Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.87 KB, 155 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KHẮC DU

CHấT LƯợNG ĐàO TạO
CAO CấP Lý LUậN CHíNH TRị CHO CáN Bộ
LÃNH ĐạO, QUảN Lý TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY

LUN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ
NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN GIANG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Khắc Dịu



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những nghiên cứu trong nước
1.2. Những nghiên cứu nước ngoài
1.3. Khái quát kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan và những
vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu

6
6
15
21

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ

2.1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý và đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý
2.2. Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý - khái niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá

24
24

43

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay
3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra

62
62
100

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. Dự báo tình hình tác động và quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo
cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn
hiện nay
4.2. Các giải pháp chủ yếu
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

110


110
116
149
151
152
162


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCLLCT

:

Cao cấp lý luận chính trị

CCLLCT - HC

:

Cao cấp lý luận chính trị - hành chính

CNH, HĐH

:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DHTC


:

Dạy học tích cực

LLCT

:

Lý luận chính trị

Nxb

:

Nhà xuất bản

TC

:

Tiêu chuẩn

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang
Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên đối với việc học lý luận chính trị

89

Biểu đồ 3.1: Kết quả học tập tại Trung tâm Học viện

96

Biểu đồ 3.2: Kết quả học tập tại Học viện Chính trị khu vực IV

97


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ.
Thực tiễn không ngừng biến đổi, lý luận cũng không ngừng được bổ sung,
phát triển phù hợp với sự vận động phát triển của xã hội trong từng giai đoạn cách
mạng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, nghiên
cứu để nâng cao trình độ ngang tầm nhiệm vụ. Đào tạo cao cấp lý luận chính trị
(CCLLCT) cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trong nội dung quan trọng
của đào tạo, bồi dưỡng LLCT, nhằm trang bị kiến thức lý luận chính trị, lãnh đạo
quản lý, tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị,
trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ.
Trong những năm qua, công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý được các cấp uỷ đảng quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng: hệ thống cơ sở

đào tạo CCLLCT đã được củng cố và phát triển; quy mô đào tạo không ngừng mở
rộng, bảo đảm thực hiện kế hoạch được giao, một số lượng lớn cán bộ lãnh đạo,
quản lý đã được đào tạo CCLLCT; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng; đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và chất lượng; công tác quản lý đào
tạo được chú trọng, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo được cải
thiện…. Những kết quả của công tác đào tạo CCLLCT đã góp phần làm cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước, nâng cao năng lực, tư
duy cơng tác góp phần quan trọng vào cơng tác xây dựng đảng, chính quyền và
đồn thể chính trị - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
Những thành tựu và kết quả nói trên là do có sự quan tâm, chăm lo của Đảng,
Nhà nước; của các cấp uỷ đảng và tinh thần trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, sự
tận tuỵ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo đã tích cực đổi mới trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo LLCT; sự ổn định về chính trị cùng với những
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, chất lượng cơng tác đào
tạo CCLLCT trong thời gian qua cịn hạn chế: nội dung, chương trình đào tạo chưa
đảm bảo yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn và rèn luyện tư tưởng chính
trị, đạo đức, tác phong cho học viên; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, nặng về
truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực và sáng tạo của học viên;
cách đánh giá kết quả học tập của học viên còn lúng túng, chưa phản ánh đúng thực
chất, quản lý đào tạo có mặt còn yếu kém, nhất là quản lý tự học của học viên; đội
ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo có mặt chưa tương xứng với yêu cầu của
cơng tác đào tạo LLCT.
Những hạn chế, yếu kém nói trên do nhiều yếu tố như: một số cấp ủy, cơ
quan đơn vị chưa nhận thức sâu sắc và toàn diện về cơng tác đào tạo LLCT, khơng
ít cán bộ, đảng viên xác định chưa đúng mục tiêu đào tạo CCLLCT là nâng cao
trình độ LLCT để phục vụ cơng tác tốt hơn, mà coi mục tiêu đào tạo là có đủ bằng

cấp, chứng chỉ để hồn thiện tiêu chuẩn chức danh; việc cán bộ có xu hướng tập
trung vào học CCLLCT với hình thức đào tạo tại chức để hoàn thiện về tiêu chuẩn
bằng cấp, tạo ra mất cân đối giữa yêu cầu học tại chức và tập trung; hệ thống văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn cịn có bất cập, chưa đồng bộ; quy định về tiêu chuẩn trình
độ LLCT đối với các chức danh cán bộ cịn có điểm chưa phù hợp, chậm đổi mới
nên việc thực hiện phân cấp đào tạo LLCT theo đối tượng, tiêu chuẩn chức danh
cịn có khó khăn, lúng túng; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo bất cập về
chất lượng, số lượng và cơ cấu, có một số hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, năng
lực hoạt động thực tiễn; một bộ phận thiếu gương mẫu đã góp phần làm cho chất
lượng dạy và học chưa bảo đảm yêu cầu
Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, qn triệt sâu sắc quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương (khoá XI), Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26 tháng 5 năm
2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”, để bảo đảm góp phần thực hiện thắng
lợi sự nghiệp đổi mới, việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo CCLLCT cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, cấp bách.


Với tinh thần đó, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đào tạo cao cấp lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay” có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo CCLLCT
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng
đó.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ là vấn đề lớn, phạm vi rộng với nhiều
vấn đề liên quan. Luận án này tập trung nghiên cứu về chất lượng đào tạo CCLLCT
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo CCLLCT cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2011
đến nay và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo cán


bộ lãnh đạo, quản lý. Luận án có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình
khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề tài.
- Luận án cũng được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn đào tạo CCLLCT
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án

sử dụng hệ thống tài liệu, tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, địa phương, đơn vị
cũng như kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình thâm nhập thực tế của tác giả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lơgíc
kết hợp phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, tổng kết thực
tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia….
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học
Một là, làm rõ quan niệm chất lượng đào tạo CCLLCT; xây dựng hệ thống
tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hai là, đề xuất một số giải pháp mới, mang tính đặc thù nâng cao chất lượng
đào tạo CCLLCT trong giai đoạn hiện nay:
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cao cấp lý luận
chính trị theo hướng hiện đại, thiết thực, sát hợp với từng đối tượng, từng loại chức
danh cán bộ.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng nghiên cứu, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý đào tạo cao cấp lý luận chính trị, gắn
học tập lý luận với việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong của người
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực
trạng công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian vừa
qua.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp và
áp dụng trong thực tiễn nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo
CCLLCT, góp một phần phục vụ cho việc tham mưu đề xuất Bộ Chính trị ra Nghị
quyết về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán



bộ lãnh đạo, quản lý” và các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện
Nghị quyết trên.
- Luận án có thể làm tài liệu để các tỉnh, thành ủy trong cả nước tham khảo
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng và nghị
quyết của cấp ủy ở từng địa phương về đào tạo CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lănh
đạo, quản lý; đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập mơn Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước ở hệ thống Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vai trị của cơng tác đào tạo cán bộ nói chung, đào tạo LLCT cho đội ngũ
cán bộ nói riêng đã được khẳng định ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng ta.
Trong thực tiễn, công tác này luôn được sự chỉ đạo của Đảng và được nhiều nhà
khoa học trong nước, ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Sau đây là những cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây:
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Đề tài khoa học
Do tầm quan trọng của công tác đào tạo LLCT đối với cán bộ lãnh đạo, quản
lý, những năm gần đây, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan:
cơng tác cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Trong các nghiên cứu đó, có
nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ. Có thể điểm qua một số nghiên cứu quan trọng
sau:
- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nguyễn Phú Trọng [111]
đã nghiên cứu cơng phu, có giá trị lớn cả về phương diện lý luận và và tổng kết thực
tiễn về công tác cán bộ, đặc biệt là về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- “Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các
trường đại học cao đẳng” của Tơ Huy Rứa [92] đã đánh giá khái quát năng lực đào
tạo lý luận Mác - Lênin của một số trường Đại học tại Hà Nội, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một khung chương trình
tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác - Lênin.
- “Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - Kiến nghị và giải pháp” của Phạm Tất Dong
[41] đã làm rõ thực trạng đào tạo và giảng dạy của đội ngũ khoa học Mác - Lênin,
đồng thời đề xuất những chế độ, chính sách để phát triển đội ngũ này. Trong số
những giải pháp, đề xuất này, có những giả pháp khơng cịn phù hợp với u cầu
mới, cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợp giai đoạn phát triển hiện nay.


- “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống
chính trị trong thời kỳ đổi mới” của Trần Xuân Sầm [94] đã tập trung nghiên cứu và
phân tích rõ vấn đề cơ cấu cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, mối quan hệ giữa cơ cấu và
tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị trong thời
kỳ đổi mới.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Trọng Bảo [11]
đã làm rõ một số vấn đề về lý luận, đồng thời đánh giá một cách khái quát đội ngũ
cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, trên cơ sở đó đã đề xuất
phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh ở Việt Nam trong
thời kỳ mới.
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển

cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” của
Trần Đình Hoan [68] đã tập trung làm rõ những cơ sở khoa học, phân tích sâu sắc
tình hình thực tiễn, kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cơ bản về đánh giá, quy
hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đồng thời, đánh giá, phân tích
về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác này trong sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, góp phần làm sáng tỏ thêm các quan điểm của Đảng về luân
chuyển cán bộ và kiến nghị các giải pháp để triển khai thực hiện tốt công tác điều
động, luân chuyển cán bộ ở các cấp, các ngành.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng u cầu của
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” của Vũ Văn Hiền [63] có phạm
vi nghiên cứu rộng, nội dung đề cập tới một số vấn đề và nhiệm vụ cấp bách đặt ra
đối với cơng tác cán bộ nói chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng của
Đảng trước yêu cầu của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức đáp ứng địi hỏi của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của Bộ Nội vụ [28] đã phân tích
tính tất yếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN); thực trạng đội ngũ


và thể chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã; phương hướng và giải pháp xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta.
- “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt
Nam- Những vấn đề chung” của Nguyễn Hữu Vui [122] đã đánh giá thực trạng sử
dụng phương pháp trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin hiện nay và đề ra
những giải pháp cơ bản để đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học này.
- "Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Việt Chiến
[32] đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và

nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay và đề ra các giải
pháp cơ bản để đổi mới phương thức đào tạo tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng
dạy và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- “Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo
đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở
từng cấp học” của Ban Tuyên giáo Trung ương [10] là một cơng trình nghiên cứu
có mục tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn
LLCT, đạo đức công dân trong các bậc học khác nhau. Theo nhóm tác giả, đội ngũ
giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng
nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
đào tạo. Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số đơng đội ngũ khơng có thời
gian đầu tư, hồn thiện chun mơn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của đội
ngũ.
- "Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay” của Hồng
Đình Cúc [38] đã minh chứng luận điểm: chất lượng đào tạo giảng viên các môn
LLCT quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT và do đó chi phối q
trình dạy - học các môn khoa học lý luận trong các trường đại học hiện nay.
- Các đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục lý luận
chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay” của Ngô
Ngọc Thắng [98] và “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý
luận chính trị trong giai đoạn hiện nay” của Ngô Ngọc Thắng [99] đã khái quát các


luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục LLCT, khảo sát thực trạng
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào cơng tác giáo dục LLCT hiện nay.
Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng về giáo dục LLCT vào giáo dục LLCT
hiện nay.
- “Tình hình giảng dạy, học tập các mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời

gian tới” của Ban Tuyên giáo Trung ương [9] đã nghiên cứu một cách tổng quát
về đội ngũ giảng dạy các môn khoa học này với tư cách là một trong những yếu
tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng q trình dạy và học. Nhóm
nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ưu điểm về gia tăng học hàm, học
vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của số đông đội ngũ này là sức ỳ lớn, chậm
đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tịi phương pháp giảng dạy
phù hợp với những đối tượng khác nhau, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là mơn học
phụ, nhất là trong các trường kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân cản
trở đổi mới phương pháp.
- “Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của Trần Thị
Anh Đào [53] đã làm rõ được những khái niệm LLCT, phân tích được vai trị của
giáo dục LLCT đối với sinh viên; tác giả đã đã nắm vững tâm sinh lý của sinh viên,
kết hợp lý luận và thực tiễn khảo sát đưa ra phân tích có cơ sở, cần thiết và thuyết
phục; nhìn thẳng vào bức tranh thực tế: mặt tốt - xấu của sinh viên để có những
đánh giá và đưa ra những giải pháp, định hướng nâng cao giáo dục LLCT cho sinh
viên đúng đắn và mang tính khả thi cao.
- “Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của Trần Minh Tuấn [115]
đã tập trung giải quyết các vấn đề: luận giải yêu cầu cấp thiết hiện nay về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện, theo đó, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng phải phân định rõ các chương trình đào tạo và các chương trình bồi dưỡng;
mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải hướng tới một loại đối tượng xác định,
phải hướng tới từng chức danh đào tạo nhất định.


Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã nêu ở trên có giá trị tham khảo tốt để
luận án nghiên cứu và đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng công tác đào tạo CCLLTC phục vụ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Sách
Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến cơng tác đào tạo
LLCT đã được xuất bản. Có thể liệt kê một số nghiên cứu lớn sau:
- “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay” của
Nguyễn Văn Tài [96] đã vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta,
đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó, đã làm rõ một
số vấn đề như: nội dung và những động lực cơ bản của q trình tích cực hố nhân
tố con người đối với đội ngũ cán bộ; vai trị của đội ngũ cán bộ; phân tích, đánh giá
những mặt làm được, ưu điểm, những yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân của
những ưu điểm và hạn chế trong tích cực hố nhân tố con người của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay. Đề xuất một số vấn đề và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy
tính tích cực nhân tố con người của đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay.
- “Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay” của Hồ
Bá Thâm [102] đã khẳng định, tư duy và trí tuệ con người, đặc biệt là ở người cán
bộ lãnh đạo có tác dụng lớn đến hoạt động của họ và thơng qua đó ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội. Đó là một tiềm lực, nguồn lực to lớn của dân tộc trong phát
triển, nhất là đối với thời đại ngày nay. Tác giả xem xét một cách hệ thống bản chất,
nội dung của năng lực tư duy, phong cách tư duy, đồng thời kiến nghị một số giải
pháp, định hướng phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo trong đổi
mới tư duy, phát triển trí tuệ hiện nay.
- “Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ
sở của trong giai đoạn hiện nay” của Vũ Ngọc Am [1] đã làm rõ mối quan hệ giữa
cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng với việc nâng cao tính tự giác cách mạng cho
cán bộ, đảng viên và phân tích q trình đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác giáo
dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nhằm chống lại âm mưu "diễn biến hồ
bình" của các thế lực thù địch.



- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học” của Nguyễn Duy Bắc [5] đã tập hợp
những bài viết của các nhà nghiên cứu lý luận chuyên sâu, tập trung phân tích chất
lượng dạy và học các môn LLCT. Các nhà khoa học thống nhất cho rằng nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy các môn Mác - Lênin và chất lượng học tập
các môn học này làm nên bức tranh tổng thể chất lượng đào tạo các môn LLCT cho
sinh viên nước ta hiện nay.
- “Hồ Chí Minh với cơng tác giáo dục lý luận chính trị” của Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia [86] đã giới thiệu các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa Mác - Lênin với con đường cách mạng Việt Nam, trong đó, Người nhấn
mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đến
việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
xác định rõ nội dung và nhiệm vụ học tập LLCT; vấn đề để nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên của Đảng.
- “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị (Chương trình bồi dưỡng chun
đề dành cho giảng viên giảng dạy các chương trình lý luận chính trị tại Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện)” của Ngơ Văn Thạo [101] đã khái quát chung khái
niệm LLCT và giáo dục LLCT; một số vấn đề tâm lý và giáo dục học trong giảng
dạy học LLCT, phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra, đánh giá
trong dạy học LLCT.
- “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị” của Vũ Ngọc
Am [2] được coi như cẩm nang nghiệp vụ của những người làm cơng tác giáo dục
LLCT nói chung và những người trực tiếp làm cơng tác giảng dạy LLCT nói riêng.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách gồm có ba phần chính, đặc biệt, trong phần thứ hai
(phần trọng tâm của cuốn sách này) có một nội dung rất mới, đó là đề cương một số
bài giảng khá chi tiết và hữu ích dành cho giảng viên tham khảo.
- “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị” của Phạm
Huy Kỳ [78] đã trình bày một số vấn đề lý luận và phương pháp của công tác
nghiên cứu, giáo dục LLCT và công tác nghiên cứu, biên soạn, giáo trình lịch sử
đảng bộ địa phương. Riêng phần lý luận và phương pháp giáo giáo dục LLCT, cuốn

sách chủ yếu tập trung trình bày lý luận và phương pháp dạy học LLCT - nội dung
hoạt động chủ yếu trong hệ thống giáo dục LLCT của Đảng ta hiện nay.


- “Cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của
Trần Thị Anh Đào [54] đã làm rõ được một số vấn đề chung về công tác giáo dục
LLCT cho sinh viên Việt Nam. Từ việc phân tích thực trạng cơng tác giáo dục
LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số phương hướng cơ
bản và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho sinh
viên Việt Nam hiện nay, từ đó đã chỉ ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu
hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên, nhằm đáp ứng nhu
cầu càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.
- “Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường” của Lâm
Quang Thiệp [103] đã nêu bật được các khái niệm về đo lường và đánh giá trong
giáo dục, từ đó đưa ra các nội dung cơ bản về đo lường và đánh giá trong giáo dục ở
mọi bậc học. Đặc biệt, đã nêu ra các phương pháp đánh giá kết quả học tập, điều
kiện, nội dung, xây dựng, thiết kế tiêu chí đánh giá kết quả của các phương pháp.
Ngồi ra còn một số nghiên cứu cũng đề cập đến một số nội dung của luận
án về giáo dục, về giảng dạy, về giáo dục chính trị trị tư tưởng liên quan đến công
tác đào tạo LLCT, như: “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam” của Lê Hữu Nghĩa và cộng
sự [85]; “Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây
dựng Đảng hiện nay” của Nguyễn Văn Giang, Phạm Tất Thắng [59]; “Một số ý kiến
trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở đại học và cao
đẳng” của Lê Xuân Nam và cộng sự [84]; “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Văn Sơn [95]; “Quán triệt
vận dụng nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Vũ Hiền, Đinh Xuân Lý [62]; “Học tập phương
pháp tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh” của Nguyễn Hữu
Đổng [58]; “Một số ý kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học

Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng” của Trường đại học Kinh tế quốc
dân - Ban Triết học [113]; “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới
nội dung, chương trình các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của
Lương Gia Ban [5]; “Phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá các môn khoa học


xã hội và nhân văn” của Phân viện Báo chí và Tun truyền [87]; “Hồ Chí Minh với
Cơng tác tư tưởng” của Hồng Vinh, Đào Duy Quát [120]; “Dạy và học các mơn tư
tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp tích cực” của Nguyễn Đăng Quang [89];
“Cơng tác tư tưởng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” của
Trần Thị Anh Đào [54]; “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác
tư tưởng” của Trần Thị Anh Đào [56]; “Công tác tư tưởng lý luận trong thời kỳ đổi
mới - Thực trạng và giải pháp” của Phạm Tất Thắng [100]; “Vấn đề đổi mới công
tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay” của Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh [71]...
1.1.3. Luận án tiến sĩ
Việc đào tạo LLCT, do vai trò quan trọng cũng như đặc thù của công tác này
cũng được nhiều nghiên cứu sinh chọn làm đề tài nghiên cứu.
- “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách
của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” của Hoàng Anh
[4] đã khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáo dục lý luận Mác - Lênin, sự
hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, kinh tế thị trường. Tác giả tiến
hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, từ đó chỉ ra thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên hiện nay.
Luận án đã đưa ra được hệ thống 4 giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- “Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống
chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ” của Lê Hanh Thông [104] đã trình bày
khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, tiến hành khảo sát thực trạng giáo
dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ, từ
đó đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất

lượng công tác giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã
khu vực Nam Bộ.
- “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học
viện quân sự ở nước ta hiện nay” của Lương Ngọc Vĩnh [121] đã tập trung luận
giải, làm sáng rõ cấu trúc và bản chất của hiệu quả là sự tương quan giữa kết quả
với mục đích và nguồn lực; bổ sung, hồn thiện hệ thống tiêu chí, phương pháp,
hình thức đánh giá hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên


các Học viện Quân sự. Trên cơ sở khảo sát thực trạng sự tương quan giữa kết quả
với mục đích và sử dụng nguồn lực cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học
viên các Học viện Quân sự, khái quát được các mâu thuẫn cần giải quyết để nâng
cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng. Tác giả đã đề xuất được 4 nhóm
giải pháp dưới góc độ khoa học cơng tác tư tưởng theo hướng huy động tối đa tiềm
năng của các Học viện Quân sự một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng cao hiệu quả
cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng.
1.1.4. Hội thảo và bài báo
Có nhiều Hội thảo khoa học và các bài viết trên các báo, tạp chí liên quan tới
nội dung của luận án.
- “Đổi mới giảng dạy, học tập môn Triết học Mác - Lênin trong các trường
đại học toàn quốc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo [24]; “Cơ sở lý luận và thực tiễn
của chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị” của Ban Tổ chức Trung ương [8]; “Nâng cao chất lượng giảng dạy,
học tập các mơn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [27].
- Các bài báo trên các tạp chí khoa học có thể kể đến nghiên cứu của các tác
giả: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận” của Lương Gia Ban [6];
“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị” của Lê Bình
[13]; “Đổi mới tồn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận
chính trị trong tình hình mới” của của Đào Duy Quát [90]; “Vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị tại học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh” của Vũ Thị Hoa [65]; “Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh” của Mạch Quang
Thắng [97]; “Vài nét về thực trạng và giải pháp tiếp tục tiếp tục đổi mới cơng tác
nghiên cứu lý luận chính trị” của Nguyễn Tiến Hồng [69]; “Để thực hiện tốt
chương trình đổi mới giáo dục lý luận Mác - Lênin ở trường Đại học và cao đẳng”
của Nguyễn Công Hưng [75]; “Đổi mới Phương pháp giảng dạy ở Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thành Khải [77]; “Hiệu quả
và tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác giáo dục lý luận chính trị” của Vũ Ngọc Am
[3]; “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”


của Nguyễn Tuấn Khanh [76]; “Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp
cao” của Nguyễn Khắc Dịu [40]; “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho bí thư, phó bí
thư cấp ủy cấp huyện” của Nguyễn Minh Tuấ [114]…
Các cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về: Lý luận,
Lý luận chính trị, giáo dục LLCT nói chung và giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân, thanh niên, sinh viên… nói riêng. Một số cơng trình cũng tập trung
nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của giáo dục LLCT, thực trạng những vấn đề
đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
LLCT hiện nay có giá trị tham khảo tốt.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Luận án tiến sĩ nước ngoài
- “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và
Nhà nước Lào hiện nay” của Xinh Khăm Phôm Ma Xay [123] đã trình bày những
vấn đề cơ bản về cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.
- “Nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách

mạng Lào trong giai đoạn hiện nay” của Bu Phết Xu Ly Vơng Xác [30] đã đưa ra
khái niệm về trình độ lý luận và nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên
Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đánh giá thực trạng nâng cao trình độ lý luận, đề
xuất giải pháp nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên.
Các đề tài, cơng trình nêu trên cũng đã nói đến, hoặc đề cập đến cơng tác cán
bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ ở nhiều khía cạnh khác nhau; tuy
nhiên, chưa có đề tài, cơng trình khoa học nào nghiên cứu chun sâu về chất lượng
đào tạo CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Những kinh nghiệm về đào tạo cơng chức ở nước ngồi
Đào tạo công chức của nhiều nước thường được thực hiện trong một mơi
trường chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quốc gia đồng bộ và hợp lý
gắn kết đào tạo theo ngành với việc phát triển nghề nghiệp, đồng thời chú trọng
công tác đào tạo nhân sự cho chính quyền các cấp địa phương.



×