HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU TIẾN TRỰC
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2021
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang)
Tên sinh viên:
TRIỆU TIẾN TRỰC
Mã sinh viên:
623710
Ngành đào tạo:
XÃ HỘI HỌC
Lớp:
K62 XHHA
Niên khóa:
2017 - 2021
Giảng viên hướng dẫn: ThS.TRẦN THANH HƯƠNG
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng chính nỗ lực của bản thân, không gian lận, không sao chép từ
các tài liệu khác
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khố
luận tốt nghiệp.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Triệu Tiến Trực
i
LỜI CẢM ƠN
Qua khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới gia
đình, bạn bè, thầy cơ, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Trần Thanh
Hương. Với sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, cô không chỉ giúp đỡ tôi về
kiến thức, phương pháp mà còn cung cấp tài liệu, truyền đạt kinh nghiệm q
báu trong q trình nghiên cứu cho tơi để tơi có thể hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa Học Xã
Hội cũng như các thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm vừa qua.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Thị trấn Yên
Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới
những hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Yên Phú đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp thơng tin để tơi có thể thuận lợi thu thập thơng tin phục vụ cho đề tài.
Do khả năng còn hạn chế nên báo cáo cịn gặp nhiều sai sót, tơi mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cơ và các bạn để tơi có thể hồn thiện
khóa luận một cách tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Triệu Tiến Trực
ii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Hiện nay XKLĐ là mơt xu hướng được lao động ưa thích và mang lại
nhiều tác động tích cực đến đời sống của các hộ gia đình. Đề tài “Ảnh hưởng
của XKLĐ đối với đời sống của hộ gia đình” (Nghiên cứu trường hợp tại thị
trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) được thực hiện nhằm tìm hiểu
về những ảnh hưởng của XKLĐ đến đời sống như thu nhập, chi tiêu, điều
kiện nhà ở,... Qua quá trình điều tra thì kết quả nghiên cứu cho thấy:
Những người đi XKLĐ đều năm trong độ tuổi lao động trẻ, trình độ
học vấn phần lớn tốt nghiệp THPT, số lượng nam giới đi XKLĐ nhiều hơn và
phần lớn đều chưa có vợ/chồng, về nghiệp trước khi đi XKLĐ chiếm đa số là
học sinh/sinh viên,công việc tại nơi đến của người đi XKLĐ chủ yếu là làm
công nhân, chi phí đi XKLĐ khá cao họ phải vay mượn từ nhiều nguồn khác
nhau như người thân, bạn bè,... Khi có dịch covid-19 thì có ảnh hưởng đến
thu nhập và tiền gửi về dẫn đến tần suất gửi về không đều do sự bùng phát
của dịch bệnh. Đối với thu nhập các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có
người đi XKLĐ chủ yếu từ tiền gửi về cuả người đi XKLĐ, cịn đối với hộ
gia đình khơng có người đi XKLĐ thì nguồn thu chính là từ trồng trọt chăn
ni. Cịn đối với chi tiêu thì các hộ gia đình đều chi tiêu vào các khoản như
chi tiêu hàng ngày, thăm hỏi hiếu hỉ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, mua sắm
đồ dùng, sửa chữa nhà cửa, trả nợ,… Đối với điều kiện sinh hoạt của các hộ
gia đình có người đi XKLĐ thì tỉ lệ nhà hai tầng nhiều hơn so với các hộ gia
đình khơng có người đi XKLĐ, về tiện nghi sinh hoạt thì hầu như các hộ gia
đình đều có ti vi, tủ lạnh, bếp ga, bình nóng lạnh nhưng ở các hộ gia đình có
người đi XKLĐ thì số lượng điều hịa và máy giặt lại nhiều hơn so với các hộ
khơng có người đi XKLĐ. Phương tiện đi lại các hộ đều có xe máy và một số
hộ có người đi XKLĐ thì có ơ tơ nhưng đối với các hộ gia đình khơng có
người đi XKLĐ thì khơng có. Có thể thấy XKLĐ mang lại những điều kiện
iii
thuận lợi cho người lao động kiếm tiền với mức lương ổn định giúp người dân
thay đổi được đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Từ khóa: XKLĐ, thu nhập, chi tiêu, điều kiện nhà ở
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HỘP ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. ix
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Lý thuyết nền .......................................................................................... 5
2.1.1. Lý thuyết Hút – Đẩy Everett S.Lee .................................................. 5
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng............................................................ 7
2.2. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................... 9
2.2.1. Tình hình xuất khẩu lao động ........................................................... 9
2.2.2. Đời sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động....... 10
2.2.3.Những nghiên cứu về tiền gửi và sử dụng tiền gửi của hộ gia
đình có người đi xuất khẩu lao động ........................................................ 12
2.3. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 14
2.3.1. Khái niệm xuất khẩu lao động: ....................................................... 14
2.3.2.Khái niệm gia đình và hộ gia đình:.................................................. 14
v
2.3.3. Khái niệm đời sống ......................................................................... 14
2.3.4. Khái niệm đời sống vật chất ........................................................... 15
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 16
3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 16
3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 17
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................... 17
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .......................................... 17
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ...................................... 18
3.3. Khung phân tích .................................................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20
4.1. Đặc điểm người đi xuất khẩu lao động trong mẫu điều tra .................. 20
4.1.1. Đặc điểm của người đi xuất khẩu lao động .................................... 20
4.1.2. Tiền gửi về của người đi XKLĐ trong mẫu điều tra ...................... 34
4.2. Ảnh hưởng của XKLĐ đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ... 39
4.2.1. Các nguồn thu nhập của hộ gia đình trong mẫu điều tra ................ 39
4.2.2. Ảnh hưởng của XKLĐ đối với chi tiêu của hộ gia đình ................ 47
4.2.3. Tự đánh giá thay đổi thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình có
người đi XKLĐ ......................................................................................... 49
4.2.4. Cách xử lý đau ốm .......................................................................... 51
4.3. Ảnh hưởng của XKLĐ đối với điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình
có người đi XKLĐ ....................................................................................... 52
4.3.1. Điều kiện nhà ở của các hộ gia đình ............................................... 52
4.3.2. Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình ......................................... 54
4.3.3. Phương tiện đi lại của các hộ gia đình ............................................ 55
4.3.4. Đánh giá vai trò của XKLĐ ............................................................ 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 61
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giới tính của người đi XKLĐ ...................................................... 20
Bảng 4.2: Độ Tuổi của người đi XKLĐ ....................................................... 22
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người đi XKLĐ ......................................... 24
Bảng 4.4: Tình trạng hơn nhân của người đi XKLĐ.................................... 26
Bảng 4.5: Nghề nghiệp trước khi đi XKLĐ ................................................. 27
Bảng 4.6: Công việc tại nơi đến ................................................................... 28
Bảng 4.7: Thời gian đi XKLĐ ...................................................................... 30
Bảng 4.8: Nước đến của người đi XKLĐ..................................................... 31
Bảng 4.9: Chi phí đi XKLĐ ......................................................................... 32
Bảng 4.10: Nguồn chi phí của các hộ gia đình .............................................. 33
Bảng 4.11: Số tiền trung bình 1 năm người đi XKLĐ gửi về ........................ 35
Bảng 4.12: Hình thức gửi tiền về ................................................................... 37
Bảng 4.13: Tần suất gửi tiền về của người đi xuất khẩu lao động ................. 38
Bảng 4.14: Các nguồn thu nhập của hộ gia đình ............................................ 40
Bảng 4.15: Nguồn thu nhập chính .................................................................. 42
Bảng 4.16: Thu nhập của hộ gia đình trong năm 2020 của các hộ gia
đình có người đi XKLĐ ............................................................... 45
Bảng 4.17: Tiền tiết kiệm ............................................................................... 46
Bảng 4.18: Chi tiêu của các hộ gia đình ......................................................... 47
Bảng 4.19: Tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình có người đi
XKLĐ........................................................................................... 50
Bảng 4.20: Cách xử lý khi đau ốm thông thường .......................................... 51
Bảng 4.21: Điều kiện nhà ở của các hộ gia đình ............................................ 53
Bảng 4.22: Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình ...................................... 54
Bảng 4.23: Phương tiện đi lại của các hộ gia đình ......................................... 55
Bảng 4.25: Đánh giá vai trị của XKLĐ đến đời sống của hộ gia đình.......... 56
vii
DANH MỤC HỘP
Hộp 1.
Công việc tại nơi đến của nam và nữ khi đi XKLĐ ....................... 21
Hộp 2.
Người đi XKLĐ nằm trong độ tuổi trẻ ........................................... 23
Hộp 3.
Trình độ học vấn của người đi XKLĐ tương đối thấp ................... 25
Hộp 4.
Nghề nghiệp tại nơi đến của người đi XKLĐ................................. 29
Hộp 5.
Chi phí đi XKLĐ ............................................................................ 33
Hộp 6.
Chi phí huy động từ nguồn nào ...................................................... 34
Hộp 7.
Số tiền gửi về .................................................................................. 36
Hộp 8.
Hình thức gửi tiền ........................................................................... 38
Hộp 9.
Các nguồn thu nhập của hộ có người đi XKLĐ ............................. 41
Hộp 10. Các nguồn thu nhập của hộ khơng có người đi XKLĐ .................. 41
Hộp 11. Nguồn thu nhập chính của hộ có người đi XKLĐ .......................... 44
Hộp 12. Nguồn thu nhập chính của gia đình khơng có người đi XKLĐ..... 44
Hộp 13. Chi tiêu của các hộ gia đình có người đi XKLĐ ............................ 49
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
2
THCS
Trung học cơ sở
3
THPT
Trung học phổ thông
4
PVS
Phỏng vấn sâu
5
CĐ/ĐH
Cao đẳng/Đại học
STT
ix
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài, là một nội
dung của Chương trình quốc gia về việc làm, một hoạt động kinh tế - xã hội
góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước, Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn
còn cao, vấn đề giải quyết việc làm cho số người ñến ñộ tuổi lao động là một
gánh nặng cho các quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp
thiết có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố
kinh tế xã hội khác trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 64% dân số sống ở khu vực
nông thôn, chiếm 70.2% lực lượng lao động của cả nước (Tổng cục thống kê,
2017). Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tồn cầu hóa
Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa
“sức lao động”.Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội năm 2020, Việt Nam
đã có trên 54.307 lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đó có
(20.107 lao động nữ). Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt
Nam nhất với 27.325 lao động (11.151 lao động nữ), tiếp đến là Đài Loan
(Trung Quốc) 23.403 lao động, Hàn Quốc 1.077 lao động, Romania 481 lao
động, Trung Quốc: 464 lao động, Singapore 341 lao động, Uzbekistan 227 lao
động, Algeria 150 lao động và các thị trường khác. Từ đó các khoản thu nhập
của hộ gia đình ở nơng thơn khơng chỉ là từ việc làm nơng nghiệp mà cịn do
khoản thu nhập từ hoạt động của lao động di cư. Theo thống kê của Ngân
hàng thế giới, tổng tiền chuyển từ nước ngoài về trong năm 2006 là 4.8 tỷ đô
la Mỹ, khoản tiền này chiếm 8% GDP quốc gia (Nguyễn Đình Cử & Phạm
Đại Đồng, 2014). Đồng thời tiền gửi về có ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của
hộ gia đình ở quê và rất cần thiết cho việc trang trải nợ nần, chi phí học hành
1
cho con cái và ốm đau của người thân. Tiền gửi về của người di cư chiếm
khoảng 60% đến 70% tổng thu nhập bằng tiền của các hộ. Nếu không có tiền
gửi về của các lao động đi làm ăn xa, nơng thơn sẽ khơng có đủ thu nhập để
tồn tại hoặc trang trải cho các chi phí học hành và sức khỏe (Đặng Nguyên
Anh, 2005).
Xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều
địa phương, đã đem lại nhiều kết quả, vừa là phương tiện thu hút nguồn ngoại
tệ thông qua tiền gửi của người lao động làm việc ở nước ngoài, vừa là cơ hội
tăng giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Đây được coi là chiến lược phát
triển cuả nhiều địa phương, tăng khả năng tích lũy cho xã hội, đa dạng hóa
việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt đối với người lao động là
nơng dân thì XKLĐ là một hướng đi gắn với xóa đói, giảm nghèo.
Yên Phú là thị trấn nằm ở trung tâm huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Phía Đơng giáp với xã n Phong, phía Tây giáp với xã Lạc Nơng,phía Nam
giáp với xã Yên Cường, phía Bắc giáp với xã Giáp Trung của huyện Bắc Mê
và giáp xã Quảng Lâm của huyện Bảo lâm tỉnh Cao Bằng; Dân số: Thị trấn
có 1.763 hộ = 7.230 khẩu với 14 dân tộc cùng sinh sốnggồm dân tộc: Tày,
Dao, Kinh, Mông, Pu Péo, Mường, Nùng, Cao Lan, Giấy, Bố y, Hoa, Pà
Thẻn, Lô lô, Ngái, La Chí. Thị trấn được chia làm 17 đơn vị hành chính: 12
thơn và 5 tổ dân phố. Người dân tại địa bàn thị trấn Yên Phú chủ yếu là lao
động nơng nghiệp và đi làm ăn xa, tồn thị trấn có hơn 80 hộ đi XKLĐ tại
nước ngồi. Trong đó những người đi làm ăn xa trong nước chủ yếu là đến
các thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phịng, Hải
Dương,…vì đây là những thành phố lớn tập trung nhiều việc làm và các khu
công nghiệp lớn. Cịn đối với XKLĐ thì tại địa bàn xã những năm gần đây
thường có xu hướng đi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,...
Nhờ XKLĐ mà thị trấn giải quyết được vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập, để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
2
Gia đình là hạt nhân của xã hội, cung cấp nguồn lao động và tham gia
tích cực vào thị trường lao động, do đó gia đình có vị trí hết sức quan trọng
trong xã hội, đồng thời cũng chịu những hệ quả tích cực và tiêu cực của mọi
chính sách kinh tế và xã hội. Vì những vấn đề trên tôi quyết định nghiên cứu
đề tài: “ Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với đời sống vật chất của
hộ gia đình” nghiên cứu trường hợp tại TT Yên phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với đời sống vật chất hộ gia
đình tại thị trấn Yên Phú, Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm người đi xuất khẩu lao động và tiền gửi về thông
qua hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động được điều tra tại thị trấn Yên
Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với thu nhập và chi
tiêu của hộ gia đình có người đi XKLĐ được điều tra tại thị trấn Yên Phú,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với điều kiện sinh
hoạt của hộ gia đình có người đi XKLĐ được điều tra tại tại thị trấn Yên Phú,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập chung tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đối với
đời sống vật chất của hộ gia đình có người đi XKLĐ
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
- Những hộ gia đình có người đi XKLĐ từ 3 năm trở lên năm tại thị
trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
3
1.3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Xuất khẩu lao động có ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống của người dân, đặc biệt là những gia đình có người đi xuất khẩu lao
động. Việc đi xuất khẩu lao động tác động đến đời sống, điều kiện kinh tế, sự
phân cơng lao động trong gia đình, nguồn thu nhập,… Tuy nhiên trong đề tài
này do điều kiện và thời gian có hạn đề tài chỉ tập trung tìm hiểu đặc điểm của
người đi XKLĐ, ảnh hưởng của XKLĐ đối với thu nhập và chi tiêu của hộ
gia đình có người đi và tìm hiểu ảnh hưởng của XKLĐ đối với điều kiện sinh
hoạt của các hộ gia đình
- Pham vi không gian: Đề tài được thực hiện tại thị trấn Yên Phú,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin thứ cấp từ năm 2009 trở lại đây
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lý thuyết nền
2.1.1. Lý thuyết Hút – Đẩy Everett S.Lee
Everett S.Lee là một nhà xã hội học người Mỹ, chuyên nghiên cứu về
di cư lao động. Ơng là người đã lý thuyết hóa mối quan hệ giữa di cư và kinh
tế, đồng thời mô hình hóa các nhân tố thúc đẩy di cư và thu hút di cư. Các
nghiên cứu của ơng có vai trò quan trọng đối với các nghiên cứu về di cư lao
động trên thế giới, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với việc phân tích các
nguyên nhân di cư và tác động của quá trình di cư. Cho đến nay, lý thuyết về
di cư của ông vẫn là một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng to lớn và
mạnh mẽ nhất trong các nghiên cứu kinh tế học và đặc biệt là trong xã hội học
về di cư lao động.
Năm 1966 Everett S.Lee đã trình bày trong cơng trình nghiên cứu “Lý
thuyết về di cư” xuất bản tại Mỹ. Tác phẩm này là nền tảng cho các nghiên
cứu xã hội học về di cư lao động. Nó chứa đựng những kiến giải sâu sắc về
tình hình di cư thực tế tại Mỹ và một số quốc gia trên Thế giới.
Everett S.Lee cho rằng di cư được dựa trên 4 nhóm nhân tố:
(i). Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc.
(ii). Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến.
(iii). Các trở ngại khi di cư.
(iv). Các nhân tố thuộc về người di cư.
Quyết định di cư là quá trình lựa chọn của các cá nhân, việc đưa ra
quyết định đó lại phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, trình độ
học vấn, quan hệ gia đình…. Tuy nhiên, tất cả người di cư đều có cùng một
mục đích là tìm kiếm cơ hội mới và gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, thông
thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường
chọn lực hút bởi con người luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với họ,
từ đó thơi thúc họ quyết định di cư.
5
- Các lực hút tại nơi đến: Đất đai màu mỡ, tài ngun phong phú, khí
hậu ơn hịa, mơi trường sống thuận lợi hơn; cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm
việc làm, có điều kiện để tăng thu nhập và có triển vọng cải thiện đời sống
sinh hoạt ổn định hơn, mơi trường văn hóa xã hội tốt hơn nơi cũ.
- Các lực đẩy tại nơi ở gốc: Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập
thấp, khó có cơ hội tìm kiếm việc làm có thể do thiên tai, hạn hán, dịch
bệnh… Đất đai canh tác ít, bạc màu, khơng có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi
ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống hay do nơi ở cũ bị
giải tỏa, di dời. Các chính sách, các chương trình điều chuyển lao động và dân
cư với sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước như: Chương trình kinh tế mới, định
canh, định cư…
- Các trở ngại khi di cư: Yếu tố địa lý, ngôn ngữ, phải từ bỏ cộng động
quen, hòa nhập với cuộc sống ở nơi ở mới…
- Các nhân tố thuộc về người di cư: Bị mặc cảm, định kiến xã hội nên
không muốn ở lại cộng đồng nơi cư trú. Nhu cầu rời khỏi nơi cũ để thoát khỏi
những kỷ niệm cũ và những sự kiện nặng nề về tâm lý đã xảy ra trong cuộc
đời. Mong muốn đến một nơi mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây
dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
Nơi gốc
Nơi đến
Mô hình về di cư lao động của Everett S.Lee
Trong đó
+: Là yếu tố thuận lợi đối với sự di cư.
-: Là những yếu tố bất lợi đối với sự di cư.
6
Thơng thường, điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc (origin) là nhân tố
“đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi
đến (destination) là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ơng tiếp
tục nhấn mạnh rằng có những trở ngại và hạn chế (intervening obstacles) can
thiệp đến quá trình di cư giữa nơi gốc và nơi đến của người dân. Trong số
những trở ngại này là khoảng cách, chi phí di chuyển, việc mất đi nguồn thu
nhập ở nơi gốc, vấn đề nhà ở, các quy định của pháp luật về xuất nhập cư…
Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến, cả nơi
đi và nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào
các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy,
còn các yếu tố tích cực là lực hút. Đây là lý thuyết vĩ mơ cho cái nhìn tổng
qt về các ngun nhân của di cư đến các trung tâm thương mại, công
nghiệp,
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Nguồn gốc lý luận của thuyết cấu trúc chức năng là : truyền thống
KHXH Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống, với các bộ phận có
quan hệ chức năng, hữu cơ với chỉnh thể hệ thống; và truyền thống khoa học
anh. Từ hai truyền thống này, đã nảy sinh những ý tưởng về khoa học xã hội
như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có
những chức năng nhất định, tạo thành cấu trúc ổn định. Thuyết cấu trúc chức
năng có rất nhiều đại diện tiêu biểu như : A.Comte, E.Durkheim, Spencer,
Brown,… Thuyết cấu trúc chắc năng là kết quả của những đóng góp lý luận
xã hội học của nhiều tác giả khác nhau, nhưng thống nhất ở chỗ cho rằng, để
giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội, cần phân tích cấu trúc chức năng
của nó, tức là chỉ ra những thành phần cấu thành (cấu trúc) và các cơ chế hoạt
động (chức năng) của chúng.
A.Comte là người đầu tiên đề ra hướng nghiên cứu Tính học xã hội, để
tìm hiểu các quy luật duy trì sự ổn định, trật tự của xã hội. Ông cho rằng, do
7
thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận mà cấu trúc xã hội bị rối loạn,
gây ra sự bất thường xã hội. Nhưng ông chưa sử dụng khái niệm chức năng
với tư cách là một phạm trù xã hội học.
E. Dukheim không những nghiên cứu cấu trúc chức năng và cấu trúc xã
hội mà còn đưa ra các quy tắc sử dụng, các khái niệm này là công cụ phân
tích xã hội học. Ơng đề ra u cầu, nghiên cứu xã hội học ần phải phân biệt rõ
nguyên nhân và chức năng của sự kiện xã hội. Việc chỉ ra được chức năng tức
là ích lợi, tác dụng hay sự thỏa mãn của nhu cầu khơng có nghĩa là giải thích
được sự hình thành và bản chất của sự kiện xã hội. Để làm điều đó, cần phải
vạch ra các tác nhân gây ra sự kiện xã hội.
Các bộ phận tồn tại được trong hệ thống xã hội là do chúng có những
chức năng quan trọng, đóng góp cho sự tồn tại của tồn bộ hệ thống nói chung
hay sự tồn tại của chúng là cần thiết để duy trì tình trạng cân bằng, ổn định
của cuộc sống. Do mỗi bộ phận đều đảm bảo những chức năng nào đó nên sự
tồn tại của chúng sẽ được khẳng định, giải thích nếu vai trị của những bộ
phận đó đối với xã hội được xác định. Trong xã hội, ln ln có những cơ
chế đảm bảo cho sự hịa nhập của các bộ phận cũng như đảm bảo cho sự liên
kết giữa chúng. Để có được những cơ chế này, các thành viên trong xã hội sẽ
phải tuân thủ một hệ thống các giái trị, chuẩn mực và niềm tin.
Các xã hội luôn hướng tới sự cân bằng, ổn định và trật tự. Vì vậy, mỗi
khi một bộ phận không thực hiện được chức năng hay rối loạn chức năng, xã
hội sẽ xuất hiện sự điều chỉnh thông qua các bộ phận khác để cho cấu trúc có
thể phục hồi lại trạng thái cân bằng như vốn có . So với trạng thái cân bằng
của xã hội, sự thay đổi rất hiếm khi xảy ra. Nếu có xảy ra thường sẽ đem lại
những hệ quả có lợi cho tồn bộ hệ thống.
Lý thuyết cấu trúc chức năng được vận dụng trong phân tích hộ gia
đình, theo đó gia đình gồm có nhiều bộ phận chức năng để duy trì và phát
8
triển đời sống của các thành viên trong gia đình. Di cư được coi như là một bộ
phận thực hiện chức năng kinh tế trong gia đình.
2.2. Các nghiên cứu có liên quan
2.2.1. Tình hình xuất khẩu lao động
Hiện nay Việt Nam có khoảng 400.000 lao động và chuyên gia làm
việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại.
Số lao động này hàng năm đã gửi về nước một lượng ngoại tệ nhất định, Việt
Nam có khoảng 650.000 lao động làm việc ở nước ngoài tại hơn 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Một số thị trường lao động ngoài nước truyền thống tiếp
nhận nhiều lao động Việt Nam vẫn đang tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao
như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Một số thị trường châu Âu bắt đầu có
nhu cầu tiếp nhận lao động từ Việt Nam như Rumani, CHLB Đức, Ba Lan.
Người dân đi xuất khẩu lao động từ trong nước ra quốc tế thường đến
những nước trong khu vực Châu Á, điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan,.. Trong đó lao động đi sang Đài Loan là 49.980 người, bình quân thị
trường này mỗi tháng tiếp nhận gần 4544 người. Tại Hàn Quốc lao động Việt
Nam sang đó là 6940 người, bình qn mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 631
người. Con số đó cao nhất tại Nhật Bản với 71.156 người lao động, bình quân
mỗi tháng lao động Việt Nam đi sang Nhật Bản là 6479 người (Hiệp hội xuất
khẩu lao động Việt Nam, 2019).
Có 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức được phép đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc tại nước ngoài; qua doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc dưới hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghê; đi làm việc theo hợp
đồng cá nhân. Trong đó đa số lao động đi làm việc ở nước ngồi thơng qua
các cơng ty, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp có chức
năng và được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài .Lao
động Việt Nam tại nước ngồi được thị trường chấp nhận do có sự nỗ lực,
9
sáng tạo, cần cù chủ động trong công việc. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản người lao
động có mức thu nhập từ 15-25 triệu đồng/tháng, công việc tập trung tại một
số ngành nghề như sản xuất chế tạo, may mặc, diện tử, giúp việc gia đình(Bộ
Ngoại Giao, 2011). Có thể thấy ở các nước địi hỏi về chun mơn, kĩ thuật,
tay nghề cao thì sẽ tạo lên thu nhập cao hơn so với những nước lao động giản
đơn. Thực trạng trên cho thấy di cư quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đem
lại những hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nghiên cứu của UNDP (1998)
về khảo sát tình hình xuất khẩu lao động cho thấy việc xuất khẩu lao động đã
giúp cho việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn được cải thiện rõ rệt, những
thay đổi to lớn của đời sống xã hội.
Như vậy, việc xuất khẩu lao động ở Việt Nam rất mạnh mẽ trong quá
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần giải quyết vấn đề việc
làm trong nước, tăng mức thu nhập cho chính hộ gia đình và xuất khẩu lao
động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho đất nước.
2.2.2. Đời sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động đã và đang góp một phần rất lớn vào việc cải thiện
đời sống của các hộ gia đình ở nơng thơn, làm tăng thu nhập cho người dân,
giúp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Lý do đi xuất khẩu lao động của các hộ
gia đình thường liên quan đến kinh tế, bởi vậy việc đi xuất khẩu lao động
đóng vai trị rất quan trọng khơng chỉ đối với các hộ gia đình có người di cư
mà cịn đối với xã hội.
Trong tỷ lệ những người có hộ gia đình có người di cư sống trong nhà
kiên cố là cao hơn (41.3% so với 35.9%), thì hộ khơng có người di cư có xu
hướng sống trong nhà đơn giản và tạm thời (16.5% so với 9.3%). Bên cạnh đó
khoản tiền đóng góp của người di cư tác động trực tiếp đến các hoạt động
kinh tế đời sống cho gia đình đầu tư sản xuất là một phần cải thiện đời sống.
Có nhiều gia đình đã xây được nhà và mua sắm thêm được nhiều tài sản có
giá trị… nhờ đó đã góp phần rút ngắn sự chênh lệch giữa nơng thơn và thành
10
thị và góp phần xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn
Đình Long, 2013). Ngồi ra những hộ gia đình có người đi di cư cũng có sức
khỏe khá tốt, vì khi họ ổn định được kinh tế họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến
sức khỏe, đi khám sức khỏe đều và định kì.
Hầu như tất cả những gia đình có người di cư đều cho biết điều kiện
sống của gia đình đã tốt hơn trước. 82% cho biết họ đã dùng toàn bộ hoặc một
phần số tiền chuyển về để trang trải cho những chi tiêu hàng ngày của gia
đình và chỉ có 5% gia đình sừ dụng số tiền đó để đầu tư cho sản xuất kinh
doanh. Tiền chuyển về cũng có vai trị to lớn trong việc đảm bảo chi tiêu cho
giáo dục (hơn 40%) chăm sóc sức khỏe, trả nợ, sắm đồ, kiến thiết nhà cửa và
mua sắm công cụ sản suất (Đặng Nguyên Anh, 2000).
Kết quả cuộc điều tra di cư 2004 cho thấy khoản chi lớn thứ 3 của hộ
gia đình từ tiền gửi về là đầu tư cho giáo dục, giáo dục cho trẻ em là mối quan
tâm lớn đối với hộ gia đình. Tuy nhiên, khi bàn về tác động của di cư lên tình
trạng sức khỏe và học hành của trẻ em, nghiên cứu viện xã học, 2009 cho thấy
việc thiếu đi cha hoặc mẹ trong gia đình thì trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 6
tuổi trở nên rất yếu thế với các rủi ro về sức khỏe, về giáo dục, hơn 1 nửa số
hộ điều tra cho biết họ không hài long với kết quả học tập của con ở trường
khi cha mẹ hoặc cả cha cùng mẹ đều di cư, điều này đồng nghĩa với việc con
cái thiếu hướng dẫn, hỗ trợ của cha mẹ và các em phải mất nhiều thời gian
cho các công việc gia đình hơn.
Khơng chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ - con cái, di cư còn ảnh
hưởng tới mối quan hệ vợ - chồng, ở rất nhiều hộ gia đình có vợ hoặc chồng
đi di cư thì mối quan hệ vợ - chồng cũng trở lên lỏng lẻo, không bền vững.
Bên cạnh những cặp vợ chồng thấu hiểu yêu thương nhau nhiều hơn, lo lắng
đi xa nhau thì cũng có những cặp vợ chồng khơng chịu được nỗi xa cách họ sa
vào chơi bời, nghi ngờ lẫn nhau. Một trong những nguyên nhân dấn đến ly
11
hôn và rạn nứt quan hệ hôn nhân ở gia đình có vợ chồng đi di cư là do vợ
chồng xã cách lâu ngày, vợ chồng ngoại tình (Kiều Nga, 2013).
Có thể thấy, xuất khẩu lao động đã mang lại những kết quả tích cực,
đóng góp trực tiếp vào phát triển của hộ gia đình cũng như địa phương. Qua
đó, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội phát triển.
2.2.3.Những nghiên cứu về tiền gửi và sử dụng tiền gửi của hộ gia đình có
người đi xuất khẩu lao động
Việc di cư đã và đang cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người
đi di cư. Nghiên cứu Phạm Thị Thu Hà, (2012) chỉ ra rằng đời sống kinh tế
của người dân trước nay chủ yếu dựa vào nông nghiệp (chiếm 41%), vì thế
mà những hộ gia đình nào có người đi di cư có mức thu nhập từ tiền gửi về
chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập gia đình. Di cư tạo ra các nguồn kinh tế
cho các hộ gia đình nhờ lượng tiền gửi về hàng năm khơng chỉ góp phần cải
thiện cuộc sống cho người nhận mà cịn góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã
hội của đất nước, giúp tăng thu nhập của người dân và giảm đói (Nguyễn Thị
Ngọc Loan, 2012). Bên cạnh đó, cịn giúp người dân lao động nâng cao được
nhận thức trong gia đình, thực hiện kế hoạch hóa và giảm tỷ lệ sinh đẻ, tác
động đến dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe (Đỗ Thị Kim Thảo, 2011). Theo
nghiên cứu của Trần Thị Lý, (2010) cho thấy khoản tiền gửi về được gia đình
chi tiêu vào việc nâng cao mức sống, chăm sóc sức khỏe của gia đình, chi tiêu
vào học tập, dành để tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương lai, tự đầu
tư hoặc góp vốn kinh doanh. Tất cả lao động di cư cho biết họ nhận thấy
những cải thiện trong vai trò và quyền lực của bản thân đối với gia đình do
những đóng góp kinh tế mà họ mang lại. Hầu như tất cả những người được
phỏng vấn đề cho biết điều kiện sống của gia đình họ đã tốt hơn trước, 82%
cho biết họ đã dùng toàn bộ hoặc một phần số tiền gửi về để trang trải cho
những chi tiêu hàng ngày của gia đình và chỉ có 5% gia đình sử dụng số tiền
12
đó để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tiền chuyển về cũng có vai trị to lớn
trong việc đảm bảo chi tiêu cho giáo dục (hơn 40%), chăm sóc sức khỏe, trả
nợ, sắm đồ, kiến thiết nhà cửa và mua sắm cung cụ sản xuất ( Nông Thị
Thanh Lam, 2018). Trong khi tỷ lệ những hộ gia đình có người di cư sống
trong nhà kiên cố là cao hơn (41.3% so với 35.9%) thì hộ khơng có người di
cư có xu hướng sống trong nhà đơn giản và tạm thời (16,5% so với 9,3%).
Bên cạnh đó khoản tiền đóng góp của người di cư tác động trực tiếp đến các
hoạt động kinh tế - đời sống cho gia đình đầu tư sản xuất và một phần cải
thiện cuộc sống. Có nhiều gia đình đã xây được nhà và mua được nhiều tài
sản có giá trị,.. nhờ đó đã góp phần rút ngắn về chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị và góp phần giải quyết xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Minh Phượng
& Nguyễn Đình Long, 2013).
Theo Đặng Nguyên Anh (2005), di cư nội địa và di cư quốc tế là một
chiến lược tồn tại và phát triển của hộ gia đình nơng dân. Nguồn tiền mà họ
gửi về cho gia đình thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau, từ việc
chăm lo sức khỏe cho người dân, học hành của con cái đến kiến thiết nhà cửa,
đầu tư cho sản xuất hoặc thậm chí để trả nợ cho người thân. Các kết quả
nghiên cứu về di dân đều cho thấy tỷ lệ lao động di cư tham gia hoạt động
kinh tế cao hơn dân sở tại. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và thu nhập cao hơn nơi
xuất cư và người dân nhìn chung hài long với quyết định di chuyển. Hầu hết
lao động di cư có thu nhập tích lũy, góp phần phát triển cuộc sống gia đình.
Các khoản tiền do người di dân mang về hoặc gửi về được đầu tư cho xây
dựng nhà cửa hoặc phát triển sản xuất còn tạo cơ hội cho lao động khơng di
cư có thêm việc làm và tăng thêm thu nhập ngay tại quyê nhà (Đặng Nguyên
Anh, 2012). Di cư thường được coi là một phần trong chiến lược kinh tế của
hộ gia đình. Do thường xuyên cần tiền mặt để trả cho các dịch vụ kinh tế và
xã hội khác nhau của gia đình, tiền gửi về nhà (từ người di cư) tạo lên một
nguồn tài chính quan trọng để trang trải những chi phí đó (Lê Bạch Dương &
13
Nguyễn Thanh Liêm,2011). Đo đó có thể nói, di cư đang góp phần đáng kể
vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn kiến thiết cho việc
phát triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn hiện nay.
Như vậy, nguồn thu nhập từ hoạt động xuất khẩu lao động của người
lao động đã góp phần cải thiện đời sống gia đình và thân nhân họ, giúp nhiều
gia đình trở nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà
đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác,
đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội.
2.3. Các khái niệm liên quan
2.3.1. Khái niệm xuất khẩu lao động:
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Xuất khẩu lao động là hoạt động
kinh tế của một quốc gia thực hiện cung ứng lao động cho một quốc gia trên
cơ sở những hiệp định có tính chất hợp pháp quy định được sự thống nhất
giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động.
2.3.2.Khái niệm gia đình và hộ gia đình:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
giữa họ với nhau. (Luật hôn nhân và gia đình, 2014).
Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một
gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng
đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. (Luật dân sự,2015).
2.3.3. Khái niệm đời sống
Đời sống có nghĩa là:
1. Toàn bộ hiện tượng diễn ra ở cơ thể sinh vật trong suốt thời gian
sống. Đời sống cây lúa.
2. Toàn bộ những hoạt động và sự kiện trong một lĩnh vực nào đó của
con người trong xã hội. Đời sống riêng. Đời sống tinh thần. Đời sống văn hóa.
14