Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí THPT nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 65 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH

THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Tác giả: Trần Thị Thanh Tâm – Trường THPT Diễn Châu 4
Tổ: Khoa học xã hội
Bộ mơn: Địa Lí
Số điện thoại: 0974. 913.997

Nghệ An, tháng 4 năm 2022


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH

THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Tổ: Khoa học xã hội


Bộ mơn: Địa Lí

Nghệ An, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.1. Xuất phát từ xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực ................................................................................................................ 1
1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển
năng lực giao tiếp cho hoc sinh trong quá trình dạy học và thực trạng tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT hiện nay. ........................................ 1
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ mơn Địa lí THPT theo định hướng phát
triển năng lực ....................................................................................................... 2
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 2
2.1.Mục tiêu của đề tài:......................................................................................... 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 2
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................... 3
2.2.2. Phương pháp điều tra cơ bản ................................................................. 3
2.2.3. Phương pháp chuyên gia......................................................................... 3
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................... 3
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học ................................ 3
3. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 3
4. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: ............................................................. 4
5. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 4
PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . ................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................ 5

1.2.1. Lý thuyết về năng lực giao tiếp. ............................................................. 5
1.2.2. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm ....................................................... 7
- Nội dung hoạt HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao. ................................. 8
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 9
1.3.1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng
lực cho HS THPT trong dạy học môn địa lí hiện nay .................................. 10
1.3.2. Thực trạng việc tổ chức các HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho
HS THPT thơng qua dạy học Địa lí THPT hiện nay. ..................................... 11


1.3.3. Thực trạng về mức độ hứng thú học tập mơn Địa lí của HS trong
trường THPT hiện nay................................................................................... 12
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HĐTN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ NƠNG
NGHIỆP 10 ............................................................................................................ 13
2.1. Phân tích nội dung Chủ đề Địa lí nơng nghiệp 10................................... 13
2.2.Thiết kế hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
............................................................................................................................. 14
2.2.1.Quy trình thiết kế HĐTN. ....................................................................... 14
2.2.2.Vận dụng thiết kế HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
trong chủ đề dạy học: Địa lí nơng nghiệp-Địa lí 10. .................................... 17
2.3. Tổ chức HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong chủ
đề Địa lí nơng nghiệp-Địa lí 10 ......................................................................... 25
2.3.1. Quy trình tổ chức HĐTN ..................................................................... 25
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 37
3. 1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 37
3. 2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................... 38
3.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm: .......................................... 38
3.3.1. Thời gian thực nghiệm......................................................................... 38
3.2.2. Địa điểm ................................................................................................ 38

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 38
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm:................................................................. 39
3.4.1. Phân tích định lượng ............................................................................. 39
3.4.2. Phân tích định tính ................................................................................ 43
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 46
1. Kết luận .......................................................................................................... 46
2. Kiến nghị. ....................................................................................................... 46


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực
Trước thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chủ trương của
chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là dạy học theo định hướng phát triển
năng lực, lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo chủ đề, dạy học thông qua hoạt
động trải nghiệm, dạy học gắn với hướng nghiệp, dạy học gắn với tích hợp các vấn
đề trong cuộc sống. Thơng qua đó rèn luyện cho học sinh đầy đủ các phẩm chất và
năng lực, giúp các em học sinh tiến bộ hơn trong học tập và trưởng thành hơn khi ra
ngồi cuộc sống.
Dạy học tích hợp thực chất là sự hướng dẫn để học sinh phát triển và huy động
tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, tâm lý, tình cảm… giúp học sinh khám phá bản
thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm
trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn,
đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về
cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp
của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Dạy học tích hợp HĐTN nhằm tăng cường hoạt động thực tiễn để HS có được
kiến thức tổng hợp, những cảm thụ và kinh nghiệm của riêng mình, qua đó phát triển
năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu cũng như trong đời

sống, phát triển các giá trị cá nhân, rèn luyện kỹ năng sống nhằm mục đích trang bị
cho các em khả năng thích ứng với hồn cảnh xã hội và xử lý được các vấn đề cuộc
sống đặt ra.
1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển
năng lực giao tiếp cho hoc sinh trong quá trình dạy học và thực trạng tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT hiện nay.
Dạy học thơng qua trải nghiệm có vai trị quan trọng trong việc tạo cho học
sinh có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình hoạt động để kiến tạo kinh
nghiệm mới. Thông qua học trải nghiệm, học sinh vừa có được hứng thú, vừa tự
chiếm lĩnh kiến thức mơn học, đồng thời có thể phát triển được các năng lực như tự
học, hợp tác, giao tiếp, tư duy sang tạo,… Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học
sinh được làm việc, được giao tiếp, được thực hành và được thực hiện các ý tưởng
học tập của mình cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học mơn địa lí ở
trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Các hình thức dạy học đã được đổi
mới, các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học sinh
trở nên hứng thú hơn.
1


Với cách tiếp cận như trên thì dạy học tích hợp HĐTN khơng phải là những
vấn đề hồn tồn mới lạ đối với thầy cô giáo và các em HS. Tuy nhiên hiện nay
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học bộ mơn Địa lí ở nhiều trường
phổ thông chưa được GV và HS chú trọng đúng mức. Giáo viên mới chỉ chú ý đến
một đối tượng nhất định mà chưa phát huy hết các tiềm năng vốn có trong mỗi học
sinh. Vì vậy, làm hiệu quả tiếp nhận và hình thành kiến thức mới của học sinh chưa
cao. Bên cạnh đó điều kiện về cơ sở vật chất - kĩ thuật, trang thiết bị, thông tin điện
tử, chi phí,… chưa được đáp ứng đầy đủ cả về chất lượng và số lượng để thực hiện
đúng mục đích, u cầu dạy học của bộ mơn.

1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ mơn Địa lí THPT theo định hướng phát
triển năng lực
Trong trường THPT, Địa lí là môn học thuộc các bộ môn khoa học xã hội,
vừa trang bị kiến thức lý thuyết, vừa có khả năng thực hành trải nghiệm rất cao. Học
sinh vừa có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm tại lớp thơng qua các vai trị khác
nhau trong các hoạt động học, học sinh cũng có thể tham gia các hoạt động trải
nghiệm ngồi thực tế với các hoạt động vơ cùng phong phú và đa dạng.
Năng lực giao tiếp là một trong các năng lực cốt lõi đã được xác định trong
Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể. Bởi vì năng lực giao tiếp là một trong
các hoạt động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học tập và cuộc
sống.
Trong chương trình SGK Địa lí THPT hiện hành, có rất nhiều chủ đề có thể
vận dụng tích hợp các hoạt động trải nghiệm. Ở lớp 10 có các chủ đề : Địa lí nơng
nghiệp, địa lí công nghiệp, môi trường và sự phát triển bền vững,… Ở lớp 12 có các
chủ đề: địa lí dân cư, địa lí thương mại và du lịch,vấn đề sử dụng và bảo vệ tự
nhiên,… có nhiều kiến thức gần gủi, có thể gợi ý cho các em học sinh nhiều hoạt
động trải nghiệm thú vị ngay tại địa phương và trong lớp học. Đây cũng chính là
điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các hoạt động dạy học tích cực nhằm rèn luyện
và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, đưa mơn học Địa lí tiếp cận gần hơn
với môn học “ Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp” trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Tích hợp
hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí THPT nhằm phát triển năng lực giao tiếp
cho học sinh”.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.1.Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng quy trình, xác định chủ đề và thiết kế các hoạt động dạy học có tích
hợp hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng và phát triển năng lực giao tiếp
cho học sinh THPT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2


2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chủ đề Địa lí nơng nghiệp có khả
năng tích hợp các hoạt động trải nghiệm vào các hoạt động dạy học, thơng qua đó
rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
Nghiên cứu các tài liệu về lý luận và phương pháp giảng dạy Địa lí, các giáo
trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết và các website làm cơ sở khoa học cho đề
tài nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra về thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học địa lí để
phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
Điều tra tình hình tổ chức các HĐTN ở trường THPT.
Điều tra kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi dạy học bằng HĐTN chủ đề
“Địa lí nơng nghiệp” trong chương trình địa lí 10 hiện hành giữa nhóm thực nghiệm
và đối chứng về năng lực giao tiếp cho học sinh.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ trao đổi xin ý kiến của các giảng viên trường ĐH, các GV có kinh
nghiệm ở trường THPT trong việc xác định các nội dung có thể áp dụng vào việc
thiết kế và tổ chức các HĐTN.
Lấy ý kiến đánh giá của các GV THPT có kinh nghiệm về khả năng tổ chức
cũng như hiệu quả của việc tổ chức HĐTN trong dạy học địa lí 10 hiện hành.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng lý thuyết tổ chức các HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp
cho HS chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn,
tính thực tiễn của đề tài.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức HĐTN trong dạy học Chủ đề
“Địa lí nơng nghiệp”- địa lí 10. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan
sát và bài kiểm tra, bài tường trình ,…

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm
sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
Sử dụng phần mềm excel để tính tốn các tham số phù hợp .
3. Những đóng góp mới của đề tài
Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức
các HĐTN trong dạy học địa lí THPT.
Thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học chủ đề Địa lí nơng nghiệp- Địa lí 10
3


Xây dựng bộ tiêu chí đánh năng lực giao tiếp cho học sinh, lựa chọn và đề
xuất các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua tổ chức các
HĐTN.
4. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm:
Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2019 - 2020 và tiến hành thực nghiệm sư
phạm rộng rãi tại các trường năm học 2021-2022. Q trình hồn thiện xử lý số liệu
và hoàn thành đề tài vào năm học 2021-2022.
5. Cấu trúc đề tài
Kết cấu đề tài bao gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, SKKN gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực
giao tiếp cho học sinh thông qua chủ đề “Địa lí nơng nghiệp”- địa lí 10
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


PHẦN 2. NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .
Hoạt động trải nghiệm được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các
nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng theo hướng phát triển năng lực; chú
ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kỹ năng sống.
Hoạt động trải nghiệm, theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng
12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hoạt động trải nghiệm là hoạt
động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ
hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những
kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực
hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống
nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố những
kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát
huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề
nghiệp tương lai.
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành
thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết
học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải
nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi
như chuyên gia của lĩnh vực đó.
David A.Kolb vào năm 1984 cho rằng học tập là quá trình tạo ra tri thức thông
qua sự chuyển đổi kinh nghiệm diễn ra theo 1 chu trình gồm 4 pha: pha trải nghiệm
cụ thể, pha quan sát phản ánh, pha trừu tượng hóa khái niệm, pha thử nghiệm tích
cực
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Lý thuyết về năng lực giao tiếp.
1.2.1.1. Khái niệm năng lực giao tiếp:
Năng lực giao tiếp là hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và người
nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện
bằng nhiều phương tiện, tuy nhiên, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là ngôn

ngữ. Năng lực giao tiếp do đó thể hiện ở khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống
ngôn ngữ để chuyển tải trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội,
trong từng bối cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc thiết
lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội.
Năng lực giao tiếp là năng lực bày tỏ ý kiến, thể hiện cảm xúc bằng các hình
thức nói, viết, khêu gợi, lắng nghe, tiếp thu, tơn trọng người khác, sử dụng cử chỉ,
điệu bộ phù hợp với mục đích, tình huống và đối tượng giao tiếp một cách hiệu quả.
5


Năng lực giao tiếp của học sinh của HS là khả năng của HS có thể vận dụng
các kiến thức đã học để nói, để viết, để trình bày, để hội thoại, để trao đổi, chia sẻ
thông tin đến người khác, thơng qua đó có thể giải quyết thành cơng các tình huống
học tập hoặc tình huống thực tiễn. Các tình huống học tập bao gồm: Tình huống xây
dựng kiến thức mới, tình huống vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Tình
huống luyện tập, thực hành địi hỏi khả năng vận dụng linh hoạt ngôn ngữ, hành
động, tư duy, kiến thức đã học được .
1.2.1.2. Yêu cầu về chuẩn năng lực giao tiếp trong trường THPT:
Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp;
dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp
Chủ động trong giao tiếp, tơn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao
tiếp
Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp;
biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người
1.2.1.3. Biểu hiện của năng lực giao tiếp
- Kỹ năng hòa nhập với mọi người.
Khi chúng ta giao tiếp với người khác, chúng ta xây dựng được cầu nối quan
hệ tích cực để tạo ra một mơi trường sống, học tập hữu ích cho cả hai bên đó chính
là mục tiêu quan trọng nhất. Chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của đối tác giao
tiếp để cư xử cho đúng mực; tế nhị, có lý, có tình. Làm được những điều như vậy thì

có nghĩa là chúng ta đã có kỹ năng hịa nhập với mọi người.
- Kỹ năng quản lí nhận thức của bản thân.
Sự nhận thức có tác động mạnh mẽ hơn sự thật và việc nhận thức của mỗi
người về người giao tiếp với mình có ảnh hưởng rất lớn trong giao tiếp. Khi giao
tiếp cần lưu ý: trước hết là phải chuyển thông điệp đúng lúc, khi đối tác .
- Kỹ năng chọn lựa ngôn từ và điều chỉnh giọng nói
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhờ ngơn ngữ
người ta có thể trao đổi với nhau mọi loại thông tin, như: diễn tả hành động, sự vật,
sự việc, trạng thái, tình cảm, những mong muốn, những suy nghĩ. Hiệu quả của giao
tiếp bằng ngôn ngữ phụ thuộc vào nội dung của ngôn ngữ, tính chất của ngơn ngữ,
điệu bộ khi nói. Trong lúc giao tiếp một số từ ngữ có khả năng tạo ra một phản ứng
mạnh mẽ nào đó.
-Kỹ năng tận dụng hiệu quả của giao tiếp phi ngôn ngữ
Nếu lời nói và chữ viết (ngơn ngữ) là phương tiện giao tiếp cực kì quan trọng
trong đời sống xã hội thì giao tiếp phi ngơn ngữ cũng có ý nghĩa quan trọng không
kém. Mỗi ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hành động,v.v. đều có ý nghĩa của nó và là
phương tiện giúp những người tiến hành giao tiếp hiểu được nhau. Một nghiên cứu
6


cho thấy rằng, trong giao tiếp thơng qua hình thức nói, thì tác động của từ ngữ chỉ
chiếm 30 – 40%, phần còn lại là tác động của giao tiếp phi ngôn ngữ, bao gồm: nét
mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, hành động, trang phục, không gian giao tiếp,v.v.
-Kỹ năng lắng nghe
Chúng ta có thể đều đã biết, lắng nghe là kĩ năng cơ bản và bí quyết giúp thành
công trong giao tiếp. Lắng nghe bao gồm việc sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm
hiện có để hiểu thông tin mới. Lắng nghe giúp ta thu thập được nhiều thông tin để
hiểu và giải quyết vấn đề; giúp ta hiểu người khác và ứng xử phù hơp. Để có được
kĩ năng lắng nghe, chúng ta phải: tập trung chú ý vào nguời nói; tự gợi mở hiểu biết
cho mình khi nghe; lắng nghe gắn với quan sát cách ứng xử. Cần phải chú ý tới

những thông điệp thông qua cách ứng xử của đối phương, vì nó có thể thống nhất
hoặc khơng thống nhất với lời nói của đối phương.
- Kỹ năng thấu hiểu sự khác biệt và giải quyết những xung đột
Trong một tập thể mỗi một con người đều có những nét khác biệt, đồng thời
là sự xuất hiện của những cuộc xung đột giữa các cá nhân trong nội bộ tổ chức
nguyên nhân chính là do năng lực giao tiếp quá kém. Vì vậy mỗi chúng ta phải thấu
hiểu được sự khác biệt và có khả năng giải quyết những xung đột.
- Kỹ năng trình bày
Việc trình bày cho chúng ta cơ hội tốt nhất để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Vì vậy chúng ta phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị thật tốt để có
thể trình bày hấp dẫn.
1.2.2. Lý thuyết về hoạt động trải nghiệm
1.2.2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm ( HĐTN) là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực
tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng
như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực
thực tiễn, phẩm chất, nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
HĐTN trong DH là nhiệm vụ học tập trong đó HS được độc lập thực hiện
hoặc tham gia tích cực vào tất cả các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ
chức và đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát
triển KN, NL và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình HS trải nghiệm, GV
đóng vai trị như người tạo động lực cho người học.
Trong học tập trải nghiệm, các HĐTN phải được tổ chức theo chu trình học
xốy trơn ốc gồm 4 pha: trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hố
khái niệm, thử nghiệm tích cực.
1.2.2.2. Mơ hình hoạt động trải nghiệm
7



Mơ hình GDTN của David Kolb (1984) gồm 4 giai đoạn, trong đó người học
thử nghiệm và điều chỉnh các khái niệm mới như là kết quả của các hoạt động phản
hồi và hình thành khái niệm. Bốn giai đoạn là:
Giai đoạn thứ 1: Pha Trải nghiệm cụ thể
Giai đoạn thứ 2: Quan sát phản ánh
Giai đoạn thứ 3: Trừu tượng hóa khái niệm
Giai đoạn thứ 4: Thử nghiệm tích cực
+ Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể: Sẵn sàng cho trải nghiệm mới thông qua
việc thực hiện những hoạt động/ tình huống cụ thể và thực tế. Người học tiến hành
các hành động trên đối tượng (hoặc có thể đọc một số tài liệu, nghe giảng, xem video
và chủ đề đang học,…). Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho
người học. Chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập.
Sự trải nghiệm ở đây cho thấy chất lượng của nó phụ thuộc vào mức độ người học
tham gia và hơn nữa đó phải xuất phát từ tình huống thực tế thì trải nghiệm đó mới
đáng giá, mới có ý nghĩa và được lựa chọn để người học trải nghiệm và được xem
như là tạo tình huống có vấn đề cho người học.
+ Giai đoạn 2: Phản ánh qua quan sát, là giai đoạn học tập dựa trên sự xem
xét kĩ lưỡng một vấn đề nào đó. Ví dụ: quan sát phản ánh nhằm kích thích học tập,
xem xét vấn đề từ những khía cạnh và hồn cảnh khác nhau.
+ Giai đoạn 3: Khái quát trừu tượng, là giai đoạn hoc tập nhờ vào tư duy, bao
gồm: phân tích những ý tưởng một cách hợp lí, khái quát cơng việc để tìm ra ý tưởng
hoặc lí thuyết mới. Xử lí những gì tìm được theo ý tưởng, quan điểm hay cung cách
nào đó, chẳng hạn thành định lí, nguyên tắc.
+ Giai đoạn 4: Thực hành chủ động, là giai đoạn học tập thơng qua thực hành
tích cực để chuyển hóa nội dung học tập thành kinh nghiệm của bản thân. Người học
sử dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định. Vận dụng chu trình của Kolb,
có thể thiết kế hoạt động học tập cho học sinh trải qua 4 giai đoạn trải nghiệm. Việc
bắt đầu từ giai đoạn nào cho phù hợp và có hiệu quả sẽ tùy vào nội dung đặc điểm
của người học (phong cách học) hoặc mục tiêu dạy học.
1.2.2.3. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm

- Nội dung hoạt HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao.
- Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quả.
- HĐTN được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
- HĐTN đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường.
- HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác
khơng thực hiện được.
8


1.2.2.4. Đánh giá HĐTN
a) Khái niệm đánh giá trong HĐTN
Đánh giá trong HĐTN là ĐG năng lực của HS trong quá trình tham gia HĐTN
do GV tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy học và năng lực của HS.
ĐG trong HĐTN phải kết hợp các hình thức ĐG khác nhau, ĐG tại nhiều thời điểm
khác nhau và được kết hợp giữa ĐG của GV và ĐG của HS.
b) Nội dung đánh giá
Đánh giá HĐTN đòi hỏi đánh giá các thành phần: năng lực, kiến thức, kĩ năng.
Các thành phần này có mối quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau, nên rất khó đánh
giá một cách riêng rẽ. Mặc khác, HS thường có xu hướng đánh giá kết quả của mình
cao hơn với kết quả của các nhóm khác nên bên cạnh bảng kiểm đánh giá (sử dụng
cho đánh giá GV và HS), cần sử dụng phiếu quan sát (sử dụng cho đánh giá của
GV).
Bảng 1.1.Bộ công cụ đánh giá HĐTN
Bộ công cụ
Bảng
quan
sát

Chức năng


kiểm Ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến HĐ học tập của HS trong
quá trình tham gia HĐTN, nhằm mơ tả, phân tích, nhận định và
đánh giá về sự tương tác HS-HS, HS-GV.
Quan sát được thực hiện thông qua bảng kiểm/phiếu quan sát và
được sử dụng trong các tình huống học tập liên quan đến HS
như: làm việc nhóm, điều tra phỏng vấn, trình bày vấn đề,...

Sổ theo dõi

Là một hình thức của hồ sơ học tập. Nó là bằng chứng cho kết
quả HĐ của từng cá nhân trong nhóm. Sổ theo dõi được sử dụng
trong tất cả các giai đoạn của HĐTN.

Bảng kiểm
đánh giá

Là một công cụ căn cứ liệt kê danh sách các tiêu chí đánh giá
một sản phẩm của HĐTN .

Phiếu đánh giá Là bộ công cụ liệt kê các tiêu chí để HS đánh giá qua q trình
tham gia HĐTN của các thành viên trong nhóm và kết quả HĐ
của nhóm bạn.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Để tìm hiểu thực trạng dạy học về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực
để phát triển năng lực cho HS THPT cũng như thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học
HĐTN trong dạy học bộ mơn Địa lí THPT nói chung và trong dạy học các chủ đề
chủ đề: Địa Lí nơng nghiệp 10, tơi đã tiến hành sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý
9



kiến kết hợp với quan sát, trao đổi, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm giáo dục của
41 giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Địa Lí của các trường THPT và 160 HS trên
địa bàn tỉnh Nghệ An trong các năm học 2019 – 2020, năm học 2020-2021.
Các vấn đề khảo sát chúng tôi quan tâm đến những thực trạng sau:
1.3.1. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực
cho HS THPT trong dạy học mơn địa lí hiện nay
Để tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học cực nhằm phát triển năng lực
cho HS THPT hiện nay, Chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng (phụ lục
1) sau đó gửi đến 36 GV bộ mơn Địa lí tại 10 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn
Châu, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Kết quả thăm dò thu được :
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên
Mức độ sử dụng
TT

Phương pháp

Khơng
thường
xun

Thường
xun

Khơng sử
dụng

SL

TL%


SL

TL%

SL

TL%

1

Thuyết trình.

21

58,34

12

33,33

3

8,33

2

Vấn đáp - tái hiện, thông báo.

22


61,11

14

38,89

2

5,56

3

Dạy học giải quyết vấn đề.

29

80,56

7

19,44

0

0,00

4

Dạy học theo nhóm


8

22,22

23

63,89

5

13,89

5

Dạy học có sử dụng thí
nghiệm.

0

0,00

0

0,00

36

100,00


6

Dạy học sử dụng bài tập tình
huống

7

19,44

19

52,78

10

27,78

7

Dạy học theo hợp đồng

0

0,00

3

8,33

33


91,67

8

Phương pháp đóng vai

4

11,11

21

58,33

11

30,56

9

Dạy học theo góc

1

2,78

7

19,44


28

77,78

10

Dạy học bằng sơ đồ hóa

9

25,00

24

66,67

3

8,33

11

Dạy học dự án

1

2,78

9


25,00

16

44,44
10


Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Mức độ sử dụng
TT

12

Phương pháp

Dạy học bằng tổ chức HĐTN

Không
thường
xuyên

Thường
xuyên

Không sử
dụng


SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

2,78

17

47,22

18

50,00

Qua bảng 1.2 cho ta thấy, các GV mơn Địa lí vẫn sử dụng phương pháp dạy
học truyền thống là chủ yếu, cụ thể phương pháp truyền thống có mức sử dụng
thường xuyên là 65,45%, mức độ thỉnh thoảng sử dụng chỉ chiếm 30,00%. Các
phương pháp phát huy tính tích cực của HS cũng đã được GV quan tâm, song tỉ lệ
sử dụng thường xuyên đang còn hạn chế, chẳng hạn như dạy học hợp đồng và dạy
học bằng dự án mức độ sử dụng thường xuyên chỉ chiếm 0% và 2,78%. Đặc biệt

đối với dạy học bằng tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì hầu như chưa được GV
sử dụng thường xuyên chỉ có 2,78%.
1.3.2. Thực trạng việc tổ chức các HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho
HS THPT thơng qua dạy học Địa lí THPT hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các HĐTN nhằm phát triển năng lực giao
tiếp cho HS THPT. Chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng sau đó gửi đến
36 GV bộ mơn Địa lí và tại 10 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Kết quả thăm dò thu được như sau:
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
Câu hỏi
1. Theo thầy (cô) việc phát triển
NL cho HS trong dạy học Địa lí có
cần thiết không?

Kết quả

Các phương án
trả lời

SL

%

Rất cần thiết

24

66,67


Cần thiết

12

33,33

Không cần thiết

0

0,00

27

75,00

9

25,00

0

0,00

2.Theo thầy( cơ) tổ chức các
Rất cần thiết
HĐTN có vai trị như thế nào trong
Cần thiết
việc phát triển NL cho học sinh ?
Không cần thiết


11



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

3. Thầy (cô) có thường xuyên tổ
chức HĐTN để phát triển năng lực
giao tiếp cho HS không?

Thường xuyên

0

0,00

Thỉnh thoảng

11

30,56

Chưa bao giờ

25

69,44

Số liệu bảng 1.3 cho ta thấy, đa số giáo viên đánh giá cao vai trò và sự cần

thiết phát triển năng lực giao tiếp cho HS (66,67%) thơng qua q trình dạy học.
Đa số các thầy cô đều cho rằng việc tổ chức HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp
cho HS là rất cần thiết (75,00%). Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học để phát triển
năng lực cho HS chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt việc tổ chức HĐTN
để phát triển NL giao tiếp cho HS thì chưa có GV nào áp dụng thường xuyên (0%).
Để việc tổ chức HĐTN được diễn ra thường xuyên, hiệu quả cần thay đổi
nhận thức của lãnh đạo nhà trường, GV về vai trị của HĐTN. Đồng thời, các GV
phổ thơng cần được trang bị kiến thức, kỹ năng nhất định trong quá trình thiết kế
các HĐTN và phương pháp tổ chức các HĐTN.
1.3.3. Thực trạng về mức độ hứng thú học tập mơn Địa lí của HS trong trường
THPT hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng về mức độ hứng thú học tập của HS trong các trường THPT
hiện nay, Chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng sau đó gửi đến 160 HS
tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Kết quả thăm dò thu
được như sau:
Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng về mức độ hứng thú học tập mơn Địa lí
của HS.
Câu hỏi

1. Các em có u thích mơn Địa
lí khơng?

2. Trong q trình dạy học bộ
mơn Địa lí, thầy, (cơ) có thường
xuyên tổ chức cho các em tham
gia HĐTN hay khơng?

Kết quả

Câu trả lời


SL

%

Rất u thích

17

10,63

u thích

23

14,37

Bình thường

108

67,50

Khơng u thích

12

7,50

Chưa bao giờ


52

32,50

Thỉnh thoảng

102

63,75

Thường xuyên

6

3,75
12




Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Câu hỏi

Kết quả

Câu trả lời

SL


%

Dã ngoại, thăm quan

113

70,63

Câu lạc bộ

12

7,50

Ngoại khóa

26

16,24

Hoạt động khác

9

5,63

Rất hứng thú

131


81,87

Hứng thú

15

9,38

Bình thường

12

7,5

Khơng hứng thú

2

1,25

Khơng hiệu quả

10

6,26

Hiệu quả

124


77,50

Rất hiệu quả

26

16,24

3. Trong q trình dạy học bộ
mơn Địa lí, thầy, (cơ) đã tổ chức
HĐTN bằng hình thức nào?

4. Mức độ hứng thú của các bạn
khi tham gia hoạt động trên là?

5. Theo em, khi tham gia vào các
HĐTN có mang lại hiệu quả
trong học tập học tập mơn địa lí
khơng?

Kết quả điều tra thực trạng về tính hứng thú học tập mơn Địa lí của HS cho thấy:
Có đến 67,50% HS bình thường với mơn Địa lí, chỉ có 10,63% HS là rất u thích
bộ mơn này.Tuy nhiên khi được học tập mơn Địa lí dưới hình thức tổ chức các
HĐTN thì đa HS rất hứng thú tham gia (81,87%) và có 77,50% HS cho rằng việc
tham gia HĐTN sẽ mang lại hiệu quả tích cực chủ động sáng tạo trong học tập bộ
mơn, các em cảm thấy có cơ hội để cùng nhau chia sẻ, cùng nhau làm việc và cùng
nhau lĩnh hội kiến thức khoa học một cách hiệu quả.
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HĐTN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ NƠNG

NGHIỆP 10
2.1. Phân tích nội dung Chủ đề Địa lí nơng nghiệp 10
Cấu trúc của chủ đề gồm 4 bài từ bài 27 đến bài 30:
- Bài 27: Vai trò và đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân
bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp
- Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.
- Bài 29: Địa lí ngành chăn ni.
13



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

- Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số
của thế giới và một số quốc gia.( Bài này trong năm học 2021-2022 được cắt giảm
theo CV 4040)
Nội dung của chủ đề đề cập đến vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố nơng nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp.
Vai trị, đặc điểm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và sự phân bố của các sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi trên thế giới.
Những nội dung trong chủ đề liên quan đến việc tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho các em học sinh bao gồm:
- Sự trải nghiệm trong hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn ni với vai trị là người
nông dân để các em hiểu được mỗi sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ nhờ vào
mồ hôi, sức lao động của con người mà còn là kết quả tác động của nhiều nhân tố
khác nhau, kể cả các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội. Mỗi loại cây
trồng, vật ni đều có những đặc điểm sinh thái riêng, chúng có yêu cầu khác nhau
về chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, nguồn thức ăn, về tính chất đất, chế độ
nhiệt, ẩm, thời gian sinh trưởng, phát triển,…từ đó trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,
tổng hợp kiến thức để biết được nên nuôi con gì? trồng cây gì? Ở đâu? Để từ đó có

thể biết được sự cần thiết phải có sự phân bố phù hợp các sản phẩm nông nghiệp ở
những khu vực và vùng sinh thái nhất định.
-Sự trải nghiệm của các em học sinh trong tiêu thụ và sử dụng sản phẩm nông nghiệp
từ lương thực, rau củ, hoa quả, thịt, sữa, trứng, cá, các sản phẩm được làm ra từ sản
phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, đồ hộp, vải vóc, túi xách,…để từ đó biết được vai
trị và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp.
- Sự trải nghiệm của các em học sinh khi tham quan các cơ sơ sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp, các trang trại, nông trại, vườn hoa, khu sinh thái,…làm phong phú
thêm đời sống tinh thần cho các em học sinh. Các em có thêm cảm xúc với tự nhiên,
yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, yêu đồng ruộng, yêu cộng đồng, yêu quê hương đất
nước để từ đó có thể chia sẻ, truyền tải cảm xúc cho người thân , cho bạn bè và cho
các thế hệ mai sau.
2.2.Thiết kế hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
2.2.1.Quy trình thiết kế HĐTN.
Dựa trên nghiên cứu lí thuyết học tập trải nghiệm của David Kob và thực tiễn
dạy
học Địa lí ở trường THPT, tơi đã thiết kế quy trình tổ chức HĐTN để phát triển năng
lực giao tiếp cho HS phù hợp với việc giảng dạy mơn Địa lí ở trường trung học phổ
thông gồm các bước sau:

14



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề
Bước 2: Xác định mạch nội dung cơ bản của chủ
đề
Bước 3: Xác định các dạng hoạt động trải nghiệm

trong chu trình trải nghiệm của mỗi mạch nội dung

1.Xác định các điều
kiện tổ chức hoạt động

Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động
Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ kiểm
tra, đánh giá HS

2.Xác định các bước
tiến hành hoạt động của
mỗi pha

Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề:
Mục đích: Xác định được các mục tiêu kiến thức, KN, thái độ và năng lực HS
cần hướng tới sau khi học chủ đề.
Cách tiến hành:
- Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà HS học được thông qua
chủ đề.
+ Xác định mức độ nhận thức của HS theo thang nhận thức Bloom: biết, hiểu,
vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
+ Sử dụng các động từ hành động để viết mục tiêu sao cho các mục tiêu có
thể lượng hóa và đánh giá được.
- Về kỹ năng: trình bày những KN của HS được hình thành và phát triển thơng
qua thực hiện các hoạt động học tập. Mục tiêu KN xác định gồm nhóm KN tư duy,
nhóm KN phân tích tổng hợp và nhóm KN trình bày, phản biện.
- Về thái độ: trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động
học đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS. Cần xác định rõ
ý thức người học với con người, thiên nhiên, môi trường, ý thức trong học tập và tư
duy khoa học.

- Các năng lực chính cần hướng tới: HS được học thông qua trải nghiệm để
tự khám phá ra tri thức, nhận ra giá trị của kiến thức để từ đó vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Các năng lực hướng tới thường là năng lực tự học, năng lực giao tiếp,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng
kiến thức...
Bước 2: Xác định mạch nội dung cơ bản của chủ đề
15



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Mục đích: Xác định được các mạch nội dung lớn của chủ đề.
Cách tiến hành:
- Từ nội dung chương/chủ đề, xác định nội dung cốt lõi. Các nội dung cốt lõi
này tương ứng với các chu trình học trải nghiệm.
Bước 3: Xác định các dạng HĐTN trong mỗi pha của chu trình trải nghiệm
Mục đích: Phân tích được đặc điểm kiến thức trong mỗi nội dung , từ đó làm
cơ sở để lựa chọn các dạng HĐTN phù hợp.
Cách thực hiện:
- Phân tích đặc điểm của mỗi nội dung:
+ Phân tích cấu trúc logic của mạch nội dung cốt lõi để tạo khung cho việc
lựa chọn, phát triển các mạch nội dung nhỏ hơn.
+ Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức của các nội dung trong chủ đề để xác
định thành phần kiến thức: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
và phân bố nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp. Địa lí các ngành nơng nghiệp
cũng như mối quan hệ tác động qua lại của các nhân tố đối với sự phát triển và phân
bố các sản phẩm nơng nghiệp.
Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động
Mục tiêu: Xây dựng được điều kiện và cách thức hoạt động của HS tương ứng

với mục tiêu của giai đoạn trải nghiệm.
Cách tiến hành:
- Xác định điều kiện tổ chức hoạt động: thời gian tổ chức hoạt động.
+ Xác định phương tiện tổ chức hoạt động.
- Thiết kế nhiệm vụ học tập nhằm mục tiêu định hướng hoạt động học tập cho
HS trong các pha trải nghiệm.
- Xác định các bước thực hiện hoạt động: nêu rõ các thao tác tiến hành hoạt động.
Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ kiểm tra, đánh giá HS trong chu
trình trải nghiệm.
Mục đích: Thiết kế được các tiêu chí và bộ cơng cụ để đánh giá mức độ hiểu
biết về kiến thức, KN và khả năng vận dụng kiến thức của HS; đo được mức độ năng
lực được hình thành sau các HĐTN.
Cách thực hiện: Thiết kế các bảng tiêu chí và các cơng cụ đánh giá tương ứng.
Để đánh giá HS, xác định các công cụ tương ứng cho mỗi giai đoạn trải nghiệm và
đánh giá cả chu trình như phiếu quan sát, câu hỏi - bài tập, bảng tiêu chí, báo cáo
tiểu luận, bài thuyết trình.
16



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Trong quá trình dạy học, việc thiết kế bài giảng tập trung vào thiết kế các hoạt
động trải nghiệm để HS có thể tập trung suy nghĩ, xuất hiện và khai thác những cảm
xúc về nội dung cần học. Đồng thời, GV cần chuẩn bị tạo ra những tình huống mới
để HS có cơ hội giao tiếp, thực hành, vận dụng những nội dung kiến thức đã học vào
thực tiễn.
2.2.2.Vận dụng thiết kế HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong
chủ đề dạy học: Địa lí nơng nghiệp-Địa lí 10.
Bước 1: Xác đinh mục tiêu chủ đề


Phẩm chất,
năng lực

MỤC TIÊU

ST
T

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và
kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Năng lực
nhận thức

- Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng
nghiệp chủ yếu: trang trại, vùng nơng nghiệp

Địa lí

- Trình bàTrình bày được vai trị và đặc điểm của nơng
nghiệp.

(1)
(2)
(3)

- Phy được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các
cây lương thực chính và các cây cơng nghiệp chủ yếu.


(4)

- Trình bày được vai trị của rừng; tình hình trồng rừng.

(5)

- Trình bày được vai trị, đặc điểm của ngành chăn nuôi,
sự phân bố các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm.

(6)
(7)

- Trình bày được vai trị của thủy sản, tình hình ni
trồng thủy sản.
Năng lực
tư duy lãnh
thổ và sử
dụng bản đồ

- Xác định sự phân bố của các sản phẩm nơng nghiệp
trên bản đồ thế giới

(8)

-Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triên
và phân bố các sản phẩm nông nghiệp

(9)

NĂNG LỰC CHUNG


17



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Phẩm chất,
năng lực
Tự chủ

MỤC TIÊU

ST
T

+ Tự đọc sách giáo khoa, đọc tài liệu về vai trò, đặc
điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp.Tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp. các ngành trồng trọt, chăn
nuôi.

(10)

Giao tiếp và + Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong
hợp tác
nhóm.

(11)
(12)


+ Phát triển năng lực giao tiếp thông qua thực hiện các
nhiệm vụ điều tra thực trạng tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp tại địa phương
Giải quyết
vấn đề và
sáng tạo

+ Thiết kế nội dung , bảng biểu đề trình bày về nội dung
được phân cơng và Poster tuyên truyền về bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường.

(13)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Yêu nước

- Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp, người thân
trong gia đình, vận động người dân người dân nâng cao ý thức
bảo vệ rừng, tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Có ý thức trong việc hạn chế sử dụng các loại hoá chất
độc hại trong sản xuất và canh tác nông nghiệp. Phát triển
nông nghiệp hữu cơ, gắn với sự phát triển bền vững.

Trách
nhiệm

- Giáo dục ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường,
nhắc nhở mọi người sống thân thiện với mơi trường.
- Có trách nhiệm trong vấn đề giữ vệ sinh trong lớp, trong

nhà trường

Nhân ái

-Cảm thông với những người nông dân lao động vất vả
-Chia sẻ cơng việc gia đình với bố mẹ, giúp đỡ người thân
và những người xung quanh
18



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.

Bước 2: Xác định mạch nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt về nhận thức và năng
lực được hình thành của chủ đề
MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển và phân bố
nơng nghiệp

-Nêu được vai trị và đặc điểm của nơng
nghiệp
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng
tới sự phát triển và phân bố nơng nghiệp
- Trình bày được đặc điểm một số hình
thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp


2. Địa lí ngành trồng trọt

- Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh
thái, sự phân bố các cây lương thực
chính và các cây cơng nghiệp chủ yếu.
- Trình bày được vai trị của rừng; tình
hình trồng rừng

3. Địa lí ngành chăn ni

-Vai trị, đặc điểm nành chăn ni
- Sự phân bố các ngành chăn nuôi: gia
súc, gia cầm
-Nghành nuôi trồng thuỷ sản ( vai trị,
tình hình ni trồng)

Bước 3: Xác định các dạng HĐTN trong chu trình trải nghiệm của mỗi mạch nội
dung gắn với mục tiêu dựa trên vốn kinh nghiệm của HS.
TT

Nội dung kiến
thức

Nội dung kiến thức để
thiết kế và tổ chức
HĐTN

Dạng HĐTN

Vai trò và đặc

điểm của nơng
nghiệp

-Vai trị

-Trải nghiệm sử dụng sản
phẩm

- Đặc điểm
1

Các nhân tố ảnh
hưởng tới sự

-Điều kiện tự nhiên

( Cơm, rau, bánh, kẹo,
nước ngọt,..)
-Trải nghiệm mua sắm sản
phẩm, quan sát việc trồng
trọt và chăn nuôi
- Trải nghiệm lao động, sản
xuất.
19




Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.


2

3

phát triển và
phân bố nông
nghiệp

-Điều kiện kinh tế, xã
hội

-Trải nghiệm quan sát, đọc,
phân tích

Một số hình
thức tổ chức
lãnh thổ nơng
nghiệp

-Trang trại

- Tham quan các cơ sở sản
xuất nơng nghiệp

Cây lương thực
(vai trị, các loại
cây lương thực
chính)

-Vai trị


Cây cơng
nghiệp

-Vai trị và đặc điểm

Ngành trồng
rừng( vai trị,
tình hình trồng
rừng)

-Vai trị

Vai trị, đặc
điểm ngành
chăn ni

-Vai trị
-Đặc điểm

- Trải nghiệm quan sát việc
chăn ni trong gia đình
mình hoặc trong làng,
trong xã

Nghành ni
trồng thuỷ sản

-Vai trị


-Trải nghiệm quan sát

-Tình hình ni trồng
thuỷ sản

-Trải nghiệm lao động sản
xuất

-Vùng nơng nghiệp

( trang trại, khu sinh thái,
khu sản xuất,..)
-Trải nghiệm sử dụng các
loại nơng sản:lúa gạo, lúa
mì, ngơ,..

-Đặc điểm các cây
lương thực chính

- Đặc điểm các loại cây
cơng nghiệp chủ yếu

( vai trị, tình
hình ni trồng)

- Trải nghiệm sử dụng các
nơng sản: Mía, Lạc, cà phê,
chè,…
- Trải nghiệm tham quan
rừng phi lao phịng hộ ở

ven biển .

-Tình hình trồng rừng

- Chu trình trải nghiệm mỗi nội dung gồm 4 pha: Trải nghiệm cụ thể => Quan sát
phản ánh => Trừu tượng hóa khái niệm => Thử nghiệm tích cực.
Bước 4: Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm .
Xây dựng tiến trình tổ chức HĐTN cho mỗi Chu trình trải nghiệm được các
nhóm tiến hành trong thời gian 3 tiết trên lớp và 1 tuần ở nhà, cụ thể trong bảng sau:
Giai
đoạn

Thời
gian

Địa điểm

Hoạt động

Kĩ thuật DH
chủ đạo

Phương tiện

20



Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.


Trải
nghiệm
cụ thể

1 tuần

-Chợ, siêu
thị, cửa
hàng, nông
trại
-Trang trại,
khu sinh thái

- Quan sát
-Thực hành

Dạy học giải
quyết vấn đề

- Phiếu điều
tra, báo cáo.
- Máy chụp
hình.

- Ghi chép,
tổng hợp

-Xem video
GV cung cấp.


-Nông hộ,
trang trại,..
Quan sát
phản ánh 1 tiết
Trừu
tượng
hóa khái
niệm

Thử
nghiệm
tích cực

Ở nhà

Lớp học
1 tiết

1 tuần
2 tiết

Thảo luận,
viết báo cáo

Câu hỏi tư
duy

Kĩ thuật
X,Y,Z +
KWL


Phiếu học tập

- Kĩ thuật hỏi
nhóm chuyên
gia

Giấy A0, bút
màu

- Kĩ thuật
lược đồ tư
duy.
Ở nhà

Luyện tập

Trên lớp

- Kĩ thuật hỏi
nhóm chuyên
gia.
- Kĩ thuật
mảnh ghép.

Giấy A0, bút
dạ, bút màu và
các sản phẩm
nông sản thu
thập được


4.1. Trải nghiệm cụ thể:
Hoạt động 1: Trải nghiệm mua sắm, sử dụng sản phẩm nông nghiệp của địa
phương
-Mục tiêu: (1), (4), (6)
-Thời gian: 1 ngày
-Địa điểm: Chợ, cửa hàng, siêu thị, nông trại,…
-Nội dung: thu thập thơng tin về vai trị của ngành nơng nghiệp, vai trị của ngành
trồng trọt, vai trị của ngành chăn nuôi
Hoạt động 2: Tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
-Mục tiêu: (3)
-Thời gian: 1 ngày
- Trang trại, hợp tác xã, khu sinh thái,..
21



×