Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá sức sản xuất của gà lương phượng nuôi tại công ty giống gia cầm ngọc mừng ở đông anh, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
------------------------------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ LƢƠNG PHƢỢNG
NUÔI TẠI CÔNG TY GIỐNG GIA CẦM NGỌC MỪNG
Ở ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

Hà Nội - Năm 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
-----------------------------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ LƢƠNG PHƢỢNG
NUÔI TẠI CÔNG TY GIỐNG GIA CẦM NGỌC MỪNG
Ở ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

NGƢỜI THỰC HIỆN

: ĐỖ TRỌNG MINH HIẾU

LỚP


: K60-CNP

KHÓA

: 60

NGÀNH

: CHĂN NUÔI – THÚ Y

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

: ThS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT

BỘ MÔN

: SINH HỌC ĐỘNG VẬT

Hà Nội - năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của cơ quan, các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến:Cơ giáo hướng dẫn - Th.S Nguyễn Thị Nguyệt, người
đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành
nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.Tồn thể thầy cơ giáo khoa
Chăn ni đã tận tâm giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và cán bộ - công nhân viên
Công ty giống gia cầm Ngọc Mừng, đã tạo mọi đi u kiện thuận lợi nh t để tôi

tiến hành đ tài nghiên cứu khoa học và hồn thành đ tài của mình.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận.

Hà nội, ngày

tháng 03 năm 2021
Sinh viên

Đỗ Trọng Minh Hiếu

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................... vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ..................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN T I LIỆU ................................................................. 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỐNG G LƢƠNG PHƢỢNG .................................... 3
2.1.1.Nguồn gốc ................................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình.................................................................................. 3

2.2.3. Tính năng sản xuất của gà bố mẹ ............................................................... 3
2.2. SINH TRƢỞNG V PHÁT DỤC ............................................................. 4
2.2.1. Khả năng sinh trƣởng .............................................................................. 4
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển............... 5
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trƣởng............................................... 12
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỨC SINH SẢN CỦA GIA CẦM ................. 13
2.3.1. Cơ sở di truyền về sức đẻ ...................................................................... 13
2.3.2. Khả năng thụ tinh .................................................................................. 16
2.3.3. Tỷ lệ ấp nở............................................................................................. 17
2.4. SỨC SỐNG V KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA GIA CẦM ......... 18

ii


2.5. TIÊU TỐN THỨC ĂN............................................................................. 19
2.6.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG V NGO I NƢỚC .................... 20
2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ......................................................... 20
2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 21
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 25
3.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 25
3.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................... 25
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 26
3.4.1. Chế độ ni dƣỡng chăm sóc ................................................................ 26
3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 27
3.5. PHƢƠNG PHÁP SỬ LÍ SỐ LIỆU .......................................................... 29
PHẦN IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN........................................................... 30
4.1. TỶ LỆ NUÔI SỐNG ................................................................................ 30
4.2. TUỔI TH NH THỤC SINH DỤC ......................................................... 33
4.3. TỶ LỆ ĐẺ V NĂNG SUẤT TRỨNG .................................................. 34

4.4. TỶ LỆ TRỨNG GIỐNG V NĂNG SUẤT TRỨNG GIỐNG.............. 37
4.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG GIAN ĐOẠN ĐẺ TRỨNG . 39
4.6. TỶ LỆ ẤP NỞ .......................................................................................... 42
PHẦN V. KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ ............................................................ 45
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 45
5.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................... 45
T I LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 50

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng thức ăn dùng cho đàn gà
nghiên cứu ...................................................................................... 27
Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sốngcủa đàn gà giai đoạn sinh sản ................................ 31
Bảng 4.2. Tuổi thành thục sinh dục của đàn gà theo dõi ................................ 33
Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng............................................................. 35
Bảng 4.4:Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống .................................... 38
Bảng 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong gian đoạn đẻ trứng ...................... 40
Bảng 4.6. Tỷ lệ trứng có phơi và tỷ lệ ấp nở ................................................... 43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Mối tƣơng quan giữa HQSDTA và tỷ lệ đẻ trong giai ............... 41

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

ĐV

Đơn vị tính

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

LTATN

Lƣợng thức ăn thu nhận

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

v


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên tác giả: Đỗ Trọng Minh Hiếu


Mã sinh viên: 602576

Tên đề tài: Đánh giá sức sản xuất của gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại công ty
giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đông Anh, Hà Nội
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 7620106

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
+ Xác định sức sống và khả năng chống chịu bệnh của đàn gà Lƣơng Phƣợng
nuôi tại công ty giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đông Anh, Hà Nội.
+ Xác định khả năng sản xuất của của đàn gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại công ty
giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đông Anh, Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu
- Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà giai đoạn sinh sản
- Tuổi thành thục sinh dục
- Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng
- Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống
- Hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà giai đoạn sinh sản
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu qua sổ sách ghi chép của công ty và theo dõi trực tiếp
trong thời gian thực tập tại công ty
- Số liệu thu thập đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng
chƣơng trình Excel 2010 và phần mềm Minitab14.
Kết quả chính và kết luận
Gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại công ty giống gia cầm Ngọc Mừng giai
đoạn sinh sản đạt kết quả tƣơng đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đạt so với TCVN.
Qua đó cho thấy cơng ty đã có quy trình chăm sóc ni dƣỡng phù hợp, chất
lƣợng giống tốt, các kỹ thuật viên có tay nghề cao.

vi


Các chỉ tiêu đạt đƣợc cụ thể nhƣ sau:
+ Tuổi đẻ quả trứng đầu tiển, tuổi đẻ đạt 5%, tuổi đẻ đạt 30%, tuổi đẻ đạt
50% và đẻ đạt đỉnh cao ở các tuần tuổi tƣơng ứng là: 19; 20; 23; 26 và 29
tuần tuổi. Nhƣ vậy tuổi thành thục của đàn gà tƣơng đối sớm.
+ Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở tuần 29 là 67,7%. Năng suất trứng trung bình đạt
3,52 quả/mái/tuần. Năng suất trứng cả kỳ 19-48 tuần tuổi là 105,82
quả/mái/kỳ. Tỷ lệ trứng giống khá cao từ 90,91% đến 99,43%. Tỷ lệ trứng có
phơi cao dao động từ 92-95%; Tỷ lệ ấp nở đạt 82-87%
+ Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng trung bình từ tuần 21 đến tuần
48 là 2,69 kg thức ăn.
+Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng giống trung bình từ tuần 25 đến
tuần 48 là 2,43 kg thức ăn.
+ Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ (19-48 tuần tuổi) đạt khá cao là 96,69%.

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành chăn ni là một trong số các ngành mũi nhọn đóng
góp nhiều trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.Trong nhiều năm qua,
ngành chăn ni nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và trải rộng
khắp cả nƣớc từ các tỉnh, thành phố cho tới vùng nông thôn. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế mức sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao nên nhu
cầu về các sản phẩm nhƣ thịt, trứng, sữa… có chất lƣợng ngày càng tăng cao.
Một trong số những sản phẩm đƣợc ngƣời dân tiêu thụ nhiều đó là thịt gà và
các sản phẩm từ gà nhƣ trứng.

Số lƣợng gia cầm của nƣớc ta tăng nhanh, năm 1986 có 99,9 triệu con,
năm 2003 là 254 triệu con (trong đó: gà 185 triệu), tốc độ tăng 7,85%/năm.
Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con (số lƣợng gia cầm giảm do
ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm) trong đó gà 152 triệu con. Trong 10 năm
qua, với sự đổi mới toàn diện, từ cơng tác giống, thức ăn, phịng trừ dịch bệnh
đàn gia cầm tăng trƣởng trên 5%/năm đến năm 2018 đạt 408,970 triệu con,
trong đó gà đạt 316,916 triệu con, thủy cầm đạt 92,054 triệu con. Tính đến hết
tháng 12/2019, tổng đàn gia cầm của cả nƣớc đạt 467 triệu con, tăng 14,2% so
cùng thời điểm năm 2018.
Để có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng về
các sản phẩm của gà nhƣ: Thịt chắc, thơm ngon, khơng có thuốc kháng sinh,
trứng to, ngon… thì một trong các yếu tố quan trọng cần phải đƣợc chú trọng
đó là cơng tác giống, điều kiện chăm sóc, ni dƣỡng.
Trong những năm vừa qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã
nhập nhiều tổ hợp gà nổi tiếng trên thế giới nhằm mục đích nhân thuần hoặc
lai giống để cung cấp con giống chất lƣợng cho thị trƣờng nhƣ gà Tam

1


Hồng, Lƣơng Phƣợng, Sasso, Kabir...Một trong đó là gà Lƣơng Phƣợng có
nguồn gốc từ bờ sơng Lƣơng Phƣợng tỉnh Triết Giang - Trung Quốc. Gà
Lƣơng Phƣợng có nhiều đặc tính q nhƣ: có khả năng thích nghi cao với
điều kiện nóng ẩm, có sức kháng bệnh tốt, có chất lƣợng thịt thơm ngon, sán
lƣợng và chất lƣợng trứng tốt thích hợp với các phƣơng thức nuôi nhốt, bán
nuôi nhốt và thả vƣờn. Rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu của
ngƣời tiêu dùng Việt Nam.
Trại Gà giống Ngọc Mừng tại Đông Anh, Hà Nội là một trung tâm gà
giống có quy mơ lớn trên địa bàn. Tại đây trại đã và đang tiến hành nuôi giữ
và nhân giống cũng nhƣ lai tạo các giống gà để cung cấp con giống cho thị

trƣờng chăn nuôi của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc. Trong đó có các
giống gà nhƣ Lƣơng Phƣợng, Đơng Tảo, Mía…
Để giúp ngƣời chăn ni có thêm cơ sở khoa học trong việc đánh giá khả
năng sản xuất của gà mái Lƣơng Phƣợng nuôi tại địa bàn Đông Anh, Hà Nội
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sức sản xuất của gà Lương
Phượng nuôi tại công ty giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đơng Anh, Hà Nội”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
+ Xác định sức sống và khả năng chống chịu bệnh của đàn gà Lƣơng
Phƣợng nuôi tại công ty giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đông Anh, Hà Nội.
+ Xác định khả năng sản xuất của của đàn gà Lƣơng Phƣợng nuôi tại
công ty giống gia cầm Ngọc Mừng ở Đông Anh, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, thu thập, ghi chép số liệu một cách đầy đủ, khách quan, chân
thực và kế thừa.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỐNG GÀ LƢƠNG PHƢỢNG
2.1.1.Nguồn gốc
Gà Lƣơng Phƣợng có xuất xứ từ bờ sông Lƣơng Phƣợng tỉnh Triết GiangTrung Quốc, đƣợc nhập vào nƣớc ta từ năm 1989 về Trung tâm giống gia cầm
Thụy Phƣơng và viện chăn ni Ba Vì, đây là giống gà thịt lông màu do xi nghiệp
nuôi gà thành phố Nam Ninh, Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành cơng sau
hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dịng giống địa phƣơng và dịng giống mái
nhập của nƣớc ngồi. Mục tiêu của hãng là nhân giống, chọn lọc, lai tạo và cung
cấp các tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể ni theo nhiều phƣơng thức ni:
Thâm canh, bán thâm canh, thả vƣờn. Gà Lƣơng Phƣợng có khả năng thích nghi

cao, dễ ni, sức đề kháng tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon, giữ đƣợc hƣơng vị vốn
có của các dịng gà địa phƣơng.
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình
- Gà mái: Màu lơng vàng nhạt, có đốm đen ở cổ, cánh; mào và tích tai phát
triển, màu đỏ tƣơi; da, mỏ và chân có màu vàng.
- Gà trống: Bộ lơng sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ,nâu cánh gián ở lƣng,
cánh; đi có màu xanh đen (tƣơng tự gà Ri); mào, yếm và tích tai phát
triển và có màu đỏ tƣơi; da, mỏ và chân có màu vàng nhạt.
2.2.3. Tính năng sản xuất của gà bố mẹ
- Khối lƣợng ở 20 tuần tuổi:1,7-1,8kg (gà mái), 2,0-2,2kg (gà trống)
- Tuổi đẻ đầu: 19-21 tuần tuổi;
- Năng suất trứng (quả/mái/năm): 150-160 quả
- TTTĂ/ngày đẻ:132-160g/mái;
- Tỷ lệ nuôi sống: 98%

3


2.2. SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.2.1. Khả năng sinh trƣởng
Sinh trƣởng là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục trong cơ thể động
vật cũng nhƣ ở cơ thể gia cầm. Sinh trƣởng là sự tăng lên về khối lƣợng, kích
thƣớc của cơ thể do kết quả của sự phân chia các tế bào dinh dƣỡng. Theo Lee
và Gatner (1898): Sự sinh trƣởng, trƣớc hết là kết quả của sự phân chia tế bào,
tăng thể tích, tăng các chất ở mơ tế bào để tạo nên sự sống, trong đó tăng số
lƣợng và tăng thể tích tế bào là quá trình quan trọng nhất (Trần Đình Miên,
Nguyễn Kim Đƣờng (1992)).
Mozan (1977) (trích theo Chamber (1990)) đã định nghĩa: “Sinh trƣởng
là tổng hợp sự sinh trƣởng của các bộ phận nhƣ thịt, xƣơng, da. Những bộ
phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trƣởng mà còn phụ thuộc vào

chế độ dinh dƣỡng”. Khái quát hơn, Trần Đình Miên (1995) đã định nghĩa
đầy đủ nhƣ sau “Sinh trƣởng là một q trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng
hố và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng của các bộ
phận và toàn cơ thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trƣớc”.
Cùng với quá trình sinh trƣởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn
phát triển hồn thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về mặt
sinh học, sinh trƣởng của gia cầm là quá trình tổng hợp protein thu nhận từ
bên ngồi chuyển hố thành protein đặc trƣng cho từng cơ thể của từng giống,
dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối lƣợng và kích thƣớc.
Ở cơ thể gia cầm, sự tăng trƣởng đƣợc tính ở hai thời kỳ là thời kỳ hậu
phôi và thời kỳ trƣởng thành. Tất cả các đặc tính của gia cầm nhƣ ngoại hình,
thể chất, sức sản xuất đều khơng phải sẵn có trong tế bào sinh dục hoặc trong
phơi đã có đầy đủ khi hình thành mà chúng đƣợc hồn chỉnh trong suốt q
trình sinh trƣởng. Các đặc tính ấy tuy là sự tiếp tục thừa hƣởng đặc tính di
truyền của bố mẹ nhƣng chúng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của
môi trƣờng.
4


Quá trình sinh trƣởng của gà con trong hai tháng đầu đƣợc chia thành 3
giai đoạn, đó là:
+ Giai đoạn 10 ngày tuổi đầu: Gà con chƣa hoàn thiện cơ quan điều
chỉnh nhiệt cơ thể, có tốc độ sinh trƣởng nhanh do đƣợc sử dụng chất dinh
dƣỡng dự trữ ở lịng đỏ lộn vào xoang bụng, chƣa có sự khác nhau về sinh
trƣởng giữa con trống và con mái. Gà con giai đoạn này ít vận động, buồn
ngủ, địi hỏi nhiệt độ mơi trƣờng cao, có phản xạ yếu với điều kiện ngoại
cảnh. Giai đoạn này gà cần có chăm sóc, ni dƣỡng cẩn thận.
+ Giai đoạn từ 11 đến 30 ngày tuổi, gà con sinh trƣởng rất nhanh, cơ
quan chức năng điều khiển thân nhiệt đã hồn thiện, có sự khác biệt rõ về sự
sinh trƣởng giữa con trống và con mái, màu lông và những đặc điểm sinh dục

thứ cấp nhƣ mào, tích, tai. Gà con sử dụng và chuyển hoá thức ăn tốt.
+ Giai đoạn từ 31 đến 60 ngày: Khối lƣợng cơ thể gà con tăng lên gấp
nhiều lần. Gà con có tốc độ sinh trƣởng nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn tốt.
Gà con kết thúc q trình thay lơng tơ bằng lơng vũ. Các phản xạ về thức ăn,
nƣớc uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng đƣợc củng cố bền vững.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển
2.2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, dòng và giống đến sinh trưởng
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hƣởng đến tốc
độ sinh trƣởng của cơ thể gia cầm.Các giống dịng khác nhau thì có tốc độ
sinh trƣởng khác nhau.Gà hƣớng thịt có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà
hƣớng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) sự khác nhau về
khối lƣợng giữa các giống gia cầm là rất lớn, giồng gà kiêm dụng nặng hơn gà
hƣớng trứng khoảng 500 – 700 gam ( 13 - 30%).
Theo Nguyễn Ân và CS (1983); Nguyễn Ân (1984), các tính trạng năng
suất (trong đó có tốc độ sinh trƣởng) là các tính trạng số lƣợng hay cịn gọi là
tính trạng đo lƣờng đƣợc nhƣ khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc, chiều đo. Trần
Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết: Các tính trạng số lƣợng chi
5


phối bởi nhiều gen hay còn gọi đa gen (polygens). Các gen này hoạt động theo
3 phƣơng thức đó là sự cộng gộp; trội, lặn và tƣơng tác giữa các gen.
G=A+D+I
G: Giá trị kiểu gen (Genotype value)
A: Giá trị cộng gộp - Hiệu ứng tích luỹ từng gen (Additive value)
D: Sai lệch do tƣơng tác trội lặn - hiệu ứng giữa các gen cùng locus
(Dominance deviation).
I: Sai lệch do tƣơng tác giữa các gen - hiệu ứng tƣơng tác của các gen
không cùng locus (Interaction deviation)
Trong thực tế sản xuất cũng nhƣ nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh

hƣởng của di truyền đến sinh trƣởng của vật nuôi, ngƣời ta sử dụng khái niệm
hệ số di truyền (h2). Đặng Hữu Lanh và CS (1999) khái quát: Hệ số di truyền
là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Tài liệu
của Đặng Hữu Lanh và CS (1999) cho biết ở gà 32 tuần tuổi có hệ số di
truyền về khối lƣợng cơ thể là 0,55, khối lƣợng trứng là 0,50, sản lƣợng trứng
là 0,10. Theo Đặng Vũ Bình (2002), ngƣời ta thƣờng phân chia hệ số di truyền
thành 3 nhóm, hay nói cách khác là các tính trạng thƣờng gặp có 3 mức khác
nhau về hệ số di truyền:
+ Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0-0,2): thƣờng bao gồm các
tính trạng thuộc về sức sinh sản nhƣ tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra
trong 1 lứa, sản lƣợng trứng …
+ Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2-0,4): thƣờng bao
gồm các tính trạng về tốc độ sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng …
+ Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên): thƣờng bao gồm
các tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm nhƣ khối lƣợng trứng, tỷ lệ mỡ
sữa, tỷ lệ nạc trong thân thịt.

6


2.2.2.2.Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện ni dưỡng đến
sinh trưởng và phát triển:
Theo Lê Đình Lƣơng, Phan Cự Nhân (1994) các giống gia súc, gia cầm
đều nhận đƣợc từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng, trong
đó có các tính trạng số lƣợng. Đó chính là những đặc điểm di truyền của giống
hoặc dịng, nhƣng những khả năng đó có phát huy đƣợc hay khơng cịn phụ
thuộc rất nhiều vào mơi trƣờng sống của chúng nhƣ thức ăn, điều kiện chăm
sóc ni dƣỡng và khí hậu.
2.2.2.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng
Thức ăn là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn

sinh trƣởng và phát dục của gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không
đƣợc bú mẹ nhƣ ở động vật có vú nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có
tác dụng quyết định đến khả năng sinh trƣởng và khối lƣợng cơ thể của chúng
sau này. Theo Trần Đình Miên và CS (1975) thì việc ni dƣỡng mà chủ yếu
là thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trƣởng của gia súc, gia cầm.
Theo Bùi Đức Lũng (1992) để phát huy khả năng sinh trƣởng cần phải cung
cấp thức ăn tốt đƣợc cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit amin và
năng lƣợng. Ngoài ra trong thức ăn cần đƣợc bổ sung các chế phẩm hố sinh
học khơng mang ý nghĩa dinh dƣỡng nhƣng nó kích thích sinh trƣởng và làm
tăng chất lƣợng thịt.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả nhƣ Nguyễn Thị Mai (1994), Trần
Công Xuân và CS (1999), đều đã khẳng định ảnh hƣởng rất lớn của thức ăn và
dinh dƣỡng đến khả năng sinh trƣởng của gia cầm.
2.2.2.2.2. Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển
Yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi
trƣờng ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, phát triển của gia cầm. Đặc biệt là
nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
+ Ảnh hƣởng của yếu tố nhiệt độ.
7


Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt
chƣa hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tƣơng đối cao. Nó rất nhạy cảm
với tác động của điều kiện khí hậu thay đổi.Những ngày đầu tiên thân nhiệt
của gà con mới nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng ni. Vì
thế nhiệt độ chuồng ni trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan tâm giữ
ấm, nếu nhiệt độ quá thấp gà con sẽ tụ đống lại, không ăn, gà sinh trƣởng kém
hoặc chết do tụ đống, dẫm đạp lên nhau. Song ở các giai đoạn sau nếu nhiệt
độ mơi trƣờng q cao thì sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nhiều
nƣớc, bài tiết phân lỏng, hạn chế khả năng sinh trƣởng và gà dễ mắc các bệnh

đƣờng tiêu hoá.
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), tiêu chuẩn nhiệt độ trong khi
nuôi gà thay đổi theo lứa tuổi của chúng với khung nhiệt độ thích hợp nhƣ sau:
Tuổi

Nhiệt độ trong chuồng nuôi (0C)

1 - 3 ngày

33 – 32

4 - 7 ngày

31 - 30

Tuần thứ 2

29 – 27

Tuần thứ 3

27 – 26

Tuần thứ 4

25 – 23

Tuần thứ 5

22 – 21


Tuần thứ 6 – 8

20 – 18

+ Ảnh hƣởng của độ ẩm khơng khí
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển
của gia cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ khơng khí cao đều
bất lợi cho gia súc, gia cầm, bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả
năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngƣợc lại nhiệt độ cao,
ẩm độ cao làm cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt

8


độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ, cho nên ảnh hƣởng của
thời tiết mùa vụ đến tốc độ sinh trƣởng của gia cầm là điều tất yếu.
+ Ảnh hƣởng của yếu tố ánh sáng.
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai
đoạn gà đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Thời gian và
cƣờng độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận
động ảnh hƣởng tốt tới khả năng sinh trƣởng.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,1995 gà broiler cần đƣợc chiếu
sáng 23 giờ/ngày khi ni trong nhà kín (mơi trƣờng nhân tạo), kết quả thí
nghiệm 1 – 2 giờ chiếu sáng sau đó 2 – 4 giờ khơng chiếu sáng cho kết quả tốt
gà lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm. Tác giả Arbor Acres,1995 khuyến cáo:
với gà broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi
chiếu sáng 24/24 giờ cƣờng độ chiếu sáng 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời
gian chiếu sáng 23/24 giờ cƣờng độ chiếu sáng 5lux, với gà broiler nuôi dài
ngày 49 – 56 ngày thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20

giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày 19
– 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ; và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ ;
cƣờng độ chiếu sáng ở ngày đầu 20 lux, những ngày sau là 5 lux.
2.2.2.2.3.Ảnh hưởng của điều kiện chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm là ngành đang phát triển mạnh ở nƣớc ta, song chăn
ni nói chung và chăn ni gà nói riêng là vấn đề nan giải đối với những
nƣớc có khí hậu khơng thuận hồ. Khí hậu nƣớc ta thuộc loại khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Trong q trình chăn ni, rất nhiều tác nhân khí hậu đã có ảnh
hƣởng lớn đến hiệu quả chăn ni nhƣ nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, ánh sáng ...
cho nên ở nƣớc ta, nhất là ở miền Bắc phải có những biện pháp bảo vệ chuồng
ni chu đáo. Những biện pháp nhƣ che gió, thơng thống, sƣởi ấm ... nhằm
tạo ra tiểu khí hậu chuồng ni tối ƣu, cũng nhƣ nuôi ở mật độ hợp lý, vận
dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào sự biến động của thời tiết là một việc
9


làm cần thiết để triệt tiêu hoặc làm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh
hƣởng bất lợi của môi trƣờng, sẽ giúp chăn nuôi đạt kết quả cao.
2.2.2.2.4. Ảnh hưởng của tính biệt.
Do có sự khác nhau về đặc điểm và chức năng sinh lý nên khả năng
đồng hóa, dị hóa q trình chuyển đổi dinh dƣỡng cũng khác nhau làm ảnh
hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng và phát triển. Gia cầm trống thƣờng
có khả năng sinh trƣởng cao hơn gia cầm mái trong cùng một điều kiện chăm
sóc, ni dƣỡng.
Theo Jull M.A (1923), gà trống có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái
23 – 32 %. Tác giả cũng cho biết, sự sai khác này khơng hồn tồn do ảnh
hƣởng của hormone sinh dục mà cịn do các gen lien kết giới tính, những gien
này ở gà trống ( 2 NST giới tính ) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 NST).
Theo North và cộng sự (1990), lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái
1%, tuổi càng tăng sự khác biệt càng rõ rệt, ở 2 tuần tuổi là 5%, ở 3 tuần tuổi

là hơn 11%, 8 tuần tuổi là hơn 27%.
2.2.2.3Ảnh hưởng của mật độ
Trong chăn ni nói chung và chăn ni gà nói riêng ngồi các tác
nhân khí hậu ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi nhƣ nhiệt độ, ẩm độ
khơng khí, ánh sáng... thì mật độ ni cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh
hƣởng tới hiệu quả và năng suất chăn nuôi gia cầm, mật độ nuôi thƣa gây lãng
phí lao động, lãng phí chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp, mật độ nuôi cao
không hợp lý ảnh hƣởng tới tiểu khí hậu chuồng ni. Mật độ nuôi ảnh hƣởng
đến nhiều chỉ tiêu chuồng nuôi:
Mật độ nuôi ảnh hƣởng tới hàm lƣợng khí độc sinh ra trong chuồng
ni, khí độc trong chuồng ni sinh ra từ sự phân hủy phân, nƣớc tiểu, nƣớc
thải, thức ăn thừa..., tạo thành các khí NH3, CO2, H2S, CH4... khí NH3 khi đi
vào cơ thể làm lƣợng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng độc kiềm.
Theo Đỗ Ngọc Hòe,1995 cho biết khi hàm lƣợng NH3 trong chuồng là 25ppm
10


sẽ làm giảm lƣợng hemoglobin trong máu, giảm sự trao đổi khí, giảm hấp thu
dinh dƣỡng và làm giảm tăng trọng của gà tới 4%. Cịn theo Coldhaft
T.M,1971(trích từ Đỗ Ngọc Hịe,1995) cùng với NH3, khí H2S cũng là khí
độc ảnh hƣởng tới sinh trƣởng, H2S kết hợp với Na trong dịch niêm mạc
đƣờng hô hấp tạo thành Na2S, muối này đi vào máu thủy phân thành H 2S, tác
động tới thần kinh, gây trúng độc cho gia cầm. Nếu nồng độ H 2S lớn hơn
1mg/l, gà sẽ bị chết vì bị liệt trung khu hơ hấp(Đỗ Ngọc Hịe,1995).
Mật độ ni ảnh hƣởng tới khả năng điều hịa thân nhiệt vì mật độ
ni làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng ni, giảm mật độ
ni góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn. Với điều kiện khí hậu ở
nƣớc ta, khi ni gà nhốt thì mật độ 10 con/m2 hoặc ít hơn là thích hợp.
Ngồi những yếu tố kể trên ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng của
gia cầm thì việc chăm sóc, ni dƣỡng đúng quy trình, thực hiện lịch phịng

Vacxin đầy đủ cũng ảnh hƣởng đáng kể đến tốc độ sinh trƣởng của gia cầm
2.2.2.4 Ảnh hưởng của tốc độ mọc lơng
Tốc độ mọc lơng của gà có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng.
Theo Kushner K.F,1974cho rằng tốc độ mọc lơng có quan hệ chặt chẽ tới tốc
độ sinh trƣởng, thƣờng gà lớn nhanh thì mọc lơng nhanh và đều hơn ở gà
chậm lớn.
Brandsch và Billchel (1978), tốc độ mọc lơng là tính trạng di truyền
liên quan tới đặc điểm trao đổi chất, sinh trƣởng và phát triển của gia cầm.
Theo Warren (1994), gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh, thành thục về thể
vóc sớm thì chất lƣợng thịt tốt hơn gia cầm có tốc độ mọc lông chậm.
Phan Cự Nhân (1998) cho biết, tốc độ mọc lơng là tính trạng di truyền
liên kết với giới tính, trong cùng một dịng gà thì gà mái có tốc độ mọc lơng
đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngƣợc chiều với gen liên kết giới
tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh có
tốc độ sinh trƣởng, phát triển tốt hơn.
11


Hayer J.F. Mc Carthy J.C, 1970 đã xác định trong cùng một giống thì
gà mái mọc lơng đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hƣởng của
hoocmon có tác dụng ngƣợc chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc
độ mọc lơng.
2.2.2.5 Ảnh hưởng của sự thơng thống
Sự thơng thống cũng có vai trị rất quan trọng đối với sinh trƣởng của
gà.Nó giúp cho gà có đủ Oxi để thở, thải khí Cacbonic và các chất độc khác,
điều hồ ẩm độ chuồng ni, qua đó hạn chế bệnh tật.Đối với gà lớn, cần tốc
độ lƣu thông khơng khí cao hơn gà nhỏ.Theo Đỗ Ngọc H (1995), việc cải
tạo khí hậu bằng cách làm trần, lắp quạt thơng gió và các hệ thống làm mát
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà công nghiệp.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng

Sinh trƣởng là một q trình sinh học phức tạp, để có đƣợc phép đo
chính xác về sinh trƣởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng. Theo Chambers
(1990), để đánh giá tốc độ sinh trƣởng của gia cầm ngƣời ta thƣờng dùng các
chỉ tiêu chính nhƣ: sinh trƣởng tích lũy, sinh trƣởng tuyệt đối, sinh trƣởng
tƣơng đối và đƣờng cong sinh trƣởng.
- Sinh trưởng tích luỹ: Là sự tăng khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc các chiều
do trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lƣợng cơ thể ở tại một thời điểm
nào đó là chỉ tiêu đƣợc sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trƣởng.
Xác định đƣợc khối lƣợng cơ thể sau các khoảng thời gian khác nhau nhƣ: 1 tuần
tuổi, 2 tuần tuổi ....sẽ cho ta những số liệu về sinh trƣởng tích luỹ.
Đối với gà đẻ trứng sinh trƣởng tích luỹ (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên
quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối
lƣợng cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản thấp, nếu khối lƣợng cơ thể lớn thì tiêu
tốn thức ăn tăng. Nhƣ vậy khối lƣợng cơ thể gà mái đẻ trứng có ảnh hƣởng
lớn đến hiệu quả kinh tế.

12


Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc, thể
tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt
đối có dạng parabon.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lƣợng,
kích thƣớc và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát.
Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối có dạng hyperbon.
Đường cong sinh trưởng: khơng chỉ biểu thị tốc độ sinh trƣởng của gà
mà của cả gia súc nói chung. Đƣờng cong sinh trƣởng khơng chỉ sử dụng để
chỉ rõ vế số lƣợng mà còn làm rõ về chất lƣợng, sự sai khác giữa các dịng,
các giống, tính biệt, điều kiện chăm sóc ni dƣỡng, mơi trƣờng sống.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỨC SINH SẢN CỦA GIA CẦM

2.3.1. Cơ sở di truyền về sức đẻ
2.3.1.1. hái niệm về sức đ trứng
Sức đẻ trứng của gia cầm là sản lƣợng trứng đẻ ra trong một thời gian nhất
định, thƣờng tính bằng một năm.Ngƣời ta có thể tính sức đẻ trứng trong 360
ngày kể từ khi gia cầm bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên hoặc 500 ngày kể từ khi gia
cầm nở ra.
2.3.1.2. Nh ng yếu tố ảnh hưởng đến sức đ trứng của gia cầm
- Tu i thành th c sinh d c
Tuổi thành thục sinh dục là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh
dục, là tuổi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc là khi tỷ lệ
đạt 5 % đối với đàn (quần thể). Ngƣời ta đều thích những con gà mái đẻ trứng
sớm nhƣng những con này phải có thể trọng tốt để tránh đẻ ra những quả
trứng bé.
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, đây là
đặc điểm di truyền cá thể. Brandch (1978) cho biết hệ số di truyền của tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên ở gà là h

0,14 – 0,15. Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự

(1999) thông báo Kinney (1979) tìm đƣợc h² = 0,32.
13


Sức đẻ trứng của gia cầm là chỉ tiêu sinh lý phức tạp chịu ảnh hƣởng
tổng hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo Brandch và Biilchel
(1978), Jull và Quil (1951), Albada (1956), Lerner và Taylor (1943) (dẫn theo
Trần Huê Viên, 2000 và Trần Long (1994), sức sản xuất trứng của gà mái do
5 yếu tố di truyền cá thể qui định đó là:
- Thời gian k o dài sự đ trứng
Chu kỳ đẻ trứng sinh học đƣợc tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên

đến khi gia cầm thay lông. Sản lƣợng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài
chu kỳ đẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng tốt. Lernor và Taylor
(1943) cho rằng thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng là yếu tố quyết định sức đẻ
trứng của gia cầm.
- Cường độ đ trứng
Cƣờng độ đẻ trứng liên quan mật thiết với sản lƣợng trứng, là sức đẻ trứng
trong một thời gian ngắn. Nếu cƣờng độ đẻ trứng càng cao thì sản lƣợng trứng
càng cao và ngƣợc lại. Albada (1956) đã thực hiện thí nghiệm trên gà Loghon
trắng và rút ra kết luận: yếu tố quan trọng nhất quy định năng suất trứng của cả
năm là thời gian kéo dài sự đẻ trứng và cƣờng độ đẻ trứng vào mùa đơng.
Hays (1944) và Albada (1955) đã tính đƣợc hệ số tƣơng quan giữa thời
gian của chu kỳ đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất ngắn (2 tháng đẻ trứng)
với sức đẻ trứng cả năm là +0,618. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) cho
biết có sự tƣơng quan rất chặt chẽ giữa cƣờng độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đầu đẻ
trứng với sức đẻ trứng cả năm. Do vậy, ngƣời ta có thể dự đốn đƣợc sức đẻ trứng
cả năm thông qua cƣờng độ đẻ trứng ở 3 – 4 tháng đầu đẻ.
- Tính ngh đ m a đơng
Ở gà thƣờng có hiện tƣợng ngừng đẻ, có thể kéo dài từ vài ngày, vài
tuần, thậm chí kéo dài một đến hai tháng trong năm đầu đẻ trứng và diễn ra
vào mùa đông.Thời gian nghỉ đẻ mùa đơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản
lƣợng trứng cả năm. Theo Hays (1944), thời gian nghỉ đẻ mùa đông của gà là
14


8 ngày. Tuy nhiên, Lerner và Taylor (1947) cho rằng thời gian nghỉ đẻ mùa
đông là 7 ngày.
Những gà mái nghỉ đẻ vào mùa đông là những gà mái đẻ trứng ít, gà
thƣờng thay lơng sớm và thời gian thay lông kéo dài hơn so với những gà mái
nghỉ đẻ ít. Lerner và Taylor (1947) cũng cho rằng hệ số di truyền của tính
trạng nghỉ đẻ mùa đơng thấp và bằng 0,20.

- Bản năng p trứng
Bản năng ấp trứng là đặc tính di truyền của gia cầm nói chung và gà nói
riêng. Khi cƣờng độ đẻ trứng giảm, gà thƣờng hay biểu hiện bản năng ấp
trứng.Ngoài ra, nhiệt độ cao và bóng tối cũng nhƣ sự có mặt của gà con bên
cạnh gà mẹ đều tạo điều kiện cho bản năng ấp trứng thể hiện rõ.
Bản năng ấp trứng rất khác nhau giữa các giống, dòng và giữa các cá
thể trong cùng một lồi. Theo Hays và Scheinberg (1944) thì những gà có
sức đẻ trứng cao vào mùa đơng lại có biểu hiện bản năng ấp trứng vào mùa
hè, đó là do hormone prolactin của thùy trƣớc tuyến yên tiết nhiều. Hormone
này kìm hãm sự hình thành hormone sinh dục, kích thích nang trứng phát
triển, chín và rụng.
Ấp trứng là phản xạ khơng điều kiện của gia cầm nhằm hồn thiện quá
trình sinh sản. Ngày nay, muốn nâng cao sản lƣợng trứng, ngƣời ta phải hạn
chế khả năng ấp trứng bằng cách chọn và lai tạo những giống gà không có bản
năng ấp trứng và sử dụng biện pháp ấp trứng nhân tạo.
- Tỷ lệ đ
Là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của một đàn gà tại một thời điểm
nhất định và số gà có mặt tại thời điểm đó. Tỷ lệ này có ảnh hƣởng lớn đến
năng suất trứng của đàn gà.Vì vậy để đánh giá năng suất của đàn gà đẻ trứng
ngƣời ta dựa vào tỷ lệ đẻ này.Tỷ lệ đẻ phụ thuộc vào thời gian, thời điểm khai
thác cũng nhƣ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc.

15


Ngồi 5 yếu tố di truyền trên thì sức đẻ trứng của gia cầm còn chịu ảnh
hƣởng bởi các yếu tố khác nhƣ: giống, dòng, tuổi, mùa vụ, nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng, chế độ dinh dƣỡng,...
2.3.1.3. Ph m chất trứng gia cầm
Phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu nhƣ: phẩm chất bên ngoài và

phẩm chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngồi của trứng đó là chỉ số hình dạng,
màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chỉ số bên trong đó là tỷ lệ
các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng,
màu sắc của lòng đỏ, quan hệ giữa khối lƣợng và chất lƣợng lòng trắng trứng
là chỉ số Haugh,...
- Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng nhƣ
trong vận chuyển bảo quản trứng thƣơng phẩm. Hình dạng trứng đƣợc đánh
giá qua chỉ số hình dạng trứng.Chỉ số hình dạng trứng (I) là tỷ lệ giữa đƣờng
kính lớn D (chiều dài) và đƣờng kính nhỏ d (chiều rộng) của trứng. Đo đƣờng
kính lớn (D) và đƣờng kính nhỏ (d) của trứng bằng thƣớc kẹp.

Trứng

gà có chỉ số 1,3 – 1,4 (hoặc 0,73 – 0,74) là thích hợp, có tỉ lệ dập vỏ thấp nhất
trong quá trình bảo quản, vận chuyển, và cho tỷ lệ ấp nở cao.
- Độ dày vỏ trứng: Trứng có độ dày từ 0,25 – 0,58mm. Tuy nhiên, độ
dày vỏ trứng phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dƣỡng và bệnh
tật. Hệ số di truyền về độ dày vỏ trứng ở mức thấp là 0,15 – 0,3.
- Màu sắc vỏ trứng đƣợc quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là
dinh dƣỡng. Ngƣợc lại, độ đậm nhạt màu sắc của lòng đỏ là do sắc tố trong
thức ăn quyết định. Vỏ trứng màu thƣờng gắn với bộ lông màu và thƣờng di
truyền liên kết với giới tính.
2.3.2. hả năng thụ tinh
Khả năng thụ tinh đƣợc đánh giá qua tỷ lệ trứng có phơi.Sự thụ tinh là
quá trình tinh trùng kết hợp với tế bào trứng tạo thành hợp tử.Khả năng thụ
tinh là một chỉ tiêu để đánh giá sức sinh sản của đời bố mẹ. Theo Trần Huê
16



×