Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hiện trạng và tác động của một số kỹ thuật đến chất lượng giống tại mai sơn sơn la và sa pa lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT
SỐ KỸ THUẬT ĐẾN CHẤT LƢỢNG GIỐNG TẠI MAI
SƠN - SƠN LA VÀ SA PA – LÀO CAI

Ngƣời thực hiện

: Đỗ Thị Hồng Quyên

Mã SV

: 613088

Lớp

: K61RHQMC

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Hữu Cƣờng

Bộ môn

: Thực vật

HÀ NỘI – 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng cơng trình nghiên cứu hiện trạng và tác động của một
số kỹ thuật đến chất lượng giống tại Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào
của người khác. Trong q trình thực hiện dự án này, tôi đã nghiêm túc thực
hiện đạo đức nghiên cứu, và tất cả những phát hiện của dự án này đều là kết quả
của quá trình làm việc của chính tơi; tất cả các tài liệu tham khảo trong dựu án
này được trích dân rã ràng theo các quy định chính thức.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các con số, dữ liệu
và các nội dung khác trong dự án nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Đỗ Thị Hồng Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản
thân em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của thầy cơ, gia đình và
bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, ThS. Nguyễn Hữu
Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, quan tâm giúp em hoàn thành tốt đề tài.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Thực vật - khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các các vị lãnh đạo cán bộ và người nông dân
hai huyện Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình điều tra và nghiên cứu tại địa phương.
Cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh động
viên, góp ý cho em thực hiện và hồn thành đề tài.
Trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế em mong được sự lượng thứ từ quý thầy cô và bạn bè. Rất
mong được sự đóng góp quý báu từ quý thầy cơ và bạn bè để bài khóa luận được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Đỗ Thị Hồng Quyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẤU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. Hệ thống giống trên thế giới .......................................................................... 4
2.2. Đặc điểm hệ thống giống ở Việt Nam ......................................................... 11
2.3. Hệ thống địa phương ...................................................................................... 8
2.4. Tự để giống tại nông hộ ............................................................................... 14
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
3.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 24
3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................. 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26
4.1. Sản xuất rau giàu dinh dưỡng và kỹ thuật sản xuất, xủ lý và bảo quản hạt giống
rau cải H‟mong và đậu cô ve leo tại Sa Pa – Lào Cai và Mai Sơn – Sơn La ........... 26
4.1.1. Tình hình sản xuất rau giàu dinh dưỡng trong cộng đồng một số dân tộc
thiểu số tại Sa Pa – Lào Cai và Mai Sơn – Sơn La ............................................. 26

iii


4.1.2. Hệ thống giống và kỹ thuật sản xuất hạt giống rau cải H‟mong và đậu cô
ve leo trong cộng đồng một số dân tộc thiểu số tại Sa Pa – Lào Cai và Mai Sơn –
Sơn La ................................................................................................................. 30

4.2. Điều tra và đánh giá kỹ thuật sản xuất, xử lý và bảo quản hạt giống cây cải
H‟mong và đậu cô ve leo theo phương pháp truyền thống của người nông dân
dân tộc Dao, H‟mong tại Sa Pa – Lào Cai và dân tộc Thái tại Mai Sơn – Sơn La,
và đánh giá tác động của một số can thiệp kỹ thuật trong sản xuất giống tại
nông hộ tới tập quán canh tác và sinh trưởng, phát triển của rau cải H‟mong và
đậu cô ve leo ........................................................................................................ 35
4.2.1. Điều tra quy trình kỹ thuật sản xuất, xử lý và bảo quản hạt giống cây cải
H‟mong và đậu cô ve leo theo phương pháp truyền thống của người nông dân dân
tộc Thái tại Mai Sơn – Sơn La và dân tộc Dao, H‟mong tại Sa Pa – Lào Cai.... 35
4.2.2. Đánh giá tác động của một số can thiệp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống
tới tập quán canh tác, sinh trưởng và phát triển của cây cải H‟mong và đậu cô ve
leo của nông hộ ttrong cộng đồng dân tộc thiểu số Dao và H‟mong Sa Pa – Lào
Cai và Thái tại Mai Sơn – Sơn La ....................................................................... 52
4.3. Kết quả nội dung 2 ....................................................................................... 61
4.3.1. Khả năng nảy mầm và thời gian sinh trưởng của 2 giống bí thu thập ...... 61
4.3.2. Đặc điểm hình thái quả ............................................................................. 64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 68
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 68
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 70
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 81

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ALV

: Rau lá Châu Phi


NGO

: Tổ chức phi chính phủ

CT

: Cơng thức

NL

: Nhắc lại

FAVRI

: Viên nghiên cứu Rau Quả

IVO

: Cung cấp khối lượng quốc tế

DAE

: Cục khuyến nông

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nông dân sử dụng các giống địa phương và ngô cải tiến và các giống

đậu thông thường(% mỗi quốc gia) ở Costa Rica, Nicaragua và Honduras ....... 11
Bảng 2.2: Yêu cầu về giống, năng lực sản xuất giống, lượng nhập khẩu, tổng lượng
giống chính thức được cung cấp và tỷ trọng trong tổng số đáp ứng yêu cầu của
ngành giống chính thức ở bốn tỉnh được khảo sát ở Việt Nam, 2006. ................... 12
Bảng 2.3: Giá (tính bằng USD / kg-1 ) của các mức chất lượng giống và hạt khác
nhau ở bốn tỉnh khảo sát của Việt Nam, 2006. ................................................... 13
Bảng 2.4: Nguồn ước tính (tính theo tỷ lệ phần trăm) giống do nơng dân trồng
đậu phổ biến ở Kenya. ......................................................................................... 15
Bảng 4.1. Các loại rau giàu dinh dưỡng trồng trong nông hộ của người dân tộc thiểu
số Dao và H‟mong tại xã Ngủ Chỉ Sơn – Thị xã Sa Pa – tỉnh Lào Cai ................... 27
Bảng 4.2. Các loại rau trồng trong nông hộ của người nông dân dân tộc Thái tại
xã C N i và xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La. .......................... 29
Bảng 4.3. Nguồn cung cấp giống và cách thức trao đổi, lấy giống của người
nông dân dân tộc Dao và H‟mong tại.................................................................. 32
Sa Pa – Lào Cai ................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Nguồn cung cấp giống và cách thức trao đổi, lấy giống của người
nông dân dân tộc Thái và H‟mong tại Mai Sơn – Sơn La. ................................. 34
Bảng 4.5. Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rau cải H‟mong trong cộng đồng
người dân tộc Dao và H‟mong tại xã Ngủ Chỉ Sơn – thị xã Sa Pa – tỉnh Lào Cai
theo phương pháp truyền thống ở những vụ/năm trước ..................................... 38
Bảng 4.6: Bảng tiêu chí chọn cây làm giống của người dân tộc Dao và H‟mong
tại Sa Pa – Lào Cai .............................................................................................. 41
Bảng 4.7: Bảng thu hái và bảo quản hạt giống cải H‟mong tại Sa Pa theo phương
pháp truyền thống. ............................................................................................... 43

vi


Bảng 4.8. Bảng kỹ thuật sản xuất và chọn cây làm giống giống rau cải H‟mong
của người dân tộc Thái tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La theo

phương pháp truyền thống .................................................................................. 44
Bảng 4.9: Thu hái, xử lý và bảo quản hạt giống rau cải H‟mong của người dân
tộc thiểu số Thái tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La theo
phương pháp truyền thống .................................................................................. 46
Bảng 4.10 Bảng kỹ thuật sản xuất và chọn cây làm giống giống đậu cô ve leo của
người dân tộc Thái tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La theo phương
pháp truyền thống ................................................................................................. 48
Bảng 4.11: Thu hái, xử lý và bảo quản hạt giống đậu cô ve leo của người dân tộc
thiểu số Thái tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La theo phương
pháp truyền thống ................................................................................................ 49
Bảng 4.12: Kỹ thuật áp dụng ở các công thức thí nghiệm tại nơng hộ trong sản
xuất hạt giống cây cải H‟mong tại Ng Chỉ Sơn – Sa Pa, vụ Đông Xuân năm
2020 - 2021.......................................................................................................... 52
Bảng 4.13: Kỹ thuật áp dụng ở các cơng thức thí nghiệm tại nơng hộ trong sản
xuất hạt giống cây cải H‟mong tại Chiềng Chăn – Mai Sơn, vụ Đông Xuân năm
2020 - 2021.......................................................................................................... 56
Bảng 4.14: Kỹ thuật áp dụng ở các cơng thức thí nghiệm tại nông hộ trong sản
xuất hạt giống cây đậu cô ve leo tại Chiềng Chăn – Mai Sơn, vụ Đông Xuân
năm 2020 - 2021 .................................................................................................. 59
Bảng 4.15. Tỷ lệ và thời gian nảy mầm của 2 giống bí thu thập ........................ 61
Bảng 4.16: Thời gian sinh trưởng, phát triển của 2 giống bí thu thập ................ 62
Bảng 4.17: Số lượng hoa đực và hoa cái trên 2 giống bí thu thập ngày
07/01/2021 ........................................................................................................... 62
Bảng 4.18: Bảng tỷ lệ đậu quả, rụng quả và số quả c n lại trên 2 giống bí ....... 63
Bảng 4.19: Bảng mơ tả màu sắc thịt quả và hình dáng quả bí ............................ 66

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Cây con cải H‟mong gieo trên khay bầu và che phủ nilong kín theo
hướng dẫn của FAVRI (hình 4.1.A) và gieo vãi trên luống theo phương pháp
truyển thống (hình 4.1.B) bởi người H‟mong tại xã Ng Chỉ Sơn – thị xã Sa Pa –
tỉnh Lào Cai ......................................................................................................... 55
Hình 4.2: Cây con cải H‟mong gieo trên khay bầu và che phủ nilong kín theo
hướng dẫn của FAVRI ........................................................................................ 55
Hình 4.3: Cây con cải H‟mong gieo trên khay bầu và che phủ nilong kín theo
hướng dẫn của FAVRI (hình 4.3.A) và gieo vãi trên luống theo phương pháp
truyển thống (hình 4.3.B) bởi người Thái tại xã Chiềng Chăn – huyện Mai Sơn –
tỉnh Sơn La. ......................................................................................................... 58
Hình 4.4: Cây con đậu cô ve leo trồng bởi người Thái tại xã Chiềng Chăn –
huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La. ............................................................................ 60
Hình 4.5: Cây con 2 giống bí thu thập trong nhà lưới ........................................ 61
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh trọng lượng quả và trọng lượng thịt quả ở các cơng thức
thí nghiệm............................................................................................................. 64
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chiều cao, đường kính và độ dày thịt quả giữa các
cơng thức ............................................................................................................. 65
Hình 4.8: Hình thái quả của 2 giống bí thu thập qua các cơng thức và lần nhắc
lại ......................................................................................................................... 67

viii


TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tác động của một số kỹ thuật đến chất
lượng giống tại Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai. Đề tài nghiên cứu lần
lượt 3 nội dung: Nội dung 1, điều tra và đánh giá kỹ thuật sản xuất và xử lý, bảo
quản hạt giống đối với cây cải H‟mong và đậu cô ve leo theo phương pháp
truyền thống của người nông dân dân tộc Thái tại Mai Sơn – Sơn La và dân tộc
Dao, H‟mong tại Sa Pa – Lào Cai. Từ kết quả điều tra thu được từ đó tiến hành

nội dung tiếp theo là đánh giá tác động của một số can thiệp kỹ thuật trong sản
xuất giống tại nông hộ tới tập quán canh tác, sinh trưởng và phát triển cây cải
H‟mong và đậu cô ve leo tại Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai. Từ những
tác động hướng dẫn các hộ nông dân đánh giá được nhận thức của người dân
từng dân tộc thiểu số, cách giao tiếp với người dân từng nơi. Nội dung tiếp theo
là đánh giá ảnh hưởng của việc thu rau ăn lá theo tập quán của người dân tộc tới
năng xuất quả và hạt trên hạt giống bí (giống bí Cơ tiên và giống bí địa phương
thu thập tại Sơn La).

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẤU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau địa phương (theo quan niệm của người dân tộc bản địa Thái, H‟mong
tại vùng Mai Sơn – Sơn La và Dao, H‟mong tại Sa Pa – Lào Cai) là cây rau
được trồng nhiều năm tại địa phương (trên 10 - 15 năm), với (hạt) giống có khả
năng tự để hoặc sẵn có tại các chợ địa phương, cả hai được coi là nguồn hạt
giống của nông dân hay nguồn giống địa phương (“farmer seed” hay “informal
seeds”). Rau địa phương thường phản ánh đặc trưng cho thị hiếu thực phẩm, tập
quán canh tác nơng nghiệp và văn hóa của nhóm dân tộc của người dân bản địa
bởi nhóm những cây trồng này được trực tiếp phục vụ nhu cầu sử dụng c ng
như là nguồn sinh kế khác của người dân. Các giống rau địa thường thích nghi
cao với điều kiện ngoại cảnh bản địa do đã được chọn lọc bởi người nông dân và
thông qua chọn lọc tự nhiên một khoảng thời gian tương đối dài (> 10 – 15
năm). Ngoài sử dụng làm nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày,
bổ sung dinh dưỡng quan trọng (không có trong thực phẩm giàu tinh bột như
lúa, gạo, ngơ, khoai), các giống rau địa phương c n mang lại nguồn thu nhập
cho nơng hộ, góp phần cải thiện chất lượng sống cho người nông dân.
Hiện nay, các giống rau địa phương đang đối mặt với nguy cơ bị thất thoát

hoặc được thay thế bởi giống cải tiến do một số ngun nhân chính (kết quả điều
tra nơng hộ năm 2019) như sau: 1) Tác động của thị trường nông nghiệp đầu vào
(thị trường cung cấp giống) và đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm rau: thị hiếu
của người tiêu dùng thay đổi; định hướng phát triển rau thương mại chiếm ưu
thế); 2) Chất lượng vật liệu giống địa phương (hạt, cây con, củ giống,v.v.) giảm
do thối hóa giống, lẫn tạp, nhiễm sâu bệnh hại hay mất mùa làm ảnh hưởng tới
năng suất và chất lượng, không đáp ứng được u cầu sản xuất của nơng hộ; 3)
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nên nông hộ ưu tiên trồng cây
lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực hoặc chuyển đổi sang trồng cây
có giá trị kinh tế cao hơn như cây ăn quả, cây cơng nghiệp; 4) Biến đổi khí hậu,

1


hạn hán kéo dài khiến việc trồng trọt gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới; và
5) Dịch bệnh phát triển mạnh, khó kiểm sốt và thiếu biện pháp ph ng trừ đặc trị
do việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó việc duy trì các giống rau địa
phương gặp nhiều khó khăn và người nơng dân khơng giữ được sự chủ động
trong nguồn giống hàng năm, phụ thuộc nhiều vào thị trường.
Chất lượng giống đóng vai tr quan trọng trong v ng đời của cây trồng.
Sự thành công trong sản xuất cây trồng chủ yếu được xác định bởi các đặc điểm
sinh lý và sinh hóa của hạt/vật liệu giống để duy trì cây trong giai đoạn đầu của
sự sinh trưởng và phát triển cây non (Bewley & Black, 1994). Hiện tại, nguồn
giống địa phương đã và đang đóng một vai tr quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp của nông dân, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa bởi đây là nhóm cây trồng
mà ít được cung ứng bởi các công ty, cơ quan sản xuất giống thương mại. Hơn
nữa, giống địa phương thường sẵn có, dễ tiếp cận, giá thành hợp lý và đáng tin
cậy về nguồn gốc, đặc tính sinh trưởng và phù hợp với thị hiếu ẩm thực của
người dân địa phương.
Đối với người dân tộc thiểu số, phần lớn vật liệu giống đang được sử dụng

do nông hộ tự để và lưu trữ tại nhà từ vụ trước sang vụ sau. Nông hộ thường lựa
chọn tự lưu giữ lại giống dựa trên lựa chọn tích cực như: cây khỏe đẹp, khơng bị
sâu bệnh hại từ luống rau trồng để ăn. Hạt giống được phơi khô tự nhiên và bảo
quản bằng cách treo trên gác bếp hoặc đựng trong dụng cụ đơn giản (như lọ
nhựa hoặc thủy tinh, túi vải) và treo trong nhà. Độ khô của hạt được xác định
bằng kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện tại nông hộ c n hạn chế về
cơ sở vật chất, đặc biệt là chế độ phơi sấy quả và hạt, chưa quản lý được độ ẩm
khơng khí và nhiệt độ mơi trường bảo quản, đây là những yếu tố đóng vai tr
quyết định trong việc duy trì chất lượng giống trong quá trình bảo quản, lưu trữ
do chúng có tác động trực tiếp tới hô hấp hạt và tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu
bệnh hại sau thu hoạch phát triển. Qua điều tra sơ bộ tại một số cộng đồng người
dân tộc thiểu số tại Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai, người dân khi lưu trữ

2


giống tại nông hộ thường hạt giống rau bị mọt ăn, ẩm và mốc, tỷ lê nảy mầm
giảm dù chỉ sau 1 vụ bảo quản, cây con ra rễ chậm và sinh trưởng kém. Ngồi
ra, các nơng hộ có thói quen chỉ giữ giống cho từng vụ (vụ trước dùng cho vụ
sau) nên lượng giống hạn chế không đảm bảo đủ giống đặc biệt khi mất mùa hay
thiên tai xảy ra.
Từ thực tế đó và c ng dựa trên nguyện vọng của người dân, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số can thiệp kỹ thuật có sự tham gia của
người nơng dân nhằm mục đích duy trì và nâng cao khả năng sinh trưởng của
cây trồng và chất lượng giống trước bảo quản một số loại rau địa phương của
người dân tộc thiểu số tại Mai Sơn - Sơn La và Sa Pa – Lào Cai. Việc người
nơng dân cùng tham gia vào thí nghiệm giúp kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực
tiễn, nhà khoa học cùng lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh địa
phương và đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Từ đó chúng tơi xây dựng
đề tài “Hiện trạng và tác động của một số kỹ thuật đến chất lượng giống tại

Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra và đánh giá kỹ thuật sản xuất và xử lý, bảo quản hạt giống đối
với cây cải H‟mong và đậu cô ve leo theo phương pháp truyền thống của người
nông dân dân tộc Thái tại Mai Sơn – Sơn La và dân tộc Dao, H‟mong tại Sa Pa –
Lào Cai.
- Đánh giá tác động của một số can thiệp kỹ thuật trong sản xuất và phơi
sấy hạt giống tại nông hộ trên rau cải H‟mong và đậu cô ve leo tới chất lượng
hạt giống trước bảo quản tại Mai Sơn – Sơn La và Sa Pa – Lào Cai.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc thu rau ăn lá dựa theo tập quán của người
dân tộc tới năng xuất quả và hạt trên hạt giống bí (giống bí Cơ tiên và giống bí
địa phương thu thập tại Sơn La).

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hệ thống giống chính thức
Sản xuất lương thực tạo thành một phần không thể thiếu trong văn hóa
của những người trồng trọt và quản lý đất đai (Pretty, 2002 ). Trong đó, hệ thống
giống tạo nên sự rất riêng vì các yếu tố văn hóa - xã hội được kết hợp chặt ch
trong đó, chẳng hạn như việc sử dụng giống cho các mục đích khác nhau và
cách thức chia sẻ giống phản ánh mối quan hệ giữa những người nông dân
(Almekinders & cs., 1994 ; Coomes & cs., 2015 ). Hệ thống giống được quan
tâm bởi những người muốn cải thiện sản xuất nông nghiệp. Tiếp cận giống chất
lượng cao được coi là một con đường thốt nghèo quan trọng cho nơng hộ vừa
và nhỏ (Cromwell, 1990) và là cơ sở của nhiều dự án phát triển. Trong đó, cung
cấp cho nơng hộ nhỏ với giống chất lượng cao là một trong những can thiệp vào
hệ thống hạt giống chính của cơ quan nhà nước, và các tổ chức (NGO, doanh
nghiệp) liên quan đến nơng nghiệp phát triển. Ngồi ra, đào tạo, tập huấn,

chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nông dân tiêu biểu, xây dựng mơ hình điểm
và các gói cứu trợ đi kèm như vật tư đầu vào cho sản xuất giống (phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, tài chính, v.v.) là những hình thức can thiệp được áp dụng
khá phổ biến.
Nguồn giống chính thức được hiểu là được cung cấp bởi các cơng ty
giống, có nhãn hiệu, có thời gian sản xuất và hạn sử dụng. Nguồn giống khơng
chính thức như là giống người dân trồng tự để giống, hoặc mua ngồi chợ nhưng
khơng có thơng tin sản phẩm…
Nơng dân ở các nước đang phát triển thường gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận với nguồn giống chính thức (“Formal seed system”), cản trở việc
sử dụng giống cải tiến có tiềm năng hiệu quả hơn so với giống họ có trên đất của
mình (Indimuli ,2013; Almekinders & cs., 2019 ). Khả năng khó tiếp cận nguồn
giống chính thức một phần được cho là do sự thiếu thông tin nhà sản xuất và
nơng hộ chưa có nhu cầu trong việc tìm nguồn cung ứng giống rõ ràng đạt chất

4


lượng (Almekinders & cs., 1994 ). Một số tác giả ủng hộ quan điểm cần cải
thiện các kết nối giữa hệ thống giống chính thức và khơng chính thức để tăng
khả năng tiếp cận của nông dân đối với cả 2 nguồn giống quan trọng
này. Almekinders & cs. (2002) cho rằng các giống chính thức nên được phát
triển dựa trên nền tảng và được kết hợp với hệ thống giống khơng chính thức
(hay “farmers seeds”) hiện có thay vì hoạt động độc lập và thiếu liên kết. Bởi,
mục đích cuối cùng của giống là phục vụ lợi ích và nhu cầu sử dụng của người
dân. Bước đầu tiên trong quá trình h a nhập giữa hai hệ thống cần thiết phải
hiểu được nhu cầu và cách thức của người nông dân trong việc tìm nguồn cung
cấp và sản xuất giống.
Trên một số nhóm cây trồng, hệ thống giống đã được nghiên cứu chuyên
sâu hơn những loại cây khác. Ví dụ như hệ thống giống khoai tây ở Andes và

hệ thống giống ngô ở Mesoamerica đã được nghiên cứu nhiều bởi cả nhà nông
học và nhà xã hội học (Keleman& cs., 2009; Thomas-Sharma & cs., 2015 ). Hệ
thống giống chuối ở Đông Phi khá đặc biệt so với các cây trồng khác: chuối là
cây lâu năm và hoàn toàn được nhân giống vơ tính. Nó khơng có "giống" theo
nghĩa chính thức của từ này mà thường được nhân lên bằng cách sử dụng các
chồi non, các chồi mọc xung quanh thân của cây chuối mẹ và sau đó được trồng
như dạng cây con (Robinson, 1996 ). Hơn nữa, Đơng Phi có một nguồn giống
chuối rất đa dạng. Những yếu tố này có liên quan tới việc người nơng dân quản
lý, lựa chọn giống phù hợp và tìm vật liệu trồng ban đầu (cây giống), vì nó khó
khăn trong việc vận chuyển, bảo quản và đặc biệt lượng giống sẵn có trong mỗi
nơng hộ tương đối thấp.
Các lồi thuộc họ Cải (Brassicaceae) có kiểu sinh trưởng khơng xác định
và q trình ra hoa kéo dài. Những bơng hoa ở phía gần gốc già hơn những bơng
hoa ở gần phía ngọn từ 20 đến 30 ngày (Still, 1999). Khoảng cách thời gian này
c ng phản ánh về mức độ già trong phát triển và trưởng thành của hạt. Hạt thu

5


hoạch từ đầu xa (gần ngọn) có độ ẩm cao và non trẻ hơn so với hạt nằm ở gần
thân chính (Still & cs., 1998).
Trên ruộng của nơng dân, cây trồng được thu hoạch theo ngày quy định
(Anon, 2004) do đó, hạt được thu hoạch tại một thời điểm cụ thể s có độ chín
sinh lý hỗn hợp. Việc thu hoạch muộn nhằm mục đích để các hạt ở đầu xa đạt
được độ chín nhưng làm suy giảm chất lượng của những hạt ở đã chính trước
(Delouche, 1980) và gia tăng tổn thất do quả bị vỡ và hạt rơi vãi. Hơn nữa, thời
gian từ khi thu hoạch đến gieo hạt tiếp theo có thể thay đổi từ một vài vài tháng
đến vài năm, chính trong thời gian này chất lượng giống có thể giảm sút mạnh
(Taylor, 1997) đặc biệt trong điều kiện khí hậu bất lợi khi lưu trữ hạt như nhiệt
độ, độ ẩm cao và thay đổi liên tục (Wilson, 1995).

Nghiên cứu của Verma & cs. (1999) chỉ ra rằng giống một số loài thuộc
họ Cải (Brassicaceae) giảm chất lượng nghiêm trọng sau 2 năm bảo quản do hạt
bị hư hỏng (thối, mốc, mọt ăn) hoặc do lão hóa (Coolbear, 1995). Tỷ lệ hỏng
tăng nhanh hơn ở những hạt có hạt độ ẩm cao.
Khi giống xấu đi, có một loạt các biểu hiện, chẳng hạn như suy thoái của
các phân tử vĩ mô, protein (Shatters, 1994), làm giảm các hoạt động sinh hóa
(Begnami và Cortelazzo, 1996), mất tính toàn vẹn của màng (Paula & cs., 1994)
và do oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do (Sathyamoorthy và Nakamura, 1995).
Các biện pháp đã được thực hiện để thay đổi q trình lão hóa của giống
bằng cách áp dụng phương pháp xử lý trước khi gieo và có thể bảo vệ giống
trong quá trình bảo quản hoặc cho phép thay đổi sau đó (Nath & cs., 1991).
Trên tồn cầu, các nguồn giống cây trồng phổ biến nhất là các hệ thống
giống địa phương (Almekinders & Louwaars, 2002; Louwaars & cs.,
2013; Munyi & cs., 2015). Rau ăn lá ở Châu Phi (ALVs), là một tập hợp đa dạng

các loài tạo thành xương sống của chế độ ăn truyền thống ở miền tây Kenya
(Lotter & cs., 2014 ; Muhanji & cs., 2011). Hơn 90% người trồng ALV tự tiết
kiệm giống, mặc dù nhiều người (72%) c ng mua giống từ thị trường địa

6


phương (Abukutsa-Onyango, 2005). ALV cung cấp cơ hội, tạo thu nhập quan
trọng, đặc biệt cho phụ nữ bán cả hai sản phẩm (Weinberger & cs.,2011) và
giống (Abukutsa-Onyango, 2005). Một phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng
trong chế độ ăn truyền thống c ng đến từ ALVs, bao gồm vitamin A, B, C và
các khoáng chất như canxi, sắt, k m và kali (Orech et al., 2007; Uusiku &
cs., 2010 ). Các hệ thống giống khơng chính thức lâu đời làm cho giống ALV
được phổ biến rộng rãi và dễ tiếp cận (Abukutsa-Onyango, 2005 ; Okeno &
cs., 2002), nhưng về bảo mật giống (McGuire & cs., 2013; Sperling & cs.,

2012), chất lượng vẫn là một hạn chế lớn (Afari-Sefa & cs., 2012; Okeno &
cs., 2002 ).
ALV có thể được mua thơng qua cả hệ thống chính thức và khơng chính
thức, nhưng người trồng trọt c ng có được giống thơng qua thương mại, hàng
đổi hàng và quà tặng, tạo thành một hệ thống năng động và phức tạp thay đổi từ
cộng đồng với cộng đồng (Abukutsa-Onyango, 2005 ). Nhu cầu về giống ALV
chất lượng cao ngày càng tăng với nhu cầu thị trường thành thị về ALV ngày
càng tăng (Mwangi & cs., 2006) và các giống năng suất cao có thể đáp ứng nhu
cầu c n đang thiếu tại đây. Tại các thành phố trên khắp Kenya, nhu cầu về ALV
bắt đầu vượt xa nguồn cung cấp (Mwangi & cs., 2006) và chính phủ và phi
chính phủ, các chương trình đang bắt đầu thúc đẩy sản xuất ALV vì tiềm năng
dinh dưỡng của chúng (Cernansky, 2015; Orech & cs., 2007; Uusiku &
cs., 2010). Kết nối nông dân với nguồn giống chất lượng cao mà họ cần có thể
tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân và liên kết người tiêu dùng thành thị
với những loại rau tốt cho sức khỏe. Mặc dù nguồn cung cấp giống có thể đủ để
đáp ứng nhu cầu của sản xuất ở mức tự cung tự cấp hiện tại, các hệ thống giống
trong tương lai c ng s phải đáp ứng nhu cầu của dân số đô thị ngày càng
tăng. Giống này s phải có giá cả phải chăng đối với nơng dân sản xuất nhỏ
đồng thời đáp ứng kỳ vọng của người trồng về chất lượng của sự nảy mầm và
năng suất.

7


2.2. Hệ thống giống khơng chính thức
Mặc dù hầu hết nơng dân áp dụng một số tiêu chí để chọn giống cho lần
trồng sau, nhưng mức độ chun mơn hóa thay đổi mạnh m . Sản xuất giống
được tích hợp hồn tồn với sản xuất cây trồng bình thường khi giống được
chọn từ cây trồng và lưu trữ sau khi thu hoạch. Sản xuất giống đối với cây khó
lưu trữ giống s được sản xuất trong các lô riêng biệt. Giống được sản xuất trái

vụ để tránh kéo dài thời gian bảo quản, ví dụ như đậu tương (Linnemann & cs.,
1987) hoặc khoai lang (Rao, 1993). Thời gian, phương pháp và tiêu chí lựa chọn
phù hợp với thành phần di truyền của giống: lựa chọn giống sớm hơn và lựa
chọn giống với cường độ cao hơn chắc chắn tăng cơ hội thích nghi với mơi
trường địa phương và đặc điểm khí hậu. Người nơng dân châu Phi thu hoạch lúa
giống từ giữa cánh đồng để duy trì sự thuần khiết (Richards, 1985), nông dân
Mexico vận dụng sự lai tạo so sánh giữa các giống ngô (Hernandez, 1985). Lựa
chọn giống của nông dân kết hợp với sản xuất trong điều kiện địa phương đã tạo
ra các giống cây trồng địa phương với sự thích ứng có giá trị với các điều kiện
cụ thể của địa phương, chẳng hạn như sự thích nghi về sức bền ban ngày của các
giống cây cao lương ở Nigeria (Curtis, 1968) và khả năng chống hạn của giống
ngô ở Tây Nam Bắc Mỹ (Collins, 1914).
Thực hành sản xuất và chọn giống của trang trại c ng có thể ủng hộ các
khía cạnh chất lượng giống khơng di truyền. Sản xuất giống địa phương, trái vụ
(đậu thông thường), đã được báo cáo cùng với việc sử dụng thêm lao động hoặc
phân bón để cải thiện chất lượng giống (Leon, 1964). Khả năng sản xuất giống
chất lượng tốt của nông dân được thể hiện trong một loạt các so sánh của nông
dân hạt đậu thông thường với giống sạch (Janssen & cs.,1992): 11 trong số 13
đánh giá về giống của nông dân tạo ra năng suất tương đương hoặc cao hơn so
với giống sạch do các nhà nghiên cứu cung cấp.

8


Về cơ bản, có bốn nguồn mà từ đó nơng dân có thể lấy giống: thu hoạch
của chính họ, những người nông dân khác, thị trường giống địa phương và
nguồn giống chính thức.
Giống của chính nơng dân có lợi thế là giá rẻ, chất lượng đã biết và sẵn
có. Khi người nông dân không tiết kiệm giống, khi giống bị thối hóa hoặc khi muốn
trồng một cây mới đa dạng, họ phải tìm kiếm các nguồn khác. Khi nào nguồn cung

cấp giống địa phương là đáng tin cậy (sẵn có kịp thời, giá cả và chất lượng), nơng
dân có thể tương đối dễ ăn hoặc bán giống của chính họ, đặc biệt là khi giá thị trường
cao (Crissman & cs., 1989). Mất giống do thiên tai hoặc nghèo đói nói chung c ng là
một yếu tố trong việc sử dụng các nguồn giống khơng chính thức, đặc biệt trong
nhóm những nông dân nghèo tài nguyên nhất. Đối với lý do này, gần một nửa số
nông dân nghèo ở Rwan-da mua 90% giống đậu thơng thường để làm chính trồng,
chủ yếu từ thị trường ng cốc thực phẩm (Sperling & cs., 1993).
Nguồn giống địa phương, có ưu điểm là giống hoặc hỗn hợp thường được
biết là thích nghi với mơi trường nông nghiệp và điều kiện kinh tế xã hội của
một khu vực nhất định. Hơn thế nữa, giống này có sẵn và thường có thể được
lấy mà khơng có sự tham gia của tiền mặt, tức là thông qua hàng đổi hàng, q
tặng hoặc cho vay.
Nơng dân có thực hành sản xuất giống tốt có thể có tiếng là nhà cung cấp
giống đáng tin cậy trong cộng đồng địa phương. Các khu vực sản xuất giống có
thể là nguồn cung cấp giống có sức sống để thay thế các giống thối hóa (Prain
& cs., 1988) và Nepal (Rhoad-es, 1985), củ giống của khoai tây thường thu
được từ các cánh đồng ở độ cao lớn hơn với nhiệt độ thấp hơn và giảm nhiễm vi
rút. Ở Đông Java, Indonesia, các làng chuyên sản xuất giống, hỗ trợ giống tươi
đến những nơi xung quanh sau khi biển động (Linnemann & cs., 1987).
Cách thức trao đổi giống giữa nông dân với nông dân là chủ yếu dựa trên
truyền thống và gia đình quan hệ và có thể rất hiệu quả trong việc truyền bá
giống mới. Franco & cs (1985), Green (1987), Heisey (1990) và MacArthur

9


(1989) nhận thấy rằng hầu hết nông dân thu được giống mới từ nguồn giống
khơng chính thức, chủ yếu từ trong chính địa phương của họ . Rất nhiều ví dụ về
phổ biến rộng rãi các giống mới, đôi khi chưa bao giờ chính thức phát hành, chỉ ra
tiềm năng cơ chế trao đổi giống của nông dân với nông dân (Maurya, 1989; Franco &

cs., 1985). Người trung gian và người di cư có thể đóng vai tr quan trọng trong sự
phân bố của giống, đặc biệt là trên khoảng cách lớn hơn và giữa các khu vực hoặc
cộng đồng yếu vì địa lý hoặc các rào cản văn hóa (MacArthur, 1989; Rhoades,1985).
Nghiên cứu điển hình về hệ thống giống địa phương ở miền Trung Châu Mỹ.
Theo thống kê, nông hộ nhỏ ở Uganda, c ng như ở nhiều quốc gia đang
phát triên khác chủ yếu lấy cây chuối giống từ các nguồn khơng chính
thức ; sau đó tự nhân giống cây con lên, chọn lọc và phân phối cây con (Staver
& cs., 2010). Thông qua cách thức đơn giản này, họ được tiếp cận nguồn vật
liệu trồng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của địa phương và
nhu cầu xã hội bản địa với chi phí tương đối thấp. Đồng thời, sự đa dạng các
giống cây trồng trong nơng hộ góp phần quan trọng và không thể thay thế trong
mục tiêu bảo tồn các giống chuối địa phương. Tuy nhiên, có một số bất lợi liên
quan đến việc sử dụng giống từ nguồn “khơng chính thức” như dịch hại và bệnh
hại có thể dễ dàng tích tụ và lây lan, năng suất giảm sau nhiều năm sử dụng và
thậm chí ảnh hưởng tới an ninh lương thực địa phương, như đã xảy ra với bệnh
héo r do vi khuẩn trên chuối (do vi khuẩn Banana Xanthomonas Wilt gây ra) ở
Đông và Trung Phi (Blomme & cs., 2014). Ngoài ra, việc tiếp cận với các giống
cây trồng mới và giống nhập nội với các đặc tính tốt (như khả năng chịu hạn,
kháng bệnh, chịu nhiệt, v.v.) c n hạn chế.
Một nghiên cứu thực địa do IVO điều phối (Wierema & cs., 1993), về
việc sử dụng ngô và hạt đậu thông thường của nông dân ở Costa Rica, Honduras
và Nicaragua năm 1992, có sự tham gia của 157 hộ gia đình . Cuộc khảo sát này
đã xác nhận nhiều thông tin thu được từ các tài liệu và chỉ ra rằng hệ thống
giống địa phương cực kỳ không đồng nhất và dao động trong hoạt động của

10


chúng. Khu vực trồng các giống ngô và đậu địa phương và cải tiến, và số lượng
giống được trồng bởi mỗi nơng dân và trong mỗi vị trí thay đổi mạnh m giữa

các địa điểm và giữa hai vụ mùa. Các giống ngô địa phương được sử dụng nhiều
hơn một nửa tổng diện tích ngơ ở 6 trong số 13 địa điểm nghiên cứu và các
giống đậu địa phương chiếm ưu thế trong 5 các địa điểm.
Bảng 2.1: Nông dân sử dụng các giống địa phƣơng và ngô cải tiến và các
giống đậu thông thƣờng(% mỗi quốc gia) ở Costa Rica, Nicaragua và
Honduras
Loại
được sử
dụng
Địa
phương
Địa
phương
và cải
tiến
Cải tiến

Costa
Rica
65

Ngô
Nicaragua

Honduras

34

12


28

Đậu thường
Nicaragua Honduras

52

Costa
Rica
21

44

27

21

48

10

42

22
38
27
31
46
31
Nông dân được báo cáo thích loại ngơ địa phương hơn vì lớp vỏ trấu tốt


hơn, mang lại lợi nhuận
2.3. Đặc điểm hệ thống giống ở Việt Nam
Theo Huỳnh Quang Tín & cs (2008); sản xuất giống lưu ở trang trại có
tiềm năng phát triển. Tại các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Bình Định và Đồng
Tháp đã được khảo sát; ngành giống chính thức bao gồm nhà nước và các công
ty giống tư nhân và các nhà cung cấp độc quyền giống lúa. Khu vực giống chính
thức đã giữ một vai tr quan trọng trong cung cấp giống mới và giống chất
lượng cao, tức là giống và giống sơ cấp. Hệ thống này được tài trợ và đầu tư cơ
sở vật chất, nhưng nó chỉ cung cấp một lượng nhỏ (ít hơn hơn 10%) yêu cầu về
giống lúa. Ngược lại, trang trại lưu hệ thống giống dường như khơng được hỗ
trợ từ chính phủ, nhưng nó đã sản xuất và phân phối hơn 80% yêu cầu về giống
(bảng 2.2). Hệ thống này có thể được coi là một mơ hình rất hiệu quả để cung

11


cấp giống cho người dùng cuối với lượng giống đủ, giá cả thấp (bảng 2.3) trong
khi giao dịch thị trường chính thức dẫn đến giá cao và khơng linh hoạt. Tuy
nhiên, sự đóng góp tương đối của mỗi lĩnh vực phù hợp với nhu cầu giống địa
phương, vì có năm chức năng chính cần thực hiện: (1) duy trì giống, (2) nhân,
(3) cải tiến chất lượng, (4) lưu trữ và bảo mật và (5) phân phối ( Ndjeunga,
2002). Hơn nữa, trong nghiên cứu của Huỳnh Quang Tín & cs (2008) cho thấy
hiệu quả lớn trong việc tăng sản lượng và lợi nhuận của sản xuất giống. Đây nên
là một điều kiện để xem xét lại chiến lược khuyến nông, đặc biệt trong lĩnh vực
giống cây trồng đã tồn tại bởi q trình chuyển giao cơng nghệ từ trên xuống
cho nơng dân ở Việt Nam.
Bảng 2.2: Yêu cầu về giống, năng lực sản xuất giống, lƣợng nhập khẩu, tổng
lƣợng giống chính thức đƣợc cung cấp và tỷ trọng trong tổng số đáp ứng yêu
cầu của ngành giống chính thức ở bốn tỉnh đƣợc khảo sát ở Việt Nam, 2006.

Yêu cầu
Tỉnh

giống
(Mg
năm-1)

Nam
Định
Nghệ An
Bình
Định
Đồng
Tháp
Tổng số

Năng lực sản
xuất
-1

(Mg năm )

Lượng nhập khẩu

Hạt

(Mg năm-1)

cung cấp hài


Gạo cải Lúa

Gạo cải

tiến

tiến

lai

Lúa lai

Phần

(Mg

lịng

năm-1)

(%)

12,000

820

17

50


330

1,217

10

10,920

1,400

70

-

1,200

2,670

24

7,750

1,000

-

-

50


1,050

14

48,000

3,377

-

-

-

3,377

7

78,760

6,597

77

50

1,580

8,314


Nguồn: Các trung tâm giống và cơng ty giống của các tỉnh.

12


Bảng 2.3: Giá (tính bằng USD / kg-1 ) của các mức chất lƣợng giống và hạt
khác nhau ở bốn tỉnh khảo sát của Việt Nam, 2006.
Mức chất lượnga
Tỉnh

Giống lai
(F1)

Nam
Định
Nghệ An
Bình
Định
Đồng
Tháp

Giống
tiền cơ
bản

Giống
Giống

được


nền tảng

chứng

Hạt /

Giống

thócb

lưuc

nhận

1.44

0.93

0.38

0.30

0.15

0.20

1.78

0.81


0.33

0.28

0.14

0.19

1.63

-

0.28

0.25

0.15

0.18

-

-

0.30

0.27

0.14


0.15

a Các trung tâm giống và cơng ty giống của các tỉnh khác nhau, 2006; tỷ giá quy đổi: 1 đơ la Mỹ =
16.000 VND.
b Giá thóc trung bình của các tỉnh do các trung tâm giống và cơng ty giống năm 2006 ước tính.
c Giá giống của sản xuất giống lưu giữ tại trang trại (Ô thực hành cải tiến) được thu thập từ các điểm
nghiên cứu theo giá phổ biến trong năm 2004.

Để phát triển trang trại, sản xuất giống tiết kiệm (hệ thống cung cấp giống
khơng chính thức) tại Việt Nam, hệ thống này cần được hỗ trợ mạnh m bởi khu
vực chính thức và nơng nghiệp của chính phủ từ chính sách. Tuy nhiên, một
khuôn khổ tổ chức cho các hệ thống cung cấp giống có thể được xem xét thêm:
Việc đào tạo nơng dân nên được tổ chức trong các nhóm hoặc câu lạc bộ
giống sản xuất và cung cấp con giống cho các HTX các tỉnh phía Bắc. Hợp tác
xã mạnh có thể phát triển thành cơng ty giống với nhiều nhóm (hoặc tổ chức)
sản xuất giống. Do đó, giống sản xuất có thể trở nên có lợi hơn cho cá nhân
thành viên của hợp tác xã so với khi giống được bán cho địa phương công ty
giống nhà nước. Ở các tỉnh phía Nam, việc đào tạo nơng dân c ng nên được

13


được tổ chức trong các nhóm giống dựa trên sự sẵn có của tài nguyên đất và các
phương tiện xử lý sau thu hoạch. Những nhóm giống này có thể sản xuất và
cung cấp trực tiếp cho người sử dụng giống. Các nhóm giống trong các tỉnh nên
được tham gia vào mạng lưới sản xuất giống, nên kết hợp sản xuất và phân phối
giống đến các khu vực nông thôn, do đó tăng lợi nhuận cho nơng dân giống
người sản xuất. Hơn nữa, mạng lưới nhóm giống mạnh nên phát triển thành các
công ty giống do nông dân tư nhân, s là có khả năng cạnh tranh với hệ thống
cung cấp giống chính thức và mang lại lợi ích xã hội lớn.

2.4. Tự để giống tại nông hộ
Đậu (Phaseolus vulgaris L.) là cây họ đậu lương thực chính của hơn 500
triệu người ở Châu Mỹ Latinh. Trong khi nhu cầu về đậu thường ngày càng
tăng, thì sản lượng đậu trên thế giới đang giảm (FAO, 1998). Tổng sản lượng
đậu thường trên thế giới được ước tính là 19,0 triệu tấn mỗi năm trong đó 27%
đến từ Châu Mỹ Latinh và 10% từ Châu Phi (FAO, 2000).
Ở Kenya, đậu là nguồn lương thực quan trọng nhất và đứng thứ hai sau
ngô (GOK, 1998). Nhu cầu hàng năm của quốc gia về đậu đã được ước tính ở
mức 500.000 tấn, nhưng sản lượng thực tế hàng năm chỉ khoảng 125.000 tấn
theo hệ mét (Ndiritu, 1990; GOK, 1998). Tổng diện tích trồng đậu ở Kenya
được ước tính là 500.000 ha (GOK, 1998) dẫn đến năng suất đậu thực tế là
250kg ha-1, một phần trồng hỗn hợp. Trên giống thuần, năng suất 700 kg ha -1 đã
báo cáo (Songa & cs.,1995). Năng suất này thấp so với năng suất tiềm năng lên
đến 5000 kg ha-1. Sản lượng cao như vậy đã đạt được ở các nước khác, ví dụ
Mexico trong điều kiện thực địa (Rodriquez & cs., 1989).
Sử dụng giống kém chất lượng, độ phì nhiêu của đất, điều kiện thời tiết
bất lợi và tỷ lệ mắc sâu bệnh đã được xác định là một số hạn chế chính đối với
sản xuất đậu ở các vùng nhiệt đới đang phát triển (Wortmann & cs., 1994;
Gridley & cs.,1995). Trong khi công việc nghiên cứu đáng kể đã được thực hiện
về nhân giống để cải thiện giống cây trồng, phản ứng với độ phì nhiêu của đất,

14


và kiểm sốt sâu bệnh (ví dụ như Maiuki, 1988; Makini & cs.,1995; Tyagi & cs.,
1996), sản xuất giống chất lượng tốt đã khơng được tập trung vào.
Vì hầu hết nông dân sử dụng giống do nông trại lưu giữ, tăng cường hiểu
biết về sự phát triển của chất lượng hạt đậu trong quá trình sản xuất cây trồng và
điều kiện như thế nào trong sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng giống cuối cùng
có thể dẫn đến sản xuất chất lượng giống tốt hơn, và do đó hướng tới tăng năng

suất đậu ở Kenya.
Người ta ước tính rằng 30% giống chất lượng kém được sản xuất ở Kenya
đã đến lúc kém chất lượng để trồng, giả định rằng tất cả các yếu tố khác đều
thuận lợi
Bảng 2.4: Nguồn ƣớc tính (tính theo tỷ lệ phần trăm) giống do nơng dân
trồng đậu phổ biến ở Kenya.
Nguồn giống

Phần trăm

Công ty giống chính thức

5.0

Trang trại đã lưu giống

82.0

Vay từ hàng xóm

4.2

Ng cốc từ thị trường

8.6

Những nguồn khác

0.2
Nguồn: Muhammed & cs., 1985; Songa & cs., 1995.


(Combes, 1983). Bảng 2.4 cho thấy các nguồn giống mà nông dân sử
dụng để trồng. Các giống đậu được sản xuất bởi cả khu vực giống chính thức và
khơng chính thức. Chỉ 5% trong số giống đến từ các nguồn xác thực (Bảng 2.4).
Công ty sản xuất giống thương mại giống đậu được chứng nhận và ấn định giá
để đáp ứng chi phí nhân giống và sự phân phối. Tuy nhiên, hầu hết nông dân
trồng đậu quy mô nhỏ khơng thể mua được giá,và do đó chọn các nguồn giống
thay thế. Do nhu cầu có hạn, giống c ng nhân rộng ít hơn. Điều này tạo ra sự
khan hiếm giống thậm chí cho những nơng dân có đủ khả năng chi trả
(Cromwell & cs., 1992). Do đó nơng dân lựa chọn sử dụng giống do nông trại

15


×