Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phương pháp xác định tác động của thông tin kịp thời lên hoạt động của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.73 KB, 15 trang )

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN KỊP THỜI
LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
Thông tin đưa ra bởi hệ thống ERP gọi theo thuật ngữ là thông tin JIT (Just in
time) vì nó cung cấp đúng thời gian, đúng địa điểm với lãng phí thấp nhất. Cấu trúc
thông tin JIT được định nghĩa, mô tả và có cả một thang đo. Mô hình hiệu quả của
thông tin JIT được đề xuất và đánh giá bằng phương pháp mô hình hóa phương
trình cấu trúc. Kết quả cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu: (1) Chiến lược
chuỗi cung ứng ảnh hưởng tích cực lên thông tin JIT, (2) thông tin JIT ảnh hưởng
trực tiếp lên cả logistics và hiệu quả doanh nghiệp và (3) hiệu quả logistic ảnh
hưởng trực tiếp lên hiệu quả doanh nghiệp.
Keywords: hệ thống JIT, hệ thống thông tin, quản lý chuỗi cung ứng, mô hình
phương trình cấu trúc.
1. Giới thiệu
Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược quản lý chuỗi cung ứng (SCMS) đang
thiết lập hệ thống thông tin hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) như một
phần của cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng. Khi thực hiện thành công, hệ thống ERP
cung cấp thông tin JIT cơ bản về vận hành, chiến thuật, chiến lược cho những đối
tác trong chuỗi cung ứng. Mục đích của nghiên cứu này là để gọi những thông tin
được cung cấp bởi hệ thống ERP trong thời gian thực (real-time), liên tục như là
một JIT-Information (JIT-I), bởi vì những thông tin có chất lượng được tạo ra sẵn
sàng cho người sử dụng với đúng số lượng, đúng chỗ, đúng thời điểm; và bởi vì hệ
thống ERP được thiết kế để xóa bỏ lãng phí của qui trình tạo ra thông tin.
Mục đích của nghiên cứu này là để tìm hiểu ảnh hưởng của SCMS lên JIT-I và
JIT-I lên hiệu quả logistic và hiệu quả của doanh nghiệp. Liệu thông tin trong thời
gian thực và liền mạch có được từ hệ thống ERP có cải thiện hiệu quả logistic và
hiệu quả doanh nghiệp như mong đợi? Chúng ta mô hình hóa hiệu quả JIT-I bằng
các điều kiện sau:
1. SCMS như là 1 tiền đề của JIT-I
2. JIT-I ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả chuỗi cung ứng
3. Hiệu quả logistic ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả của doanh nghiệp
4. JIT-I ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả của doanh nghiệp.


Sử dụng phương pháp thông tin hai chiều truyền thống, dữ liệu được thu thập từ
142 nhà sản xuất, những người làm việc chủ yếu ở nhà máy và quản lý sản xuất để
dùng đánh giá mô hình thử nghiệm.
Một bài đánh giá và thảo luận giả thiết nghiên cứu sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu này sẽ được trình bày ở bảng mô tả
đánh giá kết quả theo thang đo và kết quả mô hình hóa phương trình có cấu trúc.
Cuối cùng phần kết luận gồm những thảo luận về đóng góp của nghiên cứu này,
giới hạn của nghiên cứu, đề xuất tiếp theo cho những nghiên cứu liên quan và gợi ý
cho các hiệu quả thực tiễn của nhà quả lý.
2. Xem xét tài liệu và giả thuyết
Theo Vokurka và Lummus (2000), chi phí thấp, chất lượng cao và khả năng đáp
ứng cải tiến là 3 chiến lược cấp bách bao trùm cả thế kỷ rồi.Vokurka và Lummus
(2000), hơn nữa, mô tả làm cách nào để thông qua triết lý JIT và thực tiễn có thể
cân bằng những chiến lược này trong chuỗi cung ứng. Wisner et al. (2005, p.208)
mô tả JIT như là triết lý “giải quyết vấn đề liên tục để loại trừ lãng phí” Dave et al.
(1992, p. 655) mở rộng định nghĩa để bao gồm thêm “tận dụng tối đa người,
phương tiện, vật liệu và bộ phận”.
Vì thế, chiến lược JIT tập trung loại trừ lãng phí và tận dụng tối đa nguồn lực.
Dù cho JIT ban đầu được tập trung trong chức năng sản xuất trong nhà máy, nhưng
nó được mở rộng để bao gồm cả chức năng sản xuất, mua hàng, và bán hàng
(Claycomb et al. 1999b, Green and Inman 2005). Olhager (2002) và Vokurka và
Lummus (2002) nhấn mạnh rằng sự mở rộng đối với bên ngoài của triết lý JIT bao
gồm cả nhà cung cấp và khách hàng đòi hỏi thông tin phải được chia sẻ rộng mở đối
với những thành viên của chuỗi. Claycomb et al. (1999b) đi xa hơn khi tuyên bố
rằng “JIT tích hợp chức năng marketing, phân phối, dịch vụ khách hàng, mua hàng
của tổng thể supply chain vào trong một qui trịnh có thể kiểm soát được”.
Siau và Tian (2004) đã mô tả ba thế hệ của hệ thống ERP. Thế hệ đầu tiên tập
trung vào từng công ty đơn lẻ, áp dụng chỉ trên một lĩnh vực. Thế hệ thứ hai mở
rộng hệ thống để áp dụng vào nhiều lĩnh vực của một doanh nghiệp. Thế hệ thứ ba
áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong nhiều doanh nghiệp. Với thế hệ ba, việc tập trung

hiệu quả nội bộ được chuyển sang tích hợp và kết hợp nhiều doanh nghiệp trong
chuỗi cung ứng (Siau và Tian 2004). Hệ thống ERP thế hệ thứ ba là khởi đầu cho
quản trị chuỗi cung ứng thành công (Vokurka va Lummus 2000, Siau và Tian 2004)
bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho yêu cầu chia sẻ thông tin trong suốt
chuỗi cung ứng tổng thể. Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng yêu cầu các tổ chức
trong chuỗi cung ứng phải chia sẽ thông tin cởi mở với nhau, với cả nhà cung cấp
và khách hàng (Morash va Clinton 1997, Vokurka và Lummus 2000, Mentzer et al.
2001).
Hệ thống ERP được thiết kế và thực thi thành công giúp cung cấp thông tin vận
hành, chiến thuật, chiến lược đến với tất cả thành viên của chuỗi cung ứng (Morash
và Clinton 1997, Siau và Tian 2004). Rajagopal (2002) mô tả một cách thông minh
giá trị của hệ thống ERP thông qua chức năng cung cấp “một thông tin duy nhất”
cho toàn bộ thành viên chuỗi cung ứng. “Một thông tin duy nhất” này được truy cập
thông suốt (SiauandTian2004) theo thời gian thực (Gefen và Ragowskyrik 2005).
Sự cạnh tranh ở cấp độ chuỗi cung ứng đòi hỏi việc cộng tác của tất cả các đối tác
trong chuỗi. Thông tin về vận hành, chiến thuật và chiến lược được truy cập thông
suốt theo thời gian thực cho phép kết nối “end to end” theo mong muốn
(Rajagopal2002).
Đặc tính xuyên suốt và theo thời gian thực của hệ thống ERP thế hệ thứ ba hỗ
trợ việc dự báo thông tin có chất lượng cho các đối tác trong chuỗi cung ứng, theo
đúng hình thức, đúng địa điểm và đúng thời điểm. Khi có nhu cầu về thông tin, nó
không đòi hỏi phải làm việc theo từng khách hàng, điều mà hay gây ra trễ và sai biệt
thời điểm, mà là làm việc thông qua nhiều hệ thống thông tin của các nhà bán lẻ,
của các nhà bán buôn, nhà sản xuất, nhà cung cấp (Cigolini etal.2004). Ngày nay,
thông tin khách hàng được nhập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của chuỗi cung ứng và
tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đều có thể truy cập được.
Triết lý JIT đòi hỏi lãng phí phải được loại bỏ một cách triệt để bằng tất cả biện
pháp xử lý của chuỗi cung ứng (VokurkaandLummus 2000). Cigolini et al (2004)
đã chỉ ra rằng, hệ thống ERP thế hệ thứ ba được phát triển và thiết kế để loại bỏ sự
trì hoãn và sai biệt về mặt thời gian. Nó giữ vững lí lẽ sau đó là thông tin được cung

cấp bởi hệ thống ERP có thể được dán nhãn là JIT-Information. Hệ thống này xóa
bỏ những lãng phí từ quá trình tạo ra thông tin trong chuỗn cung ứng và cung cấp
thông tin chất lượng trên nền tảng JIT (đúng cách thức, đúng nơi, đúng thời điểm).
2.1Xây dựng các định nghĩa
Wisner(2003,p.7) mô tả một chiến lược quản trị chuỗi cung ứng là “mối liên
kết lý tưởng của tập trung nội bộ, sự hoàn thiện, và năng lực định hướng khách
hàng/nhà cung cấp thành công thông qua các thành viên của chuỗi cung ứng”.
Mục tiêu của một chiến lược như vậy là để cung cấp cho khách hàng cuối cùng
của chuỗi cung ứng số lượng và chất lượng hàng hóa/dịch vụ vào một thời điểm
chính xác theo khách hàng mong muốn.
Hệ thống ERP được hoàn thiện với mục tiêu chính cung cấp thông tin JIT
cho các đối tác trong chuỗi cung ứng. Thông tin JIT vì thế được định nghĩa như
thông tin được cung cấp bởi hệ thống ERP, được chia sẻ liên tục giữa các nhà
sản xuất, nhà cung cấp, khách hàng theo thời gian thực trong suốt toàn bộ chiều
dài của chuỗi cung ứng (Vokurka and Lummus 2000, Olhager 2002, Rajagopal
2002, Wisner 2003). Hiệu quả Logistics thu hút sự đo lường của hiệu quả bên
ngoài (nhà sản xuất, nhà cung cấp). Doanh nghiệp hiệu quả trong chuỗi cung
ứng hiệu quả cao biểu lộ cấp độ cao của hiệu quả logistics (Bowersox et al.
2000). Hiệu quả Logistics kết hợp dịch vụ khách hàng, chất lượng và hiệu quả
có liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng (Bowersox et al.
2000).
Hiệu quả tổ chức bao gồm cả hiệu quả tài chính và marketing tại mức độ của
doanh nghiệp (Green và Inman 2005). Hiệu quả tài chính tập trung vào lợi
nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp, lợi nhận trên doanh thu, và lợi nhuận
so với đối thủ cạnh tranh. Hiệu quả marketing so sánh sản lượng, mức độ tăng
trưởng và thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
2.2 Giả thuyết:
Những nhà quản trị hàng đầu của tổ chức sản xuất hoa kỳ tin rằng quản trị
chuỗi cung ứng là then chốt dẫn đến thành công cho tổ chức cá nhân của họ
(Patterson et al. 2004). Quản trị chuỗi cung ứng thành công đòi hỏi tích hợp có

ý nghĩa của tất cả đối tác trong chuỗi cung ứng (Ho et al. 2002, siau và Tian
2004), và sự tích hợp này được khả thi với thông tin được cung cấp trên nền
tảng JIT – đúng thời điểm (Vokurka và Lummus 2000, Rajagopal 2002).
Patterson et al. (2004, p.6) đi xa hơn khi mô tả công nghệ thông tin là “điểm
then chốt của quản trị chuỗi cung ứng hiện đại”. Doanh nghiệp kế thừa chiến
lược quản trị chuỗi cung ứng cần phải phát triển hệ thống thông tin khả thi.
H1: Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ với sự phát triển
của thông tin đúng thời điểm.
Kết quả làm việc thực tiễn của Claycomb et al. (1999b) ám chỉ về liên kết
giữa thực hiện hệ thống JIT tổng thể và hiệu quả logistic. Họ thấy rằng những
doanh nghiệp đang thực hiện JIT-purchasing, JIT-production, JIT-selling như là
một chiến lược tích hợp đã hạn chế mức độ tồn kho (liên quan đến logistics) bên
ngoài. JIT-information như mô tả tạo điều kiện cho sự cộng tác cần thiết này và
tích hợp kết quả trong cải tiến hiệu quả logistics. Lý thuyết 2 dưới đây là chứng
minh về mặt lý thuyết và bằng chứng thực tế.
H2: Thông tin đúng thời điểm liên kết chặt chẽ với hiệu quả Logistics
Chiến lược tổ chức - hỗ trợ chiến lược chuỗi cung ứng - nên tăng cường vị
thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng để từ đó lần lượt nâng cao hiệu quả của từng
thành viên chuỗi cung ứng. Mặc dù chưa tìm thấy phương pháp nào để đo
lường kiểm tra hiệu quả chuỗi cung ứng, nhưng hiệu quả logistics tập trung bên
ngoài chức năng sản xuất trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng,
và như Bowersox et. al. (2000) mô tả về mối quan hệ này, hiệu quả logistic
phản ánh tính ưu việt của chuỗi cung ứng. Căn cứ vào thuyết biện minh, giả
thiết 3 được định nghĩa như sau:
H3: Hiệu quả logistics liên kết chặt chẽ với hiệu quả tổ chức.
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning: Quản lý nguồn lực doanh
nghiệp) cho ra thông tin tích hợp không giới hạn luôn có sẵn với thời gian thực
cho các thành viên chuỗi cung ứng. Thông tin không giới hạn, tích hợp, trong
thời gian thực này hỗ trợ trong việc ra quyết định mức độ hiệu quả, chiến thuật
và chiến lược. Hệ thống ERP được thiết kế để loại trừ liên kết lãng phí với việc

triển khai trong nội bộ và sự dịch chuyển dòng thông tin liên tục từ tổ chức đến
tổ chức thông qua chuỗi cung ứng. Hệ thống ERP chủ yếu cung cấp thông tin
dựa trên nền tảng JIT. Trong khi JIT-I chưa được nghiên cứu một cách cụ thể,
thì người ta đã tìm ra phương thức JIT-chiến lược, JIT-sản xuất, JIT-thu mua
và JIT-bán hàng, để cải thiện hiệu quả tổ chức (Inman va Mehra 1993, Germain
và Droge 1997, Germain và Droge 1998, Claycomb et al. 1999a, b. Brox và
Fader 2002, Kinney và Wempe 2002, Green và Inman 2005).
Cho rằng những gì lãng phí đã được loại trừ khỏi quy trình tổng hợp thông
tin trong chuỗi cung ứng, Stratman và Roth (2002) giả thuyết rằng khả năng của
ERP là bước mở đầu để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Chúng nhận dạng thêm
sự tích hợp với nhà cung cấp và khách hàng thông qua lợi ích của JIT-I, đó là sự
đo lường hiệu quả cải thiện kinh doanh. Những lợi ích khác của việc thực thi
ERP là giảm chi phí hiệu quả trực tiếp, giảm lượng tồn kho và cải thiện quản lý
dòng tiền mặt (Mabert et al. 2003), nâng cao sự kết hợp chức năng chéo
(Rajagopal 2002), kết quả quản lý tồn kho tốt hơn thông qua thúc đẩy sự tích
hợp, kết hợp, và cộng tác bằng thông tin có ích (Vokurka và Lummus 2000),
phản ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng bằng các thông tin
chính xác và đúng lúc (Cigolini et al. 2004), và tiết kiệm chi phí nội bộ ở những
khu vực chức năng như nhà kho, sản xuất, tính toán sổ sách thông qua công
nghệ thông tin (Patterson et al. 2004). Những minh chứng thực tiễn này hình
thành thuyết số 4.
H4: thông tin đúng thời điểm liên kết chặt chẽ với hiểu quả tổ chức.
3. Phương pháp luận
Tiến hành cuộc khảo sát những nhà quản lý nhà máy và điều hành đang làm
việc cho những nhà sản xuất lớn của Mỹ, những người đang sử dụng quy trình
truyền thống lúc đầu và thủ tục thư từ theo dõi. Những nhà quản lý nhà máy và
điều hành được nhắm đến do kiến thức riêng có liên quan đến sản xuất, thu mua,
bán hàng và hiểu biết về thông tin liên quan đến những quá trình trong tổ chức
của họ. Trong số 1,600 gói thứ, có 18 gói bị trả về do địa chỉ không rõ ràng.
Ngoài ra, 121 mẫu “không có người nhận” đã được trả về. Trong 142 nhà sản

xuất, chỉ có 9.7% là phản hồi. Tất cả những người phản hồi chỉ ra rằng họ làm
việc cho tổ chức sản xuất. 62% những người phản hồi là nhà quản lý nhà máy
hoặc điều hành. Thêm 15% là phụ trách thu mua và quản lý tồn kho. 19 mã phân
loại tiêu chuẩn sản xuất SIC (Standard Industrial Classification) code được nhận
diện. Những người phản hồi có mặt ở 33 quốc gia khác nhau.
Tỷ lệ phản hồi này không phài là điển hình trong nghiên cứu công nghiệp
(Harmon et al. 2002). Tỉ lệ phản hồi được báo cáo ở những hoàn cảnh khác là:
7.5% (Nahm et al. 2003, Nahm et al. 2004), 9.6% (Mabert el at. 2003), 10.8%
(Harmon et al. 2002), và 6.7% (Tan et al. 2002). Mặc dù các nhà quản lý sản
xuất là nguồn cung cấp tốt nhất các thông tin liên quan đến quản lý chuỗi cung
ứng, nhưng họ thường chịu áp lực về thời gian và nguồn thông tin gấp rút.
Xu hướng không hồi đáp được đánh giá là do sử dụng cách tiếp cận chung
được mô tả bởi Lambert và Harrrington (1990), trong đó so sánh giữa những
người phản hồi sớm và trễ. 54% (77) số người được điều tra phản hồi sớm và
46% (65) phản hồi trễ. Sự so sánh các phương thức của các biến thay đổi và tỉ lệ
cho hai nhóm dẫn đến sử dụng một cách ANOVA. Với một ngoại lệ, sự so sánh
dẫn đến sự khác biệt không quan trọng. Sự ngoại lệ cho một vấn đề trong mức
hiệu quả logistics đã được loại trừ cơ bản trong quá trình đánh giá một chiều.
Bởi vì không phản hồi được xem là phản hồi chậm (Armstrong và Overton
1977), nên sự cân bằng giữ phản hồi sớm và chậm ủng hộ kết luận không phản
hồi không phải là vấn đề quan tâm chính nhân tố tổng quát có thể giải thích
điểm chính của toàn biến thay đổi (Podsakoff và Organ 1986). Kết quả việc
phân tích nhân tố cho ra sáu nhân tố, khi kết hợp cho ra được 73% toàn bộ biến
thay đổi. Trong nhân tố đầu tiên tính ra được 33% toàn bộ biến thay đổi, nó
không tính cho điểm chính của biến thay đổi. Căn cứ vào các kết quả này, các
vấn đề liên kết với các phương thức chung có xu hướng không quan trọng.
4. Kết quả
4.1 Sự đo lường các khái niệm
Bởi vì JIT-I chưa được đo lường trước đây, nên nó cần triển khai mức độ hai
nhân tố, nhiều vấn đề mới. 17 vấn đề được triển khai từ sự phân tích cẩn thận

của các tài liệu liên quan. 8 vấn đề đầu tiên tập trung vào đặc tính liên tục, thời
gian thực của JIT-I và được phát triển từ các mô tả của Vokurka và Lummus
(2000). 9 vấn đề sau tập trung vào đặc tính tích hợp của JIT-I và có được từ quá
trình làm việc của Wisner (2003), Olhager (2002), Freeland (1991) và
Rajagopal (2002). Mức độ 12 vấn đề triển khai bởi Winser (2003) được dùng để
đo lường chiến lược quản lý chuỗi cung ứng. Những người phản hồi được đặt
câu hỏi để chỉ ra sự quan trọng của từng hạng mục trong danh sách những gì
liên quan đến nỗ lực trong chuỗi cung ứng của tổ chức của họ. Hiệu quả
logistics được đo lường bắng cách sử dụng thước đo 13 vấn đề được phát triển
bởi Bowersox et al. (2000). Những người phản hồi được hỏi để đưa ra tỉ lệ giữa
hiệu quả tổ chức họ so với các đối thủ theo thang đo hiệu quả liên quan đến
dịch vụ khách hàng, quản lý chi phí, chất lượng, năng suất và thang đo đánh giá
hiệu quả quản lý. Mức độ hai nhân tố, hiệu quả tổ chức 7 vấn đề được sử dụng
trước đây (Green và Inman 2005) đánh giá cả hiệu quả của tài chính và kế toán
của tổ chức.
Mức độ đánh giá chất lượng phải thể hiện giá trị, một chiều, giá trị cá biệt,
giá trị hội tụ và giá trị đoán trước. Từ SCMS, hiệu quả chuỗi cung ứng và mức
độ hiệu quả chuỗi cung ứng được đưa ra trực tiếp từ nghiên cứu trước đó
(Bowersox et al. 2000, Winser 2003, Green and Inman 2005), nội dung đã được
thừa nhận.
Tính một chiều được đánh giá bằng cách dùng sự phân tích nhân tố để chứng
thực được đề xuất bởi Gerbing và Anderson (1988), sự định rõ trước của thông
tin đúng thời điểm, chiến lược chuỗi cung ứng, và mức độ hiệu quả logistics là
cần thiết để đạt hiệu quả đa chiều. Thông tin đúng thời điểm được đánh giá bởi
mức độ 2 nhân tố và sau đó giảm xuống 9 vấn đề, mức độ chiến lược chuỗi
cung ứng được giảm từ 13 xuống 7 vấn đề và mức độ hiệu quả logistic giảm từ
13 xuống 6 vấn đề. Quy mô hiệu quả tổ chức được đánh giá là một quy mô 2
yếu tố (Green and Inman 2005). Nói chung, những mục với hệ số tiêu chuẩn ít
hơn 0.70 và những mục góp phần vào tiêu chuẩn hoá phần dư với giá trị lớn
hơn 3.00 hoặc nhỏ hơn 3.00 sẽ bị xoá (Raykov and Marcoulides 2000). Những

quy mô và yếu tố mang lại giá trị Goodness-of-fit index (GFI) hơn 0.90 (Ahire
et al. 1996), non-normed-fit index (NNFI) và giá trị comparative-fit index lớn
hơn 0.90 (Garver and Mentzer 1999) và giá trị root mean square error of
approximation (RMSEA) giữa 0.05 và 0.08 (Garver and Mentzer 1999), thể
hiện không có chiều sâu. Các mục còn lại sau khi xác định lại được thể hiện
trong bảng 1.
Alpha and construct-reliability values greater than or equal to 0.70 and a
variance-extracted measure of 0.50 or greater indicate sufficient scale or factor
reliability (Garver and Mentzer 1999). The alpha, construct- reliability, and
variance-extracted values for each of the re-specified scales and factors
exceeded the recom- mended values indicating sufficient reliability.
Bảng 1: Các mục đo lường
Thông tin JIT
Xin cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với mỗi câu (1 - hoàn toàn
không đồng ý, 7 - hoàn toàn đồng ý)
1. Chúng tôi có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách
chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp của chúng tôi.
2. Các luồng thông tin liên tục giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng
trong chuỗi cung ứng của chúng tôi.
3. Chúng tôi công khai chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp và khách hàng
của chúng tôi.
4. Nhà cung cấp và khách hàng của chúng tôi chia sẻ thông tin một cách công
khai với chúng tôi.
5. Các thông tin được chia sẻ bởi những người tham gia (nhà cung cấp, nhà sản
xuất và khách hàng) trong chuỗi cung ứng của chúng tôi là có sẵn trên cơ sở
thời gian thực.
6. Khách hàng của chúng tôi làm cho chúng tôi thấy được thông tin hàng tồn
kho, bán hàng theo thời gian thực.
7. Thông tin tồn kho và bán hàng của khách hàng cho phép chúng tôi nhanh
chóng bổ sung lượng tồn kho của khách hàng với số lượng chính xác tại thời

điểm chính xác.
8. Thông tin bóp méo được giảm thiểu tối đa trong suốt chuỗi cung ứng của
chúng tôi thông qua việc truyền thông tin nhanh chóng, thường xuyên và
chính xác giữa các thành viên của chuỗi cung ứng.
Như một phần của nỗ lực quản lý chuỗi cung ứng, chúng tôi đã làm việc để phát
triển hệ thống thông tin phù hợp với hệ thống của nhà cung cấp và khách hàng.
Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng
Xin cho biết tầm quan trọng của từng vấn đề / mối quan tâm sau những nỗ lực
quản lý chuỗi cung ứng của tổ chức (1 - tầm quan trọng thấp, 7 - tầm quan
trọng cao)
1. Giảm thời gian phản hồi trên toàn chuỗi cung ứng.
2. Tìm kiếm những cách thức mới để tích hợp các hiệu quả SCM.
3. Tạo ra mức tin tưởng cao hơn trong suốt chuỗi cung ứng.
4. Xác định và tham gia vào những chuỗi cung ứng bổ sung.
5. Thiết lập liên lạc thường xuyên hơn với các thành viên chuỗi cung ứng.
6. Lôi kéo tất cả thành viên chuỗi cung ứng vào kế hoạch tiếp thị sản phẩm /
dịch vụ của công ty bạn.
7. Truyền đạt những chiến lược tương lai của công ty bạn đến những nhà cung
cấp.
Hiệu suất tổ chức
Xin đánh giá hiệu suất tổ chức của bạn trong từng phần dưới đây so với mức
trung bình ngành (1 – dưới trung bình ngành, 2 – trên trung bình ngành)
1. Lợi nhuận trung bình trên vốn đầu tư hơn ba năm qua.
2. Lợi nhuận bình quân trong ba năm qua.
3. Tăng trưởng lợi nhuận trong ba năm qua.
4. Lợi nhuận trung bình trên bán hàng trong ba năm qua.
5. Tăng trưởng thị phần trung bình trong ba năm qua.
6. Khối lượng bán hàng trung bình tăng trưởng trong ba năm qua.
7. Doanh số bán hàng trung bình (bằng đô la) tăng trưởng trong ba năm qua.
Hiệu suất Logistic

Vui lòng đánh giá hiệu suất của công ty bạn trong từng lĩnh vực sau đây so với
hiệu suất của đối thủ cạnh tranh của bạn (1 - kém hơn nhiều so với đối thủ
cạnh tranh, 7 - tốt hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh).
1. Sự hài lòng của khách hàng.
2. Tốc độ giao hàng.
3. Độ tin cậy của giao hàng
4. Độ đáp ứng.
5. Linh hoạt trong giao hàng
6. Khả năng điền đơn đặt hàng.
Bảng 2: Thống kê mô tả và độ tương quan
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01
Giá trị hội tụ được đánh giá bằng cách sử dụng hệ số normed-fit index theo
khuyến cáo của Ahire et al. (1996) với giá trị lớn hơn 0.90 cho thấy hiệu lực
mạnh. NFI cho từng quy mô vượt quá mức 0.90 cho thấy giá trị hội tụ. Giá trị
cá biệt dùng một thử nghiệm chi-square cho các cặp quy mô đang được xem
xét, với một sự khác biệt ý nghĩa thống kê chi-squares (Ahire et al. 1996,
Gerbing and Anderson 1988, Garver and Mentzer 1999). Tất cả các cặp của quy
mô nghiên cứu đã phải chịu kiểm tra sự khác biệt chi-squares với mỗi cặp đưa
ra một sự khác biệt ý nghĩa thống kê cho thấy giá trị cá biệt. Giá trị ước lượng
được đánh giá bằng việc xác định quy mô của lợi ích tương quan như mong đợi
với các biện pháp khác (Ahire et al. 1996, Garver and Mentzer 1999). Một đánh
giá về ma trận tương quan (Bảng 2) các giá trị nghiên cứu hỗ trợ việc ước lượng
giá trị cho từng biến nghiên cứu. Các biến nghiên cứu được tương quan thuận
với các hệ số có ý nghĩa ở mức 0,01.
4.2Kết quả mô hình phương trình cấu trúc.
Tóm tắt giá trị cho các biến nghiên cứu được tính bằng trung bình các mục
trong các quy mô. Thống kê mô tả và ma trận tương quan cho các biến được
trình bày trong bảng 2. Tất cả các hệ số tương quan tích cực và ý nghĩa ở mức
0.01.
Hình 1 minh họa mô hình với các kết quả mô hình phương trình có cấu trúc

được xác định tại đầu ra của LISREL 8.7. Giá trị chi-square (chi-square/bậc tự
do) của 1.25 thì ít hơn tối đa 3.00 theo khuyến cáo của Kline (1998). The root
mean square error of approximation (0.04) dưới mức tối đa được khuyến cáo
0.08 (Schumacker and Lomax 1996) và giá trị NFI (0.98), GFI (0.99) và GFI đã
được điều chỉnh (0.96) tất cả vượt quá mức khuyến cáo 0.90 cho thấy là phù
hợp (Schumacker and Lomax 1996).
Ngoài phù hợp tổng thể cho mô hình, tất cả các giả thuyết nghiên cứu được
hỗ trợ bởi ước tính tiêu chuẩn và giá trị t-values liên quan. Mối quan hệ giữa
SCMS và JIT-I (giả thuyết 1) là ý nghĩa ở mức 0.01 với ước tính 0,50 và giá trị
t-value 6.28. Ước tính 0,38 cho mối quan hệ giữa JIT-I và hiệu quả logistic (giả
thiết 2) có ý nghĩa ở mức 0,01 với một giá trị t-value 4,90. Mỗi quan hệ giữa
hiệu suất logistic và hiệu suất tổ chức (giả thuyết 3) là có ý nghĩa ở mức 0,05
với ước tính 0,18 và giá trị t-value 2.14 cho thấy tầm quan trọng ở mức 0,05.
Mối quan hệ giữa JIT-I và hiệu suất tổ chức có ý nghĩa ở mức 0,01 với một ước
tính tiêu chuẩn là 0,26 và một giá trị t-value 3.10.
Theo giả thuyết, một chiến lược quản lý chuỗi cung ứng là tiền đề cho việc
cung cấp thông tin JIT cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng. Hơn nữa,
việc cung cấp các thông tin JIT dẫn đến cải thiện hiệu suất hậu cần và hiệu suất
tổ chức, và hiệu suất hậu cần cũng được thể hiện để ảnh hưởng đến hiệu suất
của tổ chức.
5. Kết luận:
Mô hình cấu trúc JIT-I đã hoàn thành trạng thái “khớp nối tốt” và sự hỗ trợ của
nó được tìm thấy trong tất cả các giả thuyết nghiên cứu. Chiến lược quản trị chuỗi
cung ứng cần phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin có khả năng cung cấp JIT-I
đến với tất cả đối tác trong chuỗi cung ứng. Giá trị của thông tinh liên tục, trong
thời gian thực có ảnh hưởng rõ rằng đến hiệu quả tổ chức cả trực tiếp lẫn gián tiếp
thông qua hiệu quả logistics.
Bên cạnh việc xác lập thành công của mục tiêu nghiên cứu, cũng cần chú ý đến
những giới hạn của nghiên cứu này. Phương pháp gửi bảng điều tra sử dụng trong
nghiên cứu này dẫn đến tỷ lệ phản hồi tương đối thấp do xu hướng không phản hồi.

Mặc dù đã so sánh hai cách phản hồi và không có bằng chứng đối với xu hướng
này, một đánh giá trực tiếp hơn đối với xu hướng tiềm ẩn này sử dụng dữ liệu từ
cách thứ ba và những quan tâm tiếp theo đối với những đối tượng không phản hồi
nên được tăng cường trong nghiên cứu. Bởi vì sự phản hồi liên quan đến cả biến
phụ thuộc và độc lập được thu thập từ những cá thể giống nhau, cần quan tâm đến
những tiềm ẩn trong xu hưởng của những phương thức phổ biến. Trong khi những
kiểm tra sau đó về xu hướng làm giảm mối quan tâm, những dữ liệu chiến lược và
hiệu quả từ những nguồn riêng biệt khác cũng củng cố cho nghiên cứu này.
Trong quy mô được sử dụng, chỉ quy mô hiệu quả tổ chức được đưa ra trước đây
để đánh giá kỹ lưỡng tính một chiều, độ tin cậy và tính hiệu lực. Quy mô JIT-I vừa
mới được phát triển gần đây, và chiến lược quản trị chuỗi cung ứng và quy mô hiệu
quả logistics cần được xác định lại rõ ràng để tính một chiều ra khỏi phạm vi này
với một vài item được xác định bạn đầu (Bowersox et all. 2000, wisner 2003). Việc
xác định lại rõ ràng có thể dẫn đến mất một vài item quan trọng trong định nghĩa
của cấu trúc gốc. Nó được xác định, tuy nhiên, tầm quan trọng của việc sử dụng quy
mô một chiều quan trọng hơn nhiều so với những mối quan tâm này.
Như Mabert et all. (2003) phát hiện ra, những nhà sản xuất nhỏ - trung bình –
lớn ứng dụng hệ thống ERP có năng lực để đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tác
trong chuỗi cung ứng. Họ thấy rằng qui mô doanh nghiệp ảnh hưởng đáng kể đến
nguyên nhân và phương thức doanh nghiệp thực thi hệ thống ERP và lợi ích có
được từ nó. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những nhà sản xuất tương đối lớn tại
Mỹ. Lưu ý sự khác nhau dựa trên quy mô doanh nghiệp được tìm thấy bởi Mabert et
al. (2003), do đó cần thận trọng khi khái quá hóa những phát hiện của nghiên cứu
này đến những doanh nghiệm vừa và nhỏ.
Việc tập trung hẹp trong những doanh nghiệp tương đối lớn dẫn đến việc cần gửi
bảng điều tra đến cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, từ lúc thông tin
phân tích được thu thập từ nhà sản xuất, những kết quả chỉ hỗ trợ thực hiện mô hình
JIT-I hiệu quả trong bối cảnh sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng là sáng kiến chiến
lược được ứng dụng trong dịch vụ và bộ phận liên quan chính phủ cũng tốt như
trong bộ phận sản xuất. Tất cả các bộ phần đều có nhu cầu về thông tin liên tục,

trong thời gian thực được cung cấp trên nền tảng JIT. Bởi vì sự khác nhau cơ bản
trong các bộ phận nằm trong thuật ngữ làm cách nào để thiết kể quá trình sản xuất
và đo lường hiệu quả, nó là không thể, dựa trên kết quả được báo cáo, để khái quát
hóa hiệu quả của chiến lược JIT-I đến những bộ phận này. Điều này sẽ được tiến cử
cho những nghiên cứu trong tương lai trong dịch vụ và những bộ phần liên quan
đến chính phủ.
JIT-I được tạo ra sẵn sàng thông qua việc thực thi và vận hành thành công hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống ERP tốn rất nhiều chi phí để
thiết kế, thực thi, bảo dưỡng, và những lợi ích của nó rất khó để xác định một cách
chính xác. Trước khi tốn hàng triệu dollar và hàng ngàn giờ lao động để thực hiện
hệ thống ERP, nhà quản lý muốn biết lợi ích đem lại lớn hơn chi phí ra sao. Những
kết quả trình bày ở đây sẽ cung cấp một vài bảo chứng cho nhà quản lý sản xuất về
chiến lược JIT-I sẽ dẫn dắt hoạt động cải tiến hiệu quả doanh nghiệp./.

×