Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiễu luận hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.14 KB, 20 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA VĂN HĨA VÀ DU LỊCH
...............0O0...............

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
VÀ DANH THẮNG VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: TỈNH BẠC LIÊU

Họ và tên sinh viên: Trịnh Hồng Nam
Mã số sinh viên: 3120350123
Phịng thi: 003

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA CÁN BỘ CHẤM THI

Cán bộ chấm thi 1:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cán bộ chấm thi 1:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
Điểm: ……………..

Điểm: ……………..

CÁN BỘ CHẤM THI 1

CÁN BỘ CHẤM THI 2

KÝ TÊN

KÝ TÊN

...............................................

...............................................


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: Lý do chọn tỉnh Bạc Liêu ............................................................1
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................1
1. Tổng quan về vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu ......................................................1
1.1. Vị trí dịa lý ......................................................................................................1
1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................2
2. Thống kê số lượng di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng theo xếp hạng ........2
2.1. Di dích cấp quốc gia đặc biệt...........................................................................2
2.2. Di tích cấp quốc gia.........................................................................................2
2.3. Di tích cấp tỉnh ................................................................................................3
3. Trình bày 4 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. 3
3.1. Căn cứ Cái Chanh ...........................................................................................3

3.2. Di tích lịch sử Nọc Nạng .................................................................................5
3.3. Tháp Vĩnh Hưng .............................................................................................6
3.4. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu .......8
4. Đề xuất giải pháp khai thác và bảo tồn 4 di tích và danh thắng được trình bày
ở trên .....................................................................................................................11
4.1. Đối với Căn cứ Cái Chanh.............................................................................11
4.2. Đối với di tích lịch sử Nọc Nạng ...................................................................12
4.3. Đối với tháp Vĩnh Hưng ................................................................................13
4.4. Đối với Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn
Lầu.......................................................................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO ................................................................ 16


1

PHẦN MỞ ĐẦU: Lý do chọn tỉnh Bạc Liêu
Ở nước ta, du lịch – ngành cơng nghiệp “khơng khói” đã được xác định là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn đã có những phát triển vượt bậc trong thời gian qua.
Cùng với sự phát triển đó, du lịch tỉnh Bạc Liêu càng ngày càng có nhiều chuyển biến
tích cực tới sự phát triển chung của xã hội. Ngành du lịch đã giúp tỉnh Bạc Liêu đẩy
mạnh được hoạt động bảo vệ các di sản, tôn tạo và trùng tu di tích, phát triển và bảo vệ
các di sản văn hóa phi vật thể đang trên đà mai một và đẩy mạnh hoạt động của các làng
nghề truyển thống; ngoài ra du lịch tạo việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo trên
diện rộng, quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà ra cả trong và ngồi nước.
Có thể nói, góp phần cho sự thành cơng và phát triển đó chính là nhờ một phần của
loại hình du lịch văn hóa, mà nói rõ hơn đó chính là các hoạt động tham quan, tìm hiểu
các di tích và danh thắng của du khách mà càng làm cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu ngày
một đi lên. Từ những lý do trên, em xin chọn tỉnh Bạc Liêu làm đề tài nghiên cứu cho
bài tiểu luận kết thúc học phần môn “Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng

Việt Nam” trên hành trình đi tìm hiểu về một số khu di tích của tỉnh nhà, đưa ra một số
giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn các di tích và danh thắng của địa phương
PHẦN NỘI DUNG
1. Tổng quan về vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu
1.1. Vị trí dịa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện
tích đất tự nhiên là 2.669 km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong
khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và
Kiên Giang, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp
tỉnh Cà Mau, phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đông.
Tọa độ địa lý của tỉnh Bạc Liêu:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’ Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân.
- Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’ Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
- Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’ Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai.
- Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’ Đông tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi.
Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan
trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110km và thành phố


2

Hồ Chí Minh khoảng 280km về phía Bắc; hiện nay cịn có các tuyến đường mới như
Nam Sơng Hậu, Ngã Bảy - Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất
thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế. Bạc Liêu từng là vùng đất
có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông
Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm
hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và cơng sở
tại đây.
1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, khơng có đồi, núi chính và thấp vì

lẽ đó cũng khơng có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông
rạch và kênh đào chằng chịt.
Thổ nhưỡng: Bạc Liêu có bờ biển dài tới 56 km, bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp
để phát triển nghề làm muối, trồng trọt. Hiện nay, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một
tăng do vậy quỹ đất để phát triên nông nghiệp của tỉnh đang được nâng lên nhanh chóng,
đây là yếu tố quan trọng đưa kinh tế của Bạc Liêu phát triển.
Khí hậu: Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp, trong khu vực gió mùa nên khí hậu Bạc Liêu
mang tính chất cận xích đạo gió mùa (nhiệt đới gió mùa) rất điển hình, với nền nhiệt cai
và ổn định, biên nhiệt dao độngtrong năm nhỏ, lượng mưa lớn, mưa theo mùa và thất
thường.
2. Thống kê số lượng di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng theo xếp hạng
Tính đến ngày 6/12/2021, tồn tỉnh Bạc Liêu đã có 51 di tích lịch sử, văn hóa và
danh thắng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng.
2.1. Di dích cấp quốc gia đặc biệt
Số lượng: 01 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt
Di tích và danh thắng tiêu biểu: Căn cứ Cái Chanh
2.2. Di tích cấp quốc gia
Số lượng: 13 di tích cấp quốc gia
Một số di tích và danh thắng tiêu biểu: Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tân Hưng,
di tích kiến trúc nghệ thuật Thiên Hậu Cung, di tích lịch sử địa điểm trận Giồng Bốm,
đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Trạch, di tích lịch


3

sử - văn hóa Chùa Cỏ Thum, di tích kiến trúc nghệ thuật Phước Đức Cổ Miếu (Miếu
Ông Bổn), di tích kiến trúc nghệ thuật Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang)...
2.3. Di tích cấp tỉnh
Số lượng: 37 di tích cấp tỉnh
Một số di tích và danh thắng tiêu biểu: Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Vĩnh Phước

An, di tích lịch sử chùa Khánh Long An, di tích lịch sử Căn cứ Thị ủy Bạc Liêu, khu di
tích lịch sử trận đánh Đồn Cầu Trâu, đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá), phủ thờ họ Cao
Triều (Nhà ông Cao Minh Thạnh), di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên
tỉnh Bạc Liêu, di tích lịch sử Sự kiện lịch sử Ninh Thạnh Lợi năm 1927, bia kỷ niệm
trận đánh Cầu Trâu, đền Thờ Trần Quang Diệu,....
3. Trình bày 4 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi bật của tỉnh Bạc Liêu
3.1. Căn cứ Cái Chanh
- Tên gọi: Căn cứ Cái Chanh, khu di tích Căn cứ cách mạng Cái Chanh, Khu Căn cứ
Tỉnh ủy Bạc Liêu.
- Địa điểm: tọa lạc tại ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc
Liêu.
- Xếp hạng: di tích Quốc gia đặc biệt.
- Năm cơng nhận: 31/12/2020.
- Số quyết định công nhận xếp hạng: 2280/QĐ-TTg.
- Phân loại: di tích lịch sử.
- Lịch sử hình thành:
Trong nửa đầu của thế kỷ XX, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân ta ngày càng ác liệt, cách mạng Việt Nam nói chung, tại Nam Bộ và Bạc Liêu nói
riêng đặt ra những yêu cầu ngày càng lớn, đòi hỏi từng vùng, từng khu vực, từng địa
bàn phải có những cơ sở, căn cứ cách mạng bí mật và vững chắc để đảm bảo an toàn
cho các cơ quan của Đảng, nhất là các đồng chí lãnh đạo để lãnh đạo nhân dân kháng
chiến chống quân thù. Xuất phát từ yêu cầu đó, khu Cái Chanh, thuộc ấp Cây Cui, xã
Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân đã được chọn làm Khu căn cứ cách mạng lúc bấy
giờ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn từ năm 1949 - 1954, Căn cứ Cái
Chanh là nơi trú đóng và hoạt động cách mạng của lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương


4


Cục miền Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Căn cứ là nơi hoạt động của
nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ,
Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Võ Văn Kiệt... Trong suốt cuộc kháng chiến, tại khu Căn
cứ Đồng Tháp Mười cũng như Căn cứ Cái Chanh, U Minh và nhiều địa điểm khác ở
miền Tây Nam Bộ, các cơ quan và cán bộ của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền
Nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ nói chung đều được bảo vệ an tồn,
nhân dân thật sự là “trăm tay nghìn mắt” của Đảng, bảo vệ vững chắc cho Đảng đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn Cái Chanh, xã Ninh Thạnh
Lợi một lần nữa trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc. Đây là căn cứ hoạt động
cách mạng của Tỉnh ủy Bạc Liêu giai đoạn 1973 - 1975. Tại đây, ngày 20 tháng 11 năm
1973, đồng chí Vũ Đình Liệu (Tư Bình), Bí thư Khu ủy chủ trì Hội nghị công bố Quyết
định tái lập tỉnh Bạc Liêu lần thứ nhất, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11
Ủy viên, do đồng chí Nguyễn Văn Đáng (Tư Hườn), Khu ủy viên giữ chức Bí thư Tỉnh
ủy. Cũng tại khu căn cứ này, ngày 13 tháng 01 năm 1975, Tỉnh ủy đã họp và thơng qua
quyết tâm giải phóng tỉnh Bạc Liêu; đồng thời quyết định dời Căn cứ Tỉnh ủy từ Cái
Chanh (xã Ninh Thạnh Lợi) về Lái Viết (xã Ninh Quới), huyện Hồng Dân để thuận lợi
trong chỉ đạo điểm tấn cơng giải phóng thị xã Bạc Liêu. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975,
tỉnh Bạc Liêu được giải phóng. Đây là chiến thắng mang tính nhân văn sâu sắc, lập nên
kỳ tích Bạc Liêu hai lần giành chính quyền sớm và khơng đổ máu. Căn cứ Cái Chanh từ
khi được Tỉnh ủy đặt Căn cứ (tháng 11 năm 1973) cho đến khi Tỉnh ủy chuyển về Lái
Viết (tháng 01 năm 1975) đã làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình, nơi ni giấu, chở che
an tồn cho Tỉnh ủy lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi.
Nhận thức được giá trị lịch sử đặc biệt và tầm quan trọng của di tích này, trong nhiều
năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các cấp, các
ngành từng bước tu bổ, tôn tạo tái hiện lại khu Căn cứ sau khi di tích được xếp hạng cấp
quốc gia năm 2011. Và sau đó, vào ngày 31/12/2020, Căn cứ Cái Chanh đã được Thủ
tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
- Các đặc điểm nổi bật của di tích:
Căn cứ Cái Chanh gồm các hạng mục kiến trúc chủ yếu: Cổng, nhà trưng bày (có

tượng bán thân của chủ tịch Hồ Chí Minh, chân dung bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu qua các


5

thời kỳ, xuồng lườn – đồng chí Võ Văn Kiệt đã xử dụng trong khi làm việc lại huyện
Hồng Dân...), nhà bia (giới thiệu về lịch sử khu căn cứ), nhà ở và làm việc của đồng chí
Lê Duẩn, nhà hội trường, nhà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhà bếp của cơ quan Tỉnh ủy,
nhà văn thư - y tế, nhà cơ yếu, nhà điện đài, nhà Trung đội phòng thủ, nhà Chánh văn
phòng Tỉnh ủy, nhà Ban xây dựng căn cứ, nhà chờ, các hầm hố… Và bên cạnh đó, xung
quanh khu căn cứ cịn bố trí các bức tượng tái hiện cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ cách
mạng thời trước và các hầm trú ẩn như hầm lu, hầm chữ L... được đặt rải rác khu căn cứ
3.2. Di tích lịch sử Nọc Nạng
- Tên gọi: Di tích lịch sử Nọc Nạng hoặc Di tích đồng Nọc Nạng
- Địa điểm: ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
- Xếp hạng: di tích cấp quốc gia
- Năm công nhận: 30/8/1991
- Số quyết định công nhận xếp hạng: chưa tìm thấy
- Phân loại: di tích lịch sử
- Lịch sử hình thành:
Vào đầu những năm 1900 của thế kỷ trước, Hương chánh Nguyễn Thành Luông
được cha mình để lại 73ha đất khai phá thuộc khu rừng ở rạch Nọc Nạng.
Năm 1912, Hương chánh Luông làm đơn xin đo đạc - cấp bằng khốn cho tồn bộ
diện tích 73ha và đã được chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, có cả tờ bản đồ phần đất. Sau
đó, con trai ơng là Nguyễn Văn Toại (cịn gọi là Biện Toại) tiếp tục thừa kế phần đất khi
ông qua đời.
Năm 1917, Bang Tắc - một Hoa kiều giàu khét tiếng ở Bạc Liêu đã dùng thủ đoạn,
cấu kết với Nguyễn Thị Dương và Phan Văn Được để chiếm đoạt đất nhà Biện Toại. Vụ
tranh chấp đất giữa hai bên nổ ra và qua nhiều lần xét xử, gia đình Biện Toại thua kiện
bởi Bang Tắc chi tiền lót tay cho nhà chức trách. Sau đó, phần đất này được Bang Tắc

bán cho người nhà quan phủ. Nghịch lý xảy ra là người chủ mới bắt anh em Biện Toại
phải nộp địa tơ ngay trên mảnh đất của chính họ.
Sự kiện đã xảy ra khi lính canh tuần đến nhà anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch
thu lúa trong 2 ngày 13 và 14/2/1928. Như giọt nước tràn ly, anh em Biện Toại đã bàn
định trước với quyết tâm bảo vệ mảnh đất máu thịt.


6

Sáng 16/2/1928, khi quan lính đến tịch thu lúa, sau khi cô Út Trong đứng ra thương
thuyết không thành, anh em Biện Toại dùng dao, mác, gậy gộc xông ra quyết chiến. Hậu
quả, bốn người em của Biện Toại là Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ Mười
Chức đang mang thai) bị bắn tử thương. Một lính Pháp bị Mười Chức đâm thủng bụng.
Sau đó có 1 phiên tịa được mở ra ở Cần Thơ, tòa xử anh em Mười Chức thắng kiện
và họ đã đòi được mảnh đất thuộc về gia đình mình.
Để ghi lại sự kiện này, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu đã cho xây dựng khu di tích
đồng Nọc Nạng ngay tại phần mộ gia đình Mười Chức. Năm 2008, nhân kỷ niệm 80
năm ngày xảy ra sự kiện đồng Nọc Nạng, huyện Giá Rai đã tiến hành trùng tu, mở rộng
khu di tích và thêm nhiều hạng mục cho cơng trình
- Các đặc điểm nổi bật của di tích:
Khu di tích Nọc Nạng bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như:
+ Nhà lưu niệm - nơi trưng bày các hiện vật trong cuộc đấu tranh năm xưa, một góc
trưng bày những dụng cụ lao động thường ngày của gia đình anh em nơng dân Mười
Chức, bàn thờ Tổ Đường,... ngồi ra cịn có trụ đá cọc mốc – được xem là kỷ vật thiên
liên của gia đình Mười Chức.
+ Mơ hình cánh đồng - tái hiện lại cảnh sinh hoạt của nông dân Bạc Liêu cách đây
một thế kỷ.
+ Mơ hình sân phơi lúa - tái hiện lại sự kiện quyết tử của gia đình Mười Chức năm
1928.
+ Phần cịn lại là khu mộ của gia đình ơng Mười Chức. Khu mộ ơng bà Tám Luông

được anh em ông Mười Chức đắp sau khi ông bà mất. Nền mộ rộng khoảng 700m, cao
50cm, bên trên có xây nhà mồ. Nhà rộng 30m2 tường xây cao 1,20m cửa quay về hướng
Nam. Tường bao nhà mồ được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng nhau, tạo khơng
gian khống đạt. Khu thờ tự có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép. Bệ được bày trí
đơn giản, lát gạch bơng màu đỏ và màu vàng xen kẽ. Mộ ơng Tám Lng (phía Tây) và
bà Tám Lng (phía Đơng) quay ra hướng cổng (phía Nam).
3.3. Tháp Vĩnh Hưng
- Tên gọi: Tháp Vĩnh Hưng, tháp cổ Vĩnh Hưng
- Địa điểm: tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh
Bạc Liêu


7

- Xếp hạng: di tích cấp quốc gia
- Năm cơng nhận: 4/8/1992
- Số quyết định công nhận xếp hạng: 983-VH/QĐ
- Phân loại: di tích kiến trúc nghệ thuật
- Lịch sử hình thành:
Đây khơng chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Ĩc – Eo cịn sót lại duy nhất
ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn
thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh
dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công
nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng
+ Lần khai quật đầu tiên:
Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet
de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long.
Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san
của trường Viễn Đông Bắc Cổ, trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông
thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có

tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng
Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua YacovanMan (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế
kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.
+ Lần khai quật thứ 2:
Năm 1960, các nhà khảo cổ thuộc viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
đã đến đào một hố khảo sát và phát hiện ra một số hiện vật như đầu tượng thần, minh
văn, bàn nghiền, Linga – Yoni… xác định niên đại của tháp là từ thế kỷ thứ 7 hoặc thứ
8 giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Ĩc Eo.
+ Lần khai quật thứ 3:
Tiếp tục hành trình giải mã tháp cổ Vĩnh Hưng, vào năm 2002 nhà khảo cổ đã khai
quật một vị trí gần chân tháp phát hiện những cổ vật liên quan đến Phật giáo và những
di vật thường tìm thấy trong những phế tích kiến trúc ở Ĩc Eo. Nền văn hóa Ĩc Eo phát
triển từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ bảy. Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra
nhiều tấm ngói vẫn cịn giữ ngun vẹn hoa văn; nhiều tượng đồng đặc biệt quý hiếm;


8

một điểm đặc biệt là những phát hiện này trước đây chưa từng thấy ở đâu và cũng như
chưa có một sách nào nói về những tượng cổ này.
+ Lần khai quật thứ 4:
Cuối năm 2011 việc khai quật được thực hiện thêm một lần nữa tại khu đất trước
tháp, các nhà khảo cổ phát hiện thêm một số cổ vật quý như hai di vật bằng đá, một di
vật bằng đồng độc bản nằm ở độ sâu gần 2m. Ngồi ra, nhóm nhà khảo cổ vừa phát hiện
thêm một sàn gạch rộng khoảng 25m2.
- Các đặc điểm nổi bật của di tích:
Di tích có các hạng mục như: nhà trưng bày, nhà bia, nhà bảo vệ, hàng rào và một
số hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Từ xa, trơng ngơi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững giữa rừng cây, với dáng vẻ
cổ kính – một phần bị rong rêu phủ, còn lại nhiều chỗ gạch loang lỗ khuyến sâu vào gần

bên trong lòng Tháp bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng.
Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản và mộc mạc trên một doi đất có diện tích khoảng
100m, cửa Tháp quay về hướng Tây, bình diện chân Tháp là hình chữ nhật , chiều cao
của Tháp là 8,2m (tính từ nền Tháp). Tồn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng
gạch. Tường của chân Tháp dày 1,8m, càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách
tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn. Tháp được xây bằng
hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m
trở lên trên được dùng gạch trắng.
Bên trong tháp cổ cịn có trưng bày bộ Linga - Yoni tượng trưng cho âm dương hịa
hợp được phục chế lại theo hệ phái tín ngưỡng Phồn Thực, nhưng đây chỉ là bộ làm lại
vì bộ Linga - Yoni nguyên gốc đang được gìn giữ tại bảo tàng Bạc Liêu.
Nhà trưng bày gần tháp cổ có lưu giữ các hiện vật được tìm thấy khi khảo sát, thu
thập các hình ảnh, dữ liệu liên quan đến nền văn hóa Ĩc Eo khơng chỉ ở Bạc Liêu mà
còn ở nhiều tỉnh thành khác vùng Tây Nam Bộ. Trong nhà trưng bày có lưu giữ nhiều
hiện vật có giá trị như: đầu tượng thần Shiva có niên đại khoảng thế kỷ 12, cánh tay
tượng Quan Âm niên đại thế kỷ 9, Linga – Yoni niên đại thế kỷ 4 – 6,...
3.4. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
- Tên gọi: Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu,
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu


9

- Địa điểm: tọa lạc tại phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Xếp hạng: di tích cấp quốc gia
- Năm công nhận: 1/4/2014
- Số quyết định công nhận xếp hạng: 962/QĐ-BVHTTDL
- Phân loại: di tích lịch sử - văn hóa
- Lịch sử hình thành:
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (hay Sáu Lầu), sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng

Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Do hồn cảnh khó khăn, gia đình ơng trơi dạt
nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu. Với sự hướng dẫn những bước đi đầu tiên
của nhạc sĩ cổ nhạc Lê Tài Khị, tài năng của một người nhạc sĩ lớn trong ông đã được
phát triển.
Sau bao năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật để lại cho đời một kho tàng quý giá
trong nghệ thuật truyền thống, ông trút hơi thở của mình vào ngày 13/8/1976, hưởng thọ
85 tuổi
Ban đầu, khu lưu niệm cố nhạc sĩ là khu mộ của gia đình cố nghệ sĩ có diện tích rộng
gần 3 hecta gồm: mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mộ bà Trần Thị Tấn – vợ của nhạc sĩ, mộ
song thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu – ông Cao Văn Giỏi và bà Võ Thị Tài. Tồn thể diện
tích khu mộ này thuộc quyền sở hữu của gia đình cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và được con
cháu trong gia đình quản lý, xây dựng, tu bổ.
Tới năm 2008, di tích được chính quyền cấp phí tu bổ một số hạng mục và đến năm
2013, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mở rộng
Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu với tổng mức
71,799 tỷ đồng.
- Các đặc điểm nổi bật của di tích:
Khu di tích lưu niệm bao gồm nhiều cơng trình như khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu
cùng những người thân , khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải
lương Nam Bộ, khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngồi trời,...
Khi vừa đi qua cổng chính là Đài Nguyệt Cầm hiện ra sừng sững nằm ngay chính
giữa khu lưu niệm, phía sau đài phun nước. Đài Nguyệt Cầm chính là chiếc đàn kìm –
biểu tượng của Đờn ca tài tử Nam Bộ – gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu –
người con của tỉnh Bạc Liêu. Đàn kìm được cách điệu từ “đốt tre”, phần đàn kìm được


10

đục lõm tạo sự huyền bí, thiêng liêng, gợi lên sự hoài niệm và tưởng nhớ về những người
đã khuất. Đằng sau biểu tượng chiếc đàn kìm là tượng đài nhạc sĩ Cao Văn Lầu với nhạc

phẩm “Dạ cổ hoài lang” được khắc ngay phía sau.
Điểm nổi bật tại đây để tạo thêm tính thiêng liêng, huyền bí là các bậc thang lên đài
ống tre được bố trí các số bậc: 2,4,8,16,32 và 64, tượng trưng cho cung bậc, nhịp phách
của ca cổ cải lương tương ứng với từng nghệ nhân sáng tác. Đó là: nhịp 2 của Cao Văn
Lầu, nhịp 4 của Trịnh Thiên Tư, nhịp 8 của Lư Hòa Nghĩa, nhịp 16 của Mộng Vân, nhịp
32 của Trần Tấn Hưng và nhịp 64 của Lý Khi. Xung quanh tượng đài ống tre được khắc
họa trên đá 20 bài tổ như 3 bản Nam, 6 bản Bắc, 4 bản Oán, 7 bản Bắc lớn.
Sau biểu tượng Đài Nguyệt Cầm là khu công viên với các biểu tượng các loại nhạc
cụ trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, gồm 12 loại đàn (đàn tranh, đàn kìm, đàn cị,
ban bầu, guitar phím lõm, đàn tỳ bà, … ). Điểm khác biệt của vườn nhạc cụ này là các
nhạc cụ hồn tồn được tạc bằng đá xanh, nhìn rất vững chắc và có hồn.
Qua khu cơng viên là 3 khu nhà: Bên trái là nhà trưng bày lưu niệm cố nhạc sĩ Cao
Văn Lầu; bên phải là các khối phục vụ; phía cuối của dự án là khối nhà biểu diễn loại
hình đờn ca tài tử bố trí nằm trên hồ sen.
Tại nhà trưng bày thứ nhất là nơi giới thiệu nhiều tư liệu qúy gồm ảnh chụp một số
tham luận về việc bảo tồn và phát huy giá trị bản “Dạ cổ hồi lang”; hình ảnh một số
nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu của quê hương Bạc Liêu, phục trang sân khấu cải lương của
các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ngoài ra, nhà trưng bày thứ nhất là nơi trưng bày hình
ảnh một số nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu của quê hương Bạc Liêu như nghệ sĩ nhân dân
Phùng Há – mẹ của nghệ thuật sân khấu Cải Lương, người gắn liền với câu chuyện tình
với Hắc – Bạch công tử giàu nhất xứ Nam Kỳ thi nhau đốt tiền; Nữ hoàng sân khấu –
nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Bạch Tuyết – người được mệnh danh là Cải lương chi bảo,
nghệ sĩ Út Trà Ôn – người được mệnh danh là “Vua vọng cổ” với bài “Tình anh bán
chiếu”,...
Tiếp tục đến nhà trưng bày thứ hai – nơi dành riêng để nói về cuộc đời và sự nghiệp
của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tại nhà trưng bày thứ hai này, có một khơng gian riêng thờ
tượng bán thân của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với hai câu đối “Dạ Cổ lưu truyền, Dạ Lang
tuyệt tác”. Cuốn hút hơn là hai bên gian thờ là những bản nhạc do chính cố nhạc sĩ Cao
Văn Lầu viết ra. Cũng trong phịng trưng bày này, có bức tượng sáp được làm bằng



11

silicon giống hệt người thật được đặt bên Thái Lan về. Xung quanh bức tượng sáp là các
tủ trưng bày những hiện vật nhạc cụ, hình ảnh vợ con của nhạc sĩ .
Song cùng với nhiều hạng mục kể trên, một trong những nơi tại khu lưu niệm cố
nhạc sĩ khơng thể khơng nhắc tới, đó chính là khu mộ của gia đình cố nhạc sĩ. Khu mộ
là nơi nằm cạnh nhau của thân sinh, thân mẫu và người vợ đoan trang của cố nhạc sĩ.
Đến viếng ngôi mộ điệu nhạc nhẹ buồn, không gian như làm cho người ta thấy yêu và
khâm phục hơn trước tài đức của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
4. Đề xuất giải pháp khai thác và bảo tồn 4 di tích và danh thắng được trình
bày ở trên
4.1. Đối với Căn cứ Cái Chanh
Về bảo tồn di tích:
- Lập kế hoạch trùng du khu di tích theo định kỳ, sơn phết lại các hạng phục quan
trọng của di tích như nhà bia, cổng vào...
- Thường xuyên quét dọn, loại bỏ các tác nhân có thể gây hại cho các khu nhà ngoài
trời như nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, nhà hội trường, nhà đồng chí Bí thư
Tỉnh ủy, nhà bếp của cơ quan Tỉnh ủy, nhà văn thư - y tế, nhà cơ yếu, nhà điện đài, nhà
Trung đội phòng thủ,... ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra, lập đội sơn để bảo vệ các
bức phù điêu được đặt rải rác xung quanh di tích.
- Đối với các hiện vật bên trong nhà trưng bày, luôn luôn quét dọn và lau chùi để các
hiện vật không bị xuống cấp và hư hỏng.
- Cần ưu tiên vốn trùng tu di tích Căn cứ Cái Chanh để di tích ln xứng đáng với vị
thế của nó là di tích quốc gia đặc biệt.
- Tuyên truyển, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di tích, nhất là
những người dân sống xung quanh Căn cứ Cái Chanh để họ không làm tổn hại đến nó.
Bên cạnh đó phải có biện pháp phạt nặng tay đối với những cá nhân, tổ chức làm tổn hãi
đến khu di tích.
Về khai thác du lịch:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh Bạc Liêu nói chung và hỉnh ảnh của di tích Căn cứ
Cái Chanh trên các phương tiện truyền thông đại chúng để cho mọi người có thể biết
đến nơi đây nhiều hơn.
- Xây dựng các tour du lịch về nguồn, tour du lịch tìm hiểu về những chiến cơng và


12

căn cứ cách mạng của nhân dân ta gắn với di tích Căn cứ Cái Chanh để kích cầu du lịch.
- Kết hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo nhằm
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và nắm bắt thông tin kịp thời về
những tiềm năng phát triển của Căn cứ Cái Chanh.
- Chủ trương thực hiện tốt các cơng tác bảo tồn di tích đã để phát huy được những
giá trị du lịch của di tích, vì nếu chỉ khai thác mà khơng bảo tồn thì sẽ dẫn đến việc khai
thác du lịch khơng bền vững.
4.2. Đối với di tích lịch sử Nọc Nạng
Về bảo tồn di tích:
- Lập kế hoạch trùng du khu di tích theo định kỳ, sơn phết lại các hạng mục quan
trọng của di tích như cổng vào, nhà trưng bày, mơ hình cánh đồng, mái che khu nhà
mộ... Đối với mơ hình sân phơi lúa – mơ hình tái hiện lại cái ngày quyết tử của 4 anh
em Mười Chức thời ấy, phải luôn lau chùi, sơn bảo vệ nếu bị xuống cấp.
- Lập đội vệ sinh, quét dọn lá rơi, rác thải (nếu có),... hằng ngày bên trong và bên
ngồi di tích.
- Quan tâm, bảo quản các hiện vật bên trong khu nhà trưng bày, gìn giữ các hình ảnh
của gia đình Mười Chức cịn sót lại, lau chùi các mơ hình anh em Mười Chức để khơng
bị mối mọt. Và đặc biệt hơn hết là phải luôn bảo vệ, loại bỏ các tác nhân hư hại đến cái
trụ đá phân định cọc mốc ranh giới giữa gia đình Mười Chức và nhà bà Nguyễn Thị
Dương, trụ đá đó là món đồ được bà Nguyễn Thị Liễu (người cịn sống cuối cùng trong
gia đình) xem là kỷ vật thiên liêng của gia tộc.
- Với khu nhà mộ, phải tổ chức tảo mộ vào ngày lễ Thanh Minh hằng năm để tưởng

nhớ đến với gia đình Mười Chức, thường xuyên dọn dẹp khu nhà mộ để nó khơng bị dơ
như một lời tưởng nhớ đến gia đình họ.
- Cần chi vốn, có nguồn vốn dữ trữ đề ln sẵn sảng cho cơng việc trùng tu di tích
nếu có yếu tố xâm hại bất ngờ.
- Tuyên truyển, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn di tích, nhất là
những người dân sống xung quanh di tích lịch sử Nọc Nạng để họ khơng làm tổn hại
đến nó. Bên cạnh đó phải có biện pháp phạt nặng tay đối với những cá nhân, tổ chức
làm tổn hại đến khu di tích.
Về khai thác du lịch:


13

- Tăng cường quảng bá hình ảnh hỉnh ảnh của di tích lịch sử Nọc Nạng trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng để cho mọi người có thể biết đến nơi đây nhiều hơn.
- Tổ chức lễ hội Đồng Nọc Nạng hằng năm vào ngày 15 – 17/2 âm lịch tại khu di
tích lịch sử Nọc Nạng như một việc tưởng nhớ đến họ cũng như là để kích cầu khách du
lịch đến đây nhiều hơn.
- Xây dựng các tour du lịch tìm hiểu về một thời mở mang đất phương Nam gắn với
di tích lịch sử Nọc Nạng để phát huy tốt nhất giá trị du lịch của di tích.
- Chủ trương thực hiện tốt các cơng tác bảo tồn di tích đã để phát huy được những
giá trị du lịch của di tích, vì nếu chỉ khai thác mà khơng bảo tồn thì sẽ dẫn đến việc khai
thác du lịch không bền vững.
4.3. Đối với tháp Vĩnh Hưng
Về bảo tồn di tích:
- Vì đây là một cơng trình cổ, một sản phẩm thuộc về nền văn hóa Óc Eo xưa do
người Khmer cổ xây nên, vì thế đến hiện tại chưa có cách chuẩn xác nào có thể biết
được cách thức họ xây như thế nào để bảo tồn. Điều cần thiết hiện giờ đó chính là mời
các chuyên gia khảo cổ học và những chuyên gia về lĩnh vực trùng tu các di tích cổ có
chun mơn trong nước cũng như nước ngồi về để có thể đưa ra những giải pháp bảo

tồn tháp cổ Vĩnh Hưng một cách hiệu quả nhất.
- Qua tìm hiểu, một phần bên ngoài tháp cổ đã bị hư hỏng, cho nên nhà chức trách ở
Bạc Liêu phải ra tận miền Đơng tìm đất mang về nung thành những viên gạch để phục
chế một phần phía trước đã bị hư hỏng và dùng ba sợi thép to không gỉ niềng lại, tránh
bị sập ở thân tháp. Đây có thể được xem là một giải pháp bảo tồn phù hợp với điều kiện
bây giờ.
- Bên cạnh đó, phải ln nghiên cứu, quan sát để đón đầu những hư hại đối với di
tích để tránh trường hợp di tích bị xuống cấp quá nặng.
- Phải luôn bảo quản thật kỹ các hiện vật được phát hiện và trưng bày trong nhà trưng
bày ở khu di tích, ln đạt trong lồng kính tránh bụi bẩn và lau chùi nhà trưng bày
thường xuyên
Về khai thác du lịch:
- Tăng cường quảng bá hình ảnh hỉnh ảnh tháp cổ Vĩnh Hưng trên các webside của
tỉnh, trên các diễn đàn du lịch, các fanpage nổi tiềng về du lịch trên facebook,... để cho


14

mọi người có thể biết đến nơi đây nhiều hơn.
- Xây dựng các tour du lịch tìm hiểu về nền văn hóa Ĩc Eo gắn với hình ảnh tháp cổ
Vĩnh Hưng, xây dựng nội dung thuyết minh sinh động để thu hút khách du lịch
- Chủ trương thực hiện tốt các cơng tác bảo tồn di tích đã để phát huy được những
giá trị du lịch của di tích, vì nếu chỉ khai thác mà khơng bảo tồn thì sẽ dẫn đến việc khai
thác du lịch không bền vững.
4.4. Đối với Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao
Văn Lầu
Về bảo tồn di tích:
- Lập kế hoạch trùng du khu di tích theo định kỳ, lập đội bảo vệ các hạng phục quan
trọng của di tích như cổng vào, khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền
cải lương Nam Bộ, khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân khấu ngoài trời,.....

- Thường xuyên quét dọn, loại bỏ các tác nhân có thể gây hại cho các hạng mục
ngồi trời như tượng đài ống tre – cây đàn kìm, khu cơng viên 12 bức tượng đàn... ngồi
ra phải thường xuyên kiểm tra, lập đội sơn để bảo vệ các bức phù điêu được đặt rải rác
xung quanh di tích.
- Đối với hai nhà trưng bày, thường xuyên lau dọn để không bị bụi bẩn, giữ kỹ những
kỷ vật quan trọng như cây đờn cò của giáo sư Trần Văn Khê; cây đàn guitar phím lõm
của nhạc sĩ ưu tú Văn Giỏi sử dụng từ năm 1976, cây đàn guitar phím lõm của ơng Hai
Ngưu mà nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã mượn khi đến Sài Gòn vào năm 1963; ngoài ra ở nhà
trưng bày thứ hai, phải lau dọn bức tượng sáp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và ln hương
khói bàn thờ của ơng.
- Cần ưu tiên, dự trữ nguồn vốn trùng tu khu lưu niệm nếu có yếu tố xâm hại bất ngờ.
- Bên cạnh đó cần tuyên truyển, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo
tồn di tích, nhất là những người dân sống xung quanh để họ khơng làm tổn hại đến nó.
Bên cạnh đó phải có biện pháp phạt nặng tay đối với những cá nhân, tổ chức làm tổn hại
đến khu lưu niệm.
Về khai thác du lịch:
- Xây dựng các tour du lịch gắn với nhạc sĩ Cao Văn Lầu như tour tham quan Nhà
hát Cao Văn Lầu - Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn
Lầu. Tổ chức tốt lễ hội Dạ cổ hồi lang (hay cịn gọi là Lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu) tại


15

khu lưu niệm để có thể kích cầu du lịch cũng như bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử một
cách tốt nhất.
- Thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến quảng bá hình ảnh nghệ thuật Đờn Ca Tài
Tử Nam Bộ và khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại các thị trường truyền thống, thị
trường tiềm năng trong và ngoài nước, kết hợp kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch
trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu.
- Định hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế là Trung Quốc, các nước

Đông Nam Á, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đối với thị trường nội địa,
tập trung vào đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, Tết Nguyên đán, du lịch
kết hợp tâm linh và lễ hội… Tăng cường các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước để
quảng bá về Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Khu lưu niệm, đặc biệt là đội ngũ
thuyết minh viên, nghệ nhân câu lạc bộ đờn ca tài tử, tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ và phát triển du lịch Khu lưu niệm; tăng cường đầu tư cho hoạt động phát
triển du lịch; hoàn thiện xây dựng bộ ấn phẩm quảng bá du lịch Khu lưu niệm Nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
- Chủ trương thực hiện tốt các cơng tác bảo tồn di tích đã để phát huy được những
giá trị du lịch của di tích, vì nếu chỉ khai thác mà khơng bảo tồn thì sẽ dẫn đến việc khai
thác du lịch khơng bền vững.
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói, tỉnh Bạc Liêu là một địa phương rất nổi tiếng về nhiều thứ: về nghề làm
muối, cánh đồng quạt gió, nơi thờ Mẹ Nam Hải và Mẹ Đông Hải, chợ Bạc Liêu, cái nôi
của nghệ thuật cải lương và Đờn ca tài tử Nam Bộ... Và bên cạnh đó, Bạc Liêu cịn sở
hữu cho mình nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng với 51 di tích đã
đươc cơ quan có thẩm quyền xếp hạng, trong đó nổi bật hơn hết là Căn cứ Cái Chanh,
Di tích lịch sử Nọc Nạng, Tháp Vĩnh Hưng và Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử
Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Qua việc tìm hiểu những di tích đó, chúng ta nên rút
ra được những giải pháp khai thác và bảo tồn để hướng đến việc phát triển du lịch ở địa
phương mộ cách bền vững, từ đó mới góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế ngày một
đi lên của tỉnh nhà.


16

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] Bạc Liêu Online. (2021). Bạc Liêu có thêm 3 di tích cấp tỉnh. Được truy xuất từ:
/>ngày truy cập: 15/11/2021.

[2] Hoàng Văn Thành. (2014). Giáo trình Văn hóa du lịch. NXB Chính trị Quốc gia –
Sự thật.
[3] Hồng Điệp. (2019). Tháp cổ nghìn năm bí ẩn. Được truy xuất từ:
ngày truy
cập: 28/12/2021.
[4] Huỳnh Biển. (2021). Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao
Văn Lầu: Du lịch OCOP 4 sao đầu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Được truy
xuất từ: ngày truy cập: 28/12/2021.
[5] Hữu Nghĩa. (2021). Khúc bi hùng ca mang tên Nọc Nạng. Được truy xuất từ:
ngày truy cập: 20/11/2021.
[6] Khánh Chi. (2021). Căn cứ Cái Chanh, tỉnh Bạc Liêu. Được truy xuất từ:
ngày truy cập: 15/11/2021.
[7] Minh Khánh. (2018). Tìm hiểu khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người khai sinh
ra Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ. Được truy xuất từ: />
ngày

truy cập: 28/12/2021.
[8] Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa. (2020). Địa lý du lịch – Cơ sở lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam.
[9] Nguyễn Quốc. (2021). Căn cứ Cái Chanh: Niềm vinh dự tự hào của Đảng bộ và
quân dân tỉnh Bạc Liêu. Được truy xuất từ: ngày truy cập: 15/11/2021.
[10] Nguyễn Vũ Thành Đạt, Trọng Chính, Lê Minh. (2015). Thăm Di tích đồng Nọc
Nạng. Được truy xuất từ: />

17

nang/192571.html, ngày truy cập: 20/11/2021.
[11] Phương Anh. (2016). Tháp cổ Vĩnh Hưng: Giá trị văn hóa - lịch sử - du lịch. Được
truy xuất từ: ngày truy cập: 28/12/2021.
[12] Tấn Đức, Chí Đức, Minh Quốc. (2012). Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng. Được truy xuất

từ: ngày truy cập: 20/11/2021
[13] Tuyết Loan. (2021). Thêm 8 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia. Được truy
xuất từ: ngày truy cập: 28/12/2021.
[14] Thanh Hiền. (2020). Thăm khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Được truy xuất
từ: ngày truy cập:
28/12/2021.
[15] Trọng Duy. (2021). Căn cứ Cái Chanh đón nhận Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Được truy xuất từ: ngày truy cập: 15/11/2021.



×