Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Quyền con người dưới thời Tập Cận Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.43 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI DƯỚI
THỜI TẬP CẬN BÌNH

NGÀNH: QUỐC TẾ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI DƯỚI
THỜI TẬP CẬN BÌNH

Ngành: Quốc tế học

Đà Nẵng – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Ngoại trừ những nội dung đã được tham khảo
có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này khơng bao
gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một
cơng trình nào đã được cơng bố để nhận một văn bằng
hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận văn




TÓM TẮT
Quyền con người là biểu tượng cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Xây
dựng và phát triển quyền con người chính là mục tiêu cơ bản của Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Dưới thời Tập Cận Bình, quyền con người ở Trung Quốc chính thức mở
ra kỷ nguyên mới. Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo nịng cốt là chủ tịch
Tập Cận Bình, đã triển khai nhiều chính sách quyền con người và đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự trỗi dậy trên mọi lĩnh vực của Trung Quốc đang dần
làm suy yếu các chuẩn mực chung trong hệ thống nhân quyền quốc tế. Điều này dẫn
đến quyền con người với bản sắc xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc đã khơng
giành được sự ủng hộ quốc tế. Từ đó, q trình thực thi nhân quyền ở Trung Quốc vẫn
cịn hạn chế. Mặc dù cịn khó khăn nhưng quyền con người dưới thời Tập Cận Bình đã
trở thành nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng ở Trung
Quốc. Ngồi ra, sự nỗ lực tích cực của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc quản trị nhân
quyền tồn cầu đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển quyền con người ở cấp độ
quốc tế.
Từ khoá: Quyền con người, Trung Quốc, Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Hệ thống nhân quyền quốc tế

ABSTRACT
Human rights are a symbol of the progress of human civilization. Building and
developing human rights is the fundamental goal of the Communist Party of China.
Under Xi Jinping’s administration, human rights in China officially ushered in a new
era. The Communist Party of China, under the core leadership of President Xi Jinping,
has implemented many human rights policies, and achieved many great achievements.
However, China's rise in all fields have gradually weakened the international human
rights norms. It leads to the fact that human right with a distinctively Chinese socialist
identity has won international support. Since then, enforcing human rights in China
has remained limited. Despite the difficulties, human rights under Xi Jinping’s

administration have become a solid foundation for building a prosperous society in
China. In addition, President Xi Jinping's active efforts into global human rights
governance have made a great contribution to the development of human rights on the
international level.


Keywords: Human rights, China, Xi Jinping, Chinese Communist Party,
International human rights system.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN........................6
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI............................................................6
1.1.

TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người và nhân
quyền quốc tế.........................................................................................................6
1.1.2. Các các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người ở Trung
Quốc và quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình...................8
1.2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HỆ

THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ.....................................................................9
1.2.1. Khái niệm về quyền con người.....................................................................9

1.2.2. Nguồn gốc quyền con người.......................................................................10
1.2.3. Đặc điểm của quyền con người..................................................................11
1.2.4. Phân loại quyền con người.........................................................................13
1.3.

QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC VÀ HỆ THỐNG NHÂN

QUYỀN QUỐC TẾ...............................................................................................13
1.3.1. Khái niệm quyền con người ở Trung Quốc..............................................13
1.3.2. Quyền con người dưới thời Tập Cận Bình................................................15
1.3.3. Hệ thống nhân quyền quốc tế....................................................................16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG
QUỐC DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH................................................................19
2.1.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC....19


2.1.1. Tư tưởng và sự phát triển quyền con người ở Trung Quốc trong thời kỳ
phong kiến.............................................................................................................. 19
2.1.2. Tư tưởng và sự phát triển quyền con người ở Trung Quốc trong thời kỳ
hiện đại................................................................................................................... 20
2.2.

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI DƯỚI THỜI TẬP

CẬN BÌNH.............................................................................................................23
2.2.1. Quan điểm của Tập Cận Bình và chính sách của Đảng Cộng sản Trung
Quốc đối với vấn đề quyền con người..................................................................23
2.2.2. Thực trạng triển khai chính sách quyền con người ở Trung Quốc dưới

thời Tập Cận Bình...............................................................................................28
2.2.2.1. Chính sách đối nội...................................................................................28
2.2.2.2. Chính sách đối ngoại...............................................................................35
2.2.3. Nhận xét về thực trạng bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc dưới
thời Tập Cận Bình...............................................................................................40
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
Ở TRUNG QUỐC ĐẾN HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM.................................................................................43
3.1.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NHÂN

QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC
TẾ

43

3.1.1. Nhân tố bên ngoài.......................................................................................43
3.1.2. Nhân tố bên trong.......................................................................................45
3.2.

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NHÂN QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI

VỚI HỆ THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ....................................................46
3.2.1. Tác động tích cực........................................................................................46
3.2.2. Tác động tiêu cực........................................................................................49
3.3.

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUYỀN


CON NGƯỜI Ở TRUNG QUỐC.........................................................................51


3.3.1. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người.............................................51
3.3.2. Các ưu tiên phát triển trong cơ chế thực hiện quyền con người.............52
3.3.3. Tăng cường thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.............53
KẾT LUẬN............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................59


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

ASEAM

TheAsia-Europe Meeting

Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

BRI

Belt and Road Initiative

Vành đai và con đường

CAT


Committee against Torture

Ủy ban chống Tra tấn

CERD

Committee on the Elimination of
Racial Discrimination

Ủy banvềxóa bỏ phân biệt chủng tộc

CPC

Chinese Communist Party

Đảng Cộng sản Trung Quốc

ECHR

European Court of Human Rights

Công ước châu Âu về Nhân Quyền

EU

European Union

Liên minh châu Âu


ICCPR

International Covenant on Civil and
Political Rights

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân
sự và Chính trị

ICESCR

International Covenant on
Economic, Social and Cultural
Rights

Cơng ước Quốc tế về các Quyền Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa

GDI

Global Development Initiative

Sáng kiến Phát triển Tồn cầu

GRDP

Gross Regional Domestic Product

Tổng sản phẩm khu vực

MDGs


Millennium Development Goals

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NHC

National Health Commission of
People's Republic ofChina

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc

OHCHR

Office of High Commissioner for
Human Rights

Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về
quyền con người

SARA

State Administration for Religious
Affairs

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Các
vấn đề Tôn giáo Trung Quốc

UDHR


Universal Declaration of Human
Rights

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền


UN

United Nations

Liên hợp quốc

UNHRC

United Nations Human Rights
Council

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

UPR

Global Development Initiative

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu hình vẽ
2.6
2.7


Tên hình vẽ, đồ thị
Số lượng dự án hồn thành của Trung Quốc
trong khn khổ viện trợ giai đoạn 2013 - 2018
Tổng số vaccine của Trung Quốc sản xuất cho
Đông Nam Á

Số trang
37
39

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
2.1
2.2
2.3
2.4

2.5

Tên hình vẽ, đồ thị
Biểu đồ dân số lao động di cư ở nông thôn giai đoạn
2009 - 2018
Biểu đồ thể hiện mức độ nghèo ở các vùng nông thôn
theo chuẩn nghèo nông thông từ năm 1979 - 2015
Quy mô thị trường lĩnh vục hệ thống an toồn thơng
tin ở Trung Quốc trong giai đoạn 2014 - 2018
Biểu đồ viện trợ nước ngoài của Trung Quốc theo
lĩnh vực giai đoạn 2013 - 2018

Biểu đồ thể hiện những quốc gia nhận viện trợ nước
ngoài của Trung Quốc theo nhóm thu nhập đoạn 2013
- 2018

Số trang
29
30
31
35

37


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền con người là chủ đề quan trọng trong quan hệ quốc tế, nền tảng hình thành
xã hội văn minh. Cơ sở chính của quyền con người là thiết lập các ý tưởng nhằm đảm
bảo bình đẳng, độc lập về kinh tế, chính trị, xã hội và quyền công dân cho mỗi người.
Ý tưởng về quyền con người được coi là đạo đức tối cao về quyền, là điều kiện tốt cho
con người và thiếu sự tồn tại của quyền này thì chân giá trị con người cũng khơng thể
có được. Quyền con người đề cập đến những quyền thuộc về bản chất của con người,
không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, giới tính, v.v. Tư tưởng về quyền con
người đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nó là kết quả đấu tranh nhằm
đảm bảo quyền con người, xây dựng quốc gia công bằng và nhân đạo. Sự phát triển
quyền con người là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ để xác lập và bảo vệ
những giá trị công bằng, tự do, nhân phẩm của con người.
Immanuel Kant - một triết gia người Đức, từng có những quan điểm tuyệt vời ủng
hộ quyền con người. Ông ủng hộ tự do và tin rằng phẩm giá con người không thể bị hy

sinh, không ai được xem là phương tiện cho mục đích của người khác và mỗi người là
một mục đích cho chính mình. Ồng cũng tin rằng tất cả mọi người phải tuân theo luật
đạo đức tối cao - đây là một mệnh lệnh tuyệt đối khơng bị giới hạn bởi thời gian và
khơng gian. Nó có tính phổ qt lớn nhất và khơng thể bị ai xâm phạm. Chủ nghĩa tự
do đã nhanh chóng kế thừa tư tưởng này và trừu tượng hóa các cá nhân từ nền tảng là
các xã hội cụ thể và các mối quan hệ xã hội để hình thành nên những cá nhân tiên
nghiệm mà khơng xem xét tính đặc thù của nó. Theo đó mọi cá nhân đều có sự bình
đẳng như nhau về các quyền và nó thuộc về tính phổ quát. Quan điểm này làm dấy lên
cuộc tranh luận sôi nổi về quyền con người ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt
Nam, Lào và Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, trước cách mạng dân tộc dân chủ 1949, nhân dân Trung Quốc bị
tước đoạt các quyền cơ bản của con người, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Cách mạng vô sản giải phóng dân tộc thành cơng gắn liền sự ra
đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở ra cánh cửa đón nhận ánh sáng
của quyền nói chung và quyền con người nói riêng. Đặc biệt, cơng cuộc cải cách cách


2

mạng xã hội chủ nghĩa từ năm 1978 đã góp phần nâng cao nhận thức về quyền con
người và đảm bảo quyền con người trong thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung
Quốc. Từ khi Tập Cận Bình nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước vào năm 2013, ông đã
đưa ra nhiều chủ trương quan trọng nhằm thúc đẩy việc thực thi và bảo vệ quyền con
người. Cho đến nay, quyền con người ở Trung Quốc về cơ bản đã có những bước
chuyển biến tích cực, ý thức về quyền con người không ngừng được nâng cao trong
nhân dân. Nhận thức của Đảng Cộng sản Trung quốc về quyền con người cũng được
củng cố bằng các luận điểm như bảo vệ quyền con người là “kim chỉ nam” trong cơng
cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong “kỷ nguyên mới”, các hoạt
động bảo vệ quyền con người được bảo đảm và thực thi có hiệu quả hơn, chính phủ đã
tích cực nỗ lực tham gia vào nhân quyền quốc tế để cải thiện các điều kiện nhân

quyền. Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng một khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra
đời, Đảng đã xác lập sứ mệnh ban đầu của mình là đem lại hạnh phúc cho người dân
Trung Quốc và cho sự trẻ hóa của đất nước. Bảo đảm quyền con người chính là tiền đề
để Trung Quốc hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” trong tương lai.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người
nhưng quá trình thực thi nhân quyền của Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
tình trạng dân chủ thiếu tập trung, lạm quyền, tham quyền, tham nhũng chính sách,
quan liêu của một bộ phận cán bộ đang viên đã xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do
dân chủ của cơng dân. Ngồi ra, chính quyền ở một số địa phương cũng như các chính
sách của nhà nước chưa đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số dân chúng, điều đó
trở thành điều kiện cho các cuộc biểu tình, bạo động ở một số địa phương tại Trung
Quốc.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vấn đề quyền con người ở Trung
Quốc là hoạt động có giá trị quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đúc kết những kinh
nghiệm trong quá trình triển khai, thực thi và tổng kết kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ
gợi ý cho chúng ta những biện pháp mang tính thực tiễn cao hơn trong bối cảnh xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu


3

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền con người ở
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, đề tài hướng đến đề xuất một số bài học kinh
nghiệm nhằm tiếp tục bảo vệ và thực thi có hiệu quả quyền con người ở Việt Nam
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
-

Tổng quan nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quyền con

người ở Trung Quốc
-

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quyền con người, hệ thống nhân

quyền quốc tế.
-

Phân tích thực trạng bảo vệ và phát triển quyền con người ở Trung Quốc

dưới thời Tập Cận Bình.
-

Phân tích sự tác động của chính sách thúc đẩy quyền con người ở Trung

Quốc đối với hệ thống nhân quyền quốc tế.
-

Đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ và thực thi

quyền con người trong nhà nước pháp quyền.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyền con người ở Trung Quốc dưới thời
Tập Cận Bình.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Trung Quốc

-

Phạm vi thời gian nghiên cứu: thời kỳ Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
-

Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực

tiễn bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc, tác động chính sách nhân quyền Trung
Quốc đến hệ thống nhân quyền quốc tế.
4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Quyền con người là gì?



4

-

Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc quan niệm như thế nào đối

với vấn đề quyền con người?
-

Thực trạng triển khai chính sách quyền con người dưới thời Tập Cận

Bình diễn ra như thế nào?
-

Chính sách nhân quyền của Trung Quốc tác động như thế nào đến hệ

thống nhân quyền quốc tế?
-

Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm nào từ chính sách quyền

con người ở Trung Quốc?
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu về tư tưởng và lịch sử phát triển quyền

con người ở Trung Quốc.

-

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại cơng trình

nghiên cứu có liên quan và khái quát thành những vấn đề lý luận quyền con người và
hệ thống nhân quyền quốc tế.
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích thực trạng triển khai

chính sách bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc. Từ đó, đánh giá tác động chính
sách nhân quyền của Tập Cận Bình đến hệ thống nhân quyền quốc tế.
-

Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin: Tìm hiểu về các chính sách

nhân quyền của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình dựa trên những nguồn tài liệu
chính thống. Từ các thông tin thu thập trên nhiều nguồn đưa ra đánh giá tác động
chính sách nhân quyền Trung Quốc trong hệ thống nhân quyền quốc tế.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đưa ra những lý luận, nhận xét về thực trạng
bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Đồng thời, bài
nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tổng quát về tác động chính sách nhân quyền của
Trung Quốc đối với hệ thống nhân quyền quốc tế. Dựa vào những nghiên cứu khoa
học có cơ sở, nghiên cứu còn cung cấp những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong quá trình phát triển cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người. Ngoài ra, luận
văn sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động học thuật, nghiên cứu về
Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu Phát triển quốc tế và các chuyên ngành khác có liên
quan.



5

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong
3 chương.
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề lý luận về quyền con người
Chương 2. Thực trạng bảo đảm quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận
Bình
Chương 3. Tác động của các chính sách về quyền con người ở Trung Quốc đến hệ
thống nhân quyền quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam


6

NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1.1.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người và nhân
quyền quốc tế

Bài nghiên cứu “The Evaluation of Human Rights: An Overview in Historical
Perspective” của nhóm tác giả M. Kamruzzaman và Shashi Kanto Das đã khái quát
lịch sử phát triển của quyền con người dưới góc nhìn tư duy triết học. Họ cho rằng sau
khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một trật tự thế giới mới, hướng tới
hịa bình bền vững. Từ đó, quyền con người cùng với hịa bình, an ninh và phát triển là

mục tiêu chính được Liên hợp quốc (UN) quan tâm. Bài nghiên cứu tập trung bàn về
quan điểm lịch sử và sự phát triển quyền con người qua các thời kỳ. Bắt đầu từ thời kỳ
cổ đại là giai đoạn quyền con người được quan tâm, đến thời trung cổ, vấn đề nhân
quyền được thúc đẩy và cuối cùng là thời hiện đại khi quá trình thực thi nhân quyền
phát triển. Tư tưởng triết học trong việc phát triển quyền con người trở thành nền tảng
để hình thành nên các khái niệm về sự tự do và bình đẳng của con người. Nhóm tác giả
cịn đề cập đến Tun ngơn nhân quyền năm 1689 và Tuyên ngôn thế giới về quyền
con người năm 1948 có tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc kinh tế - chính trị - xã
hội của một quốc gia. Tựu chung, quyền con người cần phải vượt qua một chặng
đường dài để có được sự công nhận của pháp luật và quốc tế đồng thời bảo đảm quyền
con người là bảo đảm xã hội phát triển ổn định (Kamruzzaman, Md.; Das, Shashi
Kanto., 2016).
Bài nghiên cứu “Thuyết tương đối văn hóa và quyền con người” của tác giả Hoàng
Văn Nghĩa tập trung làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong
quan niệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối về
quyền con người phổ quát. Sự xuất hiện của thuyết tương đối văn hóa có mối liên hệ
mật thiết với quyền con người từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Cụ thể, một trong những đặc trưng của quyền con người chính là chúng có nguồn gốc


7

từ đời sống hiện thực và liên kết chặt chẽ tới bối cảnh xã hội. Đó cũng là nơi nảy sinh
ra các giá trị, quan niệm về tự do và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật mà ở đó mỗi cá
nhân, nhóm xã hội và cộng đồng được thụ hưởng - đó cũng chính là văn hóa. Chính vì
vậy, các giá trị hay quan niệm văn hóa sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến q
trình hình thành và phát triển quyền con người. Tuy nhiên, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền (UDHR) ra đời đã khiến thế giới bùng nổ làn sóng tranh cãi về những thách
thức đối với thuyết phổ quát về quyền con người. Nhiều nhà khoa học cho rằng bản
chất của khái niệm quyền con người là sự kết tinh các giá trị văn hóa và có tính phổ

biến. Ngược lại, một số nhà khoa phản bác rằng dựa trên lý luận và thực tiễn của
thuyết tương đối văn hóa, quyền con người chỉ mang tính chất tương đối. Đối với quan
điểm của tác giả, ông cho rằng quyền con người mang bản chất kép. Nó có thể phù
hợp với thuyết phổ quát hoặc thuyết tương đối tùy góc độ nhìn nhận. Trong q trình
tiếp biến văn hóa, quyền con người đóng vai trị quan trọng, vừa bảo vệ vừa làm giàu
bản sắc tính đặc thù và sự đa dạng văn hố. Tóm lại, bài nghiên cứu đề cao ý nghĩa và
ảnh hưởng của thuyết tương đối văn hóa về quyền con người trong sự hình thành và
phát triển của nhân loại (Hồng Văn Nghĩa, 2014).
Bài nghiên cứu “Development of International Human Rights Law Before and after
the Universal Declaration of Human Rights” của nhóm tác giả Mashood A. Baderin và
Manisuli Ssenyonjo bàn về quá trình phát triển quyền con người trước và sau khi
UDHR được thông qua. Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, UN thông
qua UDHR về việc bảo vệ quyền con người theo luật pháp quốc tế, từ đó quyền con
người được chú trọng hơn. Quyền con người xuất phát từ nguồn gốc lịch sử và tự
nhiên nhưng sự ra đời của UDHR đã đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển
nhân quyền quốc tế. Nó là cơng cụ pháp lý được các nước thông qua nhằm thừa nhận
và bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật. Trải qua hơn 70 năm, các quan
điểm lý thuyết, tính pháp lý, khái niệm liên quan đến quyền con người trong luật nhân
quyền quốc tế đã phát triển và thay đổi đáng kể. UDHR chính là cơ sở pháp lý để luật
nhân quyền quốc tế được thực thi mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực từ quyền bình đẳng giới
đến các quyền tự do và an ninh của con người. Nhóm tác giả này cho rằng UDHR là
tiêu chuẩn chung cho khung hiệp ước nhân quyền quốc tế liên quan đến các quyền cơ
bản của con người. Có thể nói, sự ra đời của UDHR là tiền đề cho luật nhân quyền


8

quốc tế phát triển mạnh mẽ trong việc chống lại các vi phạm nhân quyền trong xã hội
(Baderin, Mashood A.; Ssenyonjo, Manisuli., 2010).
1.1.2. Các các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền con người ở

Trung Quốc và quyền con người ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận
Bình
Bài nghiên cứu “Handbook on Human Rights in China” của tác giả Sarah Biddulph
đề cập đầy đủ các lý thuyết và thực tiễn về nhân quyền ở Trung Quốc. Tác giả đã
nghiên cứu các quyền của Trung Quốc dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm quyền
dân sự và chính trị, xã hội, kinh tế, v.v. Từ sau khi cuộc cách mạng dân tộc kết thúc, ý
thức về quyền con người bắt đầu tồn tại và phát triển trong xã hội Trung Quốc. Với
chính sách “cải cách và mở cửa”, Trung Quốc có nhiều bước chuyển mình tiến bộ
trong hệ thống nhân quyền quốc tế. Nước này tiến hành phê chuẩn các hiệp ước nhân
quyền và đóng vai trị tích cực trong UN. Tuy vậy, một số thể chế vẫn tồn đọng mặt
hạn chế và gây ra mâu thuẫn trong xã hội về nhân quyền. Để “xoa dịu” tình hình,
Trung Quốc ký Cơng ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
(ICESCR) và đưa khái niệm nhân quyền vào Hiến pháp năm 2004. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đề cập đến thành tựu và hạn chế trong việc phát triển quyền ở Trung Quốc ở
các cấp độ khác nhau. Hầu như các chương trong bài nghiên cứu đều có cái nhìn sâu
sắc về chủ đề nhân quyền và cách quản trị xã hội của Trung Quốc trên con đường phát
triển nhân quyền (Biddulph, S; Rosenzweig, J;, 2019).
Bài nghiên cứu “Trung Quốc đấu tranh trong vấn đề nhân quyền như thế nào?” của
nhóm nghiên cứu Mai Hồng Anh và Nguyễn Thị Ngọc Loan đã đề cập đến quá trình
Trung Quốc tham gia trong việc phát triển nhân quyền trong nước và trên thế giới. Từ
khi cải cách và mở cửa, mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc chính là bảo vệ quyền con
người gắn liền với công cuộc hiện đại hóa đất nước. Trung Quốc là một trong những
thành viên đóng góp tích cực cho nhân quyền quốc tế. Các đại biểu của Trung Quốc
từng nhấn mạnh rằng văn hóa Nho giáo là nền tảng quan trọng cho các giá trị nhân
quyền phổ quát. Sự hỗ trợ và tham gia tích cực trong các chủ đề nhân quyền là minh
chứng cho sự nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề cải thiện các điều kiện
nhân quyền. Tuy nhiên, quá trình thực tiễn đấu tranh về nhân quyền của Trung Quốc
vẫn còn gặp một số trở ngại và gây tranh luận giữa các nước phương Tây về mơ hình



9

nhân quyền. Dù vậy, Trung Quốc vẫn hòa nhập tốt vào cơ chế nhân quyền quốc tế và
đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể, nhóm tác giả đã đưa ra một số thành cơng
trong q trình đấu tranh về nhân quyền như mở rộng quan hệ hợp trong vấn đề nhân
quyền với các nước khác, xây dựng hình ảnh tích cực, v.v. Có thể nói, tơn trọng và bảo
vệ các chuẩn mực, giá trị quyền con người là ưu tiên quan trọng của Trung Quốc trong
quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế (Mai Hoài Anh; Nguyễn Thị Ngọc
Loan, 2016).
Bài nghiên cứu “The Policy Programme and Human Rights Positions of the Xi
Jingping Administration” của tác giả Joseph Yu-shek Cheng đã phân tích các chính
sách của Tập Cận Bình đối với hệ thống nhân quyền Trung Quốc trong cơng cuộc hiện
đại hóa đất nước. Định hướng chính sách của Tập Cận Bình chính là bảo đảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhằm cải cách việc làm và nâng cao mức sống người dân. Không
chỉ vậy, chính quyền Tập Cận Bình tập trung nâng cấp mạng lưới an sinh xã hội và đạt
được một số thành tựu. Bài nghiên cứu cũng đề cập quan điểm nhân quyền của Trung
Quốc dưới chính quyền ơng Tập Cận Bình có sự thay đổi. Trung Quốc tích cực tham
gia các chủ đề nhân quyền và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của nhân quyền nước
mình. Sự ổn định của chính sách sẽ giúp người dân hưởng lợi trong nhiều vấn đề liên
quan tới chính trị và xã hội. Mặt khác, tác giả cho rằng sự các thành tựu nhân quyền
mà Trung Quốc đem lại cũng kéo theo một số vấn đề tiêu cực trong cộng đồng quốc tế.
Nhìn chung, vấn đề quản trị nhân quyền dưới thời Tập Cận Bình vẫn cần nhiều sự thay
đổi trong tương lai (Cheng, Joseph Yu-shek, 2018).

1.2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HỆ
THỐNG NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
1.2.1. Khái niệm về quyền con người


Quyền con người là một phạm trù đa nghĩa và tính đến nay đã có hơn 50 định
nghĩa liên quan đến quyền con người. Theo một số tài liệu của UN, mỗi định nghĩa
đều được các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau và từ đó đưa ra một
số thuộc tính nhất định. Tuy nhiên, những định nghĩa dựa vào các thuộc tính mà các
tác giả đưa ra đều là những nhận định mang tính chất chủ quan. Vì thế, vẫn chưa có
định nghĩa nào bao hàm hết các thuộc tính của quyền con người.



×