Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quản Trị Viên Tập Sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.57 KB, 5 trang )

Quản Trị Viên Tập Sự
Friday, 20. March 2009, 06:27:41
Occupation
Chân dung Quản trị viên tập sự
Từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Coca Cola, P&G, Maersk… tổ chức
chương trình tuyển dụng Quản Trị Viên Tập Sự. Đây là cuộc thi lớn đã thu hút rất nhiều sinh viên từ các
trường đại học trong cả nước tham gia. Với mục đích đó, chủ đề đầu tiên trong chương trình “Khắc Họa Chân
Dung Nghề” do VN8X thực hiện và giới thiệu đến các bạn là nghề Quản Trị Viên Tập Sự.
Quản Trị Viên Tập Sự là gì?
Chương trình Quản Trị Viên Tập Sự (Management Trainee Program) là chương trình tuyển dụng hàng năm
của các tập đòan đa quốc gia nhằm tìm kiếm những bạn trẻ có năng lực, bản lĩnh để trở thành những nhà lãnh
đạo trong tương lai.
Như vậy, Quản Trị Viên Tập Sự hay còn gọi là Management Trainee (MT) là những người phù hợp và có tài
được công ty chọn lựa để tham gia đào tạo trong chương trình Quản Trị Viên Tập Sự. Thông thường, đối
tượng thi tuyển làm MT phải là sinh viên năm cuối ở các trường đại học hoặc đã ra trường và có kinh nghiệm
không quá 2 năm. Đây là yêu cầu rất quan trọng vì theo quan điểm của các công ty lớn, đào tạo các fresh –
graduated (sinh viên mới ra trường) dễ hơn so với những bạn trẻ đã đi làm và có kinh nghiệm.
Thi tuyển - cuộc chiến đầy căm go
Chương trình Quản Trị Viên Tập Sự diễn ra hàng năm với qui trình tuyển dụng không giống nhau tùy vào mỗi
công ty. Nhưng về cơ bản gồm những nội dung:
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh (có thể là IELTS, BULATS)
- Kiểm tra khả năng tư duy (tùy mỗi công ty có thể thi tiếng Việt hoặc tiếng Anh)
- Kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
- Phỏng vấn bởi phòng Nhân sự, Giám đốc bộ phận và những nhân vật “top” của công ty
Đây là cuộc thi không chỉ dành cho những người có kiến thức mà đòi hỏi họ phải thật sự nhanh nhạy và bản
lĩnh. Như ở vòng thi tiếng Anh, trong khoảng 30 phút, bạn phải trả lời xong 50 câu hỏi. Nếu mất bình tĩnh, bạn
sẽ cuống cuồng lên cho mà xem. Hay ở phần thi tư duy bằng tiếng Anh (hình thức thi là GMAT - giải toán),
nếu không có sự chuẩn bị trước thì chắc chắn, bạn chỉ kịp nhận ra trước mắt mình toàn hình với số trước khi
chuông reng “hết giờ”. Đó là chưa kể, càng vào "vòng trong", số lượng càng ít do những ứng viên "xấu số" đã
rơi rụng dần, mức độ căng thẳng càng cao. Ở Unilever, bạn phải thi thố với 10.000 đối thủ để lọt vào danh
sách 20 MT, hay ở Maersk, tỉ lệ chọi khoảng 1/400. Thật không dễ chút nào!


Điểm có phải là tất cả?
Trong hầu hết các chương trình Quản Trị Viên Tập Sự, một trong những yêu cầu không thể thiếu là: điểm học
tập từ 7.0 trở lên (có công ty còn đòi hỏi 7.5). Bạn đừng vội nản chí nếu điểm học tập của mình không đạt tiêu
chuẩn.
Mục đích của chương trình Quản Trị Viên Tập Sự là tìm ra các nhà lãnh đạo tiềm năng để làm việc tại công ty.
Vì thế, tố chất chính là yếu tố quyết định để lựa chọn một MT. Điều này khẳng định chắc nịch rằng: Điểm
không phải là tất cả! “Anh văn chưa giỏi, kiến thức chưa tốt đều có thể đào tạo lại, nhưng tố chất thì nằm
trong bản chất con người, là cái unique, không phải ai cũng có” – Lương Hoàng, MT của Cocacola năm 2006
chia sẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về học thuật cũng như xã hội. Tham gia
tích cực vào các hoạt động xã hội, đội nhóm và câu lạc bộ là một thế mạnh. Cuối cùng, tuy không mang tính
quyết định nhưng khả năng Anh ngữ chính là “tàu siêu tốc” đưa bạn đến bến thành công nhanh hơn đấy.
MT = làm sếp?
Tùy từng công ty, thời gian của chương trình Quản Trị Viên Tập Sự có thể là 1 năm (Cocacola) hay lâu hơn, ở
Maersk, chương trình này kéo dài 4 năm. Trở thành MT, bạn sẽ được làm việc luân phiên qua các phòng ban
khác nhau để khi kết thúc chương trình, bạn có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của cả một công ty, cũng như
nắm bắt rõ văn hóa công ty đó. Có thể chia quá trình đào tạo MT thành 2 phần:
- Learning by working: ban đầu, bạn được tiếp cận với công việc như một nhân viên bình thường, sau đó mới
được tập làm quản lý.
- Learning course: bạn sẽ được chuyên gia giảng dạy và đào tạo tất cả những kiến thức cần thiết để trở thành
nhà lãnh đạo trong tương lai.
Ví dụ nhé, nếu bạn làm việc ở bộ phận Sales của Cocacola, giai đọan đầu bạn sẽ làm nhân viên bán hàng. Mỗi
ngày bạn chạy 10km chở két Coca đến các đại lý bán lẻ. Công việc “bình dân” này sẽ giúp bạn tìm hiểu thị
trường, biết được khách hàng cần gì và nhân viên bán hàng muốn gì.
Giai đoạn 2, bạn sẽ được lên chức trở thành nhân viên giám sát. Và những gì bạn học trước đây sẽ được
truyền lại cho nhân viên trong team của mình. Trải nghiệm càng nhiều ở giai đọan đầu, bạn sẽ có càng nhiều
kinh nghiệm để đề xuất ra giải pháp phát triển khách hàng, tăng hiện diện sản phẩm và doanh số.
Giai đọan 3, bạn được điều đến kho hàng của công ty và làm việc với nhiều người từ người bốc vác, nhân viên
kho đến giám đốc kho. Bạn sẽ tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm liên quan đến kênh phân phối để sau này
làm quản lý.

Giai đọan 4, bạn được tham gia vào dự án phát triển thử nghiệm một hệ thống phân phối mới. Đây chính là lúc
tất cả những tinh túy tích góp được của bạn có đất để “dụng võ”.
Hay ở Maersk, chương trình Quản Trị Viên Tập Sự được xây dựng trong 4 năm với hai giai đọan:
- Hai năm đầu MT làm việc ở Maersk Việt Nam. Tại đây, MT được đào tạo về chuyên môn lẫn nghiệp vụ liên
quan đến tất cả các lĩnh vực, phòng ban trong công ty. Ngòai ra, các MT còn được tham gia khóa học Online
quy tụ khoảng 400 MT của Maersk đến từ các nước khác nhau. Các MT không những học kiến thức mà cần
phải trau đồi thêm những kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, thái độ làm
việc… Hòan thành 6 tháng học Online, các MT sẽ học tập trung trong 2 tuần với giáo viên nước ngòai để
kiểm tra hiệu quả học tập và thực hành mà bạn đã post lên mạng. Sau đó các MT sẽ thi và họ chỉ được học
tiếp nếu đậu. Đánh giá của “sếp” quản lý trực tiếp và nhận xét của giáo viên trong quá trình học tập là hai bộ
phận cấu thành “học bạ” của một MT
- Kết thúc 2 năm đầu, MT sẽ được chuyển đến một trong 125 quốc gia có mặt của Maersk tùy vào nguyện
vọng, học bạ của họ và nhu cầu của nước đó. Sau khi hoàn thành 2 năm làm việc ở nứơc ngoài, MT sẽ tốt
nghiệp.
Như vậy có thể nói, chương trình Quản Trị Viên Tập Sự không phải là con đường giúp các bạn từ một sinh
viên mới ra trường còn chân ướt chân ráo có thể trở thành sếp ngay. Mà đó là cả một quá trình rèn luyện, mài
dũa nghiêm túc. Tùy vào năng lực và sự nỗ lực của bạn thì công thức “MT = làm sếp” ở trên mới đúng đắn!
Quản trị viên tập sự là ai?
Trong buổi hội thảo nọ, một diễn giả đã từng nói: “Mình chọn nghề, nhưng liệu nghề có chọn mình?”. Điều
này có nghĩa là khi bạn chọn được một nghề cho mình, liệu bạn có đủ kiên trì và bản lĩnh để tiếp tục đeo đuổi
nó? Liệu bạn có thể vượt qua những sàng lọc khắc nghiệt không phải chủ động chọn nghề mà chính nghề sẽ
tìm đến bạn?
MT – tài năng không thể thiếu nhưng chưa đủ
Để trở thành Quản Trị Viên Tập Sự (Management Trainee - MT) bạn cần có tài năng? Tài năng ở đây là thành
tích học tập thật xuất sắc hay khả năng bẩm sinh trời cho? Cần nhưng không đủ. Vậy đâu là yếu tố quyết định
bạn có khả năng làm MT hay không?
Tốt nghiệp Đại Học với điểm không mấy gì xuất sắc hay hoành tráng, vậy mà bạn Nguyễn Lương Hoàng lại
được chọn là MT cho Coca-cola - một trong 2 tập đòan nước giải khát lớn nhất thế giới. Hoàng tâm sự: “Thời
sinh viên đại học, chỉ có mấy môn chuyên ngành yêu thích Hoàng đạt điểm cao, còn những môn đại cương
hay mấy môn mình ngán ngẫm thì điểm chỉ thường thường bậc trung”. Từng là chủ nhiệm CLB Magroup

trường đại học Kinh Tế và tổ chức thành công nhiểu chương trình kết nối sinh viên và doanh nhân. Khi xin
thực tập ở Unilever, trong Cover Letter anh đã nói “Mẹ tôi giặt đồ bằng Omo, cả nhà đánh răng bằng PS”. Đến
khi phỏng vấn ở Coke, Hoàng cũng không quên tự quảng cáo về mình. Vậy là anh được chọn. Phải chăng
năng động, tự tin và pha một chút dí dỏm, thông minh đã giúp Hoàng được nghề MT chọn mặt gửi vàng?
Nguyễn Thị Vân Hạnh, cô sinh viên khoa Quản Lí Công Nghiệp trường đại học Bách Khoa ngày nào đã vượt
qua gần 1.000 thí sinh để trở thành MT của tập đoàn Nestle. Và không còn xa nữa, tháng 8 năm 2007, Hạnh sẽ
chính thức trở thành một nhân viên chính thức của Nestle. Hạnh đã định hướng cho mình sẽ làm gì khi trở
thành một MT ở Nestle. Có những lúc áp lực công việc nặng nề, phải làm những việc mà Hạnh không ngờ tới,
nhưng Hạnh đã kiên trì đến cùng. Hạnh quan niệm “Với sinh viên, không gì hạnh phúc hơn vừa đi làm, vừa
được học”.
Từng tham gia chương trình tập sự ở P&G, Unilever nhưng Lan Diệu đã thất bại. Những tưởng anh sẽ bỏ cuộc
và nói lời chia tay với vị trí MT mà bao người mơ ước; nhưng không, một lần nữa, anh nôp đơn xin làm MT
của Pepsico và được chấp nhận. Anh tâm sự “Có thể bạn giỏi, kết quả học tập xuất sắc nhưng mỗi công ty có
một văn hóa riêng rất khác nhau và nếu mình không phù hợp thì sẽ bị loại. Ở Pepsico, họ không chỉ cần người
giỏi hay xuất sắc mà quan trọng hơn, họ cần những nhân viên có khả năng làm việc nhóm cao. Bạn hội tụ đủ
yếu tố và phù hợp với văn hóa công ty đó thì trở thành MT là điều không quá khó”. Hãy tự tin thể hiện mình
một cách tốt nhất!.
Chị Đỗ Phương Anh và anh Trí Hiếu, đã vượt qua hàng ngàn sinh viên khác để trở thành MT của Maersk (một
tập đoàn hoạt động trong ngành vận tải biển, năng lượng và công nghiệp bán lẻ có mặt ở hơn 125 nước trên
thế giới) đều nói rằng: “Chúng ta hãy tự tin. Tự tin không có nghĩa là cố tạo ra một vẻ bọc với những điều
nằm ngoài sức của mình, mà tự tin với bản thân chúng ta. Hãy cứ thẳng thắn với các khuyết điểm và mạnh dạn
nói ra những ưu điểm của mình”.
MT – nhà leo núi cự phách
Chiến thắng hàng ngàn đối thủ nặng ký không có nghĩa là bạn đã cầm chắc tấm vé trở thành MT. Khó khăn
hơn rất nhiều, các bạn phải trải qua nhiều công việc khác nhau và luân chuyển qua các phòng ban của công ty,
phải được huấn luyện nhiểu kỹ năng khác mới được công nhận là một MT đúng nghĩa.
Như vậy, việc trải qua 5-6 vòng thi (duyệt hồ sơ và kiểm tra về khả năng tư duy, sự phù hợp với chương trình,
thi tiếng Anh, phỏng vấn hay thử khả năng làm việc nhóm…) chỉ là bước đệm. Khi cơ hội đến, việc còn lại là
bạn tận dụng cơ hội đó như thế nào và thể hiện mình ra sao.
Maresk- 4 năm dài vừa học vừa làm và phải trải qua các kỳ thi mới được “lên lớp”. Anh Trí Hiếu và chị

Phương Anh, MT của Maersk, cho biết: “Một trong những yêu cầu của công việc là chấp nhận đi công tác xa
thường xuyên, vì ngành vận tải biển mà. Đặc biệt, có những đợt huấn luyện phải đến Đan Mạch. Công việc
khá stress, vì ngoài làm việc theo lịch trình, còn có công việc phát sinh hằng ngày. Nếu vượt qua được áp lực
công việc, bạn mới thực sợ trở thành một nhà lãnh đạo tương lai của Maersk đúng như chương trình M.I.S.E
(You could be one of our future leaders). 4 năm đào tạo cộng thêm khối lượng công việc đồ sộ quả là một áp
lực nặng nề cho MT. Có thể ví MT như một nhà leo núi, phải rèn luyện sức khỏe và sức bền đều đặn để leo lên
tới đỉnh”
Ở Nestle và Coca-Cola, bạn đừng nghĩ QTVTS là sếp và ở vị trí cao. Vì nếu nghĩ như vậy bạn sẽ bị sốc khi
thực sự bước chân vào đó. Chị Vân Hạnh (Nestle) và anh Lương Hoàng (Coca-Cola) chia sẻ: “Trong một năm,
mình phải luân chuyển nhiều bộ phận khác nhau và làm từ việc thấp nhất đến vị trí cao hơn như: nhân viên
bán hàng, nhân viên giám sát-làm leader của các nhân viên khác, nhân viên nghiên cứu thị trường, tham gia
một dự án thử nghiệm. Sau khi chương trình quản trị viên tập sự kết thúc, căn cứ vào nguyện vọng, nhu cầu và
kết quả bạn đạt được, bạn sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty ở một bộ phận nào đó và tiếp tục
công việc”.
Mỗi công ty là một môi trường khác nhau và áp lực công việc cũng khác nhau và có rất nhiều khó khăn, áp lực
mà bạn phải vượt qua. Nhận diện chân dung QTVTS là ai, công việc của QTVTS là gì, những áp lực công
việc đang chờ đón là điều rất quan trọng và không dễ dàng gì. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu vượt qua
được, MT rất xứng đáng là vị trí để nhiều bạn sinh viên phải mơ ước. Vì sao ư? Bạn được đi làm ở một môi
trường chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến trong nghề cao, bạn cò thể phát huy hết khả năng của mình và bạn
học được rất nhiều mà một nhân viên bình thường chưa hẳn đã biết được.
Người viết: Bích Thủy
Nguồn: vn8x.com
tuyển nhân tài ngay trên ghế nhà trường Sinh viên mới ra trường có “lửa” với nghề đang là nguồn nhân
lực được các nhà tuyển dụng chú trọng tìm kiếm và đào tạo trên thị trường lao động
hiện nay.
Nhiều công ty có kế hoạch “săn lùng” nhân tài còn ngồi trên ghế nhà trường. Công ty Unilever,
từ năm 2000 đến nay, hằng năm đều tổ chức ngày hội Quản trị viên tập sự, đã thu hút khoảng
2.000 sinh viên đến với mình.

Procter & Gamble (P&G) có chương trình Career Camp, huấn luyện nghề nghiệp và học bổng

thực tập. Còn PricewaterhouseCoopers lại tổ chức ngày hội giao lưu với sinh viên năm cuối.
Tất cả đều nhắm vào việc tuyển chọn ứng viên giỏi cho các vị trí nhân viên tư vấn luật, nhân
sự, thuế...

Đầu tư chiều sâu

Khái niệm sinh viên "giỏi", sinh viên "xuất sắc" trong cái nhìn chiến lược của những "nhà đi săn" chuyên nghiệp đã vượt
ra khỏi những quan niệm thông thường.

Các tiêu chuẩn tuyển dụng bây giờ chỉ còn là học lực 7,0 thậm chí 6,0; tiếng Anh, vi tính tốt. Có tham vọng, tự tin, năng
động, thích thử thách, có khả năng làm việc theo nhóm, làm việc với cường độ cao, nhiều áp lực trong môi trường quốc
tế. Và nếu các tân cử nhân có thêm tố chất lãnh đạo, sáng tạo, chủ động giải quyết công việc... thì khả năng được các
công ty, các tập đoàn nước ngoài "săn" về để đào tạo thành nhà lãnh đạo là rất cao.

Nhiều công ty “săn người” theo chiến lược “ươm mầm” thông qua các chương trình tài trợ học bổng, khuyến học như
Samsung Vina với số tiền gửi ngân hàng 1 triệu USD để lấy lãi làm học bổng cho sinh viên giỏi. Các sinh viên này sau
khi tốt nghiệp sẽ được tham dự cuộc thi “Ứng viên tài năng” để công ty tuyển chọn vào làm việc.

Các bạn trẻ sau khi được tuyển chọn sẽ được tham gia vào các chương trình đào tạo trong và ngoài nước để phát triển
kỹ năng chuyên môn, quản lý dự án, kỹ năng kinh doanh, khả năng lãnh đạo… để trở thành các nhà quản lý tương lai.

Không cần bằng cấp, kinh nghiệm

Sinh viên mới ra trường không những năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, mà còn là người truyền “lửa” trong
công ty. Các tân cử nhân như tờ giấy trắng, chưa bị “tiêm nhiễm” bởi quan điểm kinh doanh và cách làm việc của bất
cứ công ty nào nên dễ truyền đạt cho họ kinh nghiệm, phương pháp làm việc, văn hoá kinh doanh của riêng công ty.

Như vậy kinh nghiệm đã trở thành thứ yếu và năng lực là điều được các doanh nghiệp xem trọng nhất. Ông Lê Quang
Bửu, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư cấp cao của Công ty Jones Lang Lasalle, cho biết: “Một người có
năng lực 7 điểm và có kinh nghiệm 2, 3 năm với một người chưa từng có kinh nghiệm nào mà năng lực 10 điểm thì tôi

chọn người chưa có kinh nghiệm. Bởi người có kinh nghiệm kia có thể làm tốt lúc đầu nhưng thời gian sau khi người
chưa có kinh nghiệm trở thành có kinh nghiệm thì lúc này năng lực điểm 10 của anh ta sẽ đưa anh ta bứt xa người
kia”.

Chính vì thế, nhiều người có kinh nghiệm đến nộp đơn nhưng cuối cùng công ty chỉ tuyển hai người, một vừa mới ra
trường, một còn đang đi học, vào làm việc.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×