Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu các nguy cơ mất an toàn lao động trong quá trình khai thác mỏ than phấn mễ và đề xuất các giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN VĂN PHONG

NGHIÊN CỨU CÁC NGUY CƠ MẤT AN TỒN LAO ĐỘNG
TRONG Q TRÌNH KHAI THÁC MỎ THAN PHẤN MỄ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS BÙI XUÂN NAM

HÀ NỘI – 2018


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nguy cơ mất an
toàn lao động trong quá trình khai thác mỏ than Phấn Mễ và đề xuất các giải
pháp phịng ngừa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn Thạc sỹ đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất
kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Phong


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ..................................................................... VII
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KỸ THUẬT CỦA MỎ THAN PHẤN MỄ 4
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .................................................................................................4
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, SƠNG SUỐI VÀ KHÍ HẬU KHU MỎ ....................4
1.2.1. Đặc điểm địa hình. .....................................................................................4
1.2.2. Khí hậu .......................................................................................................4
1.2.3. Mạng sơng suối ..........................................................................................4
1.3. GIAO THƠNG, LIÊN LẠC ..............................................................................5
1.3.1. Giao thông..................................................................................................5
1.3.2. Thông tin, liên lạc ......................................................................................6
1.4. ĐẶC DIỂM DỊA CHẤT MỎ ............................................................................7
1.4.1. Địa tầng ......................................................................................................7
1.4.2. Kiến tạo ......................................................................................................7
1.4.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn và địa chất cơng trình ....................................9
1.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈA THAN KHU ÂM HỒN ..........................................................22
1.5.1. Đặc điểm chung .......................................................................................22
1.5.2. Chất lƣợng than khu Âm Hồn..................................................................23
1.5.3. Kết quả tính trữ lƣợng và chuyển đổi cấp trữ lƣợng, tài nguyên than khu
Âm Hồn theo báo cáo chuyển đổi cấp trữ lƣợng năm 2011. .............................27
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NHỮNG NGUY CƠ MẤT AN
TOÀN LAO ĐỘNG TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ ....................................................29

2.1. HIỆN TRẠNG VỀ TAI NGUYEN .................................................................29
2.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC MỎ ..................................................................30
2.2.1. Hiện trạng bờ mỏ .....................................................................................31
2.2.2. Điều kiện khai thác ..................................................................................36


iii
2.2.3. Hệ thống khai thác ...................................................................................37
2.2.4. Hiện trạng thiết bị ....................................................................................38
2.2.6. Hiện trạng cơng tác thốt nƣớc ................................................................44
2.2.7. Hiện trạng cơng tác bảo vệ mơi trƣờng, phịng chống tai nạn và bệnh
nghề nghiệp ........................................................................................................44
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA NGUY CƠ MẤT AN
TỒN LAO ĐỘNG CHO MỎ THAN PHẤN MỄ ..................................................46
3.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ ỔN ĐỊNH BỜ MỎ ..........................................................46
3.2. LỰA CHỌN BIÊN GIỚI MỎ ........................................................................... 47
3.3. XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI MỎ ..............................................................................47
3.3.1.Góc dốc bờ mỏ ..........................................................................................47
3.3.2. Xác định góc dốc giới hạn ổn định của tầng, bờ Bắc, bờ Tây, bờ Nam ..48
3.3.3. Xác định chiều cao ổn định giới hạn của tầng, khu vực bờ Đông ...........49
3.3.4. Xác định các thông số bờ mỏ...................................................................50
3.3.5. Kiểm toán ổn định bờ mỏ ........................................................................51
3.3.6. Xác định hệ số bóc giới hạn.....................................................................57
3.4. CÁC KHÂU CƠNG NGHỆ............................................................................59
3.4.1. Các thiết bị khai thác ...............................................................................59
3.4.2. Đồng bộ thiết bị .......................................................................................60
3.4.3. Sử dụng thiết bị ........................................................................................60
3.5. CÔNG TAC KHOAN - NỔ MIN ...................................................................60
3.5.1. Hiện trạng cơng tác khoan - nổ mìn.........................................................60
3.5.2. Các thơng số khoan nổ mìn .....................................................................60

3.5.3. Cơng tác nổ mìn lần 2 ..............................................................................65
3.5.4. Các giải pháp nổ mìn và qui mơ vụ nổ cho phép đảm bảo an tồn cho
ngơi đền trên bờ mỏ than Phấn Mễ ....................................................................65
3.5.5. Thông số và cơng nghệ nổ mìn nhằm cải tạo bờ trụ ................................68
3.6. CÔNG TÁC XÚC ĐẤT ĐÁ VÀ THAN .........................................................72
3.6.1. Thiết bị xúc đất đá và than .......................................................................72
3.6.2. Công tác xúc bốc đất đá ...........................................................................72


iv
3.7. CƠNG TÁC ĐÀO SÂU VÀ THỐT NƢỚC ................................................73
3.8. CƠNG TÁC KHAI THÁC THAN. .................................................................74
3.9. HÌNH THỨC VẬN TẢI ............................................................................... 75
3.9.1. Thiết bị vận tải .........................................................................................75
3.9.2. Hệ thống đƣờng ô tơ ................................................................................76
3.10.ĐẶC ĐIỂM CƠNG NGHỆ ĐỔ TH ẢI ..........................................................76
3.10.1. Các giải pháp về ổn định bãi thải...........................................................76
3.10.2. Thông số đổ thải ....................................................................................78
3.10.3.Các hạng mục xây dựng khu vực đổ thải ...............................................79
3.10.4. Trình tự đổ thải ......................................................................................79
3.10.5. Cơng nghệ đổ thải ..................................................................................80
3.11. THỐT NƢỚC MỎ .....................................................................................82
3.11. 1.Số liệu tính tốn .....................................................................................82
3.11.2. Đặc điểm cơng tác thốt nƣớc mỏ .........................................................82
3.11.3. Thốt nƣớc khai trƣờng: ........................................................................83
3.12. KỸ THUẬT AN TỒN, VỆ SINH MƠI TRƢỜNG, PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ .............................................................................................................84
3.12.1. Các giải pháp kỹ thuật an tồn cho các khâu cơng nghệ khai thác .......84
3.12.2. Các biện pháp phòng chống cháy nổ .....................................................89
3.13. BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG VÀ PHỊNG CHỐNG TAI NẠN, BÊNH NGHỀ

NGHIỆP ................................................................................................................91
3.13.1.Khái quát .................................................................................................91
3.13.2. Ảnh hƣởng của khai thác đến môi trƣờng .............................................91
3.13.3. Nguyên nhân, tác hại của bụi và khí độc ...............................................91
3.13.4. Ảnh hƣởng của tiếng ồn .........................................................................92
3.13.5. Ảnh hƣởng của bãi thải đến môi trƣờng ................................................93
3.13.6. Tác động đến môi trƣờng đất .................................................................94
3.13.7. Tác động đến nguồn tài nguyên rừng, sinh vật, hệ sinh thái .................94
3.13.8. Tác động tới nguồn nƣớc .......................................................................94


v
3.13.9. Tác động của khai thác đến cơ sở hạ tầng, chất lƣợng cuộc sống và phúc
lợi công cộng......................................................................................................94
3.13.10. Các biện pháp bảo vệ và phục hồi môi trƣờng ....................................95
3.13.11. Chống ơ nhiễm bụi...............................................................................95
3.13.12. Giảm thiểu tác động của khí độc .........................................................95
3.13.13. Hạn chế tiếng ồn và bảo vệ ngƣời lao động khỏi ảnh hƣởng của tiếng
ồn trong sản xuất ................................................................................................96
3.13.14. Biện pháp xử lý nƣớc thải ....................................................................96
3.13.15. Chống trôi lấp bãi thải .........................................................................97
3.13.16. Công tác cải tạo và phục hồi thảm thực vật .........................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ khái qt vị trí giao thơng khu vực năm 2012 ...................... 6
Hình 1.2: Vị trí đứt gãy D phân chia tầng Cácbon – Pecmi và Triát (6/2012)9

Hình 1.3: Vị trí phân bố các khối kiến tạo mỏ Bắc Làng Cẩm ....................... 9
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ tại mỏ than Phấn Mễ ........................................... 31
Hình 2.2: Chập tầng, sạt lở ở bờ Bắc mức -50 m đến -130m và ở bờ Đông từ
mức -10 m đến -190m ..................................................................................... 32
Hình 2.3: Sạt lở chập tầng từ mức +0 m đến +40m ở bờ Nam ....................... 33
Hình 2.4: Hiện trạng sạt lở, chập tầng ở bờ Tây ............................................. 34
Hình 2.5: Minh họa máy khoan đang làm việc trên mỏ.................................. 39
Hình 2.6: Minh họa máy xúc thủy lực gầu ngƣợc đang làm việc trên mỏ ..... 41
Hình 2.7: Minh họa ơtơ đang làm việc trên mỏ .............................................. 42
Hình 2.8: Minh họa bãi thải số 3 của mỏ ........................................................ 43
Hình 3.1: Biểu đồ quan hệ giữa Kgh và Cung độ vận tải................................. 59
Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc và phân bố lỗ khoan trên tầng ................................. 62
Hình 3.3: Sơ đồ bãi nổ mìn kết hợp nổ tạo biên. 1- Lỗ khoan nổ tạo biên; 2 Lỗ
khoan nổ chính ................................................................................................ 67
Hình 3.4: Sơ đồ phân bố thuốc trong lỗ khoan tạo biên ................................. 67
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí lỗ khoan trên tầng nổ mìn bằng lỗ khoan đƣờng kính d
= 40 mm kết hợp nổ tạo biên .......................................................................... 69
Hình 3.6: Sơ đồ cơng nghệ xúc đất đá ............................................................ 73
Hình 3.7: Sơ đồ cơng nghệ khai thác than ...................................................... 74
Hình 3.8: Sơ đồ cơng nghệ đổ thải ................................................................. 81
Hình 3.9: Đồ thị lƣợng mƣa trung bình hàng tháng tại Thái Nguyên ............ 82


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Tổng hợp thành phần hoá học của nƣớc ngầm khai trƣờng Bắc
Làng Cẩm ........................................................................................................ 13
Bảng 1.2: Tổng hợp tính chất khống hố của nƣớc ngầm khai trƣờng Bắc
Làng Cẩm ........................................................................................................ 13
Bảng 1.3: Tổng hợp các thông số thuỷ lực của các tầng chứa nƣớc ngầm..... 14

moong Bắc Làng Cẩm ..................................................................................... 14
Bảng 1.4: Tổng hợp tính chất nứt nẻ của các loại đá mỏ Bắc Làng Cẩm....... 17
Bảng 1.5: Tổng hợp tính chất cơ lý các loại đất đá mỏ Bắc Làng Cẩm ......... 23
Bảng 1.6: Bảng tính thống kê các đặc tính kỹ thuật cơ bản của than ............. 25
Bảng 1.7: Các đặc tính kỹ thuật của than theo các phân vỉa khu Âm Hồn ..... 26
Bảng 1.8: Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lƣợng các phân vỉa giữa, phân vỉa
dƣới khu Âm Hồn, mỏ than Làng Cẩm........................................................... 27
Bảng 2.1: Các thông số khai thác hiện tại của mỏ than Phấn Mễ ................... 38
Bảng 3.1 : Tổng hợp các thông số ổn định của tầng, khu vực bờ Bắc, bờ Tây,
bờ Nam ............................................................................................................ 48
Bảng 3.2: Kết quả tính tốn xác định Hgh khi cắt tầng theo lớp (α = β0) ........ 50
Bảng 3.3 : Tổng hợp kết quả kiểm toán ổn định các bờ mỏ ........................... 53
Bảng 3.4: Kết quả kiểm toán ổn định theo các tuyến ..................................... 54
Bảng 3.5: Hệ số bóc giới hạn theo cung độ vận tải ........................................ 58
Bảng 3.6: Tổng hợp các thơng số khoan - nổ mìn đề xuất ............................. 63
Bảng 3.7: Các thơng số nổ mìn phân tầng ...................................................... 67
Bảng 3.8: Các thơng số nổ mìn tạo biên ......................................................... 68
Bảng 3.9: Các thơng số nổ mìn bằng máy khoan con đƣờng kính d = 40 mm
.................................................................................................................... 69
Bảng 3.10: Các thơng số khoan, nổ mìn đƣờng kính d = 105 mm ................. 70
trong trƣờng hợp chiều cao tầng H = 5m ........................................................ 70
Bảng 3.11: Các thông số khoan, nổ mìn đƣờng kính d = 105 mm ................. 71
trong trƣờng hợp chiều cao tầng H = 10m ...................................................... 71
Bảng 3.12: Các thông số cơ bản của bãi thải .................................................. 80


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Mỏ than Phấn Mễ trực thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Ngun,
mỏ có văn phịng tại thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
và công trƣờng khai thác lộ thiên nằm trên địa bàn xã Phục Linh, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là mỏ than mỡ lớn nhất của nƣớc ta, than của mỏ
có chất lƣợng tốt, là nguồn nguyên liệu sản xuất cốc của Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên, để phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang từ quặng
sắt bằng cơng nghệ lị cao. Mỏ có 2 khai trƣờng khai thác là khai trƣờng khai
thác bằng phƣơng pháp hầm lò tại khu Làng Cẩm (Nam Làng Cẩm) và khai
trƣờng khai thác bằng phƣơng pháp lộ thiên tại khu Âm Hồn (Bắc Làng
Cẩm).
Khai trƣờng moong lộ thiên Bắc Làng Cẩm đƣợc đầu tƣ, khai thác lộ
thiên từ năm 1994, qua nhiều giai đoạn khai thác. Đến nay, đáy khai trƣờng
khai thác đã xuống tới mức -220 m, khai trƣờng dạng lòng chảo với chiều dài
khoảng 900 m, rộng 800 m, chiều sâu từ 220250 m. Theo thiết kế đã đƣợc
phê duyệt, khai trƣờng lộ thiên Bắc Làng Cẩm sẽ kết thúc khai thác với đáy
moong ở độ sâu mức -230 m. Tuy nhiên, hiện trạng cơng tác khai thác đang
gặp rất nhiều khó khăn do hệ số bóc cao (trên 20 m3/t), cung đƣờng vận tải
lớn, cơng tác khoan - nổ mìn, xúc bốc, vận tải... có nhiều nguy cơ mất an tồn
lao động. Hiện tại, các thông số của hệ thống khai thác chƣa đạt đƣợc theo thiết
kế cơ sở trong dự án đã lập nhƣ: Góc bờ cơng tác lớn, nhiều tầng trên bờ cơng
tác, bờ kết thúc bị chập tầng, có nhiều chỗ bị tụt lở... rất dễ gây mất an toàn khi
khai thác xuống sâu. Ngoài ra, do khai thác ngày càng xuống sâu, các chi phí cho
khai thác tăng, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng giảm.
Để đảm bảo khai thác an toàn và bền vững, mỏ than Phấn Mễ cần phát
hiện và đánh giá các nguy cơ mất an toàn lao động trong quá trình khai thác


2
mỏ, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hạn chế và ngăn ngừa các rủi ro
có thể xảy ra.

Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu các nguy cơ mất an tồn lao động
trong q trình khai thác mỏ than Phấn Mễ và đề xuất các giải pháp phòng
ngừa” mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu là vấn đề có tính cấp thiết và thực tế
rõ rệt tại khu vực tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
2. Mục tiêu của đề tài:
Phịng ngừa các nguy cơ mất an tồn lao động trong quá trình khai thác tại
Mỏ than Phấn Mễ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Các nguy cơ mất an tồn lao động trong q trình khai thác tại mỏ than
Phấn Mễ.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật của mỏ than Phấn Mễ;
- Nghiên cứu, đánh giá những nguy cơ mất an toàn lao động tại mỏ than
Phấn Mễ;
- Đề xuất các giải pháp phịng ngừa nguy cơ mất an tồn lao động cho mỏ
than Phấn Mễ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thống kê, đánh giá, xử lý các số liệu thu thập
đƣợc từ kết quả thực nghiệm, từ thực tiễn sản xuất trên các mỏ trong vùng.
- Phương pháp tra cứu: tra cứu tài liệu từ giáo trình, sách báo, các văn
bản pháp quy, các website để thu thập số liệu, tài liệu có liên quan.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn với các nhà khoa học,
các chuyên gia về công tác quản lý, tƣ vấn, thiết kế và thực tiễn hoạt động
trong các lĩnh vực kinh tế có liên quan đến nổ mìn.
- Phương pháp tốn học: Sử dụng phƣơng pháp tốn học để phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng.


3
- Phương pháp triển khai thực nghiệm: Ứng dụng các giải pháp tại các

công trƣờng mỏ và ghi nhận những kết quả.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung cơ sở kỹ thuật trong việc nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ mất an
tồn lao động trong q trình khai thác ở mỏ than Phấn Mễ.
- Góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo an
toàn lao động cho mỏ than Phấn Mễ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, bảo vệ mơi trƣờng và đảm bảo
an tồn lao động cho mỏ than Phấn Mễ.
7. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm:
Phần mở đầu,
Ba chƣơng : Chƣơng 1, Chƣơng 2, Chƣơng 3,
Phần kết luận,
Đƣợc trình bày trong 92 trang với 20 hình, 21 bảng biểu.


4
CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KỸ THUẬT CỦA MỎ THAN PHẤN MỄ
1.1. Vị trí địa lý
Mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm thuộc xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 18 km về phía Tây Bắc, cách
văn phòng Mỏ Phấn Mễ gần 4 km. Phía Bắc khu mỏ có sơng Đu chảy qua,
nằm trong giới hạn tọa độ (VN2000, kinh tuyến 106030', múi chiếu 30):
X = 23 95000 ÷ 23 97000
Y = 418 000 ÷ 419 000
1.2. Đặc điểm địa hình, sơng suối và khí hậu khu mỏ
1.2.1. Đặc điểm địa hình.

Khu vực khai thác nằm trong vùng núi cao trung bình. Đỉnh núi có độ
cao tuyệt đối từ 100÷134 m so với mặt nƣớc biển. Tập trung chủ yếu dọc theo
hệ thống sông và các suối nhánh của sông Công và sông Đu. Bề mặt địa hình
khá bằng phẳng, thành phần vật liệu chủ yếu là: cuội, sỏi, cát, sét.
1.2.2. Khí hậu
Khu mỏ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ
rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Mùa khô từ tháng 10 năm
trƣớc đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C, các tháng
nóng nhất (tháng 6, 7, 8) có nhiệt độ trung bình là 29 0C các tháng về mùa
đơng (tháng 10, 11, 12) có nhiệt độ trung bình là 15÷16 0C, có ngày xuống tới
6÷70C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 150÷1700 mm, các tháng mƣa
nhiều lên đến 1320÷1800 mm/tháng, các tháng mƣa ít 30÷40 mm/tháng. Độ
ẩm từ 83÷87%.
1.2.3. Mạng sơng suối
Trong khu mỏ có hệ thống sơng suối khá phát triển, điển hình có sơng
lớn là sông Đu và suối Cẩm.


5
- Sơng Đu chảy qua phía Đơng Bắc khu mỏ. Chảy theo hƣớng từ Bắc
xuống Nam. Lƣu lƣợng của sông về mùa mƣa là 9,8 m3/s, về mùa khô là 1,6
m3/s. Chiều rộng của sơng thay đổi từ 10÷30 m, chiều sâu từ 5÷10 m.
- Suối Cẩm chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam từ phía Tây sang phía
Bắc của khu mỏ. Sông Đu và suối Cẩm là nguồn cung cấp nƣớc chính cho mỏ
và dân sinh ở khu vực này.
1.3. Giao thông, liên lạc
1.3.1. Giao thông
Giao thông trong vùng khá phát triển bao gồm cả đƣờng bộ và đƣờng
thủy.
a. Đường bộ:

- Đƣờng quốc lộ 3 từ Thái Nguyên qua thị trấn Giang Tiên, huyện Phú
Lƣơng đến khu mỏ khoảng 25 km.
- Đƣờng quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua thị trấn Đại Từ đến khu mỏ
trên 30km.
Ngoài hai tuyến đƣờng chính nói trên trong khu mỏ cịn có tuyến đƣờng
rải đá liên huyện chạy từ Định Hóa khu vực Đại Từ dài 25 km và tuyến đƣờng
nhựa Đại Từ đến Phố Đu, đi lại rất thuận lợi.
b. Đường thủy:
Do đặc điểm của mạng sông, suối trong vùng là dịng hẹp và dốc có thể
sử dụng thuyền bè nhỏ để đi lại trên sơng (Hình 1.1).


6

Hình 1.1: Sơ đồ khái qt vị trí giao thơng khu vực năm 2012
(Tỷ lệ 1:1.500.000)

1.3.2. Thông tin, liên lạc
Điều kiện thông tin liên lạc rất thuận lợi, tất cả các xã đều có mạng lƣới
điện thoại và bƣu điện văn hóa xã, đảm bảo cung cấp thơng tin trong nƣớc và


7
quốc tế thơng suốt.
Tóm lại, khu vực mỏ có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng rất thuận lợi
cho việc nghiên cứu, thăm dò và khai thác.
1.4. Đặc điểm địa chất mỏ
1.4.1. Địa tầng
Khoáng sàng Bắc Làng Cẩm theo kết quả thăm dò, khảo sát nghiên cứu
đã xác định địa tầng từ dƣới lên bao gồm:

- Tầng đất đá Đềvơn (Đ) phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc khoáng
sàng, nằm bất chỉnh hợp kiến tạo với tầng chứa than theo đứt gãy E. Có mặt
trong địa tầng bao gồm các loại đá biến chất cát kết, quắczít, đá vơi hoa hố,
diệp thạch mutscơvich và bột kết. Chiều dày các lớp từ 0,510 m.
- Tầng Cácbon - Pécmi (C-P) là nền của tầng chứa than. Đá vơi có tuổi giả
định Cácbon - Pécmi, tầng này lộ ra ở dọc bờ sông Đu, phân bố chủ yếu ở phía
Đơng Bắc, Đơng khống sàng. Đá vơi có mầu từ xám đến xám sáng, Đá vôi phần
lớn bị rạn nứt ít khi đặc xít, các kẽ nứt thƣờng đƣợc lấp đầy can xít, thỉnh thoảng
chứa sét và những vật chất than màu đen, đơi khi bị graphít hố yếu.
- Tầng chứa than Triát Thƣợng (T3r), trong phạm vi khoáng sàng Bắc
Làng Cẩm có chiều dày đến 220 m. Trên mặt chiếm diện tích khoảng 0,2 km2,
phân bố thành một dải hẹp theo phƣơng Bắc - Nam dài khoảng 500 m, rộng
300 m, ngăn cách với tầng đá vôi bởi đứt gãy D.
- Tầng chứa than nằm kẹp giữa tầng đá vơi Cácbon - Pécmi ở phía Đơng
và tầng Đềvơn ở phía Tây bởi các đứt gãy D, E. Đất đá hệ tầng chứa than bao
gồm: cát kết, bột kết, bột kết vôi, sét kết và sét kết than chứa vỉa than dày. Vỉa
dày bao gồm 3 phân vỉa dạng thấu kính khơng duy trì liên tục cả về chiều dày
lẫn cấu trúc. Chiều dày chung của vỉa thay đổi trong giới hạn lớn, từ
0,062,75 m, chiều dày tính trữ lƣợng từ 0,034,57 m.
- Tầng phủ Đệ Tứ phân bố rộng khắp trên bề mặt khoáng sàng bao gồm
các loại đất đá aluvi, đêluvi, êluvi với chiều dày từ 510,12 m.
1.4.2. Kiến tạo


8
Trầm tích chứa than khu Bắc Làng Cẩm phân bố bất chỉnh hợp trên nền
đá vơi ở phía Đơng và đƣợc ngăn cách bởi đứt gãy D có bề mặt nghiêng
chung theo hƣớng Tây, Tây Nam từ 40600. Các nham thạch chứa than xếp
gọn dƣới dạng một đơn tà, có phƣơng gần kinh tuyến cắm Tây, Tây Nam với
góc dốc thay đổi từ 37600, trung bình 45460. Hình dạng của đơn tà đƣợc

thể hiện đầy đủ trên các mặt cắt địa chất đặc trƣng các tuyến: T.XVII,
T.XVIII, T.XIX, T.XX, T.XXI, T.XXVIII.
Trong tồn bộ khống sàng theo tài liệu thăm dị địa chất năm 1967 chỉ
phát hiện đƣợc một đứt gãy nghịch E, ngăn cách địa tầng giữa tầng Đêvơn ở
phía Tây và tầng chứa than Triát. Quá trình cập nhật địa chất khai thác trong
những năm qua xác định giữa tầng chứa than và tầng đá vôi tồn tại đứt gãy D
phân chia địa tầng giữa tầng chứa than và tầng đá vơi. Đứt gãy D có phƣơng
từ phía bắc đến khu vực tuyến XXVIII theo phƣơng Đông Bắc, từ tuyến
XXVIII đến tuyến XVIII phƣơng gần Bắc Nam, từ tuyến XVIII trở về Nam
có phƣơng Đơng Nam. Đứt gãy cắm Tây, Tây Nam với góc dốc từ 40600,
mặt đứt gãy láng bóng đới phá huỷ khơng đáng kể. Hiện trạng vị trí của đứt
gãy D đƣợc thể hiện trên Hình 1.2 (6/2012).
Đứt gãy nghịch E là ranh giới phân chia địa tầng giữa tầng đất đá Đêvôn
và tầng đất đá chứa than Triát. Đứt gãy có phƣơng gần kinh tuyến, mặt trƣợt
đứt gãy cắm Tây với góc dốc thay đổi từ 60850. Biên độ dịch chuyển tăng
dần từ Bắc xuống Nam lớn nhất trên 500 m, đới phá huỷ không lớn từ 510
m. Đứt gãy E hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến vị trí phân bố của vỉa than mà
chỉ gây nên sự uốn lƣợn nhẹ và dịch chuyển các lớp đất đá theo chiều thẳng
đứng. Phân bố tổng thể của các khối kiến tạo đƣợc thể hiện trên hình 1.3.


9

Hình 1.2: Vị trí đứt gãy D phân chia tầng Cácbon – Pecmi và Triát
(6/2012)

Hình 1.3: Vị trí phân bố các khối kiến tạo mỏ Bắc Làng Cẩm
Từ trái qua phải: các tầng Cácbon-Pecmi (C-P), Triat (T3r), Devon (D)
1.4.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn và địa chất cơng trình



10
1.4.3.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
a. Nƣớc mặt
Địa hình khu mỏ hiện trạng đã thay đổi rất nhiều so với địa hình
nguyên thuỷ ban đầu. Quá trình khai thác lộ thiên khu Bắc Làng Cẩm từ năm
1994 đến nay đã hình thành khai trƣờng hình lịng chảo với chiều dài khoảng
900 m, rộng 800 m, đáy mỏ ở mức -220 m. Nhƣ vậy, chênh cao địa hình hiện
tại giữa khu vực xung quanh và đáy mỏ đến 260 m. Địa hình bên ngồi khu
mỏ bao gồm các quả đồi khơng cao lắm với sƣờn dốc từ 30450. Phía Bắc có
sơng Đu chảy theo hƣớng Tây - Đơng, lịng sơng rộng từ 1025 m, sâu 36
m. Sơng có nƣớc quanh năm, lƣu lƣợng lớn nhất vào mùa mƣa đến 71,3 m 3/s.
Cao trình ngập lớn nhất đến +40 m. Phía Tây khai trƣờng có suối Âm Hồn,
suối ngắn và hẹp, chỉ có nƣớc vào mùa mƣa. Dịng chảy có hƣớng Nam - Bắc
đổ vào sơng Đu.
Phía Nam và Đơng khai trƣờng là các ruộng lúa tiếp giáp với các quả đồi
có cốt cao địa hình từ +40 m đến +100 m. Để ngăn chặn các dòng nƣớc mặt
chảy vào khai trƣờng trong quá trình khai thác đã xây dựng các tuyến đê bao
ngăn nƣớc ở phía Tây và Nam, Đơng Nam, hƣớng dịng chảy mặt về phía Tây
Nam và Bắc. Nƣớc mặt chảy vào khai trƣờng chỉ còn là lƣợng nƣớc mƣa rơi
trên diện tích khai trƣờng từ cao trình +40 m trở xuống đáy mỏ. Nƣớc mặt từ
+40m trở xuống đƣợc tập trung tại đáy khai trƣờng và đƣợc thốt cƣỡng bức
ra ngồi qua hệ thống bơm đặt ở bờ Đông Bắc. Khối lƣợng nƣớc bơm hàng
năm trong những năm gần đây thay đổi từ 12 triệu m3 năm.
Nƣớc mặt khu vực thuộc loại mềm có tính axít, độ pH = 6, nƣớc khơng
ăn mịn bê tơng, nƣớc khơng sủi bọt, độ cặn cứng trung bình Hn = 0,250,45.
Nƣớc thuộc loại Bicacbonat - Canxi.
b. Nƣớc ngầm:
Căn cứ vào tính chất chứa nƣớc của nham thạch có thể chia địa tầng



11
chứa nƣớc làm 3 tầng chứa nƣớc sau:
- Tầng chứa nƣớc trầm tích Đệ Tứ.
- Tầng chứa nƣớc trầm tích Triat (T3r).
- Tầng chứa nƣớc đá vôi Cácbon - Pecmi (C-P).
+ Tầng chứa nước trầm tích Đệ Tứ
Tầng này phân bố hầu hết trong khu mỏ, chiều dầy từ 0,0011,00m.
Nƣớc hoạt động trong lớp đất sét có lẫn sạn sỏi, bở xốp rời rạc, nguồn cung
cấp chủ yếu là nƣớc mƣa, mực nƣớc thuỷ tĩnh cách mặt đất từ 0,57,00m.
Tầng này bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi điều kiện khí tƣợng thuỷ văn. Về mùa
mƣa mực nƣớc dâng cao, lƣu lƣợng thay đổi từ 0,35 l/s. Nƣớc bốc hơi và
ngấm xuống tầng dƣới là nguồn nƣớc thoát nƣớc duy nhất.
+ Tầng chứa nước thuộc trầm tích Trias (T3r)
Tầng này nằm dƣới lớp đất phủ và đến 441m vẫn còn tồn tại phân bố
rộng khắp trong khu mỏ và kéo dài xuống phía Nam với diện tích 117.000 m2.
Nham thạch chủ yếu của tầng này là sét kết, bột kết, bột kết vôi, cát kết và
những vỉa than mỡ dạng thấu kính.
Bột kết: Màu xám dạng thấu kính, nứt rạn, kẽ nứt chứa đầy can xít, nham
thạch dịn, dễ vỡ có nhiều mặt trƣợt. Trên các mặt cắt địa chất thấy rõ lớp này
có chiều dày từ 0,330 m. Trên biểu đồ biến hoá mực nƣớc trong các lỗ
khoan ta thấy rằng khi khoan trong lớp bột kết mực nƣớc giao động rất ít, lớp
này chứa nƣớc kém.
Bột kết vơi: Màu xám đến xám sáng, rắn chắc hạt nhỏ đến hạt mịn, kẽ
nứt nhỏ khơng liên tục, có mặt trƣợt láng bóng. Lớp này có chiều dày khá lớn
từ 0,540 m. Nham thạch vách và trụ các vỉa than hầu hết là Bột kết vôi nằm
theo dạng các vỉa than, chứa nƣớc kém.
- Sét kết và sét kết lẫn than: Màu xám tối dạng khối, nứt rạn mạnh, thành
phần chủ yếu là sét (5085 %) thỉnh thoảng có những mạch than nhỏ chen



12
vào lớp này thành những thấu kính nhỏ, mỏng thƣờng là các vách gỉa của vỉa
than. Chiều dày của lớp sét kết rất mỏng có khi chỉ 0,10,2 m, khơng có khả
năng cung cấp nƣớc cho khống sàng.
- Cát kết: Màu xám, rắn chắc dạng thấu kính mỏng nằm trên hoặc nằm
kẹp giữa các vỉa than, có khi nằm xen kẽ trong các nham thạch khác. Chiều
dày thay đổi từ 0,10,3 m, mối liên thông giữa các lỗ hổng kém, độ chứa
nƣớc của lớp này kém.
Thành phần hoá lý của nƣớc lấy tại điểm xuất lộ đƣợc tổng hợp trong
bảng I.1, nƣớc thuộc loại sunfat can xi.
c. Tầng chứa nước đá vôi Cácbon - Pecmi (C-P)
Dƣới tầng Triát là tầng đá vơi nền Cacbon - Pecmi nằm lót dƣới các vỉa
than, cũng có chỗ trụ vỉa than là bột kết vơi rồi tiếp đá vơi. Phía Bắc và phía
Đơng Bắc vùng mỏ đá vôi nằm dƣới lớp đất phủ, về phía Tây Bắc tầng đá vơi
nằm cách mặt đất 63m. Càng về phía Nam đá vơi nằm chìm xuống, qua lỗ
khoan 97 đá vôi nằm ở độ sâu 411m.
Thành phần hoá lý của nƣớc đƣợc tổng hợp trong các bảng 1.1 và 1.2;
nƣớc thuộc loại sunfat can xi, kết quả này xác nhận sự khác nhau về thành
phần hoá lý của nƣớc trong tầng đá vôi với nƣớc mặt sông Đu. Nƣớc trong
tầng đá vôi và nƣớc trong tầng Triát có tính chất hố lý gần giống nhau điều
này cho thấy mối quan hệ lẫn nhau giữa tầng chứa nƣớc trong đá vơi và tầng
chứa than.
Tóm lại, các tầng chứa nƣớc nói trên có quan hệ thuỷ lực qua lại với
nhau: tầng Đệ Tứ cung cấp cho tầng Triát, tầng Triát cung cấp cho tầng đá
vôi, nguồn cung cấp chủ yếu là nƣớc mƣa. Nƣớc trong các tầng hệ trên bị chi
phối chặt chẽ bởi điều kiện khí tƣợng thuỷ văn. Đặc tính thuỷ lực của các tầng
chứa nƣớc đƣợc tổng hợp trong bảng 1.1, 1.2, 1.3.



13
Bảng 1.1: Tổng hợp thành phần hoá học của nước ngầm khai trường Bắc Làng Cẩm
Số

Cation (mg/L)
Vị trí mẫu

hiệu

Na++K+ NH4+ Ca++

Anion (mg/L)

Mg++ Fe++ Fe+++

CL-

SO4-

HCO3-

CO3-

NO3-

NO2-

Tên nƣớc

mẫu

01

Tầng đá vôi Bờ

18,55

0,45

66,57

8,18

0,52

3,59

12,76 184,4

37,24

6,58

0,39

0,038

Sun phát can xi

17,96


0,66

66,77

8,61

0,17

1,39

11,91 181,8

36,08

6,19

0,57

0,552

Sun phát can xi

0,14

0,34

108,8 12,44 0,98

5,99


10,21 60,28 105,49

9,12

0,28

0,025

Bicácbônát can

Đông (+5)
02

Tầng T3r Bờ Nam
(-10)

03

Nƣớc mặt sông
Đu

xi

Bảng 1.2: Tổng hợp tính chất khống hố của nước ngầm khai trường Bắc Làng Cẩm
Số
hiệu

Tổng độ
Vị trí mẫu


mẫu

cứng
(mgdL/L)

Độ cứng tạm

Độ cứng vĩnh

Độ khống

thời (mgdL/L) viễn (mgdL/L)

hố (mg/L)

CO2 tự do
(mg/L)

Tên nƣớc

01

Tầng đá vơi Bờ Đông (+5)

3,995

0,829

3,166


333,27

51,03

Sun phát Can xi

02

Tầng đá T3r Bờ Nam (-10)

4,040

0,797

3,243

332,66

49,71

Sun phát Can xi

03

Nƣớc mặt sông Đu

2,176

2,032


0,144

314,10

98,52

Bi cácbônát Can xi


14
Bảng 1.3: Tổng hợp các thông số thuỷ lực của các tầng chứa nước ngầm
moong Bắc Làng Cẩm
Các thông số thuỷ lực
Tầng
TT

chứa
nƣớc

Tên
lỗ khoan

78

1

Đá

Mực


Lƣu

Bán kính

Hệ số

chứa

thuỷ

lƣợng

ảnh

thấm

nƣớc

tĩnh

lỗ khoan

hƣởng R,

K,m/ng

H, m

Q, L/s


m

2,97

0,154

41,90

0,0036

Cát kết, bột kết,
bột kết vơi

Tầng

88

nt

1,47

0,126

34,47

0,0050

chứa

T.bình


-

2,22

0,140

38,19

0,0043

than

Điểm lộ

Cát kết, bột kết,

05, 06

bột kết vơi

-10

3,5

-

Điểm lộ

nt


-140

0,09-0,15

-

-

83

Silic, đá vơi

6,50

4,69

232,0

0,737

98

nt

1,56

0,48

160,0


0,737

T.bình

-

4,03

2,59

196,0

0,737

Đá vơi

+5

2,5

-

Đá vơi

-100

0,1

-


(T3r)

Lấy mẫu
TN

03, 04

Tầng đá
2

vơi trụ
vỉa than
(C-P)

Điểm lộ
01
Điểm lộ
02

Lấy mẫu
TN
-

Những kết quả quan trắc bơm đo và đánh giá đặc điểm nƣớc ngầm trong
quá trình khai thác xuống sâu những năm qua tại moong Bắc Làng Cẩm cho
phép dự báo:
- Quá trình khai thác lộ thiên đã làm thay đổi mạnh mẽ đặc tính thuỷ lực
của các tầng chứa nƣớc. Cao trình mực nƣớc đã đƣợc hạ thấp cùng với quá
trình khai thác xuống sâu.



15
- Mức độ chứa nƣớc và tính chất chứa nƣớc của đất đá thuộc địa tầng
Đềvôn (Đ) và Cácbon - Pecmi (C-P) đã phần nào đƣợc làm sáng tỏ. Ảnh
hƣởng của các tầng chứa nƣớc này đến ổn định của bờ mỏ thể hiện dƣới dạng
thuỷ tĩnh đến cao trình +0.
- Địa tầng chứa than Triát (T3r) tuy đƣợc đánh giá là nghèo nƣớc nhƣng
do vị trí phân bố và cấu tạo của các lớp đá thuộc bờ Nam và Đông Nam cắt
chéo các tầng khai thác và nghiêng vào đáy mỏ đặc biệt là sự có mặt đứt gãy
D có phƣơng Đơng Nam tạo điều kiện cho nƣớc mặt từ bên ngoài ngấm vào
khai trƣờng theo các mặt lớp, phân lớp và dọc theo đới phá huỷ do đứt gãy và
khai thác hầm lò tạo nên. 1.4.3.2. Đặc điểm địa chất cơng trình
* Đặc điểm phân bố đất đá các khu vực bờ mỏ:
Nhƣ đã trình bày trong mục 1. có mặt trong địa tầng khống sàng Bắc
Làng Cẩm ngồi tầng phủ Đệ Tứ cịn có các loại đá có tuổi Đềvơn, CácbonPécmi và Triát.
Tầng chứa than Triát (T3r) phân bố ở trung tâm của khoáng sàng và đƣợc
ngăn cách với tầng đá vôi Cácbon - Pécmi (C-P) bởi đứt gãy D.
Tầng đá vôi Cácbon - Pécmi phân bố ở phía Đơng trên các bờ Đơng,
Đơng Bắc và phần dƣới sâu từ mức -150 m trở xuống của bờ Đơng Nam và là
nền của tầng chứa than.
Phía Tây, Tây Bắc tầng chứa than đƣợc ngăn cách với đất đá tầng Đềvơn
(D) bởi đứt gãy E. Đứt gãy E có phƣơng gần kinh tuyến cắm Tây.
Nhƣ vậy, toàn bộ bờ Bắc, bờ Tây đƣợc cấu tạo bởi đất đá có tuổi Đềvơn,
bờ Nam nằm hồn tồn trong đất đá của tầng chứa than có tuổi Triát (T3r), bờ
Đồng, Đơng Bắc thuộc tầng đá vôi (C-P).
a. Phân bố đất đá của bờ Đông, Đông Bắc
Bờ Đông, Đông Bắc đƣợc cấu tạo bởi 2 loại đá chủ yếu đó là bột kết vôi
và đá vôi.
Bột kết vôi là trụ trực tiếp của vỉa than. Trong bờ Đông bột kết vôi



16
chiếm khoảng 40%. Bột kết vơi có hƣớng cắm trùng với hƣớng cắm của vỉa
than với góc dốc từ 40500. Bột kết vơi có mầu xám sẫm, kiến trúc phấn sa
hạt mịn. Cấu tạo thƣờng phân lớp mỏng. Trong bột kết vôi thƣờng gặp các
vân Cácbônát hữu cơ dạng vi uốn nếp phức tạp. Bột kết vôi phân bố khoảng
1/3 chiều cao bờ mỏ là trụ trực tiếp của vỉa than. Phân bố bột kết vôi bờ Đông
đƣợc thể hiện trên mặt cắt địa chất cơng trình đặc trƣng tuyến XXI, XVIII.
Theo kết quả khảo sát đo vẽ hiện trƣờng cho thấy bột kết vôi nứt nẻ
mạnh trong khối đá có mặt 3 hệ khe nứt chủ yếu. Hệ thứ nhất phân bố song
song với mặt lớp, khoảng cách giữa các khe nứt từ 0,050,3m, trung bình 0,2
m. Mặt khe nứt nhẫn, thỉnh thoảng có nhét các vẩy than, đặc biệt là các phân
lớp phân bố sát vách trụ vỉa than. Hệ thứ 2 cắt vng góc với mặt lớp, khoảng
cách giữa các khe nứt từ 0,51,2 m, trung bình 0,5 m. Bề mặt khe nứt thƣờng
gồ ghề, phát triển khơng lên tục, khơng có chất nhét. Hệ thứ 3 cắt chéo mặt
lớp một góc khoảng 30450, mật độ khe nứt trung bình 0,3 m. Hệ khe nứt này
có sản trạng gần với sản trạng của đứt gãy D. Các thông số đặc trƣng của khe
nứt trong đá bột kết vôi đƣợc tổng hợp trong bảng 1.4.
Tiếp dƣới lớp bột kết vơi là tầng đá vơi có tuổi Cácbon - Péc mi (C-P).
Đá vơi có màu từ xám sáng đến xám tối, thỉnh thoảng phớt nâu do ngấm ơxít
sắt. Đá vơi phân lớp bị rạn nứt ít khi đặc xít, kẽ nứt thƣờng chứa đầy can xít,
thỉnh thoảng chứa sét và những vật chất than màu đen, đôi khi bị Graphít yếu.
Ở phía Bắc đá vơi lộ ra trên mặt và chìm dần về phía Nam. Mặt tiếp xúc giữa
đá vôi và bột kết vôi thƣờng gồ ghề uốn lƣợn nghiêng về Tây với góc chung
từ 40600.
Thành phần khống vật chủ yếu của đá vơi là Canxít chiếm khoảng 90%.
Khống vật phụ là sét hoặc hyđrơxít sắt chiếm khoảng 10%. Đá có kiến trúc
vi hạt hoặc ẩn tinh, cấu tạo dạng khối hay phân lớp. Trong toàn bờ mỏ đá vôi
chiếm khoảng từ 5065%, phân bố ở phần trên của bờ từ mức -100 m trở lên.



17
Trong đá vôi phát triển chủ yếu 2 hệ khe nứt. Hệ khe nứt song song với
mặt lớp với mật độ trung bình từ 0,51,0 m. Mặt khe nứt nhẵn có các lớp nhét
canxít hoặc sét chứa vật chất than. Các hệ khe nứt này đƣợc hình thành trƣớc
quá trình tạo than. Hệ khe nứt vng góc với mặt lớp có góc nghiêng 70800,
mặt khe nứt thƣờng gồ ghề, khơng có chất nhét. Kích thƣớc trung bình của
khe nứt từ 0,52 m. Tính chất đặc trƣng của các hệ khe nứt và kích thƣớc của
khối đá đƣợc tổng hợp trong bảng 1.4
Với đặc điểm phân bố của các loại đá có mặt trong cấu tạo của khu vực bờ
Đơng, Đơng Bắc nghiêng vào khơng gian khai thác với góc từ 40600 trùng với góc
dốc của đứt gãy D sẽ khơng có lợi đối với ổn định. Độ ổn định của khu vực này đƣợc
quyết định bởi tính chất bền theo các bề mặt tiếp xúc giữa bột kết vôi và đá vôi và
mặt phân lớp trong đá vôi, cũng nhƣ áp lực thuỷ tĩnh của nƣớc ngầm.
Bảng 1.4: Tổng hợp tính chất nứt nẻ của các loại đá mỏ Bắc Làng Cẩm

Loại đá

TT

Kích

Tính chất

Lớp nhét

Phân

Góc


thƣớc TB

mặt khe

giữa các

loại

cắm

(m)

nứt

khe nứt

cấp
nứt nẻ

1

2

3

Đá vơi bờ Đơng (C-P)
Diệp thạch mút cơ vích,
bột kết vơi bờ Tây (Đ)
Đá cát kết quăc zít bờ

Tây (Đ)

40600

0,51,2

30400

0,050,5

30400

0,10,5

Khơng

Can xít

IVV

Nhẵn

Khơng

III

Khơng

Có vết bám


nhẵn

ơ xít sắt-sét

nhẵn

IIIII

Các vẩy
4

Đá bột kết bờ Nam (T3r)

30600

0,31,5

Nhẵn

than, sét,

IIIV

vôi
5

Đá bột kết vôi bờ Nam

30600


0,20,8

Nhẵn

Các vẩy
than, sét

IIIV


×