Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH (Lý thuyết thi )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.66 KB, 11 trang )

1. Chủ tịch UBND tỉnh là Cán bộ: k1 điều 4 luật cán bộ, công chức năm 2008
2. Giám đốc sở tư pháp là Công chức: k1 điều 1 luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của luật cán bộ,
công chức số 22/2008/QH12 và luật viên chức số 58/2010/QH12
3. Ủy viên UBND huyện là Cán bộ: k1 điều 4 luật cán bộ, công chức năm 2008
4. Hiệu trưởng trường ĐH MTPHCM là viên chức: điều 2 luật viên chức năm 2010
5. Trưởng ban dân tộc tỉnh X là Công chức: k2 điều 4 luật cán bộ, công chức năm 2008
6. Giảng viên cơ hữu của trường ĐH MTPHCM là viên chức: điều 2 luật viên chức năm 2010
7. Bí thư tỉnh ủy là Cán bộ: k1 điều 4 luật cán bộ, công chức năm 2008
8. Trưởng khoa luật của trường ĐH MTPHCM là viên chức quản lý: điều 2, K1 điều 3 luật viên
chức năm 2010
9. Chủ tịch UBND xã là Cán bộ: k3 điều 4, - điểm c K2 điều 61 luật cán bộ, công chức năm
2008
10.Công chức tư pháp - hộ tịch là Công chức: k3 điều 4 - điểm e, K3 điều 61 luật cán bộ, công
chức năm 2008
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định Cơng chức trong cơ quan
hành chính ở cấp tỉnh bao gồm:
- Chánh văn phịng, Phó Chánh văn phịng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người
làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân,
Văn phịng Ủy ban nhân dân;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong
các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức
thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: ... Sở Tài chính.
=> Như vậy, Sở Tài chính là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó,
Giám đốc Sở Tài chính là cơng chức trong trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
- Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định Cơng chức trong cơ quan
hành chính ở cấp huyện bao gồm:


+ Chánh văn phịng, Phó Chánh văn phịng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phịng, Phó Chánh văn
phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm khơng tổ
chức Hội đồng nhân dân.
+ Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân.
- Theo Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định các cơ quan chuyên môn được tổ chức
thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm:
+ ...
+ Phịng Tài chính - Kế hoạch.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì Phịng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chun mơn
thuộc UBND cấp huyện, nên trưởng Phịng Tài chính - Kế hoạch là công chức.


Câu 1: Trình bày khái niệm TTHC, phân biệt TTHC với TTDS, TTHS
Tố tụng hành chính là quá trình thực hiện những hoạt động khác nhau của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hành chính nhằm thụ lý và
giải thích đúng đắn vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.
Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải
quyết án dân sự và thi hành án dân sự
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nuớc khác và các tổ
chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Thủ tục luật TTHC là việc giải quyết vụ án hành chính theo luật TTHC được thực hiện 1 cách
khoa học, hiệu quả và thống nhất, nhà nước quy định về hình thức, trình tự tiến hành các hoạt
động cụ thể trong toàn bộ quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính.
Câu 2: Vai trị của cơ quan tiến hành tố tụng trong TTHC
Thứ nhất: đảm bảo quyền công dân trong TTHC góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và

lợi ích hợp pháp của cơng dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hoạt động theo Hp
và PL
Thứ hai: đảm bảo quyền công dân trong nhà nước pháp quyền XHCN góp phần thực hiện trách
nhiệm của nhà nước trước cơng dân
Thứ ba: góp phần nâng cao uy tín của nhà nước
Thứ tư: góp phần đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng , tiêu cực, trong hoạt động của
bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức
Thứ tư: góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Câu 3: Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm vì:
Hội thẩm nhân dân được biết đến là những người sống và làm việc gần gũi với nhân dân. Họ
thay mặt nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tịa án. Chính vì vậy, sự tham gia của hội
thẩm sẽ đảm bảo cho bản án được đưa ra một cách khác quan; và hợp lý, hợp tình, phù hợp với
nguyên vọng của người dân.
Nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia đã được cơng nhận từ rất sớm; có mặt trong
các bản hiến pháp trước đây của Việt Nam. Và được hoàn thiện, khẳng định tại bản Hiến pháp
2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013 đã quy định : “ Việc xét xử sơ thẩm của
Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Có có thể
khẳng định là nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm của tịa án đã có lịch sử từ
lâu trong quá trình lập pháp ở nước ta; và pháp luật hiện hành ngày nay đang thừa kế, phát triển
các quy định trước.
Nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia cũng xuất phát từ cơ sở bản chất nhà nước ta;
đó là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, việc tổ chức hoạt
động của nhà nước đều phải bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia, theo dõi, giám sát.
Nguyên tắc này được quy định tại Hiến Pháp 2013 theo Điều 103 Hiến pháp 2013. Ngồi ra,
cịn được quy định tại các luật khác như luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014; Luật Tố tụng hành
chính; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.


Câu 4: Phân biệt người khởi kiện và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập

Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thơi việc, quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không
bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên
họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân chấp nhận hoặc được Tòa án
nhân dân đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người khởi kiện là người chính thức u cầu tịa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cơng chức bị xâm hại bởi các quyết định
hành chính, quyết định kỉ luật buộc thơi việc.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính là người không phải người khởi
kiện, người bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ và họ có đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của người khởi kiện và người bị kiện.
người khởi kiện và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: khác nhau ở địa vị tố tụng. người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có địa vị tố tụng độc lập với người khởi kiện
c. Yêu cầu đưa ra:
người khởi kiện: yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập:có quyền và lợi ích pháp lý độc lập
với cả người khởi kiện và người bị kiện, có thể đưa ra yêu cầu chống cả người khởi kiện và
người bị kiện.
Câu 5: khi Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút
đơn yêu cầu độc lập thì Tòa án
Đình chỉ giải quyết vụ án vì Người khởi, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhận thấy
quyền và nghĩa vụ của mình đã được đảm bảo và không bị xâm phạm nữa nên họ đã chủ động
rút đơn khơng khiếu kiện nữa do đó Tịa án đình chỉ
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu

độc lập;
Câu 6: So sánh người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người đại diện
của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng có đủ các điều
kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu (nhờ) tham gia tố tụng để bảo vệ qụyền, lợi
ích hợp pháp của họ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng từ khi đương sự nhờ
tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ và được toà án chấp nhận. Tuy cùng tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng việc tham gia tố tụng của người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với người đại diện của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng
với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị


trí pháp lý độc lập với đương sự, khơng bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
tố tụng của đương sự như người đại diện. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự
của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chủ yếu bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ
đương sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó
khơng đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.(K3,Đ61 TTHC)
Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại
diện theo ủy quyền. mỗi người chỉ được đại diện cho một đương sự.
Câu 7: Nếu đương sự có quan hệ thân thích với người tiến hành tố tụng thì:
- Người tiến hành tố tụng phải từ chối tham gia tố tụng vì khi tham gia tố tụng họ sẽ khơng đảm
bảo tính: vơ tư, khách quan trong q trình tố tụng
Căn cứ K1, Đ45 TTHC
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong

những trường hợp sau đây:
1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- để vụ việc được xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng người đúng tội thì việc thay đổi
người tiến hành tố tụng là một trong những vấn đề quan trọng. Việc này góp phần tạo sự minh
bạch, khách quan làm cho bản án đúng người, đúng tội.
Câu 8: quyền và nghĩa vụ tố tụng của người tham gia tố tụng được kế thừa
Vì : pháp luật quyđịnh như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi cá nhân kể cả khi
họ chết thì quyền lợi cũng được kế thừa
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Tố tụng hành chính 2015, kế thừa quyền, nghĩa vụ tố
tụng hành chính được quy định như sau:
1. Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa
kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện
quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
3. Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ
chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của người
đó tham gia tố tụng.
Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh đó
khơng cịn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.


4. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách thì cơ quan, tổ
chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ
quan, tổ chức đó.
Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà khơng có người kế thừa quyền,
nghĩa vụ thì cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.
5. Trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính trong một đơn vị
hành chính mà đối tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ quan, tổ chức, cá nhân
đã ra quyết định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện tại Tòa

án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính bị kiện. Cơ quan tiếp nhận đối tượng
của quyết định hành chính bị kiện phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
6. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Tịa án chấp nhận ở bất cứ giai đoạn nào
trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Câu 9: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những
người đó khơng đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có
thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.(K3,Đ61 TTHC)
1.2 Phân loại người đại diện của đương sự









Dựa vào ý chí của đương sự có thể phân chia người đại diện của đương sự thành hai loại:
- Người đại diện theo pháp luật: Là người đại diện tham gia tố tụng hành chính để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật. Tư cách đại trong trường hợp
này khơng phục thuộc vào ý chí của đương sự mà phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là những người sau đây:
+ Đối với đương sự là cá nhân:
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
Người giám hộ đối với người được giám hộ;
Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Đối với đương sự là tổ chức, người đại diện theo pháp luật gồm:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp
luật;
Những người khác theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện theo ủy quyền: Là người đại diện tham gia tố tụng hành chính để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự theo ủy quyền của đương sự. Khác với người đại diện theo
pháp luật, tư cách đại diện của người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở ý
chí của đương sự và được biểu hiện cụ thể thông qua văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy
quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành















vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn
bản.
- Ngồi hai nhóm người đại diện phổ biến nói trên thì trong tố tụng hành chính cũng có thể xuất
hiện nhóm người đại diện thứ ba. Đó là trường hợp đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự nếu họ khơng có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú của người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án

hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Người đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
Người được đại diện chết;
Các trường hợp khác do pháp luật quy định;
+ Đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
Người ủy qyền hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
- Chấm dứt đại diện của pháp nhân:
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động;
+ Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp được nêu sau đây
Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc cơng việc ủy quyền đã được hồn thành;
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy
quyền từ chối việc ủy quyền
Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
(1) tỉnh X , ngày 09 tháng 09 năm 2021
ĐƠN KHỞI KIỆN
(2)
Kính gửi: Tịa án nhân dân tỉnh X
Người khởi kiện: (3) NGUYỄN VĂN A
Địa chỉ: (4)
xã Z huyện Y tỉnh X
Số điện thoại (nếu có): 0796.649.xxx , số fax (nếu có):…………………….
Địa chỉ thư điện tử (nếu có):

Người bị kiện: (5) Chủ tịch UBND huyện Y
Địa chỉ: (6) huyện Y tỉnh X
Số điện thoại (nếu có): 02683.111. xxx , số fax (nếu có): 02683.111. xxx
Địa chỉ thư điện tử (nếu có):
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): (7) Nguyễn Thị B
Địa chỉ: (8) xã Z huyện Y tỉnh X
Số điện thoại (nếu có): 0989.999.xxx số fax (nếu có):…………………….


Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …………………………………………………………….
Quyết định hành chính (9) bị kiện số 01 ngày 8 tháng 9 năm 2021 của chủ tịch UBND
huyện Y về việc xử phạt vi phạm hành chính
Tóm tắt nội dung: Ngày 08/9/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y(tỉnh X) đã ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A (cư trú tại xã Z, huyện Y, tỉnh X)
với lý do: ông A đã đầu tư hành vi trồng cây thuốc lá trên đất canh tác của gia đình mà khơng
có giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y
đã ra quyết định phạt ông A số tiền 25.000.000 đồng
Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có): Khơng đồng ý với quyết định xử phạt
này, ông A đã gửi đơn khiếu nại tới chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Y. Kết quả của việc giải
quyết khiếu nại là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Y giữ nguyên nội dung quyết định xử phạt
hành chính nêu trên.
u cầu đề nghị Tịa án giải quyết (11) : hủy bỏ một phần quyết định xử phạt hành chính
đối với ơng A.
Người khởi kiện cam đoan khơng đồng thời khiếu nại Quyết định hành chính bị kiện đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Những tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (13)
1. quyết định xử phạt hành chính
2. CMND
3. sổ hộ khẩu
Người khởi kiện (14)

NGUYỄN VĂN A
II. Lý thuyết: 2 điểm
Anh, chị phân tích quyết định hành chính trong tố tụng hành hành chính.
Khoản 1 , điều 3, TTHC quy định như sau:
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao
thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ
chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Ví dụ : QĐ cấp GCNQSDĐ, QĐ giải quyết khiếu nại..v..v...
- Phân tích quyết định hành chính trong tố tụng hành hành chính
+ Hình thức: phải là bằng văn bản

Quyết định chỉ đạo và quyết định quy phạm luôn được thể hiện bằng hình thức văn bản. Quyết
định cá biệt chủ yếu được ban hành dưới hình thức văn bản.
+ Chủ thể ban hành: do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý
hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành

Quyết định hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, của người có chức vụ, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện
trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới
việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính.
Quyết định hành chính gồm các loại như quyết định chỉ đạo, quyết định quy phạm và quyết
định cá biệt.
Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước
trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu hiên của việc thực hiện


. quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Quyết định pháp luật bao gồm những quyết
định của cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp.
+ Quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần

đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Để thực hiện quyền lực nhà nước, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủ trương,
chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết
định hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền
hành pháp.
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội
dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà
nước. Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính cịn thể hiện rõ ở nội dung và
mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hàrih pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết
định hành chính ln thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước cịn
thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định, về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được
thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết
định sẽ đttợc đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.
Tiếp đến là tính pháp lí của quyết định. Quyết định hành chính như trên đã trình bày là
kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có
những giặ trị về mặt pháp lí.
BÀI LÀM
Câu 1: 3 đ
So sánh tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính với đình chỉ việc giải quyết
vụ án hành chính.
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án Hành chính là việc Tịa án quyết định tạm ngừng việc giải
quyết vụ án Hành chính đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy
định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ khơng cịn, thì Tịa án lại tiếp tục giải quyết vụ án đó.
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH: Trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính, tùy theo tính chất, nội dung vụ án mà thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ
có thể bị kéo dài; đồng thời để việc giải quyết vụ án hành chính được tồn diện, đúng pháp luật
cần triệu tập được đầy đủ những người có liên quan đến vụ án. Do đó, trong một số trường hợp
Tịa án có thể ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Quyết định đình chỉ

giải quyết vụ án hành chính có thể bị đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm.
1. GIỐNG NHAU:
- Đều là quyết định của Tòa Án trong quá trình giải quyết vụ án
- Được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính
- Đều có căn cứ do pháp luật quy định để Tòa Án ra quyết định
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ giải quyết vụ án hành chính, Tịa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát
cùng cấp.
2. KHÁC NHAU:
- Tạm đình chỉ: Là quyết định tạm ngừng. Khi lý do của việc tạm đình chỉ khơng cịn, thì Tịa
án lại tiếp tục giải quyết vụ án đó


- Đình chỉ: Do thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có thể bị kéo dài đồng thời
để việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, đúng pháp luật cần triệu tập được đầy
đủ những người có liên quan đến vụ án.
- Khác nhau về căn cứ:
+ Tạm Đình chỉ: Đối với Đương sự là cá nhân đã chết chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế
thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
- Còn Đình chỉ: Là Khơng có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
- Tạm Đình chỉ: đối với những trường hợp:Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác ; Cần
đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp
luật
- Đình chỉ: đối với những trường hợp
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện
- Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật
3/Hậu quả
 Tạm Đình chỉ: Tòa án khơng xóa tên vụ án hành chính bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ
thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ

giải quyết vụ án hành chính đó để theo dõi.
- Đình chỉ: Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự khơng có quyền khởi kiện
yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này khơng có gì khác với vụ án
đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Phân tích quyết định kỷ luật buộc thơi việc trong tố tụng hành chính
- khái niệm: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền
quản lý của mình. (khoản 5 điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2019)
- Phân tích quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong tố tụng hành chính
Quyết định kỷ luật buộc thơi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là “quyết định kỷ
luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống”
(khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019).
+ Về Hình thức: quyết định kỷ luật buộc thôi phải là bằng văn bản
+ Chủ thể ban hành: do người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức
thuộc quyền quản lý của mình
+ Hình thức kỷ luật: kỷ luật buộc thôi việc
+ Chủ thể bị áp dụng: công chức (công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương
đương trở xuống).
Câu 8: Anh, chị cho biết sự giống nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố hành
chính


TRẢ LỜI: Sự giống nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố hành chính:
- Tính chất: Đều là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị
- Người có thẩm quyền kháng nghị:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

luật của Tòa án nhân dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
- Phạm vi xem xét: Hội đồng xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
- Hiệu lực của quyết định: có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định
Câu 9: Anh, chị cho biết sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố hành
chính
TRẢ LỜI: Sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố hành chính:
- Tính chất: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 255 của Luật này. Tái
thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những
tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tịa
án, đương sự khơng biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
- Căn cứ để kháng nghị:
+ Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ khơng được bảo vệ theo
đúng quy định của pháp luật;
. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
+ Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:



. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tịa án, đương sự đã khơng thể biết
được trong quá trình giải quyết vụ án;
. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch khơng đúng
sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết
luận trái pháp luật;
. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tịa án căn cứ vào
đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
- Thời hạn kháng nghị:
+ Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án,
quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
+ Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền
kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.



×