Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Hình Thành Năng Lực Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lí Trong Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học Ở Trường Đại Học Tây Nguyên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 280 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ THÚY AN

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ THÚY AN

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUN

Chun ngành: Lí luận &PPDH bộ mơn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG



HÀ NỘI – 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, các kết quả của luận án là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Thúy An


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng,
người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và
hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý thầy
cơ, các nhà khoa học, Tổ Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Lịch sử, Khoa
Lịch sử – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy
cô và đồng nghiệp Khoa Sư phạm, Bộ môn Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học
Tây Nguyên đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc, tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn
thành luận án này.

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo là giáo viên các trường:
Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Trường tiểu học Tô Hiệu – TP Buôn Ma Thuột và các
trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các bạn sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học – Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong
quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên,
khuyến khích và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 8 năm 2022
Tác giả luận án

Lê Thị Thúy An


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt

Viết đầy đủ

Viết tắt tiếng Việt
CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

ĐC


Đối chứng

ĐH

Đại học

HP

Học phần

HS

Học sinh

GDPT

Giáo dục phổ thông

GDTH

Giáo dục Tiểu học

GgV

Giảng viên

GV

Giáo viên


GVTH

Giáo viên tiểu học

GV - TTSP

Giáo viên tiểu học hướng dẫn thực tập sư phạm

LS&ĐL

Lịch sử và Địa lí

NL

Năng lực

PP

Phương pháp

SP

Sư phạm

SV

Sinh viên

TTĐ, STĐ


Trước tác động, sau tác động

TN&XH

Tự nhiên và Xã hội

TN

Thực nghiệm

Viết tắt tiếng Anh
BL

Blended learning

CK

Content Knowledge

ICT

Information Communication Technology

PK

Pedagogical Knowledge

TK


Technology Knowledge

TPACK

Technological Pedagogical Content Knowledge


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
3.1. Mục đích ................................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 4
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 5
6. Đóng góp của luận án........................................................................................... 6
7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 6
8. Cấu trúc của luận án............................................................................................ 7
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 8

1.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT
cho sinh viên ngành sư phạm ...................................................................................... 8
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................... 8

1.1.2. Ở trong nước ...................................................................................... 16
1.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ........ 22
1.2.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học ........................................ 22
1.2.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí .... 23
1.3. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề luận án
tiếp tục giải quyết ........................................................................................................ 26
1.3.1. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được
tiếp thu .................................................................................................................. 26
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết .......................................... 28


v

Chương 2. HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ....................................................................................................... 30
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................... 30
2.1.1. Quan niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học............. 30
2.1.2. Quan niệm về hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 33
2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu ............................................. 40
2.1.4. Các thành phần năng lực ứng dụng CNTT cần hình thành để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 53
2.1.5. Vai trị, ý nghĩa của việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT
để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học..................... 55
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 61

2.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ....................................................... 61
2.2.2. Thực tiễn năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và
Địa lí ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên ............................................... 64
2.2.3. Thực tiễn hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học
Tây Nguyên .......................................................................................................... 69
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................ 78
Chương 3. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN.......................................... 80

3.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên
tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên .................................................................... 80
3.1.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo GV tiểu học80
3.1.2. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường Sư phạm
trong cả nước và Trường Đại học Tây Nguyên ................................................... 81
3.2. Xác định khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và
Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên ................ 90
3.2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT
để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học..................... 90
3.2.2. Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 91
3.2.3. Khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí
trong đào tạo giáo viên tiểu học ........................................................................... 96


vi

3.3. Quy trình hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử
và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên........... 98

3.4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học
Tây Nguyên ................................................................................................................ 101
3.4.1. Đặc điểm, phương pháp và công cụ đánh giá năng lực ................... 101
3.4.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ..................................... 103
Chương 4. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÂY NGUYÊN. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................... 114
4.1. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp hình thành năng lực
ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên
tiểu học ........................................................................................................................ 114
4.1.1. Đảm bảo yêu cầu cần đạt/ chuẩn đầu ra theo khung chương trình
đã xây dựng ........................................................................................................ 114
4.1.2. Đảm bảo mơ hình TPACK và mối quan hệ chặt chẽ giữa các
thành phần năng lực ........................................................................................... 114
4.1.3. Kết hợp linh hoạt giữa các hình thức, phương pháp, biện pháp
hình thành năng lực ............................................................................................ 115
4.1.4. Đảm bảo tính khả thi, phổ biến........................................................ 115
4.3. Biện pháp hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử
và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên......... 116
4.3.1. Nhóm biện pháp xây dựng động cơ, hứng thú để trang bị năng lực
ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ......... 116
4.3.1.1. Định hướng mục tiêu học tập, rèn luyện để trang bị năng lực
CNTT dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ................................... 117
4.3.1.2. Xây dựng hình ảnh của một người giáo viên tiểu học tương lai120
4.3.1.3. Tạo hứng thú ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và
Địa lí ở trường tiểu học ...................................................................................... 122
4.3.2. Nhóm biện pháp trang bị kiến thức về ứng dụng CNTT để dạy học

môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ............................................................ 125
4.3.2.1. Xây dựng tài liệu học tập học phần “Ứng dụng CNTT để dạy
học mơn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở
Trường Đại học Tây Nguyên ............................................................................. 125


vii

4.3.2.2. Vận dụng mơ hình học tập hỗn hợp (Blended – learning)
để trang bị kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở
trường tiểu học ................................................................................................... 128
4.3.3. Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng ứng dụng CNTT để dạy học
môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ............................................................ 136
4.3.3.1. Vận dụng phương pháp dạy học vi mơ hình thành kĩ năng
ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ........................................... 136
4.3.3.2. Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp ........... 138
4.3.3.3. Tổ chức hiệu quả hoạt động thực tập sư phạm......................... 139
4.4. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 140
4.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.................................. 140
4.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm .................................... 141
4.4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm....................................................... 141
4.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................ 141
4.4.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................ 142
4.4.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................... 144
4.4.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................... 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 151
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 157
PHỤ LỤC



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Tin học – Bậc Tiểu học .........46
Bảng 2.2. Thống kê các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục của
giáo viên tiểu học ......................................................................................................51
Bảng 2.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng giữa khu vực Tây Nguyên
so với cả nước và các vùng khác trên cả nước giữa các năm từ 2018 – 2020 ..........62
Bảng 2.4. Tỉ lệ số lớp học, giáo viên, học sinh bậc Tiểu học giữa Khu vực
Tây Nguyên so với cả nước và các vùng khác trên cả nước giữa các năm từ 2018 –
2020 ...........................................................................................................................62
Bảng 2.5. Thống kê mẫu khảo sát giáo viên .............................................................66
Bảng 2.6. Đánh giá nhu cầu hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................68
Bảng 2.7. Đánh giá năng lực (mức độ đáp ứng) ứng dụng CNTT trong dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................68
Bảng 2.8. Thống kê mẫu khảo sát.............................................................................70
Bảng 2.9. Đánh giá nhu cầu hình thành năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................72
Bảng 2.10. Đánh giá năng lực (mức độ đáp ứng) ứng dụng CNTT trong dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................73
Bảng 2.11. Lĩnh vực sử dụng các thiết bị công nghệ của sinh viên .........................75
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên .....76
Bảng 3.1. Thống kê các học phần liên quan Lịch sử, Địa lí, CNTT ở các trường
Sư phạm.....................................................................................................................82
Bảng 3.2. Thống kê các khung năng lực ứng dụng CNTT cho GV/SV sư phạm ....85
Bảng 3.3. Thống kê các học phần liên quan đến việc hình thành năng lực ứng dụng

CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ..88
Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá năng lực ứng dụng để dạy học môn Lịch sử và
Địa lí của giáo viên/sinh viên tiểu học ......................................................................94
Bảng 3.5. Các mức độ đánh giá năng lực .................................................................95
Bảng 3.6. Khung năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí .........................................................................96
Bảng 3.7. Các mức độ biểu hiện và đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
môn Lịch sử và Địa lí ..............................................................................................103
Bảng 3.8. Mẫu phiếu Giảng viên đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên
trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ......................................................................109
Bảng 3.9. Thang đánh giá theo TPACK vận dụng trong môn Lịch sử và Địa lí....112
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá năng lực sau khi thực hiện biện pháp 1......................145
Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra khi thực nghiệm.............................146
Bảng 4.3. Kết quả mức độ hình thành năng lực của nhóm sinh viên tham gia
thực nghiệm .............................................................................................................147


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quan hệ thứ bậc trong mơ hình năng lực ................................................. 36
Hình 2.2. Hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí40
Hình 2.3. Mơ hình hóa chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT tại Việt Nam ....................... 45
Hình 2.4. Minh họa trực quan hóa nội dung bài học với phần mềm Imindmap ...... 57
Hình 2.5. Minh họa khai thác Google Earth trong giảng dạy Địa lí ........................ 57
Hình 2.6. Đánh giá tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và
Địa lí .......................................................................................................................... 66
Hình 2.7. Đánh giá sự cần thiết hình thành năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................ 66

Hình 2.8. Mức độ ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử vả Địa lí của giáo viên
tiểu học ...................................................................................................................... 67
Hình 2.9. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí 71
Hình 2.10. Sự cần thiết hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ............................................ 71
Hình 2.11. Mục đích sử dụng các thiết bị công nghệ của sinh viên ......................... 75
Sơ đồ 3.1. Tiến trình đào tạo Ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học
Tây Nguyên ............................................................................................................... 87
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên trong quá trình hình thành
năng lực ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên
tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên ................................................................. 103
Hình 3.1. Quy trình xây dựng khung năng lực ......................................................... 91
Hình 4.1. Tài liệu điện tử thiết kế trên Google sites .............................................. 126
Hình 4.2. Mơ hình Blended – Learning.................................................................. 128
Hình 4.3. Khóa học được xây dựng trên Google Classroom ................................. 133
Hình 4.4. Sinh viên tự học theo hướng dẫn trên Google Classroom và Google sites133
Hình 4.5. Minh họa những công cụ hỗ trợ thảo luận trực tuyến ............................ 134
Hình 4.6. Giảng viên và sinh viên trao đổi trực tuyến ........................................... 134
Hình 4.7. Kết quả kiểm tra kết thúc học phần sau khi thực hiện biện pháp ........... 146


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu thế kỉ XXI, công nghệ thông tin (CNTT) đã làm cho thế giới phát triển
với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Khoa học công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi
căn bản mọi hoạt động, cách con người sống, giao tiếp và làm việc [55], [107].
Ứng dụng CNTT trong dạy học được quan tâm và phát triển mạnh mẽ như một xu
thế tất yếu nhằm đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và được coi là

“chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [101]. Với những tiện
ích đa năng, CNTT được xem như một công cụ sắc bén, một phương tiện hữu hiệu
để tạo nên sự đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch
sử và Địa lí nói riêng. Bộ mơn Lịch sử, Địa lí khác với nhiều môn học khác khi
học sinh (HS) không thể trực tiếp “trực quan sinh động” quá khứ hoặc các đối
tượng, hiện tượng địa lí xảy ra khắp nơi trên thế giới. Việc nhận thức được kiến
thức lịch sử, địa lí rất khó khăn, phức tạp đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh tiểu
học. Vì vậy, bài giảng lịch sử, địa lí có ứng dụng CNTT góp phần tạo khơng khí
học tập hào hứng, giúp học sinh (HS) rèn luyện được các kĩ năng, phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng niềm say mê, hứng thú và ý thức tự giác trong
học tập, nghiên cứu, hình thành những tình cảm lành mạnh, trong sáng với tri thức
bộ mơn, có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong
nhiều năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở phổ thông và các cơ sở đào
tạo giáo viên (GV) còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Khu
vực Tây Nguyên, nơi cư trú của 47 dân tộc có mặt bằng kinh tế, xã hội thấp hơn
nhiều vùng trong cả nước, vấn đề đó càng khó khăn hơn. Những hạn chế này đã
ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy học nói chung, dạy học mơn Lịch sử và
Địa lí (LS&ĐL) ở trường tiểu học nói riêng, cũng như việc đào tạo giáo viên tiểu
học (GVTH).
Đảng và Nhà nước khẳng định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng
nhất của sự phát triển” [8], “là động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp
dạy – học, kiểm tra – đánh giá trong giáo dục và đào tạo” [91]. Theo Chỉ thị số
16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường năng


2
lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nêu rõ với các cơ sở giáo
dục đại học (ĐH) cần đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư [93]. Ứng dụng CNTT trong dạy học được quy
định là một trong những năng lực (NL) chuyên môn, nghiệp vụ mà người GV cần

đạt theo Chuẩn nghề nghiệp (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8
năm 2018) [15]. Trong bối cảnh mới, vai trò của người GV đã thay đổi, như một
sứ mệnh tất yếu, GV cần áp dụng các đổi mới cơng nghệ vào q trình dạy học.
Người GV không chỉ ứng dụng CNTT mà cần sở hữu NL CNTT trong dạy học.
Điều này đòi hỏi các trường đại học (ĐH) có các ngành sư phạm cần phải trang bị
cho sinh viên (SV) NL ứng dụng CNTT ngay trong q trình đào tạo, đảm bảo cho
SV ra trường có thể đáp ứng và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của người GV trong
thời đại mới.
Trường Đại học Tây Nguyên (được thành lập năm 1977) là trường đào tạo
trình độ đại học ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) sớm nhất của khu vực Tây
Nguyên. Từ 1997 đến nay, Nhà trường đã đào tạo hơn 2000 sinh viên ngành
GDTH ra trường và công tác ở hầu khắp các Tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và
nhiều nơi trên toàn quốc. Trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi
Trường ĐH Tây Nguyên đào tạo được đội ngũ SV các ngành nói chung, ngành
GDTH nói riêng có NL về CNTT đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đổi mới
giáo dục cũng như thực tiễn dạy học của khu vực Tây Nguyên.
Năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học (DH) nói chung, DH mơn LS&ĐL
nói riêng là một trong những NL nghề nghiệp quan trọng của GVTH để đáp ứng
yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn giáo dục của Việt Nam.
Vì vậy, việc trang bị NL ứng dụng CNTT cho SV ngành GDTH để dạy học môn
LS&ĐL phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là rất
cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn vấn đề “Hình thành năng lực
ứng dụng cơng nghệ thơng tin để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo
giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, mã số 9.14.01.11.


3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành năng lực ứng
dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí và những biện pháp sư phạm nhằm
hình thành NL này trong đào tạo giáo viên tiểu học.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến lí luận và phương pháp dạy
học mơn Lịch sử và Địa lí, nội dung kiến thức áp dụng và địa bàn khảo sát, thực
nghiệm. Cụ thể:
- Về lí luận và phương pháp dạy học: Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận về
năng lực, năng lực ứng dụng CNTT và biện pháp cụ thể hình thành NL ứng dụng
CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học.
- Về nội dung kiến thức áp dụng: Nghiên cư vận dụng vào học phần Phương
tiện kỹ thuật dạy học & ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, Lịch sử
- Địa lí & Phương pháp dạy học thuộc chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở
Trường Đại học Tây Nguyên.
- Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm:
+ Đề tài tìm hiểu tình hình trang bị năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường Đại học trên
phạm vi cả nước, song tập trung khảo sát, thực nghiệm chủ yếu ở Khu vực Tây
Nguyên và ĐH Tây Nguyên – Trường đại học duy nhất của Khu vực Tây Nguyên
đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học (Từ 1997 – 2018).
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) các biện pháp hình thành NL
ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo giáo viên tiểu học ở
Trường ĐH Tây Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc hình thành năng lực ứng
dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp
sư phạm hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí
trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:


4
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực, hình thành
NL ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên/sinh viên sư phạm nói chung và
năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí của giáo viên, sinh
viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng.
- Khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở các trường
Tiểu học khu vực Tây Nguyên và thực tiễn hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy
học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Ngun.
- Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học ở trường
ĐH Tây Nguyên với việc hình thành NL ứng dụng CNTT cho SV để dạy học nói
chung, dạy học mơn Lịch sử và Địa lí nói riêng.
- Xác định những u cầu, cơ sở và xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá
khung NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học.
- Xây dựng nội dung chương trình và đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm
hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo
giáo viên tiểu học ở trường ĐH Tây Nguyên.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà
luận án đề xuất.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về cơng tác giáo dục, đào tạo nói chung; đào tạo giáo viên tiểu học
nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các tài liệu của các nhà tâm lí học,
giáo dục học và giáo dục lịch sử, địa lí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2. Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói chung và
căn cứ vào nội dung và tính chất của đề tài, chúng tơi sử dụng chủ yếu 4 nhóm

phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:
- Nhóm nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản, chủ trương, quan điểm của
Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục về đào tạo giáo viên nói chung, giáo viên
tiểu học nói riêng và ứng dụng CNTT trong dạy học.


5
+ Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan trong và ngoài nước
ở các lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học; lí luận dạy học lịch sử và địa lí… làm nền
tảng xây dựng cơ sở lí luận của đề tài và định hướng cho nghiên cứu thực tiễn, đề
xuất biện pháp.
- Nhóm nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, phân tích chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Tiểu học
của Trường ĐH Tây Nguyên;
+ Phương pháp điều tra cơ bản: Nghiên cứu khảo sát với giảng viên, SV
ngành Giáo dục Tiểu học (các khóa K17, K18, K19, K20), GVTH; phỏng vấn sâu,
quan sát, dự giờ, tham gia các hoạt động cần thiết ở trường Tiểu học…
+ Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và xin ý kiến chuyên gia về khung
năng lực và biện pháp đề xuất.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập thông tin về hồ sơ giảng
dạy của giảng viên và hồ sơ học tập của sinh viên để đánh giá thực trạng và hiệu
quả của việc ứng dụng CNTT và các biện pháp đề xuất.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm theo
các biện pháp đã đề xuất trong luận án, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu, khẳng
định tính khả thi của đề tài, rút ra kết luận và khuyến nghị.
- Toán học thống kê: Sử dụng một số phần mềm tin học (Microsoft Excel,
SPSS 25) để xử lí các số liệu thu thập, phân tích kết quả thực nghiệm từ đó phân
tích, rút ra nhận xét và kết luận dựa trên thông tin số liệu đã xử lí.
5. Giả thuyết khoa học

Cơng tác đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Ngun đã có
những thành tích nhất định, song sinh viên tốt nghiệp vẫn gặp rào cản khi tích hợp
CNTT trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí. Việc hình thành NL ứng dụng CNTT
sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học để dạy học mơn Lịch
sử và Địa lí, hồn thành mục tiêu dạy học nếu xác định được nội dung khung năng
lực, tiêu chí đánh giá và xác định được các biện pháp sư phạm hình thành năng lực
ứng dụng CNTT phù hợp.


6
6. Đóng góp của luận án
- Khẳng định được vai trị, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng công
nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học nói chung,
dạy học mơn Lịch sử và Địa lí nói riêng.
- Đánh giá được thực trạng NL ứng dụng CNTT của SV ngành Giáo dục
Tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên trong học tập, thực tập sư phạm và NL
ứng dụng CNTT của giáo viên trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lí ở các trường
tiểu học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Xác định được nội dung, thành phần năng lực, tiêu chí đánh giá khung NL
ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học
ở trường ĐH Tây Nguyên.
- Đề xuất các nhóm biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL ứng dụng
CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường
Đại học Tây Nguyên.
- Đánh giá được tính khả thi, hiệu quả của việc hình thành NL ứng dụng
CNTT để dạy học mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học qua tiến
hành thực nghiệm sư phạm.
- Đưa ra những khuyến nghị cho cập nhật chương trình, nâng cao chất lượng
đào tạo GVTH của trường Đại học Tây Nguyên.
7. Ý nghĩa của đề tài

7.1. Ý nghĩa lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong
phú thêm hệ thống lí luận về các vấn đề ứng dụng CNTT và hình thành NL ứng
dụng CNTT để dạy học mơn LS&ĐL trong đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo
GVTH nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong quá trình
đào tạo trang bị năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho sinh
viên/học viên ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Tây Nguyên và bồi
dưỡng giáo viên tiểu học về năng lực này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu về vấn đề
hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL là tài liệu tham khảo
cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên tiểu học và tài liệu
tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh… chuyên ngành Sư phạm Lịch


7
sử, Địa lí, Giáo dục Tiểu học khi tìm hiểu về vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng,
năng lực ứng dụng CNTT nói chung và để dạy học lịch sử, địa lí nói riêng.
8. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phục lục, luận án được
kết cấu gồm 4 chương:
 Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
 Chương 2. Hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học mơn Lịch sử
và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học – Những vấn đề lí luận và thực
tiễn
 Chương 3: Xác định năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và
Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên
 Chương 4. Các biện pháp hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
mơn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học
Tây Nguyên. Thực nghiệm sư phạm



8

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ngày nay, năng lực cơng nghệ thơng tin nói chung, năng lực ứng dụng CNTT
trong dạy học nói riêng là xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Nhiều người coi
đó là một trong những năng lực cơ bản như làm tính và viết, đặc biệt đối với giáo
viên trong bối cảnh dạy học trực tuyến và tác động của đại dịch Covid-19 (từ năm
học 2019 - 2020).
Xuất phát từ quan điểm việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học
môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học phải dựa trên tìm hiểu các
nguồn tài liệu liên quan đến quan điểm, nội dung, hình thức, phương pháp tiến
hành… nên trong chương này, luận án tập trung làm sáng tỏ lịch sử nghiên cứu qua
hai nhóm tài liệu tiếp cận: (1) Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng
CNTT cho sinh viên ngành sư phạm; (2) Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng
CNTT cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học để dạy học môn Lịch sử và Địa lí.
1.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho
sinh viên ngành sư phạm
1.1.1. Trên thế giới
* Nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT trong giáo dục
- Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Năng lực là thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, được nhận diện trong
các văn bản tiếng Anh, Pháp, Hà Lan với các từ “competence”, “competency”… và
nhiều khái niệm lân cận khác như: khả năng/NL (Capability/ability), NL/NL thực
hiện (competence), đặc tính (attribute), hiệu quả (effectiveness), thành thạo
(proficiency) từ thế kỉ XVI. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, trước sự phát triển
của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin, NL đã được tập trung nghiên cứu và
được coi là đích đến của giáo dục, đào tạo – Competency based education and
training (CBET) nhằm trang bị cho người học kiến thức, kĩ năng, thái độ để thích

nghi, hịa nhập với một xã hội hiện đại biến đổi nhanh chóng. Quan niệm về NL,
cách phân loại và các thành phần NL được thể hiện rõ trong các nghiên cứu của


9
Rychen, Salganik [149], Mulder, Weigel & Collin [138]; nghiên cứu sâu về đánh
giá NL có Griffin [117], và Miller [136]. Nghiên cứu và xác định các NL cốt lõi của
thế kỉ XXI được đưa ra trong các nghiên cứu của David và Alexis [112],
Ananiadou, Claro [100], trong chương trình đào tạo các nước…
Gắn liền với sự ra đời của máy vi tính (thập niên 70 – XX), Internet (thập
niên 80 – XX, kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật, hay NL CNTT được xác
định là một trong những chìa khóa thành cơng và là một NL cốt lõi của công dân
thế kỉ XXI [100]. “Nếu trẻ em cần trở thành những người biết chữ và số, ngày nay
họ cũng cần biết một vài thứ về máy tính” (If children need to become literate and
numerate, today they need also to know something about computers) [121].
- Về NL ứng dụng CNTT của giáo viên
Trong lĩnh vực giáo dục, NL ứng dụng CNTT được quan tâm nghiên cứu đặc biệt
là NL ứng dụng CNTT trong dạy học. GV được coi là lực lượng “đại diện, tiên phong
trong xã hội toàn cầu và xã hội số”, là “hình mẫu cơng dân thời đại số” [122].
Trong nghiên cứu “Những kĩ năng và NL của người học trong thế kỉ 21 bài
học từ các nước OECD” (21st century skills and competences for new millennium
learners in OECD countries) của Ananiadou & Claro (2009) đã chỉ rõ yêu cầu về
kĩ năng CNTT của GV. Người GV không chỉ được đào tạo về cách giúp HS phát
triển các kỹ năng và NL này mà GV cần được thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng
về CNTT [100].
Các tổ chức quốc tế đã nghiên cứu đưa ra các chuẩn cơng nghệ dành cho GV,
các hướng dẫn cho chương trình giảng dạy được quốc tế công nhận về đào tạo GV.
UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã đưa ra
Khung NL CNTT cho GV (UNESCO's ICT Competency Standards for Teachers)
với 3 phiên bản trong các năm 2008, 2011 và 2018 [163]. ISTE - Hiệp hội Quốc tế

về công nghệ trong giáo dục của Hoa Kỳ (International Society for Technology in
Education) đưa ra chuẩn công nghệ (ISTE) cho GV (ISTE Standards for
educators) [122]; Khung Châu Âu NL Kỹ thuật số của các Nhà Giáo dục viết tắt
là DigCompEdu (European framework for the digital competence of educators:
DigCompEdu) [146]. Ủy ban châu Âu chỉ rõ: “Sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật
số và nhiệm vụ giúp HS trở nên có NL kỹ thuật số đòi hỏi các nhà giáo dục phải
phát triển NL kỹ thuật số của riêng họ” (In particular the ubiquity of digital devices


10
and the duty to help students become digitally competent requires educators to
develop their own digital competence) [146], [106]. Các khung NL CNTT cho GV
của các Tổ chức giáo dục thế giới, đặc biệt của UNESCO là cơ sở cho các nhà làm
chính sách giáo dục, các cơ sở đào tạo đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á như
Indonesia [153], Philippines [145], Thái Lan [129]… đưa ra các chính sách, chuẩn
NL CNTT, cũng như tiêu chuẩn đánh giá việc ứng dụng CNTT góp phần cải thiện,
nâng cao hiệu quả tích hợp CNTT trong giáo dục, đào tạo.
Riêng với môn Lịch sử, Địa lí: Ý nghĩa, vai trị của CNTT trong dạy học lịch
sử, địa lí đã được khẳng định trong nhiều cơng trình nghiên cứu [97], [102], [113].
Trong cuốn sách “Những vấn đề trong dạy học Lịch sử” (Issues in teaching history)
của tác giả James Arthur and Robert Phillips đã đưa ra lý do vì sao cần ứng dụng
CNTT trong dạy học lịch sử (Why ICT is an issue in history teaching) và khẳng định
rằng: Trong tương lai sẽ (chỉ) cịn 2 nhóm GV: nhóm nắm vững về CNTT và nhóm
GV đã về hưu (In future, there will be two sorts of teacher, the IT literate, and the
retired) [102]. Tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể về NL ứng dụng CNTT để dạy
học mơn lịch sử, địa lí song đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra những hướng dẫn cho
GV khi ứng dụng CNTT trong dạy học những mơn học này. Nhóm tác giả cuốn
“Dạy và học Lịch sử với công nghệ” (Teaching and Learning History with
Technology) [127] đưa ra những hướng dẫn cho GV xây dựng các trị chơi học tập
qua các ứng dụng ảo (virtual), mơ hình 3D, Google Earth và các trang web học tập.

Đây là những gợi ý quan trọng về những ứng dụng phù hợp với đặc thù mơn lịch sử.
Vai trị của CNTT trong dạy học địa lí cũng được khẳng định trong nghiên cứu của
tác giả Chris Fisher and Tony Binns [113] đó là CNTT khơng chỉ cung cấp một
mơi trường an toàn, đáp ứng đa dạng nhu cầu cá nhân và khả năng của từng HS mà
còn cho phép HS truy cập các nguồn tài liệu, thông tin phong phú hơn để hiểu biết
sâu sắc về không gian, môi trường, con người, văn hóa; trực quan các hiện tượng
địa lí. Đặc biệt, CNTT giúp HS phát triển các kĩ năng phân tích đồ họa, lập bản đồ,
mơ phỏng hoặc mơ hình hóa các hệ thống và mơi trường địa lí; giao tiếp với các HS
khác ở các địa phương qua email, webcam và hội nghị truyền hình…


11
* Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho
sinh viên ngành sư phạm
Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong dạy
học của GV, SV sư phạm và các biện pháp trang bị kĩ năng, NL tích hợp1 cơng nghệ
thành công trong lớp học.
Thứ nhất, nghiên cứu về rào cản, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ứng dụng
(tích hợp) CNTT của giáo viên, sinh viên sư phạm
Nhiều cơng trình chỉ ra các rào cản ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT của GV
xuất phát từ quá trình đào tạo. Trong nghiên cứu Jones Andrew và cộng sự thuộc
Cơ quan Công nghệ và Truyền thông Giáo dục Anh (BECTA) [124] chỉ ra rằng:
Yếu tố từ đào tạo là nguyên nhân dẫn đến việc GV thiếu tự tin với cơng nghệ. Bởi
q trình đào tạo quá tập trung vào kĩ năng sử dụng thiết bị CNTT mà thiếu đào tạo
về phương pháp sư phạm, dạy học với công nghệ hoặc ngược lại, không trang bị đầy
đủ kĩ năng giải quyết các vấn đề về kĩ thuật khi sử dụng CNTT. SV ít có cơ hội sử
dụng CNTT trong quá trình đào tạo dẫn tới SV khơng thể vận dụng được những gì
được dạy vào thực tiễn. Ngồi ra, cịn có các rào cản về thiếu nguồn lực cơ sở vật
chất, các vấn đề về kĩ thuật, niềm tin với công nghệ.
Yếu tố liên quan đến quá trình trải nghiệm, thực hành, tiếp xúc với các ví dụ về

ứng dụng CNTT thành cơng trong lớp học của SV được đưa ra trong bài viết “Chuẩn
bị cho sinh viên sư phạm tích hợp cơng nghệ trong giáo dục: Tổng hợp các bằng
chứng định tính” (Preparing pre-service teachers to integrate technology in
education: A synthesis of qualitative evidence) của Jo Tondeur và các cộng sự
(2012) [160]. Các tác giả cho rằng, quá trình đào tạo cần tăng cường trải nghiệm với
công nghệ để SV hiểu được lý do sư phạm của việc sử dụng công nghệ và làm thế
nào để CNTT hỗ trợ cho giảng dạy và học tập.
Trên cơ sở nhiều nghiên cứu trước đó, Dann Farjon, Anneke Smits, Joke
Voogt (2019) trong bài viết: Việc tích hợp cơng nghệ của sinh viên sư phạm giải
thích bởi thái độ và niềm tin, năng lực, tiếp cận và kinh nghiệm (Technology
integration of pre-service teachers explained by attitudes and beliefs, competency,

1

Thuật ngữ tích hợp và ứng dụng là 2 thuật ngữ khác nhau song trong Luận án, 2 thuật ngữ được tác
giả được sử dụng như nhau.


12
access, and experience) đã tổng hợp và đưa ra mô hình nghiên cứu (WEST) đánh
giá ảnh hưởng của bốn yếu tố đến tích hợp CNTT của SV sư phạm gồm: Thái độ,
niềm tin tích cực với cơng nghệ (ý chí – Will), kinh nghiệm công nghệ
(Experiences), NL sử dụng công nghệ (Skill), tiếp cận với cơng nghệ (Tool), trong
đó thái độ và niềm tin đã được tìm thấy là có ảnh hưởng mạnh nhất và tiếp cận
công nghệ (công cụ) là yếu nhất [111].
Nghiên cứu về các rào cản, yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT cho
thấy đào tạo là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tích hợp cơng nghệ
trong lớp học và hiệu quả ứng dụng CNTT của GV sau này. Qua các nghiên cứu đã
gợi mở rằng, khi thực hiện các biện pháp hình thành NL ứng dụng CNTT cần cho SV
nhiều thời gian, cơ hội thực hành với công nghệ, gắn đào tạo kĩ năng về công nghệ

với đào tạo sư phạm, giải quyết các vấn đề kĩ thuật và tăng cơ hội ứng dụng công
nghệ trong thực tế giảng dạy. Đặc biệt, quá trình đào tạo cần giúp SV có động cơ
đúng đắn, thái độ tích cực và nâng cao niềm tin về ứng dụng CNTT trong dạy học
môn LS&ĐL.
Thứ hai, về biện pháp hình thành NL ứng dụng CNTT cho GV, SV sư phạm
Để trang bị NL CNTT cho GV, SV đã có rất nhiều nghiên cứu từ lí luận, chính
sách đến thực tiễn với các bên liên quan: chính phủ các nước, cơ sở giáo dục, đào
tạo; chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, phương pháp đào tạo.
Về phía chính phủ: Kozma và cộng sự (2008) trong các nghiên cứu “Phân
tích so sánh các chính sách về CNTT-TT trong giáo dục, ở phạm vi Quốc tế”
(Comparative analysis of policies for ICT2 in education, in International) [130] và
Chuyển đổi giáo dục: Sức mạnh của các chính sách CNTT-TT (Transforming
education: The power of ICT policies) (2011) [131] đề xuất rất nhiều biện pháp xuất
phát từ phía chính phủ. Ttrong đó, chính phủ các nước cần đưa ra các chính sách đổi
mới hệ thống giáo dục gồm phát triển cơ sở vật chất, đào tạo GV, đổi mới liên quan
đến CNTT trong nội dung chương trình, phương pháp sư phạm và phương pháp
đánh giá, phát triển nội dung số hóa, hỗ trợ kĩ thuật hoạt động.
Với hệ thống giáo dục: Maurice Tardi - ĐH Montréal, Phó Chủ tịch, Hiệp
hội Nghiên cứu Canada (2001) với nghiên cứu: Các Chương trình Đào tạo SV sư
2

ICT viết tắt của Information and communication technology: Công nghệ thông tin và truyền thông


13
phạm: Kết quả của những cải cách gần đây và xu hướng mới hướng tới đào tạo
chuyên nghiệp hiệu quả (Pre-service Teacher Training Programs: Outcomes of
recent reforms and new trends towards effective professional training), các cơ sở
giáo dục, đào tạo cần có chiến lược xun suốt đối với CNTT, tích hợp thường
xuyên, liên tục CNTT trong đào tạo GV để chuẩn bị cho những GV tương lai đối

mặt với những thách thức của thiên niên kỷ thứ ba [155]. Các hệ thống giáo dục cần
kết hợp các CNTT khác nhau trong chương trình giảng dạy, để giải quyết các hạn
chế về không gian và thời gian, thúc đẩy số lượng kỹ năng và khuynh hướng học
tập được gọi là kỹ năng của thế kỷ 21 [161]. Đặc biệt, nghiên cứu của Cher Ping
Lim, Ching Sing Chai & Daniel Churchil (2011) đã chỉ ra cho các tổ chức đào tạo
GV (TEI) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần tập trung sáu khía cạnh chiến
lược gồm: (1) Tầm nhìn và triết lý; (2) Chương trình giảng dạy, đánh giá và thực
hành; (3) Học tập chuyên nghiệp của trưởng khoa, nhà giáo dục và nhân viên hỗ trợ;
(4) Kế hoạch, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và hỗ trợ CNTT; (5)Truyền thông và quan
hệ đối tác; (6) Nghiên cứu và đánh giá để phát triển NL của SV sư phạm trong việc
sử dụng công nghệ để nâng cao khả năng giảng dạy và học tập [134]. Với sáu khía
cạnh được đề cập, có thể thấy các yếu tố từ nhà trường, đội ngũ giảng dạy, xã hội có
ảnh hưởng lớn sử dụng cơng nghệ. Trong đó, nhà giáo dục, người hỗ trợ phải được
đào tạo, học tập chuyên nghiệp về CNTT.
Thiết kế chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng
dù các tổ chức đào tạo GV trên tồn thế giới có tham gia vào các nỗ lực khác nhau
để định hình lại chương trình giảng dạy của họ, chuẩn bị cho các GV tương lai tích
hợp hiệu quả cơng nghệ, song họ vẫn chưa thành cơng tích hợp CNTT trong giảng
dạy. Vì vậy, CNTT nên được truyền vào tồn bộ chương trình giảng dạy để SV sư
phạm có cơ hội (a) hiểu các lý do giáo dục để sử dụng CNTT và (b) trải nghiệm làm
thế nào CNTT có thể hỗ trợ giảng dạy và học tập trên các lĩnh vực, chủ đề khác
nhau [159].
Các nghiên cứu chỉ ra các giai đoạn khi xây dựng đa dạng các khóa học: Các
khóa học tập trung về công nghệ [104], [114], [118]; hoặc đưa công nghệ vào các
khóa học khác như Tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, thực hành thiết kế bài
học,… [167], [165], [133]. Mơ hình đào tạo GV sử dụng CNTT trong dạy và học
qua 3 khóa học: (1) Khóa học CNTT đơn lẻ, (2) Các khóa học về cơng nghệ giáo


14

dục, (3) các chương trình tích hợp cơng nghệ được đưa ra trong nghiên cứu của
Wasant Atisabda and Sudarat Atisabda (2015) - Prince of Songkla University,
Thái Lan. Các tác giả cũng khẳng định để đảm bảo sự thành công: Lãnh đạo cần có
tầm nhìn xa về cơng nghệ trong đào tạo GV, cơ cấu lại chương trình có chương
trình tích hợp công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, đổi mới quan điểm
“giảng dạy với công nghệ” hơn là “giảng dạy về cơng nghệ”… [103].
Trong một phân tích của UNESCO về bài học kinh nghiệm khi thiết kế nội
dung tập huấn CNTT cho GV (bài học của Thái Lan) đã chỉ ra rằng: “Khơng có
khóa học nào trong số này là cụ thể cho bất cứ môn học nào. Nhiều GV khơng thể
ứng dụng những gì họ đã được học vào thực tế giảng dạy của họ”. Vì vậy, mơ hình
đào tạo GV bộ mơn khi hình thành các kĩ năng CNTT cần phải tích hợp với
phương pháp dạy học theo đặc thù từng môn học. [162]. [Dẫn theo Nguyễn Văn
Hiền (2009) [42,tr.39]. Để đảm bảo sự chuẩn bị tốt hơn cho các GV ngày mai, điều
quan trọng là việc đào tạo bao gồm cả kiến thức lý thuyết và thực hành. CNTT
không nên chỉ là chủ đề của một hoặc hai khóa học mà cần có mặt trong hầu hết các
khóa học trước khi phục vụ [155]. Thay vì tập trung vào cách sử dụng cơng nghệ,
SV phải học về cách công nghệ được sử dụng cho giảng dạy và học tập [159],
chương trình đào tạo cần tiếp cận đa chiều, trong đó tập trung trang bị ứng dụng
công nghệ trong giảng dạy một môn học cụ thể trong mỗi học kì [139]. SV phải
được trải nghiệm tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào lĩnh vực chun ngành
của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơng nghệ nên được tích hợp xun suốt
chương trình đào tạo [140].
Để giải quyết bài toán trong đào tạo GV khi ứng dụng CNTT, bảo đảm được
sự gắn kết giữa yếu tố công nghệ với nội dung giảng dạy và phương pháp sư phạm
phù hợp với đặc thù mỗi chuyên ngành, môn học, Mishra và Koehler (2009) trong
bài viết “Nội dung kiến thức sư phạm cơng nghệ là gì (TPACK)?”(What is
technological pedagogical content knowledge (TPACK)?) đã đưa ra mơ hình
TPACK tích hợp CNTT vào các chương trình đào tạo GV. Mơ hình TPACK đề
xuất rằng, để giảng dạy hiệu quả với công nghệ, GV cần tập trung giải quyết tốt các
mối quan hệ, tương tác giữa ba yếu tố cốt lõi: kiến thức về công nghệ (TK), kiến

thức về phương pháp (PK) và kiến thức chuyên môn - nội dung môn học (CK)
[137], [150]. Sự phù hợp của mơ hình TPACK, giá trị vận dụng trong thực tiễn của


×