng KT&QLCL.
TS. Đỗ Thị Thanh Vân
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Về ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi và quản lý bài thi kết thúc học phần
cao đẳng hệ chính quy tho hệ thống tín chỉ
(Ban hành theo Quyết định số 536 ngày 13 tháng 08 năm 2012 của Hiệu trưởng
trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh)
I. RA ĐỀ THI, SAO IN, GIAO ĐỀ THI VÀ QUẢN LÝ ĐỀ THI
1. Ra đề thi
- Đề thi do giảng viên dạy học phần đó hoặc do những giảng viên có cùng
chuyên môn biên soạn, hoặc lấy từ Ngân hàng đề thi tự luận hay Bộ đề thi trắc
nghiệm của trường.
- Căn cứ vào kế hoạch thi học phần của Nhà trường, trưởng Khoa, Bộ môn
cử giảng viên ra đề và có trách nhiệm đề xuất với Nhà trường lựa chọn hình thức
thi (tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, thực hành) và tính chất đề thi (cho tham khảo tài
liệu hoặc không được tham khảo tài liệu). Đối với hình thức thi tự luận là 5 đề/ 1
ca thi (nếu học phần đó chưa có Ngân hàng đề thi hay Bộ đề thi trắc nghiệm của
trường), theo hình thức thi vấn đáp, thực hành số lượng đề thi thấp nhất bằng 50%
tổng số tiết giảng của học phần và mỗi phòng thi phải có 2 giảng viên cùng hỏi

sinh viên, các bài thi do 2 giảng viên chấm.
- Đề thi phải có nội dung tương ứng với thời gian làm bài và phù hợp với nội
dung, trình độ của sinh viên và thời lượng môn học.
+ Hình thức thi dạng tự luận: Học phần có từ 3 tín chỉ trở xuống có thời gian
thi từ 60 đến 90 phút; Học phần có từ 4 tín chỉ trở lên có thời gian thi là 120 phút.
+ Hình thức thi viết dưới dạng trắc nghiệm có thời gian thi từ 45 phút hoặc
60 phút.
+ Hình thức thi trên máy vi tính dưới dạng trắc nghiệm có thời gian thi từ 20
phút hoặc 30 phút.
+ Hình thức thi vấn đáp, chỉ gọi vào phòng thi một đợt tối đa 5 sinh viên.
Sinh viên chọn câu hỏi qua bốc thăm và có 15 phút chuẩn bị để trả lời. Thời gian
thi vấn đáp tối đa là 15 phút cho mỗi sinh viên (ngoài thời gian chuẩn bị)
+ Hình thức thi thực hành, thời gian thi từ 15 đến 45 phút.
- Mỗi đề thi phải kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết từ 0,25 điểm đến
0,5 điểm tùy thuộc vào từng môn học, được chế bản vi tính sạch sẽ, rõ ràng.
2. Quản lý đề thi và nộp đề thi
- Các đề thi kết thúc phải được kiểm duyệt qua lãnh đạo khoa, bộ môn rồi
nộp cho phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng chậm nhất trước 3 ngày sau khi kết
thúc đợt học (nếu học phần chưa có Ngân hàng đề thi tự luận hay Bộ đề thi trắc
nghiệm). Ban giám hiệu sẽ lựa chọn đề thi kết thúc học phần hoặc ủy quyền cho
một số lãnh đạo phòng, khoa, bộ môn lựa chọn.
- Mỗi một đề thi, đáp án phải được niêm phong trong từng phong bì có ghi
rõ thông tin trên phong bì (môn thi sử dụng cho khóa, lớp; số thứ tự đề, đáp án;
Khoa, Bộ môn) và có chữ ký xác nhận niêm phong.
- Ngân hàng đề thi tự luận hay Bộ đề thi trắc nghiệm do Khoa, Bộ môn xây
dựng. Sau khi được hội đồng khoa học nghiệm thu, ngân hàng đề thi tự luận hay
Bộ đề thi trắc nghiệm được lập và lưu tại phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng.
- Các đề thi sau khi nộp cho phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng được bảo
quản, lưu trữ theo chế độ bảo mật.
3. Công tác sao in đề thi

Nhà trường giao cho phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng là đầu mối nhân
bản, phô tô đề thi kết thúc học phần theo kế hoạch thi. Số lượng đề thi được đóng
vào túi đựng đề thi theo danh sách sinh viên dự thi, có chữ ký, dán niêm phong và
đóng dấu niêm phong.
Việc sao in đề thi và quản lý đề thi phải đảm bảo theo đúng chế độ bảo mật
quy định.
II. TỔ CHỨC THI
Trong từng đợt thi kết thúc học phần, Nhà trường sẽ thành lập Ban chỉ đạo
kỳ thi để tổ chức và chỉ đạo kỳ thi. Thành phần Ban chỉ đạo kỳ thi bao gồm:
- Đại diện Ban Giám Hiệu – Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo chung kỳ thi.
- Trưởng phòng (hoặc Phó trưởng phòng) Khảo thí và Quản lý chất lượng –
Phó Trưởng ban thường trực, có nhiệm vụ lập danh sách và phân công cán bộ coi
thi; chuẩn bị đề thi; chuẩn bị túi đựng bài thi, giấy thi và các giấy tờ khác liên
quan; giám sát thi; tổ chức thu bài thi.
- Đại diện lãnh đạo Khoa, Bộ môn (hoặc Phó trưởng khoa, Bộ môn) – Phó
trưởng ban, có nhiệm phối hợp cùng lãnh đạo phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng tổ chức thi và xử lý đề thi (nếu có sai sót)
- Cán bộ coi thi, phục vụ thi khác có nhiệm vụ thực hiện công tác coi thi,
phục vụ thi.
- Thư ký, giám sát là cán bộ phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng có trách
nhiệm giúp việc cho ban chỉ đạo, giám sát, thu bài thi và thanh toán tiền coi thi.
1. Trách nhiệm Ban chỉ đạo
Tổ chức và chỉ đạo kỳ thi kết thúc học phần nghiêm túc, chính xác và đảm
bảo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Nhà trường.
2. Trách nhiệm của phòng Quản lý đào tạo
- Tiếp nhận điểm chuyên cần, điểm hệ số từ các giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch thi và gửi kế hoạch thi đến phòng Khảo thí và Quản lý
chất lượng, các Khoa, Bộ môn và các đơn vị có liên quan, đồng thời thông báo đến
sinh viên chậm nhất 15 ngày trước kỳ thi (thông báo trên bản tin và trang Web của
trường).

- Lập danh sách sinh viên dự thi (ca thi, số lượng danh sách, địa điểm thi) và
chuyển danh sách này đến phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng chậm nhất là 10
ngày trước kỳ thi.
3. Trách nhiệm của phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
- Căn cứ danh sách sinh viên dự thi nhận từ phòng Quản lý đào tạo, danh
sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi từ giảng viên trực tiếp giảng dạy và danh
sách sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí và các khoản nộp khác từ phòng
Tài chính – Kế toán để quyết định chính thức danh sách sinh viên đủ điều kiện thi
kết thúc học phần.
- Thông báo số lượng cán bộ coi thi đến các Khoa, Bộ môn và các đơn vị có
liên quan.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi bao gồm: Phòng thi, giấy thi, giấy
nháp, biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế, giấy cam đoan, túi đựng bài thi.
- Tạm ứng tiền để thanh toán cho cán bộ coi thi, thanh toán ngay sau khi kết
thúc buổi thi.
- Thu bài thi học phần, bảo quản bài thi.
- Sau mỗi đợt thi, lập báo cáo tổng hợp gửi Ban giám hiệu để chỉ đạo giải
quyết (nếu có)
4. Trách nhiệm của Khoa, Bộ môn
- Đại diện lãnh đạo Khoa, Bộ môn trực tiếp tham gia điều hành thi học phần
môn học mà Khoa, Bộ môn phụ trách.
- Có trách nhiệm lập danh sách cán bộ coi thi gửi về phòng Khảo thí và
Quản lý chất lượng trước kỳ thi và thông báo kịp thời đến cán bộ, giảng viên thuộc
phạm vi quản lý của mình về lịch thi và danh sách cán bộ coi thi.
- Chịu trách nhiệm ra đề thi các môn học do Khoa, Bộ môn quản lý theo
đúng yêu cầu của đề cương môn học và theo quy định của phần 1.
5. Trách nhiệm của Cán bộ coi thi
- Cán bộ coi thi phải là giảng viên hoặc cán bộ của các Khoa, Bộ môn,
Phòng thuộc trường có trình độ thấp nhất là cao đẳng.
- Cán bộ coi thi phải có mặt tại Phòng chỉ đạo thi ít nhất 15 phút trước giờ

bắt đầu thi để nghe phổ biến nội quy thi, nhận danh sách dự thi, giấy thi, giấy nháp,
biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế, giấy cam đoan và đề thi.
- Tại phòng thi, cán bộ coi thi phải đánh số báo danh sinh viên dự thi theo
danh sách dự thi và theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban chỉ đạo, tuyệt đối không để
sinh viên tự ý sắp chỗ ngồi phòng thi, phải kiểm tra thẻ sinh viên để đối chiếu với
danh sách dự thi và gạch tên những sinh viên vắng thi, tuyệt đối không tự ý ghi
thêm tên sinh viên vào danh sách dự thi.
- Những trường hợp thiếu thủ tục dự thi (thẻ sinh viên hoặc giấy tờ tuỳ thân
có ảnh), sinh viên phải làm giấy cam đoan và có xác nhận của cán bộ coi thi (giấy
cam đoan cho vào túi đựng bài thi)
- Tuân thủ về thời gian thi (mở đề, làm bài, thu bài) đã quy định cho từng
môn thi.

×