Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


VŨ THỊ THÚY

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn: Ts. TRẦN THỊ QUANG VINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2006


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Luận văn “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính tơi thực hiện. Đồng thời,
tơi chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sự trung thực
của các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2006
Tác giả

VŨ THỊ THÚY


MỤC LỤC



Trang
Lời nói đầu

5
Chƣơng 1. Lý luận chung về hình phạt tử hình

1.1.

Khái niệm hình phạt tử hình

8
8

1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm của hình phạt tử hình

8

1.1.2. Bản chất của hình phạt tử hình

10

1.1.3

Mục đích của hình phạt tử hình

11

1.2.


Cơ sở của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình

16

1.2.1. Cơ sở lý luận của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình

16

1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình

23

1.3.

Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ

26

1.3.1. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam trước năm 1945

26

1.3.2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

33

1.4.

2.1.


Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới qua các thời kỳ

40

Chƣơng 2. Hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự năm 1999
và định hƣớng hồn thiện

50

Quy định của Phần chung BLHS 1999 về hình phạt tử hình và thực
tiễn áp dụng

50

2.1.1. Điều kiện áp dụng hình phạt tử hình

50

2.1.2. Căn cứ quyết định hình phạt tử hình

60

2.1.3. Tổng hợp hình phạt tử hình với các hình phạt khác

63

2.1.4. Một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình

66


Hình phạt tử hình trong Phần các tội phạm BLHS 1999 và thực tiễn
áp dụng

69

2.2.1

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia

72

2.2.2

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

73

2.2.


nhân phẩm, danh dự con người
2.2.3

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu

74

2.2.4

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế


76

2.2.5

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội phạm về ma túy

76

2.2.6

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật
tự cơng cộng

79

2.2.7

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội phạm về chức vụ

79

2.2.8

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm
của qn nhân

80

Hình phạt tử hình trong nhóm các tội phá hoại hịa bình, tội chống lồi

người và tội phạm chiến tranh

81

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về hình phạt tử hình
trong BLHS Việt Nam

82

2.3.1. Hoàn thiện các quy định của của Phần chung BLHS về hình phạt tử
hình

83

2.3.2. Hồn thiện các quy định của của Phần các tội phạm BLHS về hình phạt
tử hình

95

Kết luận

106

Phụ lục

111

Tài liệu tham khảo

130


2.2.9
2.3.


LỜI NĨI ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời và nghiêm khắc nhất
trong luật hình sự. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, hình phạt tử hình đã thể hiện và
phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy
nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, quyền sống của con người đặc biệt được coi
trọng, ý thức pháp luật của người dân nâng cao, xã hội thiết lập được cơ chế kiểm
soát hành vi của con người hiệu quả… thì việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình
đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhận thức được xu thế giảm dần tiền tới xố bỏ hình phạt tử hình trên thế
giới, từ khi ban hành BLHS 1999, chúng ta đã từng bước giảm số tội phạm quy
định hình phạt tử hình trong BLHS (từ 44 điều luật quy định hình phạt tử hình
trong BLHS 1985 xuống còn 29 điều trong BLHS 1999). Tuy nhiên, sau sáu năm
áp dụng BLHS 1999, việc quy định hình phạt tử hình trong một số tội phạm cho
thấy khơng cần thiết, chúng ta cần tiếp tục sửa đổi BLHS theo hướng xố bỏ hình
phạt tử hình đối với các tội phạm này. Trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam trong những năm qua và dự báo trong thời gian
tới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 49/NQ-TW về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó nêu rõ định hướng chính sách hình sự của
chúng ta: Vẫn duy trì hình phạt tử hình, nhưng “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình
theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đây
là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta và xu hướng giảm
dần tiền tới xố bỏ hình phạt tử hình của thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần xác định được hành vi thuộc “một số
ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” để duy trì hình phạt tử hình; hành vi khơng

thuộc “một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” để xố bỏ hình phạt tử hình.
Đây là vấn đề rất quan trọng, địi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo, khoa học,
khách quan để đưa ra kiến nghị đúng đắn, phù hợp với nhu cầu đấu tranh phòng
chống tội phạm. Nhận thức được ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề
1


này, tác giả chọn đề tài “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” làm Luận
văn thạc sĩ luật học.
* Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, khơng chỉ Đảng và Nhà nước, mà giới nghiên cứu luật
học cũng rất quan tâm đến vấn đề áp dụng và thi hành hình phạt tử hình. Từ năm
2000 đến nay, có nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, các cơng trình nghiên
cứu khoa học về hình phạt tử hình như: Trương Quang Vinh: Dư luận xã hội một số
nước về việc áp dụng hình phạt tử hình, Tạp chí Luật học, số 3/1998; Bộ Cơng an:
Đề án Thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và hạn chế hình phạt tử
hình trong BLHS (2001); Tồ án nhân dân tối cao với cơng trình nghiên cứu khoa
học cấp Bộ: Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn (năm 2002); Phạm Văn Beo: Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình, Tạp chí
TAND, số 6/2002; Trần Hữu Nam: Một số vấn đề từ thực tiễn áp dụng hình phạt tử
hình đối với tội giết người, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2004; Ths. Trần Đại Thắng: Một
số ý kiến về hình phạt tử hình từ kinh nghiệm của các nước và quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2004; Mai Bộ: Áp dụng hình phạt tử
hình đối với các tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em – Cơ sở lý luận và thực
tiễn, Tạp chí TAND (tháng 9/2004); Hội thảo Việt Nam – Liên minh Châu Âu về án
tử hình (Hà Nội, tháng 11.2004); Ts. Phạm Văn Lợi: Một số vấn đề về hình phạt tử
hình và thi hành hình phạt tử hình (2006)… Tuy nhiên, mỗi cuộc hội thảo hoặc
cơng trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một khía cạnh của hình phạt tử hình như:
dư luận xã hội về hình phạt tử hình; thể thức chấp hành hình phạt tử hình; kinh
nghiệm một số nước trên thế giới và tình hình áp dụng hình phạt tử hình; các quan

niệm khác nhau về hình phạt tử hình; áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội
phạm cụ thể… mà chưa có một cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống riêng về
“Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam”.
* Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” nhằm làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình ở
2


Việt Nam, thực tiễn áp dụng, kinh nghiệm một số nước trên thế giới… từ đó đề
xuất việc sửa đổi các quy định của BLHS hiện hành về hình phạt tử hình một cách
khách quan và khoa học, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam
hiện nay.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hình
phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” đề cập đến các nội dung sau:
- Khái niệm, đặc điểm, bản chất, mục đích của hình phạt tử hình;
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình;
- Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự thế giới qua
các thời kỳ;
- Các quy định của Phần chung và Phần các tội phạm BLHS 1999 về hình
phạt tử hình và thực tiễn áp dụng;
- Đề xuất định hướng hoàn thiện một số quy định của Phần chung và Phần
các tội phạm BLHS về hình phạt tử hình.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt
Nam”, để chuyển tải các nội dung của đề tài và đạt được mục đích nghiên cứu, tác
giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê và phương pháp điều tra xã hội học.
* Cơ cấu của luận văn

Đề tài “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” được kết cấu bởi
các phần: Mục lục, Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo.
Trong đó, nội dung của luận văn có hai chương:
Chương 1. Lý luận chung về hình phạt tử hình
Chương 2. Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự 1999 và định hướng
hồn thiện.
3


CHƢƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1.1

KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm của hình phạt tử hình
Xét về mặt ngữ nghĩa, theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam,“tử” nghĩa là
“chết”, “hình” là hình thức trừng trị người phạm tội [68; tr.1964]. Như vậy, tử hình
là hình thức trừng trị người phạm tội bằng cái chết. Tương tự như vậy, Từ điển
Tiếng Việt định nghĩa: “Tử hình là hình phạt phải chịu tội chết” [69; tr.1053]. Định
nghĩa đầy đủ hơn về hình phạt tử hình, Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học chỉ
rõ: Tử hình là “hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Tử hình được coi
là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Là hình
phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ” [28;
tr.129].
Điều 35 BLHS quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Với tư cách là một loại hình phạt trong hệ
thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, hình phạt tử hình có đầy đủ các đặc

điểm chung của hình phạt: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước,
chỉ được áp dụng đối với người có hành vi phạm tội, được quy định trong BLHS và
do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng. Ngoài ra, với tư cách là một loại hình phạt
“đặc biệt”, hình phạt tử hình cịn có các đặc điểm riêng mà các loại hình phạt khác
khơng có. Các đặc điểm đó là:
- Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt
Nếu hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong số các biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước thì tử hình là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong
hệ thống các hình phạt của luật hình sự. Tính nghiêm khắc của hình phạt tử hình
được thể hiện ở chỗ nó loại trừ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội,
4


tước đi quyền sống của người bị kết án - đây là quyền tự nhiên, thiêng liêng, cơ bản
và quan trọng nhất của con người. Nếu một người bị kết án phạt tù thì các quyền lợi
khác của họ vẫn được đảm bảo (quyền sống, quyền sở hữu…); nhưng nếu một
người bị áp kết án tử hình thì các quyền lợi khác (quyền tự do, dân chủ, các quyền
chính trị…) đối với họ khơng có ý nghĩa và cũng khơng cịn tồn tại. Tính nghiêm
khắc của hình phạt tử hình cịn được thể hiện ở việc: các loại hình phạt khác, khi đã
được áp dụng, nếu người phạm tội có sự cải tạo tốt chúng ta có thể giảm hình phạt
cho họ hoặc nếu có sai sót xảy ra, chúng ta có thể sửa chữa được sai lầm; đối với
hình phạt tử hình, khi đã thi hành người phạm tội khơng có cơ hội sửa chữa sai lầm
để được giảm hình phạt, nếu có sai sót chúng ta khơng có cách nào khắc phục được
hậu quả.
- Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng và trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
Trong BLHS, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm, nhà làm luật có sự phân hố các loại hình phạt áp dụng đối với từng loại
tội như: hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính) chỉ áp
dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; hình phạt tù có thời hạn có thể áp

dụng cho mọi loại tội phạm… thì hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người
phạm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy,
khơng phải tất cả các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong BLHS đều quy định
hình phạt tử hình. Theo thống kê của tác giả, trong BLHS 1999 có 95 khung hình
phạt quy định mức cao nhất của khung là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình thì chỉ có 29 điều luật với 30 khung có quy định hình phạt tử hình và các
khung hình phạt này luôn được quy định dưới dạng chế tài lựa chọn (…“thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”). Điều đó có
nghĩa: không phải tất cả những người phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng có quy
định hình phạt tử hình đều đương nhiên bị áp dụng hình phạt tử hình. Hình phạt tử
5


hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trong trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng – trường hợp hành vi phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt
cao cho xã hội, người phạm tội không còn khả năng cải tạo, giáo dục, nếu họ tồn tại
sẽ tiếp tục là nguồn nguy hiểm cho xã hội; và việc áp dụng các loại hình phạt khác
đối với họ khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi và không đảm bảo được mục đích của hình phạt1.
Tính “đặc biệt” của hình phạt tử hình cịn được thể hiện ở thẩm quyền áp
dụng: theo quy định tại Điều 170 BLTTHS, chỉ có Tồ án nhân dân cấp tỉnh và Tồ
án qn sự cấp quân khu mới có quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về những
tội phạm có quy định hình phạt tử hình.
Tóm lại, từ việc phân tích các đặc điểm của hình phạt nói chung và hình phạt
tử hình nói riêng, chúng ta có định nghĩa về hình phạt tử hình như sau: Tử hình là
hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam,
tước đi quyền sống của người bị kết án, được quy định trong BLHS, do Toà án áp

dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng.
1.1.2. Bản chất của hình phạt tử hình
Khi bàn về bản chất của hình phạt, Mác viết: “Hình phạt khơng phải là một
cái gì khác ngồi phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các
điều kiện tồn tại của nó” [13; tr.673]. Bản chất của hình phạt nói chung và hình
phạt tử hình nói riêng do các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư
tưởng, đạo đức, lối sống của hình thái kinh tế - xã hội đó quyết định [42; tr.26].
Như vậy, hình phạt thực chất là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi
phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của xã hội. Đối với hành vi có
tính nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội càng cao thì thái độ
phản ứng của nhà nước càng quyết liệt. Thái độ phản ứng của Nhà nước đối với
người phạm tội được thể hiện thơng qua hình phạt. Sự phản ứng này tuỳ thuộc vào
thời kỳ lịch sử, sự tiến bộ và khả năng tự vệ của xã hội. Thông thường, nếu khả
1

Khái niệm “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” sẽ được trình bày cụ thể hơn trong Mục 2.1.
6


năng tự vệ xã hội yếu thì tính nghiêm khắc của hình phạt cao để trấn áp, răn đe
người phạm tội; nếu khả năng tự vệ xã hội cao, thì tính nghiêm khắc của hình phạt
giảm, bởi nhà nước có thể sử dụng các biện pháp khác hạn chế tình hình tội phạm
có hiệu quả. Xã hội càng tiến bộ, các phương tiện tác động đến hành vi của con
người càng đa dạng, phong phú; hình phạt khơng cịn chiếm vị trí độc tơn để điều
chỉnh hành vi của người phạm tội nên nó mang tính nhân bản hơn, hướng tới mục
tiêu cải hoá người phạm tội.
Những nguyên lý trên lý giải việc duy trì hay bãi bỏ, mở rộng hay thu hẹp
phạm vi áp dụng hình phạt tử hình ở các quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử. Trong
thời kỳ đầu của xã hội lồi người, hình phạt tử hình được coi là sự báo thù của nhà

nước đối với hành vi phạm tội nên nó có tính chất tàn khốc, dã man và được áp
dụng phổ biến trong luật hình sự. Khi xã hội phát triển hơn, nhà nước xây dựng
được cơ chế kiểm soát hành vi của con người có hiệu quả nên phạm vi áp dụng
hình phạt tử hình dần được thu hẹp. Đến một thời điểm nhất định, khi ý thức tuân
thủ pháp luật của người dân nâng cao, nhà nước thiết lập được một trật tự xã hội ổn
định, có cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả, khả năng tự vệ của xã
hội cao… thì có thể tiến tới xố bỏ hình phạt tử hình.
Như vậy, trong bất kỳ xã hội nào, hình phạt tử hình cũng chỉ là cách thức mà
giai cấp thống trị sử dụng để chống lại những hành vi nguy hiểm cho sự tồn tại và
phát triển của chế độ xã hội đó. Nếu coi “hình phạt khơng phải là một cái gì khác
ngồi phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện
tồn tại của nó” thì hình phạt tử hình chính là phương tiện mạnh mẽ nhất, nghiêm
khắc nhất được nhà nước sử dụng để chống lại những hành vi có tính nguy hiểm
cho xã hội cao nhất.
1.1.3. Mục đích của hình phạt tử hình
Mục đích là “cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được” [69; tr.644]. Mục
đích của một biện pháp là kết quả chủ thể đặt ra và mong muốn đạt được khi thực
hiện biện pháp đó. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nên khi quy
định và áp dụng hình phạt, Nhà nước cũng đặt ra những mục đích nhất định. Mục
7


đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước đặt ra và mong muốn
đạt được khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với cá
nhân người phạm tội đó.
* Các quan điểm khác nhau về mục đích của hình phạt
Quan điểm về mục đích của hình phạt sẽ ảnh hưởng đến việc quy định và áp
dụng hình phạt trong luật hình sự. Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự, có
nhiều quan điểm khác nhau về mục đích của hình phạt. Các quan điểm này thường
xoay quanh vấn đề: mục đích của hình phạt là trừng trị, hay cải tạo giáo dục người

phạm tội, hay thiết lập lại công bằng xã hội?
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: hình phạt có mục đích trừng trị nhưng đồng
thời với trừng trị là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Trừng trị vừa là mục đích vừa
là phương tiện, là tiền đề để cải tạo, giáo dục người phạm tội. Người phạm tội là
người đã thực hiện hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên cần áp dụng
những biện pháp có tính cưỡng chế mạnh trừng trị họ, để họ thấm thía được những
tổn thất về thể chất và tinh thần mà họ đã gây ra cho người khác, từ đó giúp họ sửa
chữa lỗi lầm, ăn năn hối cải. Với quan điểm này, nhà nước cần phải quy định và áp
dụng một mức hình phạt có tính nghiêm khắc tương xứng với tính nguy hiểm của
hành vi mà người phạm tội đã gây ra, trong cả trường hợp việc áp dụng hình phạt
khơng cịn cần thiết.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: hình phạt khơng có mục đích trừng trị mà
chỉ có mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. “Hình
phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước” - tính cưỡng chế
nghiêm khắc này thể hiện nội dung trừng trị của hình phạt, là phương tiện để đạt
được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội. Với quan điểm này, nhà nước chỉ
cần quy định và áp dụng một mức hình phạt vừa và đủ để cải tạo, giáo dục người
phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.
- Quan điểm thứ ba cho rằng: Cả trừng trị và cải tạo, giáo dục đều khơng
phải là mục đích của hình phạt, mà là nội dung của hình phạt. Mục đích của hình
phạt thực chất là lập lại công bằng xã hội, tạo ra một xã hội bình đẳng, bác ái, ổn
8


định và tốt đẹp hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân được
tôn trọng và bảo vệ, người có tội bị phạt và người có công được thưởng… Tán
đồng quan điểm này, Cesar Beccaria trong tác phẩm “Về tội phạm và hình phạt”
(Of Crimes and Punishments) đã chỉ rõ: mục đích của hình phạt khơng phải là hành
hạ và tra tấn con người mà là ngăn cản người phạm tội thực hiện tội phạm và kiềm
giữ những người khác tránh thực hiện tội phạm. Với quan điểm này, nhà nước quy

định và áp dụng một mức hình phạt sao cho vừa cải tạo giáo dục được người phạm
tội trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời phải giáo dục mọi người ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, từ đó xây dựng một xã hội cơng
bằng, bình đẳng, bác ái.
* Mục đích của hình phạt theo quy định của luật hình sự Việt Nam
Theo quy định Điều 27 BLHS Việt Nam, “hình phạt khơng chỉ nhằm trừng
trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tn theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ
phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
Với quy định này, chúng ta có thể chia mục đích của hình phạt thành hai
loại: mục đích phịng ngừa riêng và mục đích phịng ngừa chung.
- Phòng ngừa riêng là việc phòng ngừa đối với chính bản thân người bị kết
án. Theo quy định tại Điều 27 BLHS 1999, phịng ngừa riêng của hình phạt hướng
tới ba mục đích là:
o Trừng trị người phạm tội;
o Giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa;
o Ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Theo quan điểm của tác giả, trong giai đoạn hiện nay, hình phạt tử hình
khơng có mục đích trừng trị người phạm tội. Trừng trị người phạm tội “là bản
chất, là nội dung, là thuộc tính tất yếu”, là phương thức để thực hiện hình phạt [31;
9


tr.31], [42; tr.25]. Trừng trị phản ánh tính nghiêm khắc của loại hình phạt tử hình
và là phương tiện để đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung
của hình phạt. Với ý nghĩa đó, “trừng trị” nên được hiểu ở khía cạnh chỉ tước đoạt
tính mạng của cá nhân người bị kết án tử hình [42; tr.25]. Khi thi hành hình phạt tử
hình, nhà nước khơng nhằm tra tấn, nhục hình, bắt người phạm tội gánh chịu những

đau đớn giống như họ đã gây ra cho nạn nhân; mà ln cố gắng tìm kiếm và áp
dụng các hình thức thi hành hình phạt tử hình sao cho giảm thiểu những đau đớn về
thể xác và tinh thần cho người phạm tội. Điều đó chứng tỏ khi áp dụng hình phạt tử
hình nhà nước khơng có mục đích trừng trị người phạm tội.
Hình phạt tử hình cũng khơng có mục đích “cải tạo, giáo dục người phạm
tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống”. Bởi vì, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà
nhà nước cho rằng họ không thể cải tạo, giáo dục được. Vì vậy, chúng ta khơng thể
đặt ra mục đích “cải tạo, giáo dục” một con người mà ta đã khẳng định rằng họ họ
không có khả năng phục thiện. Hơn nữa, tử hình là một loại hình phạt đặc biệt, loại
trừ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, nên nhà nước không thể đặt
ra mục tiêu “cải tạo, giáo dục” một người đã chết.
Trong các mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt, tử hình chỉ có mục đích
ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới, loại bỏ hoàn toàn khả năng phạm tội mới
của người bị kết án. Có thể nói, trong tất cả các loại hình phạt được áp dụng, chỉ có
hình phạt tử hình có hiệu quả ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới cao nhất,
mang tính tuyệt đối. Bởi vì một người đã chết không thể tiếp tục thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với những người có
hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện bản chất hung hãn cao độ, coi
thường tính mạng, sức khoẻ của người khác và khơng cịn khả năng cải tạo, giáo
dục, nếu để họ sống thì họ sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cao cho xã hội…Vì vậy, áp
dụng hình phạt tử hình là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất để triệt tiêu khả năng
phạm tội mới của họ, bảo vệ ổn định, trật tự và vì sự phát triển chung của xã hội.
- Mục đích phịng ngừa chung của hình phạt thể hiện ở việc ngăn ngừa
người khác phạm tội. Khi quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội,
10


nó khơng chỉ tác động lên bản thân người phạm tội mà còn tác động mạnh lên các
thành viên khác trong xã hội, nhất là những người không “vững vàng” trong cuộc

sống, đang có ý định phạm tội để răn đe, ngăn ngừa họ phạm tội. Hình phạt tử hình
có tác dụng cảnh báo cho những người đang hoặc đã có ý định phạm tội về hậu quả
pháp lý mà họ phải gánh chịu nếu thực hiện tội phạm, từ đó họ cần từ bỏ ý định
phạm tội hoặc phải thận trọng hơn trong xử sự để tránh sự trừng phạt của nhà nước;
buộc họ phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc là tôn trọng và tuân thủ pháp luật; hoặc
là phạm tội và có nhiều khả năng phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.
Ngồi ra, hình phạt tử hình cũng có mục đích giáo dục các thành viên khác trong xã
hội (chưa có ý định phạm tội) ý thức tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và
chống tội phạm. Đánh giá về hiệu quả phòng ngừa chung của hình phạt tử hình,
một số nghiên cứu gần đây cho thấy: “một trường hợp bị xử tử hình sẽ ngăn chặn
được 5 – 18 kẻ sát nhân tiềm năng gây án” [33].
Như vậy, tác giả đồng ý với ý kiến của Ts. Phạm Văn Lợi và cộng sự cho
rằng: hình phạt tử hình có hai mục đích: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới
(phòng ngừa riêng); ngăn ngừa người khác phạm tội (phòng ngừa chung) [42;
tr.25]. Đó chính là kết quả thực tế cuối cùng mà nhà nước đặt ra và mong muốn đạt
được khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.
Thực tế áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay cho thấy: giữa hai
mục đích ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới và ngăn ngừa người khác phạm
tội, khó có thể phân định được mục đích nào quan trọng hơn mà phải xét trong từng
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Một số trường hợp, việc áp dụng hình phạt tử hình
chủ yếu nhằm mục đích loại trừ khả năng phạm tội mới của người bị kết án (tử hình
người phạm tội giết người hàng loạt, thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man,
khơng cịn nhân tính, nếu họ tồn tại thì sẽ là nguồn nguy hiểm cho xã hội như họ có
nhiều nguy cơ sẽ giết bạn tù hoặc giám thị trại giam…), qua đó đạt được mục đích
“giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp luật”, ngăn ngừa người khác phạm tội.
Trong trường hợp khác, việc áp dụng hình phạt tử hình chủ yếu nhằm mục đích
phịng ngừa chung, răn đe những người đang có tâm lý dao động, khơng “vững
vàng” trong cuộc sống (áp dụng án tử hình đối với người buôn bán ma tuý, tham
11



nhũng… chủ yếu để răn đe những người đang có ý định buôn bán ma tuý hoặc
tham nhũng); thực chất, nếu xử phạt tù chung thân những người này thì họ hầu như
khơng có khả năng tái phạm (đã đạt được mục đích phịng ngừa riêng: ngăn ngừa
người bị kết án phạm tội mới)…
Về mặt lý luận, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: “Nếu so sánh mối
tương quan giữa mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung của hình phạt
tử hình thì cần phải khẳng định rằng vai trị và chức năng chính của hình phạt tử
hình là phịng ngừa riêng” [42; tr.25]. Chúng ta chỉ áp dụng hình phạt tử hình khi
đó là biện pháp cuối cùng và duy nhất để ngăn ngừa khả năng tái phạm của người
bị kết án; thơng qua đó giáo dục người khác ý thức tôn trong pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống. Đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm,
nhưng có thể cải tạo, giáo dục được và việc cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội đã
loại trừ khả năng tái phạm thì khơng nên vì mục đích “răn đe” người khác mà áp
dụng hình phạt tử hình đối với họ. Bởi lẽ, các nguyên tắc của luật hình sự như:
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm cá nhân… không
cho phép chúng ta trừng trị người này để làm gương cho người khác. Vì vậy, trong
tương lai, chúng ta nên giảm thiểu những trường hợp tử hình người phạm tội chủ
yếu nhằm mục đích “ngăn ngừa người khác phạm tội” (phòng ngừa chung).

1.2 CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình
Việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình khơng chỉ là vấn đề pháp lý hình sự
mà cịn là vấn đề chính trị, xã hội, văn hố, đạo đức, tơn giáo… Vì vậy, từ đầu thế
kỷ XVIII, trên thế giới đã bước vào cuộc tranh luận dai dẳng và gay gắt liên quan
đến hình phạt tử hình. Nhìn chung, các quan điểm xoay quanh vấn đề này có hai
khuynh hướng trái ngược như sau:
* Quan điểm địi xố bỏ hình phạt tử hình

12



Những chính trị gia và nhà tư tưởng tiền bối có quan điểm địi xố bỏ hình
phạt tử hình là Montesquieu, Voltaire và nhất là Beccaria… Quan điểm này đã mở
đầu cho cuộc tranh luận về việc duy trì hay xố bỏ hình phạt tử hình. Hưởng ứng
quan điểm xố bỏ hình phạt tử hình, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, một số
quốc gia đã tiến hành xố bỏ hình phạt này như Venezuela (1863), San Marino
(1865), Costa Rica (1877), Ecuador (1906), Uruguay (1907), Colombia (1910) và
Iceland (1928)2. Tuy nhiên, cuộc tranh luận liên quan đến hình phạt tử hình và
phong trào xố bỏ án tử hình trên thế giới chỉ thực sự gay gắt và thu hút được sự
quan tâm của mọi người kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai 3 – khi người ta
nhận thấy quá nhiều người dân vô tội bị phát-xít kết án tử hình và quyền sống của
con người cần được quan tâm thích đáng. Ngày nay, cuộc vận động xố bỏ hình
phạt tử hình khơng cịn là vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia mà rất sôi nổi trên các
diễn đàn quốc tế như: Uỷ ban nhân quyền, Hội đồng kinh tế - xã hội và Đại hội
đồng Liên hiệp quốc… Tiêu biểu cho các quốc gia vận động xố bỏ hình phạt tử
hình là Liên minh Châu Âu, với các lập luận sau:
- Về mặt pháp lý, quyền sống là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm của con người; không ai được phép tước đi quyền sống của người khác, cho
dù đó là Nhà nước. Việc duy trì án tử hình đã vi phạm quyền cơ bản và quan trọng
nhất của con người là quyền được sống. Các văn bản pháp lý quốc tế đã quy định
rất rõ quyền này. Để bảo vệ quan điểm của mình, họ đưa ra các căn cứ pháp lý như:
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948 (“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự
do và an ninh cá nhân” - Điều 3), “Khơng ai có thể bị tra tấn hoặc nhục hình, bị đối
xử hoặc chịu hình phạt tàn nhẫn, vơ nhân đạo” (Điều 5); Cơng ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị 1966 (“Mỗi người đều có quyền được sống. Quyền này
được pháp luật bảo vệ” – Điều 6.1); Nghị định thư khơng bắt buộc thứ hai về huỷ
bỏ án tử hình của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Cơng ước về
quyền trẻ em 1989 (“Các quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có
2


Xem Phụ lục 3, Bảng 1.
Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, có ít nhất 72 quốc gia xóa bỏ án tử hình trong luật, 10 quốc
gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường và 28 quốc gia không áp dụng hình phạt tử hình
trên thực tế (Xem Phụ lục 3).
3

13


quyền cố hữu được sống” – Điều 6.1); Nghị định thư số 6 và số 13 của Công ước
Châu Âu về quyền con người…
- Về mặt đạo lý, xoá bỏ án tử hình sẽ làm tăng phẩm giá của con người, nó
thể hiện sự tơn trọng giá trị căn bản nhất của con người là quyền sống. Việc áp
dụng hình phạt tử hình là một sự tàn ác khơng cần thiết đối với con người; nhất là
trong những trường hợp xử oan người vô tội4 (chúng ta không thể khắc phục được
hậu quả). Án tử hình khơng những ảnh hưởng đến bản thân người bị kết án, mà còn
tác động nặng nề lên tâm lý gia đình, thân nhân người phạm tội và người thi hành
án tử hình – những người không phạm tội và không đáng phải chịu áp lực tâm lý
này. Những người theo quan điểm xoá bỏ án tử hình thường đưa ra khẩu hiệu: “Tại
sao chúng ta lại giết những kẻ sát nhân để cho mọi người thấy rằng giết người là
sai?” [18]; hoặc theo quan niệm của đạo Phật: “lấy ốn trả ốn thì ốn chồng chất”.
- Xét về hiệu quả, việc áp dụng hình phạt tử hình khơng góp phần làm giảm
tội ác. Thậm chí, ở một số quốc gia, xố bỏ hình phạt tử hình cịn làm giảm tỷ lệ tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng5; ở các quốc gia duy trì hình phạt tử hình nhưng tình
hình tội phạm vẫn gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp. Điều đó đã bác bỏ lập
luận hình phạt tử hình có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Hơn nữa, hình phạt tù
chung thân ngồi tác dụng ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới, còn tạo cơ hội
cho người bị kết án sửa chữa những sai lầm mà họ đã gây ra [58; tr.13]. Theo
nghiên cứu của Ts. Radelet công bố tại Hội thảo “Liên Minh châu Âu – Việt Nam

về án tử hình”, khi khảo sát 70 cựu giám đốc và giám đốc đương chức của ba hiệp
hội các nhà nghiên cứu tội phạm học chuyên nghiệp tại Mỹ cho thấy: 85% ý kiến
các chuyên gia cho rằng các nghiên cứu thực tế cho thấy án tử hình chưa bao giờ và
sẽ không bao giờ là biện pháp răn đe hiệu quả đối với tội phạm hình sự hơn mức án
tù lâu năm. Tương tự như vậy, kết quả thăm dò dư luận đối với 400 cảnh sát trưởng
và cảnh sát ở các hạt được chọn một cách ngẫu nhiên trên khắp nước Mỹ, 2/3 trong
số đó tin rằng án tử hình khơng có tác dụng làm giảm đáng kể số tội phạm giết
người. Với người dân Mỹ, vào năm 2004, 62% số người được hỏi cho rằng án tử
4

Theo thống kê ở Mỹ, số án tử hình sai chiếm 7% số người bị kết án tử hình [32; tr.112].
Theo thống kê ở Mỹ, một số bang đang áp dụng hình phạt tử hình, tỷ lệ vụ án giết người là 93/1.000.000
dân; ở những bang bãi bỏ hình phạt tử hình, tỷ lệ này là 90/1.000.000 dân (46; tr.111-112).
5

14


hình khơng phải là một biện pháp răn đe. Ngồi ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra
rằng việc thi hành án tử hình cịn kích động bạo lực nhiều hơn là giảm tình hình tội
phạm. Theo đó, việc chính phủ giết một người sẽ gửi thơng điệp đến tồn thể mọi
người rằng: trong một hồn cảnh nào đó, một số người đáng phải chết và việc giết
người đó là xác đáng. Điều đó làm giảm giá trị của con người.
- Cuối cùng, việc xố bỏ hình phạt tử hình là xu thế tất yếu của thời đại, các
quốc gia, dù muốn hay không, dù sớm hay muộn, cũng không thể đi ngược lại xu
thế này. Điều đó được chứng minh thơng qua con số các quốc gia xố bỏ hình phạt
tử hình trong gần 150 năm qua và sự gia tăng số lượng các quốc gia xố bỏ hình
phạt tử hình trong những năm gần đây. Nếu tính từ thời điểm quốc gia đầu tiên trên
thế giới xoá bỏ hình phạt tử hình năm 1863 (Venezuela) đến năm 1980, trải qua
118 năm, chỉ có 18 quốc gia xố bỏ án tử hình. Nhưng chỉ tính riêng từ năm 1981

đến tháng 10.2006 (26 năm), trên thế giới đã có 60 quốc gia xố bỏ hình phạt tử
hình. Một số quốc gia khác tuy chưa hồn tồn xố bỏ hình phạt tử hình nhưng đã
khơng áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế (30 quốc gia) hoặc xố bỏ hình phạt
tử hình đối với các tội phạm thường (11 quốc gia)6. Đối với các quốc gia cịn duy
trì hình phạt tử hình thì phạm vi áp dụng hình phạt này ngày càng thu hẹp (trừ một
vài nước như Trung Quốc, Iran…).
* Quan điểm ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình
Những người theo quan điểm ủng hộ việc duy trì án tử hình cho rằng các
nước ủng hộ quan điểm xố bỏ án tử hình đưa ra các lập luận trên là phiến diện,
chủ quan, duy ý chí và chưa thuyết phục. Đồng thời họ cũng đưa ra các quan điểm
của mình để lần lượt phản bác từng lập luận của phe địi huỷ bỏ án tử hình như sau:
- Thứ nhất, về mặt pháp lý, hình phạt tử hình khơng vi phạm quyền sống của
con người. Bởi vì con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, nên một người
được thực hiện quyền tự do của mình trong khn khổ khơng vi phạm quyền tự do
của người khác, theo quy định của pháp luật. Nếu một người vi phạm quyền tự do
của người khác, đồng nghĩa với việc họ đã tự tước đi quyền tự do của mình. Điều
6

Xem Phụ lục 3.
15


đó đã được pháp luật cảnh báo trước và việc gánh chịu hậu quả là khơng thể tránh
khỏi. Vì vậy, nếu một người thực hiện hành vi giết người khác, tức là họ đã mang
quyền sống của mình ra đánh đổi. Trong trường hợp này, không ai vi phạm quyền
sống của người phạm tội, mà chính họ đã tự khước từ quyền sống của mình [2;
tr.27]. Duy trì hình phạt tử hình có nghĩa là chúng ta khơng cịn cách nào khác phải
từ chối quyền sống của một người để bảo vệ quyền sống cho mọi người.
Hơn nữa, việc duy trì hình phạt tử hình khơng vi phạm các pháp luật quốc tế.
Bởi lẽ, trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có

quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân” nhưng các quyền này chỉ được đảm
bảo với điều kiện họ không được xâm phạm quyền sống, tự do và an ninh cá nhân
của người khác. Nếu trên cơ sở quy định này, ai đó cho rằng hình phạt tử hình là
xâm phạm quyền sống, thì hình phạt tù cũng xâm phạm quyền tự do của người
khác. Ngay trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 cũng
khơng cấm việc áp dụng hình phạt tử hình. Điều 6.2 của Cơng ước này quy định:
“Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xố bỏ thì chỉ được phép áp dụng
hình phạt tử hình đối với tội nghiêm trọng nhất căn cứ vào luật pháp hiện hành ở
thời điểm thực hiện tội ác và không được trái với quy định của Công ước này và
Công ước ngăn ngừa tội diệt chủng”. Nếu xố bỏ hình phạt tử hình có nghĩa là
chúng ta tự tước bỏ công cụ pháp lý hình sự cần thiết để ngăn chặn, trừng trị những
tội “nghiêm trọng nhất” [42; tr.71].
Việc viện dẫn Nghị định thư thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị về xố bỏ án tử hình là không hợp lý. Bởi đây là Nghị định thư không
bắt buộc, nên các quốc gia có tồn quyền lựa chọn tham gia hoặc khơng. Nếu tìm
mọi cách để các quốc gia thơng qua Nghị định thư này, có nghĩa là đã xâm phạm
quyền tự quyết dân tộc – một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Hiện
nay, số lượng các quốc gia tham gia Nghị định thư này chỉ là thiểu số7. Các quốc
gia Châu Âu cũng không thể viện dẫn Nghị định thư số 6 và số 13 của Công ước
Châu Âu về quyền con người để kết luận các quốc gia khác duy trì hình phạt tử
7

Tính đến ngày 20.9.2006, Nghị định thư này đã có 58 quốc gia thành viên và 8 quốc gia đã ký nhưng chưa
phê chuẩn (nguồn: />16


hình là vi phạm pháp luật quốc tế. Bởi lẽ, họ khơng có quyền áp đặt trên quy mơ
tồn cầu những tiêu chuẩn mà bản thân các nước này cũng chưa hồn tồn nhất trí
[42; tr.72].
- Thứ hai, về mặt đạo lý, những người theo quan điểm ủng hộ việc duy trì án

tử hình cho rằng lập luận “xố bỏ án tử hình làm tăng phẩm giá của con người” là
không xác đáng. Ở đây chúng ta cần phải xác định rõ: chúng ta cần bảo vệ và làm
tăng phẩm giá cho ai, cho kẻ giết người hay cho người bị giết? Cho người phạm tội
hay cho nạn nhân và cộng đồng [42; tr.72]? Chúng ta khơng thể máy móc bảo vệ
mạng sống của thiểu số kẻ giết người để họ coi thường tính mạng của mọi người,
để họ lại tiếp tục tìm kiếm cơ hội giết người vơ tội.
Xét xử là hoạt động của con người, trong chừng mực nhất định, không thể
loại trừ khả năng kết án oan người vơ tội. Tuy nhiên, tử hình là loại hình phạt đặc
biệt nên nhà nước quy định trình tự và thủ tục đặc biệt khi áp dụng và thi hành hình
phạt này (thẩm quyền xét xử thuộc về Tồ án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân
sự cấp quân khu; Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên; trong thời hạn hai tháng kể từ
ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét lại bản án để ra quyết định kháng nghị
hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; trong thời hạn 7
ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình có quyền làm
đơn lên Chủ tịch nước và bản án này chỉ có thể được thi hành khi Chủ tịch nước
bác đơn xin ân giảm…). Với quy trình và cơ chế kiểm sốt chặt chẽ như vậy, việc
kết án tử hình oan rất khó xảy ra. Thực tế ở Việt Nam, trong nhiều năm qua chưa
có trường hợp nào được xác nhận là thi hành án tử hình oan người vơ tội.
Nếu những người theo quan điểm xố bỏ án tử hình cho rằng khơng nên áp
dụng hình phạt này vì nó gây tổn thương tâm lý gia đình tử tội, thì nhưng người
ủng hộ quan điểm duy trì án tử hình cho rằng việc thi hành hình phạt này sẽ tạo cho
gia đình nạn nhân cảm giác được an ủi và có niềm tin vào cơng lý.
- Thứ ba, xét về hiệu quả của hình phạt, nếu cho rằng việc xố bỏ án tử hình
làm giảm tình hình tội phạm là khơng xác đáng. Ở các quốc gia này, tình hình tội
17


phạm giảm là do những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị, xã hội và ý thức
pháp luật của người dân phát triển cao chứ không phải do xố bỏ hình phạt tử hình.

Ở các quốc gia cịn lại, khi chưa có đủ điều kiện khác để giảm tình hình tội phạm,
thì án tử hình vẫn phát huy tác dụng răn đe cần thiết và hữu hiệu đối với tội ác. Các
cơng trình nghiên cứu của các nhà tội phạm học trên thế giới như Isaac Ehrlich,
Stephen Layson, Richard… đã chứng minh điều này. Trong một khảo sát của
Richard tại một số bang của Mỹ kéo dài 14 năm cho thấy: bang Florida có 37
trường hợp tử hình, tỷ lệ tội phạm giảm 40,2%; Texas có 84 trường hợp tử hình, tỷ
lệ tội phạm giảm 46,1%; Georgia có 12 trường hợp tử hình, tỷ lệ tội phạm giảm
44,4% tội giết người. Ngược lại, ở những bang xoá bỏ án tử hình, cũng trong thời
gian này, tình hình tội phạm đã gia tăng như: Vermont tăng 57% tỷ lệ tội giết
người... Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh điều này, như ở Houston, Texas,
năm 1981 là bang có tỷ lệ tội giết người cao nhất (701 trường hợp, cao hơn toàn
bang Bắc Corolina). Đến năm 1982, Houston phê chuẩn dự luật cho phép áp dụng
án tử hình thì tỷ lệ tội giết người đã giảm xuống nhanh chóng và đến năm 1996 chỉ
còn 261 trường hợp. Ở Anh, vào những năm 1920 – 1930, là nước được biết đến áp
dụng án tử hình cao nhất (cao hơn Mỹ), khi đó tội giết người ở Anh thấp hơn bất cứ
bang nào của Mỹ. Từ khi Anh bỏ hình phạt tử hình, tỷ lệ tội giết người tăng lên gấp
đơi và ngày càng tăng theo thời gian. Ở Australia, giai đoạn 1964 – 1973 là quốc
gia được biết đến thi hành án tử hình cao nhất thế giới, khi đó tỷ lệ tội giết người
đạt thấp nhất thế giới… [2; tr.26-27].
- Cuối cùng, việc xố bỏ hình phạt tử hình không phải là xu thế tất yếu của
thời đại. Mặc dù trên thế giới, số lượng các quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đối
với tất cả các tội phạm (88 quốc gia) cao hơn các quốc gia còn duy trì hình phạt tử
hình đối với tất cả các tội phạm (68 quốc gia), nhưng trong tình hình chính trị thế
giới bất ổn như hiện nay (khủng bố, xung đột sắc tộc, tơn giáo…), một số quốc gia
đã xố bỏ hình phạt tử hình, nay đã khơi phục hình phạt này (Nepal, Gambia,
Papua New Guinea…) hoặc đang cân nhắc việc khơi phục hình phạt tử hình (Anh,
Australia, Hà Lan, New Zealand…). Trong Nghị quyết về xoá bỏ án tử hình của Uỷ
ban nhân quyền Liên hiệp quốc, có 25 quốc gia bỏ phiếu thuận, 20 quốc gia bỏ
18



phiếu chống, 8 quốc gia bỏ phiếu trắng [47]. Như vậy, chúng ta chưa thể khẳng
định xoá bỏ án tử hình là một xu thế tất yếu của nhân loại.
***
Tóm lại, trên thế giới hiện nay đang tồn tại hai xu thế trái ngược nhau là ủng
hộ hay phản đối việc thi hành hình phạt tử hình. Mỗi trường phái khác nhau đều
đưa ra các lập luận cứng rắn để bảo vệ quan điểm của mình. Các quan điểm đó đều
dựa trên các căn cứ nhất định và xét ở một góc độ nào đó, đều mang yếu tố hợp lý.
Walter S. McManus đã nhận định: “việc kết luận tử hình có tác dụng ngăn chặn
hay khơng tuỳ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Nếu anh ủng hộ
việc bỏ hình phạt tử hình thì kết quả nghiên cứu của anh sẽ theo hướng đó” [2;
tr.26]; và nếu ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình thì kết quả nghiên cứu sẽ theo
hướng cần thiết áp dụng hình phạt này. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về cơ sở của
việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình, chúng ta phải có thái độ khách quan,
khoa học và cầu thị. Đồng thời, chúng ta cũng cần gắn liền với điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, trình độ văn hố, ý thức pháp luật của người dân ở từng quốc gia
trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình
Nghiên cứu về cơ sở lý luận về việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình
giúp chúng ta hiểu được các quan điểm khác nhau về hình phạt tử hình và những
lập luận đưa ra để bảo vệ quan điểm đó. Tuy nhiên, để đánh giá quan điểm nào hợp
lý, chúng ta phải đặt vấn đề này trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của từng
quốc gia. Đó chính là cơ sở thực tiễn của việc quy định và áp dụng hình phạt tử
hình. Ở Việt Nam hiện nay, việc duy trì hình phạt tử hình ở một giới hạn nhất định,
theo quan điểm của tác giả là cần thiết, với những lý do sau:
- Thứ nhất, do đặc điểm của điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay,
chúng ta chưa thể loại bỏ hình phạt tử hình
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
trên đà hội nhập quốc tế. Xuất phát điểm của nước ta vẫn là nền kinh tế kém phát

19


triển, sản xuất nhỏ, manh mún. Quản lý xã hội còn lỏng lẻo, hệ thống pháp luật vừa
thiếu, vừa yếu, chồng chéo và mâu thuẫn… Các thế lực thù địch ở trong và ngồi
nước vẫn tìm cách cống phá chính quyền nhân dân, phá hoại chính sách đồn kết
Dân tộc. Vì vậy, “nếu loại trừ hình phạt tử hình thì khơng những sẽ gây khó khăn
trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà cịn cản trở tiến
trình hội nhập của đất nước theo xu thế phát triển chung của nhân loại” [42; 74].
- Thứ hai, yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm
“Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng
nghiêm trọng” [4]. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngành Toà án nhân dân: trong năm 2005, các tội
phạm về ma tuý, giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán phụ nữ, trẻ
em… chiếm tỷ lệ lớn. Mặc dù số lượng các vụ án hình sự mà Toà án các cấp đã thụ
lý, giải quyết giảm hơn 2.220 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng các tội phạm
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra nhiều, đặc biệt là
các tội phạm phá hoại chính sách đồn kết Dân tộc, tham nhũng trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước về đất đai, thương mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản; các
tội phạm về ma tuý vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, cịn xảy ra nhiều vụ án lớn… Vì
vậy, việc loại bỏ một số cá nhân đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của
pháp luật là cần thiết để ngăn ngừa họ phạm tội mới và răn đe, giáo dục người khác
ý thức tôn trọng pháp luật.
- Thứ ba, do ý thức pháp luật của người dân chưa cao, một số người suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Khơng ít người trong số này có tính
vị kỷ, đố kỵ, cục bộ, sống buông thả, thấp hèn, sa đoạ, không từ bất kỳ thủ đoạn
nào, sẵn sàng phạm những tội ác dã man, tàn bạo hoặc tham nhũng và gây ra những
hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội [42; tr.74]. Họ có thái độ coi thường tính
mạng, sức khoẻ của người khác; coi thường pháp luật và các lợi ích chung của cộng
đồng. Vì vậy, nếu khơng áp dụng loại hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình đối với

các đối tượng này thì khơng những khơng ngăn chặn được hành vi phạm tội của họ
mà còn tạo tâm lý coi thường pháp luật chung trong cộng đồng.
20


- Cuối cùng, việc áp dụng hình phạt tử hình còn xuất phát từ nhu cầu đảm
bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Khi chúng ta chưa xây dựng được cơ chế
hữu hiệu kiểm soát hành vi của con người và ý thức tôn trọng pháp luật của một số
người chưa cao, thì việc loại trừ khỏi xã hội các phần tử đặc biệt nguy hiểm, làm
cho họ không có khả năng và cơ hội tiếp tục phạm tội mới, là chúng ta đã tạo một
môi trường sống lành mạnh, bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình xuất phát từ yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm hiệu quả, ổn định trật tự, trị an xã hội. Trước tình hình tội
phạm xảy ra trên thực tế, trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta hiện
nay, phần lớn người dân nhận thức được yêu cầu khách quan của việc áp dụng hình
phạt này. Theo khảo sát của tác giả đối với 348 người làm việc trong các doanh
nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, luật sư, viên chức ngành Tồ án… thì có
317 người đồng ý với việc duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 92 %;
chỉ có 31 người được hỏi cho rằng khơng nên duy trì hình phạt tử hình, chiếm tỷ lệ
8%. Về lý do ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình, hầu hết các ý kiến cho rằng nó
có tác dụng ngăn ngừa tội phạm, làm giảm tình hình phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng (279 ý kiến). Ngồi ra, có 91 ý kiến cho rằng hình phạt tử hình có tác dụng
làm cho người bị kết án tử hình khơng có khả năng tiếp tục gây nguy hiểm cho xã
hội; 44 ý kiến cho rằng điều kiện áp dụng và thi hành hình phạt tử hình rất chặt chẽ,
khó xảy ra oan sai và 28 ý kiến cho rằng gia đình nạn nhân cảm thấy được an ủi khi
người phạm tội bị kết án tử hình8. Phần lớn người ủng hộ án tử hình cho rằng nên
giảm hình phạt tử hình trong BLHS (208/317 ý kiến; 66%); 65/317 ý kiến cho rằng
nên giữ nguyên các tội phạm quy định hình phạt tử hình trong BLHS như hiện nay
(20%) và 44/317 ý kiến đề nghị tăng các tội phạm quy định hình phạt tử hình
(14%).

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay: duy trì hình phạt tử
hình nhưng hạn chế áp dụng. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị năm 2002 về
Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh cần
“hạn chế án tử hình trong BLHS”. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị năm
8

Xem Phụ lục 2.
21


×