Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dự án bò BBB tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201 KB, 16 trang )

Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án:
“Sử dụng giống bò thịt siêu cao sản BBB lai tạo với đàn bò cái nền địa phương
để cải tạo, nhằm đột phá về năng xuất, chất lượng trong lĩnh vực chăn nuôi bò”.
2. Mã số:
3. Thuộc chương trình: Nông thôn mới
4. Cấp quản lý: Cấp tỉnh
5. Cơ quan chủ trì dự án:
Tên cơ quan: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ: Tổ 25 - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3855943 - Fax: 0280 3651008
Tài khoản: 8500211040069 tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên
6. Ban quản lý dự án:
* Chủ nhiệm dự án:
Họ tên: Phạm Gia Huỳnh
Chức vụ: Giám đốc
Học vị: Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp - Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Đơn vị công tác: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ: Tổ 25 - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3955943 - DĐ: 0912 262724
* Thư ký dự án:
Họ tên: Nguyễn Thúy Hằng
Học vị: Kỹ sư Nông nghiệp - Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Đơn vị công tác: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ: Tổ 25 - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3759304 - DĐ: 0982 353477
7. Cơ quan phối hợp chuyển giao công nghệ:
Phòng NN, Trạm KN: Phổ Yên, Phú Bình, TX. Sông Công, Đồng Hỷ.
8. Cơ quan chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
Công ty Giống gia súc Hà Nội


9. Thời gian thực hiện dự án: 24 tháng, từ tháng 01/2014 đến 12/2016.
10. Kinh phí: Tổng kinh phí là 8.197.890.000 đ. Trong đó kinh phí sự nghiệp
cấp: 997.890.000 đồng.
1
Phần thứ hai
CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN
1. Sự cần thiết triển khai dự án
Nông thôn mới là nông thôn có sự đổi mới căn bản về bộ mặt văn hóa xã hội
và đặc biệt là đổi mới về phương thức, hình thức và công nghệ sản xuất theo hướng
công nghiệp hiện đại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất,
tạo được các sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả trong sản xuất.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò theo hướng siêu cao sản sẽ
tạo ra bước đột phá về năng xuất chất lượng, sản phẩm, giải quyết được vấn đề cạnh
tranh cao, giải quyết được vấn đề về diện tích đất đai đang bị thu hẹp do quá trình đô
thị hóa nông thôn. Đảm bảo cung cấp cân đối nguồn thực phẩm cho xã hội.
Đặc biệt xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về thịt bò ngày càng cao. Do đó
để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thì việc đổi mới công nghệ về giống sẽ
kéo theo thay đổi về hình thức và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi, đây là vấn đề
quan trọng trong việc đổi mới hình thức canh tác trong nông nghiệp ở nông thôn.
2. Các căn cứ pháp lý về việc triển khai dự án:
Căn cứ Đề án số 628/QĐ-UBND ngày 03/04/2013 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013
- 2020 với mục tiêu đến năm 2015 đàn bò lai đạt 43,8% và đến năm 2020 đàn bò lai
đạt trên 60% quy mô đàn.
Căn cứ Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2013 của UBND
tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU. Thực hiện Kết luận số 67- KL/TU của
BCH Đảng bộ tỉnh về chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và điều kiện về phát triển chăn nuôi của
tỉnh Thái Nguyên, trong việc phát triển chăn nuôi bò, Trung tâm Giống vật nuôi
tỉnh Thái Nguyên xin đề nghị triển khai một số mô hình lai tạo giống bò siêu cao sản

BBB (Blanc Blue Belge).
3. Tổng quan về lĩnh vực chăn nuôi bò
3.1. Trên thế giới
Chăn nuôi bò trên thế giới phát triển rất mạnh như Australia, Brazin có trên
204,5 triệu con bò, Ấn Độ 172,4 triệu con bò, các nước trong khối Asian cũng phát
2
triển rất mạnh đàn bò lên đến hàng trăm triệu con gồm nhiều loại giống: giống bò
địa phương, con lai, giống cao sản với hình thức chăn nuôi phong phú từ chăn thả
quảng canh đến chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Đặc biệt các nước phát triển công tác giống bò và trình độ công nghệ trong
chăn nuôi bò liên tục được đổi mới theo hướng đổi mới tiến bộ di truyền về giống và
công nghiệp hóa trong chăn nuôi.
Giống bò liên tục được đổi mới về di truyền theo hướng năng xuất và chất
lượng, đảm bảo nhu cầu thị hiếu và thị trường.
Trong những năm gần đây một loạt các giống bò được lai tạo, tạo thành giống
có năng xuất chất lượng cao như giống bò thịt: Giống bò Heroford là giống bò
chuyên thịt của Anh tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh lúc 1 năm tuổi đạt khối
lượng 350 kg 18 tháng đạt 500 kg tỷ lệ thịt xẻ của bò cao 60 - 65 %. Charolais
chuyên thịt của Pháp là giống bò tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh lúc 1 năm tuổi
đạt khối lượng 450 kg 18 tháng đạt 650 kg tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 % v.v.
Đặc biệt giống bò BBB (Blanc Blue Belge) của Bỉ là giống bò siêu trội về
năng xuất chất lượng thịt được lai tạo từ giống bò của Bỉ với giống bò Shorthorn của
Anh có tốc độ sinh trưởng rất nhanh sơ sinh đã trên 45,0 kg sau 12 tháng đạt khối
lượng 460 kg và 18 tháng khối lượng gần 700 kg. Đặc biệt là chất lượng thịt rất cao,
tỷ lệ thịt xẻ cao đạt trên 68% (chất lượng thịt cao do cấu tạo hệ cơ đôi chắc thịt và
ngon). Giống bò BBB hiện nay đã được nuôi rộng rãi trên thế giới và thích nghi cao
ở mọi nơi.
3.2 Tình hình chăn nuôi bò trong nước
Từ những năm 1990 đến nay Nước ta đã có nhiều dự án về cải tạo nâng cao
tầm vóc giống bò Việt Nam, gần 50% đàn bò đã được cải tạo nâng cao tầm vóc và

khối lượng. (bò cái trưởng thành đã được nâng khối lượng từ 180 kg lên 250 - 280kg
có đủ điều kiện làm nền cho các bước lai tạo chuyên dụng thịt sữa tiếp theo). Đồng
thời một số dự án đã nghiên cứu và phát triển giống bò chuyên dụng, tạo ra con
giống cao sản, như Trung tâm PTCN Hà Nội lai tạo giữa giống bò cái địa phương
3
với giống bò Dought maxter cao sản, tạo ra con lai 12 tháng tuổi đạt khối lượng 260
kg. Công ty Giống gia súc Hà Nội đã lai tạo giống bò siêu cao sản BBB của Bỉ con
lai được tạo ra có khối lượng sơ sinh trên 36,0 kg và sau 12 tháng đã đạt khối lượng
trên 420 kg, 18 tháng đã đạt gần 600 kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 68%, tạo ra hiệu quả lớn
trong chăn nuôi (Khối lượng và giá trị của một con tương đương từ 2,5 - 3,0 con so
với giống bò Ricóc cùng tuổi. Chính vì vậy UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt
Dự án phát triển chăn nuôi giống bò thịt siêu cao sản BBB giai đoạn năm 2013 -
2020 với tổng mức đầu tư là 356,5 tỷ đồng, đồng thời với Hà Nội một loạt các tỉnh
như Vĩnh Phúc cũng đang xây dựng dự án phát triển giống bò BBB.
3.3. Thực trạng chăn nuôi bò tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh vào thập niên trước có số lượng đàn đại gia súc tương
đối lớn đàn trâu gần 140.000 con, đàn bò có năm lên đến 54.000 con, nhưng do quá
trình đô thị hóa, điều kiện diện tích đất chăn thả bị thu hẹp nên số lượng đàn trâu bò đã
giảm xuống nhanh chóng, đàn trâu còn 73.000 con đàn bò chỉ còn 32.000 con.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh nhỏ lẻ nhỏ lẻ mỗi hộ nuôi từ 1- 2
con chăn thả tự do là chính, chưa có sự đầu tư về giống và thức ăn. Tuy nhiên được
sự quan tâm của tỉnh đến nay 37% quy mô đàn bò của tỉnh đã được cải tạo về giống,
khối lượng, chất lượng đã được nâng lên, bò 2 năm tuổi đã đạt khối lượng từ 250 -
280 kg tỷ lệ thịt xẻ 39% có khả năng làm nền cho các hướng lai tạo chuyên dụng
tiếp theo (Số còn lại 63 % đàn bò chưa được cải tạo là giống bò địa phương nhỏ bé
khối lượng trưởng thành 2 năm tuổi chỉ đạt 180 - 220 kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp 34%).
Nếu so sánh với con lai của giống bò BBB, thì con lai của giống BBB cao
hơn bò gần 2,5 - 3,0 lần giống bò Zebu về khối lượng và gần 2,0 lần về tỷ lệ thịt xẻ
khi giết mổ.
Chính vì vậy để tạo ra bước đột phá về năng xuất, chất lîng, đàn bò của tỉnh,

cần lai tạo đàn bò cái nền địa phương lai Zêbu với giống bò siêu thịt cao sản BBB
nhằm tạo ra con lai F1 (BBB x lai Zêbu) cã khả năng tăng trưởng nhanh về khối
lượng và tỷ lệ thịt xẻ cao.
4
Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên là đơn vị có chức năng nhiệm vụ
sản xuất và lai tạo giống và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống vật nuôi, thực
hiện các chương trình dự án về giống vật nuôi. Trung tâm đã có nhiều năm trong công
tác cải tạo đàn bò bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo. Vì vậy rất thuận lợi cho việc
triển khai công tác lai tạo giống bò cao sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
4. Cơ sở khoa học
4.1 Giống
Trong lai tạo giống, nếu sử dụng giống có tiến bộ di truyền và hệ số di truyền
cao thì đời con sinh ra có năng xuất vượt lên trên trung bình của bố và mẹ.
Với ưu thế về tính trạng khối lượng và tính trạng chất lượng tỷ lệ thịt xẻ cao
trên 68%. Bò đực BBB được dùng làm đực giống để lai tạo với bò cái nền địa phương
thì con lai F1 được tạo ra mang các tính trạng ưu việt của giống.
Công thức lai tạo như sau:

Đực Brahman X Cái địa phương

Cái F1 (Brahman, Redsinhi) X Đực BBB (Bleu Blanc Belge)
Con cao sản năng xuất vượt > Trung bình của (bố + mẹ)

5
Phần thứ ba
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ QUY MÔ DỰ ÁN
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
- Đột phá về năng suất, chất lượng và hiêụ quả kinh tế trên lĩnh vực chăn nuôi bò.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi bò, giống cao sản.

1.2. Mục tiêu cụ thể:
Dự án lai tạo, tạo ra mô hình trên 550 - 600 con bò lai F1 BBB, có năng xuất
cao gấp 2,5 lần giống bò hiện tại.
2. Nội dung và quy mô dự án
2.1. Quy mô dự án:
- Dự án triển khai 4 huyện thành của tỉnh: huyện Phổ Yên, Phú Bình, TX.
Sông Công, Đồng Hỷ. Mỗi huyện, thành phối khoảng từ 150 - 200 con nhằm tạo mô
hình điểm.
- Thực hiện thụ tinh nhân tạo cho 600 bò cái nền Lai Zebu bằng tinh bò BBB
để lai tạo ra 450 - 500 con bê lai cao sản F1.
2.2 Nội dung dự án:
1. Tập huấn kỹ thuật phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích
hợp, kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản, bê lai F1 BBB cho 50 hộ chăn nuôi bò.
2. Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và cách chế biến thức ăn cho bò cho 50 hộ chăn nuôi.
3. Tổ chức lai tạo, tạo con giống F1BBB
+ Tổ chức mạng lưới thụ tinh nhân tạo cho 600 con bò trên 04 huyện, thành
để tạo ra đàn bò F1cao sản.
+ Đào tạo, kỹ thuật TTNT cho 20 dẫn tinh viên kỹ thuật TTNT.
+ Trang bị 6 bình nitơ và vật tư tinh, nitơ dụng cụ TTNT cho dẫn tinh viên.
4. Tổ chức triển khai, thực hiện theo dõi dự án: 1 cán bộ làm thư ký, theo dõi
tổng hợp số liệu dự án, 2 cán bộ kỹ thuật theo dõi tại 4 huyện thành thị.
5. Thăm quan học tập cách tổ chức hệ thống thụ tinh nhân tạo bò và mô hình
chăn nuôi bò F1 và bò thuần cao sản tại Đồng Giao Thanh Hóa, Hà Nội cho 30 hộ
nông dân, 10 cán bộ dự án.
6
6. Tuyên truyền giới thiệu giống phương pháp chăn nuôi bò thịt cao sản trên
thông tin đại chúng, in tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò cao sản.
7. Hỗ trợ trồng cỏ, chế biến phế phụ phẩm
8. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án.
2.3. Vốn đầu tư.

2.3.1. Chi tập huấn tham quan, tuyên truyền: 84.190.000 đồng
2.3.2. Chi vật tư thụ tinh nhân tạo: 126.000.000 đồng
2.3.3. Mua tinh bò cao sản BBB 1200 liều: 600.000.000 đồng
2.3.4 Công tác tuyên truyền, in tờ rơi: 22.000.000 đồng.
2.3.5. Công tác phí cho cán bộ chỉ đạo, theo dõi dự án: 124.200.000 đồng
2.3.6. Hội nghị triển khai, tổng kết dự án: 11.500.000 đồng
2.3.7. Hỗ trợ trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò: 30.000.000 đồng
2.3.8. Giá trị đàn bò cái của dân 600 con x 12.000.000 đ/con = 7.200.000.000 đồng
Tổng mức đầu tư: 8.197.890.000 đồng
Trong đó: + Kinh phí sự nghiệp: 997.890.000 đồng
+ Nguồn vốn đối ứng của dân: 7.200.000.000 đồng
2.4. Phân khai nguồn vốn
2.4.1. Năm 2014
- Chi tập huấn tham quan, tuyên truyền: 84.190.000 đồng
- Chi vật tư thụ tinh nhân tạo: 94.500.000 đồng
- Mua tinh bò cao sản BBB 300 liều: 150.000.000 đồng
- Công tác tuyên truyền, in tờ rơi: 22.000.000 đồng.
- Công tác phí cho cán bộ chỉ đạo, theo dõi dự án: 41.400.000 đồng
- Hội nghị triển khai: 5.750.000 đồng
- Hỗ trợ trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò: 30.000.000 đồng
- Giá trị đàn bò cái của dân 150 con x 12.000.000 đ/con = 1.800.000.000 đồng
Tổng cộng: 2.227.840.000 đồng
Trong đó: + Kinh phí sự nghiệp: 427.840.000 đồng
+ Kinh phí đối ứng của dân: 1.800.000.000 đồng
2.4.2. Năm 2015
7
- Mua tinh bò cao sản BBB 400 liều: 200.000.000 đồng
- Công tác phí cho cán bộ chỉ đạo, theo dõi dự án: 41.400.000 đồng
- Ni tơ lỏng bảo quản 400 lít: 10.000.000 đồng
- Thẻ đeo tai 200 cái: 4.000.000 đồng

- Giá trị đàn bò cái của dân 200 con x 12.000.000 đ/con = 2.400.000.000 đồng
Tổng cộng: 2.655.400.000 đồng
Trong đó: + Kinh phí sự nghiệp: 255.400.000 đồng
+ Kinh phí đối ứng của dân: 2.400.000.000 đồng
2.4.3. Năm 2016
- Mua tinh bò cao sản BBB 500 liều: 250.000.000 đồng
- Công tác phí cho cán bộ chỉ đạo, theo dõi dự án: 41.400.000 đồng
- Ni tơ lỏng bảo quản 500 lít: 12.500.000 đồng
- Thẻ đeo tai 250 cái: 5.000.000 đồng
- Hội nghị tổng kết dự án: 5.750.000 đồng
- Giá trị đàn bò cái của dân 250 con x 12.000.000 đ/con = 3.000.000.000 đồng
Tổng cộng: 3.314.650.000 đồng
Trong đó: + Kinh phí sự nghiệp: 314.650.000 đồng
+ Kinh phí đối ứng của dân: 3.000.000.000 đồng
3. Phương pháp tiến hành.
3.1 Trang bị kỹ thuật cho cán bộ và người nuôi
- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái giai đoạn sinh sản, kỹ thuật
phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống bò thích hợp.
- Đào tạo 20 dẫn tinh viên làm công tác TTNT bò.
- Mua và bảo quản 1.200 liều tinh bò giống BBB.
- Tập huấn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện động dục và xác định thời điểm
phối giống. Kỹ thuật chăm sóc và chuồng trại, khẩu phần và nhu cầu dinh dưỡng
trong chăn nuôi bò trên từng giai đoạn .
3.2 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi bò F1 BBB
3.2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật chọn bò cái làm nền
8
Bò cái làm nền có khối lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
3.2.2. Kỹ thuật phối giống
Sử dụng quy luật phối giống sáng chiều (Sáng động hớn chiều tối phối giống -
Chiều động hớn sáng hôm sau phối giống ).

3.2.3. Nuôi dưỡng bò chửa khi phối tinh BBB
Chăn thả tự do hoặc bổ xung 35 kg cỏ tươi/ ngày. Từ giai đoạn chửa 6 đến 9
tháng bổ xung cho bò chửa 0,5 - 1 kg thức ăn tinh / ngày, 30 - 40 gram muối / ngày.
Giống bò F1BBB có khối lượng sơ sinh lớn trên 35 kg có thể sẽ khó đẻ, chú ý
khi thấy bụng bò mẹ to phải giảm thức ăn tinh nếu không thai sẽ to khó đẻ.
3.2.4 Chăm sóc đỡ đẻ cho bò
Có thể kéo nhẹ hỗ trợ khi bò đang dặn.
Sát trùng, cắt rốn, lau khô bê sơ sinh. Cho bò mẹ uống nước muối pha cám và
bê con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Theo dõi nhau, sau 12 giờ không thấy nhau ra báo thú y can thiệp, không để
bò mẹ ăn nhau sẽ mất sữa.
3.2.5 Chăm sóc bò mẹ và bê F1 BBB
Sau đẻ từ 1- 8 tuần cho bò mẹ ăn 35 kg cỏ + 1 - 2 kg cám/ ngày.
Sau đẻ từ 9 - 16 tuần cho bò mẹ ăn 35 kg cỏ + 1,5 kg cám/ ngày.
Chăm sóc bê sơ sinh: Bê được bú sữa đầu càng sớm càng tốt, tập ăn cám và cỏ
phơi tái ngay sau tuần đầu.
Bê từ 0 - 3 tháng tuổi cho ăn mỗi ngày 0,2 kg cám/ngày. Cai sữa bê lúc 6
tháng tuổi.
Bê từ 3 - 12 tháng tuổi cho ăn 10 - 25 kg cỏ + 0,5 - 1 kg cám/ ngày
Bê từ 13 - 18 tháng cho ăn 35 kg cỏ + 1,5 - 2,0 kg cám/ngày. Vỗ béo bò từ 18-
36 tháng cho 35 kg cỏ + 3 - 4 kg cám/ ngày.
3.4. Hướng dẫn trồng cỏ cao sản VOO6 và chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp.
4. Các chỉ tiêu theo dõi
Bảng 1: Theo dõi số con đẻ ra taị các địa phương
STT Địa phương Số con sinh ra (con)
1 TX. Sông Công
2 Huyện Phú Bình
3 Huyện Đồng Hỷ
9
4 Huyện Phổ Yên

Tổng cộng
Bảng 2: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của con lai cao sản F1 BBB từ sơ sinh, 6
tháng 12 tháng, 18 tháng.
STT Các huyện, thành thị
Số con
(n)
Sơ sinh
6,12
tháng
18 tháng
1
TX. Sông Công
2
Huyện Phú Bình
3
Huyện Đồng Hỷ
4
Huyện Phổ Yên
Bảng 3: Thời gian động dục trở lại của bò mẹ sau cai sữa
STT Diễn giải
Số con
theo dõi
(n)
Thời gian động dục
trở lại chăn thả
(Ngày)
Thời gian động dục
trở lại chăn thả bổ
sung TA tinh
(Ngày)

1
TX. Sông Công
2
Huyện Phú Bình
3
Huyện Đồng Hỷ
4
Huyện Phổ Yên
Bảng 5: So sánh khối lượng vượt trội và chi phí đầu tư giữa bò Lai zêbu và con
lai BBB (Hiệu quả kinh tế )
STT Diễn giải
Khối lượng
S.sinh
(Kg)
Khối lượng
6 tháng
(Kg)
Khối lượng
9 tháng
(Kg)
Khối lượng
12 tháng (Kg)
1 TX. Sông Công
2 Huyện Phú Bình
3 Huyện Đồng Hỷ
4 Huyện Phổ Yên
5. Tiến độ thực hiện dự án:
TT Nội dung công việc Thời gian Dự kiến Cơ quan thực hiện
10
bắt đầu,

kết thúc
kết quả
1 Xây dựng và xét duyệt Dự án T10/2013 TT Giống vật nuôi
2 Khảo sát, chọn địa bàn
11-
T12/2013
4 huyện,
thành thị
Trung tâm Giống vật
nuôi, Trạm Khuyến nông
các huyện tham gia
3
Hội nghị triển khai T1/2014 50 ĐB TT Giống vật nuôi
4
Tập huấn kỹ thuật phát hiện
động dục và thời điểm phối
giống thích hợp, kỹ thuật
chăm sóc bò sinh sản
T1/2014
(1 lớp)
50
người/lớp
Trung tâm Giống vật nuôi
5
Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ
và chế biến thức ăn cho bò.
T3/2014
(1 lớp)
50
người/lớp

Trung tâm Giống vật nuôi
6
Đào tạo dẫn tinh viên và
triển khai TTNT bò
T1 (1 lớp) 20 người
Trung tâm Giống vật nuôi
7
Mua tinh cọng rạ giống bò
BBB, TTNT bò
Bình ni tơ (2 bình 35 lít & 4
bình công tác, 4 súng, 4 kìm
và 600 số tai bò
1 /2014 1.200 liều Trung tâm Giống vật nuôi
8
Làm tờ rơi Kỹ thuật chăn
nuôi bò cao sản BBB
8-9/2014 Hoàn thành Trung tâm Giống vật nuôi
9
Theo dõi tỷ lệ phối giống và
các các chỉ tiêu dự án
4/1014-
10/2016
Hoàn thành Cán bộ kỹ thuật
10 Tham quan học tập 7/2014 Hoàn thành Trung tâm Giống vật nuôi
11
Hội nghị nghiệm thu
T12/2016
6. Dự toán kinh phí dự án
Bảng 1 :
BIỂU TỔNG HỢP CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ

11
Dự án: “Sử dụng giống bò thịt siêu cao sản BBB lai tạo với đàn bò cái nền địa phương đã cải tạo, nhằm
tạo ra con giống đột phá siêu vượt trội về năng xuất, chất lượng”.
TT Hạng mục công việc ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
Đối ứng
(đ)
I
CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN

241.890.000
1
Hội nghị triển khai dự án
cuộc
1 5.750.000

Hỗ trợ tiền ăn Người 50 100.000 5.000.000

Tiền nước cuộc 50 7.000 350.000
Hội trường, trang trí khánh tiết, phục
vụ buổi 1 400.000 400.000
2
Tập huấn kỹ thuật cho người chăn
nuôi bò(50 người/lớp/02ngày)

Lớp 1

13.050.000
Tiền ăn cho nông dân (50 người x 2
ngày) Người 100 100.000 10.000.000
Tiền nước uống cho học viên (50 người
x 2 ngày x 7.000 đ/ngày)
Ngày 100 7.000 700.000

Phô tô tài liệu tập huấn Bộ 50 7.000 350.000

Thù lao giảng viên (2 ngày x 2 buổi)
Buổi 4 300.000 1.200.000

Thuê hội trường, khánh tiết, phục vụ
Ngày 2 400.000 800.000
3
Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và chế
biến thức ăn cho bò (50
người/lớp/01ngày) Lớp 1

6.700.000
Tiền ăn cho nông dân (50 người x 1
ngày) Người 50 100.000 5.000.000
Tiền nước uống cho học viên (50 người
x 1 ngày x 7.000 đ/ngày)
Ngày 50 7.000 350.000

Phô tô tài liệu tập huấn Bộ 50 7.000 350.000


Thù lao giảng viên (1 ngày x 2 buổi)
Buổi 2 300.000 600.000

Thuê hội trường, khánh tiết, phục vụ
Ngày 1 400.000 400.000
4
Đào tạo nâng cao kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo bò(20 người/lớp/lần tập huấn
-Thời gian tập huấn: 5 ngày)
Lớp 1

26.840.000

Tiền ăn cho học viên (1người x 05 ngày
x 100.000 đồng/ngày)
Người 100 100.000 10.000.000

Tiền nước uống cho học viên (20 người
x 5 ngày x 7.000 đ/ngày)
Người 100 7.000 700.000

Phô tô tài liệu tập huấn
Bộ 20 7.000 140.000

Thù lao giảng viên (5 ngày x 2 buổi)
Buổi 10 300.000 3.000.000

Mua mẫu thực hành: bộ khung chậu + bộ
phận sinh dục (3 bộ x 2 buổi)
Bộ 6 1.000.000 6.000.000


Thuê bò thực hành TTNT
con
6 1.000.000 6.000.000
12
Số tiền bằng chữ: Chín trăm chín mươi bảy triệu tám trăm chín mươi nghìn đồng chẵn./.
Bảng 2: PHÂN BỔ KINH PHÍ CHO MỖI NĂM
Năm STT Nội dung công việc Kinh phí (đ)
Năm
2014
1 Hội nghị triển khai dự án 5.750.000
2 Tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi bò 13.050.000
3 Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò 6.700.000
4 Đào tạo nâng cao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò 26.840.000
5 Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật theo dõi dự án 41.400.000
6 Tham quan học tập mô hình TTNT trâu tại Đồng Giao,
Thanh Hóa, Hà Nội
37.600.000
7 Phóng sự giới thiệu giống bò BBB (phát sóng 3 lần) 10.000.000
8 In tờ rơi kỹ thuật 12.000.000
9 Mua tinh bò BBB 150 con (2 liều/con) 150.000.000
10 Mua nitơ bảo quản tinh (1 lít/1 liều) 7.500.000
11 Thẻ đeo tai 3.000.000
12 Súng bắn tinh 6.000.000
13 Kìm bấm số tai 6.000.000
14 Mua 2 bình ni tơ 35 lít 40.000.000
15 Mua 4 bình nitơ 3,5 lít 32.000.000
16
Hỗ trợ trồng cỏ và chế biến thức ăn cho bò (3 sào/mô hình x 10 mô hình
x 3.000.000đ/mô hình)

30.000.000
Cộng năm 2014 427.840.000
Năm
2015
1 Mua tinh bò BBB (2 liều/con) 200.000.000
2 Mua nitơ bảo quản tinh (1 lít/1 liều) 10.000.000
3 Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật theo dõi dự án 41.400.000
4 Thẻ đeo tai 4.000.000
Cộng năm 2015 255.400.000
Năm
2016
1 Mua tinh bò BBB (2 liều/con) 250.000.000
2 Mua nitơ bảo quản tinh (1 lít/1 liều) 12.500.000
3 Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật theo dõi dự án 41.400.000
4 Thẻ đeo tai 5.000.000
5 Hội nghị tổng kết dự án 5.750.000
Cộng năm 2016 314.650.000
Tổng cộng 2014+2015+2016 997.890.000
8. Chính sách hỗ trợ:
+ Ngân sách chi cho các hoạt động của dự án: Tập huấn đào tạo, thăm quan
hội thảo, tổng kết, thẩm định phê duyệt, kiểm tra
+ Ngân sách hỗ trợ kinh phí mua tinh bò BBB, ni tơ lỏng bảo quản tinh.
+ Hỗ trợ mua thiết bị và vật tư TTNT bò.
Phần thứ V
13
KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết quả
- Sản phẩm của dự án: Qúa trình tiến hành dự án tạo ra được 550 - 600 con
bò lai F1 BBB có năng suất thịt cao gấp 1,5 - 2 lần so với giống bò địa phương.
- Hiệu ứng của dự án người dân nắm được phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi,

do đó sau khi dự án kết thúc chăn nuôi bò cao sản và nhân rộng ra toàn tỉnh.
2.Hiệu quả:
- Hiệu quả xã hội: Dự án góp phần nâng cao trình độ nhận thức và biện pháp
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho người dân. Góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và chuyển đổi cơ cấu đàn bò, tạo sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường.
- Hiệu quả kinh tế: Cơ cấu con giống sẽ được chuyển đổi thành giống có năng
xuất và chất lượng cao.
Giống bò lai hiện tại của ta hiện nay nếu nuôi đến 18 tháng tuổi chỉ đạt khối
lượng 210 kg, tỷ lệ thịt xẻ 38%,
Chi phí tiêu tốn 525 kg TAHH x giá 9.000 đ/kg + 11.000.000 kg cỏ x giá
500đ/kg + chi phí khác 30% = 13.292.500 đ/con thì đạt khối lượng 210 kg x giá bán
thịt hơi 70.000đ/kg thu được 14.700.000đ/ con lãi khoảng trên 1.500.000đ/con.
Trong khi đó bò lai F1BBB 18 tháng đã đạt khối lượng 460 kg tỷ lệ thịt xẻ đạt
63 - 68% (chi phí 1.200 kg TAHH + 11.800 kg cỏ + chi khác 30% giá trị đầu tư
21.170.000đ/460 kg x giá bán 70.000 đ = 32.200.000đ lãi 11.030.000 đ/con. Tổng
số bò dự án 600 con x 11.030.000 đ/con = 6.618.000.000 đồng
Các chỉ tiêu về năng xuất và chất lượng thể hiện sự siêu trội gấp 2 lần giống
địa phương về hiệu quả kinh tế gấp 10 lần giống địa phương.
Với phương pháp phát triển chăn nuôi bò theo hướng lai bò địa phương với
giống bò BBB chúng ta sẽ tạo được bước đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi bò: có thể
giảm quy mô đàn bò do quá trình đô thị hóa nhưng vẫn đảm bảo về khối lượng và
chất lượng sản phẩm tăng cao.
Nếu thay thế 30% đàn bò của tỉnh bằng con bò lai F1 BBB sản lượng thịt bò
có thể tăng thêm 1.500 - 1.600 tấn thịt bò/năm.
14
2. Kết luận và đề nghị
2.1. Kết luận:
Qúa trình tiến hành dự án chúng ta sẽ chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi, tạo
ra khối lượng, chất lượng sản phẩm lớn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Chuyển đổi được hình thức và kỹ thuật chăn nuôi.
Dự án sẽ làm thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chuyển đổi
nông thôn mới chăn nuôi có đầu tư khoa học công nghệ, góp phần thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020.
2.2. Đề nghị:
Dự án bò BBB là bước đột phát về năng xuất chất lượng trong lĩnh vực chăn
nuôi bò, đề nghị Ban Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên ưu tiên sớm triển
khai trong năm 2014./.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN
Phạm Gia Huỳnh



15
16

×