Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.95 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒ NGUYÊN VŨ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒ NGUYÊN VŨ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY
RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số 60.38.0103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Hùng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Minh Hùng. Các phân tích,
đánh giá cũng như những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Hồ Nguyên Vũ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luất Tố tụng dân sự

BLLĐ

Bộ luật Lao động

LTM

Luật thương mại


LHN&GĐ

Luật Hôn nhân và gia đình

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA ................................................... 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra ............................................................................................................ 7
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong pháp luật của một
số quốc gia trên thế giới.......................................................................................... 14
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra ...................... 20
1.4 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra ................................. 40

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN................... 59
2.1 Quy định về phạm vi tác động của cây cối gây thiệt hại chưa bao quát thực
tế .............................................................................................................................. 59
2.2 Về xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra ..... 61
2.3 Về các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hoặc giảm mức bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra....................................................................................... 63
2.4 Về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................ 69
2.5 Về xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần ................................................. 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79



-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng
và lâu đời trong pháp luật dân sự Việt Nam. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật hoặc tài sản của một chủ thể
nào đó đã gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền
nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại khơng có giao
kết hợp đồng hoặc có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc
hành vi vi phạm hợp đồng. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng nhằm răn đe, phịng ngừa đối với các hành vi gây thiệt hại hoặc để tài sản
gây thiệt hại xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được pháp
luật bảo vệ.
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định khá chi tiết và hệ thống đối với chế định
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nói chung và Chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Tại phần mục 3 của Chương XXI đã liệt kê một số trường hợp bồi thường cụ
thể do chính hành vi của con người gây nên và thiệt hại do tài sản gây ra (từ Điều
613 đến Điều 630). Tuy nhiên, một số quy định này còn chưa chi tiết, quy định
chung chung gây khó khăn trong thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp này. Trong
đó, phải kể đến là quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Nội dung của
điều luật quy định rất ngắn gọn, còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được các yêu cầu
mà thực tiễn giải quyết tranh đặt ra như: Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại chỉ duy nhất là chủ sở hữu hay người được quản lý cũng có trách nhiệm bồi
thường hoặc cả hai cùng liên đới; Lỗi trong việc để thiệt hại do cây cối gây ra được
xác định như thế nào? Các cây cối thuộc quyền sở hữu của Nhà nước gây ra thiệt
hại có phải bồi thường không? Các điều kiện phát sinh quyền yêu cầu bồi thường do

cây cối gây ra; chủ thể được bồi thường v.v…
Trong thời gian gần đây do q trình đơ thị hóa ngày nhanh chóng, tại các đơ
thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… tình trạng nhiều cây trồng trên các
tuyến đường bị đổ gẫy gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng cũng như tài sản của
người dân đã đặt ra nhiều vấn đề về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý Nhà
nước về vấn đề này. Đồng thời, quyền lợi của người dân bị thiệt hại được bảo vệ


-2-

như thế nào, khi mà pháp luật quy định về vấn đề này cịn nhiều thiếu sót, gây khó
khăn cho Tòa án khi giải quyết các loại tranh chấp này.
Từ những thực trạng trên, cần phải có một cơng trình nghiên cứu toàn diện
về quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu đó nên người viết chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định rất quan trọng trong
pháp luật của Việt Nam nên được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
pháp lý cũng như nhà thực tiễn áp dụng pháp luật ở nhiều cấp độ khác nhau như:
* Giáo trình:
- Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh – Giáo trình pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam năm 2013.
Cung cấp cho người viết lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng nói chung, trên cơ sở đó người viết xây dựng lý luận về bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra.
* Sách bình luận:
- Hồng Thế Liên – Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, NXB
Chính trị quốc gia năm 2013.

Bình luận quy định tại Điều 626 BLDS năm 2005, cung cấp cho người viết
những hiểu biết sơ lược nhất về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Từ đó người
viết phân tích, đưa vào từng đặc điểm cụ thể theo sự sắp xếp của đề tài.
- Đỗ Văn Đại (2014), “Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam.
Bản án và bình luận bản án”, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
- Đỗ Văn Đại (2014), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam:
Tập 2. Bản án và bình luận bản án”, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Cung cấp một góc độ khác về khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
gắn liền với thực tiễn xét xử của Tòa án. Trong tài liệu này người viết rút ra những
kinh nghiệm về bình luận án, áp dụng phân tích các bản án bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những phân tích về bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra.
* Sách chuyên khảo:


-3-

- Bùi Văn Thấm – Tìm hiểu bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng”, NXB
Chính trị quốc gia năm 2004.
- Hoàng Lê – 101 hỏi-đáp về bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng, NXB Lao
động năm 2007 v.v…
- Trần Thị Huệ - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: từ quy
định đến thực tiễn, NXB Tư pháp năm 2012.
Cả 03 tài liệu nêu trên cung cấp những lý luận về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, trên cơ sở đó người viết xây dựng phần lý luận về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
* Luận án, đề tài nghiên cứu:
- Lâm Thị Mỹ Lộc – Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng”, người hướng dẫn: ThS Chế Mỹ Phương Đài, Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh năm 2008.

Đề tài nghiên cứu về yếu tố “lỗi”, 01 trong 04 yếu tố cấu thành trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên cơ sở này, người viết nghiên cứu yếu tố
lỗi trong bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Nguyễn Thị Hồng Mai – Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, thực
trạng và kiến nghị, người hướng dẫn: TS. Lê Thị Bích Thọ, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh năm 2003.
Phân tích những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, đưa ra những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực
tiễn áp dụng, từ đó đưa ra các kiến nghị hồn thiện. Trên cơ sở những bất cập trong
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà đề tài đã nghiên cứu, người viết đưa ra
những bất cập về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Nguyễn Thị Mân – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo
pháp luật Việt Nam, người hướng dẫn: TS. Phạm Kim Anh, Trường Đại học Luật
Tp.Hồ Chí Minh năm 2013.
Phân tích lý luận chung về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, đưa ra
những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện. Người
viết kế thừa một phần về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, đồng thời tham
khảo phần lý luận chung để xây dựng riêng cho đề tài.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại,
vấn đề lý luận và thực tiễn”, khoa Luật dân sự - Trường Đại học luật Hà Nội năm
2009.


-4-

Có rất nhiều chun đề từ phân tích lý luận đến thực tiễn về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra. Phân tích các bất cập trong quy định của BLDS
về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, liên hệ với thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra
các kiến nghị hồn thiện. Người viết rút trích, kế thừa một số nội dung trong việc
phân tích 04 yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

* Tạp chí:
- Đỗ Văn Đại – Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngồi hợp
đồng?, tạp chí Khoa học pháp lý năm 2010 (Số 02).
Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập đối với yếu tố “lỗi”, 01 trong 04
yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên cơ sở này,
người viết nghiên cứu yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Võ Sỹ Đàn – Vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng, Tạp chí Tịa án năm 2008 (Số 03).
Bài viết phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người viết sử dụng một bất cập trong việc việc
xác định lỗi khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Đồn Đức Lương – Những khó khăn trong việc xác định chủ thể bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, tạp chí Tịa án nhân dân năm 2014 (Số 20).
Bài viết phân tích yếu tố chủ thể, 01 trong 04 yếu tố cấu thành trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trên cơ sở này, người viết nghiên cứu yếu tố
chủ thể trong bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Trần Ngọc Thành – Một số vấn đề về việc thực hiện nguyên tắc bồi thường
trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tạp chí Tịa án nhân dân năm
2013 (Số 22).
Bài viết phân tích các ngun tắc trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng,
từ đó phân tích bất cập và kiến nghị hồn thiện. Người viết có kế thừa một số quan
điểm trong việc phân tích khoản 2 Điều 605 BLDS năm 2005 để phân tích các
trường hợp giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của những quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn liên
quan đến bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, qua đó đối chiếu các quy định này
với thực tiễn giải quyết tranh chấp. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm



-5-

hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra,
đồng thời góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật
được thống nhất trong thực tiễn. Bên cạnh đó cũng góp phần đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của người thiệt hại do cây cối gây ra.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên
tại các trường đào tạo ngành luật, các đề tài nghiên cứu sau đại học cũng như là một
tài liệu khá hữu ít cho những người làm cơng tác thực tiễn.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
chung và bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định tại Điều 626 BLDS
năm 2005 và Điều 604 BLDS năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2017) nói riêng,
cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về loại trách nhiệm
bồi thường này. Bên cạnh đó, đề tài cịn nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cũng như
thực tiễn giải quyết các tranh chấp, áp dụng các quy định pháp luật này tại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích để phân tích các quy định của pháp luật hiện hành
về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra từ đó đưa ra những đánh giá về mặt ưu
điểm, khuyết điểm của quy định này. Bên cạnh đó, phương pháp này cịn được sử
dụng để phân tích các bản án đã được giải quyết có liên quan đến nội dung đề tài, từ
đó đánh giá sự tương thích giữa quy định của pháp luật với thực tiễn giải quyết các
tranh chấp nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
- Phương pháp lịch sử cụ thể nhằm xem xét, đánh giá các quy định của pháp
luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
- Phương pháp so sánh, được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa quy định
của pháp luật Viện Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra với các

quy định của pháp luật một số nước trên thế giới cũng như các quy định của pháp
luật Việt Nam trước đây, từ đó đưa ra những đánh giá về quy định pháp luật hiện
hành, học hỏi các ưu điểm quy định pháp luật nước ngoài để hoàn thiện quy định
pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp, từ việc phân tích, đánh giá các ưu, khuyết điểm
trong nội tại quy định pháp luật hiện hành, bất cập với thực tiễn giải quyết tranh
chấp cũng như có những hạn chế so với các quy định pháp luật nước ngoài. Người


-6-

viết tổng hợp những những khuyết điểm này, từ đó đưa ra những kiến nghị và xây
dựng một Điều luật mới về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
6. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như một số
nước trên thế giới về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
- Nghiên cứu, phân tích, đối chiếu thực tiễn giải quyết các tranh chấp cũng
như áp dụng pháp luật đối với các quy định của pháp luật, từ đó tìm ra những hạn
chế, bất cập.
- Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, đồng thời nâng
cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng
quy định của pháp luật được thống nhất trong thực tiễn.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm có bố cục như sau: Lời nói đầu, kết luận và 2 chương.
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra.
Chương 2. Một số bất cập của pháp luật về bồi thường thiệt hại do cây cối

gây ra và kiến nghị hoàn thiện.


-7-

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO CÂY CỐI GÂY RA
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Theo người viết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là thuật
ngữ pháp lý được cấu thành từ hai khái niệm “trách nhiệm bồi thường thiệt hại” và
“cây cối”. Do đó, để làm rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra thì trước tiên chúng ta phải hiểu được như thế nào là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
* Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hiện nay, trong hệ thống của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại được quy định trong nhiều ngành luật khác nhau như: BLDS,
LTM, LLĐ… Tuy nhiên, trong quy định của các ngành luật nêu trên đều không nêu
rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách
nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi
thường…
Theo một tác giả, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra”1. Qua nghiên cứu,
người viết thống nhất với một số nội dung của quan điểm này, trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải là một trách nhiệm “dân sự” theo nghĩa rộng
bao gồm: dân sự, kinh doanh thương mại, lao động… Đồng thời đây là nghĩa vụ
pháp lý của chủ thể có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá

nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, đối với việc xác định chủ thể có
hành vi xâm hại “một người” và chủ thể bị xâm hại là “người khác” thì chưa đầy
đủ. Vì theo quy định của pháp luật, chủ thể có hành vi xâm hại và bị xâm hại có thể
là một cá nhân, cơ quan hoặc một tổ chức. Ví dụ: Cơng ty bột ngọt Vedan Việt Nam
có hành vi xả thẳng chất độc hại ra sông Thị Vải, gây thiệt hại cho người dân trên
1

Nguyễn Minh Oanh (2009), “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm
bồi thường thiệt hại”, Đề tài nghiên cứu khoa học, khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 65.


-8-

tuyến sông này đã phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nơng dân 3 tỉnh Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu l, hoặc trong việc xác lập hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa hai cơng ty, một công ty không thực hiện đúng hợp đồng
nên gây thiệt hại cho cơng ty đối tác, thì theo quy định của pháp luật về thương mại
công ty này phải có trách nhiệm bồi thường.
Thơng qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như tham khảo
quan điểm của một số nhà khoa học, người viết đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
pháp lý dân sự, phát sinh khi cá nhân, pháp nhân có hành vi xâm phạm tới tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín và tài sản của cá nhân, pháp nhân khác và gây
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật”.
Theo nội dung của các quy định pháp luật nêu trên về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, thì có thể nhận thấy rằng có hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Do bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là trách nhiệm
pháp lý không xuất phát từ nội dung hợp đồng mà xuất phát từ việc cây cối gẫy, đổ
hoặc có những tác động khác gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá

nhân, pháp nhân nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra phải được
xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng (Điều 626 BLDS năm 2005)2.
* Khái niệm cây cối.
Theo từ điển tiếng Việt thì cây cối có nghĩa là thực vật nói chung3. Qua
nghiên cứu người viết nhận thấy từ cây cối là từ ghép chính phụ, trong đó có một từ
chính và một từ phụ, từ chính nói lên sự vật, từ phụ bổ nghĩa làm rõ từ chính hoặc
vơ nghĩa nhưng khi ghép với từ chính thì nó làm cho từ chính rõ nghĩa hơn. Ở đây
từ chính là cây, một danh từ chỉ loại, cịn cối là một từ phụ khi ghép với từ cây thì
nó tạo cho người đọc hiểu ngay chỉ quần thể thực vật, sự đa dạng sinh học của các
loài cây. Như vậy, cây cối gây thiệt hại ở đây được hiểu là tất cả các loại cây không
loại trừ là cây trồng hàng năm, lâu năm v.v…
Có quan điểm cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “cây cối” là chưa phù hợp mà
phải sử dụng thuật ngữ “cây lâu năm”, vì cây cối là từ khơng rõ nghĩa chỉ nêu cây
chung chung, chưa làm rõ trách nhiệm của người chủ sở hữu. Hơn nữa, thực tế cho
2
3

Tương ứng Điều 604 BLDS năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2017).
Kỳ Duyên (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr 158.


-9-

thấy không phải cây nào cũng gây thiệt hại được, các loại cây dại, các cây nơng
nghiệp khơng có khả năng “đổ, gẫy”gây thiệt hại cho người khác. Do đó, việc sử
dụng thuật ngữ “cây lâu năm” là phù hợp với thực tiễn xét xử loại án này, đồng thời
giúp xác định được người chủ sở hữu cây gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi
thường (Cây lâu năm bao gồm: cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp
lâu năm và các cây lâu năm khác4). Theo quan điểm của người viết, việc BLDS sử

dụng thuật ngữ “cây cối” là phù hợp. Bởi lẽ, có rất nhiều cây mặc dù khơng phải là
cây lâu năm có thể là các cây hàng năm hoặc các loại cây dại nó tự mọc nhưng nó
lớn lên trên phần đất của cá nhân, tổ chức nào thì thuộc quyền sở hữu của cá nhân,
tổ chức đó và khi nó gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường.
Hiện tại, trong các quy định của pháp luật cũng như khoa học pháp lý khơng
có bất kỳ tài liệu nào đưa ra khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra. Chỉ duy nhất Điều 626 BLDS năm 20055 có quy định: “Chủ sở hữu
phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”.Như vậy,
pháp luật dân sự Việt Nam chỉ thừa nhận chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra chỉ có thể là chủ sở hữu của cây cối gây thiệt hại. Xét về mặt
chủ quan thì quy định như vậy là phù hợp, bởi vì cây cối của ai gây thiệt hại thì
người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.Tuy nhiên, về mặt khách quan thì trong
xã hội có rất nhiều loại giao dịch mà có rất nhiều trường hợp người đang quản lý, sử
dụng cây cối lại không phải chủ sở hữu6. Do đó, về mặt nguyên tắc những người
này cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường do sự thiếu trách nhiệm trong việc quản
lý, sử dụng, chăm sóc, phịng ngừa sự cố do cây cối gây ra.
Từ những phân tích nêu trên, người viết đưa ra khái niệm chung về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lý cây
cối để cây cối gẫy, đổ, gây những tác động khác xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và gây ra thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.

4

Mục 8 Phần III Cơng văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của Tịa án nhân dân tối cao về việc giải đáp
một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng.
5

Tương ứng Điều 604 BLDS năm 2015.
6
Vấn đề này sẽ được người viết phân tích cụ thể tại Mục 1.4 Chương 1.


-10-

1.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Từ khái niệm nêu trên, ta có thể nhận thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra gồm có các đặc điểm:
- Thứ nhất: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như đã phân tích, đây là một quan hệ pháp lý
phát sinh một cách ngẫu nhiên, không phải là sự thỏa thuận của các bên. Là một loại
trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung
như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng; được đảm bảo thực
hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng cịn có những đặc điểm riêng. Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là một loại trách nhiệm pháp lý dân sự và được quy định, điều chỉnh bởi Luật
dân sự. Có thể nói, bồi thường thiệt hại theo nghĩa rộng là một quan hệ tài sản –
quan hệ về nghĩa vụ do Luật dân sự điều chỉnh. Theo nghĩa khách quan, đây là một
trường hợp quy định cụ thể trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
được quy định trong BLDS. Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt
hại xảy ra, có hành vi vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây
thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây là những điều kiện
chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại
do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có thể phát sinh khi khơng có đủ các điều kiện trên.
- Thứ hai: Nguồn gốc của việc gây thiệt hại phát sinh từ cây cối gây ra.

Trong các quy định của pháp luật dân sự thì có rất nhiều trách nhiệm được xác định
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: Bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra (Điều 625 BLDS năm 2005); Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác gây ra (Điều 627 BLDS năm 2005); Bồi thường thiệt do xâm phạm
thi thể (Điều 628 BLDS năm 2005)7 v.v… Các loại trách nhiệm này đều có những
đặc điểm giống nhau vì chúng đều là trách nhiệm cụ thể của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng. Tuy nhiên, các loại này có sự khác biệt cơ bản về tác nhân
gây thiệt hại cho người khác là gia súc, cơng trình xây dựng khác hoặc nguồn nguy
7

Tương ứng là các Điều 603, Điều 605, Điều 606 BLDS năm 2015.


-11-

hiểm cao độ. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, thì tác
nhân gây thiệt hại phải là “cây cối”. Như đã phân tích, cây cối ở đây phải được hiểu
là các loại thực vật có thể là cây hàng năm, cây lâu năm… Cây cối có thể được
trồng hoặc tự mọc nhưng thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của một chủ thể xác
định.
Về cơ chế gây thiệt hại của cây cối thì theo quy định tại Điều 626 BLDS năm
2005 “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra…”. Như vậy,
theo quy định này thì chủ sở hữu cây cối chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi cây
cối bị đổ (tức ngã bật gốc), gẫy (chỉ một phần thân cây, nhánh cây bị gẫy ngã
xuống) dẫn đến thiệt hại cho người khác. Ở đây hành vi của con người không phải
là tác nhân trực tiếp tác động đến sự đổ, gẫy của cây cối mà việc gẫy, đổ chủ yếu là
do sự sơ suất, không hành động trái pháp luật của chủ sở hữu, người trực tiếp quản
lý. Nếu việc đổ, gẫy của cây cối xuất phát từ hoạt động trực tiếp của con người như
chặt, cưa thân cây, đào gốc, rễ cây… dẫn đến gây thiệt hại thì đó là trách nhiệm do
hành vi của con người gây ra chứ không phải là trách nhiệm do cây cối gây ra.

- Thứ ba: Lỗi trong bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là lỗi suy đoán.
Khác với một số loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do một lỗi cụ thể của
con người gây ra thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
không xuất phát từ hành vi chủ động của chủ thể mà chủ yếu là do sự thiếu cẩn
trọng trong việc quản lý, trông coi nên khơng có hành vi cần thiết để quản lý chu
đáo cây cối, dẫn tới việc để cây cối gây thiệt hại. Do đó, việc xác định lỗi của chủ
thể có trách nhiệm quản lý cây cối chỉ có thể được xác định theo lỗi suy đốn, có
tính chất vơ ý.
- Thứ tư: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là trách nhiệm
của chủ sở hữu cây cối hoặc trách nhiệm của người có nhiệm vụ, chức năng quản
lý, trông coi cây cối.
Cây cối là một loại tài sản. Khi tài sản gây ra thiệt hại cho người khác, thì
chủ sở hữu là người (trước tiên) phải chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp
việc gây thiệt hại không do lỗi của chủ sở hữu. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý được đặt trên cơ sở trách nhiệm quản
lý của chủ sở hữu (hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng cây cối) phải
có nghĩa vụ quản lý tài sản của mình một cách cẩn thận, khơng được để cho tài sản
của mình gây ra thiệt hại cho người khác. Một khi tài sản gây ra thiệt hại cho người
khác, thì chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường.


-12-

Do vậy, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường đầu tiên khi nghĩ đến phải là
chủ sở hữu cây cối (chủ sở hữu cây cối có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức). Bởi lẽ,
đây là chủ thể trực tiếp thực hiện các quyền sở hữu đối với cây cối, đồng thời là chủ
thể có trách nhiệm quản lý cây cối, đảm bảo cho cây cối phát triển nhưng không
được gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Trong trường hợp, nếu họ só sự thiếu sót
trong việc quản lý cây cối, dẫn đến gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về
họ là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, khi mà các giao dịch dân sự ngày càng đa dạng người đang quản
lý sử dụng cây cối không nhất thiết phải là chủ sở hữu mà có thể là người quản lý sử
dụng, người chiếm hữu thì trách nhiệm bồi thường đối với những người này cũng
phải được đặt ra (người thuê quyền sử dụng đất trồng cây, Công ty cây xanh được
Ủy ban giao nhiệm vụ quản lý cây xanh đơ thị…).
Đồng thời, ngồi người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha,
mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ…
1.1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra
Với đặc điểm là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng khi thỏa mãn
những điều kiện do pháp luật quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra vừa có ý nghĩa pháp lý vừa ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên
một số phương diện sau đây:
- Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là sự thể chế
hóa các quy định của Hiến pháp cũng như các nguyên tắc chung của BLDS về việc
bảo vệ quyền dân sự. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật ln ghi nhận
và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật”8 hay cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 9 BLDS năm 2005 quy định “Tất cả
các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ”. Như vậy, Hiến pháp và quy định của BLDS đều quy định bảo vệ
quyền dân sự của cá nhân, tổ chức. Theo đó, Quyền dân sự là những quyền gắn liền
với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, như: Quyền sống, quyền
8

Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.



-13-

tự do và an ninh cá nhân; Quyền không bị bắt làm nô lệ; Quyền không bị tra tấn,
quyền được đối xử nhân đạo; Quyền tự do đi lại và cư trú; Quyền có quốc tịch;
Quyền kết hơn và xây dựng gia đình; Quyền sở hữu tài sản riêng9… Tựu trung lại,
quyền dân sự có thể là lợi ích vật chất, thể hiện ở quyền sở hữu tài sản, nhưng cũng
có thể là lợi ích tinh thần, thể hiện ở các quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ.
Bằng việc quy định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường thì chế định bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khi bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và tinh thần
do cây cối gây ra.
- Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là quy định
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Trong các quan hệ xã hội nói chung, giao dịch dân sự nói riêng, chủ thể
tham gia nhằm thỏa mãn những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của mình. Để xã
hội ngày càng phát triển, các chủ thể phải tham gia nhiều quan hệ xã hội khác nhau
và trong các quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia thì lợi ích ln là tâm điểm để chủ
thể hướng tới. Tuy nhiên, trong các trường hợp chủ thể tham gia quan hệ xã hội này
mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác một cách trái pháp
luật thì sẽ bị pháp luật sẽ điều chỉnh. Tương tự như vậy, khi một chủ thể để cây cối
của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác trái pháp luật thì phía người bị thiệt hại phải
nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để dành lại quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khi bị cây cối gây thiệt hại.
- Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là quy định
góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về
hành vi và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc người gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt
hại. Chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra đã quy định người có cây cối

gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường “toàn bộ, kịp thời” các thiệt hại mà
người bị thiệt hại phải gánh chịu. Theo quy định này, ai là chủ sở hữu, chiếm hữu
hoặc quản lý để cây cối gây thiệt hại thì người ấy phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
9

/>

-14-

do cây cối gây ra như nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi… Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại do cây
cối gây ra đã góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xã hội, đây cũng là
mục tiêu mà pháp luật đặt ra.
- Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là quy định
góp phần răn đe, giáo dục, phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và
nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lý cây cối.
Ngồi mục đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm
của mình gây ra, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại. Thì
thơng qua quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cùng với việc vận dụng
quy định này để giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cịn có ý
nghĩa răn đe, giáo dục và phòng ngừa các hành vi vi phạm của các chủ sở hữu,
người chiếm hữu, quản lý cây cối nói chung. Từ việc xử lý trách nhiệm của một số
chủ sở hữu, người chiếm hữu, quản lý cây cối có lỗi trong việc để cây cối gây thiệt
hại cho người khác đã góp phần nâng cao ý thức của họ trong việc trông coi, quản
lý cây cối.
- Thứ năm, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cịn
có ý nghĩa trong việc tun truyền, giáo dục pháp luật thông qua các vụ việc cây cối
gây thiệt hại cũng như các vụ án cụ thể. Trong những năm gần đây các vụ việc cây

cối đổ gẫy gây thiệt hại ln là một chủ đề nóng được dư luận quan tâm. Rất nhiều
người thắc mắc rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai khi cây cối thuộc
quyền sở hữu của nhà nước gây thiệt hại, mức bồi thường như thế nào, trách nhiệm
này là trách nhiệm dân sự hay hình sự v.v... Xuất phát từ những thắc mắc đó đã giúp
cho rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu các quy định của pháp luật về chế định bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra nói riêng, bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói
chung. Báo chí cũng như các phương tiện thơng tin đại chúng cũng đã nghiên cứu,
phân tích các quy định của pháp luật hiện hành nhằm giúp người đọc, người nghe
hiểu nhiều hơn về quy định của pháp luật. Từ chính những hoạt động này đã góp
phần nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân.
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong pháp luật của một
số quốc gia trên thế giới
Trong xu thế Quốc tế hóa hiện nay, quy định của pháp luật các nước ngày
càng có nhiều điểm tương đồng với nhau, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho giao


-15-

lưu, phát triển giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Do đó, một trong những quan
điểm chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng các dự luật phải phù hợp với điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Vì vậy,
việc nghiên cứu, hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra ngoài việc phải dựa trên những hạn, chế bất cập trong quá
trình áp dụng thì cần phải học hỏi kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới. Trong pháp luật dân sự của các nước trên thế giới thì pháp luật dân sự của
Pháp, Nga, Nhật Bản, Thái Lan… khá hồn thiện, có nhiều quy định tiến bộ cũng
như gần gũi với Việt Nam. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia này
trong việc hồn thiện các định của BLDS nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cây cối gây ra là vơ cùng cần thiết.
1.2.1 Pháp luật Cộng hịa Pháp

Pháp luật luật dân sự của Pháp có ảnh hưởng mạnh đến pháp luật dân sự của
nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ thuộc địa, vì thế các quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung trong các Bộ dân luật Bắc Kỳ và Dân luật
Trung Kỳ đều giống Bộ luật dân sự Pháp.
Bộ luật dân sự Pháp đã quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
thành một chương riêng. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 1383 BLDS
Pháp quy định “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra,
khơng những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc khơng thận trọng của mình”.
Điều 1384 quy định: “Mỗi người phải chịu trách nhiệm khơng những về thiệt hại do
mình gây ra mà cả về thiệt hại do những người mà mình chịu trách nhiệm hoặc
những vật mà mình coi giữ gây ra”10. Theo quy định này, chủ thể chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại bao gồm chủ sở hữu tài sản và người có trách nhiệm quản lý coi
giữ tài sản. Đồng thời trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi người này có lỗi “do
sự cẩu thả hoặc khơng thận trọng của mình”. Đây là những quy định mang tính
chất nguyên tắc để áp dụng chung cho tất cả các thiệt hại mà chủ sở hữu hoặc người
có trách nhiệm quản lý “vật” để gây thiệt hại bao gồm cả thiệt hại do cây cối gây ra.
Tuy nhiên, khi quy định cụ thể một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng thì BLDS Pháp cũng khơng có bất kỳ một quy định nào về bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra mà chỉ có các quy định bồi thường do con vật, cơng trình
xây dựng gây ra. Điều 1385 BLDS Pháp: “Chủ sở hữu con vật hoặc người sử dụng
10

Trương Quang Dũng (2005), Bộ luật dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr 776.


-16-

con vật ấy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được
coi giữ hoặc bị xổng ra”. Điều 1386 BLDS Pháp: “Chủ sở hữu cơng trình xây dựng
phải chịu trách nhiệm vè thiệt hại gây ra do cơng trình bị đổ vì thiếu bảo dưỡng

hoặc vì khuyết tật trong khi xây dựng”11.
Như vậy, mặc dù không trực tiếp quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra nhưng những quy định mang tính ngun tắc chung về bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng được quy định trong BLDS Pháp đã cung cấp cho Việt Nam một số
kinh nghiệm trong việc xây dựng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra, đó là:
+ Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (vật) không
chỉ là chủ sở hữu mà bao gồm những người nào có trách nhiệm quản lý (coi giữ) và
có lỗi trong việc thiếu trách nhiệm quản lý (do sự cẩu thả hoặc không thận trọng)
dẫn đến việc cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Không nên quy định cụ thể cơ chế tác động gây thiệt hại của cây cối chỉ là
“đổ, gẫy” mà chỉ cần quy định chung là trong trường hợp người quản lý thiếu trách
nhiệm (có lỗi) trong việc để cây cối gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi
thường.
1.2.2 Pháp luật Nhật Bản
Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy
định tại Chương V- Hành vi không hợp pháp. Chương này quy định về bồi thường
thiệt hại do hành vi không hợp pháp của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt
hại. Đây được xem là Chương quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng như pháp luật dân sự Việt Nam. Theo quy định thì người có hành vi vi
phạm pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tài sản gây
thiệt hại thì cần phải xác định người chủ sở hữu, người trực tiếp quản lý, người sử
dụng có lỗi hay khơng. Nếu thiệt hại xảy ra mà người quản lý sử dụng hồn tồn
khơng có lỗi thì khơng phải bồi thường. Lỗi của người quản lý tài sản thể hiện trong
từng trường hợp cụ thể khác nhau. Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi của con người
hoặc do tài sản nhưng nguyên nhân chính là hành vi cố ý hoặc bất cẩn của con
người trong việc quản lý, sử dụng tài sản, vì thế Điều 709 BLDS Nhật Bản quy định
một nguyên tắc chung là: “Một người vi phạm do cố ý hoặc do vô ý mà vi phạm

11


Trương Quang Dũng, tlđd 10, tr 778.


-17-

quyền của người khác thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ vi phạm ấy”12. Theo
quy định này quyền của người khác là các quyền dân sự như quyền nhân thân,
quyền tài sản (quyền sở hữu)… Tuỳ thuộc vào loại thiệt hại mà người gây thiệt hại
phải bồi thường theo các mức khác nhau. Điều 709 BLDS Nhật Bản quy định hai cơ
sở bồi thường là người gây thiệt hại có lỗi vơ ý hoặc cố ý và thiệt hại là xâm phạm
quyền dân sự của các nhân, tổ chức. Đây là một quy định mang tính tổng quát, cho
nên không cần thiết phải quy định cụ thể từng trường hợp gây thiệt hại. Tuy nhiên,
có những thiệt hại xảy ra xét về thực tế người phải bồi thường khơng có lỗi hoặc lỗi
của họ là bị “suy đốn” như cây cối gây thiệt hại trong quá trình quản lý mà không
phải là sự kiện bất khả kháng.
Qua nghiên cứu BLDS Nhật Bản người viết cũng chỉ tìm được các quy định
về bồi thường thiệt hại do cơng trình xây dựng, động vật gây ra mà khơng có bất kỳ
một quy định cụ thể nào về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Điều 717 BLDS
Nhật Bản quy định: “Nếu việc xảy ra thiệt hại đối với người khác vì ngun nhân
sai sót trong xây dựng hoặc bảo quản cấu trúc trên đất thì người chiếm hữu cấu
trúc chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với bên bị thiệt hại, song nếu như
người chiếm hữu đã thể hiện sự quan tâm đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy ra
thiệt hại thì chủ của cấu trúc đó phải bồi thường”.
Điều 718 BLDS Nhật Bản: “Người chiếm hữu động vật phải bồi thường thiệt
hại do nó gây ra cho người thứ ba, song điều này không áp dụng nếu người chiếm
hữu đã bảo quản nó với quan tâm đúng mức phù hợp với đặc tính và bản chất của
động vật. Người chăm sóc động vật thay cho người chiếm hữu cũng phải gánh vác
trách nhiệm nêu ở phần trên”13.
Như vậy, cũng tương tự pháp luật dân sự Việt Nam, pháp luật dân sự Pháp

quy định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm chủ sở hữu hoặc người có
trách nhiệm quản lý tài sản. Đồng thời, lỗi của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
được xác định bao gồm cả lỗi cố ý và vô ý. Tuy nhiên, pháp luật dân Nhật Bản chưa
quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thành một quy định cụ
thể mà chủ yếu dựa vào các quy định mang tính chất nguyên tắc để giải quyết tranh
chấp.
1.2.3 Pháp luật Thái Lan

12
13

Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 233.
Bộ Tư pháp, tlđd 12, tr 234.


-18-

BLDS và TM Thái Lan có các quy định về trách nhiệm đối với những hành
vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) tại Chương I, Tiêu đề V Hành vi sai
trái. Cũng giống BLDS Nhật Bản, BLDS và TM Thái Lan quy định về bồi thường
thiệt hại do hành vi không hợp pháp của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc bất cứ một quyền nào của người khác thì
người đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 420 BLDS và TM Thái Lan
quy định: “Một người cố tình hay vơ tình làm tổn thương một cách trái pháp luật
đến đời sống thân thể, sức khoẻ, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người
khác thì bị coi là phạm một hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường tổn thương
đó”14.
Trách nhiệm bồi thường này sẽ được loại trừ nếu người có hành vi trái luật
chứng minh được rằng mình khơng có lỗi trong việc dẫn đến thiệt hại của người
khác. Điều 433 BLDS và TM Thái Lan quy định: “Nếu tổn thất được gây nên bởi

một con vật thì chủ sở hữu hoặc người thay mặt chủ sở hữu trông coi con vật đó có
bổn phận bồi thường cho bên bị thiệt hại và bất kể thiệt hại nào xảy ra do con vật
đó gây ra, trừ khi người đó có thể chứng minh là mình đã trơng nom cẩn thận con
vật đó phù hợp với lồi và tính chất của nó hoặc hồn cảnh khác, hoặc chứng minh
được tổn thất đó có thể xảy ra bất chấp việc trơng nom cẩn thận nói trên”. Theo
quy định này, trong trường hợp thiệt hại do con vật gây ra thì chủ sở hữu hoặc
người có trách nhiệm quản lý phải bồi thường, trừ trường hợp họ chứng minh được
là mình khơng có lỗi và đã tiến hành các cơng việc cần thiết, trông nom cẩn thận,
thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý của mình, việc con vật gây là thiệt hại là ngồi
ý muốn của họ (tức sự suy đốn khơng có lỗi).
Riêng đối với quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, thì trong
BLDS và TM Thái Lan cũng không quy định thành một điều cụ thể mà quy định
chung với bồi thường thiệt hại do xây dựng, quản lý nhà gây ra: “Nếu tổn thất xảy
ra vì xây dựng tồi hoặc khơng được bảo trì đầy đủ đối với một ngôi nhà hoặc kiến
trúc khác, thì người chiếm hữu ngơi nhà hoặc kiến trúc đó có bổn phận bồi thường
nhưng nếu người chiếm hữu đó đã có sự trơng nom thích đáng để ngăn ngừa xảy ra
tổn thất thì chủ sở hữu đó có nghĩa vụ bồi thường.
Những quy định đoạn trên được áp dụng một cách tương ứng cho những
khiếm khuyết trong trồng trọt hoặc chống dựng cây cối hoặc tre.
14

Trương Quang Dũng (1995), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Các quyển I-VI, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 112.


-19-

Nếu trong các trường hợp nói tại hai đoạn trên, cũng có một vài người chịu
trách nhiệm về việc gây tổn thất, thì người chiếm hữu hoặc chủ sở hữu có thể thực
thi quyền địi bồi thường chống lại người đó” (Điều 434)15.

Như vậy, qua nghiên cứu quy định nêu người viết nhận thấy trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra trong pháp luật Thái Lan có các đặc điểm sau:
+ Việc bồi thường thiệt hại đối với cây cối phải do “trồng trọt”, tức phải do
con người trồng, chăm sóc. Những cây cối khác mọc hoang gây thiệt hại cho người
khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
+ Người chịu trách nhiệm bồi thường là người có trách nhiệm quản lý cây
cối, có thể là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu. Trong trường hợp, người chiếm
hữu chứng minh được rằng mình đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc chăm
sóc, quản lý cây cối thì trách nhiệm bồi thường phải do chủ sở hữu chịu.
+ Lỗi trong việc để xảy ra việc cây cối gây thiệt hại có thể là lỗi cố ý hoặc vơ
ý có tính chất “suy đốn” do không thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa việc cây cối gây thiệt hại, lỗi này xuất phát từ việc chủ sở hữu hoặc
người chiếm hữu “chưa làm trịn trách nhiệm của mình”.
+ Trách nhiệm bồi thường do cây cối gây là có thể là trách nhiệm liên đới
giữa nhiều người cùng có lỗi.
+ Có sự phân định cụ thể giữa bồi thường do cây cối từ việc “trồng trọt” và
cây cối dùng để chống đỡ (tức cây cối đã bị chặt được sử dụng để làm vật liệu để
chống đở các cây cối khác, công trình xây dựng v.v…).
Nhìn chung, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ
luật dân sự của Pháp, Bộ luật dân sự Nhật Bản và đặc biệt trong Bộ luật dân sự và
thương mại Thái Lan rất hợp lý và hợp tình trong việc xác định trách nhiệm dân sự
của người gây thiệt hại hoặc của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng tài sản. Những
quy định này chỉ rõ trường hợp nào có lỗi, trường hợp nào khơng có lỗi nhưng vẫn
phải bồi thường, trên cơ sở đó áp dụng pháp luật sẽ được chính xác. Tuy nhiên, đối
với quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì BLDS của Pháp, Nhật Bản
thì khơng có quy định cụ thể. Riêng đối với BLDS và TM Thái Lan cũng chỉ mới
dừng lại ở việc quy định mang tính chất “kéo theo” của quy định về bồi thường thiệt
hại trong việc xây dựng, quản lý nhà ở mà chưa có quy định cụ thể đối với bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra. Vì vậy, theo quan điểm của người viết trong
15


Trương Quang Dũng, tlđd 14, tr 115.


-20-

trường hợp có phát sinh các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì
các quốc gia này sẽ áp dụng các quy định mang tính chất nguyên tắc chung về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết, cũng như nguồn bổ sung từ các án lệ
của Tòa án.
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra
Khi có sự việc cây cối gây ra thiệt hại thì tại thời điểm này trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của người có cây cối gây thiệt hại chưa được đặt ra. Chỉ khi việc
cây cối gây ra thiệt hại thỏa mãn đầy đủ các điều kiện luật định thì người có cây cối
gây thiệt hại mới có trách nhiệm bồi thường. Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm
trước đây cũng như quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 thì trách bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra phải đầy đủ thỏa mãn các điều kiện. Tuy nhiên,
BLDS năm 2015 đã sửa đổi, không quy định điều kiện về lỗi như một điều kiện bắt
buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung16. Những điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra gồm:
1.3.1 Có thiệt hại do cây cối gây ra
Thiệt hại là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, khơng có thiệt hại thì khơng có trách nhiệm bồi thường. Bởi lẽ, mục đích của
loại trách nhiệm này nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, khơi
phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị vi phạm17. Thiệt hại được xem là một
điều kiện bắt buộc phải có làm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
khác với trách nhiệm hình sự18. Do đó, trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại.
Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức19.
Từ khái niệm nêu trên ta dễ nhận ra rằng thiệt hại được phân chia thành 02

loại là thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất tinh thần. Trong đó thiệt hại về
vật chất bao gồm thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm20. Đặc biệt đối với thiệt hại do cây cối gây ra thì thiệt hại chỉ là tổn
thất do tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm mà khơng có
16

Nội dung này sẽ được người viết phân tích cụ thể tại tiểu mục 1.3.4.
Nguyễn Xuân Quang – Lê Nết – Nguyễn Hồ Bích (2007), Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia
TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr 471.
18
Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
NXB Hồng Đức, TP.HCM, tr 338.
19
Nguyễn Tất Viễn (2006), Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại, NXB Lao Động, Hà Nội, tr 01.
20
Trần Thị Huệ (2012), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ quy định của pháp luật đến
thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 13.
17


×