Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với chủ đề giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong môn vật lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 27 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ……………………………
1. Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với
chủ đề: Giáo dục kiến thức an tồn giao thơng cho học sinh THPT - Vật lí 10”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lí
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
CỤM TỪ

STT

VIẾT TẮT

1

THPT

Trung học phổ thơng

2

ATGT

An tồn giao thơng

3

GV



Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

TT - BGTVT

Thơng tư – Bộ giao thơng vận tải

6

NĐ - CP

Nghị định - Chính Phủ

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện nay, an tồn giao thơng đang là vấn đề nhức nhói được xã hội quan
tâm. Khi hàng ngày, hàng giờ, chúng ta liên tục nhận được thông tin về những vụ
tai nạn giao thông xảy ra khắp nơi trên cả nước. Điều đáng chú ý nhất, đến 90% số
vụ tai nạn giao thông có liên quan đến học sinh THPT(1) và tỉ lệ này đang có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, câu hỏi đặt ra về giáo dục ATGT
như thế nào là hiệu quả càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu chỉ dừng lại ở việc tuyên
truyền các quy định về ATGT thì cơng tác giáo dục khơng đạt được hiệu quả cao
như mong đợi. Cần phải có nhiều phương pháp và hình thức giáo dục phong phú,

sinh động, thiết thực hơn để hướng đến mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản để phòng tránh tai nạn giao thơng và có ý thức chấp hành pháp luật khi
tham gia giao thông đảm bảo an tồn cho chính mình và người khác.
Với đặc thù mơn Vật lí là mơn khoa học tự nhiên gắn liền với thực tiễn. Vì
vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên có thể chia sẻ những kiến thức Vật lí
nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các tình huống trong cuộc sống. Nhiều tình
huống giao thơng có thể được phân tích mức độ nguy hiểm cũng như cách phịng
tránh dưới góc độ kiến thức Vật lí. Thơng qua đó, giúp học sinh có những kiến
thức cơ bản về vấn đề ATGT, chuyển hóa nhận thức, thái độ, hành vi thành hành
động đúng khi tham gia giao thông.
Như Galileo Galile đã từng nói: “Chúng ta khơng thể dạy người khác bất cứ
điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra điều gì đó ngay trong chính bản
thân họ”. Vì vậy, q trình giảng dạy Vật lí ở trường THPT khơng chỉ là q trình


2

truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh, mà cịn là q trình tương tác giữa
giáo viên và học sinh nhằm đạt đến kiến thức chân lý. Việc cải cách giáo dục đang
dần thay đổi, lấy vai trò người học làm trung tâm, nhằm phát triển năng lực bản
thân, tự giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với phương pháp dạy học
giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ định hướng cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức, qua
đó sẽ khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, ghi nhớ máy móc của học sinh.
Chính vì những lí do trên, tơi đã thực hiện sáng kiến: “Vận dụng phương pháp
dạy học giải quyết vấn đề với chủ đề: Giáo dục kiến thức an tồn giao thơng cho
học sinh THPT - Vật lí 10” ở lớp 10A7 năm học 2021 - 2022.

Hình 1: Học sinh THPT vi phạm luật giao thơng

Hình 2: Tai nạn giao thông


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp


3

Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của học sinh.
Thông qua việc đưa các tình huống, các quy định pháp luật về ATGT lồng
ghép vào các bài giảng Vật lí, mục đích mà đề tài hướng đến là hướng dẫn học sinh
sử dụng kiến thức Vật lí đã học để phân tích được những nguy hiểm trong các tình
huống giao thơng, hiểu rõ hơn các quy định về ATGT. Từ đó, học sinh tự rút ra
được các biện pháp phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, giúp học sinh hiểu
hơn về ý nghĩa của việc học Vật lí, mơn học có tính thực tiễn cao gắn liền với cuộc
sống.
3.2.2 Điểm mới của giải pháp
Lồng ghép các tình huống trong thực tế, các quy định pháp luật về ATGT
vào các bài giảng Vật lí.
Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh, làm rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng kiến
thức Vật lí gắn liền với thực tế trong đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá ở
trường THPT hiện nay.
Giải pháp giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn trong các hoạt động
nhận thức, xử lý tình huống.... Qua đó, kích thích hứng thú học tập và góp phần
phát triển năng lực cho học sinh.
Xây dựng được hệ thống các bài tập Vật lí lớp 10 tiếp cận vấn đề về ATGT,
đưa lí thuyết gắn liền với thực tế. Các bài tập được xây dựng tương đối đa dạng,
chủ yếu mang tính định hướng đảm bảo những yêu cầu theo chuẩn đánh giá về
kiến thức và kỹ năng, giúp giáo viên định hướng và thay đổi phù hợp với điều kiện

giảng dạy thực tế của mình.
3.2.3 Giải pháp được thực hiện thơng qua các bước sau
a. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
 Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học tích cực trong đó giáo
viên tạo ra những tình huống có vấn đề, học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thơng qua đó chiếm lĩnh
tri thức, phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác,
các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng vận động, kỹ năng tương tác.
 Quy trình thực hiện


4

Hình 3: Sơ đồ dạy học giải quyết vấn đề

 Giải thích sơ đồ
Bước 1. Xây dựng tình huống có vấn đề:
+ Làm nảy sinh tình huống có vấn đề cần giải quyết xuất phát từ: kiến thức
cũ, kinh nghiệm thực tế, thí nghiệm, bài tập…
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức – kĩ năng của bài học để lựa chọn nội dung
bài học đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề.
Bước 2. Phân tích vấn đề:
+ Phân tích nội dung liên hệ với kiến thức học sinh đã biết, đã được học để
xác định tình huống có vấn đề.
+ Hồn thiện tình huống có vấn đề và giả thuyết các hướng giải quyết học
sinh có thể đưa ra.
Bước 3. Đề xuất các giả thuyết:
+ Tiếp cận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định
nhiệm vụ cần thực hiện.

+ Học sinh huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giả thuyết.
+ Dựa vào kiến thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để
khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, từ đó hình thành giải pháp, trình bày giải pháp.


5

+ Phương hướng đề xuất có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Kết quả của
việc đề xuất các giả thuyết là hình thành được một giải pháp.
Bước 4. Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp:
+ Nếu giải pháp đúng  rút ra kết luận giải quyết vấn đề ngay, nếu giải
pháp sai  lặp lại từ bước phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng.
+ Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp
khác, so sánh chúng với nhau để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận.
Bước 5. Thực hiện giải pháp:
+ GV ổn định lớp học, kiểm tra sỉ số.
+ HS ngồi theo nhóm.
+ Tiến trình thực hiện:
Các
bước
Mức
độ

1

2

3

Tổ chức và thực hiện hoạt động của GV và HS

Xây dựng
tình huống
có vấn đề

Phân tích
vấn đề

GV tổ chức - GV định
tình huống
hướng.
làm nảy sinh - HS phát
vấn đề cần biểu vấn đề
nghiên cứu.
cần giải
quyết.

Đề xuất các
giả thuyết

Thực hiện
giải pháp

Kiểm tra,
đánh giá và
rút ra kết
luận

GV gợi ý để GV hướng dẫn - GV định
HS tìm ra
HS thực hiện. hướng HS rút

cách giải
ra kết luận và
quyết vấn đề.
vận dụng kiến
thức.

GV tổ chức - GV định - GV gợi ý để - HS thực hiện,
tình huống
hướng.
HS tìm ra
GV giúp đỡ
làm nảy sinh - HS phát
cách giải
khi cần.
vấn đề cần biểu vấn đề quyết vấn đề.
nghiên cứu.
cần giải
quyết.

-GV đánh giá
kết quả làm
việc của các
nhóm.
- GV định
hướng HS rút
ra kết luận và
vận dụng kiến
thức.
- GV và HS
cùng đánh giá.


GV cung HS phát hiện, HS tự lực đề HS thực hiện
- GV định
kế
hoạch
giải
cấp thông tin nhận dạng
xuất các giả
hướng HS rút
quyết
vấn
đề.
tạo tình
vấn đề nảy thuyết và lựa
ra kết luận và


6

huống có
vấn đề.

sinh cần giải chọn các giải
quyết.
pháp.

vận dụng kiến
thức.
- Các nhóm tự
đánh giá lẫn

nhau.
- GV đánh giá
kết quả của
các nhóm.

HS tự lực
phát hiện
vấn đề nảy
sinh trong
hồn cảnh
của mình.

HS lựa chọn HS tự đề xuất HS thực hiện
- GV định
vấn đề giải ra giả thuyết, kế hoạch giải hướng HS rút
quyết.
xây dựng kế quyết vấn đề. ra kết luận và
hoạch giải
vận dụng kiến
quyết.
thức.
- HS tự đánh
giá chất lượng
và hiệu quả
GQVĐ của
nhóm.

4

- Các nhóm tự

đánh giá lẫn
nhau.
- GV đánh giá
các nhóm.
 Bảng so sánh phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học giải
quyết vấn đề trong việc vận dụng vào dạy học Vật lí

Mục
tiêu

Nội
dung

Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học

truyền thống

giải quyết vấn đề

HS tiếp thu kiến thức một chiều từ HS tự lĩnh hội kiến thức trong quá
GV.
trình giải quyết vấn đề.
HS học thuộc kiến thức, thụ động HS hiểu kiến thức và biết vận dụng
trong việc vận dụng kiến thức để kiến thức để giải quyết những
giải bài tập.
nhiệm vụ thực tiễn.
Do sách giáo khoa và GV quyết Do HS hoặc GV đề xuất trên cơ sở
định.

năng lực và hứng thú của HS.
Ít có tính liên mơn.

Thường liên quan đến nhiều môn
học và nhiều lĩnh vực.


7

Phương Người dạy là trung tâm, tổ chức Người học là trung tâm, thực hiện
kiến thức thành các nhiệm vụ giao các nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của
pháp
cho HS.
GV để xây dựng kiến thức cho
mình.
GV đưa ra phương pháp làm việc.

HS tự lựa chọn phương pháp làm
việc và có thể làm việc trong hoặc
ngoài trường học.

Hiểu biết mới dẫn đến thành công. Thành công sẽ dẫn đến hiểu biết.
Sai lầm là khơng tốt.
Sai lầm là bình thường.
Phương Có sẵn và do GV lựa chọn.
tiện

Được lựa chọn và xây dựng bởi HS
trong q trình dạy học.


Sản
phẩm

Khơng có sản phẩm hoặc sản HS hình dung trước về sản phẩm
phẩm được hình thành sau q và hiện thực hố nó trong q trình
trình học và HS khơng có dự định học.
trước về sản phẩm.

Học
nhóm

Rất ít hoặc nếu có thì cũng do GV HS tự thành lập nhóm.
chia nhóm.

Đánh
giá

GV đánh giá chỉ tập trung đến kết Sự đánh giá được thực hiện trong
quả cuối cùng.
suốt quá trình học tập. Bao gồm
đánh giá của GV, tự đánh giá của
HS và đánh lẫn nhau giữa các HS.

b. Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với chủ
đề "Giáo dục kiến thức an tồn giao thơng cho học sinh THPT” trong mơn
Vật lí 10.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số bài học Vật lí lớp 10 liên quan đến
nội dung giáo dục, nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh.
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Kiến thức trọng tâm:

 Cơng thức tính qng đường của vật chuyển động biến đổi đều là:
s = v0t +

1 2
at
2

 Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều là:
x = x0 + v0t +

1 2
at
2


8

 Đường biểu diễn sự phụ thuộc toạ độ theo thời gian có dạng là một phần của
đường parabol.
Bài tốn thực tiễn:
Bài tập 1: Tại sao trên một số tuyến
đường, đặc biệt là đường cao tốc lại có
quy định về khoảng cách an tồn của
các phương tiện giao thơng ?
Trả lời:
Theo công thức của chuyển động thẳng
biến đổi đều: v = v0 + at; s = v0t +

1 2
at

2

để một phương tiện đang từ vận tốc khác
0 thay đổi về bằng 0 cần có một khoảng
thời gian nhất định và phải di chuyển
một đoạn đường nhất định. Quy định về
khoảng cách an tồn giúp cho xe phía
sau khơng va chạm vào xe phía trước,
khi xe phía trước xảy ra sự cố cần thắng
gấp.

Hình 4: Va chạm giao thơng do khơng giữ
khoảng cách an toàn

Bài tập 2: Một người đi xe máy đang chạy với tốc độ 54 km/h, thấy một chướng
ngại vật trước mặt cách 20m không thể tránh. Người ấy phanh gấp với lực cản tối
đa để bánh xe trượt trên mặt đường và xe dừng lại khi vừa chạm vào chướng ngại
vật. Tính gia tốc của xe từ lúc phanh đến khi dừng lại. Nếu người ấy chạy với tốc
độ 72 km/h và cũng phanh như lúc đầu liệu có an tồn khơng? Vì sao?
Trả lời:
Ta có v0 = 54 km/h = 15 m/s. Khi hãm phanh để xe dừng lại lúc vừa chạm vào
chướng ngại vật: v = 0 khi s = 20m.
v 2  v02 0  152
2

 5,6 (m/s )
Gia tốc của xe là: a 
2s
2.20


Với gia tốc a = -5,6 (m/s2) và v0 = 72 (km/h) = 20 (m/s) thì quãng đường xe đi
v 2  v02
0  202

 35,7 (m)
được đến khi dừng lại là: s =
2a
2.(5,6)

Khi đó quãng đường xe máy đi lớn hơn khoảng cách đến chướng ngại vật nên xe
máy sẽ húc vào chướng ngại vật và có thể gây tai nạn.
Bài tập 3: Một xe Container khối lượng 30 tấn đang chuyển động với vận tốc 72
km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều bằng lực hãm tối đa F h = 6.104 N.
Tính vận tốc từ lúc hãm phanh đến khi xe đi được 50m. Nếu gặp đèn đỏ, muốn xe
dừng lại đúng quy định thì phải hãm phanh cách vị trí dừng bao xa? Tại sao khi
tham gia giao thông, chúng ta cần phải đi cách xa các xe Container?
Trả lời:


9

Ta có v0 = 72 (km/h) = 20 (m/s); m = 30 tấn = 3.104 (kg).
Khi hãm phanh bằng lực Fh = 6.104 N.
Gia tốc của xe container là: a 

Fh
6.104

 2 (m/s2).
4

m
3.10

Với gia tốc a = -2 (m/s2) và v0 = 20 (m/s) thì quãng đường xe đi được đến khi dừng
v 2  v02 0  202

 100 (m)
lại là: s =
2a
2.(2)

Vậy muốn xe dừng lại đúng quy định phải hãm phanh từ lúc cách vị trí dừng
100m.
Khi tham gia giao thông chúng ta phải đi cách xa các xe Container vì khi gặp sự cố
xe rất khó dừng lại nên dễ gây tai nạn. Mặt khác, xe Container chở hàng nặng,
trọng tâm của xe nâng lên cao nên rất dễ mất cân bằng. Nếu tài xế đánh lái đột
ngột, thùng Container dễ bị lật xuống đường do khơng được cài chắc chắn vào xe,
thậm chí khi cài chắc chắn rồi có thể lật cả xe, gây tai nạn rất nghiêm trọng. Hơn
thế nữa, khi chúng ta chạy gần xe Container do xe cao nên tầm nhìn ở kính chiếu
hậu sẽ bị hạn hẹp và tài xế khơng thấy xe con, nên dễ gây tai nạn.
Bài tập 4: Một ô tô chạy trên đường thẳng với vận tốc không đổi là 30 m/s vượt
quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ sau 1s khi ơ tơ đi
ngang qua, một cảnh sát phóng xe chuyên dụng đuổi theo với gia tốc không đổi 3
m/s2. Hỏi sau bao lâu cảnh sát đuổi kịp ô tô, quãng đường đi được là bao nhiêu?
Trả lời:
Chọn hệ quy chiếu gắn với quãng đường, gốc tọa độ tại vị trí cảnh sát giao thơng
đứng, gốc thời gian lúc xe ô tô chạy qua, chiều dương cùng chiều chuyển động.
Phương trình chuyển động của ơ tơ là: x1 = 30t
Phương trình chuyển động của xe cảnh sát là:
x2 = 1 a(t  1)2  1 .3(t  1)2  1,5t 2  3t  1,5

2

2

Khi cảnh sát đuổi kịp ô tô: x1 = x2  30t = 1,5t2 - 3t + 1,5  t = 21,9(s)
Vậy chỉ sau 21,9 giây thì xe cảnh sát đã đuổi kịp ơ tơ.
Qng đường mà 2 xe đã đi được là: s1 = s2 = 30.21,9 = 657,6 (m)
Bài tập 5: Xe Container cần quãng đường bao nhiêu để phanh dừng lại?
Trả lời:
Thông thường, những chiếc xe đầu kéo có khối lượng rất lớn (kể cả khi chạy
không tải) nên khi ở tốc độ cao chúng thường mất một quãng đường khá lớn để có
thể dừng lại hồn tồn, do qn tính lớn. Theo tính tốn dựa trên các số liệu của xe
Container: Trên mặt đường khô ráo, nếu xe chạy ở tốc độ 60 km/h thì cần 81 m để
phanh dừng, trong khi xe con chỉ mất 32 m. Còn ở tốc độ 100 km/h, quãng đường
với xe Container phanh dừng tăng lên là 185 m, của xe con khi đó là 76 m.


10

Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT
 Thông tin pháp luật: Theo Thơng tư 91/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ
ngày 01/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2) quy định về tốc độ và
khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dụng tham gia giao thông đường bộ.
- Thứ nhất: Khi mặt đường khơ ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ:
+ Tốc độ lưu hành 60km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 mét
+ Tốc độ lưu hành 80km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 mét
+ Tốc độ lưu hành 100km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 mét
+ Tốc độ lưu hành 120km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 mét
- Thứ hai: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực
đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp

với xe chạy liền trước xe của mình. Khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương
tiện, tình hình giao thơng thực tế để đảm bảo an toàn.
- Thứ ba: Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình
quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an tồn thích hợp lớn
hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc khoảng cách khi mặt đường khô
ráo.
 Quy tắc 2 giây để xác định khoảng cách an tồn khi đang lưu thơng
trên đường:
Trong điều kiện bình thường, 2 giây là khoảng thời gian đủ để cho tài xế tiếp
nhận thơng tin (ví dụ như thấy xe phía trước phanh đột ngột), sau đó xử lý và có
hành động cần thiết (đạp phanh, đánh lái để tránh…). Nói cách khác, quy tắc 2
giây khuyên bạn nên giữ khoảng cách tối thiểu với xe đi trước sao cho nếu có tình
huống bất thường từ xe phía trước đó, bạn cũng có ít nhất là 2 giây để chủ động xử
lý trước khi xe bạn kịp đến vị trí vừa xảy ra tình huống.
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
Kiến thức trọng tâm:



Công thức cộng vận tốc: v1,3  v1, 2  v2,3 .
Trong đó: số 1 ứng với vật chuyển động, số 2 ứng với hệ quy chiếu chuyển động,
số 3 ứng với hệ quy chiếu đứng yên.
+ Trường hợp các vận tốc cùng phương cùng chiều, về độ lớn: v1,3  v1, 2  v2,3
+ Trường hợp vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo
về độ lớn: v1,3  v1, 2  v2,3
Bài toán thực tiễn:
Bài tập 1: Ơ tơ A đang chuyển động với vận tốc 60 km/h. Ơ tơ B đang chuyển
động với vận tốc 50 km/h. Tính vận tốc của ơ tô A so với ô tô B trong 2 trường
hợp hai xe chuyển động cùng chiều và hai xe chuyển động ngược chiều. Nếu xảy
ra va chạm giữa hai xe thì trường hợp nào tai nạn nghiêm trọng hơn (cùng chiều

hay ngược chiều). Tại sao?
Trả lời:


11







Áp dụng công thức cộng vận tốc: v1,3  v1, 2  v2,3
Khi hai xe chạy cùng chiều: Độ lớn: v1,3  v1,2  v 2,3  60 – 50 = 10 (km/h)
Khi hai xe chạy ngược chiều: Độ lớn: v1,3  v1,2  v 2,3  60 + 50 = 110 (km/h)
Nếu xảy ra va chạm giữa hai xe thì khi chạy ngược chiều tai nạn sẽ nghiêm trọng
hơn, vì vận tốc tương đối lớn hơn nên động năng lớn hơn nhiều lần. Năng lượng
càng lớn thì hậu quả tai nạn càng nặng nề.
Bài tập 2: Khi đi xe trong trời mưa ta thường có cảm giác giọt mưa rơi nghiêng
(hắt vào mặt ta) ngay cả khi trời lặng gió. Hãy giải thích vì sao? Để tránh bị mưa
tạt vào người, các bạn học sinh thường cầm ô che mưa khi đi xe và hướng ơ về
phía trước, điều đó có an tồn khơng? Vì sao?
Trả lời:



Theo cơng thức cộng vận tốc: v1,3  v1, 2  v2,3
Trong đó:

v1,3 : là vận tốc của mưa đối với người đi xe


v1, 2 : là vận tốc của mưa đối với mặt đất (Hình vẽ)

v2,3 : là vận tốc của mặt đất so với người đi xe (ngược
lại với vận tốc của xe)

Hình 5: biểu diễn cơng thức
cộng vận tốc


Dễ dàng nhận thấy vận tốc v1,3 xiên góc α so với phương thẳng đứng. Vì vậy, ta
thấy giọt mưa ln rơi xiên góc hắt vào mặt người đi xe. Để tránh mưa tạt vào
người, chúng ta cầm ô che mưa hướng về phía trước xiên góc α như trên là đúng.
Tuy nhiên, khi tham gia giao thông làm như thế sẽ rất nguy hiểm, vừa che khuất
tầm nhìn, vừa gây cản trở trong q trình điều khiển xe. Nếu gặp gió lớn có thể
làm chúng ta bị ngã gây tai nạn. Vì vậy, tuyệt đối khơng được sử dụng ơ khi đi xe
đạp, xe máy điện để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác khi tham gia
giao thông.
Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT
Khi học về tính tương đối của chuyển động, chúng ta hiểu đúng quy luật
chuyển động của các phương tiện giao thơng. Ví dụ: khi đang đi cùng chiều với
các phương tiện khác, chúng ta dường như thấy mình đi chậm lại và muốn tăng tốc
thêm để vượt qua. Nếu điều kiện không an tồn, hoặc xe cùng chiều phía trước đột
ngột dừng lại thì tai nạn có thể xảy ra.
Bài 10: Ba định luật Niu - tơn
Kiến thức trọng tâm định luật I Niu - tơn:
 Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc
chuyển động thẳng đều.
 Ý nghĩa của định luật: Mỗi vật đều có xu hướng bảo tồn vận tốc của mình. Tính

chất đó gọi là qn tính. Qn tính có hai biểu hiện :
+Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”.


12

+Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển
động có “đà”.
Bài tốn thực tiễn:
Bài tập 1: Tại sao ở nhiều nước lại có quy định bắt buộc người lái xe và những
người ngồi trong xe ơ tơ phải thắt dây an tồn khi xe chạy?
Trả lời:
Khi xe đang chạy mà hãm phanh
đột ngột thì xe sẽ dừng lại.
Những người ngồi trên xe do vẫn
đang có xu hướng chuyển động
nên sẽ lao về phía trước theo
quán tính và va chạm với các vật
khác, rất nguy hiểm. Dây an tồn
có tác dụng cản lại chuyển động
theo qn tính, giảm thiểu
thương vong do va chạm.
Hình 6: Vai trị của dây an tồn khi phanh gấp
Bài tập 2: Tại sao khi đi xe đạp, xe
đạp điện, xe máy nếu dùng phanh
trước đột ngột thì có thể bị ngã xe,
gây tai nạn?
Trả lời:
Khi đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy
gặp tình huống khẩn cấp một số

người có thói quen dùng phanh trước
để dừng xe vì phanh sau thời gian
dừng xe lâu hơn. Tuy nhiên, việc này
lại có thể khiến người đi xe gặp nguy
hiểm vì khi làm thế phần phía trước
của xe dừng lại đột ngột trong khi
Hình 7: Người và xe lật nhào về trước khi
phần sau xe và cả người vẫn tiếp tục
bóp phanh trước đột ngột
chuyển động theo quán tính và sẽ bị
lật nhào hoặc trượt về phía trước.
Bài tập 3: Tại sao khi hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động, nếu ô tơ
chuyển động sang trái thì người trong xe sẽ nghiêng sang bên phải và ngược lại?
Trả lời:
Vì khi xe đang chạy trên đường thẳng, cả người và xe đang có vận tốc hướng thẳng
về phía trước. Nhưng khi xe chuyển động sang trái, người vẫn cịn bảo tồn vận tốc
chuyển động theo hướng thẳng. Vì vậy, mặc dù xe đã nghiêng sang trái nhưng theo
quán tính người sẽ nghiêng sang bên phải của xe. Tương tự, cho trường hợp xe
nghiêng sang bên phải.
Bài tập 4: Tại sao tàu hỏa không thể dừng lại ngay khi gặp chướng ngại vật?
Trả lời:


13

Tàu hỏa không giống các phương tiện giao thông đường bộ khác, muốn dừng là
dừng được ngay, mà cần có thời gian nhất định. Với tàu khách chạy 80 km/h khi
hãm phanh gấp mất một đoạn đường dài 400 m mới dừng hẳn; tàu chở hàng nặng
cũng phải mất quãng đường 500 m – 600 m. Với những trường hợp phát hiện vật
cản quá gần, lái tàu cũng sẽ không phanh khẩn cấp được bởi có thể làm lật tàu hoặc

trật bánh các toa tàu khỏi đường ray ảnh hưởng tới hành khách ngồi trên các toa
tàu.
Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT:
 Thông tin pháp luật: Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP(3) quy định:
Phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô, các loại xe tương tự
xe ô tô và người được chở trên xe ô tơ khơng thắt dây an tồn khi xe đang chạy.
 Để phanh xe an toàn, cần thực hiện theo các bước sau:
+ Nên giữ xe thẳng và cân bằng vì phanh sẽ trở thành tác nhân khiến tình huống
trở nên tồi tệ hơn nếu xe và người đang nghiêng.
+ Sử dụng cả phanh trước và sau, trong đó 75% lực phanh dồn cho phanh trước.
Nếu chỉ sử dụng phanh sau, khoảng cách để dừng xe sẽ dài hơn hoặc có thể gây rê
bánh khi đang chạy tốc độ cao.
Bài 10: Ba định luật Niu-tơn(tt)
Kiến thức trọng tâm định luật II Niu-tơn:
 Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật.
 Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ
lệ nghịch với khối lượng của vật.

 F
a
m





hoặc là F  ma

Trong đó: a là gia tốc, m là khối lượng
 Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.



 Khi vật rơi tự do, nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực P và thu được gia tốc g .


Theo định luật II Niu-tơn có : P  mg
Độ lớn P của trọng lực gọi là trọng lượng của vật: P = mg
Kiến thức trọng tâm định luật III Niu-tơn:
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì
vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực.

Hai lực này là hai lực trực đối: FAB   FBA
Bài toán thực tiễn:
Bài tập 1: Em có biết việc chở quá tải trọng trên xe gây ra nguy hiểm như thế nào
khi xe tham gia giao thông?
Trả lời:
Theo Định luật II Niu - tơn với cùng một lực tác dụng, vật có khối lượng càng lớn
thì gia tốc thu được càng nhỏ. Khi tham gia giao thơng gặp tình huống nguy hiểm
cần thắng gấp với cùng lực hãm của phanh xe nếu xe chở quá tải trọng sẽ có gia


14

tốc nhỏ hơn nên thời gian dừng lại cũng lâu hơn. Do đó nguy cơ xảy ra va chạm
của xe chở quá tải trọng là rất lớn, rất nguy hiểm. Chưa kể đến việc chở quá tải
trọng vi phạm đến các thơng số an tồn kỹ thuật của xe.
Trường hợp đi xe đạp điện, xe máy điện, xe máy chở quá số người quy định, nguy
cơ mất an toàn cũng xảy ra tương tự. Hơn nữa, việc chở nhiều người cịn gây
vướng víu, khó khăn cho người điều khiển phương tiện khi xử lý các tình huống
giao thơng trên đường.

Bài tập 2: Trong tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy
ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy
giải thích?
Trả lời:
Ơ tơ tải khối lượng m1 va chạm với ô tô con khối lượng m2. Hai ô tô chịu lực F như
nhau nhưng mỗi xe lại thu được gia tốc khác nhau: F = m1.a1 = m2.a2 vì m1 > m2 
a1 < a2 hay ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn (dễ bị hư hỏng nhiều hơn, tai nạn
cũng nguy hiểm hơn).
Bài tập 3: Tại sao khi xe bị tai nạn, người ngồi trong xe sẽ lao về phía trước. Tốc
độ càng cao, trọng lượng càng lớn thì lực va chạm càng mạnh?
Trả lời:
Dựa theo định luật II Newton và định luật bảo toàn năng lượng, khi xảy ra va chạm
theo qn tính xe dừng lại thì người ngồi trên xe vẫn lao về phía trước. Tương tự,
Khi ơ tô di chuyển ở tốc độ càng cao, số người trên xe càng nhiều, động năng càng
lớn và trọng lượng càng lớn thì lực va chạm càng mạnh. Khi phanh gấp thì lực
qn tính sẽ đẩy người ngồi trên xe về phía trước với tốc độ tương tự và người sẽ
lao về trước tốc độ mạnh nhất .
Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT:
 Thông tin pháp luật: Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ(4) quy
định:
+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), và các loại xe tương
tự xe gắn máy chở theo 02 (hai) người trên xe sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000
đồng (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người
có hành vi vi phạm pháp luật).
+ Trường hợp chở theo từ 03 (ba) người trở lên, người điều khiển xe vi phạm sẽ bị
phạt từ 300.000 đồng - 400.000 đồng.
+ Trường hợp xe đạp, xe đạp điện chở quá số người quy định thì người điều khiển
xe sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng.
Bài 13: Lực ma sát
Kiến thức trọng tâm:

 Lực ma sát trượt xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc khi hai vật A và B trượt trên bề
mặt của nhau.
Công thức : Fmst = tN;


15

 Lực ma sát lăn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên bề mặt vật khác và
có tác dụng cản trở chuyển động lăn.
Bài tốn thực tiễn:
Bài tập 1: Khi kích tốc xe đạp điện sẽ gây ra những nguy hiểm như thế nào ?
Trả lời:
Kích tốc tức là làm cho vận tốc tối đa
của xe đạp điện tăng lên so với vận tốc
tối đa theo thiết kế ban đầu. Bằng vài
thao tác đơn giản, người thợ sửa chữa
chỉ cần tháo hai đầu giắc điện của dây
khống chế tốc độ khơng cho cắm vào
nhau thì xe sẽ đạt 40 - 50km/h thay vì
như thiết kế 25km/h. Lúc này, công tắc
chỉnh vận tốc được thiết kế bên tay trái
của xe đạp điện sẽ bị vơ hiệu hóa.
Tuy nhiên, khi chạy xe đạp điện quá 25
km/h sẽ khá nguy hiểm bởi hệ thống
phanh không đảm bảo. Xe đạp điện thiết
kế chủ yếu dùng phanh cơ với má phanh,
được điều khiển bằng dây phanh, tì lên
Hình 8: Hệ thống phanh cơ xe đạp điện
trống phanh gắn với bánh xe tạo lực ma
sát hãm lại chuyển động của xe. Lực hãm do phanh cơ tạo ra thường không quá lớn

do đó sẽ khơng an tồn khi xe chạy với tốc độ cao mà cần thắng gấp. Hơn nữa, với
thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, khi xảy ra va chạm ở tốc độ cao, xe và người sẽ bị văng đi
xa gây nên những chấn thương rất nghiêm trọng.
Bài tập 2: Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 100 km/h
thì hãm phanh để dừng lại, cho g = 10 m/s2. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ơ
tơ có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp:
TH1: Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là µ = 0,7.
TH2: Trời mưa, đường trơn, hệ số ma sát giảm cịn lại là µ = 0,4.
Trả lời:

hoặc
Hình 9: Biểu diễn và phân tích các lực
Chọn gốc tọa độ tại vị trí xe có v0 = 100 km/h  27,8 m/s.

Mốc thời gian tại lúc bắt đầu hãm xe.

Theo định luật II Niu Tơn và cơng thức tính Fms ta có: a =
TH1: Khi đường khơ µ = 0,7  a = - 0,7.10 = - 7(m/s2)

Fms
mg

 g
m
m


16

Quãng đường xe đi được là: v2 – v02 = 2as  s =


v 2  v 02 0  27,82
= 55,2 (m)

2a
2(7)

TH2: Khi đường ướt µ = 0,4  a = - 0,4.10 = - 4(m/s2).
Quãng đường xe đi được là: s =

v 2  v 02 0  27,82
= 96,6(m).

2a
2(4)

Như vậy: Khi trời mưa, đường trơn trượt xe muốn phanh để dừng lại thì quãng
đường đi được sẽ xa hơn, ngồi ra cịn hạn chế về tầm nhìn nên dễ gây tai nạn hơn.
Vì vậy trời mưa phải hạn chế tốc độ trong khả năng kiểm soát của mình.
Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT:
 Khi mua xe đạp điện, phải giữ nguyên thiết kế ban
đầu của xe, khơng kích tốc xe đạp điện vì sẽ nguy
hiểm khi sử dụng.
 Khi sử dụng xe (kể cả xe đạp, xe đạp điện, xe máy
điện), cần thường xuyên kiểm tra lốp xe và thay thế
kịp thời khi lốp xe có dấu hiệu mịn, hoa văn trên lốp
mờ đi.
Hình 10: Biển báo
 Lái xe an toàn trên đường trơn trượt:
W.222a – Đường trơn

+ Đi với tốc độ vừa phải, giữ khoảng cách an tồn với
xe phía trước và phía sau.
+ Tránh tăng tốc hoặc hãm phanh đột ngột.
+ Chú ý quan sát biển báo trên đường. Biển số W.222a - đường trơn, báo trước cho
người tham gia giao thông biết sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt
là khi thời tiết xấu, mưa phùn phải đặt. Khi gặp biển này, tốc độ xe chạy phải giảm
phù hợp và người tham gia giao thông phải thận trọng.
 Vai trò của ma sát trong đời sống: Lực ma sát luôn xuất hiện trong sự chuyển
động tương đối của các vật với nhau. Có nhiều trường hợp ma sát có hại nhưng
cũng khơng ít trường hợp ma sát có lợi. Ví dụ: ma sát làm mịn lốp xe, ma sát làm
mòn các trục máy, ổ bi khi chuyển động…Nhưng nếu khơng có ma sát nghỉ chúng
ta lại khơng cầm nắm được các vật, các chi tiết máy sẽ không được lắp ghép, liên
kết với nhau và đặc biệt ma sát nghỉ cịn đóng vai trị là lực phát động làm cho các
phương tiện giao thông chuyển động được trên mặt đường.
Bài 14: Lực hướng tâm
Kiến thức trọng tâm:
 Khi vật chuyển động trịn đều thì hợp lực tác dụng vào vật phải hướng vào tâm
quỹ đạo và được gọi là lực hướng tâm.
 Hệ thức của lực hướng tâm là Fht  ma ht 

mv 2
= m2r
r

Trong đó: m là khối lượng của vật (kg)
v là độ lớn vận tốc của vật (m/s)
r là bán kính quỹ đạo chuyển động trịn của vật (m)
 là tốc độ góc của chuyển động tròn đều (rad/s).
 Trọng lực của một vật là hợp lực của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và
lực quán tính ly tâm xuất hiện do sự quay của Trái Đất quanh trục của nó.



17
 

P  Fhd  Fq

Fq rất nhỏ so với Fhd nên trong một số trường hợp ta coi trọng lực là lực hấp dẫn
mà Trái Đất tác dụng lên vật.
 Lực ly tâm (lực quán tính ly tâm) là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm
yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu qn tính. Cũng có thể hiểu
lực ly tâm là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo
một đường cong (thành phần lực vuông góc với vận tốc và làm đổi hướng vận tốc),
để giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.
mv 2
Cơng thức tính lực qn tính ly tâm: Fq = Fht = F ht =
= m2r.
r

Bài toán thực tiễn:
Bài tập 1: Tại sao xe khi đi vào những đoạn đường cong ta phải giảm tốc độ?
Trả lời:
Fmsn
Khi đi vào những đoạn đường
cong, do qn tính xe có xu
hướng bị trượt ra ngoài. Lúc này,
lực ma sát nghỉ giữa bánh xe với
Fms
mặt đường đóng vai trị lực hướng
n

tâm giữ cho xe chuyển động trên
quỹ đạo cong: Fmsn  Fht  m.

v2
r
Hình 11: Ma sát nghỉ đóng vai trị lực hướng tâm

Để xe không trượt:
Fmsn  Fmsn ( Max )  n mg  v 

n gr

Bài tập 2: Tại sao mặt đường ở những đoạn đường cong thường làm nghiêng về
phía trong của đường? Tại sao khi đi xe đạp, xe máy hoặc các vận động viên đua
xe khi vào cua thường nghiêng người và xe?

N
Fht

P

Hình 12: Hợp lực giữa trọng lực của xe và phản lực của mặt đường đóng vai trị lực hướng tâm

Trả lời:


18

Ở những khúc cua có độ cong lớn, người ta thường làm mặt đường nghiêng về
phía tâm của quỹ đạo. Khi chạy xe với vận tốc lớn đi vào đường cua, các vận động

viên thường nghiêng người và xe về phía cong của đường. Cả hai điều này đều
nhằm mục đích tăng độ an tồn khi chạy xe trên đường cong. Khi xe chuyển động
trên mặt đường nghiêng hoặc khi nghiêng xe để vào cua, hợp lực của trọng lực và
phản lực của mặt đường đóng vai trị là lực hướng tâm giúp xe chuyển động dễ
dàng theo cung tròn.
P  N  Fht

Đối với đoạn đường cong trên mặt phẳng nằm ngang, khi xe chạy trên đoạn đường
cong sẽ xuất hiện một lực ly tâm có điểm gốc là trọng tâm xe, phương nằm ngang,
chiều hướng từ tâm của đoạn cong ra ngồi; độ lớn F ht =
với bình phương v và tỉ lệ nghịch với r.

mv 2
, tỉ lệ thuận với m,
r

Mỗi xe có trọng lượng cố định, vì thế để giảm lực này phải giảm vận tốc khi vào
cua hoặc phải tăng bán kính (tức là phải cua rộng ra). Để khơng tăng bán kính cong
mà vẫn đảm bảo vận tốc xe chạy, tại các đoạn cong người ta thường làm đường
nghiêng về phía trong để một phần trọng lực của xe tác dụng như lực hướng tâm,
đối ngược lại tác động của lực ly tâm.

Hình 13: Ơ tơ bị văng ra khỏi làn đường khi Hình 14: Xe máy bị trượt ngã khi đi qua
vào khúc cua
khúc cua

Bài tập 3: Một xe có khối lượng m = 5 tấn = 5000 kg, chạy trên đoạn đường cong
có bán kính cong là 50 m. Tốc độ xe chạy v = 50 km/h = 13,89 m/s. Tính độ lớn
lực ly tâm và cho biết các nguyên nhân gây tai nạn ở một số trường hợp đi xe máy,
xe đạp điện khi rẽ ở ngã ba, ngã tư với tốc độ cao ?

Trả lời:
Lực ly tâm khi đó sẽ là: Fq = F ht =

mv 2
=19293 N, đẩy vào trọng tâm xe theo
r

phương nằm ngang, chiều từ tâm của đoạn đường cong hướng ra ngoài. Ngoài lực
ly tâm, xe cịn có trọng lực P = mg = 50000 N. Lực ly tâm và trọng lực tạo thành
một hợp lực làm xe chuyển động ln có xu hướng văng ra ngoài đường cong của


19

khúc cua. Lực ly tâm cũng có thể là một phần nguyên nhân gây tai nạn ở một số
trường hợp đi xe máy, xe đạp điện khi rẽ ở ngã ba, ngã tư với tốc độ cao.
Có thể đưa ra 3 yếu tố tác động tới hiện tượng lật xe:
+Thứ nhất, tốc độ càng cao càng nguy hiểm.
+Thứ hai, bán kính cong của đoạn đường càng nhỏ càng bất lợi.
+Thứ ba, xe càng chở nặng, xếp cao càng nguy hiểm, vì trọng tâm xe càng cao so
với mặt đường. Cuối cùng, chiều rộng đế càng hẹp xe càng dễ đổ.
Điều này giải thích tai nạn đổ tàu E1 năm 2005 tại Lăng Cơ – Thừa Thiên Huế, tuy
bán kính cong của đường sắt thường không nhỏ hơn 100 m, nhưng khoảng cách
giữa hai thanh ray tức là chiều rộng của mặt đế lại hẹp, thường không quá 1,2 m,
nên hợp lực của trọng lực và lực ly tâm dễ kéo ra ngồi mặt đế, gây đổ tàu. Do đó,
ở đoạn đường ray có bán kính cong 100 m, thường phải hạn chế tốc độ dưới 60
km/h. Nếu chạy quá 60 km/h thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.

Hình 15: Ảnh đồn tàu E1 bị lật và đứt lìa các toa tại Lăng Cô – Thừa Thiên
Huế

Nội dung giáo dục kiến thức ATGT:
An toàn khi đi xe vào đường cong:
+ Giảm tốc độ trước khi vào cua.
+ Nghiêng nhẹ người và xe về phía tâm quỹ đạo.
+ Đi sát lề đường của mình, chú ý quan sát phía trước và sau.
+ Khơng bóp phanh hoặc kéo ga đột ngột khi đang đi trên đoạn đường cong.
Bài 25: Động năng, định lí động năng

Kiến thức trọng tâm:


20

 Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có. Động năng có
giá trị bằng một nửa tích khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Trong hệ SI,
đơn vị của động năng là jun (J).
Wđ =

mv 2
2

Trong đó: m là khối lượng của vật (kg);
v là vận tốc của vật (m/s)
 Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng cơng của ngoại lực
tác dụng lên vật.
A12 = W®2  W®1

Nếu cơng của ngoại lực là dương (cơng phát động) thì động năng của vật tăng. Nếu
cơng này âm (cơng cản) thì động năng của vật giảm.
Bài tốn thực tiễn:

Bài tập 1: Tại sao trong một tai nạn giao thơng, ơ tơ có khối lượng càng lớn, chạy
với vận tốc càng cao thì hậu quả tai nạn do nó gây ra càng nghiêm trọng?
Trả lời:
Ơ tơ có tải trọng càng lớn chạy càng nhanh thì động năng của ơ tơ càng lớn. Khi va
chạm, động năng đó chuyển thành cơng (tức là năng lượng) do đó sức phá hủy do
ô tô gây ra rất lớn, rất nghiêm trọng.
Bài tập 2: Trong thời gian qua, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng thanh
thiếu niên ném đá vào xe ô tô, tàu hỏa đang chạy trên đường. Em có biết hành vi
này gây nguy hiểm như thế nào không?
Trả lời:
Để thấy mức độ nguy hiểm của hành vi này, ta hãy tính động năng của hịn đá đối
với xe ơ tơ. Giả sử hịn đá có khối lượng 0,5 kg được ném với tốc độ 10 m/s vào
một ô tô đang chạy ngược chiều với tốc độ 120 km/h. So với ơ tơ, vận tốc của hịn
đá là 43,33 m/s. Động năng của hịn đá so với ơ tơ là 469,4 J.

Hình 16: Thiếu niên ném đá vào xe ô tô đang chạy

Đối tượng thực hiện hành vi ném đá chủ yếu là những thanh thiếu niên dưới 18
tuổi, một số khác là người trưởng thành say xỉn, nghiện rượu bia, thậm chí một số
cá nhân rủ rê hay thách đố nhau. Trong nhiều tình huống những người thực hiện
hành vi này thường khơng có mục đích gì lớn ngồi việc tự “mua vui” cho mình.
Nhưng nếu khơng may, người ngồi trên xe bị đá va vào đầu, vào mặt gây tai họa


21

nghiêm trọng có thể dẫn đến chết người. Vì thế, không thể xem đây chỉ là hành
động chọc phá mà là hành vi vi phạm quy định ATGT.
Nội dung giáo dục kiến thức ATGT:
 Thông tin pháp luật: Theo quy

định tại Nghị định 46 năm 2016 của chính
phủ về xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt có
hiệu lực từ ngày 01/8/2016, hành vi ném
đất, đá, các vật nguy hiểm lên tàu hoặc xe ô
tô sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng. Nếu hành vi đó gây thiệt
hại về tàu, xe, sức khỏe của chủ sở hữu
phương tiện hoặc những hành khách đi trên
phương tiện thì người ném đá phải chịu
trách nhiệm về mặt dân sự và hình sự.
Hình 17: Hậu quả nghiêm trọng của
việc ném đá vào ô tô đang chạy

Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
Kiến thức trọng tâm:
 Biến dạng đàn hồi là biến dạng của một vật mà sau khi ngoại lực thôi tác dụng,
vật phục hồi lại được hình dạng ban đầu.
 Biến dạng dẻo là biến dạng mà sau khi ngoại lực thôi tác dụng, vật khơng lấy lại
được hình dạng ban đầu.
 Các vật rắn đàn hồi đều có giới hạn đàn hồi. Nếu vật đàn hồi bị biến dạng vượt
quá giới hạn đàn hồi thì biến dạng khơng cịn là đàn hồi, mà trở thành biến dạng
dẻo.
Bài toán thực tiễn:
Bài tập 1: Em có biết tác hại của việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn?
Trả lời:
Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết để bảo vệ phần đầu của người điều khiển
phương tiện xe 2 bánh, tác dụng cơ bản của mũ bảo hiểm đó là làm giảm nguy cơ
gây chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra. Do vậy, luật giao thông
đường bộ Việt Nam quy định người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện,

xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường.
Tuy nhiên nếu sử dụng mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng. Khi xảy ra tai nạn, lực
va chạm quá giới hạn bền của vật liệu làm cho mũ hư hỏng, khơng có tác dụng bảo
vệ và do đó chẳng khác gì khơng đội mũ.
Báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia chỉ ra, mỗi năm ở Việt Nam có gần 11.000
người chết vì tai nạn giao thông, tập trung nhiều nhất là tai nạn xe máy (chiếm trên
70%). Trong đó, các chấn thương liên quan đến xe máy như chấn thương sọ não


22

chiếm khoảng 2/3 gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Theo kết
quả điều tra xã hội học gần đây nhất của Ủy ban ATGT quốc gia, hiện nay tỷ lệ đội
mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy đạt 90% nhưng chỉ có 30% là đội mũ bảo
hiểm đạt chất lượng, còn lại 70% là mũ giả, mũ kém chất lượng.
Nội dung giáo dục kiến thức ATGT:
 Khi mua mũ bảo hiểm, cần chọn loại mũ đạt chuẩn, được kiểm định về độ
bền trong va chạm, có đầy thủ thơng tin sản phẩm, tên nhà sản xuất, tem chuẩn CR,
hay một số loại tem chống hàng giả có in trên thương hiệu.
 Thông tin pháp luật: Theo Kế hoạch 69 của Ủy ban ATGT quốc gia(5) từ
ngày 1/7/2014, các trường hợp đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn tham gia giao
thông sẽ bị phạt 100.000 - 200.000 đồng và bị tịch thu mũ bảo hiểm kém chất
lượng. Việc xử phạt đối với hành vi này được áp dụng theo Nghị định 171/2013,
về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
đường sắt.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Việc đổi mới phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, sẽ khắc phục được
những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống, giúp học sinh tiếp cận
với các vấn đề trong thực tiễn, đặc biệt là vấn đề ATGT trong các bài tập Vật lí.
Giải pháp có thể được áp dụng trong chương trình Vật lí 10 (chương trình Giáo

dục phổ thơng 2018) cụ thể bài: Bài 5 - Chuyển động tổng hợp; bài 10 - Ba định
luật Newton về chuyển động; bài 11 - Một số lực trong thực tế; bài 21 - Động lực
học của chuyển động tròn, lực hướng tâm; bài 17- Động năng và thế năng – Định
luật bảo toàn cơ năng; bài 22 - Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lị xo (sách
Chân trời sáng tạo). Ngồi ra có thể áp dụng vấn đề giáo dục ATGT vào các mơn
học khác như: Văn,Tốn, Địa, GDCD, Sinh…. ở các trường THPT.
3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
3.4.1. Đánh giá q trình làm việc của nhóm khi giải quyết vấn đề
a. Tiêu chí đánh giá về nội dung
Tiêu chí

Điểm
tối đa

1. Đề xuất ý tưởng hay, phù hợp với
nội dung tiêu chủ đề.

10

2. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau .

10

3. Sắp xếp thơng tin chính xác, logic,
khoa học.

10

Tự đánh

giá

Nhóm
khác đánh
giá

GV
đánh
giá


23

4. Đảm bảo đúng mục tiêu của dự án

10

5. Tư liệu phong phú

10

6. Thuyết trình rõ ràng, thuyết phục

10

7. Tích cực tham gia hồn thành
nhiệm vụ được giao

10


b. Tiêu chí đánh giá về hình thức trình bày
Tiêu chí

Điểm
tối
đa

1 Trình bày khoa học, sáng tạo.

10

2 Có nhiều hình ảnh, phong phú, hấp dẫn.

5

3 Nền hiệu ứng, cỡ chữ phù hợp

5

4. Bố cục hợp lí.

10

Tự
đánh
giá

Nhóm
khác đánh
giá


GV
đánh
giá

3.4.2. Các câu hỏi kiểm tra đánh giá kiến thức và mức độ nhận thức của
học sinh.
a. Câu hỏi kiểm tra kiến thức của học sinh về an tồn giao thơng sau khi
làm việc nhóm
Câu 1: Tại sao khi đi ơ tơ phải thắt dây an tồn?
Trả lời:
Dây an tồn giữ chặt chúng ta khơng bị bay về trước và đập vào kính chắn gió
hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột ngột dừng lại do tai nạn. Theo tính
tốn, nếu người ngồi trên xe khơng thắt dây an tồn thì việc va đập vào kính chắn
gió, vơ lăng, ghế phía trước...với vận tốc và lực rất mạnh. Đây là lý do nhiều người
bay về phía trước khi xe gặp tai nạn. Với những va chạm này, nguy cơ bị chấn
thương nghiêm trọng hoặc tử vong là rất lớn. Nếu thắt dây an toàn đúng quy cách,
các dây đai sẽ truyền phần lớn lực dừng thông qua các phần trên cơ thể như: khung
xương chậu, xương sườn, vai. Lực này tác động vào nhiều điểm trên cơ thể nên
không gây nhiều tổn thương và sẽ giảm được phần lớn tác hại.
Câu 2: Khi đi xe buýt, học sinh có nên nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ
mang thai trên xe buýt không ?
Trả lời:
Khi ơ tơ thay đổi tốc độ thì hệ quy chiếu gắn với ô tô là hệ quy chiếu phi quán tính.
Người đứng trong hệ quy chiếu này sẽ chịu tác dụng của lực quán tính ngược
hướng với gia tốc của ô tô:


24



F qt ma

Vì thế người có xu hướng chúi về phía trước (khi xe phanh gấp) hoặc ngả ra phía
sau (nếu xe tăng tốc).
Xe buýt là phương tiện giao thông công
cộng phổ biến ở nước ta hiện nay và được
nhiều người sử dụng. Do xe thường
xuyên phải cập bến để trả và đón khách
nên những người ngồi trên xe buýt
thường xuyên chịu sự tác động của lực
quán tính. Nếu ở trạng thái đứng và có ít
điểm tựa, rất khó để giữ được thăng bằng.
Nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ
nữ có thai trên xe bt khơng chỉ là hành
vi thể hiện phép lịch sự mà hơn thế nữa
đó cịn là hành động thể hiện sự hiểu biết
về kiến thức vật lí và sự quan tâm đến an
tồn với người xung quanh của những
người trẻ chúng ta.

Hình 18: Nhường ghế - hành động lịch sự,
có văn hóa

Câu 3: Một bạn học sinh đi xe máy điện với vận tốc 36 km/h sau xe tải 10m (cùng
làn đường). Vì có chướng ngại vật phía trước, xe tải đột ngột phanh dừng lại, khi
đó bạn học sinh bị bất ngờ đã giảm ga và phanh tối đa để chuyển động chậm dần
đều nhưng vẫn đâm vào xe tải với vận tốc 18 km/h và bị tai nạn. Tính gia tốc của
xe máy điện khi phanh tối đa. Với vận tốc như trên thì khoảng cách an tồn khi đi
sau xe tải là bao nhiêu?

Trả lời:
v0 = 36 km/h = 10 m/s.
Khi hãm phanh xe máy điện va chạm với xe tải cách quãng đường s = 10 m.
Vận tốc khi va chạm là: v = 18 km/h = 5 m/s.
v 2  v 02 52  102
2

 3,75 (m/s ).
Gia tốc của xe máy điện là: a 
2s
2.10

Với gia tốc a = -3,75 (m/s2) và v0= 10 (m/s) thì quãng đường xe đi được đến khi
dừng lại là: s =

v 2  v02
0  102

 13,3 (m).
2a
2.(3,75)

Để không xảy ra tai nạn thì khi xe máy điện dừng cũng phải cách ít nhất 3m đối
với xe tải và từ lúc phát hiện xe tải dừng đột ngột đến khi hãm phanh cũng mất
khoảng 5m. Do đó khoảng cách an tồn khi đi sau xe tải là 20m (đối với xe đi sau
có vận tốc 10m/s). Trong thực tế, người ta đưa ra nguyên tắc để đảm bảo an toàn
khi đi sau xe khác là nguyên tắc “2 giây”. Nghĩa là, nếu chạy với vận tốc 10m/s thì


25


khoảng cách an toàn là 20m, nếu vận tốc là 15m/s thì khoảng cách an tồn là 30m,
nếu đi với vận tốc 20m/s thì khoảng cách an tồn là 40m.
b. Câu hỏi đánh giá về nhận thức của học sinh theo các mức độ khác
nhau.
STT

Câu hỏi đánh giá

Các mức độ nhận thức

1

Em đã liên hệ kiến thức  Đã liên hệ  Chưa liên  Khơng biết
Vật lí trong bài học vào một số kiến hệ được kiến liên quan đến
thực tế khi tham gia giao thức
thức
kiến thức nào.
thông chưa?

2

Tại sao học sinh đi xe máy  Khơng
 Chưa
có  Chưa có ý
điện, xe máy thường khơng thích
đội, thói quen đội thức bảo vệ
đội mũ bảo hiểm?
nặng nề
mũ bảo hiểm bản thân.


3

Theo em, để không vi  Thực hiện  Có ý thức  Nhắc nhở
phạm an tồn giao thơng tốt luật giao tốt khi tham mọi
người
học sinh cần làm gì?
thơng
gia giao thơng khơng vi phạm
GT

4

Hành vi nào sau đây liên  Chưa hiểu  Lạng lách,
quan đến ý thức học sinh luật
giao đánh
võng,
khi tham gia giao thông?
thông
chạy quá tốc
độ…

 Tất cả hành
vi làm mất an
tồn
giao
thơng.

5


Việc bảo đảm an tồn giao  Là trách
thông đối với học sinh là nhiệm
của
trách nhiệm của ai?
nhà trường và
gia đình học
sinh

 Là
trách
nhiệm của học
sinh,nhà
trường và tồn
xã hội

 Là
trách
nhiệm
của
bản thân học
sinh và gia
đình

3.4.3. Kết quả thực nghiệm
Thông qua việc điều tra khảo sát thu thập số liệu từ học sinh lớp 10 năm học
2021 - 2022 tơi nhận thấy giải pháp đã góp phần mang lại sự chuyển biến theo
chiều hướng tốt trong nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Cụ thể, thông tin
thu nhận được từ phiếu khảo sát với đối tượng học sinh lớp 10A7 (lớp áp dụng
biện pháp) và lớp đối chứng 10A8 (khơng áp dụng) có chất lượng đầu vào học sinh
như nhau thu được kết quả như sau:

- Về nhận thức, thái độ, chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành các quy
định an toàn khi tham gia giao thơng của học sinh có: 92% học sinh lớp 10A7
thường xuyên thực hiện tốt các quy định về ATGT, ở lớp 10A8 là 78% (còn vi
phạm về: chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông).


×