Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của sâu keo mùa thu (spodoptera frugiperda j e smith) trên một số cây trồng tại gia lâm, hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ SINH THÁI CỦA SÂU HẠI CHÍNH GÂY HẠI
TRÊN NA NĂM 2020”

Người thực hiện

: ĐINH VĂN NHÂN

Mã SV

: 600178

Lớp

: K60BVTVC

Người hướng dẫn

: PGS.TS HỒ THỊ THU GIANG

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI -2021




LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
sinh thái của sâu hại chính gây hại trên na năm 2020” là một cơng trình
nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Hồ
Thị Thu Giang. Ngoài ra khơng có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài,
nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá
trình học tập tại trường. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn
toàn trung thực, em xin chịu hồn tồn trách nhiệm, kỷ luật của bộ mơn và
nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

ĐINH VĂN NHÂN

1


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi
sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của

các thầy cơ, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và gia đình.
Trước hết, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Hồ Thị Thu Giang, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, người đã chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt học tập và
nghiên cứu đề tài của em.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Bộ môn côn
trùng, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Em xin trân
trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

ĐINH VĂN NHÂN

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...............................................................vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN..............................................................................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................2
1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài...................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGỒI
NƯỚC...............................................................................................................3
2.1. Tình hình sản xuất na trên thế giới và Việt Nam........................................3
2.2. Nghiên cứu ngồi nước về sâu hại trên na.................................................3
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về ruồi đục quả.....................................................3
2.2.2. Nghiên cứu về rệp sáp giả cam P. Citri..............................................10
2.3 Nghiên cứu trong nước về sâu hại trên na.................................................13
2.3.1 Nghiên cứu về ruồi đục quả...................................................................13
2.3.2. Nghiên cứu về rệp sáp giả cam (Planococcus citri)...........................16
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian...............................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu về ruồi đục quả............................................21
3.4.2. Nghiên cứu về rệp sáp giả cam (Planococcus citri).............................24
3



3.5. Phương pháp tính tốn..............................................................................27
3.6. Xử lý số liệu.............................................................................................27
PHẦN IV: KẾT QUẢ......................................................................................28
4.1. Điều tra thành phần và diễn biến số lượng ruồı đục quả tạı vườn na
phường Tiền An, Quảng Yên, Quảng Ninh năm 2020....................................28
4.2. Đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục quả B. correcta.......................31
4.2.1. Đặc điểm hình thái................................................................................31
4.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả B. correcta.....35
4.3. Đặc điểm sinh học, hình thái của rệp sáp giả cam P. citri........................40
4.3.1. Đặc điểm hình thái của rệp sáp giả cam...............................................40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................52
5.1. Kết luận....................................................................................................52
5.1.1. Đối với ruồi đục quả.............................................................................52
5.1.2. Đối với rệp sáp giả cam........................................................................52
5.2. Đề nghị.....................................................................................................53
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................54

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần ruồi đục quả (Họ: Tephritidae, Bộ: Diptera)...............28
Bảng 4.2. Diễn biến số lượng các loại ruồi đục quả vào bẫy Methyl
eugenol thu tại vườn na thôn Giếng Đá, Phường Tiền An-TX.
Quảng Yên - Quảng Ninh..............................................................30
Bảng 4.3. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả B. correcta ở hai
mức nhiệt độ khác nhau................................................................36
Bảng 4.4. Tỷ lệ giới tính của ruồi đục quả B. correcta trên hai mức nhiệt
độ khác nhau..................................................................................38
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống các pha của ruồi đục quả B. correcta ở hai mức

nhiệt độ khác nhau.........................................................................38
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khối lượng nhộng sức sinh sản của
ruồi đục quả B. correcta…………………………………………45
Bảng 4.7. Kích thước các pha phát dục giới tính đực của rệp sáp giả cam
.......................................................................................................41
Bảng 4.8. Kích thước các pha phát dục giới tính cái của rệp sáp giả cam
.......................................................................................................41
Bảng 4.9. Thời gian phát dục giới tính đực của rệp sáp giả cam ở hai
mức nhiệt độ..................................................................................46
Bảng 4.10. Thời gian phát dục giới tính cái của rệp sáp giả cam ở hai
mức nhiệt độ..................................................................................48
Bảng 4.11. Tỷ lệ đực cái rệp sáp giả cam nuôi ở hai ngưỡng nhiệt độ............49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sinh sản và thời gian sống
rệp sáp giả cam..............................................................................50

5


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Bẫy Methyl eugenol........................................................................28
Hình 4.2. Ruồi đục quả vào bẫy......................................................................29
Hình 4.3. Trứng ruồi đục quả B. corecta.........................................................31
Hình 4.4. Sâu non tuổi 1..................................................................................32
Hình 4.5. Sâu non tuổi 2..................................................................................32
Hình 4.6. Móc miệng của dịi tuổi 3................................................................33
Hình 4.7. Sâu non tuổi 3..................................................................................33
Hình 4.8. Nhộng ruồi đục quả.........................................................................33
Hình 4.9. Trưởng thành ruồi đục quả B. correcta...........................................35


6


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

B. correcta : Bactrocera correcta
BVTV

: Bảo vệ thức vật

P. citri

: Plannococcus Citri

ME

: Methyl eugenol

7


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Nghiên cứu đặc điểm sịnh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả
Bactrocera correcta (Diptera: Tephritidae) và rệp sáp giả cam Planococcus
citri Ross được thực hiện ở phịng thí nghiệm của bộ mơn Cơn trùng, khoa
Nơng học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tiến hành diều tra ngoài đồng
thu bắt thành phần và bẫy ruồi đục quả. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh
thái ruồi đục quả B. correcta và rệp sáp giả cam P. citri ở 2 mức nhiệt 25°C
và 30°C theo phương pháp nhân nuôi nguồn tập thể và cá thể. Trong thời gian

điều tra từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020 sử dụng bẫy Methyl eugenol
(ME) tại Tiền An, Quảng Yên, Quảng Ninh ghi nhận có 2 lồi ruồi đục quả là
Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera corecta Bezzi. Trong đó, lồi ruồi
đục quả Phương Đông B.dorsalis xuất hiện với mức độ rất phổ biến trong khi
đó lồi ruồi đục quả Bactrocera corecta (Bezzi) chỉ xuất hiện với mức độ rất
ít phổ biến. Nhiệt độ 25 và 30°C ảnh hưởng đến thời gian phát dục các pha
của ruồi đục quả B. correcta vòng đời trung bình của ruồi đục quả trung
bình là 34,41 ngày ở 25C và ở 30℃ vịng đời trung bình là .28,72 ngày.
Ở nhiệt độ 30°C trưởng thành đẻ trứng trung bình là 220,0 quả/ con cái hơn
so với ở nhiệt độ 25℃ đạt là 176,53 quả/con cái.
Đối với rệp sáp giả cam vòng đời của rệp sáp giả cam P. citri ở 25°C
kéo dài hơn trung bình là 45,07 ngày và ở 30°C là 39,41 ngày. Thời gian sống
của thành cái ở 30°C thời gian sống của rệp sáp giả cam là 19,92 ngày và ở
25°C là 16,64 ngày. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến thời gian sống của trưởng
thành đực. Trưởng thành đực sống ngắn hơn so với trưởng thành cái. Sức sinh
sản của trưởng thành cái rệp sáp giả cam là 201,94 quả/con cái ở nhiệt độ
30°C và ở 25°C số trứng đẻ ít hơn là 157,68 quả /con cái.

8


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây na dai (Annona squamosa) là loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế
cao, có khả năng thích nghi rộng ở các vùng sinh thái của Việt Nam. Quả
na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và,
thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước:
82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho:
45mg; vitamin C: 36mg. Ngoài ra trong na chứa rất nhiều vitamin nhóm B tốt
cho sức khỏe. Với giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế cao, các tỉnh Lạng Sơn,

Sơn La, Quảng Ninh, ... là những nơi có diện tích trồng na lớn của nước ta.
Trong số các loại sâu hại thì các lồi ruồi đục quả và rệp sáp là các đối
tượng gây hại trên cây na và nhiều loại cây ăn quả khác. Ruồi đục quả thuộc họ
Tephritidae gây ảnh hưởng lớn đến giá thành và chất lượng sản phẩm, gây tổn thất
lớn cho người sản xuất. Một số loại quả có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam
như bưởi, vú sữa, xoài, thanh long cũng đều bị ruồi đục quả gây hại (Phạm Văn
Lầm, 2013).
Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae hại cây ăn quả cũng gây hại nặng trên
cây na. Trong nhóm rệp sáp thì rệp sáp giả cam có thân mềm và kích thước cơ thể
nhỏ hoặc rất nhỏ. Phần lớn các loài rệp sáp đều có khả năng tiết ra chất sáp phủ
lên cơ thể. Rệp sáp sống ở mọi bộ phận của cây như lá, đọt, cành, quả. Rệp sáp
chích hút dinh dưỡng làm cho lá cây bị giảm kích thước, mất diệp lục, vàng lá,
gây rụng hoa và quả. Chất thải của chúng chứa hàm lượng đường cao, đây là môi
trường thuận lợi cho nấm hoại sinh phát triển. Do đó các bộ phận của cây tại nơi
có rệp sáp thường được phủ một lớp muội màu đen giống như bồ hóng. Lớp muội
đen này làm giảm khả năng quang hợp và gây ảnh hưởng đến năng suất của cây
na.

1


Cũng như các loại cây trồng khác, cây na dễ bị các loại sâu bệnh như:
Bệnh thán thư trên cây na, bệnh thối rễ, bọ vịi voi gây hại bơng na, rệp sáp
trên na, ruồi đục quả na; Để phòng trừ các loại sâu bệnh trên na, người nông
dân đã áp dụng các biện pháp sinh học, hóa học và cả vật liệu cơ giới. Nhưng
do thiếu hiểu biết cũng như lạm dụng chất hóa học đã gây ra nhiều ảnh hưởng
cho môi trường, hệ sinh thái và cả con người.
Được sự phân công của Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học cùng với sự
hướng dẫn của PGS. TS Hồ Thị Thu Giang, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu hại chính

trên na năm 2020”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của một số loại sâu hại
chính trên cây na để từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lý và phòng chống
chúng một cách hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả trên cây na.
Xác định được đặc điểm sinh thái, sinh thái của rệp sáp giả cam gây hại
trên cây na.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1. Tình hình sản xuất na trên thế giới và Việt Nam
Chi na (Annona) có khoảng 110 lồi trên thế giới, trong đó có khoảng 10
lồi có thể ăn được. Tại vùng Trung Mỹ, một số loài được trồng chủ yếu bao
gồm: Annona muricata, Annona riticulata, Annona squamosa, Annona
cherimola, Annona diversifolia (Granadino & Cave, 1994).Trong các loài
thuộc chi na Annona loài na dai Annona squamosa được trồng nhiều và được
ưa chuộng nhất, do hương vị thơm ngon, thích hợp với nhiều người, và nó cũng
khá dễ trồng, trồng được cả ở vùng nóng và vùng có mùa đơng lạnh.
Cây na dai (Annona squamosa) có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới trên
các hải đảo nằm trong biển Caribê và Nam Mỹ. Từ đó nó được ưa thích và
trồng ở Mexico, Trung Mỹ trước khi lan xuống Nam Mỹ nhiệt đới. Cây na dai
được du nhập vào Á Châu, Châu Phi nhiệt đới và bán nhiệt đới vào cuối thế kỷ
16 và đầu thế kỷ 17. Ngày nay Australia là nước sản xuất và xuất cảng nhiều

mãng cầu nhất thế giới.
2.2. Nghiên cứu ngồi nước về sâu hại trên na
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về ruồi đục quả
* Phân bố, ký chủ và mức độ gây hại của ruồi đục quả
Vị trí phân loại: Ngành: Chân đốt (Arthropoda); Lớp: Sâu bọ (Insecta);
Bộ: Hai cánh (Diptera); Họ: Ruồi đục quả (Tephritidae); Giống: Bactrocera;
Loài: correcta.
Có khoảng 4.500 lồi ruồi đục quả họ Tephritidae đã được phát hiện trên
toàn thế giới. Chúng sống nhiều ở các vùng ơn đới, cận xích đạo và vùng nhiệt
đới. Ngồi gây hại trên quả thì có một số lồi ruồi đục quả họ Tephritidae còn
3


tấn công các bộ phận khác của cây trồng. Trong số này có 50 lồi là đối tượng
gây hại nghiêm trọng cho các loại cây ăn quả, cây rau ăn quả và 30 loài là đối
tượng gây hại thứ yếu. Tại khu vực Đơng Nam Á và Thái Bình Dương chỉ
riêng thuộc phân họ Dacinae đã ghi nhận có 642 loài ruồi đục quả (Drew
Richard Ai & Romig, 2001).
Theo thống kê ở khu vực các nước Châu Phi thuộc phía nam của sa mạc
Sahara có 140 lồi thuộc giống Bactrocera, 65 loài thuộc giống Ceratitis và
khoảng 170 loài thuộc giống Dacus, được gọi chung là nhóm Afrotropical. Ở
khu vực Châu Âu, một phần Châu Á ôn đới, Trung Đông và Bắc Phi có khoảng
140 giống ruồi đục quả họ Tephritidae, trong đó giống Bactrocera có 13 lồi,
giống Dacus có 5 lồi, giống Rhagoletis có 22 lồi và một số lồi thuộc giống
Ceratitis (Kugler & Freidberg, 1975).
Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis (Hendel) đã và đang tàn phá nền nông
nghiệp ở các nước khu vực Châu Á. Tại Châu Phi loài này vẫn chưa được phát
hiện và đang là đối tượng kiểm dịch đáng lo ngại đối với các nước trong khu
vực này (Lux & cs., 2003).
Ngoài loài ruồi đục quả B. dorsalis thì hiện nay lồi B. correcta cũng đang

xuất hiện phổ biến và gây hại lớn. Theo CABI (2020) loài ruồi đục quả B.
correcta đã được ghi nhận ở Ấn Độ từ Pusa (Bihar), Coimbatore, Guindy và
Tiruchirappalli (Tamil Nadu), Bangalore, Balechonnur, Bijapur, Hagari
(Karnataka), South Gujarat, Bilaspur (Madya Pradesh), Haryana, Himachal
Pradesh and Punjab.
Ruồi đục quả B. dorsalis gây hại nhiều trên rau quả ở Châu Á và khu vực
Thái Bình Dương. Ruồi đục quả có thể phá hại nhiều loại cây ăn quả, chẳng
hạn như cam, quýt, đào, xoài và ổi tạo ra thiệt hại kinh tế do làm hư quả trực
tiếp, rụng quả và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu liên quan đến quy định kiểm
dịch. Hơn nữa, do phạm vi cây ký chủ rộng, chịu được trong các điều kiện khí

4


hậu khắc nghiệt, nhờ vào khả năng đẻ trứng mà chúng cịn có khả năng xâm
lấn cao (Wan & cs., 2011).
Ruồi đục quả B. correcta có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chúng
làm mất mùa, giảm sản lượng xuất khẩu, làm tăng các u cầu và địi hỏi trong
cơng tác kiểm dịch thực vật. Trưởng thành cái ruồi đục quả chọc thủng lớp vỏ
quả và đẻ trứng trong quả, sau đó, sâu non (giịi) sẽ ăn phần thịt quả làm cho
quả bị thối rữa và hư hỏng nghiêm trọng bởi xuất hiện các loại vi sinh vật và
quả không thể tiêu thụ được (Armstrong & Jang, 1997).
Theo Mohamed (1996), loài ruồi đục quả B. correcta gây thiệt hại 80%
số quả bị hại trong hai tuần của tháng 7 và tháng 8. Số lượng ruồi đục quả cao
hơn trong tháng 6 đến tháng 9 so với tháng 10 – 12. Khơng có mối tương quan
thuận đáng kể nào giữa việc bẫy ruồi trưởng thành và tỷ lệ quả bị hại.
Ruồi đục quả B. correcta là một trong những loài gây hại nghiêm trọng
cho nhiều loại quả của nhiều nhóm cây trồng, một số ít cịn gây hại quả của các
cây họ bầu bí. Lồi ruồi đục quả B. correcta được xếp vào một trong năm loài
ruồi đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á (Allwood & Drew, 1997).

Đây là lồi có phổ ký chủ rất rộng chúng gây hại trên cả các loại rau và
quả, mức độ thiệt hại do ruồi đục quả gây ra có thể lên đến 100% đối với các
loại quả khơng được bao gói. Vì chúng có phân bố rộng, khả năng ảnh hưởng
của chúng đến thị trường tiêu thụ rất lớn, ruồi đục quả được coi là mối đe dọa
với nhiều nước, do vậy nên cần yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật một
cách chặt chẽ và các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả. Ở Mauritius, tổng chi
phí cho việc tổ chức chiến lược loại trừ ruồi đục quả đã gần tới 1 triệu USD. Ở
Nhật Bản, việc loại trừ ruồi đục quả ở đảo Ryukyu đã tiêu tốn hơn 200 triệu
bảng Anh. Ở California, Mỹ đã tính tốn chi phí cho việc loại trừ ruồi đục quả
có thể từ 44 đến 176 triệu USD ngồi ra cịn chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ
sâu và các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết. Chi phí cho việc loại trừ ruồi
đục quả ở miền Bắc Queensland ở Úc đã tốn 33 triệu AUD, nhưng chi phí hàng
5


năm cho việc phòng trừ ruồi đục quả được ước tính 7 – 8 triệu AUD. Ở Hawaii,
thiệt hại năng suất các loại quả chính gây ra bởi ruồi đục quả Bactrocera
correcta có thể vượt quá 13% hay tương đương với 3 triệu USD (Yu-Ping &
cs., 2010)
* Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả
Các loài ruồi thuộc giống Bactrocera đã được phát hiện đều là lồi đa
thực, hầu như vịng đời của ruồi thường giống nhau. Ruồi cái đẻ trứng trực tiếp
vào các quả đang chín, sâu non (giịi) sống trong quả và trải qua 3 tuổi trước
khi rơi xuống đất hóa nhộng. Sau khi vũ hóa trưởng thành sẽ trải qua thời kỳ
tiền trưởng thành vài ngày với hoạt động phát tán và tìm kiếm thức ăn trước
khi thực sự trưởng thành (có khả năng giao phối và sinh sản). Trưởng thành
dùng phần lớn thời gian để tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên như là mật ong,
mật từ các bao hoa và các phần ngoài hoa, nhựa cây, vi khuẩn, men bia hay là
phân của động vật. Ruồi trưởng thành cần thường xuyên ăn carbonhydrate và
nước để tồn tại, ruồi cái cần môi trường protein để trứng có thể phát triển, ruồi

đực có thể phát triển khi khơng có protein (Papadopoulos & cs., 2006).
Ruồi đục quả (Tephritidae) trải qua 4 pha phát dục gồm pha trứng, pha
sâu non, pha nhộng và pha trưởng thành. Thời gian phát triển các pha phát dục
có khác nhau giữa các lồi. Lồi Bactrocera oleae có thời gian phát triển pha
trứng là 2 – 4 ngày, pha sâu non kéo dài 10 – 14 ngày, pha nhộng khoảng 10
ngày và tuổi thọ trưởng thành kéo dài 1 – 2 tháng (Christenson & Foote, 1960).
Thời gian tiền đẻ trứng, thời gian đẻ trứng và sau đẻ trứng của loài ruồi
đục quả B. correcta lần lượt là 14,1, 13,7 và 27,2 ngày ở nhiệt độ 30 ± 2°C và
ẩm độ 70%. Thời gian phát dục của trứng, sâu non và nhộng tương ứng là 3,1;
19, 0 và 7 ngày. Trưởng thành sống kéo dài khoảng 10 ngày, tỷ lệ giới tính
đực/cái là 1/1 (Mohamed, 1996) .
Lồi ruồi đục quả B. correcta có thời gian phát triển trứng là 1 – 20
ngày, thời gian pha phát dục của kéo dài 9-35 ngày, thời gian pha nhộng là 1030 ngày. Thời gian sống của pha trưởng thành kéo dài 1-3 tháng. Khi nuôi bằng
6


thứ ăn với thành phần có củ cà rốt, thời gian bắt đầu thu trứng đến bắt đầu
trứng nở kéo dài 30 – 32 giờ, sâu non tuổi 1 xuất hiện rộ vào giờ thứ 40 – 41,
sâu non tuổi 2 xuất hiện rộ vào giờ thứ 76 – 84, giòi tuổi 3 xuất hiện rộ vào giờ
thứ 104 – 120. Thời gian của nhộng kéo dài trung bình 7,5 ngày (Armstrong &
Jang, 1997).
Sự đẻ trứng của ruồi cái họ Tephritidae vào quả ký chủ bị ảnh hưởng bởi
hình dáng, kích cỡ, màu sắc của quả và một số các đặc điểm vật lý khác của
quả bao gồm các chất hóa học trong quả, đặc biệt là tính hóa lỏng và các chất
hóa học trên bề mặt của quả. Việc chấp nhận quả ký chủ cũng phụ thuộc vào
các chất dẫn dụ sinh học đã được đánh dấu trên quả ký chủ, phụ thuộc vào các
chất xua đuổi tại các vết đẻ trước đó của con ruồi đục quả khác. Ruồi đục quả
Bactrocera spp thích đẻ trứng thường xuyên ở các vết mới đục hơn là trên quả
chưa bị đục lỗ (Prokopy & cs., 1991).
Số lượng trứng do ruồi trưởng thành cái đẻ của các loài ruồi đục quả khác

nhau là khác nhau. Loài Anastrepha fraterculus trưởng thành cái đẻ được 200 –
400 trứng và một trưởng thành cái loài Bactrocera oleae chỉ đẻ được 200 – 250
trứng. Ở điều kiện phịng thí nghiệm một trưởng thành cái ruồi đục quả B.
correcta đẻ trung bình được 10 trứng/ngày. Trong thời gian sống, một trưởng
thành cái ruồi đục quả có thể đẻ được khoảng 1236 trứng (Christenson &
Foote, 1960).
Trưởng thành cái ruồi B. correcta và B. tryoni có hoạt động tìm kiếm vị trí
và đẻ trứng có liên quan đến số lượng quả, chất lượng và sự phân bố của quả
trên cây ký chủ, tán lá của cây ký chủ, tình trạng của các con trưởng thành
(Prokopy & cs., 1991).
Loài ruồi đục quả B. correcta và các loài ruồi đục quả nói chung khi
trưởng thành, bước vào giai đoạn trưởng thành, trứng phát triển trong cơ thể
con cái và trưởng thành đực và cái sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây ký chủ nơi
có nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là protein. Những loài ruồi đục quả
sống ở vùng khí hậu khác nhau có tập tính chọn nơi giao phối khác nhau. Loài
7


ruồi đục quả B. correcta có xu tính với màu vàng, lồi Rhagoletis pomonella
ở Bắc Mỹ thì lại có xu tính với màu đỏ (Drew Richard Ai & cs., 2006).
Sự phá hoại của ruồi đục quả có tương quan cao đến độ chín của quả và
mùi thơm của quả. Nghiên cứu về phản ứng của các con ruồi đục quả cái đối
với mùi thơm của quả vải ở 3 độ chín trong phịng thí nghiệm chỉ ra rằng tốc
độ sinh sản và số lượng trứng tăng tỉ lệ thuận với mùi thơm và độ chín của quả.
Các đặc điểm hình thái của quả giống như bề mặt vỏ, có màu sắc tươi có tác
động rõ rệt đến sự lựa chọn của trưởng thành cái ruồi đục quả, trong khi hình
dạng của quả khơng có ảnh hưởng (Poramarcom & Baimai, 1996).
Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục quả B. correcta. Pha trứng
của ruồi đục quả hình elip, hơi cong và dài khoảng 2mm, màu trắng tinh khiết,
trứng được nở trong vòng 24h ở điều kiện 30 oC. Pha sâu non gây ra thiệt hại

lớn nhất, sâu non có 3 tuổi, 3 tuổi sâu non chỉ khác nhau về kích thước và màu
sắc, khi mới nở sâu non có màu trắng trong, khi tuổi 2 màu chuyển dần sang
hơi vàng. Tuổi 3 sâu non dài 9,0 – 11,0mm, rộng khoảng 1 – 2 mm, hình trụ
dài, phía trước miệng hơi thu hẹp và hơi cong về phía trước bụng, thùy lưng
hơi lồi. Khi chuẩn bị làm nhộng sâu non có màu vàng. Khi sâu non đẫy sức sẽ
rơi xuống đất hóa nhộng. Nhộng thuộc dạng nhộng bọc có màu vàng trắng
sau chuyển sang màu nâu dài 5 – 6 mm. Thời gian phát dục của pha nhộng
trung bình là 7 – 13 ngày trong điều kiện 27 – 29 oC. Trưởng thành ruồi đục
quả B. correcta màu nâu nhạt, dài 4.0 – 5.5 mm, màu vàng trên lưng, ngực
có 2 đường màu trắng. Một trưởng thành cái có thể đẻ được khoảng 1000
trứng trong cả vòng đời. Trưởng thành bắt đầu đẻ trứng sau 11 – 12 ngày sau
vũ hóa. Thời gian sống của trưởng thành tùy thuộc vào thức ăn và nhiệt độ
(Weems & cs., 2004).
* Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả
Thức ăn cho sâu non của ruồi đục quả bao gồm các loại quả và một số lồi
ruồi đục quả có sự ưa thích với một họ thực vật đặc trưng. Như giống
8


Tephritinea hại chủ yếu họ thực vật Asteraceae, giống Dacus hại chủ yếu họ
thực vật Cucurbitacae. Giòi của ruồi đục quả B. correcta ở Pakist có thức ăn là
các loại quả và loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ
Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae (White & Elson-Harris, 1992).
Ở mỗi loại thức ăn khác nhau và các mức nhiệt độ khác nhau thì thời
gian phát triển của ruồi đục quả cũng bị ảnh hưởng. Với mỗi chỉ tiêu khác nhau
thì sức sinh sản và tỷ lệ sống sót của ruồi đục quả cũng khác nhau.
Khi sử dụng 5 loại quả nuôi sâu non ruồi đục quả B. dorsalis và thấy có
sự khác nhau về thời gian hồn thành vịng đời của lồi này. Thời gian vịng
đời khi nuôi bằng quả chuối giống Robuta và Elakki kéo dài 19 ngày, nuôi
bằng ổi kéo dài 23 ngày, nuôi bằng đu đủ kéo dài 18,5 ngày và ni bằng xồi

kéo dài 26 ngày. Thời gian vịng đời ở cơng thức nuôi bằng đu đủ ngắn hơn cả
là do thịt quả đu đủ mềm và nhamh hỏng hơn 4 loại quả cịn lại (Jayanthi &
Verghese, 2002).
Các loại thức ăn ni khác nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đục cái ở pha
trưởng thành. Khi nuôi sâu non của ruồi đục quả B. dorsalis ni bằng chuối
giống Robuta và Elakki, ổi, xồi, đu đủ ở nhiệt độ 28 oC ± 1. Kết quả cho thấy
ni giịi bằng quả xồi có tỷ lệ đực : cái ở pha trưởng thành đạt cao nhất với
1:1,7; ở ổi tỷ lệ này đạt 1,09:1. Ni giịi bằng quả đu đủ và chuối giống
Robuta và Elakki tỷ lệ đực : cái lần lượt là 1:1; 1:0,92 và 1:1,09 (Jayanthi &
Verghese, 2002).
Ở Ấn Độ Shah & Patel (1976) đã phát hiện trưởng thành đực của ruồi đục
quả B. correcta cũng bị thu hút bởi cây tulsi (Ocimum sanctum) tạo ra mùi
thơm, 40% trong số đó là methyl eugenol. Những con trưởng thành được tìm
thấy tụ tập dưới lá cây ký chủ vào buổi sáng và buổi tối. Sâu noni làm hỏng trái
cây trong khi nhộng được tìm thấy trong đất.
Liu & Ye (2009) ghi nhận tỷ lệ lệ trưởng thành vũ hóa của lồi ruồi
Bactrocera correcta khi theo dõi 100 trứng ở các mức nhiệt độ khác nhau
9


18°C, 24°C, 30°C, 33°C và 36°C lần lượt là 47, 70, 77, 75 và 55% . Thời gian
phát triển các pha cũng ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Thời gian phát triến trung bình
của trứng ruồi đục quả B. correcta tương ứng là 2,78; 1,73; 1,19; 1,10 và 1,11
ngày. Ở pha sâu non thời gian phát triển kéo dài nhất ở 18°C là 17,59 ngày,
ngắn nhất ở nhiệt độ 33°C là 7,56 ngày. Pha Nhộng có thời gian phát triển dao
động từ 6,76- 18,47 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng từ nhiệt độ 24- 36°C là
38,75- 15,75 ngày. Khơng có trưởng thành đẻ trứng ở nhiệt độ 18°C.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho loài đục quả B. correcta phát triển các pha
trứng, sâu non và nhộng là từ 30- 33 °C. Thời gian tiền đẻ trứng ngăn đáng kể
khi nhiệt độ trên 33°C.

2.2.2. Nghiên cứu về rệp sáp giả cam P. Citri
Vị trí phân loại: ngành: chân đốt (Arthropoda); lớp: sâu bọ (Insecta); bộ:
cánh đều (Homoptera); họ: Pseudococcidae; chi: Planococcus; loài:
Plannococcus Citri.
Tổng họ rệp sáp Coccoidea (Hemiptera: Sternorrhyncha) là tổng họ lớn
nhất trong bộ phụ Sternorrhyncha. Chúng gây hại cho cây trồng và được tìm
thấy ở mọi nơi trên bề mặt trái đất ngoại trừ Nam Cực. Tổng họ Coccoidea có
gần 8.000 lồi nằm trong 32 họ với 3 họ có thành phần phong phú nhất là:
Coccoidea, Diaspididea và Pseudococcidae (Cook & cs., 2002).
Rệp sáp giả cam Planococcus Citri (Risso) đã được phát hiện lần đầu tiên
bởi Risso (1913) trên cây có múi ở phía Nam nước Pháp. Rệp sáp gia cam P.
citri có phổ ký chủ tương đối rộng và đã phát hiện được trên 54 ký chủ ở
Ghana. P. Citri gây hại nặng trên cây có múi, chúng khơng chỉ chích hút dịch
của cây mà cịn thải ra dịch ngọt thu hút các lồi cơn trùng và nấm muội đen
phát triển.
Tên thơng thường của nó là Citrus mealybug (rệp sáp cam quýt, tiêu biểu
trên cây bưởi). Tuy nhiên, cây ký chủ của nó khơng chỉ có các cây thuộc họ
cam quýt mà còn gây hại chủ yếu trên các cây công nghiệp như cà phê (cà phê
10


chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm và các
cây khác như nho, chuối, xoài, na, gừng, tất cả loài hoa, rau…. Nó được phát
hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Rệp sáp giả cam P. citri là một trong
những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê.
Rệp sáp giả cam Planococcus citri gây hại và làm ảnh hưởng đến cây
trồng bằng cách chích hút trên các phần non đang phát triển của cây làm
cho các lá mới bị xoăn và xoắn lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
(Cox, 1981).

Rệp sáp giả cam P. citri có thể tồn tại và gây hại ở rễ, tán lá và trên quả.
Rệp sáp giả cam P. citri chích hút ở rễ làm cho cây bị héo, lá sẽ chuyển sang
màu vàng giống với hiện tượng cây bị thiếu nước. Rễ đôi khi được nạm một
lớp mô nấm màu trắng xanh (Polyporus sp.) Khi rễ cây bị rệp gây hại nặng sẽ
làm cây bị còi cọc, chậm phát triển và làm chết cây. Thơng thường rệp được
tìm thấy trên lá, cành cây và trên quả. Ngoài ra chúng thường gây hại nhiều ở
những vườn được trồng lâu năm, có bóng mát hoặc trồng trên đất nặng. Thiệt
hại do rệp sáp gây ra thường nặng nhất vào mùa hè (Kerns & cs., 2004).
Khi mật độ rệp tăng cao sẽ làm cây yếu đi, phát triển còi cọc, lá trở
lên vàng và gây ra hiện tượng rụng lá non và các bộ phận của cây bị gây
hại nặng có thể làm chết cây. Các giọt dịch rệp bài tiết ra tạo điều kiện
thuận lợi cho nấm muội đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp của
cây (Cook & cs., 2002).
Vào mùa đông trưởng thành cái thường sống trong kẽ nứt của vỏ cây và
khi đến đầu mùa xuân chúng sẽ di chuyển đến các lá non của cây. Trưởng
thành xuất hiện nhiều vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè để chích hút nhựa ở
lá non của cây. Ngồi ra chúng cịn gây hại trên thân và rễ của cây thân thảo,
chủ yếu là cây 2 lá mầm thuộc ít nhất 35 chi thực vật. Mật độ cao có thể làm
chết cây ký chủ và chúng cịn đóng vai trị là vectơ truyền bệnh virus (Kaydan
& cs., 2004).
11


Rệp sáp thường di chuyển từ cây này sang cây khác nhờ cộng sinh với
kiến. Khi mùa thu đến chúng sẽ được kiến đưa vào kẽ nứt của vỏ thân cây và
các nhánh của cây ký chủ. Chất thải của chúng có vị ngọt giống như mật là
thức ăn của một số loại kiến. Lồi kiến có xu hướng cộng sinh phổ biến nhất
là loài kiến dài Anoplolepis longipes, loài kiến dài. Chúng sẽ tha rệp sáp đi từ
cây này sang cây khác. Do vậy thiệt hại do rệp sáp gây ra thường lớn hơn ở
những vườn cây có kiến (Kerns & cs., 2004).

* Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của rệp sáp giả cam
Ở Bang Queensland và khu vực phía Bắc của Australia lồi rệp sáp giả
cam P. citri có 6 thế hệ trong một năm, cịn ở Bang New South Wales có 4-5
thế hệ một năm, suốt mùa đông những con cái này sống trên vết nứt của cành
cây hoặc kẽ lá để tránh rét. Rệp sáp giả cam P. citri tiết ra dịch ngọt là môi
trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển (Cook & cs., 2002).
Giai đoạn sâu non của rệp sáp giả cam P. citri cái có 3 tuổi. Dựa trên các
nghiên cứu trong phịng thí nghiệm trên lá cà phê, giai đoạn tuổi 1 kéo dài
trong 7 – 17 ngày, trung bình 11,5 ngày; tuổi 2 kéo dài 5 – 13 ngày, trung bình
là 8,2 ngày; và giai đoạn tuổi 3 kéo dài 5 – 14 ngày, trung bình là 8,4 ngày
(Kerns & cs., 2004)
Giai đoạn tuổi 1 kéo dài trong 7 – 14 ngày, trung bình 9,9 ngày; tuổi 2 kéo
dài 6 – 16 ngày, trung bình 8,7 ngày; tuổi 3 kéo dài 2 – 3 ngày, trung bình 2,5
ngày; và tuổi 4 từ 1 – 6 ngày, trung bình 3 ngày. Khoảng ngày thứ hai của tuổi
4, một vệt đen phát triển xung quanh cơ thể rệp. Hai ngày sau, trưởng thành
đực bắt đầu tạo kén xung quanh mình. Cái kén này liên tục dày lên cho đến khi
rệp sáp trưởng thành có cánh sẵn sàng xuất hiện hai lần lột xác sau đó (Kerns
& cs., 2004).
Rệp cái trưởng thành có màu hồng nhạt, trên cơ thể được phủ bằng sáp
bơng trắng, khơng có cánh, phần rìa cơ thể có những sợi sáp dài. Kích thước tối
đa của rệp sáp cái có thể đạt đến là 3 mm chiều dài và 1,5 mm chiều rộng.
12


Trung bình thưởng thành cái đẻ từ 300 đến 600 trứng theo cụm từ từ 5 đến 20
túi trứng và được bao bởi một lớp bơng sáp trắng.Trứng có màu hồng và sẽ nở
sau 2 đến 10 ngày (Kerns & cs., 2004).
Rệp sáp giả cam P. citri là loài đẻ trứng, trứng bắt đầu đẻ sau khi thụ tinh
2 tuần và số lượng trứng dao động từ 200 – 250 có khi lên đến gần 500 quả
(James, 1937).

Trong điều kiện thuận lợi, vòng đời của rệp sáp giả cam P. citri trong
khoảng 30 ngày. Rệp sáp giả cam sống chủ yếu trên rễ, thân và nhánh dưới
của cây và chủ yếu nhất là trên quả. Ở Arizona, rệp sáp giả cam là một lồi
sinh sản lưỡng tính có từ 4 đến 6 thế hệ chồng chéo nhau trong 1 năm
(Kerns & cs., 2004).
Rệp sáp giả cam có cơ thể hình oval, có 18 đơi tua ngắn và có một viền
màu tối ở giữa lưng, có một đơi râu có 8 đốt. Con cái trưởng thành thường dài
từ 1,6 – 3,2 mm và rộng từ 1,2 – 2,0 mm. Con đực trưởng thành có một đơi
cánh và miệng bị tiêu biến (Cox, 1981).
* Nghiên cứu về ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến rệp sáp giả cam P. citri
Khả năng đẻ trứng của rệp sáp cái Planococcus citri phụ thuộc rất nhiều
vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ 30 oC một con cái có thể đẻ được khoảng 100 quả
trứng và khi ở nhiệt độ 18oC mỗi con cái có thể đẻ được đến 400 quả trứng
(Hogendorp & cs., 2006).
Nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của rệp, rệp sẽ bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ cao. Con cái được ni ở nhiệt độ cao hơn có thời gian
sống ngắn hơn và có thời gian tiền đẻ trứng ngắn hơn, nhưng số lượng trứng
được sinh ra không hề giảm (số trứng/ trưởng thành cái ở nhiệt độ 25 oC là
357,6 quả trứng. Ở 30oC là 348,5 quả (Ross & cs., 2011).

13


2.3 Nghiên cứu trong nước về sâu hại trên na
2.3.1 Nghiên cứu về ruồi đục quả
Việt Nam có 30 lồi ruồi đục quả thuộc 2 giống Dacus và Bactrocere
trong đó Bactrocera có 5 giống phụ là Asiadacus, Zeugodacus, Gymodacus,
Sinodacus, Bactrocera. Khu vực miền Bắc Việt Nam có 22 lồi (20 lồi thuộc
giống Bactrocera, trong đó giống phụ Bactrocera có 14 lồi, các giống phụ cịn
lại có 6 lồi; 2 lồi thuộc giống Dacus và giống phụ Callantra), trong đó ở khu

vực miền Nam tìm thấy được 18 lồi (có 16 lồi của giống Bactrocera, trong
đó giống phụ Bactrocera có 10 lồi và các giống phụ cịn lại có 6 lồi, và 2 loài
của giống Dacus và giống phụ Callantra). Những lồi chỉ có mặt ở miền nam
là Bactrocera Asiadacus apicalis, B.carambolae, B.melastomatos, B.zonata,
B.Gymodacus calophylli, B.Sinodacus hochii, B.Zeugodacus isolate và Dacus
Callantra tenebrosus (Drew Rai & Romig, 1997).
Cho tới năm 2004 phân bố ruồi đục quả ở Việt Nam được ghi nhận như
sau: Có 9 lồi xuất hiện trên tồn quốc trừ loài Bactrocera pyrifoliae mới chỉ
xuất hiện ở Lào Cai và Sơn La. Khu vực miền núi phía Bắc (Sơn La, Lào Cai,
Lạng Sơn, Lai Châu và Hịa Bình) có 19 loài thuộc khu vực Trung Du (Bắc
Giang, Phú Thọ,...) 9 lồi thuộc khu vực Châu Thổ Sơng Hồng (Hà Nội, Hải
Phòng,...) khu vực Trung Bộ (Thừa Thiên Huế, Nghệ An,...) có 7 lồi. Lồi
Bactrocea correcta tập trung ở vùng Đơng Nam Bộ, B. Dorsalis vùng Tây
Nam Bộ và loài B. Latifrons chưa ghi nhận được (Nguyễn Thị Thanh Hiền &
cs, 2017).
* Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ruồi đục quả
Theo Đặng Đăng Chương (2003), ruồi đục quả thường vũ hóa vào buổi
sáng. Với khoảng thời gian theo dõi từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhộng tập
trung vũ hóa trong khoảng 9 – 11 giờ sáng và trong 2 giờ này có thể chiếm đến
73,80% tổng số cá thể vũ hóa của 10 giờ quan sát.

14


Nếu cho ruồi đẻ tự nhiên và tối đa lên quả, thì ruồi đục quả có thể đẻ
cùng lúc hoặc nhiều lúc khác nhau vào cùng một quả. Tập tính đẻ trứng ảnh
hưởng đến sự tồn tại và biến động của quần thể ruồi trong nhiên (Bùi Công
Hiến & Trần Huy Thọ, 2003).
Đặng Đăng Chương (2003), ghi nhận nước quả na, và nước ổi hấp dẫn
con cái B. dorsalis đến đẻ trứng nhiều nhất (trung bình lần lượt là 205 và

168,34 trứng/2 giờ) tiếp theo là đến nước quả cam và xồi (trung bình lần lượt
là 80 và 66,67 trứng/2 giờ) nước thanh long ít hấp dẫn ruồi đến đẻ trứng nhất.
Trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ 28⁰C, ẩm độ 75%, thức ăn nuôi sâu non
là quả đào mèo, ruồi đục quả Phương Đơng B. correcta có thời gian phát dục
các pha trứng, giòi, nhộng, trứng và vòn đời tương ứng là 1,98 ngày; 6,48 ±
0,04 ngày; 9,28 ± 0,09 ngày; 14,79 ± 0,04 ngày và 32,53 ± 0,06 ngày. Thời
gian sống của trưởng thành đực là 120 ± 3,8 ngày và của trưởng thành cái là
140 ± 10,6 ngày. Mỗi trưởng thành cái đẻ trung bình được 949,73 ± 38,84
trứng và thời gian đe trứng tập trung từ trưa đến đầu giờ chiều. Tỷ lệ sống ở
các pha trứng, sâu non và nhộng cao đạt từ 73% đến 85%. Nhiệt độ khởi điểm
phát dục của loài ruồi này là 10,2oC (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014).
Theo Nguễn Thị Thanh Hiền (2014), tỷ lệ hoàn thành phát triển các pha
trứng, sâu non và nhộng cao đạt từ 73% đến 85%. Nhiệt độ khởi điểm phát dục
của loài ruồi này là 10,2oC. Tỷ lệ tăng tự nhiên r = 0,126 và hệ số nhân của một
thế hệ Ro = 325,65. Thời gian một thế hệ của ruồi đục quả Phương Đông tính
theo mẹ là 45,67 ngày. Thời gian nhân đơi số lượng cá thể trong quần thể rất
ngắn chỉ là 5,63 ngày. Giới hạn tăng tự nhiên λ = 1,135.
Vòng đời của B. dorsalis ở điều kiện nhiệt độ nuôi 28oC và ẩm độ 70 –
80%, tính từ trứng đến khi trưởng thành và đẻ quả trứng đầu tiên là 25 ± 1,2
ngày (Nguyễn Hữu Đạt & Bùi Công Hiển, 2004).
* Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của ruồi đục quả

15


Khi nhân nuôi ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis trong phịng thí
nghiệm với nguồn thức ăn khác nhau, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng khác nhau
sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến biến động quần thể ruồi
Theo Dương Minh Tú và Tống Mai San (2001), trong cùng điều kiện sâu
non ruồi đục quả B. dorsalis được nhân nuôi bằng củ cà rốt tươi và củ cà rốt

khơ có thời gian phát triển pha giòi tương ứng là 11,84 ngày và 10,73 – 11,5
ngày. Thời gian phát triển các pha của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis
khi thức ăn là bột đậu xanh kéo dài hơn so với thức ăn là bột mì (Lê Đức
Khánh & cs.,2008).
Theo Nguyễn Thanh Hiền (2014), các loại quả đào mèo (Prunus persica
L.), quả xoài (Mangifera indica L.), quả ổi (Psidium guajava L.), quả đu đủ
(Carica papaya L.) và củ cà rốt (Daucus carota subsp. Sativus) nuôi sâu non
đã ảnh hưởng khác nhau đến thời gian phát triển vòng đời và một số chỉ tiêu
sinh vật học của ruồi đục quả B. dorsalis trong đó củ cà rốt là thức ăn phù hợp
nhất. Khi nuôi ruồi đục quả B. dorsalis bằng cà rốt ruồi sẽ phát triển tốt hơn so
với ruồi đục quả nuôi bằng thức ăn khác trong thí nghiệm.
Tại Mộc Châu (Sơn La) hàng năm ruồi đục quả B. dorsalis bắt đầu
xuất hiện từ cuối tháng 4. Số lượng cá thể trong quần thể tăng dần thường
đạt đỉnh điểm vào thời gian cuối tháng 6 đến hết tuần đầu của tháng 7 sau đó
giảm dần đến cuối năm. Kích thước của quần thể ruồi đục quả Phương Đông
tại Mộc Châu (Sơn La) phụ thuộc vào kích thước quần thể ở tháng 5. Ruồi
đục quả B. dorsalis có thể phát sinh 4 – 6 lứa trong 1 năm (Nguyễn Thị
Thanh Hiền, 2014).
Lượng mưa ít cũng đóng vai trị nhất định, tạo ẩm độ thấp là điều kiện
tốt cho ruồi đục quả sinh trưởng trong mùa khơ. Số lượng ruồi đục quả nói
chung tăng dần từ tháng 5 dương lịch đến tháng 8. Mật độ ruồi đục quả cao
nhất là từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 và khơng có tương quan với mật độ và

16


×