Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Vai trò của mục tiêu trong quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.77 KB, 1 trang )

Vai trò của mục tiêu trong quản trị chiến lược
Ths. Trịnh Lê Tân
Có hai tiêu chuẩn khác nhau nhằm đánh giá khả năng vận hành của doanh nghiệp là tiêu
chuẩn đo lường các hoạt động về mặt tài chính và các hoạt động chiến lược. Mục tiêu tài
chính kết nối các mục tiêu quản trị với các hoạt động tài chính. Thông thường các hoạt
động tài chính lien quan đến: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROI). Mục tiêu chiến lược thường liên quan đến các hoạt động marketing, khả năng
cạnh tranh. Ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu tài chính chỉ mang tính trực giác. Nếu
không đạt được lợi nhuận và sức mạnh tài chính, sức khỏe trong dài hạn và sự phát triển
bền vững sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, lợi nhuận dưới mức trung bình và sự
thiếu minh bạch trong bảng cân đối kế toán là một hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu
tư và tạo ra nhiều rủi ro cho quản trị cấp cao. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt tài chính cũng
chưa đáp ứng được vận hàn tốt trong tổ chức.
Các mục tiêu tài chính trong doanh nghiệp thể hiện dấu hiệu chững lại của doanh nghiệp,
nó phản ánh kết quả của các quyết định trước và các hoạt động trong tổ chức. kết quả các
quyết định trước đây và hoạt động trong tổ chức không phải là định hướng tin cậy cho
các kì vọng tương lai.Một doanh nghiệp nào đó có hoạt động tài chính yếu kém có thể
gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Hơn nữa các dự báo đáng tin cậy của những công ty
thành công ở thị trường hay hiệu quả về mặt tài chính trong tương lai là mục tiêu chiến
lược của công ty. Kết quả chiến lược là định hướng hang đầu của hiểu quả tài chính
tương lai và triển vọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoàn thành các mục
tiêu chiến lược là sự định vị tốt cho việc đạt được hiểu quả hoạt động. ví dụ nếu một công
ty đạt được mục tiêu chiến lược đầy tham vọng, khi đó sự mong đợi hiệu quả tài chính
tương lai sẽ tốt hơn trong hiện tại và quá khứ. Nếu công ty bắt đầu mất đi điểm mạnh và
thất bại trong việc đạt được mục tiêu chiến lược, khi đó việc đạt được lợi nhuận hiện tại
sẽ là một sự hoài nghi lớn.
Thông thường, việc sử dụng hệ thống đo lường thực thi là một sự cân bằng giữa mục tiêu
tài chính và mục tiêu chiến lược. Chỉ những dấu hiệu thực thi tài chính phản ánh thực tế
sẽ tạo cho công ty thực các kết quả tài chính tốt hơn nhằm đạt được năng lực cạnh tranh.
Một trong những công cụ đo lường việc thực thi chiến lược có hiệu quả trong doanh
nghiệp là Thẻ điểm cân bằng. Trong năm 2010, có gần 50% các công ty toàn cầu sử dụng


thẻ điểm cân bằng để đo lường thực thi chiến lược và tài chính.

×