Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.63 MB, 88 trang )

'I
ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
KHOA LUẢT

TRÀN THU HUYÈN
MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
VẺ HÌNH PHAT TỬ HÌNH

TRONG LUẢT HÌNH s ư VIẼT NAM
• • •
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH s ự
MÂ SỐ
: 60.38.40
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN LỢl
ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN
V - I D / b
HÀ NỘI -2006
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQCỈ Hà Nội
M Ụ C LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC BẢNG

.
5
MỞ ĐẦƯ 6


Chương 1 MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ
HÌNH TRONG LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM

10
1.1. Khái niệm hình phạt từ hình 10
1.2. Bàn chất, đặc điểm của hình phạt tử hình trong pháp luật
hình sự Việt N am 12
1.2.1. Bàn chất của hình phạt tử hình

12
1.2.2. Đặc điểm của hình phạt tử hình 15
1.3. Mực đích, ý nghĩa của hình phạt tử hình 20
1.3.1. Mục đích của hình phạt tử hình 20
1.3.2. Ý nghĩa của hình phạt tử hình
23
Chương 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI

24
2.1. Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự
Viêt Nam qua các thời k ỳ 24
2.1.1. Các quy định về hình phạt tử hình trước năm 1945 24
2.1.2. Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật
hình sự Việt Nam từ khi Cách mạng tháng Tám thành
công đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985

28
2.1.3. Quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình 32
2

Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
Sự năm 1985
2.1.4. Các quy định về hình phạt tử hình ữong Bộ luật
hình sự năm 1999
36
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình (thực tiễn xét xử) ở
nước ta trong thời gian qua 49
2.3. Quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới 61
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP
DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG THựC
TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN 67
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc quy định
hình phạt tử hình trong pháp ỉuật hình sự và áp dụng hình phạt
tử hình trên thực tiễ n 67
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hình phạt tử hình 71
3.2.1.Giảm số điều luật về tội danh có quy định hình phạt
tử hình 74
3.2.2. Mở rộng phạm vi đối tượng không áp dụng hình
phạt tử hình 76
3.2.3.Thực hiện việc phân hóa trách nhiệm hình sự sâu
hơn nữa đối với những điều luật quy định hình phạt tử
hình 76
3.2.4.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp
hình sự 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình

phạt tử hình trong hoạt động xét xử tại Tòa án

78
3
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật — ĐHQG Hà Nội
3.3.1.Xây dựng và ban hành văn bán hướng dần về việc
áp dụng thống nhất những quy định của pháp luật hình sự
về hình phạt tử hìn h 78
3.3.2.Quản lý, tổ chức tập huấn, học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán và
và những người tiến hành tố tụng 80
3.3.3.Tuyên truyền phổ biến, giáo dục những quy định
pháp luật về hinh phạt tử hình
80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
4
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 — Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG
m
Ký hiệu bàng Nội dung bảng
Bảng 2.1 Sô người bị kêt án tử hình (từ năm 1992 đên 31/5/2005)
Bảng 2.2 Một số điều luật quy định hình phạt tử hình được áp dụng
nhiều trong thực tiễn xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm (từ
1993 -2002 )
5
Luận văn tốt nghiệp

Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật — ĐHQG Hà Nội
M Ở ĐÀ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khẳc nhất trong hệ thống hình
phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm
đặc biệt nguy hiểm. Trong lịch sừ pháp luật hình sự Việt Nam, hình phạt từ
hình cùng với các hình phạt khác trong pháp luật hình sự đã góp phần quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng, chổng tội phạm, giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ.
Trong hệ thống pháp luật hình sự thực định, hình phạt tử hình được quy
định cụ thể tại Điều 28, Điều 35 Phần chung và tại 29 điều luật quy định về
các tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999.
Tuy nhiên, trong tình hình mới, đặc biệt là sự phát triển nhanh của nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, yêu cầu phát huy dân
chủ, tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như xu hướng hội nhập
quốc tế sâu rộng thì một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung,
các quy định về hình phạt tử hình nói riêng không còn phù hợp với tình hình
mới. Chính vì vậy, ngày 02/01/2002, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Trong đó Bộ chính trị xác định
“Xây dựng đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt lử hình và nghiên

cứu hạn chế hình phạt từ hình trong Bộ luật hình sự” là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
Thực tiễn tổng kết hoạt động xét xử về áp dụng hình phạt tử hình và
công tác thi hành hình phạt tử hình trong thời gian qua cho thấy mặc dù pháp
luật đã có những thay đổi theo hướng hạn chế các hình phạt tử hình trong Bộ
6

Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
luật hình sự nhưng mỗi năm vẫn có hàng trăm người bị Tòa án kết án tử hình
và bị đưa ra thi hành, con số này năm sau cao hơn năm trước. So với pháp luật
hình sự của một số nước trên thế giới, hình phạt tử hình trong pháp luật hình
sự Việt Nam vẫn còn mở rộng đối với nhiều loại tội phạm. Cơ chế tổ chức,
trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình đã từng bước được hoàn thiện
nhưng vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần khẩn trương khắc phục như;
vấn đề tạm hoãn thi hành án; tình trạng các bản án tử hình chậm được thi
hành có trường hợp kéo dài tới hàng năm gây khó khăn cho việc giam giữ,
quản lý. Hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng cách bắn đã có tiến bộ
nhưng vẫn còn gây ra sự đau đớn về thể xác và cũng tạo ra một số tiêu cực về
tâm lý cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành hình phạt cũng như vấn đề người
nhà xin đưa thi thể người bị thi hành về chôn cất v.v Trong khi đó VỚI sự
phát triển về mọi mặt đời sống của xã hội loài người cùng với xu hướng
chung của một số nước trên thế giới là thu hẹp dần phạm vi áp dụng và loại
bỏ hình phạt tử hình; việc thi hành hình phạt tử hình đã áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo tính nhân đạo nhất đối với người bị
thi hành hình phạt này.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có một số đề tài
khoa học, luận án, các bài viết đã được nghiên cứu và đề cấp ở những góc độ,
phương diện khác nhau như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2000 - 58 -
189 “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tồ chức và hoạt động thi
hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp); Đề
tài khoa học cấp Bộ năm 1991 số 91-98-050 “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam” (cơ quan chủ
trì Bộ Tư pháp); Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: "Một số vấn đề về hình
phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp" (cơ quan
chủ trì Bộ Tư pháp); Luận án thạc sĩ: Hình phạt ừong Luật hình sự Việt Nam
7

Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
- Lê Văn Hường Mặc dù vậy, mồi công trình lại tiếp cận vấn đề dưới các
giác độ, mục đích và thời điểm nghiên cứu khác nhau. Do vậy, việc nghiên
cứu hình phạt tử hình trong bối cảnh hiện nay nhàm thể chế hoá Nghị quyết
số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế
thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế sâu rộng
này là cần thiết. Chính vì lẽ đó, học viên đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt N am ”
làm luận văn Thạc sĩ luật học nhằm đóng góp một số ý kiến giải quyết các
vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn về hình phạt từ hình.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hình
phạt từ hình cũng như thực trạng việc áp dụng các quy định về hình phạt từ
hình trong pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra được một số đề xuất
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình.
Để đạt được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Phân tích những vấn đề lý luận về hình phạt từ hình trong luật hình sự
Việt Nam, bao gồm: khái niệm, bàn chất, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của
hình phạt tử hình.
- Phân tích, làm sáng tỏ các quy định về hình phạt tử hình trong pháp
luật hình sự Việt Nam và một số nước ừên thế giới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả của việc áp dụng hình phạt tử hình trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý
luận về hình phạt tử hình trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và
thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình dưới góc độ luật hình sự.
8
Luận văn tẻt nghiệp

Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng
Cộng sản Việt Nam về chính sách hình sự của Nhà nước ta nói chung và đối
với hình phạt tử hình nói riêng.
Để hoàn thành các mục đích và nhiệm vụ của luận văn, tác giả đã dựa
trên cơ sở phương pháp luật là phép biện chứng duy vật, sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê hình sự, so
sánh pháp luật
4. Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngoài lời mờ đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được
cơ cấu gồm 3 chương:
- Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về hình phạt tử hình trong luật hình
sự Việt Nam.
- Chương 2: Các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự
Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
Trong quá trình thực hiện, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khòi
những thiếu sót nhất định, vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía người đọc.
9
Luận văn tốt nghiệp
Chưcmg 1
MỘT SỐ VÁN ĐÊ LÝ LUẬN VÊ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
« • t
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
1.1. Khái niệm hình phạt tử hình.

Tội phạm và hình phạt có thể nói là những chế định quan trọng nhất
của luật hình sự. Khi quy định một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó là tội
phạm thì đồng thời Nhà nước cũng quy định hình phạt tương ứng với nó.
Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm. “Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người
bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự” [19, ư. 675],
Loại và mức hình phạt được quy định với một tội phạm phụ thuộc vào
tính chất của hành vi phạm tội và chính sách hình sự của nhà nước đó trong
từng giai đoạn khác nhau. Điều 28 Bộ luật hinh sự năm 1999 đã quy định một
hệ thống hình phạt từ nhẹ nhất là cảnh cáo đến nặng nhất là tử hình. Tuy khác
nhau về mức độ cưỡng chế nghiêm khắc nhưng các hình phạt đều có cùng
tính chất là một loại biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong số các biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước. Khi bị áp dụng, hình phạt có thể tước bỏ hoặc
hạn chế một số quyền và lợi ích của người bị kết án như quyền tự do, quyền
chính trị, quyền sở hữu và thậm chí cả quyền sống.
Trong hệ thống các hình phạt, tử hình được coi là loại hình phạt đặc
biệt và nghiêm khắc nhất. Nhưng hình phạt này không phải để nhằm mục đích
cải tạo và giáo dục bàn thân người phạm tội mà có mục đích trừng bị, tước bỏ
quyền sống của họ, loại bỏ hoàn toàn khả năng phạm tội mới từ phía họ. Hình
phạt này được áp dụng đối với tội phạm như là biện pháp cuối cùng, cao nhất,
triệt để nhất để trừng trị người phạm tội.
Trần Thu H u y ề n _____________________________________________________ Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
10
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 — Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
Hình phạt tử hình được quy định trong luật từ rất xa xưa. Người ta có
thể tìm thấy hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật Hammurabi của
Babylon khoảng năm 1750 trước Công nguyên. Sau khi đế chế La Mã sụp đổ

đánh dấu cho sự bắt đầu cùa thời kỳ hiện đại, hình phạt từ hình được áp dụng
phổ biến ở Châu Âu và các nước khác trên thế giới [2],
Hình phạt tử hình cũng được quy định trong luật hình sự của nước ta
từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về
hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự nước ta. Trong Bộ luật hình sự
năm 1999 hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35:
“Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đổi với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt từ hình đối với người chưa thành niên
phạm tội, đổi với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xừ.
Không thi hành án tử hình đổi với phụ nữ cổ thai, phụ nữ đang nuôi
con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển
thành tù chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình
phạt từ hình chuyển thành tù chung th ân ”
Như vậy, “tử hình phải được coi là một hình phạt đặc biệt chỉ áp
dụng irong những trường hợp mà hành vi phạm tội cỏ tinh chất nghiêm
trọng đặc biệt cho xã hội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tập trung
nhiều tình tiết tăng nặng đặc biệt, nhân thân người phạm tội rất xẩu không
thể cài tạo, giảo dục được, họ mất khả năng tái hòa nhập với xã hội, đồng
thời đáp ứng yêu cầu phòng ngừa chung khi thật cần thiế t” [18, tr. 302],
11
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
1.2. Bản chất, đặc điểm của hình phạt tử hình trong pháp luật hình
sư Viêt Nam.
• •
1.2.1. Bản chất của hình phạt tử hình:

Theo học thuyết Mác-Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát
triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật nói chung và hệ thống
hình phạt nói riêng ở mỗi một quốc gia sẽ tương ứng với hình thái kinh tế -
xã hội của quốc gia đó. Nằm trong hệ thống các hình phạt, hình phạt tử hình
cũng do các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng, đạo đức,
lối sống của hình thái kinh tế đó quyết định. Nó phụ thuộc vào sự thay đổi của
các hình thái kinh tế xã hội, sự thay đồi trong quan điểm, chính sách hình sự
của giai cấp thống trị. Ngoài ra, hình phạt tử hình cũng do các điều kiện xã
hội, quyền và lợi ích kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của giai cấp thống
trị quyết định, đồng thời phải phù hợp với các lợi ích đó. Nói cách khác, bản
chất của hình phạt tử hình thể hiện ở tính giai cấp, tính xã hội của nó.
Tính giai cấp của hình phạt tử hình thể hiện ở chỗ nó là sự phản ánh ý
chí nhà nước, quan điểm cùa giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực
nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai
cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà
nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật nói chung và hình
phạt tứ hình cũng nằm trong sổ những quy định đó. Nó bao giờ cũng xuất
phát từ các quan điểm thống trị cơ bản trong xã hội và phải phù hợp với các
quyền và lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của giai cấp thống trị. Hình phạt tử
hình là một trong những biện pháp mà giai cấp thống trị dùng để đấu tranh
với tội phạm, với những giai cấp chống đối.
Mục đích của hình phạt tử hình nói riêng và pháp luật nói chung là để
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Và hình phạt tử hình được coi như một biện
pháp cuối cùng mà giai cấp thống trị áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các
12
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa ỈMỘt - DHQG Hà Nội
giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, nó góp phần điều chình về mặt giai
cấp các quan hệ xã hội nhàm hướng chúng phát triển theo theo một trật tự phù

hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bào vệ và củng cố địa vị của giai cấp
thống trị. Hình phạt tử hình là một trong những công cụ để thực hiện sự thống
trị giai cấp.
Bản chất giai cấp là thuộc tính của hình phạt tử hình, nhưng trong mỗi
kiểu nhà nước, mỗi kiểu hình thái kinh tế xã hội thì các quy định về hình phạt
tử hình lại có nhừng sự khác biệt.
Pháp luật phong kiến là sự thể hiện y chí cùa giai cấp địa chủ phong
kiến, là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp đó. Nó ghi nhận sự bất bình
đảng giữa các đảng cấp khác nhau trong xã hội và sự phụ thuộc của người
nông dân vào giai cấp địa chủ, bảo vệ các hình thức áp bức, bóc lột của địa
chủ phong kiến đối với nông dân. Do đó, hình phạt tử hình với các hình thức
thi hành hà khắc dã man được sử dụng như một công cụ chính, cơ bàn, phổ
biến để đấu tranh với tội phạm nhằm bảo vệ, phục vụ cho lợi ích của giai cấp
thống trị, giai cấp địa chủ phong kiến.
Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sàn là bằng mọi giá phải
duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với
các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Vì vậy, trong thời kỳ đầu, các Nhà
nước tư sàn cũng sử dụng hỉnh phạt tử hình một cách tương đối phổ biến để
đấu tranh với tội phạm, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, bào vệ quyền và lợi
ích của giai cấp tư sàn.
Giống như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng
mang bản chất của pháp luật nói chung, Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội nên pháp
luật xà hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà
nước cùa dân, do dân, vì dân, vì vậy bên cạnh các biện pháp pháp luật mà điên
13
Luận văn tốt nghiệp
hình là hình phạt, các biện pháp kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được áp dụng
rộng rãi để đấu tranh với tội phạm. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là các
biện pháp chính, có ý nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh phòng chổng tội

phạm với quan điểm đưa mục đích “phòng ngừa tội phạm” lên trước mục đích
“chống tội phạm”. Hình phạt từ hình trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng
mang tính giai cấp nhưng vì pháp luật xã hội chù nghĩa là sự thể hiện ý chí cùa
giai cấp công nhân và đông đào nhân dân lao động nên nó được quy định và áp
dụng với mục đích bảo vệ thành quả và lợi ích của đa số đó.
Bên cạnh tính giai cấp, hình phạt tử hình còn mang bản chất xã hội.
Trong xã hội hiện đại, nhất là trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện
nay hình phạt tử hình không chi phàn ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp
thống trị mà còn phản ánh rõ nét điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá của xã
hội đương thời. Xét trên phương diện lý thuyết, pháp luật vừa thể hiện ý chí,
nguyện vọng của giai cấp thống trị
vừa cổ chức năng điều hoà các quan hệ xã
hội. Chính chức năng điều hoà này đã phản ánh ở mức độ nhất định ý chí,
nguyện vọng của giai cấp bị thống trị. Mặt khác, trong xã hội đương đại
(không phân biệt chế độ chính trị) các quốc gia đang hướng tới xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền mà ờ đó việc quàn lý xã hội bằng pháp luật,
đề cao tính tối thượng của pháp luật. Muốn vậy, pháp luật phải được đại bộ
phận dân chúng chấp nhận. Điều này đòi hỏi người dân được tham gia quá
trình lập pháp ngay từ khi hình thành ý tưởng lập pháp, chính sách pháp luật
cho đến khi pháp luật được thông qua và tổ chức thực thi trong cuộc sống.
Vì thế, xét trên các góc độ lý thuyết và cả thực tiễn thì bán chất của
hình phạt tử hình trong pháp luật đương đại không chỉ mang tính giai cấp mà
còn thể hiện tính xã hội sâu sắc. Ở một mức độ nhất định, hình phạt tử hình
còn phản ánh ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận dân cư trong xã hội. Nhà
nước mà đại diện là giai cấp thống trị có quyền ban hành pháp luật, trong đó
Trần Thu H uyền______________________________________________________________ Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
14
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

CÓ quy định về hình phạt từ hình nhưng bên cạnh việc thể hiện bàn chất giai
cấp, nó còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến cùa các mối quan
hệ xã hội. Vì vậy, nhà nước cũng không thề ban hành pháp luật nói chung,
quy định về hình phạt tử hình nói riêng mà không tính đến những nhu cầu và
tâm lý xâ hội. Khi những quy định về hình phạt tử hình không còn phù hợp
với thực tiễn nữa thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh.
1.2.2. Đặc điểm của hình phạt tử hình:
Troog số các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm theo quy định
của pháp luật hình sự nước ta thì hình phạt là một biện pháp cường chế của
Nhà nước có tính chất đặc biệt. Đó là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm
khắc nhất, nó hạn chế hoặc tước bò nhừng quyền và lợi ích thiểt thân nhất của
người bị kết án. Một số hình phạt nhẹ như cảnh cáo, hoặc phạt tiền tuy về
hình thức có giống với một số biện pháp cường chế khác của Nhà nước nhưng
với tư cách là hình phạt hình sự thì chúng có tính chất nghiêm khấc hơn hẳn
vỉ đều dẫn tới hậu quả pháp lý chung là làm cho người bị kết án phải mang án
tích trong một thời hạn nhất định.
Cũng chính vì thế, hình phạt phải được quy định trong Bộ luật hình sự.
Trong Bộ luật hình sự 1999 hiện hành, hình phạt được quy định ở cà Phần
chung và Phần các tội phạm. Sự đa dạng của các loại tội phạm đòi hòi nhà
nước ta cũng phải quy định một hệ thống hình phạt đa dạng và cân đổi về
mức độ cưỡng chế nặng, nhẹ khác nhau giữa các loại hình phạt. Trong trường
hợp nhất định, tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,
vào nhân thân người phạm tội và các yếu tố khác có liên quan mà mức độ
nghiêm khắc của hình phạt được áp dụng khác nhau đối với người phạm tội.
Mức độ nghiêm trọng của tội phạm sẽ tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm khắc
của hình p.hạt. Với những người phạm tội mà các biện pháp giáo dục, cải tạo
thông thường không có tác dụng thì chỉ có sự trừng trị nghiêm khắc tương
15
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

xứng mới có tác dụng buộc họ phài suy nghĩ về những tội lồi mà mình đã gây
ra cho xã hội đồng thời răn đe họ không phạm tội mới. Sự đa dạng của hình
phạt sẽ giúp cho việc phân hoá các biện pháp xử lý thích hợp, đáp ứng mục
đích không chỉ trừng trị mà quan trọng hơn là giáo dục, cải tạo người phạm
tội, tạo cho họ cơ hội sửa chữa lỗi lầm hoà nhập với cộng đồng
Hình phạt chỉ do Tòa án áp dụng đổi với cá nhân người phạm tội và
phải tuân theo một trình tự riêng biệt. Điều này đã được Hiến pháp năm 1992
của nước ta và Luật tồ chức Tòa án quy định: chỉ có Tòa án nhân dân mới có
thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao
động, hành chính. Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước quyết
định một người có phải chịu hình phạt hay không. Trong quá trình xét xử và
quyết định hình phạt, Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục được quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Hình phạt cũng chỉ được áp dụng với cá
nhân vì theo pháp luật hình sự Việt Nam trách nhiệm hình sự là ữách nhiệm
cá nhân, nên nó chì có thể được áp dụng với bản thân người bị kết án.
Hình phạt tử hình có đầy đủ các đặc điểm của một hình phạt trong hệ
thống hình phạt của luật hình sự . Đặc điểm này nhằm phân biệt hình phạt với
các chế tài pháp lý khác (hành chính, dân sự, kỷ luật). Tính nghiêm khắc của
hệ thống hình phạt do tính chất và mức độ của hành vi vi phạm (hành vi phạm
tội) quy định. Các hành vi vi phạm pháp luật khác (hành chính, dân sự, kỷ
luật) do tính chất và mức độ vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức bị coi là tội
phạm nên được xử lý bằng các chế tài khác ít nghiêm khắc hơn.
Hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự cùng với
các hình phạt khác. Trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999, hình
phạt tử hình được quy định là hình phạt chính tại Điều 35. Điều này nói lên
tính pháp chế và hợp pháp của hình phạt tử hình theo đúng quy định của Điều
26 Bộ luật hình sự: “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự ”
16
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền

Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
Ở Phần các tội phạm, hình phạt tử hình được quy định riêng đối với
từng loại tội phạm. Cụ thể là hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật
hình sự đối với các tội danh sau: Tội phản bội Tổ quốc (khoản 1, Điều 78); tội
hoạt động nhầm lật đồ chính quyền nhân dân (khoản 1, Điều 79); tội gián điệp
(khoản 1 Điều 80); tội bạo loạn (khoản 1, Điều 82); tội hoạt động phỉ (khoản
1, Điều 83); tội khủng bổ (khoản 1, Điều 84); tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1, Điều 85); tội
giết người (khoản 1, Điều 93); tội hiếp dâm (khoản 3, Điều 111); tội hiếp dâm
trẻ em (khoản 3, Điều 112); tội cướp tài sản (khoản 4, Điều 133); tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (khoản 4, Điều 139); tội buôn lậu (khoản 4, Điều 153); tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh (khoản 4, Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả, ngân phiếu giả, công trái giả (khoản 3, Điều 180); tội sản xuất trái phép
chất ma túy (khoản 4, Điều 193); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4, Điều 194); tội chiếm đoạt tàu bay, tàu
thủy (khoản 3, Điều 221); tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia (khoản 2, Điều 231); tội tham ô tài sàn (khoản 4, Điều 278);
tội nhận hối lộ (khoản 4, Điều 279); tội đưa hối lộ (khoản 4, Điều 289); tội
chống mệnh lệnh (khoản 4, Điều 316); tội đầu hàng địch (khoản 3, Điều 322);
tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (khoản 4, Điều
334); tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); tội chống
loài người (Điều 342); tội phạm chiến tranh (Điều 343).
Chỉ có Tòa án nhân danh Nhà nước mói có thẩm quyền quyết
định áp dụng hình phạt tử hình. Điều này đã được quy định tại Điều 127
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và được cụ
thể hóa tại Điều 1 Luật tổ chức Tòa án năm 1992 đối với các hình phạt nói
chung cũng như với riêng hình phạt tử hình tại Điều 26 Bộ luật hình sự
17
ĐA

TRUNG
H Ọ C Q U Ố C « W ổi
- TÂM ĨH Ô N G ĨỈN THƯ VIÊN
nghiệp
“Hình phạt tử hình do Tòa án quyết định.” Hình phạt tử hình chỉ có thể
do Tòa án quyết định áp dụng cũng như miễn áp dụng nhưng phải căn cứ
vào các quy định của pháp luật. Ngoài Tòa án chỉ có Chủ tịch nước mới có
quyền xét ân giảm hình phạt tử hình cho một người phạm tội nào đó. Trong
khi đó, theo luật hình sự Trung Quốc, trừ trường hợp do Tòa án nhân dân tối
cao tuyên xừ, còn lại khi áp dụng hình phạt từ hình đổi với một người phạm
tội đều phải được sự phê chuẩn của Tòa án nhân dân tối cao (Điều 48 Bộ
luật hình sự Trung Quốc).
Hình phạt tử hình chĩ áp dụng đối vói cá nhân người có lỗi trong
việc thực hiện tội phạm. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ khi có một tội phạm
xày ra và người phạm tội có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì mới có khả
năng bị áp dụng hình phạt tử hình. Cũng như các hình phạt khác, hình phạt tử
hình chỉ có thề được áp dụng đối với chính người có hành vi phạm tội vì trách
nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm cá nhân. Chi khi
một người nào đỏ cố ý thực hiện một hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xă hội
được luật hình sự quy định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự với
mức nghiêm khắc nhất (tử hình) thì Tòa án mới có thể quyết định áp dụng
hình phạt tử hình đối với anh ta.
Ngoài các đặc điểm chung của hệ thống hình phạt, thì hình phạt tử hình
còn có các đặc điểm riêng (mang tính đặc thù). Trước hết đó là tính nghiêm
khắc nhất của nó trong số các hình phạt của nước ta. Hình phạt tử hình là
chế tài pháp lý nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Nghiêm khắc
vì nó tước bỏ quyền được sống của người phạm tội, một loại quyền được coi
là cơ bán nhất trong số các quyền của con người. Sự nghiêm khắc đó còn thể
hi ện ở mục đích chính của hình phạt tử hình là trừng fri và phòng ngừa, người
phạm tội bị coi là không có khả năng giáo dục, cảm hoá, cải tạo

Trần Thu Huyền
_______________________________________________________________ Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
18
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
Chính vì tính nghiêm khắc nhất đó mà hình phạt tử hình bị hạn chế
áp dụng, chỉ có một sổ loại tội phạm được Bộ luật hình sự quy định cụ
thể khả năng áp dụng hình phạt tử hình. Đó là những trường hợp phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là các tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên hình phạt tử hình
cũng chỉ là khả năng cuối cùng khi mà Tòa án xét thấy không thể áp dụng loại
hình phạt khác được quy định trong chế tài vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng
của tội phậm.
Hình phạt tử hình không phải được áp dụng đối vói mọi chủ thể
phạm tội. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên
phạm tội, đổi với phụ nừ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; việc thi hành hình phạt tứ hình cũng
không được thực hiện đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi. Điều này cũng cho thấy các nhà làm luật trong khi quy định về
hình phạt tử hình cũng đã chú trọng đến một nguyên tắc cơ bản của pháp luật
xã hội chủ nghĩa - nguyên tẩc nhân đạo. Đây là những đối tượng mà đặc điểm
tâm sinh lỹ đặc biệt có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi cũng như khà năng giáo dục, cải tạo của họ. Bộ luật hình sự
năm 1985 chỉ quy định đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình là “người
chưa thành niên và phụ nữ có thai”. Tuy nhiên, đến khi ban hành Bộ luật hình
sự năm 1999, phạm vi các đối tượng không áp dụng hình phạt từ hình đã được
mở rộng thêm với “phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.
Hậu quả pháp lý của hình phạt tử hình là tước đoạt quyền được
sống của con người, loại trừ họ ra khỏi cộng đồng xã hội vĩnh viễn. Người

phạm tội hoàn toàn có thể nhận thức được rằng hành vi của mình đã xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người khác, thậm chí là tước đi
bao nhiêu mạng sống của đồng loại. Việc áp dụng hình phạt từ hình là điều
19
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyề n _____________________________________________________Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
mà không ai mong muốn, tuy nhiên đối với những trường hợp này
chính người phạm tội đã tự tước bỏ quyền được sống của mình.
Do những đặc điểm đặc thù nêu trên, nên trìn h tự, thủ tục tố
tụ n g, thi hà n h án đối với loại hình ph ạ t này đ ư ợ c quy định rất
c h ặt chẽ, nghiêm n gặt, như: chỉ có Tòa án nhân dân cấp tinh trở lên
mới có thẩm quyền xét xừ và tuyên án tử hình đối với người phạm
tội; chậm nhất là 3 ngày sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, hồ sơ
vụ án phải được gửi lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem
xét, xác định việc xét xử có chính xác hay không, cỏ cần phải kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thầm hoặc tái thẩm không (Điều 228 Bộ
luật Tố tụng hình sự); bản án tử hình chi được thi hành khi Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm,
nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm thì bản án tử hình được thi
hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm (Đ iều 258 Bộ luật
tố tụng hình sự); thủ tục thi hành hình phạt tử hình phải do một Hội
đồng thi hành án tử hình thực hiện (Điều 259 Bộ luật tổ tụng hình
sự)
1.3. Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tử hình:
1.3.1. Mục đích của hình phạt tử hình.
Khi quy định và áp dụng hình phạt, trong đó có hình phạt tử hình, Nhà
nước bao giờ cũng mong muốn đạt được một kết quả nào đó. Vậy mục đích
của hình phạt tử hình là gì? Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về
mục đích của hình phạt nói chung cũng như hình phạt tử hình nói riêng. Nhìn

chung có thể thấy ba quan điểm chính về mục đích của hình phạt là: mục đích
20
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
ngăn ngừa riêng và ngăn ngừa chung; mục đích trừng trị; mục đích trừng trị,
cải tạo và giáo dục.
Trên thực tế, mục đích của hình phạt tử hỉnh là sự phản ánh rõ nét bản
chất xã hội, bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hỉnh phạt tử hình nói
riêng. Trước đây, nếu các nhà làm luật quan niệm người phạm tội là kẻ đã gây
ra tội ác và ác giả ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc lạm
dụng hình phạt tử hình. Các hình thức thi hành hình phạt từ hình trong trường
hợp đó cũng sẽ tàn khốc, dã man hơn, chẳng hạn: tùng xẻo, phanh thây, voi
dày, ngựa xéo , thể hiện mục đích “trả thù” người phạm tội. Dần dần các
quan điểm tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên tuy vẫn
được duy trì ở đa số các nước nhưng hình phạt tử hình chi được áp dụng đối
với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để trừng
trị họ. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, ở hầu hết các điều luật
cố quy định về hình phạt tử hình thì các nhà làm luật còn quy định thêm hình
phạt tù chung thân và tù có thời hạn với tính chất là chế tài lựa chọn.
Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mục đích của hình phạt là:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở
thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
cùa cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn
nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.”
Như vậy có thể thấy theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam thì
hình phạt, trong đó có hình phạt tử hình có ba mục đích chính. Trước hết là
mục đích trừng trị, cải tạo và giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội
mới. Tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như

các căn cứ khác theo quy định cùa pháp luật hình sự mà mức độ trừng trị của
hình phạt được áp dụng khác nhau. Trừng trị cũng là để giáo dục, cải tạo
21
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
người phạm tội, là công cụ để đạt được điều đó. Riêng đổi với hình phạt tử
hình, có quan điềm cho rằng trừng trị là mục đích chính của hình phạt từ hình.
Tuy nhiên một quan điểm khác coi “trừng trị” không phải là mục đích mà “là
bản chất, là nội dung, là thuộc tính tất yếu của hình phạt tử hình” [51, tr.25].
Hình phạt, mà đặc biệt là hình phạt tử hình với tính chất đặc biệt
nghiêm khấc của mình còn có mục đích ngăn ngừa những thành viên khác
trong xã hội không đi vào con đường phạm tội. Hình phạt khiến cho những
thành viên khác thấy trước được hậu quả nếu thực hiện hành vi phạm tội là
sự trừng phạt của Nhà nước và sự lên án của xã hội, qua đó sẽ giáo dục
được cho họ ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của xã hội.
Trên cơ sở việc áp dụng hình phạt từ hình đối với người phạm tội
một cách có căn cứ, đúng pháp luật sẽ giúp cho người dân thấy được rõ
hơn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và sự cần thiết phải
ngăn chặn tội phạm. Qua đó hình phạt tử hình góp phần giáo dục, động
viên đông đảo nhân dân lao động tham gia vào công tác đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm.
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích
phòng ngứa riêng, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới được đề cao
hơn bởi các nhà làm luật xét thấy người phạm tội bị kết án từ hình là những
người không thể cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với xã
hội. Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao
là cần thiết hơn cà. Tuy nhiên cũng không thề không thấy tác dụng răn đe,
phòng ngừa chung của hình phạt tử hình trong việc ngăn ngừa các thành
viên khác trong xã hội không phạm tội đồng thời động viên, khuyến khích

họ tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
22
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 — Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
1.3.2. ý nghĩa của hình phạt tử hình:
Trong tình hình diễn biến phức tạp của các loại tội phạm có tính chất
nguy hiểm cao cho xã hội hiện nay, việc quy định hình phạt từ hình có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong lĩnh vực luật hình sự, khi xem xét quyết định
một loại hình phạt với người phạm tội phải đảm bảo tương xứng với tính chất
và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Có một số người phạm tội mà tính lưu
manh, côn đồ, ngoan cố đã trở thành bản chất, sẵn sàng phạm tội khi có điều
kiện thì khả năng cải tạo, giáo dục họ là không thề. Đối với những tội phạm
này, các loại hình phạt khác không đủ khả năng đảm bảo được công lý, lập lại
công bằng trong xã hội. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong những
trường hợp dó chi có hình phạt từ hinh, loại hình phạt nghiêm khắc nhất mới
có khả năng đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Việc
quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự góp phần tích cực vào việc thực
hiện nhiệm vụ bào vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cùa công dân.
Bên cạnh đó, trong điều kiện trình độ dân trí, ý thức pháp luật, thói
quen, tập quán pháp luật trong xã hội ta chưa cao, nếu không có những biện
pháp răn đe đủ mạnh thỉ rất khó có thể ngăn ngừa, dập tắt những ý đồ phạm
tội của một số phần tử thoái hóa, biến chất. Nó góp phần nâng cao nhận thức
của người dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự
cần thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất trong hoạt động điều tra,
truy tổ, xét xử những vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Hơn nữa, tuy là hình phạt nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền sống của
người phạm tội nhưng không có nghĩa là hình phạt tử hình mâu thuẫn với
nguyên tắc nhân đạo. Khía cạnh nhân đạo được thể hiện ở chỗ nó có tác dụng

rất lớn trong việc phòng ngừa, răn đe phạm tội, đàm bảo trật tự an toàn xã hội.
23
Luận vãn tốt nghiệp
Trần r hu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VÈ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRO NG PHÁP LUẬT
HÌNH SỤ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THÊ GIỚI
2.1. Gác quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt
Nam qua các thòi kỳ
2.1.1. Các quy định về hình phạt tử hình trưởc năm 1945
Trong mỗi một chế độ xã hội, pháp luật nói chung và luật hình sự nói
riêng đều có nhừng nét riêng biệt tùy thuộc vào quan điểm cùa giai cấp thống
trị. Trong thời kỳ phong kiến, hình phạt được quy định một cách phổ biến đối
với các hành vi vi phạm pháp luật dù đó là hình sự, dân sự, hành chính hay
hôn nhân gia đình. Thời Lý Thái Tông có bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, thời
Trần Thái Tông có bộ “Quốc triều thông chế” gồm 20 quyển, đến đời vua
Trần Dụ Tông có bộ “Hoàng triều đại điển” Tuy nhiên, có thể nhận thấy
một điểm đặc biệt là các nhà làm luật thời kỳ phong kiến có quan niệm rất
cứng nhắc và chi tiết về hình phạt. Nếu như luật hình sự ngày nay có các quy
định mở với các mức hình phạt khác nhau cho mồi loại tội phạm để thẩm
phán có thể lựa chọn trong giới hạn luật định cho từng tội phạm cụ thể thi
pháp luật phong kiến lại quy định ti mi từng hình phạt cụ thể đối với từng loại
hành vi phạm tội.
Trong các bộ hình luật thời phong kiến của nước ta, hình phạt nói
chung, hình phạt tử hình nói riêng được quy định dưới ảnh hưởng của pháp
luật Trung Hoa. Hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến trước hết và
chủ yếu là phải nói tới Ngũ hình. Nhà nước phong kiến chủ trương dùng hình
phạt nặng đề “trị tội răn người” và sẵn sàng áp dụng án tử hình với các mức
độ khác nhau đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, gây hậu quà

xấu cho xã hội. Các loại hình phạt, đặc biệt là hình phạt từ hình với những
24
Luận văn tốt nghiệp
Trần Thu Huyền
Cao học khóa 9 - Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội
hình thức thi hành rất tàn khốc và dã man nhưng xét trong bối cảnh lịch sử lúc
bấy giờ là cần thiết khi mà “liều luật” và “nhờn luật” là hiện tượng tương đối
phó biến ở phần đông quan lại các cấp và dân chúng. Chi có nhừng hình phạt
nặng nhằm loại bỏ những phần tử nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội mới có
tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn chặn tội phạm và tái phạm.
Có thể kể đến hai Bộ luật tiêu biểu của nước ta thời kỳ phong kiến là
Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều hình luật) và Bộ luật Gia Long
(hay còn gọi là Hoàng Việt luật lệ).
Trong Bộ luật Hồng Đức, Ngũ hình được quy định ngay ờ Điều 1 nhằm
đề cao tính răn đe. Ngũ hình là 5 hình phạt được sắp xếp theo thứ tự nặng dần
bao gồm: hình phạt xuy (đánh roi), hình phạt trượng (đánh bàng gậy), hình
phạt đồ, hình phạt lưu (lưu đày phạm nhân đi nơi xa) và nặng nhất là hình
phạt tử (giết chết).
Hình phạt tử cùng với đồ và iưu ỉuôn luôn được coi là những hình phạt
chính. Nó có tác dụng vừa trừng trị tội phạm, vừa răn đe những kẻ khác. Theo
quy định của Bộ luật Hồng Đức, hình phạt tử có 3 bậc, đều có mục đích tước
đoạt mạng sống của tội nhân đồng thời đánh vào đời sổng tinh thần và tâm
linh của con người ở những mức độ khác nhau. 3 bậc của hình phạt tử là giảo
(thắt cổ), trảm (chém đầu) và khiêu (chém bêu đầu).
Bộ Hoàng Việt luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. So với Quốc
triều hình luật thì Bộ luật Gia Long mang tính khái quát cao hơn. Trong đó,
Hoàng đế Gia Long khẩng định tư tưởng chính trị pháp lý của Nhà nước thời
kỳ này là dùng đức để giáo hóa, dùng đức không đủ thì mới dùng đến hình
pháp, ở Bộ luật Gia Long, hình phạt được trinh bày khái quát trong Danh lệ,
điều 1 và được quy định cụ thể, chi tiết trong hầu hết các điều. Hình phạt

trong Bộ luật này mang tính trừng trị cao hơn so với Bộ luật Hồng Đức.
Trong phần Danh lệ có giải thích nguồn gốc tự nhiên, xã hội, ý nghĩa của hình
25
Luận văn tốt nghiệp

×