Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2009 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.56 KB, 95 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp và thiếu việc làm - một vấn đề "nóng" của mọi thời đại, mọi
quốc gia đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế thị trường. Thất nghiệp
là một trong những vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi tỷ lệ thất
nghiệp cao, sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, tài nguyên bị lãng phí, thu
nhập của người dân bị giảm sút, khó khăn về kinh tế sẽ tràn sang lĩnh vực xã
hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển.
Tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính tốn được sự
thiệt hại kinh tế - đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng và đơi khi cịn
kéo theo nạn lạm phát. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều
nước to lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính khơng hiệu quả
của bất kỳ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả điều tra xã hội
học cũng cho thấy rằng, thất nghiệp phát triển luôn gắn với sự gia tăng các tệ
nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp... làm xói mịn nếp sống lành mạnh, có thể
phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và
niềm tin của mọi người (đó là những khoản lãng phí lớn nhất trong nền kinh
tế hiện đại mà mọi quốc gia trong tiến trình phát triển của mình khơng thể bỏ
qua).
Hiện nay, trên thế giới có hơn 1 tỷ người (chiếm khoảng 30%) trong lực
lượng lao động thiếu việc làm (trong đó, 150 triệu người khơng có cơ hội
kiếm sống bằng chính sức lao động của mình). Theo ước tính của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15-24 khơng
thể tìm được cơng ăn việc làm. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những
vấn đề kinh tế - xã hội mang tính chất thời sự tồn cầu. An tồn việc làm, an
tồn lương thực và mơi trường... đã, đang và sẽ là những yếu tố cơ bản cho sự
phát triển bền vững của một quốc gia. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh
thần của con người, trong đó có vấn đề giải quyết cơng ăn việc làm, đảm bảo
Nguyễn Kim Ngọc


1

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

tối đa quyền lợi của người lao động là nhiệm vụ đặt ra đối với bất cứ nhà
nước nào.
Tại Việt Nam, các chủ trương và chính sách giải quyết việc làm trong
điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
thị trường đã được Nhà nước thể chế hoá thành một chương riêng trong Bộ
luật lao động (ban hành năm 1994). Mở rộng việc làm là một trong ba vấn đề
cần được ưu tiên giải quyết trong bối cảnh thế giới đang diễn ra trong khủng
hoảng toàn cầu về công ăn việc làm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế
thời gian gần đây đang có xu hướng chững lại, cộng với sức ép dân số lên thị
trường lao động rất lớn, việc tăng cường các nỗ lực giải quyết việc làm của
Chính phủ là hết sức cần thiết trước mắt cũng như trong thời gian tới.
Hà Nội cũng như một số địa phương khác trong cả nước, tỷ lệ thất
nghiệp có xu hướng gia tăng (tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Hà Nội hiện cao
nhất so với cả nước). Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm nhanh tỷ lệ
thất nghiệp của Hà Nội, nhằm tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào phục vụ
cho sự ghiệp CNH-HĐH Thủ đơ nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển kinh tế -xã hội Thủ
đô, em xin tập trung nghiên cứu đề tài:
"Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015 ".
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lc v danh mc ti liu tham kho,
chuyên đề tt nghiệp được chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp ở các nước đang phát triển.

Phần II: Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành phố hà nội
giai đoạn 2000-2008
Phần III: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc
làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2015
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Bùi Thị Lan đã tận tình hướng dẫn

Nguyễn Kim Ngọc

2

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

và giúp đỡ em trong suốt quá trỡnh lm chuyên đề. Em cng xin c by t
lũng biết ơn của mình tới tập thể Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội mà trực tiếp là cùng các anh, chị phòng nghiên cứu kinh tế đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện để em hon thnh chuyên đề ny!
H ni thỏng 4 nm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Kim Ngọc

Nguyễn Kim Ngọc

3

KTPT 47BQN



Chuyờn tt nghip

PHN I
CƠ Sở Lí LUÂN Về THiếU VIệC LàM Và THấT NGHIệP
ở CáC NƯớc đang phát triển
1.Lao động và vai trò lao động trong phát triển kinh tÕ x·
héi.

1.1.Một số khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động.
1.1.1. Dân số:
Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động của dân
số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số
trong độ tuổi lao động. Sự biến động của dân số thường được nghiên cứu qua
sự biến động tự nhiên và biến động cơ học.
1.1.1.1.Biến động dân số tự nhiên:
Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh
đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành cơng
của chính sách kiểm toán dân số (như hạn chế sinh đẻ…)
Các nước đang phát triển có tỷ lệ sinh cao hơn so với các nước phát triển
do vậy cũng có tốc độ tăng dân số tự nhiên là cao hơn. Chẳng hạn trong giai
đoạn 1975 – 1999, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm của thế giới 1,6%
thì các nước đang phát triển con số này là 1,9%, các nước chậm phát triển là
2,8% cịn các nước thuộc OECD có thu nhập cao chỉ là 0,6%. Theo số liệu dự
báo của Liên hiệp quốc, giai đoạn 2000 – 2015 tỷ lệ tăng dân số trung bình
hằng năm của thế giới là 1,2%, các nước đang phát triển là 1,4%, các nước
chậm phát triển là 2,4%. Và các nước OECD có thu nhập cao là 0.4%. Ở Việt
Nam, tỷ lệ tăng dân số tương ứng với hai thời kỳ nói trên là 2,0% và 1,3%.
Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm đã làm cho mức sống dân

cư ở các nước đang phát triển chậm đươc cải thiện và tạo ra áp lực lớn trong
giải quyết việc làm. Do đó, kế hoạch hố dân số đi đơi với phát triển kinh tế là
Nguyễn Kim Ngọc

4

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

vấn đề quan tâm đặc biệt ở nước đang phát triển.
Cũng cần chú ý rằng các yếu tố sinh đẻ và tử vong có tác động đến quy
mơ dân số trong độ tuổi lao động song có tác động trễ (sau 15 năm). Do vậy,
để hạn chế tốc độ tăng dân số cần có các chính sách kiểm sốt dân số có hiệu
quả trong thời kỳ ít nhất là 15 năm trước đó.
1.1.1.2.Biến động dân số cơ học.
Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân (di cư). Ở các nước
đang phát triển, di dân là một trong những nhân tố rất quan trọng, tác động
đến quy mô và cơ cấu lao động, đặc biệt cơ cấu lao động khu vực thành thị và
nơng thơn. Vì dân số và lao động chuyển từ nơng thơn ra thành thị là biểu
hiện chính của xu hướng di dân trong nước.
Tác động của sự di dân từ nông thôn ra thành thị, một mặt làm tăng cung
lao động ở thành thị, đặc biệt lao động trẻ (ở Việt Nam, thời kỳ 1999 – 2000,
tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn là 2,32%/năm, trong khi ở thành thị
là 5,5%/năm). Nhưng mặt khác còn thúc đẩy tốc độ đơ thị hố và gia tăng tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị.
Vậy, nguyên nhân của sự di dân nói trên là từ đây? Về lý thuyết, dựa vào
mơ hình John R. Harris và Michael P. Todaro hay cịn gọi là mơ hình di dân
của Todaro (1970). Mơ hình dựa vào các giả thuyết sau.

- Thứ nhất, giả thiết rằng di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà
đối với cá nhân người di cư có thể là một quyết định hồn tồn hợp lý cho dù
có tình trạn thất nghiệp ở thành thị.
- Thứ hai, quyết định di dân phụ thuộc vào chênh lệch, thu nhập “dự
kiến” sẽ có được chứ khơng phải thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành
thị.
Chênh lệch thu nhập “dự kiến” được xác định bởi sự tác động qua lại của
hai yếu tố. Đó là: chênh lệch về lương thực tế giữa nông thôn – thành thị và
xác suất thành cơng trong tìm việc làm ở thành thị.
Nguyễn Kim Ngọc

5

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

Những người lao động trong hiện tại và trong tương lai sẽ di cư nếu thu
nhập “dự kiến” có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị cao
hơn thu nhập hiện tại có ở nông thôn.
Nghiên cứu hiện tượng di cư ở các nước đang phát triển, các nhà kinh tế
đã rút ra nhận xét:
- Người di cư phần lớn là thanh niên (ở độ tuổi 15 – 24) và có trình độ
học vấn nhất định.
- Người nghèo thường chiếm tỷ lệ cao trong số người di cư.
Việc phân tích xem ai là người chuyển đến thành thị và nguyên nhân tại
sao là cơ sở quan trọng để Chính phủ lựa chọn chính sách giải quyết vấn đề
tăng cung lao động và thất nghiệp ở thành thị.
1.1.2. Nguồn lao động

1.1.2.1. Khái niệm:
Nguồn lao động là dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người
ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân.
1.1.2.2.Biểu hiện.
Việc quy định cụ thể về đô tuổi lao động là khác nhau ở các nước; thậm
chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc trình độ phát
triển của nền kinh tế. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ
tuổi lao động là 15 tuổi, cịn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi
hoặc 64 tuổi…). Trị số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi về hưu. Ví dụ,
ở Oxtraylia không quy định tuổi về hưu và cũng khơng có giới hạn tuổi tối đa.
Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao động (2002), độ tuổi lao động đối
với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao
động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.

Nguyễn Kim Ngọc

6

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, khơng có như
cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người

nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chun mơn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
1.1.3.Lực lượng lao động.
Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO
– International Labour Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, thường sử dụng khái niệm sau: lực lượng lao động là
bộ phận dân số chỉ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.
Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt
động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động
của xã hội.
Cũng cần chú ý là trong lực lượng lao động, chỉ có bộ phận những người
đang làm việc mới là những người trực tiếp góp phần tạo ra thu nhp cho xó
hi.
1.2. Vai trò của lao động trong ph¸t triĨn kinh tÕ x· héi.
1.2.1. Vai trị hai mặt của lao động.
Lao động có vai trị đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trị
hai mặt.
Trước hết lao động là một nguồn lực sản xuất chính và khơng thể thiếu
được trong các hoạt động kinh tế. Với vai trị này, lao động ln được xem
xét ở cả hai khía cạnh, đó là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó
có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác.
Nguyễn Kim Ngọc

7

KTPT 47BQN



Chuyên đề tốt nghiệp

Vì vậy, về lý thuyết trong hoạt động kinh tế, cầu lao động hay người sử dụng
lao động luôn dựa trên nguyên lý: DL = MPL = MC. Lao động cũng bao hàm
những lợi ích tiềm tàng theo nghĩa: góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời
sống và giảm nghèo đói thơng qua chính sách (tạo việc làm, tổ chức lao động
có hiệu quả, áp dụng cơng nghiệp phù hợp…)
Vai trị của lao động cũng cịn thể hiện ở khía cạnh thứ hai, đó là lao
động – một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của q trình
phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người
và coi đó là động lực của sự phát triển”. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển con
người.
Việc nâng cao năng lực cơ bản của các cá nhân, của người lao động sẽ
giúp họ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Khi thu nhập từ việc làm tăng, họ sẽ có
điều kiện cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. kết quả là tăng
nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện năng
suất lao động tăng.
Những phân tích trên đã khẳng định lao động có vai trò là động lực quan
trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2.2. Định giá vai trò của lao động với các nước đang phát triển.
Như chúng ta đã biết một trong những lợi thế của các nước đang phát
triển là lao động nhiều, giá lao động rẻ. Tuy nhiên ở hầu hết các nước này, lao
động lại chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế,
nhất là các nước mà lao động nông nghiệp – nơng thơn cịn chiếm tỷ trọng
cáo trong tổng số lực lượng lao động.
Bởi vì, lao động nhiều nhưng lại có biểu hiện của sự dư thừa hay tình
trạng thiếu việc làm. Lao động với năng suất thấp, phần đóng góp của lao
động trong tổng thu nhập cịn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế
chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc
Nguyễn Kim Ngọc


8

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

làm chậm được cải thiện bổ sung thậm chí cịn suy giảm (như quỹ đất đai
trong nơng nghiệp). Mặt khác, quan hệ lao động và thị trường lao động, nhất
là ở nông thôn chậm phát triển cũng là nhân tố làm hạn chế vai trị của lao
động.
2.ViƯc làm và thất nghiệp ở CáC NƯớc đang phát triển

2.1. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng.
2.1.1.Việc làm
2.1.1.1.Khái niệm:
Việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính xác
và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị
trường.
a.Theo các nhà kinh tế học lao động:việc làm được hiểu là sự kết hợp
giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo
mục đích của con người.
b.Theo Bộ luật Lao động:khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm”.
c.Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các
thành viên có khả năng lao động, nói cách khác là mỗi người có khả năng lao
động, muốn làm việc đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
"Việc làm đầy đủ mới chỉ đề cập về mặt số lượng, chưa tính đến yếu tố

nguyện vọng, năng khiếu, sở trường tức là chưa tính đến yếu tố hợp lý của
việc làm.
d.Việc làm hợp lý: là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các
yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc
làm đầy đủ, "việc làm hợp lý" có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã
hội cao hơn. Mục tiêu lâu dài không phải là giải quyết "việc làm đầy đủ" mà

Nguyễn Kim Ngọc

9

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

là giải quyết "việc làm hợp lý" nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
e.Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):"Người có việc làm là người làm
một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì
thu nhập gia đình khơng nhận tiền công hay hiện vật".
*Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung
sau:
- Là hoạt động lao động của con người.
- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập
- Hoạt động lao động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm.
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý thuyết,
cầu lao động cho thấy số lượng lao động là các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn
sàng thuê (sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương
nhất định.

Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn
việc làm đối với sản lượng, đầu ra.
Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng hàng hoá,
dịch vụ nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy mơ sản xuất hàng hoá, dịch
vụ sẽ quyết định lượng đầu vào được sử dụng.
Quan hệ giữa sự thay đổi đầu ra (tăng hay giảm) và thay đổi việc làm
(cầu lao động) được xem xét qua khái niệm “hệ số co giãn” việc làm. Hệ số
co giãn việc làm thể hiện tỷ lệ phần trăm thay đổi việc làm khi đầu ra thay đổi
1%.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, đặc điểm của cầu lao động là
mang tính chất thứ phát (cầu phái sinh). Nó khơng chỉ xuất hiện do nhu cầu
mở rộng quy mô của nền kinh tế, của ngành và chịu tác động của các yếu tố
khác đặc biệt là vốn đầu tư và công nghệ sản xuất.

Nguyễn Kim Ngọc

1
0

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

Quan hệ giữa việc làm và đầu tư thường được các nhà kinh tế xem xét
qua chỉ tiêu mức đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới chẳng hạn ở nước ta ,
theo tính tốn của các chuyên gia kinh tế, mức đầu tư trung bình cho một chỗ
làm việc mới khoảng 39,3triệu đồng(cuối những năm 90).
Mức đầu tư cần thiết để tạo việc làm cịn có quan hệ với cơng nghệ sản
xuất. Những ngành có cơng nghệ cao sẽ cần có nhiều vốn hơn để tạo một chỗ

làm việc mới và ngược lạo. Ở các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu
do vốn khan hiếm, lao động dồi dào nhưng trình độ lao động hạn chế, do vậy
lựa chọn công nghệ sản xuất cần ít vốn, nhiều lao động sẽ tạo ra sự tăng
trưởng “kép” tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm.
2.2. Thất nghiệp ở các nước đang phát triển.
2.2.1.Khái niệm.
Theo khái niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO ) thất nghiệp (theo
nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người ở độ tuổi lao động
muốn có việc làm ở mức tiền cơng nhất định.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
khơng có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo quan niệm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được
định giá bằng chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần
trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
2.2.2.Hình thức thất nghiệp ở các nước đang phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, quan niệm thất nghiệp và chỉ tiêu tỷ lệ
thất nghiệp như đã nêu trên chưa phản ánh đúng và đầy đủ thực trạng lực
lượng lao động chưa được sử dụng hết. Nhìn chung người nghèo ở các nước
đang phát triển là khơng có các nguồn lực dự trữ, do vậy họ phải chấp nhận
làm việc ở mọi mức thu nhập; hoặc nếu bị thất nghiệp họ không để thời gian
đó kéo dài. Họ có việc làm, song ở khía cạnh nào đó được coi là một dạng
thất nghiệp. Do đó, tình trạng chưa sử dụng ở các nước đang phát triển được
Nguyễn Kim Ngọc

1
1

KTPT 47BQN



Chuyên đề tốt nghiệp

nghiên cứu chủ yếu qua các dạng thất nghiệp, đó là thất nghiệp hữu hình (như
quan niệm nêu trên) và thất nghiệp trá hình.
Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành
thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của ILO
(2004), tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở các nước đang phát triển cao hơn
3,3lần so với các nước khác, nguyên nhân một phần do kinh tế chưa phát triển
chưa tạo được việc làm, mặt khác trong 10 năm qua, số người ở độ tuổi thanh
niên tăng nhanh (tăng 10,5%) trong khi đó tốc độ tăng việc làm dành cho
thanh niên tăng chậm (tăng 0,2%).
Thất nghiệp trá hình hay cịn gọi là thiếu việc làm là một trong những
đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển. Trong khu vực
thành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau như: việc làm với
năng suất thấp, khơng góp phần tạo ra thu nhập là chủ yếu chỉ tạo thu nhập
cho xã hội mà chủ yếu chỉ tạo thu nhập đủ sống (nhiều khi sống dưới mức tối
thiểu). Dạng thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp vơ hình.
Trong khu vực nơng thơn, thất nghiệp trá hình tồn tại dưới dạng thiếu
việc làm. Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nông nghiệp, do khu vực
kinh tế phi nông nghiệp, nông thôn chậm phát triển. Tốc độ thiếu việc làm ở
nông thôn càng trầm trọng hơn khi chúng ta xem xét tới tính thời vụ của việc
làm. Chẳng hạn ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh
tế, trong thời gian mùa vụ, một nông dân có thể làm việc 11h/ngày, trong khi
đó ở thời kỳ nông nhàn họ chỉ làm việc 3h/ngày. Thất nghiệp tồn tại dưới
dạng này còn gọi là bán thất nghiệp.
Để đánh giá tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển cùng với
việc sử dụng chỉ tiêu (tỷ lệ thất nghiệp) phải sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ thời gian
lao động được sử dụng” .
Ngoài hai dạng thất nghiệp phổ biến nêu trên, ở các nứoc đang phát triển
còn tồn tại một số hình thức thất nghiệp khác như: thất nghiệp tự nguyện (ẩn

Nguyễn Kim Ngọc

1
2

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

náu trong những người làm công việc nội trợ gia đình do các mức tiền lương
thấp khơng đủ bù đắp) và thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu là thất
nghiệp trong thời gian thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc vì muốn
làm cơng việc tốt hơn. ở nước ta, dạng thất nghiệp này diễn ra sôi động hơn
trong khu vực nông thôn. Theo kết quả khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, nếu một lao động chuyển từ nông nghiệp sang một nghề khác
thu nhập sẽ tăng từ 30% – 50%. Hiện tại có khoảng 22% lao động nơng thơn
thay đổi nghề và số này đã góp phần đáng kể tăng số lao động thất nghiệp tạm
thời trong khu vực nông thôn.
2.2.3 Phân loại thất nghiệp:
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận
dân cư nào, nghành nghề nào...Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm,
tính chất, mức độ tác hại... của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có
thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:
a. Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam - nữ).
b .Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi - nghề).
c.Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ ( thành thị, nông thôn..).
d.Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
e.Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
2.2.4.Phân loại theo lý do thất nghiệp

Trong khái niệm thất nghiệp, cần phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và
thất nghiệp khơng tự nguyện. Nói cách khác, những người lao động tự nguyện
xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc. Trong nền kinh tế
thị trường năng động, các lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được
trả tiền công lao động khác nhau (mức lương không thống nhất trong các
ngành nghề, cấp bậc). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người. Cho
Nguyễn Kim Ngọc

1
3

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

nên, người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương
thấp (khơng phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng:
Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền cơng nào
đó người lao động khơng muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di
chuyển, sinh con...). Thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm
thời.
Thất nghiệp không tự nguyện: là thất nghiệp mà ở mức tiền cơng nào đó
người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy
thoái, cung lớn hơn cầu về lao động.
Thất nghiệp trá hình (cịn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện
tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình
thường người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng
suất lao động của một ngành nào đó thấp. Thất nghiệp loại này thường gắn
với việc sử dụng không hết thời gian lao động.

Kết cục của những người thất nghiệp khơng phải là vĩnh viễn. Có những
người (bỏ việc, mất việc..) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc,
nhưng cũng có một số người khơng có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực
lượng lao động do khơng có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị
trường lao động hoặc do mất hẳn khả năng hứng thú làm việc hay cịn có thể
có một nguyên nhân khác.
2.2.5.Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp cho phép ta phân tích sâu sắc về
thực trạng thất nghiệp, theo cách phân loại này có thể chia thất nghiệp thành 4
loại:
a.Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong
thời gian tìm kiếm cơng việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với nguyện vọng
và mong muốn của bản thân (lương cao hơn, gần nhà hơn, phù hợp với khả
Nguyễn Kim Ngọc

1
4

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

năng hơn...) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm
kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm...Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào
đều tồn tại thất nghiệp loại này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số người và
thời gian thất nghiệp.
b. Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các
loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực..). Loại này gắn liền với sự biến
động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị rường lao động

(tổ chức đào tạo, môi giới...). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn
thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn.
Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận
riêng biệt của thị trường lao động.
c.Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm
xuống, nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là
thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy
thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là
tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. Thất
nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao
động xã hội bị mất cân bằng
d. Thất nghiệp do yếu tố ngồi thị trường (cịn gọi là thất nghiệp theo lý
thuyết cổ điển) xảy ra khi mức tiền lương được ấn định không bởi các lực
lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao
động. Loại thất nghiệp này chịu tác động bởi các yếu tố chính trị, xã hội.
2.2.6Ảnh hưởng của thất nghiệp thiếu việc làm đến phát triển kinh tế
2.2.6.1Hạn chế tăng trưởng:
Nói đến hậu quả kinh tế của tình trạng thất nghiệp cần phải nói đến
những chi phí liên quan đến thất nghiệp, cả trên giác độ gia đình cũng như xã
hội. Thất nghiệp dẫn đến giảm sút thu nhập của hộ gia đình và kéo theo nhiều
Nguyễn Kim Ngọc

1
5

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp


hậu quả tiêu cực. ở Việt Nam chưa tiến hành điều tra về tình trạng thu nhập
của những hộ gia đình có người bị thất nghiệp, nhưng chắc chắn rằng họ đang
phải "vật lộn" với cuộc sống để duy trì sự tồn tại của mình.
Trên khía cạnh kinh tế vĩ mơ có thể chia ra làm hai loại chi phí liên quan
đến thất nghiệp:
- Chi phí bằng tiền (chủ yếu là tiền từ ngân sách và các quỹ xã hội).
- Lãng phí sản phẩm xã hội do khơng sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có
của sản xuất xã hội.
Những chi phí bằng tiền bao gồm: Tiền từ ngân sách Nhà nước và các
quỹ của doanh nghiệp cũng như của xã hội chi cho bảo hiểm thất nghiệp, trợ
cấp mất việc làm, chi cho về hưu sớm cùng các chi phí xã hội cho đào tạo,
đào tạo lại, dịch vụ việc làm từ những chương trình chống thất nghiệp.
Khi thất nghiệp xảy ra sẽ làm giảm đi lực lượng lao động trong một nước
nào đó. Khi đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tổng cầu và tăng trưởng của nước
đó. Cụ thể là: khi Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái nền kinh tế tài chính
thế giới thì lượng thất nghiệp của thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng tăng lên đáng kể.
Vì khi người lao động bị thất nghiệp thì sẽ khơng có được thu nhập và
khơng đảm bảo về chi tiêu và các vấn đề khác trong xã hội.
Khi đó Nhà nước cần phải dùng các nguồn ngân sách để kích cầu trong
tiêu dùng với mục đích là tăng tổng cầu và tổng thu nhập quốc dân hơn nữa
góp phần cho tăng trưởng đất nước không bị suy giảm quá nhiều. Mục đích
kích cầu là để giúp các nhà kinh doanh sản xuất tiếp tục và mở rộng sản xuất
để lực lượng lao động có việc làm tăng lên.
2.2.6.2.Hạn chế khả năng tích lũy
ở nước ta mặc dù chưa có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, nhưng chỉ

Nguyễn Kim Ngọc

1

6

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

riêng việc thực hiện trả trợ cấp mất việc làm và chi phí cho đào tạo, đào tạo
lại theo Điều 17 Bộ luật Lao động đối với khoảng 10% lao động trong doanh
nghiệp Nhà nước đã nghỉ việc nhưng chưa được hưởng chế độ (theo quy định
của pháp luật) đã lên đến gần 1000 tỷ đồng (theo tính tốn của Vụ Chính sách
Lao động - Việc làm năm 1998). Chi phí bằng tiền liên quan đến thất nghiệp
còn bao gồm việc giảm thu ngân sách quốc gia. Người thất nghiệp khơng có
thu nhập, khơng đóng thuế, chỉ đóng ít hoặc khơng đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội. Chi phí của Chính phủ cho tình trạng thất nghiệp lớn sẽ dẫn đến hậu quả
gia tăng thâm hụt ngân sách. Lãng phí lớn nhất đối với xã hội là khơng sử
dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của sản xuất. Lãng phí này được xác định theo
định luật A.Okun (mang tên nhà kinh tế người Anh), nó chỉ ra khoảng cách
giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, tức GDP có được trong điều kiện đạt
mục tiêu việc làm đầy đủ. Định luật này nói rằng: cứ 1% vượt quá tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên thì GDP giảm 2,5%. Vận dụng định luật này cho trường hợp
nước ta, giả thiết tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5% thực hiện phép quy đổi đơn
giản cả thất nghiệp hữu hình đơ thị và thất nghiệp trá hình ở nơng thôn và khu
vực doanh nghiệp Nhà nước và tỷ lệ chung chúng ta xác định tỷ lệ thất nghiệp
chung cho cả nước và khoảng 20%. Như vậy, chúng ta đã lãng phí khoảng
(20-5) x 2,5% = 37,5% GDP. Đây là một trong những ngun nhân chính của
nạn đói nghèo ở Việt Nam. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp còn phải kể đến
những mất mát liên qua đến sự di cư ra nước ngoài của một bộ phận dân cư,
chủ yếu là thanh niên, có trình độ học vấn tay nghề cao nhưng khơng tìm
được việc làm trong nước.

Người lao động bị mất việc sẽ dẫn đến không tạo ra thu nhập, trong khi
đó cần phải chi tiêu cho các vấn đề trong sinh hoạt và nhiều vấn đề khác từ đó
sẽ giảm thiểu được lượng vốn tích luỹ được dẫn đến giảm rất nhiều khoản
khác như: tiết kiệm, gửi ngân hàng, đầu tư, tiêu dùng…
Thất nghiệp là vấn đề gánh nặng của khơng chỉ ở người dân mà cịn ảnh
Nguyễn Kim Ngọc

1
7

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

hưởng tới cả một nền kinh tế của nước nào đó có tỷ lệ thất nghiệp cao.
2.2.6.3 - Hậu quả tâm lý xã hội của thất nghiệp
a.Nảy sinh nhiều tiêu cực đặc biệt là các tệ nạn xã hội
Tăng nhanh thất nghiệp trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của
xã hội. Thất nghiệp không chỉ đồng nghĩa với tình trạng vật chất ngày càng
xấu đi mà còn kèm theo những hậu quả tâm lý xã hội mà người thất nghiệp
cũng như xã hội phải gánh chịu.
Theo những kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Người mất việc làm sẽ
trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp.
Giai đoạn đầu là sự lạc quan và tin tưởng vào việc tìm được chỗ làm
việc mới, thời kỳ này thường ngắn.
Giai đoạn tiếp theo là thời kỳ bi quan. Thời gian thất nghiệp kéo dài dẫn
đến vô vọng và buông xuôi số phận. Người thất nghiệp mặc cảm với chính
mình, suy giảm tinh thần và khả năng tự tìm việc làm, phơi phai dần những
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã có.

Mất việc làm đồng nghĩa với không thể thoả mãn những nhu cầu cơ bản:
Nhu cầu hoạt động trong một tổ chức, tiếp xúc với mơi trường ngồi gia đình,
có cơ hội tự đánh giá và so sánh với những thành viên khác của tổ chức, định
hướng hoạt động và tổ chức cơ cấu thời gian trong ngày, trong tuần. Những
vấn đề xã hội cơ bản đi kèm với thất nghiệp là: suy sụp thể lực và tinh thần;
mâu thuẫn gia đình tăng; gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Thất
nghiệp tạo ra các điều kiện để phát triển các loại tội phạm khác nhau: trộm
cướp, giết người.... và các tệ nạn xã hội: nghiện rượu, trích hút cũng như làm
băng hoại các giá trị đạo đức, văn hoá của gia đình, dân tộc. Kết qủa điều tra
mẫu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội ( Bộ LĐTBXH ) tại 41 tỉnh , thành
phố năm 1998 cho thấy 24,3% người nghiện ma t là khơng có việc làm,

Nguyễn Kim Ngọc

1
8

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

39,3% người nghiện có việc làm nhưng không thường xuyên; Với người tổ
chức sử dụng ma tuý, 46,3% trong số họ là khơng có việc làm, 29,3% là
người có việc làm nhưng khơng thường xun. Đối với tệ nạn mại dâm, kết
quả điều tra những năm 1994 -1997 cho thấy: 50% gái mại dâm trước hành
nghề là khơng có việc làm, 25% chỉ có việc làm một phần và 25% có việc
làm nhưng thu nhập thấp. Các điều tra xã hội và tội phạm ở hầu hết các nước
đều xác nhận: đối với thanh niên, rất dễ xảy ra tình trạng "Tam giác đen", đó
là "Thất nghiệp - nghiện hút - tội phạm". Để thoát khỏi "Tam giác đen" này

là rất khó khăn, nhiều khi là điều không thể.
2.3.Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở các nước đang phát triển.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc
làm, nhưng quan trọng nhất là do sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động.
Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao
động, trong khi đó khối lượng việc làm do nền kinh tế tạo ra lại không đáp
ứng được nhu cầu việc làm của người lao động điều đó tất yếu dẫn đến tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Dưới đây ta sẽ xem xét các nhân tố chủ
yếu tác động đến cung, cầu lao động:
2.31.Các nhân tố ảnh hưởng tới cung lao động
2.3.1.1.Về quy mô và số lượng
Quy mô dân số là nhân tố quan trọng nhất tác động tới cung lao động.
Do lực lượng lao động là một bộ phận của dân số nên quy mô dân số và cung
lao động (lực lượng lao động) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau: khi quy
mô dân số lớn dẫn đến tổng cung lao động của toàn xã hội lớn và ngược lại
khi quy mơ dân số nhỏ thì tất yếu cung lao động của xã hội cũng sẽ nhỏ theo.
Một quốc gia có dân số đơng thì trong tương lai lực lượng lao động của quốc
gia đó cũng sẽ đông, bên cạnh lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào là áp lực lớn
về việc làm cho người lao động. Như vậy để giảm áp lực về việc làm ngoài
Nguyễn Kim Ngọc

1
9

KTPT 47BQN


Chuyên đề tốt nghiệp

các biện pháp kinh tế cần phải có những chính sách để giảm dân số, nói cách

khác là thu nhỏ lại quy mô dân số. Việc khống chế sự gia tăng dân số có tác
động rất lớn đến lượng cung lao động, khi chúng ta kiểm soát được tốc độ gia
tăng dân số thì cơng việc quản lý lượng cung lao động của xã hội sẽ dễ dàng
và thuận lợi hơn.
2.3.1.2.Về chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo
Bên cạnh quy mơ dân số, thì chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào
tạo cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến cung lao động. Chất lượng
nguồn lao động và cơ cấu đào tạo quyết định khả năng đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế mà cụ thể là các đơn vị kinh tế sử dụng lao động. Một nguyên
nhân sâu xa của tình trạng thất nghiệp là do chất lượng của người lao động
không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Hiện tượng này ngày
càng phổ biến khi mà các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các khu công
nghiệp cao, các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi sản xuất và cải
tiến kỹ thuật. Hơn nữa, cơ cấu đào tạo hiện nay cũng còn nhiều điều bất hợp
lý gây nên tình trạng "vừa thừa, vừa thiếu": thừa lao động có trình độ đại học,
cao đẳng trong khi đó thì lại thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Việc đào
tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cần phải được chú trọng hơn nữa mới đáp
ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật của nền kinh tế.
2.3.1.3.Quá trình di dân tự do
Trong một xã hội đang phát triển, sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng là một thực tế khách quan, điều này dẫn đến hiện tượng có một bộ phận
lao động rời bỏ quê hương mình đi đến những vùng phát triển hơn để sinh
sống. Sự di chuyển tự do này đã làm cho lượng cung lao động của nơi đến gia
tăng đột biến gây nên tình trạng mất cân đối trên thị trường lao động. Trong
khi cơng tác giải quyết việc làm cịn hạn chế, thì bộ phận lao động do di dân
tự do này lại ngày một tăng dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm
Nguyễn Kim Ngọc

2
0


KTPT 47BQN



×