Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.39 KB, 151 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân
loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Ngày nay, bình đẳng giới (BĐG) là
vấn đề có tính quốc tế, là mối quan tâm của tồn nhân loại, là một trong
tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Ở nước ta, sự nghiệp giải
phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ buổi đầu cách
mạng. Khẩu hiệu “nam nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946). Cho đến nay, Đảng và nhà nước
Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao
động gia đình nói riêng. Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể
về nội dung này như: Hiến pháp, Luật Lao động, Luật Hơn nhân gia đình, Luật
Bình đẳng giới. Như điều 18 Luật BĐG đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình,... các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ cơng việc
gia đình.
Những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng
với thành tựu của 30 năm đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia
đình Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu,
kết cấu, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Phụ nữ ngày càng có
nhiều cơ hội tham gia và khẳng định vai trò to lớn của mình trong các hoạt
động kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Bên cạnh đó,
xuất hiện xu hướng ngày càng có nhiều đàn ông đảm nhiệm những công việc
trước đây vốn được coi là của phụ nữ. Với sự thay đổi chức năng của các cá
nhân trong gia đình, khoảng cách của bất BĐG trong lao động gia đình đang
dần dần được thu hẹp. BĐG trong lao động gia đình đã trở thành xu hướng tất
yếu, là thước đo mức độ tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình.


Tuy nhiên, dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình


đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung,
cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên
thực tế thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới.
Trong gia đình nam giới vẫn được coi là trụ cột, có quyền quyết định các vấn
đề lớn và là người đại diện ngồi cộng đồng, cịn các cơng việc nội trợ, chăm
sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là “thiên chức” của phụ nữ,
được coi là việc vặt, khơng tên, khơng có giá trị.
Vậy là ngồi giờ đi làm, tham gia hoạt động sản xuất như nam giới, phụ
nữ cịn phải gánh trách nhiệm chính trong hoạt động tái sản xuất của gia đình,
điều này đã hạn chế cơ hội được tiếp cận và khả năng tìm được chỗ đứng
trong thị trường lao động, ảnh hưởng tới việc học tập, nâng cao trình độ
chun mơn, sức khỏe, tâm lý và thời gian nghỉ ngơi, giải trí để đảm bảo tái
sản xuất, tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Ngồi ra, một bộ phận phụ
nữ cịn tự ti, an phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới tồn tại trong
xã hội. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), bất BĐG
trong lao động gia đình vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, vị thế của người phụ nữ
trong gia đình cịn thấp kém.
Miền núi phía Bắc (MNPB) là địa bàn chiến lược của đất nước, nơi
tụ cư của nhiều DTTS, với sự đa dạng về bản sắc văn hóa tộc người. Do
trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa cịn thấp kém, bất BĐG trong
gia đình DTTS MNPB còn khá phổ biến và nặng nề hơn so với nhiều vùng
khác trong cả nước. Tính chất bảo thủ của phân công lao động truyền thống
theo giới, vẫn đang thể hiện rõ nét trong gia đình DTTS. Vì điều kiện sản
xuất và thu nhập thấp, nên phụ nữ tham gia hầu hết các công việc sản xuất.
Hơn nữa việc sử dụng dịch vụ xã hội, phương tiện giúp giảm nhẹ gánh
nặng của cơng việc nội trợ của gia đình DTTS cịn rất ít, chưa đủ sức giải
phóng người phụ nữ ra khỏi những lo toan vất vả của đời sống gia đình


hiện nay. Do vậy, phụ nữ DTTS MNPB thường phải lao động với cường độ

lớn, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện nghỉ ngơi dường như khơng có, ít
có cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển, nâng cao năng lực của bản
thân, khả năng ra quyết định và hưởng thụ lợi ích của họ nhìn chung thấp
hơn nhiều so với nam giới.
Mặc dù chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình nhằm giúp đỡ các
DTTS MNPB, song có lẽ một bộ phận khơng nhỏ phụ nữ DTTS MNPB vẫn
còn đứng bên lề của sự phát triển. Nghèo đói, rào cản của luật tục, hạn chế
về kiến thức, không chỉ làm gia tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ trong lao
động sản xuất, tái sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình, mà cịn làm cho
những cơ hội để họ tham gia hòa nhập với dòng chảy của xã hội ít hơn so
với nam giới. Vì vậy, phụ nữ DTTS chính là nhóm xã hội cực khổ nhất, chịu
nhiều sự bất bình đẳng nhất ở MNPB, giải quyết bất BĐG trong gia đình
DTTS MNPB để khơng ai bị bỏ lại phía sau, chính là góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững hiện nay ở MNPB.
BĐG trong lao động gia đình khơng phải là chủ đề nghiên cứu mới,
nhưng ln mang tính thời sự, ln nhận được sự quan tâm của các nhà khoa
học không chỉ trong nước mà cả quốc tế và ngày càng được quan tâm nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB.
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động
gia đình DTTS MNPB hiện nay, để đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay được đặt ra cấp thiết.
Do vậy, tác giả chọn vấn đề “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ
Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề đặt ra của
việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, luận án đề xuất
một số quan điểm, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu BĐG trong lao
động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy BĐG
trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
BĐG trong lao động gia đình giữa vợ và chồng.
- Phạm vi không gian: MNPB gồm 14 tỉnh với 30 dân tộc, được chia
thành nhiều nhóm với các trình độ phát triển khác nhau. Trong khuôn khổ luận
án và điều kiện nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số dân tộc
như: Tày, Thái (nhóm DTTS phát triển); Mơng (thuộc DTTS phát triển trung
bình); La Hủ (thuộc nhóm DTTS phát triển kém) ở các tỉnh Hà Giang, Lạng
Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.
- Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTSMNPB Việt Nam từ năm 2007 (Luật BĐG
có hiệu lực) cho đến nay.


4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Cơ sở lí luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
vấn đề BĐG, gia đình, DTTS. Ngồi ra, luận án còn vận dụng một số lý thuyết
như: xã hội học về vị thế - vai trò, giới và phát triển, nữ quyền.
- Luận án kế thừa tài liệu, cơng trình có liên quan đến đề tài của các nhà
nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB đã xác định ở phạm vi nghiên cứu.
- Luận án sử dụng nhiều số liệu của Tổng cục Thống kê về MNPB (do
DTTS chiếm tỷ lệ lớn của vùng và hiện tại khơng có số liệu thống kê riêng về
DTTS của vùng), nên các số liệu về MNPB mà tác giả đề cập trong luận án
hàm ý nói về DTTS ở MNPB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các tư liệu đã
có làm cơ sở lí luận, thực tiễn tham khảo.
- Điều tra xã hội học là phương pháp nghiên cứu quan trọng, mà luận án
sử dụng để thu thập những bằng chứng khách quan, tin cậy về thực trạng, cũng
như những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.
Nghiên cứu định tính: được tiến hành thông qua phương pháp phỏng
vấn sâu. Luận án phỏng vấn sâu 20 cuộc.
Các cặp vợ chồng gia đình: dân tộc Thái (3 cuộc), dân tộc Tày (3 cuộc),
dân tộc Mông (6 cuộc), dân tộc La Hủ (2 cuộc), cán bộ lãnh đạo Đảng, chính
quyền và các tổ chức chính trị xã hội (6 cuộc).


Với nội dung tập trung vào các vấn đề:

+ Thực trạng phân công lao động trong các hoạt động: sản xuất, tái sản
xuất, cộng đồng.
+ Quan niệm của người dân về việc phân cơng lao động trong gia đình
như thế nào là hợp lý.
+ Tìm hiểu tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa tới BĐG
trong lao động gia đình DTTS
Nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện 536 phiếu trưng cầu ý kiến.
+ Ở địa bàn: xã Phố cáo, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; xã Tân
Lang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa tỉnh Lào
Cai; xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Thị trấn Phù Yên tỉnh Sơn La.
+ Cơ cấu về giới tính: có 50% là nữ (268) và 50% là nam (268)
+ Dân tộc: Thái (28,3%), Tày (27,6%), Mông (29,9%), La Hủ (14,2%)
+ Cơ cấu về độ tuổi: từ 18 đến 50.
+ Tình trạng hơn nhân: Đầy đủ vợ chồng
+ Cơ cấu về trình độ học vấn: mù chữ: 106; cấp 1: 192; cấp 2:189; cấp 3: 49
+ Cơ cấu nghề nghiệp chính: chủ yếu làm nông nghiệp.
- Quan sát thực địa là một phương pháp, mà tác giả sử dụng trong luận
án nhằm làm sáng tỏ một số phát hiện dựa trên bảng hỏi và thảo luận nhóm.
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ hơn lý luận về lao động gia đình DTTS MNPB, nội dung biểu
hiện của BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB.
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, chính sách đến việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB.
- Đánh giá một cách cụ thể thực trạng BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB Việt Nam ở các lĩnh vực: sản xuất, tái sản xuất, tham gia hoạt
động cộng đồng.


- Phát hiện những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện BĐG trong lao

động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để thúc đẩy BĐG trong lao
động gia đình DTTS MNPB.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về BĐG,
gia đình và DTTS, ngồi ra cịn khẳng định giá trị của các lý thuyết khác về
giới.
- Luận án có thể làm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những chuyên đề liên quan đến vấn đề phụ nữ, BĐG, gia đình, dân tộc... trong
Chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan.
- Với việc chỉ ra thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, đề xuất một số giải pháp, luận án
góp phần cung cấp tư liệu cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách về phụ
nữ DTTS, BĐG, gia đình, lao động và việc làm, DTTS ở MNPB.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về bình đẳng giới trong lao động
gia đình
Các tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu trong
cơng trình Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [7], đã đi sâu phân tích vai trị của người

phụ nữ trong: tái sản xuất sức lao động gia đình; phát triển kinh tế gia đình;
tiếp cận và quản lý các nguồn lực phát triển; quyền quyết định các vấn đề
quan trọng trong gia đình; sinh hoạt cộng đồng và đã đưa ra kết luận: mặc dù
đã trở thành một người lao động chính cùng với chồng tạo nên nguồn của cải
ni sống gia đình, nhưng phụ nữ vẫn là người độc tôn trong việc thực hiện
các công việc nội trợ gia đình. Theo nhóm tác giả, các số liệu thực tế cho
thấy người phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực
phát triển, sự bất bình đẳng ở đây khơng những khơng tạo cơ hội cho người
phụ nữ tham gia một cách tích cực hơn vào q trình phát triển, mà cịn hạn
chế sự phát triển kinh tế gia đình, cũng vì vậy mà vị thế của người phụ nữ
chưa tương xứng với vai trị của họ. Cơng trình này đã gợi mở cho tác giả
luận án về một số vấn đề lý luận, thực trạng có thể triển khai trong luận án.
Trong cơng trình Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình [30], Nguyễn
Linh Khiếu đã phân tích làm sáng rõ vai trò của phụ nữ, cũng như mối
quan hệ giới trong gia đình trên các lĩnh vực như: kinh tế, tiếp cận nguồn
lực, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, tác giả nghiên cứu sâu hơn
về vị thế của phụ nữ trong gia đình nơng thơn miền núi, những yếu tố văn
hóa đang cản trở q trình phát triển của họ. Những kết luận được khái
qt của cơng trình này, đã gợi mở cho tác giả luận án một số vấn đề đặt ra
hiện nay trong thực hiện được BĐG trong lao động gia đình DTTS.


Gender and Domestic life của Tony Chapma [12], là công trình nhấn
mạnh đến vai trị giới và cơng việc gia đình. Tác giả nghiên cứu gia đình và
cơng việc gia đình trong tương quan giới, để làm rõ sự bất bình đẳng cịn
tồn tại trong phân cơng lao động gia đình. Tony Chapman đã xem xét cơng
việc gia đình, mà nam giới và nữ giới tham gia ở phạm vi rộng, bao gồm
các công việc được trả lương, công việc nội trợ, chăm sóc và ni con, thời
gian nghỉ ngơi, quản lý, chi tiêu và cả kế hoạch của gia đình. Tác giả chỉ ra
rằng, định kiến giới về cơng việc gia đình và cơng việc xã hội đã ăn sâu

trong tiềm thức con người, tuy nhiên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng
kéo theo sự biến đổi sâu sắc về cuộc sống gia đình và sự phân cơng lao
động trong gia đình hiện nay. Ngồi ra, tác giả đã làm rõ vai trò và khả
năng của nam giới và phụ nữ trong việc làm thay đổi định kiến giới về lĩnh
vực gia đình trong tương lai. Cơng trình này đã cung cấp gợi mở giúp tác
giả luận án nhìn nhận rõ hơn lý luận về lao động gia đình.
Trong cơng trình Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và
thực tiễn [21], Trần Thị Minh Đức đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến định
kiến, phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Theo tác giả, khơng
phải chỉ đàn ơng định kiến phân biệt đối xử với giới nữ, mà ngay chính bản
thân người phụ nữ, họ cũng định kiến về địa vị của mình trong gia đình và
ngồi xã hội, họ ln coi mình khơng có giá trị bằng nam giới và mặc định
rằng những công việc như nội trợ, làm việc nhà… là của phụ nữ và hậu quả là
người phụ nữ phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, khơng có cơ hội phát triển
bản thân. Cơng trình đã giúp tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn về định kiến
giới - một nguyên nhân dẫn tới bất BĐG trong lao động gia đình DTTS
MNPB hiện nay.
Phạm Thị Ngọc Anh trong cơng trình Vai trị giới và lượng hóa giá trị
lao động gia đình [1], đã đưa ra cách tiếp cận mới về lao động gia đình từ
góc độ kinh tế, đề cập tới khía cạnh giá trị của lao động gia đình để đề xuất
những giải pháp phù hợp, bao gồm cả các giải pháp về chính sách phúc lợi
gia đình cho phụ nữ, nhằm hỗ trợ gia đình phát triển theo hướng bình đẳng


và hiện đại. Nghiên cứu này nhận diện vấn đề lao động gia đình một cách
tồn diện, xác định thực trạng phân cơng lao động trong gia đình thủ đơ hiện
nay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia của mỗi giới để tìm
ra nguyên nhân của thực trạng; đồng thời lượng hóa giá trị cơng việc lao
động gia đình mà họ đang thực hiện nhằm đánh giá đúng mức giá trị lao
động, làm căn cứ cho các giải pháp được đề xuất. Mặc dù, công trình này chỉ

giới hạn nghiên cứu về gia đình ở thủ đô Hà Nội, nhưng cũng đã cung cấp
thêm cho tác giả luận án lý luận về lao động gia đình, gợi mở một số giải
pháp để thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB.
Quỹ Health Bridege Canada - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội với
nghiên cứu Đóng góp kinh tế của phụ nữ thơng qua cơng việc nhà [61], đã
cung cấp những bằng chứng về đóng góp của phụ nữ thơng qua cơng việc
nhà; lượng hóa các giá trị của các cơng việc đó và đóng góp của nó vào kinh
tế quốc gia. Để đạt được mục đích đó, nhóm tác giả đã: tìm hiểu thực trạng
tham gia vào công việc nhà của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên
địa bàn nghiên cứu, quan niệm và thái độ của các cặp vợ chồng về cơng việc
gia đình; lượng hóa thời gian làm cơng việc nhà của nam và nữ trong gia
đình và lượng hóa giá trị kinh tế cho những cơng việc đó. Kết quả nghiên
cứu cho thấy mặc dù người trả lời cả nam và nữ đều chia sẻ rằng ai cũng có
thể làm việc nhà, khơng kể nam hay nữ và công việc nhà cần được chia đều
cho hai vợ chồng, thì trong cả hai bối cảnh, thành thị và nơng thôn, người
phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian làm các công việc nhà hơn nam
giới. Trong các khuyến nghị đưa ra, thì khuyến nghị cần nâng cao nhận thức
của toàn xã hội về giá trị lao động gia đình và đóng góp của phụ nữ vào kinh
tế gia đình, bên cạnh sự đóng góp thơng qua các hoạt động có thu nhập của
họ, là một khuyến nghị chúng ta cần quan tâm, nếu làm được điều này mới
có thể tạo được BĐG trong lao động gia đình đối với người phụ nữ. Nghiên
cứu này là tài liệu quan trọng, gợi mở cho tác giả luận án nhiều vấn đề cần
triển khai.


Dựa trên số liệu định lượng từ cuộc “Điều tra cơ bản về thực trạng
BĐG ở Việt Nam” do viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ 2004 2006, trong bài Đóng góp kinh tế của vợ chồng [3], Trần Thị Vân Anh đã
tập trung xem xét việc đóng góp kinh tế giữa phụ nữ và nam giới trong gia
đình. Theo tác giả, do chưa đủ điều kiện áp dụng kỹ thuật và phân tích thu
nhập của từng thành viên, cũng như cuộc khảo sát này không cho phép đưa

ra số liệu cụ thể, nên đóng góp vào thu nhập ở đây được hiểu là bằng tiền,
hiện vật sản phẩm chứ chưa đề cập tới những đóng góp bằng công sức cho
việc tái sản xuất sức lao động và chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Theo tác giả, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tham gia của vợ và chồng
vào việc đóng góp thu nhập gia đình đều khá cao. Tuy nhiên xét về mức độ
đóng góp, thì ở thành thị, tỷ lệ gia đình có vợ là người đóng góp thu nhập
chính cao hơn nơng thơn. Tỷ lệ gia đình có vợ đóng góp thu nhập chính tăng
lên cùng với trình độ học vấn. Các phân tích này gợi ra rằng, việc nâng cao
trình độ học vấn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tương
quan thu nhập giữa vợ và chồng, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia
đình, thực hiện BĐG.
Trong cơng trình Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại [31], các
tác giả đã nghiên cứu quan điểm về giới trong tác phẩm kinh điển của C.Mác,
Ph.Ănghen, VI.Lênin, Hồ Chí Minh và khẳng định những tư tưởng, quan
điểm của các nhà mác xít nêu trên là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan
trọng để nhận thức và thực hiện BĐG ở nước ta hiện nay. Vấn đề giới trong
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng được
các tác giả đi sâu phân tích và đã đưa ra nhận định: đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh
giá, là rất tiến bộ, tích cực trên phương diện BĐG. Cơng trình này đã cung
cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận quan trọng về vấn đề nghiên cứu.
Trong bài viết Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng
phụ nữ [77], các tác giả đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
con đường giải phóng phụ nữ ở 5 ý lớn: thứ nhất, làm cho toàn bộ nữ giới trở


lại tham gia nền sản xuất xã hội và thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
thứ hai, xã hội hóa cơng việc gia đình đối với phụ nữ; thứ ba, tạo điều kiện xã
hội giúp phụ nữ khẳng định địa vị của mình trong gia đình, ngoài xã hội; thứ
tư, người phụ nữ phải nâng cao ý thức tự giải phóng mình; thứ 5, thực hiện

quyền bình đẳng dân chủ của phụ nữ một cách thật sự. Bài viết này đã gợi mở
cho tác giả luận án về một số giải pháp, có thể đưa ra để thúc đẩy BĐG trong
lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay.
Lê Ngọc Lân với bài viết Vấn đề lao động, việc làm nhìn từ góc độ giới
[34], đã chỉ ra hiện nay vẫn cịn nhiều khía cạnh bất BĐG giữa nam, nữ, cụ thể
là tình trạng việc làm có thu nhập cao thường xuyên của nam cao hơn nữ, nam
có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm và lựa chọn ngành nghề cũng như cơ hội
tuyển dụng. Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khuôn mẫu giới truyền
thống về phân cơng lao động vẫn chưa thay đổi nhiều. Có nhiều nguyên nhân
dẫn tới bất bình đẳng, nhưng theo tác giả bài viết nguyên nhân bao trùm là định
kiến giới hiện vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của nhiều người trong xã hội.
Trong bài Khía cạnh giới trong phân cơng lao động gia đình [44],
Nguyễn Hữu Minh đã phân tích thực trạng phân cơng lao động theo giới trong
gia đình. Theo ơng cho đến nay chưa có những số liệu so sánh đủ tin cậy ở
quy mơ tồn quốc về xu hướng biến đổi phân công lao động theo giới trong
gia đình, nhưng “sự bình đẳng của xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa đã tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, sự tham gia của họ vào lực lượng lao
động xã hội ngày càng tăng. Những yếu tố đó sẽ góp phần dẫn đến việc tăng
sự tham gia của người chồng vào cơng việc gia đình”. Tác giả đã chỉ ra những
khác biệt chủ yếu có liên quan đến phân công lao động theo giới trong gia
đình là: sống ở khu vực thành thị hay nơng thơn; nghề nghiệp; học vấn, chu
trình sống của gia đình và cơ cấu hộ gia đình; sự đóng góp của phụ nữ vào
nguồn thu nhập gia đình và định kiến giới. Tác giả cũng đưa ra một số vấn đề
nghiên cứu cần quan tâm như: hiện nay khi nghiên cứu về phân cơng lao động
theo giới trong gia đình, thường tập trung vào phân công công việc nội trợ, sự
phân công trong các loại công việc khác như sản xuất, kinh doanh gia đình,


giao tiếp… cịn ít được đề cập; vấn đề lượng hóa giá trị các cơng việc gia đình
chưa được quan tâm.

Trương Thu Trang với bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng
giới trong phân cơng thực hiện cơng việc nội trợ giữa vợ và chồng [78], đã đề
cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động nội trợ trong gia đình
như: cấu trúc gia đình, độ tuổi của người vợ, nghề của hộ, chênh lệch về thu
nhập và học vấn. Qua khảo sát, tác giả thấy rằng chênh lệch về thu nhập và
học vấn không có mối tương quan đáng kể với mức độ thực hiện công việc
nội trợ, dù chênh lệch về thu nhập thế nào, thì người vợ vẫn phải làm nhiều
loại cơng việc nhà hơn chồng. Ngồi ra những đóng góp về thời gian, công
sức và tiền bạc của người vợ chủ yếu làm công việc nội trợ hiện nay, đã phần
nào được nhìn nhận đúng đắn, đây là một dấu hiệu tốt để giảm đối xử bất bình
đẳng đối với phụ nữ.
Trong cơng trình Bình đẳng giới ở Việt Nam [4], Trần Thị Vân Anh và
Nguyễn Hữu Minh, đã đề cập đến việc phân công lao động và quyền quyết
định trong gia đình ở phần II của cơng trình. Từ việc phân tích số liệu, các tác
giả nhận định phụ nữ tham gia vào tất cả các loại hình sản xuất tạo ra thu nhập
như nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp và tất cả các khâu
của một chu trình sản xuất. Tuy nhiên cơng việc nội trợ trong gia đình vẫn chủ
yếu do phụ nữ đảm nhiệm cho dù gia đình có sự khác nhau về quy mơ, độ dài
hơn nhân, về loại hình sản xuất kinh doanh. Về việc ra quyết định trong gia
đình, theo nhóm tác giả hầu hết các cơng việc đều được bàn bạc và do hai vợ
chồng cùng quyết định. Tuy nhiên có sự khác biệt, tiếng nói của người chồng
có tính quyết định ở các cơng việc “đối ngoại”, cịn người vợ ở những công
việc “đối nội”, phụ nữ ở thành thị có nhiều quyền quyết định trong gia đình
hơn so với phụ nữ nông thôn. Phần IV của công trình, các tác giả đề cập tới
khn mẫu giới: phân tích quan niệm về vai trị của vợ và chồng, các phẩm
chất mong muốn ở con trai và con gái, quan niệm tên vợ, tên chồng trong giấy
chứng nhận tài sản, qua số liệu cho thấy định kiến giới trong những vấn đến
vẫn còn tồn tại.



Cơng trình này đã gợi mở cho tác giả luận án một số vấn đề cần triển khai
trong luận án.
Nguyễn Thị Ngân, trong hai bài viết Thực hiện quan điểm của Đảng và
chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới [46], Chủ trương của Đảng, Nhà
nước về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam [47], đã khái quát
lại một số quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện
BĐG được thể hiện ở: Chỉ thị 44/TW ngày 7-6-1984 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12-4-1993 của Bộ Chính trị, Luật
BĐG. Theo tác giả, trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến đại hội X
đều đề cập tới việc thực hiện BĐG, trong những năm qua Việt Nam đã không
ngừng thực hiện quan điểm đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước
về BĐG, do vậy phụ nữ đã có những đóng góp to lớn, tham gia ngày càng tích
cực vào các hoạt động chính trị xã hội. Ngồi ra, trong hai bài viết tác giả còn
chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện mục tiêu BĐG như:
một số chủ trương lớn còn thiếu nhạy cảm về giới; định kiến giới cịn tồn tại
trong khơng ít các cơ quan nhà nước; vai trị của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
chưa thật sự được đề cao; thiếu nguồn lực cũng như kỹ năng lồng ghép giới
vào các hoạt động của từng cơ sở; bản thân phụ nữ còn tự ti, rụt rè. Để đạt
được mục tiêu BĐG, tác giả nhận định “cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết tâm
cao và hành động cụ thể của tất cả các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp.
Do vậy, hướng tới BĐG cần phải có sự lồng ghép giới trong hoạch định và
thực thi chính sách”. Hai bài viết này đã cung cấp cho tác giả luận án, một số
vấn đề về lý luận, đồng thời cũng gợi mở hướng tiếp cận về nguyên nhân dẫn
tới bất BĐG có thể triển khai trong luận án.
Báo cáo phát triển con người 2010 của UNDP [83], với chủ đề ”dịch
vụ xã hội cho phát triển con người”, đã nhận diện những thách thức mà nhiều
người Việt Nam đang phải đối mặt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản và đưa ra khuyến cáo về những định hướng chính sách. Ba chỉ số phát
triển con người chính đã được xem xét, bao gồm chỉ số phát triển con người
(HDI), chỉ số phát triển giới(GDI) và chỉ số nghèo đói ở con người (HPI). Báo



cáo khẳng định, Việt Nam là quốc gia thực hiện rất tốt về BĐG, nhưng bất
BĐG vẫn tồn tại đặc biệt trong gia đình và thị trường lao động. Theo bản báo
cáo chênh lệch về mức sống giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất vẫn còn
khá lớn, đáng chú ý trong khi khoảng cách về giới nói chung đang dần được
thu hẹp, thì một số tỉnh nghèo hơn lại có sự chênh lệch về giới trong giáo dục
tăng lên; trong khi đó, một số tỉnh phát triển năng động lại có khoảng cách
chênh lệch thu nhập gia tăng giữa nam và nữ. Để khắc phục thực trạng trên,
UNDP khuyến nghị Việt Nam cần rà sốt chính sách xã hội hóa, tác động của
nó đối với chi tiêu của hộ gia đình cho y tế và giáo dục; cần có quy định hiệu
quả hơn về cung cấp dịch vụ công và dịch vụ tư nhân. Báo cáo này góp phần
cung cấp dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách, để từ đó đưa ra những
quyết định đầu tư đúng đắn cho các dịch vụ xã hội, ở cấp quốc gia và địa
phương, nhằm hiện thực hóa tiềm năng phát triển con người của Việt Nam.
Tác giả luận án có kế thừa nhiều số liệu của báo cáo này.
Trong tài liệu Thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Việt Nam của UN Women
[86] đã phân tích: trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã chuyển mình từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, thành một quốc gia mới nổi
năng động nhất thế giới. Trong khi phần đông dân số được hưởng lợi từ sự
phát triển ấn tượng này, thì những chuẩn mực và khn mẫu giới đã và đang
ngăn cản nhiều phụ nữ trong việc phát triển tối đa năng lực của họ [86, tr.3].
Báo cáo nhấn mạnh BĐG là quyền cơ bản, việc trao quyền cho phụ nữ là cần
thiết để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên chưa chỉ ra được
giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy BĐG.
Cuốn sách Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng
giới và phịng, chống Bạo lực gia đình [16] gồm có 4 phần, đã khái quát lại:
văn bản chỉ đạo của Đảng; các văn bản quy định hiện hành về BĐG; các văn
bản hiện hành về tổ chức bộ máy về BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ và
phịng, chống bạo lực gia đình; một số trích đoạn của các văn kiện quốc tế

liên quan. Đây là cuốn sách có giá trị, rất cần thiết giúp tác giả luận án tìm
hiểu thơng tin và nắm vững chính sách, pháp luật về BĐG, phòng chống bạo


lực gia đình. Tuy nhiên, để tiện lợi cho việc tham khảo và theo dõi q trình
phát triển chính sách pháp luật trong các lĩnh vực BĐG, phòng, chống bạo
lực gia đình, các văn bản nên hệ thống theo thời gian thì sẽ tốt hơn.
Báo cáo phát triển thế giới 2012: Bình đẳng giới và phát triển [100],
là một trong số những ấn bản thường niên quan trọng nhất của Ngân hàng
thế giới được phát hành. Báo cáo này, đã phân tích vai trị của BĐG trong sự
phát triển chung và sự phát triển của kinh tế, BĐG sẽ góp phần như thế nào
vào việc nâng cao năng suất lao động, cũng như làm cho quốc gia thịnh
vượng hơn. Báo cáo tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên về cải cách chính sách:
giảm bất BĐG về nguồn vốn con người - nhất là bất BĐG trong tỷ lệ tử vong
và trình độ học vấn của phụ nữ; giảm bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội
kinh tế, thu nhập và năng suất lao động; giảm bất BĐG về tiếng nói và năng
lực trung gian trong xã hội; hạn chế sự tái diễn của tình trạng bất bình đẳng
từ thế hệ này qua thế hệ khác. Theo báo cáo, cần có những giải pháp cơng,
để tác động đến những nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất BĐG trong
những lĩnh vực ưu tiên. Đây là tài liệu quan trọng, gợi mở cho tác giả về ý
nghĩa của BĐG trong lao động gia đình DTTS với sự phát triển kinh tế xã
hội của MNPB.
Những phát hiện chính từ Báo cáo An sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em
gái ở Việt Nam của UN Women [87], là tài liệu tham khảo khá quan trọng cho
các nhà hoạch định chính sách và quản lý, cũng như cho tác giả luận án khi
nghiên cứu về khía cạnh BĐG và đảm bảo quyền lợi của phụ nữ. Báo cáo đã
bước đầu đánh giá được những vấn đề và thách thức giới trong hệ thống chính
sách an sinh xã hội, chỉ ra tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, trình độ chun
mơn kỹ thuật, tốc độ tăng việc làm, tốc độ chuyển dịch việc làm, thất nghiệp,
tiền lương bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn lao động nam. Báo cáo đã

cung cấp cho tác giả luận án nhiều số liệu thực tiễn đáng quý.
Lê Thị Quý với bài viết Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay [60], đã
phân tích về BĐG và đưa ra nhận định: phụ nữ ngày nay đã có kinh tế độc lập,
được tham gia và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa


học, gia đình, thậm chí ở nhiều nơi, họ cịn đứng ở vị trí lãnh đạo cao cấp, đây
là những biểu hiện của BĐG thực chất ở Việt Nam [60, tr.77]. Theo tác giả,
luật pháp và chính sách BĐG Việt Nam đã có những tiến bộ về giới, như đã
cơng nhận quyền bình đẳng nam và nữ ở trong xã hội và gia đình, tuy nhiên
vẫn cịn nhiều thách thức đặt ra như: BĐG hình thức vẫn cịn tồn tại; luật thì có
nhưng khơng được thực hiện; sự vất vả của phụ nữ trong vai trị "kép" chưa
được gia đình và xã hội đánh giá nhìn nhận đúng.
Nguyễn Thị Phương Thủy với cơng trình Gia đình và giáo dục gia đình
[69], đã phân tích lý luận về gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội,
những nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến của gia đình Việt Nam trong thời
kỳ CNH, HĐH, đặc biệt tập trung làm rõ những thuận lợi, khó khăn và một số
vấn đề của gia đình hiện nay như: sự biến đổi về cấu trúc, quy mơ, mối quan hệ
trong gia đình; quan hệ tình dục trước hơn nhân; bạo lực trong gia đình; ly hôn;
và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trị của gia đình
trong bối cảnh hiện nay. Đây là cơng trình đã cung cấp cho tác giả luận án
nhiều cơ sở lý luận.
Trong bài viết Phân cơng lao động theo giới trong gia đình:cách nhìn
mới cho một chủ đề cũ [50], dựa vào các nguồn tài liệu đã công bố và một số
nghiên cứu đã thực hiện, Trần Thị Vân Nương đã điểm qua lịch sử nghiên
cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình, bình luận một số kết quả
của các nhà nghiên cứu trước đây về chủ đề này, sau cùng là luận bàn một
cách nhìn mới trong nghiên cứu phân cơng lao động theo giới trong gia đình
trước bối cảnh biến đổi gia đình hiện nay. Theo tác giả, khi đánh giá phân

cơng lao động theo giới trong gia đình cần có quan điểm lịch sử cụ thể, cần
phải thừa nhận không phải tất cả những khác biệt về giới trong phân công lao
động đều là bất hợp lý và tiêu cực, là mặt trái của mối quan hệ giới.
UNDP

với

cơng

trình

The

women’s

access

to

land

in

contemporary Viet Nam (Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam
hiện nay) [84], đã lần đầu tiên xem xét quyền tiếp cận của phụ nữ đối với đất
đai ở trên địa bàn 10 tỉnh, thuộc 8 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Các kết quả


nghiên cứu tài liệu văn bản, tài liệu định lượng và định tính trên địa bàn 10 tỉnh

thành thuộc 8 vùng kinh tế khác nhau, ở các bối cảnh tộc người khác nhau cho
thấy, có sự khác biệt tương đối lớn trong tiếp cận đất đai của phụ nữ. Nói một
cách chung nhất, khả năng tiếp cận đất đai của nhóm phụ nữ ở các cộng đồng
thực hành chế độ phụ hệ hạn chế hơn rất nhiều so với phụ nữ ở các cộng đồng
thực hành mẫu hệ và song hệ; tương tự như vậy, phụ nữ ở khu vực thành thị có
nhiều cơ hội tiếp cận đất đai hơn so với nhóm phụ nữ nơng thơn. Nghiên cứu
này, phát hiện ra 6 rào cản chính hạn chế sự tiếp cận đất đai của phụ nữ là: các
yếu tố pháp luật, thực hành dòng họ, tiếp cận dịch vụ pháp lý, di chúc, tổ hòa
giải và kiến tạo giới.
Nguyễn Thị Nga, Phạm Anh Hùng trong bài viết Lao động nữ không
được trả công ở Việt Nam [45], đã tập trung làm rõ quan niệm về lao động nữ
không được trả cơng trong gia đình, theo các tác giả “lao động khơng được trả
cơng trong gia đình của phụ nữ chính là những hoạt động, những cơng việc
trong gia đình nhằm tái sản xuất con người, tái sản xuất sức lao động, địi hỏi
chi phí về thời gian và năng lực của người phụ nữ mà không được trả tiền
công và khơng tính vào thu nhập của gia đình” [45; tr67]; các tác giả phân
tích thực trạng lao động khơng được trả cơng của phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam hiện nay và đề ra một số giải pháp. Công trình đã giúp tác giả luận án
nhìn nhận rõ hơn về giá trị của hoạt động tái sản xuất, mà phụ nữ đang đảm
nhận trong gia đình và sự bất công trong việc đánh giá loại lao động này.
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Báo
cáo cuối cùng, do Tổng cục Thống kê và UNICEF Hà Nội, Việt Nam [76]
tiến hành nhằm thu thập các thông tin trên nhiều lĩnh vực liên quan đến chăm
sóc sức khỏe, điều kiện sống và sự phát triển của trẻ em và phụ nữ Việt Nam.
Những thơng tin thu thập được góp phần đánh giá: tình hình thực hiện các
mục tiêu quốc gia và quốc tế vì trẻ em được cam kết trong Chương trình hành
động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; mục tiêu và kế hoạch hành
động vì Một thế giới phù hợp với trẻ em; báo cáo hoàn thành Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Tác giả luận án đã kế thừa nhiều số liệu



của cuộc điều tra này, để phân tích thực trạng BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về bình đẳng giới trong lao động gia
đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Trong bài Phụ nữ dân tộc và miền núi trong đời sống kinh tế - văn
hóa các dân tộc [65], Lê Ngọc Thắng đã phân tích vai trị to lớn của phụ nữ
DTTS trong đời sống kinh tế, đời sống văn hóa của dân tộc và đưa ra một số
vấn đề cần quan tâm. Theo tác giả “trong các sinh hoạt kinh tế gia đình, phụ
nữ khu vực dân tộc và miền núi có vai trị quan trọng. Họ tham gia hầu hết
các hoạt động kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ cơng, tự quản chi tiêu
duy trì cuộc sống cho các thành viên trong gia đình”. Ngồi ra trong đời
sống văn hóa vai trị của phụ nữ cũng rất quan trọng, “trong sự tương quan
với nam giới thì nữ giới khu vực dân tộc và miền núi là người có cơng bảo
tồn nhiều yếu tố bản sắc văn hóa của từng dân tộc và quốc gia”. Bài báo này
giúp tác giả luận án có thêm tư liệu về vai trò của người phụ nữ DTTS trong
đời sống kinh tế xã hội các dân tộc.
Cao Bang - Bac Kan - Rural Development project: Gender Studies on
Tay Nung ethnic minorities in Cao Bang [5], trên cơ sở nghiên cứu về dân tộc
Tày, Nùng ở Cao Bằng, Đỗ Thị Bình đã chỉ ra rằng trong gia đình DTTS hiện
nay vẫn cịn tồn tại khoảng cách giới tương đối lớn trên các mặt như: phân
công lao động, tiếp cận, quản lý và hưởng lợi từ các nguồn lực và quyền
quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình và cộng đồng. Theo tác giả,
những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng bất bình đẳng trong gia đình
DTTS ở địa bàn nghiên cứu là đói nghèo và nhận thức thấp. Cơng trình này
đã giúp tác giả luận án có thêm tư liệu để so sánh sự biến đổi trong quan hệ
giới của gia đình DTTS MNPB hiện nay.
Trong cơng trình Phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi trong quá
trình chuyển dịch sang cơ chế thị trường [20], Sa Trọng Đoàn đã phân tích rõ
vai trị, tính đặc thù của kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi; luận giải

những nhân tố chi phối sự phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi


trong cơ chế thị trường, cũng như xu hướng vận động chủ yếu của kinh tế hộ
gia đình nơng dân miền núi nước ta; từ đó đề xuất những quan điểm, phương
hướng, biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi
Tây Bắc nước ta hiện nay. Cơng trình này đã gợi mở một số giải pháp có thể
phát triển kinh tế của gia đình DTTS MNPB, tạo tiền đề để thực hiện BĐG
trong lao động gia đình.
Trong bài viết Mấy vấn đề về sự phát triển của phụ nữ Hmông
(từ thực tiễn ở Mộc Châu, Sơn La và Quản Bạ, Hà Giang) [66], Lê Ngọc
Thắng đã đề cập tới vai trò người phụ nữ Hmông trên hai phương diện cơ
bản là kinh tế và một số vấn đề xã hội. Theo tác giả, bên cạnh công việc nặng
nhọc của một nữ nông dân thực sự, công việc nội trợ đã làm cho người phụ nữ
Hmông tăng cường độ lao động lên gấp nhiều lần so với nam giới, song
cơng việc “khơng tên” đó cịn ít được cộng đồng quan tâm, ghi nhận, đánh
giá. Về một số vấn đề xã hội, theo tác giả xã hội cổ truyền của cộng đồng
Hmông bị chi phối bởi các quan niệm thơn xã, dịng họ, gia đình và các tập
tục hôn nhân, đến nay các tập tục đó vẫn là những quan niệm của xã hội cũ
chưa hoàn toàn bị mất đi theo những nhu cầu của cuộc sống mới, có tác
động khơng nhỏ đến vị thế người phụ nữ trong cuộc sống gia đình và cộng
đồng. Bài báo này, cung cấp thêm cho tác giả luận án những tư liệu về sự bất
BĐG đối với người phụ nữ Hmông, đồng thời cũng gợi mở một số giải pháp
thúc đẩy BĐG trong gia đình các dân tộc, mà luận án nghiên cứu.
Bài viết Vị thế của người phụ nữ H’Mơng trong gia đình và xã hội
của Đặng Thị Hoa [27] đã phân tích vai trị, vị thế của phụ nữ Mơng trong
gia đình ở các khía cạnh: phân công lao động, quyền quyết định những vấn
đề quan trọng trong gia đình. Tác giả đưa ra kết luận: dù điều kiện kinh tế đã
có những chuyển biến tích cực hơn so với trước, nhưng đa số phụ nữ Mơng
hiện nay vẫn là người phụ thuộc trong gia đình, lại càng trở nên bị cách biệt

trong xã hội, không thể hịa nhập vào cộng đồng và càng khơng thể chủ động
tham gia công tác xã hội khi họ không có trình độ học vấn, ngơn ngữ phổ
thơng. Những ràng buộc về phong tục tập quán, thói quen trong suy nghĩ,



×