Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nghiên cứu biến động tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại việt nam giai đoạn 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.08 KB, 50 trang )

lOMoARcPSD|17917457

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----㵟㵟㵟㵟㵟----

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VĨ MÔ 1
ĐỀ TÀI: : NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ninh Thị Hồng
Lan Lớp học phần

: 2217MAEC0111

Nhóm thực hiện

: Nhóm 9

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2022

1


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI...................................................................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...............................................3


1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái.....................................................................................3
1.1.2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái....................................................................................3
1.1.3. Phân loại tỷ giá hối đoái.......................................................................................6
1.1.4. Thị trường ngoại hối............................................................................................6
1.1.5. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái..............................................................8
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.................................10
1.2.1. Khái niệm cán cân thương mại...........................................................................10
1.2.2. Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại...................................................10
1.2.3. Vai trò của cán cân thương mại..........................................................................11
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.........12
1.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại........................................12
1.3.2. Tác động của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đoái........................................13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021.................................14
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021........14
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới....................................................................................14
2.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam.................................................................................17
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021.........................................................................................19
2.2.1. Thực trạng biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2020-2021............19
2.2.2. Nguyên nhân biến động tỷ giá hối đoái..............................................................23
2.3.. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 2021................................................................................................................................. 24
2.3.1. Đánh giá chung về cán cân thương mại trong những năm gần đây....................24
2.3.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2020-2021........................24
2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021...................................................................26
2.4.1. Tác động tích cực...............................................................................................26
2.4.2. Tác động tiêu cực...............................................................................................28
2



2.5. MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2021............................................................................29
2.5.1. Những thành công..............................................................................................29
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.........................................................................30
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ ĐIỀU TIẾT TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI NHẰM HỖ TRỢ TRẠNG THÁI CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
CHO NĂM 2022..................................................................................................................32
3.1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NĂM 2022...........32
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2022.......................................................32
3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022....................................................33
3.2. MỤC TIÊU XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2022............................................................................34
3.2.1. Mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022...................................34
3.2.2. Định hướng chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2022............................35
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ ĐIỀU TIẾT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
NHẰM HỖ TRỢ TRẠNG THÁI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM NĂM
2022
......................................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................39

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1. Đồ thị thể hiện Cơ chế tỷ giá cố định khi cầu nội tệ tăng...................................9
Biểu đồ 1.2. Đồ thị thể hiện Cơ chế tỷ giá cố định khi cung nội tệ tăng...................................
Biểu đồ 2.1. Đồ thị tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số nước.......................................13
Biểu đồ 2.2. Diễn biến lạm phát toàn cầu và một số khu vực...............................................15

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng GDP qua các năm và cơ cấu GDP năm 2021...............................16
Biểu đồ 2.4. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2020 và năm
2021...................................................................................................................................... 17
Biểu đồ 2.5. Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12/2020.................................18
Biểu đồ 2.6. Giá mua vào USD trên thị trường tự do từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12......19
Biểu đồ 2.7. Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến 31/12/2021..........................................20
Biểu đồ 2.8. Giá mua vào USD tự do từ đầu năm 2020 đến 31/12/2021..............................21
Biểu đồ 2.9. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam theo tháng
trong năm 2020..................................................................................................................... 24
Biểu đồ 2.10. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam theo tháng năm
2021...................................................................................................................................... 25
Biểu đồ 2.11. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2020 và năm
2021................................................................................................................................... 27Y
Biểu đồ 3.1. Dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022...................................................................32

4


LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện bài thảo luận xin gửi lời cảm ơn Ths. Ninh Thị Hoàng Lan giáo viên giảng dạy học phần Kinh tế vĩ mô 1. Nhờ những kiến thức được truyền đạt
trong bài học cùng các định hướng, góp ý của cơ thì nhóm mới có thể hoàn thiện bài
thảo luận một cách tốt nhất. Mong cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong
sự nghiệp của mình!

5


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế vĩ mô là môn học tập trung nghiên cứu về các hoạt động kinh tế tổng
thể cùng các chính sách điều tiết vĩ mơ của Chính phủ. Trong bối cảnh đại dịch hiện

nay, kinh tế vĩ mơ trong nước và trên thế giới ngày càng có nhiều biến động phức tạp,
việc nắm vững các yếu tố kinh tế vĩ mô càng trở nên quan trọng nhằm giải thích các
ngun nhân và các tác động có thể xảy ra của các vấn đề kinh tế diễn ra trong thực
tiễn. Trong đó, chính sách tỷ giá hối đối là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ
quan trọng của mỗi quốc gia.
Tỷ giá hối đoái là giá trị đồng tiền nước này được tính theo đồng tiền nước khác
và là giá trị thường xuyên biến động, khó dự báo. Nó tác động đến nền kinh tế và cuộc
sống hàng ngày của người dân vì khi giá trị đồng nội tệ tăng lên sẽ khiến giá hàng
trong nước đắt một cách tương đối so với hàng nước ngoài. Do đó, tỷ giá hối đối
được coi là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh cán cân thương mại. Nếu đồng tiền
của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt
đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Ngược lại, một đồng tiền yếu sẽ làm cho
hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường nước
ngoài. Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước thường giảm đi
và khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng.
Vậy, lựa chọn điều tiết can thiệp tỷ giá ở mức độ như thế nào để tạo ra những
tác động có lợi cho cán cân thương mại và tạo ra những sự ổn định về kinh tế ln là
một bài tốn đến nay vẫn cần lời giải đáp. Để tìm ra câu trả lời thì cần làm rõ được
mức độ dao động của tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại như thế nào. Do
tính cấp thiết và thú vị của vấn đề về tỷ giá và cán cân thương mại nên nhóm em đã
lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu biến động tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân
thương mại Việt Nam giai đoạn 2020-2021” làm đề tài thảo luận của nhóm mình.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Việc thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn quốc tế địi hỏi phải so sánh một đồng
tiền của nước này với đồng tiền nước khác. Khi việc trao đổi mua bán vượt ra khỏi
phạm vi một quốc gia phải thỏa thuận dùng đồng tiền nước nào để tính và thanh tốn
hợp đồng. Việc thanh tốn này có thể sử dụng một trong hai đồng tiền của hai nước
nhưng cũng có thể sử dụng một đồng tiền thứ ba nào đó, từ đó xuất hiện địi hỏi phải
xem xét, tính tốn một đồng tiền nội tệ được bao nhiêu đồng ngoại tệ hoặc ngược lại
một đồng ngoại tệ được bao nhiêu nội tệ, tức là phải bằng cách nào đó chuyển đổi một
đơn vị tiền tệ của nước này thành đơn vị tiền tệ của nước khác. Muốn thực hiện được
điều đó, cần phải dựa vào một mức quy đổi xác định. Nói cách khác đó chính là phải
dựa vào tỷ giá hối đối.
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó một đơn vị tiền tệ của nước này có
thể đổi lấy tiền của một nước khác.
Ví dụ: Tỷ giá hối đối của USD được cơng bố ở Việt Nam là:
22.963VND/USD Tỷ giá hối đoái của Yên Nhật được công bố ở Nhật
là: 0,012 USD/JPY
Xét từ thị trường giao dịch, đồng tiền quốc gia của thị trường này được coi là
chủ thể, thì yết giá được thực hiện bằng hai cách sau:
Niêm yết trực tiếp (Direct quote): Tỷ giá hối đoái được định giá theo nội tệ.
Ví dụ: 1 USD= 22.963 USD. Ký hiệu E.
E = 22.963VND/USD
Niêm yết gián tiếp (Indirect quote): Tỷ giá hối đoái được định giá theo ngoại
tệ.
Ví dụ: 1 VND= 0,000044 USD. Ký hiệu e
7


e = 0,000044USD/VND
1.1.2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức mà một đất nước quản lý đồng tiền của nước

mình. Ở mỗi nước khác nhau thì chế độ tỷ giá hối đối cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên
thơng thường sẽ có 3 chế độ tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá hối đối thả nổi, tỷ giá hối
đối thả nổi có kỳ hạn và tỷ giá hối đoái cố định.
1.1.2.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời
gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép.
Ưu điểm của cơ chế tỷ giá cố định
Tỷ giá giữa các đồng tiền được ấn định cố định, khơng thay đổi cho nên đã
khuyến khích được thương mại quốc tế phát triển, phát huy được lợi thế so sánh của
mỗi quốc gia trong ngoại thương, thúc đẩy q trình phân cơng lao động quốc tế tăng
năng suất lao động, giảm thất nghiệp và ổn định giá cả.
Tỷ giá cố định đã khuyến khích được sự chung chuyển tư bản giữa các quốc
gia. Vốn tư bản được chuyển đến nhiều ngành nhiều quốc gia mà ở đó đầu tư có hiệu
quả cao. Như vậy, xét trong phạm vi quốc tế thì tổng đầu tư sẽ nhiều hơn, góp phần
tăng tiềm lực kinh tế trong mỗi quốc gia.
Hạn chế của cơ chế tỷ giá cố định
Theo hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các mục tiêu kinh tế trong nước phụ
thuộc vào mục tiêu cán cân thanh toán. Khi cán cân thanh toán của một quốc gia mất
cân bằng, quốc gia đó cần phải áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ có tính co
giãn hoặc mở rộng, điều này sẽ dẫn đến hậu quả của việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
hoặc giá cả tăng cao đối với nền kinh tế trong nước.
Lạm phát dễ xảy ra, do đó, giá cả tăng cao làm tăng giá vốn hàng xuất khẩu,
dẫn đến giảm xuất khẩu, thâm hụt thanh toán quốc tế, đồng nội tệ khơng ổn định. Để
ổn định tỷ giá hối đối, các cơ quan quản lý tiền tệ của đất nước chỉ có thể sử dụng
vàng và dự trữ ngoại hối để đưa chúng vào thị trường ngoại hối, khiến một lượng lớn
vàng và dự trữ ngoại hối bị tiêu hao.

8



Chính sách tiền tệ phụ thuộc: Theo hệ thống tỷ giá hối đối cố định, các quốc
gia có nghĩa vụ duy trì ổn định tỷ giá hối đối, điều này làm suy yếu tính tự chủ của
chính sách tiền tệ trong nước.
1.1.2.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi
Cơ chế tỷ giá thả nổi hồn tồn hay cịn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế
độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối.
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Ưu điểm của cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi
Với tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ phản ánh được đầy đủ và chính sách tình hình
cung cầu của thị trường ngoại tệ đồng thời cho thấy rõ được sự biến động của thị
trường này. Giúp cho thị trường minh bạch và hiệu quả hơn.
Ưu điểm thứ hai của tỷ giá hối đoái được thả nổi là giúp di chuyển nguồn lực từ
những nơi có hiệu quả thấp về những nơi có hiệu quả cao hơn.
Ưu điểm thứ ba khi thực hiện cơ chế hối đoái chính là việc này sẽ giúp cho
ngân hàng trung ương chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách kinh tế, lúc
này sẽ khơng cịn bất cứ một rào cản mang tính pháp lý nào đối với đồng tiền mà chính
sách kinh tế tạo ra, giúp chính sách tiền tệ độc lập hơn.
Giúp cho cán cân thanh tốn có thể cân bằng. Nếu như có một quốc gia nào đó
có cán cân vãng lai thâm hụt khiến cho nội tệ giảm giá thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.
Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi cũng giúp cho việc ổn định kinh tế. Bởi khi mà
giá cả nước ngoài tăng lên sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế PPP
để tránh được tất cả những tác động ngoại lai, tránh các rủi ro và những cú sốc bất lợi.
Nhược điểm của cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi
Ln có những sự vận động về vốn do những khác biệt về lãi suất trong các
nước gây ra. Các mục tiêu của chính sách trong nước đã làm cho các nước theo đuổi
những chính sách tiền tệ khác nhau, chúng làm lãi suất thực tế khác nhau, chúng làm
lãi suất thực tế khác nhau và làm cho những luồng vốn lớn chảy vào các nước có lãi
suất cao, đẩy tỷ giá hối đoái của nước này lên bất kể các điều kiện thương mại.


9


Đầu cơ tiền tệ quốc tế cũng dẫn đến việc tăng và giảm khá lớn các tỷ giá hối
đoái và những thay đổi này không liên quan tới điều kiện thương mại.
Sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế. Các giá trị tương đối của
nhiều hàng hóa đã thay đổi cùng sự phát triển của ngành công nghiệp mới và sự suy
giảm của những ngành công nghiệp cũ làm cho giá trao đổi thực tế thay đổi so với các
giá trị dự kiến thông qua sự ngang bằng sức mua.
1.1.2.3. Cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý
Khái niệm: Một hệ thống tỷ giá hối đối có quản lý (hay khơng thuần nhất) là
một hệ thống trong đó tỷ giá hối đối được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị
trường, nhưng đơi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa khơng cho nó vận động
ra ngồi các giới hạn nhất định.
Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là sự dung hòa giữa chế độ tỷ giá cố định và
chế độ tỷ giá thả nổi tự do. Vì vậy, nó kết hợp được những ưu điểm của cả hai chế độ
nhưng đồng thời cũng cho những hạn chế nhất định.
Cơ chế này có ưu điểm là tỷ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh
tế, thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế. Đảm bảo tính độc lập tương đối của chính
sách tiền tệ, hạn chế được những ảnh hưởng do các cú sốc từ bên ngồi đến với kinh
tế.
Nhưng để duy trì chế độ này, ngân hàng trung ương cũng phải có lượng ngoại
tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệp
phù hợp, nếu không sẽ trở thành chế độ tỷ giá cố định.
1.1.3. Phân loại tỷ giá hối đoái
Tùy thuộc vào những cách phân loại khác nhau mà có nhiều loại tỷ giá hối đoái
khác nhau. Tuy nhiên nếu phân loại dựa vào giá trị tỷ giá sẽ có hai loại tỷ giá: tỷ giá
hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) là tỷ lệ trao đổi tiền tệ của
một đồng tiền này ra tiền tệ của một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa biểu

thị lượng ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ.
Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rates – RER) là tỷ lệ mà một người có thể
trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia lấy hàng hóa và dịch vụ của một quốc
gia khác. Tỷ giá hối đoái thực được biểu thị tỷ lệ giá cả hàng hóa giữa hai quốc gia khi
10


tính theo cùng một đơn vị tiền tệ. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực phản ánh tỷ
lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia.
1.1.4. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia
này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác là thị trường trao đổi,
mua, bán ngoại tệ.
1.1.4.1. Cầu tiền nội tệ trên thị trường ngoại hối
Cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền nội tệ mà mọi người
muốn mua và có khả năng mua tương ứng với mỗi mức giá của nội tệ (e) trên thị
trường ngoại hối. Khi các yếu tố khác không đổi, giá của một đơn vị nội tệ cao hơn,
lượng cầu về nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm.
Cầu về tiền của một nước phát sinh trên thị trường ngoại hối trong những giao
dịch sau: Thứ nhất, khi người nước ngồi mua hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra tại
nước đó hay chính là khi quốc gia đó xuất khẩu hàng hóa cho nước ngồi. Thứ hai,
người nước ngồi đầu tư vào quốc gia đó.
Người nước ngồi mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản hai loại giao dịch chủ yếu
tạo ra cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Ngồi ra, cầu nội tệ cịn phát sinh trong các
trường hợp như: khi quốc gia nhận viện trợ nước ngoài, các hoạt động liên quan đến
việc vay nợ và hoàn trả tiền vay của nước ngoài đối với quốc gia đó…
Đường cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối phản ánh lượng cầu nội tệ tại mỗi
mức tỷ giá hối đoái cho trước khi các yếu tố khác là không đổi. Đường cầu nội tệ dốc
xuống phản ánh khi tỷ giá tăng ( nội tệ tăng giá), lượng cầu về nội tệ trên thị trường
ngoại hối giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng cầu về nội tệ thông qua tác động đến xuất
khẩu. Khi tỷ giá nội tệ tăng, giá hàng xuất khẩu của quốc gia tính theo ngoại tệ tăng,
hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với người nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu, vì vậy xuất khẩu của quốc gia giảm, cầu nội tệ giảm.
Thu nhập của nước ngoài: Khi thu nhập của nước ngoài cao hơn sẽ có thể làm
tăng tiêu dùng của nước ngồi về hàng hóa xuất khẩu của quốc gia, từ đó quốc gia
xuất khẩu nhiều hơn, dẫn đến cầu nội tệ tăng.
11


Giá cả hàng hóa tương quan giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa của nước
ngồi. Giá cả hàng hóa tương quan của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước
ngồi tăng sẽ khiến hàng xuất khẩu của quốc gia trở nên đắt hơn đối với người nước
ngoài và xuất khẩu giảm, cầu nội tệ giảm.
Mức chênh lệch về tỷ lệ lãi suất. Nếu mức chênh lệch lãi suất trong nước so với
lãi suất nước ngoài tăng, sẽ thu hút các dịng vốn đầu tư từ nước ngồi vào quốc gia,
tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
1.1.4.2. Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối
Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối của một quốc gia là khối lượng nội tệ mà
những người tham gia thị trường muốn và có khả năng chuyển đổi thành tiền ngoại tệ
tương ứng với mỗi mức tỷ giá cho trước (các yếu tố khác là không đổi).
Cung về tiền của một quốc gia phát sinh trên thị trường ngoại hối trong những
giao dịch sau: Thứ nhất, khi người dân, Chính phủ của nước đó mua hàng hóa, dịch vụ
nước ngồi hay chính là khi quốc gia đó mua hàng hóa, dịch vụ của nước ngồi. Thứ
hai, người dân quốc gia đó đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, cung nội tệ còn phát sinh
trong trường hợp như: khi quốc gia viện trợ cho nước ngoài, khi người nước ngoài gửi
tiền về nước, các hoạt động liên quan đến việc cho vay và hoàn trả tiền vay của quốc
gia với nước ngoài…
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nội tệ trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng cung nội tệ thông qua tác động đến nhập
khẩu. Khi tỷ giá nội tệ tăng, giá hàng hóa nhập khẩu tính theo nội tệ giảm, hàng nhập
khẩu trở nên rẻ hơn tương đối với người tiêu dùng trong nước, làm tăng sức cạnh tranh
của hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước, vì vậy nhập khẩu của quốc gia tăng,
cung nội tệ tăng.
Thu nhập quốc dân: Khi thu nhập quốc dân cao hơn sẽ có thể làm tăng tiêu
dùng của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa nhập khẩu, từ đó quốc gia nhập
khẩu nhiều hơn, dân đến cung nội tệ tăng.
Giá cả hàng hóa tương quan giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngồi.
Giá cả hàng hóa tương quan của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngồi tăng
sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn tương đối so với người tiêu dùng trong nước
và nhập khẩu tăng, cung nội tệ tăng.
12


Mức chênh lệch tỷ lệ lãi suất: Nếu mức chênh lệch lãi suất trong nước so với lãi
suất nước ngoài tăng, sẽ làm giảm đầu tư trong nước ra nước ngoài, giảm cung nội tệ
trên thị trường ngoại hối.
1.1.5. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
Cũng như giá cả hàng hóa, tỷ giá thường xuyên biến động trên thị trường và
chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này thường tác động lên cung
và cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá. Theo kinh nghiệm và quan sát của các
chuyên gia, tỷ giá thường chịu tác động của các yếu tố sau đây:
Cán cân thương mại
Trong các điều kiện khác khơng đổi nếu nhập khẩu của một nước tăng thì
đường cung về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển về phía bên phải, tỷ giá hối đối giảm
xuống; nếu xuất khẩu tăng thì đường cầu về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển sang trái
tỷ giá hối đoái tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát
Việc thay đổi tỷ lệ lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc đến tỷ

giá hối đoái. Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước
khác thì nước đó sẽ cần nhiều tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của nước kia.
Điều này làm cho cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đối giảm xuống.
Lãi suất
Lãi suất có tác động khơng hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Điều
này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Sự gia tăng lãi suất ở một nước sẽ làm cho
đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối
so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người
dân nước ngồi muốn mua tài sản ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó

dịch chuyển sang phải và làm tăng tỷ giá hối đối của nó. Đây là một trong những ảnh
hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá ở các nước phát triển cao.
Thu nhập
Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có
13


xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên,
dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên tức
là mức sống tăng lên, người dân chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát
giảm và làm tăng tỷ giá hối đối.
Một số nhân tố khác
Nợ cơng là ngun nhân làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Khi gặp phải tình
trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước
ngồi thơng qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và
làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống. Bên cạnh đó
thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ
đã được trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó
giảm theo.

Với cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi thì tỷ giá hối đối hồn tồn do cung và cầu
trên thị trường ngoại hối tác động, nhưng với chế độ tỷ giá hối đối cố định thì khi có
sự biến động về tỷ giá thì Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện việc mua và bán ngoại
tệ để giữ mức tỷ giá cố định.
Biểu đồ 1.1. Đồ thị thể hiện Cơ chế tỷ giá cố định khi cầu nội tệ tăng

Nếu khơng có sự tác động của Ngân hàng Trung ương thì khi xuất khẩu tăng,
đầu tư nước ngồi tăng thì dẫn đến cầu nội tệ tăng: E0 đến E1 . Muốn tỷ giá hối đoái
giữ ổn định, Ngân hàng Trung ương sẽ bán nội tệ mua ngoại tệ sẽ làm cung nội tệ tăng
lên E1⟶E2.
Biểu đồ 1.2. Đồ thị thể hiện Cơ chế tỷ giá cố định khi cung nội tệ tăng

14


Nếu khơng có sự tác động của Ngân hàng Trung ương thì khi nhập khẩu tăng
cung nội tệ tăng: E0 đến E1 . Muốn tỷ giá hối đoái ổn định, Ngân hàng Trung ương sẽ
bán ngoại tệ mua nội tệ sẽ làm cung nội tệ tăng lên E1 đến E2.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nói
riêng, cụm từ “Cán cân thương mại” được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên đây là khái
niệm mà không phải ai cũng hiểu rõ. Cán cân thương mại có vai trị khơng nhỏ đối với
nền kinh tế của một đất nước. Vậy cán cân thương mại là gì? Những yếu tố nào tác
động đến cán cân thương mại?
1.2.1. Khái niệm cán cân thương mại
Khái niệm: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán
cân thanh toán quốc tế, chúng phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú. Cán cân thương mại ghi lại những
thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian
nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập

khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược
lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức
chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
1.2.2. Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại
Xuất khẩu và nhập khẩu: Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, quốc gia đó có
thặng dư thương mại, điều này giúp quốc gia phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề thất
nghiệp, tăng tích lũy dưới hình thức dự trữ ngoại hối, tiền đề cho chuyển đổi đồng nội
tệ. Còn khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, quốc gia đó thâm hụt thương mại khiến Chính
15


phủ phải cắt bớt nhập khẩu để tránh tình trạng thất nghiệp. Hầu hết các quốc gia đều
cố gắng tránh thâm hụt thương mại, dù đôi khi cán cân thương mại thuận lợi hoặc
thặng dư khơng mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước. Tuy nhiên, khi cán cân thương
mại thặng dư hay thâm hụt trong thời gian ngắn hạn thì chưa thể nói được tình trạng
của nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng
đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc
tế. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ làm cho sức mua của đồng
ngoại tệ tăng lên từ đó giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ đi, thúc đẩy việc xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngồi và giảm việc nhập khẩu hàng hóa dẫn tới xuất khẩu ròng.
Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ sẽ thúc đẩy việc
nhập khẩu hàng hóa vào trong nước và giảm nhập khẩu hàng hóa dẫn tới nhập khẩu
rịng.
Lạm phát: Lạm phát tăng cao cũng sẽ phần nào tác động mạnh mẽ lên cán cân
thương mại, chúng khiến việc cạnh tranh hàng hóa trong nước tăng hoặc khả năng
cạnh tranh hàng hóa trong nước giảm, điều này dẫn đến xuất hiện tình trạng thâm
hụt thương mại. Trên thực tế thì khi mà tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì
giá cả hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu cũng sẽ trở nên rẻ hơn. Còn đối với hàng giá xuất
khẩu thì sẽ lại đắt hơn đối với hàng hóa và dịch vụ nước khác.

Chính sách thương mại quốc tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong
nước, các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác sẽ ảnh
hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số
mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng,
mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền
đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội: Nhìn vào bối cảnh xã hội hoặc cơ cấu nền
kinh tế đang phát triển hay bất ổn mà Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách phù hợp
nhằm đảm bảo và duy trì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng, nếu thuận lợi thì
có thể tăng trưởng hơn nữa.
1.2.3. Vai trò của cán cân thương mại
Cán cân thương mại ở đây như là một yếu tố giúp cho các quốc gia nhìn ra
được những thay đổi trong việc xuất nhập khẩu và thấy được mức độ chênh lệch trong
các thời gian cụ thể.
16


Cán cân thương mại góp phần thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một đất nước, sự
thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Tức có nghĩa rằng cán cân thương
mại có thể sẽ nói lên được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc
tế.
Nhờ vào tình hình của cán cân thương mại sẽ giúp chúng ta đưa ra được kết
luận về tình trạng cán cân vãng lai, đồng thời thì nó cũng gây ảnh hưởng lên nền kinh
tế vĩ mơ. Vì thế mà bất kì một quốc gia nào cũng cần phải sử dụng đến cán cân thương
mại mới có thể đưa ra được các chính sách và những phương án thích hợp và hiệu quả
để đảm bảo được nền kinh tế vĩ mơ của quốc gia đó.
Ngồi ra thì cán cân thương mại còn là thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết
kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán. Nếu như khi cán cân thương mại có
thâm thụt thì có nghĩa là quốc gia đó đã chi nhiều hơn là thu, tiết kiệm cũng như ít hơn
đầu tư. Cũng nhờ đó mà có thể đưa ra được những chính sách để có thể cải thiện tốt

hơn và nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐỐI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Thơng qua những ảnh hưởng lên cung cầu ngoại tệ mà cán cân thương
mại tác động đến tỷ giá. Những tác động của tỷ giá cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ lên cán cân thương mại. Vậy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân
thương mại là như thế nào?
1.3.1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại
Khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cán cân thương
mại. Tức là khi mà đồng tiền của nước này tăng nghĩa là các mặt hàng của họ đắt hơn,
người ta sẽ mất nhiều tiền hơn để mua mặt hàng đó. Vì đắt nên sẽ mua ít hơn và ngược
lại nếu đồng tiền giảm tức là mặt hàng rẻ mà khi rẻ người ta sẽ mua nhiều từ đó dẫn
đến cán cân thương mại của các nước cân bằng hơn.
Tỷ giá hối đoái thực:
Tỷ giá thực song phương (gọi tắt là tỷ giá thực) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được
điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngồi, do đó nó là chỉ số phản
ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
Tỷ giá thực đa phương REER i của một nước phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa
đa phương (nghĩa là phụ thuộc vào tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc
17


gia, tỷ giá danh nghĩa song phương của các đồng tiền ngoại tệ trong rổ) và chỉ số giá
tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia có đồng tiền trong rổ ngoại
tệ nước đó.
Tỷ giá thực lớn hơn 1 thì giá trị thực của đồng ngoại tệ tăng giá thực so với giá
trị đồng nội tệ. Như vậy có thể thấy được rằng tỷ giá hối đối và cán cân thương mại
có sự tác động qua lại lẫn nhau vô cùng mật thiết. Do vậy khi có ý định đầu tư hay
phát triển kinh doanh các nhà lãnh đạo cần chú ý và nắm rõ biến động của hai thông số
này.

1.3.2. Tác động của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đối
Trong q trình xuất nhập khẩu nếu như một quốc gia có xuất khẩu nhiều hơn
nhập khẩu thì rõ ràng thấy được rằng nhu cầu của nước này đang tăng cao và nhu cầu
về tiền của họ cũng ở mức cao. Và khi cung cao thì đồng nghĩa với việc đồng tiền tăng
giá. Nói cách khác là nếu như một đất nước có lượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
thì nhu cầu về tiền của nước này thấp và đồng tiền sẽ giảm giá trị so với giá trị bình
thường của chúng.
Để hiểu rõ hơn chúng tơi sẽ đưa ra một ví dụ: Nếu như nước ta nhập khẩu nhiều
giấy ăn từ Mỹ, nước ta có nhu cầu sử dụng nhiều giấy ăn với số lượng lớn, mà sản
phẩm giấy ăn tốt lại chỉ có thể nhập khẩu từ Mỹ thì đương nhiên đồng đô la sẽ tăng giá
ở Việt Nam bởi nhu cầu của người Việt đối với hàng Mỹ là cao nhưng người Mỹ lại
khơng có nhu cầu cao các mặt hàng của Việt Nam giống như vậy. Từ đó dẫn đến việc
nhập tăng xuất giảm và đồng tiền Việt sẽ giảm giá trị.

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
Đầu tiên, về tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn thế giới, từ mức tăng
trưởng -3,5% năm 2020 do sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh, nền kinh tế thế giới đã
tăng trưởng lên tới 5,9% vào năm 2021.
Biểu đồ 2.1. Đồ thị tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số nước

Đơn vị: %

Nguồn: OECD

Trong đó, sau giai đoạn suy thối từ đầu năm 2020 do là tâm điểm chính của
đại dịch COVID-19, tăng trưởng bình quân của khu vực đồng tiền chung Châu Âu
(Eurozone) đạt mức 5,2% trong năm 2021.Với các mức tăng trưởng ấn tượng này,
GDP ước tính của tồn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong năm
2021 đạt mức trên 14.000 tỷ euro, tương đương 16.7000 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ
3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.Tuy nhiên, các số liệu tăng trưởng trên chỉ được
xem là tầm quan trọng tương đối, do trong năm 2020, hầu như tất cả các nền kinh tế
châu Âu đều sụt giảm lịch sử do đại dịch COVID-19. Do đó, mức tăng trưởng của năm
2021 chỉ được xem như là sự phục hồi quy mô kinh tế như trước đại dịch COVID-19.
Tại Mỹ, trong năm 2021, nền kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 5,7%, mức
tăng mạnh nhất kể từ năm 1984, sau khi Chính phủ tung ra các gói cứu trợ liên quan
đến đại dịch trị giá gần 6.000 tỷ USD. Chỉ một năm trước đó, vào năm 2020, nền kinh
tế Mỹ đã chứng kiến mức sụt giảm 3,4%, mức giảm mạnh nhất trong 74 năm.
19


Tại khu vực Châu Á, tăng trưởng kinh tế châu Á phục hồi mạnh trong năm
2021. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 1/2022, tốc độ tăng
trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nền kinh tế châu Á trong năm

2021 là 6,3%, tăng 7,6 điểm phần trăm so với năm 2020. Tại Đơng Nam Á, tín hiệu
phục hồi cũng xuất hiện rõ nét hơn tại một số nền kinh tế trong khu vực này, trong đó
có Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Theo Tổng giám đốc Tổ chức Hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, cùng với hiệu quả của các gói kích
thích kinh tế, việc nhiều nước dần đạt mục tiêu bao phủ vaccine Covid-19, cũng như
sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp đã tạo lực đẩy giúp nền kinh tế.
Tiếp theo, thương mại toàn cầu cũng tăng nhanh trong bối cảnh nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng phục hồi.Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), trong năm
2021, thương mại toàn cầu đạt mức cao kỷ lục - 28.500 tỷ USD, tăng khoảng 25% so
với năm 2020 và tăng khoảng 13% so với mức trước đại dịch khi đại dịch COVID-19

bùng phát.Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ cũng diễn biến tương tự trong
năm 2021 với mức tăng mạnh hơn trong nửa đầu năm ngoái. Tăng trưởng thương mại
tiếp tục khả quan đối với cả hàng hóa và dịch vụ trong quý III/2021 và đặc biệt là quý
cuối cùng. Theo đó, sự phục hồi thương mại hàng hóa chủ yếu là nhờ các mặt hàng
liên quan đến dịch bệnh, các hàng hóa tiêu dùng bền lâu và các trang thiết bị y tế.
Theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu ghi nhận sự phục
hồi mạnh mẽ trong năm 2021. Theo báo cáo, FDI toàn cầu tăng 77%, từ mức 929 tỷ
USD năm 2020 lên ước tính 1.650 tỷ USD năm 2021, vượt mức trước đại dịch
COVID-19. Trong đó, các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng vốn FDI mạnh
nhất từ trước tới nay, với ước tính 777 tỷ USD trong năm 2021. Dòng vốn FDI đổ vào
các nền kinh tế đang phát triển tăng 30% lên gần 870 tỷ USD, trong đó Đông và Đông
Nam Á tăng 20%, khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận sự phục hồi gần mức
trước đại dịch. Dòng tiền đầu tư vào châu Phi cũng tăng, song hầu hết các nước
nhận đầu tư ở châu lục này đều cho răng FDI tăng vừa phải
Xu hướng nợ công tăng nhanh ở nhiều nước do tác động của dịch Covid-19.
Các chính phủ trên khắp thế giới đã tăng cường vay nợ kể từ đại dịch Covid-19, khi họ
cố gắng bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi sự suy thối. Số liệu của Tập đồn Janus cho
20



×