Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Việc truyền bá đạo tin lành và ảnh hưởng của nó ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía bắc nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.55 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN HÀ

VIỆC TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI -2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN HÀ

VIỆC TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số:

5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN QUỐC PHẨM


HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang
1

KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN LÀNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ QUÁ TRÌNH
DU NHẬP ĐẠO TIN LÀNH VÀO VIỆT NAM

5

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin Lành trên

5

thế giới
1.2. Đạo Tin Lành ở Việt Nam

20

1.3. Một số đặc điểm của đạo Tin Lành ở Việt Nam

24

Chương1.

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH VÀO VÙNG

DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở NƢỚC TA

31

2.1. Một số đặc điểm vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

31

Chương 2.

có liên quan đến hoạt động truyền đạo Tin Lành
2.2. Diễn biến và đặc điểm du nhập đạo Tin Lành vào vùng dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc

35

2.3. Nguyên nhân du nhập và phát triển của đạo Tin Lành vào

41

vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong thời gian qua
2.4. Những ảnh hƣởng của việc truyền đạo trái phép vào đồng
bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

46

NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG
TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH TRÁI PHÉP
VÀO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
NƢỚC TA HIỆN NAY


54

3.1. Những phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm khắc phục ảnh hƣởng

54

Chương 3.

tiêu cực của việc truyền đạo Tin Lành vào đồng bào dân tộc
thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay
3.2. Các giải pháp chủ yếu
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

68
89
92


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đạo Tin Lành là một trong những Tôn giáo chính trên thế giới, du
nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đạo Tin Lành ở nƣớc ta tuy về số
lƣợng tín đồ, giáo sĩ không đông bằng Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà
Hảo, nhƣng có xu hƣớng phát triển mạnh, thu hút một bộ phận nhân dân
trên địa bàn trọng điểm của đất nƣớc. Đặc biệt hiện, là sự phát triển đạo
không bình thƣờng vào đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía
Bắc là một hiện tƣợng mới đòi hỏi phải tập trung đầu tƣ nghiên cứu theo

chiều sâu, đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp phù hợp. Một trong
những vấn đề bức xúc vào những năm gần đây là sự phát triển trái phép của
đạo Tin Lành đã và đang gây ra những hậu quả phức tạp, tác động tiêu cực
đến mối quan hệ nội bộ các dân tộc thiểu số và giữa đồng bào thiểu số theo
đạo Tin Lành với tổ chức Đảng và chính quyền địa phƣơng.
Sự thiếu thống nhất trong nhận thức, đánh giá về đạo Tin Lành và
vận dụng chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng của một số cấp uỷ, chính
quyền, ban ngành địa phƣơng, đã dẫn đến tình trạng lúng túng, thiếu nhất
quán không đồng bộ và kém hiệu quả trong chỉ đạo giải quyết vấn đề về
đạo Tin Lành trong một số địa bàn thuộc dân tộc thiểu số.
Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đang ra sức tập trung tấn công
xoá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, đồng thời
tạo cớ răn đe, can thiệp bằng bạo lực khi có điều kiện. Chúng đang ra sức
lợi dụng chính sách mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay để
xâm nhập vào các dân tộc ít ngƣời, lợi dụng những khó khăn, thiếu sót
trong việc chăm lo đời sống và tinh thần đối với đồng bào thiểu số ở các
1


tỉnh miền núi phía Bắc để lôi kéo quần chúng bằng kinh tế, văn hoá, lợi
dụng những sơ hở thiếu sót của ta trong việc xử lý các vấn đề tôn giáo và
dân tộc để chia rẽ kích động quần chúng hòng tạo ra nhân tố mất ổn định
lâu dài, phá hoại công cuộc xây dựng đất nƣớc của nhân dân ta.
Văn kiện nghị quyết lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ƣơng
khoá IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu
số, một số ngƣời đã lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt
động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc,
gây mất ổn định chính trị” [12, tr.45]. Nghiên cứu, khắc phục ảnh hƣởng
tiêu cực của việc truyền đạo Tin Lành vào đồng bào dân tộc thiểu số ở các
tỉnh miền Bắc nƣớc ta hiện nay là vấn đề mới rất cần thiết có những cứ liệu

khoa học để xem xét và đánh giá tình hình, tìm ra những nguyên nhân, bài
học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong
việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm qua, trƣớc tình hình đạo Tin Lành phát triển ở nƣớc ta
nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng đã có một số công trình
nghiên cứu hiện tƣợng này tiêu biểu nhƣ:
"Thực trạng của đạo Tin Lành trong vùng dân tộc thiểu số ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" - Đề tài khoa học cấp Bộ, Chủ
nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Đức Lữ, Trung tâm khoa học về Tín ngƣỡng và Tôn
giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội năm 1999; "Thực
trạng tình hình phục hồi và phát triển của đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc
thiểu số miền núi nước ta và vấn đề đặt ra với công tác an ninh" - Đề tài
khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm Nông Văn Lƣu - Bộ Nội vụ - năm 1995;


"Những vấn đề liên quan đến hiện tượng "Vàng Chứ" - Viện nghiên cứu
Tôn giáo, năm 1998 “Tài liệu nội bộ”; "Về tình hình phát triển đạo tin lành
Miền núi phía Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên" - Đề tài cấp Bộ, Viện nghiên
cứu Tôn giáo. Hà Nội, 2000.
Các công trình trên đây đã nghiên cứu ảnh hƣởng tiêu cực của việc
truyền đạo Tin Lành vào đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía
Bắc nƣớc ta, đề ra một số giải pháp nhằm ổn định tình hình. Tuy nhiên,
chƣa có công trình nào nghiên cứu trực diện có hệ thống về ảnh hƣởng tiêu
cực của việc truyền đạo Tin Lành trái phép trong các dân tộc thiểu số các
tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta dƣới góc độ lý luận chính trị - xã hội, tổng
kết công tác đối với tôn giáo này trong những năm qua, rút ra bài học kinh
nghiệm về các giải pháp nhằm thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng ta
góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở địa bàn cƣ
trú của các dân tộc miền núi phía Bắc của nƣớc ta hiện nay.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1.Mục đích
Phân tích đánh giá một cách khoa học, khách quan quá trình du nhập
của đạo Tin Lành vào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta
trong thời gian gần đây, những ảnh hƣởng tiêu cực của việc truyền đạo trái
phép và các giải pháp.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên Luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khái quát quá trình phát triển của đạo Tin Lành trên thế giới và
Việt Nam.
- Làm rõ những ảnh hƣởng tiêu cực của việc truyền đạo Tin Lành
vào đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay.


- Đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục
những ảnh tiêu cực của việc truyền đạo trái phép vào đồng bào dân tộc
thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Nghiên cứu việc truyền đạo Tin lành và ảnh hƣởng của
nó ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập
trung ở đồng bào Mông, Dao hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vấn đề tôn
giáo và dân tộc.
- Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi
trƣớc có nội dung liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các phƣơng pháp lịch sử, lôgic điều
tra
khảo sát thực tế, kết hợp lý luận với thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá đúng đắn ảnh hƣởng tiêu cực của việc truyền đạo Tin
Lành vào các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách tôn
giáo các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay.


- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu đạo Tin lành
và vận dụng trong việc nghiên cứu trong các môn học thuộc khoa học Mác
-Lênin.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng (09 tiết).
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN LÀNH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP ĐẠO TIN LÀNH VÀO VIỆT NAM

1.1.

Quá trình hình thành về phát triển của đạo Tin Lành trên thế giới

Đạo Tin lành trên thế giới đƣợc gọi bằng nhiều tên khác nhau (Đạo thệ
phản), ( Đạo cải cách). Ngƣời theo Tin Lành gọi mình là ngƣời theo chúa Giê
Su ki tô,,còn ở Việt Nam tên gọi Tin Lành suất phát từ câu kinh thánh “ Hãy
đem Tin Lành đi giao giảng khắp thế gian”  2, tr .10 
Đạo Tin Lành ra đời trên cơ sở sự phân liệt của đạo Công giáo đầu

thế kỷ XVI ở châu Âu bắt đầu từ phong trào cải cách tôn giáo. Từ thế kỷ
XI, nội bộ Kitô giáo đã diễn ra những cuộc cải cách lớn. Cuộc cách mạng
lần thứ nhất đã phân liệt Kitô giáo thành Công giáo và Chính thống giáo.
Cuộc cải cách lần thứ hai vào năm 1515, làm cho đạo Tin Lành đƣợc tách
ra khỏi Công giáo, trở thành một dòng phái tôn giáo độc lập tồn tại và phát
triển đến ngày nay.
Sự ra đời của đạo Tin Lành gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa
tƣ bản ở phƣơng Tây. Bƣớc vào thế kỷ XV, XVI ở châu Âu giai cấp tƣ sản
đã trở thành một thế lực kinh tế, chính trị mạnh mẽ, đấu tranh đòi giai cấp
phong kiến và Giáo hội Rô Ma phải sửa đổi những luật lệ, lễ nghi hành đạo


gò bó, ràng buộc của đạo Công giáo. Cuộc đấu tranh này không chỉ đòi cải
cách tôn giáo mà còn bao hàm một nội dung mới, đó là đòi xóa bỏ chế độ
cát cứ và sự đối lập giữa nhà thờ với khoa học, xóa bỏ những trói buộc của
lễ giáo phong kiến mở đƣờng cho khoa học và sản xuất phát triển. Phong
trào đấu tranh cải cách tôn giáo là màn giáo đầu cho phong trào chống
phong kiến và Giáo hội Rô Ma của giai cấp tƣ sản, đề cao chủ nghĩa dân
tộc, chủ nghĩa nhân văn và tự do tƣ sản ở các nƣớc châu Âu. "Phong trào
này nấp dưới hình thức cải cách tôn giáo bởi mọi cuộc đấu tranh chống
chế độ phong kiến lúc bấy giờ đều mang một chiếc áo tôn giáo và trước hết
phải hướng về phía chống giáo hội [21, tr.420-459].
Phong trào đấu tranh cải cách tôn giáo đƣợc bắt đầu từ Đức. Nƣớc
Đức, trong thời kỳ trung cổ đã trở thành "con bò sữa" cung cấp nhiều của
cải vật chất cho bộ máy Giáo hội Rô Ma. Đầu thế kỷ XVI, ở Đức, mâu
thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến quý tộc đã trở nên gay
gắt, giai cấp tƣ sản có thế lực mạnh mẽ về kinh tế ở nhiều công quốc.
Ngƣời đề xƣớng và là lãnh tụ của phong trào này là Martin Luther
(1483 - 1546), tại xứ Saxon, nƣớc Đức. Ông sinh trong một gia đình nông
dân, sau chuyển sang làm thợ mỏ. Khi 18 tuổi, Luther theo học trƣờng Đại

học Erfurt. Bốn năm sau, Ông bỏ học và quyết định "dâng mình cho chúa"
và tu tại dòng O-gut-xti-nô. Luther theo học ban thần học tại nhà dòng. Sau
hai năm, ông đƣợc thụ phong linh mục và năm 1508, Luther trở thành giáo
sƣ của trƣờng Đại học tổng hợp Wittenberg và thi đỗ tiến sĩ thần học.
Luther là ngƣời có trí tƣởng tƣợng mạnh mẽ và có tài hùng biện nên
những bài giảng của Ông có ảnh hƣởng lớn trong sinh viên và giới trí thức.
Năm 1511, do tài năng, Luther đƣợc cử sang Rô Ma giải quyết một số công
việc của nhà dòng. Tại Rô Ma, Luther hoàn toàn thất vọng vì đƣợc tận mắt


chứng kiến đời sống xa hoa trần tục của số đông giáo sĩ trái với tính chất
của Hội thánh do chúa Giêsu tạo dựng, sau khi ở Rô Ma về, Luther càng
thấm nhuần câu kinh thánh "Ngƣời công nghĩa sẽ sống bởi đức tin" và nhen
nhóm những ý tƣởng cải cách tôn giáo.
Năm 1514, Giáo hoàng Lê-ô X ra lệnh ban "Ơn toàn xá" cho những
ai dâng cúng tiền của cho Giáo hội. "Ơn toàn xá" đƣợc phổ biến ở nhiều
nơi không phải vì ý nghĩa thiêng liêng mà vì mục đích kinh tế. Ở Đức, các
tu sĩ dòng Đô-mi-ni-cô đi bán "Bùa xá tội" của Giáo hoàng với lời tuyên
truyền rằng: Ai bỏ tiền ra mua "Bùa xá tội" thì mọi tội lỗi sẽ đƣợc xóa, dù
đã phạm, đang phạm hay sẽ phạm, mua càng nhiều thì sau khi chết càng
nhanh đƣợc lên thiên đàng. Việc làm này đã gây phản ứng trong tín đồ,
giáo sĩ, Giáo hội Công giáo ở Đức.
Ngày 30 - 11 - 1517, ngày đáng ghi nhớ trong đời sống Kitô giáo ở
Đức. Ngày mở đầu cho phong trào cải cách, ngày Luther công bố 95 luận
đề tại nhà thờ Witenberg với nội dung phê phán kịch liệt việc lợi dụng danh
thánh để bóc lột dân chúng, lên án chức vụ Giáo hoàng và Giáo quyền Rô
Ma. Ông nói: "Nếu Giáo hoàng có thể giải cứu linh hồn ngƣời ta ra khỏi
lửa luyện ngục, cớ sao không tỏ lòng đau xót các linh hồn đáng thƣơng ấy
mà giải cứu hết một lƣợt".... "Thà đại giáo đƣờng thánh Phêrô bị phong tỏa
thành tro bụi còn hơn xây cất nó trên máu của con chiên trong bầy mình".

Từ lâu các lãnh chúa, các thị dân Đức, nhất là những ngƣời mang
nặng tƣ tƣởng dân tộc Đức bất bình với Giáo hội Rô Ma và xót xa khi thấy
tài sản tiền của nƣớc Đức chạy ra ngoài. Do đó ở nhiều nơi họ lên tiếng ủng
hộ những quan điểm của Luther chống lại Giáo hội Rô Ma.
Tuy nhiên các Giáo hội cao cấp, các nhà thần học kinh viện phản đối
Luther. Giáo hoàng giao cho bề trên dòng O-gut-xti-nô thuyết phục, răn đe


ngƣời tu sĩ "bƣớng bỉnh" này từ bỏ những ý đồ cải cách.
Năm 1518 tại Đại hội đồng thƣờng niên dòng Ô-gut-xti-nô tại
Heidelbeng, Luther kiên trì quan điểm của mình về tuyên bố sẵn sàng tranh
luận với bất cứ ai về những nội dung cải cách mà ông khởi xƣớng. Năm
1519 tại Lepzich. Luther tuyên bố phủ nhận quyền lực của tòa thánh và
cộng đồng chung, chỉ công nhận chỉ có chúa Giêsu và kinh thánh.
Năm 1520, khi tranh luận với các đại biểu thần học kinh viện. Luther
liên tiếp cho ra đời 3 tác phẩm với nội dung lên án giáo quyền Rô Ma, nhất
là quyền bính của Giáo hoàng đã lần lƣợt thế quyền, phê phán các nghi
thức tự do đề cao vai trò cá nhân trong đời sống tín ngƣỡng.Ông cũng đã
thể hiện toàn bộ quan điểm cải cách tôn giáo của mình.
Tháng 6 - 1520, Giáo hoàng ban sắc lệnh phủ nhận giáo thuyết của
Luther và ra lệnh tuyệt thông nếu 60 ngày ông không chịu hối cải, Luther
phản ứng lại bằng việc đốt sắc lệnh của Giáo hoàng trƣớc đông đảo công
chúng tại trƣờng Đại học tổng hợp Wittenberg. Ông nói: "Mọi việc đã
quyết định xong rồi, đời tôi sẽ không bao giờ làm hòa với Lamã".
Hoàng đế CharleV đƣợc Giáo hoàng giao quyền thi hành kỷ luật đối
với Luther nhƣng đã tỏ ra ngần ngại không dám đụng chạm đến lực lƣợng
ủng hộ Luther. Song trƣớc sức ép của tòa thánh và để vừa lòng các vua
chúa phong kiến, Charle V triệu tập hội nghị toàn đế quốc cho Luther đến
tự bào chữa. Tại hội nghị, Luther tiếp tục bác bỏ giáo quyền Rô Ma. Hội
nghị đã quyết định đốt hết các tác phẩm của Luther và đƣa ông lên giàn

hỏa. Vƣơng hầu Phéphédric xứ Saxon đã cứu ông thoát chết và đƣa về lánh
nạn ở Watbourg. Tại đây, Luther tiếp tục viết sách chống Giáo hoàng và
dịch kinh thánh ra tiếng Đức để hỗ trợ cho công cuộc cải cách.
Phong trào cải cách tiếp tục gây ra sự phân hóa trong dân chúng Đức


nhất là các vƣơng hầu quý tộc. Một bộ phận ngả theo Luther, một bộ phận
vẫn kiên trì bảo vệ giáo quyền Rô Ma. Tại hội nghị các công quốc tại Spire
năm 1529, cuộc đấu tranh giữa hai phe diễn ra gay gắt. Những ngƣời ủng
hộ Luther đƣợc mang danh là phái phản kháng. Năm 1532, trƣớc sự lớn
mạnh của phong trào, Hoàng đế Đức phải ký hòa ƣớc Nurenbeg cho đạo
Tin Lành đƣợc tự do hoạt động. Sau khi giành đƣợc thắng lợi nhất định
trong cuộc cải cách tôn giáo, Luther quay sang thỏa hiệp với tầng lớp quý
tộc mới, đƣợc tầng lớp quý tộc mới nâng đỡ, ủng hộ tạo điều kiện cho đạo
Tin Lành phát triển.
Một đại biểu khác có ảnh hƣởng lớn đến phong trào cải cách tôn giáo
ở Thụy Sĩ là Giăng Can-vanh. Ông sinh năm 1509 tại Pháp, cha là Geal
Giăng Can - vanh - một phú hộ tài trí khôn ngoan và có uy tín trong giới
quý tộc Pháp và Thụy Sĩ. Giăng Can-vanh theo học thần học và luật học tại
Pháp bằng học bổng của Giáo hội và trở thành "nhà thần học lỗi lạc sau
dòng thánh Ô-gút-xti-nô". Giăng Can-vanh hƣởng ứng phong trào cải cách
của Luther năm 1528 và bị trục xuất khỏi Pháp sang sống tại Thụy Sĩ. Tại
đây, năm 1526, ông cho xuất bản tác phẩm thần học nổi tiếng: "Nền tảng
thần học Ki-tô giáo", hình thành một giáo thuyết riêng. Nội dung chủ yếu
của giáo thuyết Giăng Can-vanh là thuyết về sự tiền định tuyệt đối mà theo
đó số phận từng con ngƣời ai đƣợc lên thiên đàng, ai đƣợc xuống hỏa ngục
đều đƣợc Thiên Chúa định trƣớc. Không một cố gắng nào của con ngƣời có
thể thay đổi sự sắp xếp của Thiên Chúa.
Sau đó, Giăng Can-vanh đến Giơ-ne-vơ cùng với Farel khởi xƣớng
phong trào cải cách tôn giáo, với mục đích đánh đổ ách thống trị của các

giáo sĩ bảo thủ cũng nhƣ các chúa phong kiến Savoi (Bắc Italia). Năm
1538, Giăng Can-vanh và Farel bị đuổi ra khỏi Giơ-ne-vơ trong tình hình
chính trị ở đó đang lộn xộn. Năm 1541 dân chúng Giơ-ne-vơ kêu gọi


Giăng Can-vanh trở lại với tƣ cách của ngƣời chiến thắng. Tại Giơ-ne-vơ
ông bắt tay vào việc tổ chức lại chính quyền và giáo quyền đi theo xu
hƣớng độc tài, trong đó chính quyền thế tục phải phụ thuộc vào giáo
quyền. Đặc biệt, Giăng Can-vanh tỏ thái độ không khoan nhƣợng đối với
những ngƣời có khuynh hƣớng tôn giáo khác biệt. Giăng Can-vanh còn
mở trƣờng giáo sỹ ở Giơ-ne-vơ để đào tạo giáo sỹ đƣa đi hoạt động ở
Anh, Pháp, Đức, Hà Lan... làm nòng cốt cho cuộc cải cách. Cùng với việc
đƣa ra một giáo thuyết mới, Giăng Can-vanh đã cải cách một cách "khá
hợp lý" về lễ nghi, tổ chức Giáo hội làm chuẩn mực cho phần lớn các tổ
chức hệ phái Tin Lành.Về Calvin, Ăng Ghen đánh giá : "Calvin đã làm
nổi bật tính chất tư sản của cuộc cải cách, cộng hoà hoá và dân chủ hoá
nhà thờ - cuộc cải cách của Canvanh đã trở thành lá cờ cho những người
cộng hoà ở Giơ ne vơ . ở Hà Lan và ở X cốt len... và đã cung cấp một bộ
áo tư tưởng cho màn thứ hai của cách mạng tư sản diễn ra ở Anh . Ở đây
Calvin tỏ ra là một sự ngụy trang cho giai cấp tư sản cho lợi ích của giai
cấp tư sản hồi đó bằng bộ áo Tôn giáo"  22, tr .387- 451 .
Cùng với Giăng Can-vanh, phong trào cải cách ở Thụy Sĩ còn có ông
Zwingli (1484 - 1531). Ông là một linh mục từ rất sớm đã ủng hộ và tích
cực tham gia cuộc đấu tranh chống lại việc ban "ơn toàn xá" của Giáo
hoàng Lê-ô X. Năm 1517, Ông công kích mạnh mẽ việc "chuộc tội", nhờ
hành hƣơng viếng đền thờ Đức Mẹ Đồng trinh vào năm 1522, Ông tuyên
bố dứt khoát ly khai với Giáo hội Lamã. Ông nói: "Duy chỉ có một mình
chúa Giêsu là đối tƣợng xứng đáng cho ta thờ kính, tôn vinh. Ấy vậy mà
phẩm trật Lamã chủ trƣơng rằng mình làm trọng tài giữa đấng Christ với
dân Ngài có quyền rao giảng trong giáo thuyết,... Lễ Mi-sa chẳng làm tăng

sự chết của đấng Christ, bất quá chỉ là kỷ niệm về sự chết ấy mà thôi". Ông
cũng không chấp nhận lễ phong chức, lễ rửa tội (Baptít), chủ nghĩa độc


thân, sự cai trị độc đoán của Giáo hội.
Cuộc cải cách do Ông khởi xƣớng nhanh chóng ảnh hƣởng tới vùng
phía Bắc Thụy Sĩ và đã bị đàn áp đẫm máu, Ông bị bắt và bị giết năm
1531.
Từ trung tâm Đức, Thụy Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo phát triển
nhanh chóng lan sang các nƣớc Pháp, Hà Lan, Anh, Na Uy, Thụy Điển,
Tiệp Khắc, Ba Lan,.... Đến cuối thế kỷ thứ XVI, từ Công giáo hình thành
một tôn giáo mới đó là đạo Tin Lành.
Xem xét phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu và quá trình ra đời
của đạo Tin Lành không thể không đề cập đến phong trào cải cách tôn giáo
ở nƣớc Anh và sự ra đời của Anh giáo. Bởi Anh giáo đƣợc coi là gạch nối
giữa Công giáo và Tin Lành đƣợc xếp vào phong trào cải cách tôn giáo ở
thế kỷ XVI. Địa bàn tồn tại và phát triển của Anh Giáo chủ yếu ở Anh và
các nƣớc thuộc địa cũ của nƣớc Anh. Tuy nhiên, cũng nhƣ sự ra đời của
phong trào cải cách của đạo Tin Lành khác. Phong trào cải cách tôn giáo ở
Anh trải qua nhiều giai đoạn, thƣờng gắn liền những diễn biến chính trị
phức tạp ở nƣớc này và đi theo một cách riêng. Ngƣời ta thƣờng biết đến
phong trào cải cách tôn giáo ở Anh qua vua Henry VIII.
Vua Henry VIII lên ngôi năm 1509, khi 18 tuổi. Thời kỳ lên ngôi
Henry VIII là ngƣời vâng phục và bênh vực giáo quyền Rô Ma chống lại
giáo thuyết cải cách của Luther và Can-vanh. đƣợc Giáo hoàng ca ngợi:
"Ngƣời bảo vệ tín ngƣỡng". Tuy nhiên với bản tính độc đoán, muốn tập
trung quyền lực trong tay, Henry VIII đã lợi dụng việc Giáo hoàng phạt vạ
phản đối cuộc ly dị của ông đối với hoàng hậu Catherine để xóa bỏ giáo
quyền Rô Ma đối với Giáo hội Công giáo Anh.
Theo cơ cấu tổ chức và phẩm trật thì Giáo hội Rô Ma là duy nhất chỉ



có một Công giáo Rô Ma và Giáo hoàng Rô Ma còn gọi là Giáo chủ, đƣợc
tín đồ xƣng là đức thánh cha, là ngƣời kế vị thánh Phê-rô, Giáo hoàng là
đại diện của chúa Giêsu và là vị chủ chăn đối với toàn thể tín đồ Công giáo.
Giáo hoàng có quyền "tối thƣợng, toàn diện và trực tiếp" đối với Giáo hội,
từ giáo triều Vatican đến Giáo hội cơ sở, kể cả Giáo hội Công giáo ở Anh.
Năm 1534, dƣới áp lực của vua Henry VIII, pháp viện Anh đã ban
hành luật "Quyền tối thƣợng" chính thức đƣa Henry VIII lên đứng đầu
Giáo hội Anh và có quyền bính nhƣ Giáo hoàng, đƣợc tuyển chọn phong
chức linh mục, giám mục giống nhƣ việc bổ sung các chức vụ trong triều
đình. Sau đó Henry VIII còn cho đóng cửa các dòng tu, phát mại các tài sản
sung vào công quỹ của nhà vua,....
Việc tuyệt giao với Giáo hội Rô Ma của Henry VIII tuy mới chỉ về
phƣơng diện tổ chức với lý do cụ thể trực tiếp, riêng biệt, các luật lệ, lễ
nghi cách thức hành đạo vẫn giữ nguyên, song nó đã gián tiếp mở đƣờng
cho phong trào cải cách những năm sau này.
Sau khi Henry VIII qua đời, Nữ hoàng Mary lên ngôi, phong trào cải
cách tôn giáo ở Anh bị bế tắc, các cuộc bắt bớ xảy ra khắp nơi, sau đó Nữ
hoàng Mary đƣa Giáo hội Anh đầu phục Giáo hoàng và Giáo hội Rô Ma.
Dƣới thời trị vì của Edward (1547 - 1553) và nhất là dƣới thời Nữ
hoàng Elizabeth (1558 - 1603) phong trào cải cách tôn giáo ở Anh có điều
kiện phát triển thuận lợi. Các giáo sỹ Cramer, Paker đã hoạt động rất tích
cực và khôn khéo để đƣa tƣ tƣởng cải cách của Luther, nhất là của Canvanh vào làm chuyển biến Giáo hội Anh. Năm 1563 giám mục Paker dựa
trên "42 tín điều" mà giám mục Cramer đã soạn từ năm 1552 để điều chỉnh,
bổ sung thành "39 tín điều" trình pháp viện Anh thông qua, chính thức trở
thành tín điều của Anh giáo tồn tại đến ngày nay.


Về mặt giáo thuyết, Anh giáo chủ yếu dựa theo quan điểm thần học

Giăng Can-vanh, nhƣng cách thức hành đạo dựa theo nghi lễ Công giáo Rô
Ma. Về tổ chức, Anh giáo lập Giáo hội riêng, không quan hệ với Giáo hội
Rô Ma, nhƣng duy trì cơ cấu tổ chức và hàng giáo phẩm theo Công giáo,
vẫn có các địa phận, giáo xứ, vẫn có các chức giám mục, linh mục, mặc dù
họ không sống độc thân nhƣ giáo sỹ Công giáo.
Với nội dung trên, Anh giáo đƣợc coi là gạch nối giữa Công giáo và
Tin Lành, đƣợc xếp vào phong trào cải cách tôn giáo ở thế kỷ XVI hình
thành đạo Tin Lành. Nói một cách hình ảnh, Anh giáo là một tôn giáo đem
tinh thần Tin Lành đặt trong một thân thể Công giáo.
Địa bàn tồn tại của Anh giáo chủ yếu là ở Anh, Mỹ và các thuộc địa
cũ của Anh. (Hiện nay trên thế giới có 27 Giáo hội Anh giáo, với khoảng
70 triệu tín đồ) tuy nhiên ra khỏi nƣớc Anh, một bộ phận Anh giáo không
còn giữ nguyên "tính chất Anh giáo" mà hòa nhập chung, sống với các hệ
phái Tin Lành khác.
- Giáo lý, lễ nghi và tổ chức
+ Giáo lý: Tin Lành có nhiều tổ chức hệ phái và mặc dù có những
điểm khác nhau về giáo thuyết, nghi thức và hành đạo cũng nhƣ cách tổ
chức Giáo hội, nhƣng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung nguyên
tắc chính, có thể khái quát và so sánh với đạo Công giáo nhƣ sau:
Giống nhau: Trƣớc hết, Kinh thánh Tin Lành và Công giáo đều đƣợc
chứa đựng trong Kinh thánh, gồm 2 bộ "Cựu ước" và "Tân ước".
Về "Cựu ước": là bộ giã sử của đạo Tin Lành Do Thái và là Kinh
thánh của đạo Do Thái. "Cựu ước" gồm 46 quyển, có thể chia làm 3 loại
nhƣ sau:


Sách lịch sử gồm 5 quyển (Sáng thế ký, Edit tô ký, Lêvi ký, dân số
ký, Phục truyền lệ ký, do Maixen viết về sự tạo dựng vũ trụ con ngƣời của
Thiên Chúa, về sự tích dân Do Thái cùng luật pháp, phong tục tập quán và
truyền thống văn hóa của đạo Do Thái.

Sách văn thơ gồm có sách của Giop và các sách ca vịnh, châm ngôn,
truyền đạo, nhã ca.
Sách tiên tri (sấm ký) của các thánh tiên tri nhƣ Esai, Ôsê.
Tân ƣớc: gồm 27 quyển kể về cuộc đời và sự nghiệp của chúa Giêsu
Kitô, hoạt động của Thánh Tông đồ, những lời răn dạy chỉ bảo về đạo lý
của chúa Giêsu và các Thánh Tông đồ đối với con ngƣời. Có thể chia sách
Tân ƣớc thành 4 loại nhƣ sau:
Sách Tin mừng (hay Phúc âm) đƣợc ghi lại bởi 4 Thánh sử là Luca,
Mác-cô, Ma-thê-ô và Gioan.
Sách Công vụ sứ đồ kể về hoạt động của các Thánh Tông đồ do
Thánh Luca chép.
Sách Thánh thƣ gồm các thƣ của các Thánh Tông đồ gửi cho các
giáo đoàn.
Sách Khải huyền của Thánh Gioan tiên đoán về tƣơng lai của đạo
Kitô và của nƣớc Do Thái trong quan hệ với đế chế Lamã.
Theo các nhà nghiên cứu, sách Khải huyền đƣợc viết sớm nhất trong
Tân ƣớc, giữa thế kỷ I sau Công nguyên.
Công giáo cho rằng Kinh thánh là những lời mạc khải của Thiên
Chúa đối với loài ngƣời, là mẫu mực tối cao của đức tin và phải đƣợc đề
cao tôn sùng nhƣ Thánh thể Chúa. Cũng theo họ, Hội thánh đƣợc chúa
Giêsu dựng có nhiệm vụ truyền giảng kinh thánh, vì vậy truyền đạo là một


nhiệm vụ thiêng liêng mang ý nghĩa Thánh truyền. đạo Tin Lành đề cao vị
trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự
hành đạo. Công giáo lại cho rằng ngoài Kinh thánh còn có những văn bản
khác nhƣ nghị quyết công đồng chung, các sắc chỉ thông điệp của Giáo
hoàng về nguyên tắc cũng có giá trị nhƣ giáo lý.
Đạo Tin Lành tuy đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối, nhƣng
không coi nó là cuốn sách mà chỉ có một số ngƣời (ý chỉ các giáo sỹ) đƣợc

quyền kê cứu giảng giải nhƣ Công giáo. Tất cả các tín đồ, giáo sỹ đạo Tin
Lành đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm theo Kinh thánh.
Quan niệm về thế giới: Tin Lành và Công giáo cơ bản đều giống
nhau, đó là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa.
Theo giáo lý, Thƣợng đế có trƣớc đời đời, có trƣớc cả không gian và thời
gian. Thiên Chúa có 3 ngôi: ngôi thứ nhất là cha; ngôi thứ hai là con; ngôi
thứ ba là thánh thần. Tuy là 3 ngôi nhƣng cũng cùng chung một bản thể là
Thiên Chúa. Ngôi 2 bởi ngôi 1 mà ra. Ngôi 3 bởi ngôi 1 và ngôi 2 mà ra.
Ba ngôi "đồng đẳng, đồng vinh, đồng quyền" nhƣng mỗi ngôi có một chức
năng, vai trò khác nhau đối với con ngƣời.
Ngôi 1: Cha, tạo dựng; ngôi 2: Con, cứu chuộc; ngôi 3: Thánh thần,
Thánh hóa.
Thiên Chúa là đấng sáng tạo nên trời đất và muôn loài từ hƣ không.
Kinh "Cựu ước" kể lại rằng: Thiên Chúa tạo dựng trời đất trong 6 ngày.
Ngày thứ nhất, tạo nên sự sáng và tối; đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là
đêm. Ngày thứ hai, tạo ra không gian, quen gọi là trời. Ngày thứ ba, tạo ra
đất, nƣớc, cỏ cây. Ngày thứ tƣ, tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân
chia ngày đêm, tháng, năm, thời tiết. Trong đó, có hai vì tinh tú lớn là mặt
trời cai trị ban ngày, mặt trăng cai trị ban đêm. Ngày thứ năm, tạo ra muôn


vật; chim trên trời, cá dƣới nƣớc; muông thú trong rừng. Ngày thứ sáu, tạo
nên con ngƣời, Ngày thứ bảy, sau khi hoàn tất sự sáng tạo của mình Thiên
Chúa nghỉ. Ngày này, còn gọi là ngày Chúa nhật hay là ngày chủ nhật.
Đạo Tin Lành cũng nhƣ Công giáo đều cho rằng: Con ngƣời đƣợc
Thiên Chúa sáng tạo theo hình ảnh của mình, có nhiệm vụ thờ phụng Thiên
Chúa và tiếp tục sự nghiệp kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Kinh "cựu
ước" kể rằng: Con ngƣời đầu tiên đƣợc Thiên Chúa sáng tạo, bằng cách lấy
bụi đất nặn thành ngƣời con trai, đặt tên là Ađam. Ađam có nghĩa là "ngƣời
đầu tiên". Sau đó, Thiên Chúa thấy Ađam sống một mình đơn độc, bèn bẻ

chiếc xƣơng sƣờn thứ bảy của Ađam, dùng bụi đất nặn thành ngƣời con
gái, đặt tên là Êva. Êva có nghĩa là "Mẹ" của sự sống.
Sự sáng tạo ra con ngƣời của Thiên Chúa đƣợc coi là một sản phẩm
cao nhất, hoàn hảo và tuyệt mỹ. Vì con ngƣời có trí khôn, có lƣơng tâm và
đạo đức nên làm chủ thế giới. Con ngƣời có mối quan hệ trực tiếp với
Thiên Chúa và đƣợc Thiên Chúa yêu thƣơng hơn hết. Sau này, khi con
ngƣời mắc phải tội tổ tông, thì mối quan hệ trực tiếp đó không còn nữa.
Muốn quan hệ với Thiên Chúa con ngƣời phải thông qua đấng cứu chuộc là
chúa Giêsu. Con ngƣời có hai phần: thể xác (tính phàm tục) và linh hồn
(tính thiêng liêng) tách biệt nhau. Phần linh hồn do chúa truyền vào và khi
chết thì thể xác trở về cát bụi, còn linh hồn tồn tại vĩnh cửu.
Con ngƣời có tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Bản chất của tính
tội lỗi của con ngƣời là tính tự do. Kinh cựu ƣớc kể rằng: Sau khi sáng tạo
ra Ađam và Êva, Thiên Chúa đã cho họ sự sống, vui hƣởng cảnh an nhàn,
hạnh phúc trong vƣờn Địa Đàng (vƣờn Êđen - nơi đó đầy vui sƣớng). Chúa
cho chép họ đƣợc ăn các thứ hoa thơm quả ngọt mà Thiên Chúa đã tạo sẵn,
chỉ trừ một cây có quả lý trí là bị cấm không đƣợc ăn. Vì nếu ăn vào sẽ


hiểu biết thế nào là sự phúc, sự tội và phải chết.
Do có thù hận với Thiên Chúa nên Quỷ dữ muốn phá hoại thành quả
thiêng liêng của Chúa. Nó tìm đến vƣờn Địa Đàng, hóa thân thành con rắn,
khuyên Êva ăn trái cấm. Vì nếu ăn vào sẽ đƣợc vinh hiển ngang bằng với
Thiên Chúa. Theo lời khuyên bảo của Quỷ dữ, Êva và Ađam đã vi phạm tội
tổ tông. Lập tức, hai ngƣời bị Thiên Chúa nổi giận đuổi xuống trần gian
làm ngƣời trần tục, phải bới đất, lật cỏ để sống. Con cháu của Ađam và Êva
ngày càng đông đúc và mắc phải nhiều tội tổ tông làm Thiên Chúa nổi
giận, dâng nƣớc cao làm thành trận đại hồng thủy trừng phạt con ngƣời.
Sau trận đại hồng thủy chỉ còn Nô-e và vợ ông là ngƣời sống sót. Họ tiếp
tục cuộc sống và sinh nở đông đúc hình thành các dân tộc khác nhau nhƣ

hiện nay. Cuộc sống của loài ngƣời lại tiếp tục sa ngã và mắc vào tội lỗi,
Thiên Chúa phải ra tay cứu vớt loài ngƣời một lần nữa.
Tin Lành cũng giống với Công giáo tin rằng một ngày kia toàn thế
giới sẽ bị hủy diệt, con ngƣời sẽ chết.
Những điểm khác nhau giữa đạo Công giáo và Tin Lành:
Tin Lành không thừa nhận những vị Thánh, Thiên Thần, Đức Mẹ
của đạo Chính Thống và Thiên Chúa. Ở họ, đức chúa ba ngôi giữ một địa
vị hoàn toàn độc quyền. Điểm chủ yếu phân biệt đạo Tin Lành với đạo
Thiên Chúa và chính giáo là học thuyết về mối liên hệ trực tiếp của chúa
với con ngƣời. Theo quan niệm của các tín đồ đạo Tin Lành, Thiên huệ là
do chúa ban cho con ngƣời không thông qua Giáo hội, "sự cứu rỗi" chỉ đạt
đƣợc nhờ lòng tin cá nhân của con ngƣời và nhờ ý muốn của Chúa. Học
thuyết này đã phá hoại địa vị đứng đầu của quyền lực Giáo hội đối với
chính quyền và vai trò thống trị của Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo
hoàng Lamã, đã giải phóng con ngƣời ra khỏi xiềng xích phong kiến và làm


thức tỉnh ở họ những tình cảm về sở hữu cá nhân, những quan niệm cá
nhân tƣ sản,.... Do thái độ khác của con ngƣời đối với Chúa, nên không chỉ
giới thầy tu và Giáo hội mà cả việc thờ cúng trong đạo Tin Lành cũng đƣợc
quy vào địa vị thứ yếu. Tin Lành bác bỏ tín điều lạc lõng, thô thiển và ngây
dại nhƣ chuyện Eva là mẫu xƣơng sƣờn của Ađam. Đức mẹ Maria còn
đồng trinh sau khi sinh chúa Giêsu.  13, tr.84 
+ Lễ nghi: đạo Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong
đức tin. Đạo này cho rằng hạnh phúc... đến với con ngƣời là do đức tin chứ
không phải vì những "hình thức tại ngoại", tức là luật lệ, lễ nghi. Do đó,
luật lệ, lễ nghi và cách thức hành đạo của Tin Lành đơn giản, không cầu kỳ,
phức tạp nhƣ Công giáo.
Đạo Tin Lành không có việc thờ cúng các tƣợng thánh và thánh tích.
Con số của các bí tích đƣợc rút xuống còn có hai (Lễ Rửa tội và lễ Ban

Thánh thể). Việc làm lễ thƣờng chỉ gồm những lời thuyết giáo, những buổi
cầu kinh chung và ca những bài thánh ca. Về mặt hình thức, Tin Lành căn
cứ vào kinh thánh. Nhƣng trên thực tế, Tin Lành cũng có những tín điều,
những uy quyền và những cuốn sách thánh riêng.
Nhà thờ Tin Lành đƣợc kiến trúc hiện đại, đơn giản không cầu kỳ,
trong nhà thờ không có tƣợng ảnh, chỉ có cây thập giá - biểu tƣợng chúa
Giêsu chịu nạn.
Hình thức xƣng tội của Tin Lành không tiến hành trong tòa kín với
linh mục, mà xƣng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Khi xƣng tội cũng nhƣ khi
cầu nguyện, tín đồ Tin Lành có thể đứng giữa nhà thờ, trƣớc đám đông để
sám hối, hoặc nói nên ý nguyện của mình một cách công khai.
+ Tổ chức: Tin Lành cũng có giáo sỹ nhƣ Công giáo. Giáo sĩ Tin
Lành gồm hai chức: Mục sƣ (tên gọi theo Kinh thánh), dƣới Mục sƣ là


Truyền đạo (Giảng sƣ). Có phái Tin Lành vẫn duy trì giám mục nhƣ:
Trƣởng lão, Giám lý, Anh giáo, Cơ đốc phục lâm. Giáo sĩ Tin Lành không
áp dụng luật độc thân nhƣ giáo sĩ đạo Công giáo. Họ đƣợc lấy vợ, sinh đẻ
con cái. Giáo sĩ Tin Lành là những tín đồ bình thƣờng đƣợc tuyển chọn đào
tạo riêng theo khả năng cho phép của hệ phái. Các học sinh sau thời gian
học tập phải qua tập sự mới đƣợc bổ nhiệm chức truyền đạo. Một thời gian
sau, nếu thấy đủ điều kiện thì phong chức Mục sƣ. Chỉ đến Mục sƣ mới có
quyền chủ tọa một Hội thánh cơ sở. Việc tuyển chọn và phong chức Mục
sƣ, truyền đạo, bổ nhiệm chủ tọa, Hội thánh cơ sở do một hội đồng có thẩm
quyền của Giáo hội quyết định. Một số hệ phái Tin Lành áp dụng quy chế
tín đồ bầu ra mục sƣ. Các hoạt động của giáo sỹ Tin Lành chịu sự kiểm
soát của tín đồ. Nhiều hệ phái còn tổ chức cho các tín đồ bỏ phiếu tín
nhiệm mục sƣ, truyền đạo vì nếu không còn uy tín thì không đƣợc hoạt
động. Các giáo sỹ Tin Lành tuy đƣợc gọi là: "Đấng chăn bầy", nhƣng
không có thần quyền, tức là không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban

phúc, tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian trong mối quan hệ
giữa tín đồ với đấng thiêng liêng. Do đó, vai trò của giáo sỹ Tin Lành
không tuyệt đối nhƣ giáo sĩ Công giáo.
Tin Lành tuy tách ra từ Công giáo nhƣng không lập ra tổ chức ra
Giáo hội mang tính chất phổ quát cho toàn đạo, mà tổ chức theo hƣớng xây
dựng các Giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo
từng hệ phái, hay theo quốc gia theo cơ cấu tổ chức Giáo hội. Các hệ phái
Tin Lành chủ trƣơng giao quyền tự trị cho các Giáo hội cơ sở. Chi hội, các
cấp Giáo hội bên trên hình thành phù hợp với hoàn cảnh cho phép. Thậm
chí, một số hệ phái Tin Lành còn cho tín đồ, giáo sỹ tự do tách khỏi hệ phái
này, hay hệ phái khác hoặc tách ra đứng độc lập.
Giáo hội Tin Lành không cấu thành bởi các vị giáo sỹ một cách cố


định nhƣ Công giáo mà cả tín đồ, giáo sỹ tham gia bầu cử một cách dân
chủ. Đại hội các cấp của Giáo hội (Đại hội đồng) có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự, lề lối làm việc của Giáo
hội và hoạt động tôn giáo, xã hội.
Tóm lại, sự ra đời của đạo Tin Lành là sự cải cách tôn giáo theo tƣ
tƣởng dân chủ tƣ sản và khuynh hƣớng tự do cá nhân. Vì vậy, nó đã nhanh
chóng chiếm đƣợc cảm tình của các tầng lớp tƣ sản, trí thức, công chức và
thị dân nói chung trong xã hội tƣ sản hiện đại. Với sự nhấn mạnh tính năng
động và chiều sâu lý tính cá nhân, Tin Lành đã nhanh chóng thích ứng với
mọi hoàn cảnh chính trị - xã hội và trở thành niềm tin tôn giáo của nhiều
tầng lớp trong xã hội. Nhất là trong thời đại ngày nay, trƣớc những biến
động phức tạp của thế giới, Tin Lành đã trở thành một trong những tôn giáo
có tính Quốc tế. “Có sắc thái mới, thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội hiện
đại, nhất là tầng lớp trí thức, công chức, vì vậy giới chủ nhà cầm quyền các
nước tư bản vẫn khuyến khích thậm chí đầu tư tư bản thêm để cho các giáo
phái Tin Lành trở nên hùng mạnh và xuất những món hàng tôn giáo này ra

phạm toàn cầu vì lợi ích và mục đích chính trị của họ"  33, tr.13- 14 . Ở
nƣớc ta, đạo Tin Lành đã đƣợc du nhập từ lâu. Song từ khi thực hiện nền
kinh tế thị trƣờng và mở rộng quan hệ giao lƣu với nƣớc ngoài, đạo Tin
Lành lại đƣợc phát triển mạnh trên nhiều địa bàn quan trọng của đất nƣớc.
1.2. Đạo Tin Lành ở Việt Nam
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đạo Tin Lành bắt đầu du nhập
vào Việt Nam do Hội liên hiệp Phúc âm và truyền giáo gọi tắt là CMA.
Năm 1887, mục sƣ tiến sĩ A.B Simpon khi truyền giáo ở Trung Quốc đã
sang nghiên cứu tình hình Việt Nam và nhận thấy miền đất này cần phải có
“sự che chở của đấng Ki-tô”. Từ đó, các giáo sỹ Tin Lành thay nhau đến


Việt Nam truyền giáo.
- Năm 1893 mục sƣ D.Seclacheur đến Sài Gòn.
- Năm 1897 mục sƣ C.H.Recver đến Lạng Sơn.
- Năm 1899 mục sƣ R.A.Faffray đến Hà Nội.
- Năm 1901 S.Dayan đến Hải Phòng.
- Năm 1911 các mục sƣ Faffray, Hoster, Hoslerr đến Đà Nẵng, lập
Hội thánh đầu tiên.
Năm 1915, khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, mƣợn cớ các giáo sỹ
Tin Lành Mỹ làm gián điệp cho Đức, trong lúc Pháp đánh nhau với Đức,
nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dƣơng cấm các giáo sỹ CMA hoạt động.  31,
tr 129 .

- Năm 1916, mục sƣ Faffray với tƣ cách là phó hội trƣởng CMA ở
Trung Quốc sang gặp toàn quyền Đông Dƣơng yêu cầu cho các giáo sỹ Tin
Lành đƣợc tự do truyền giáo.
- Năm 1918, CMA lập đƣợc các chi hội ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam
Kỳ lấy tên là, “Hội thánh Tin Lành Đông Pháp". Từ năm 1924 - 1926, liên
tiếp 3 đại hội đầu tiên đƣợc tổ chức ở Đà Nẵng. Năm 1926, nhằm ngăn

chặn ảnh hƣởng của Mỹ ở châu Á và căn cứ vào quyền tự do truyền đạo
của Công giáo ghi trong Hòa ƣớc 6 - 6 - 1884, Toàn quyền Pháp ở Đông
Dƣơng cấm Tin Lành hoạt động. Năm 1927, lệnh này bị hủy bỏ, Tin Lành
đƣợc hoạt động trở lại.
- Năm 1927, Đại hội đồng Tin Lành Việt Nam lần thứ IV ở Đà Nẵng
bầu Ban trị sự Tổng Liên hội do mục sƣ Hoàng Trọng Thừa làm hội
trƣởng. Điều lệ của Tổng Liên hội đƣợc thông qua năm 1928. Năm 1932,
Tin Lành bắt đầu truyền giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây


Nguyên và năm 1933 các giáo sỹ xây dựng Tin Lành ở các tỉnh miền Bắc.
Để tránh sự nghi ngờ của Nhật, năm 1942, các giáo sỹ Tin Lành ra tuyên
bố: đạo Tin Lành không "tham gia chính trị". Đến đây, Tin Lành đã chính
thức trở thành một tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.Năm 1942 Chính quyền
thuộc địa mới thực sự công nhân tƣ cách pháp nhân của tổ chức này  32, tr
129 . Tuy nhiên, quá trình du nhập vào Việt Nam, Tin Lành đã gặp không

ít khó khăn: sự chèn ép của Công giáo và sự cấm đoán của chính quyền
thuộc địa. Năm 1954, Tin Lành ở Việt Nam đã có 100 mục sƣ truyền đạo
và 6 vạn tín đồ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đạo Tin Lành ở hai miền
Nam - Bắc có khác nhau. Ở miền Bắc, số đông giáo sỹ, tín đồ đã di cƣ
vào miền Nam. Số còn lại khoảng 5 nghìn ngƣời và gần chục mục sƣ.
Năm 1955, những giáo sỹ, tín đồ còn lại ở miền Bắc lập Giáo hội riêng
lấy tên là Tổng Hội Hội thánh Tin Lành miền Bắc với tôn chỉ hoạt động
"kính chúa yêu nƣớc".
Ở miền Nam từ năm (1954 - 1975), lợi dụng chiến tranh xâm lƣợc
của Mỹ, đạo Tin Lành ở Mỹ tăng cƣờng phƣơng tiện, giáo sỹ giúp Tổng
Liên hội Hội thánh Tin Lành miền Nam mở rộng cơ sở truyền giáo và đào
tạo giáo sỹ. Chẳng hạn: chuyển trƣờng Kinh thánh ở Đà Nẵng vào Nha

Trang và nâng lên thành trƣờng đại học lấy tên là “Thánh Kinh thần học
viện Nha Trang”; xây dựng 2 trƣờng trung cấp Kinh thánh ở Đà Lạt và
Buôn Mê Thuột để đào tạo giáo sỹ cho vùng Tây Nguyên.
Đến năm 1975, Tin Lành miền Nam phát triển thành một hệ phái có
khoảng 250.000 tín đồ và 500 mục sƣ, truyền đạo (chiếm 80% tổng số tín
đồ, giáo sỹ Tin Lành ở miền Nam), hơn 400 chi hội, 7 địa hạt (Bắc Trung
hạt, Nam Trung hạt, Trung Thƣợng hạt, Đông Nam hạt, Tiền Giang hạt và


×