Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.69 KB, 17 trang )

Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn
hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa
trong hoạt động du lịch


Đỗ Phương Quyên


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn : TS. Trần Thúy Anh
Năm bảo vệ: 2014
123 tr .

Abstract. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các thuật ngữ và các cơ sở lý luận về vấn
đề bảo tồn, bảo tồn văn hóa trong du lịch; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch
gắn với bảo tồn di tích trong nước và một số nước trên thế giới; tham khảo những đề
tài nghiên cứu về du lịch và bảo tồn văn hóa của tác giả trong nước, các đề tài nghiên
cứu về du lịch trong tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở và bài học kinh nghiệm cho việc khai
thác du lịch và bảo tồn di tích tại tỉnh Khánh Hòa. Nhằm khẳng định tiểm năng phát
triển du lịch văn hóa, luận văn đã tập trung giới thiệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện
lịch sử - xã hội, hệ thống di tích tiêu biểu của Khánh Hòa.Để có cái nhìn tổng quan về
hoạt động du lịch tỉnh Khánh Hòa, luận văn đã thu thập và xử lý số liệu, tài liệu và
khảo sát thực địa từ các cơ quan ban ngành quản lý du lịch, các cơ sở kinh doanh du
lịch, khách du lịch, chính quyền địa phương và cư dân địa phương. Kết quả đã làm rõ
về các vấn đề: thực tế hoạt động du lịch Khánh Hòa, thực trạng khai thác và bảo tồn di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn
đã nêu lên vai trò của hoạt động du lịch trong bảo tồn và phát huy di tích. Căn cứ vào
thực trạng hoạt động du lịch, khảo sát thực tế tiềm năng di tích và định hướng phát
triển du lịch của tỉnh, kết hợp với cơ sở lý luận khoa học, luận văn đã đề xuất 08 giải
pháp góp phần phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa và danh lam


thắng canh ở Khánh Hòa như sau: (1) Giải pháp về chính sách nhà nước trong tổ chức
quản lý gắn với bảo tồn; (2) Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật gắn
với bảo tồn; (3) Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn; (4) Giải
pháp về khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn; (5) Giải pháp về đào tạo nhân lực
du lịch gắn với bảo tồn; (6) Giải pháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với
bảo tồn; (7) Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn; (8) Giải pháp
về vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân địa phương trong bảo tồn.
Keywords.Phát triển Du lịch; Hoạt động du lịch; Di tích lịch sử; Khánh Hòa; Du lịch
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo, nếu có sự hoạt động của
ngành kinh tế du lịch đều khai thác dựa trên hai nguồn tài nguyên là: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên được phát triển
thành sản phẩm du lịch nhờ vào sự kỳ vĩ, độc đáo và duy nhất của chúng, nhưng những
tài nguyên này thường ít có khả năng phát triển thêm theo thời gian; trái lại dễ bị hao
mòn hoặc suy thoái do sự biến đổi của thiên nhiên cũng như quá trình khai thác của
con người. Tài nguyên du lịch nhân văn thường dồi dào hơn về số lượng và cũng rất đa
dạng, nó tồn tại và phát triển cùng với hoạt động của con người. Tính đa dạng của tài
nguyên du lịch nhân văn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các cá nhân, các cộng đồng,
các dân tộc và các quốc gia với nhau; bên cạnh đó là khả năng biến đổi của tài nguyên
du lịch nhân văn theo thời gian, theo những chuẩn mực mới của từng thời đại, từng xã
hội, qua tiếp xúc giao thoa. Chính sự khác biệt và khả năng tự lớn lên của tài nguyên
nhân văn đã giúp nó trở thành nguồn vốn quý giá cho phát triển du lịch. Do đó, cần có
sự quan tâm đặc biệt đối với nguồn tài nguyên này.
Ngành Du lịch ở Việt Nam đến nay khá phát triển và có vị trí tốt trên bản đồ du
lịch thế giới, Việt Nam hấp dẫn khách du lịch quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp của thiên
nhiên mà còn do yếu tố văn hóa, với nhiều di sản văn hóa được Unesco công nhận.
Tuy nhiên, sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc bảo tồn các cổ tích đã
tiến hành từ trước đó, trong sắc lệnh 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 nêu rõ: “Xét rằng
việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”, Nghị

quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu: “văn hoá là nền tảng của xã hội, là mục tiêu, động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế”, Nghị quyết cũng xác định 10 nhiệm vụ để xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ
thứ tư chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức
coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân
gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và
giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”, ngày 18 tháng 12
năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2406/QĐ-TTg: Ban hành “Danh
mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015”, trong đó có văn hóa.
Điều này khẳng định khai thác và bảo tồn văn hóa trong phát triển kinh tế không chỉ là
mối quan tâm của ngành du lịch mà là vấn đề Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng.
Nhìn chung, vấn đề khai thác các DTLSVH và DLTC trong du lịch, cũng như
vấn đề bảo tồn DTLSVH, DLTC trong du lịch ở các địa phương hiện còn nhiều bất
cập: khai thác quá mức, khai thác không hiệu quả; bên cạnh đó, cũng còn không ít
những quan niệm sai lầm về bảo tồn. Đầu tư cho tài nguyên du lịch nhân văn về cơ
chế, tài chính chưa được thỏa đáng do đó có nhiều DT sau khi được xếp hạng tiếp tục
trong tình trạng hoang hóa, không có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản để tham
gia vào sự phát triển của địa phương; nhiều di sản phi vật thể chưa được chăm lo gìn
giữ truyền dạy, phục hồi nên đứng trước nguy cơ bị mai một. Một số nơi DT bị lấn
chiếm, hoặc cho phép xây dựng nhiều lều quán dịch vụ nhếch nhác làm mất cảnh quan
chung của điểm du lịch, các vấn đề về ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực DT.
Có những DT được trùng tu, tôn tạo theo hướng làm mới đã đánh mất giá trị thực tế và
giảm sức hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Bảo vệ, tôn
tạo DTLSVH và DLTC phải nhằm mục đích giới thiệu đến với công chúng, tuy nhiên
hiện nay việc chuẩn bị nội dung giới thiệu về các giá trị văn hóa cho khách du lịch vẫn
còn nhiều bất cập. Có nhiều bản giới thiệu thay vì diễn giải, phân tích thì lại nặng về
phần ca ngợi chung chung, khi giới thiệu về danh thắng nổi tiếng chỉ tập trung vào yếu
tố huyền thoại với những chuyện kể mang sắc màu cổ tích mà quên đi nhiệm vụ cung
cấp những thông tin mang tính khoa học về quá trình kiến tạo địa chất, niên đại…

Những bản giới thiệu này thường không đem lại sự hài lòng cho du khách, không giúp
nâng cao ý thức bảo vệ di sản từ phía du khách và cộng đồng.
Với sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên cùng kho tàng DTLSVH và DLTC tuyệt
đẹp đã đem đến cho Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha
Trang – Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch – dịch vụ lớn
của cả nước.
Tuy nhiên trong những năm qua việc phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa còn
tồn tại một số bất cập. Đó là hoạt động du lịch mới chỉ tập trung khai thác nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên như: biển, đảo, các rạn san hô, nguồn suối khoáng, bùn
khoáng. Việc khai thác nguồn tài nguyên thế mạnh này đã đem lại cho tỉnh Khánh Hòa
những thuận lợi nhất định trong quá trình phát triển du lịch nhưng cũng kéo theo một
số hệ quả tiêu cực. Do khai thác quá mức nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên; kèm theo
là các hoạt động như: xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ du lịch
đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên có nguy cơ bị ô nhiễm,
các hệ sinh thái biển tại khu vực các đảo, rạn san hô đứng trước nguy cơ bị suy thoái
hoặc huỷ diệt do hoạt động du lịch.
Trong khi đó với lịch sử hơn 350 năm khai phá và phát triển, Khánh Hoà là
mảnh đất giàu tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như: các công trình kiến trúc,
các phong tục tập quán, các tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công,
văn hóa ẩm thực; nhiều DT và danh thắng đang được khai thác khá hiệu quả như Tháp
Bà Ponagar, chùa Long Sơn, Hòn Chồng, vịnh Nha Trang, Đầm Nha Phu… Tuy nhiên
hoạt động du lịch gần đây gây ra một số tác động tiêu cực đến giá trị của DT và danh
thắng. Nếu tỉnh thực hiện tốt công tác nghiên cứu, bảo tồn kết hợp với khai thác nguồn
tài nguyên du lịch văn hóa này không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội địa phương mà nó còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá quí báu, đem
lại sự phát triển bền vững cho ngành du lịch của tỉnh nói riêng và cho cộng đồng nói
chung. Hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện về vấn đề này. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy các di tích
lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch” để nghiên

cứu. Bản thân tác giả luận văn là người đang sinh sống tại tỉnh Khánh Hoà và công tác
trong ngành du lịch nên có những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu, thực hiện
đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa gắn với việc bảo tồn
DTLSVH và DLTC tỉnh Khánh Hòa.
- Nội dung:
Đề tài hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động du lịch và bảo tồn tài
nguyên du lịch nhân văn. Nghiên cứu thực tế khai thác du lịch gắn với bảo tồn các
DTLSVH và DLTC tại tỉnh Khánh Hòa, từ đó đánh giá để rút ra những nhược điểm và
đề xuất giải pháp điều chỉnh hợp lý hơn, góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Khánh Hòa.
Những nghiên cứu trong luận văn cũng tập trung tìm kiếm và nêu lên các
phương pháp giữ gìn và phát huy giá trị của các DTLSVH và DLTC, góp phần bảo tồn
văn hóa trong kinh doanh du lịch.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi ngành du lịch Việt Nam ra đời cho đến nay các công trình nghiên cứu về
khai thác di sản trong du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Một số công trình nghiên
cứu có giá trị liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện như:
- Trong cuốn “Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác giả
Nguyễn Thị Chiến đã nêu quan điểm: yêu cầu cao nhất của phát triển du lịch là phát
triển bền vững và phân tích cách phát triển du lịch bền vững theo hướng nhấn mạnh
yếu tố văn hóa;
- Trong “Giáo trình Quản lý di sản với phát triển du lịch bền vững” của Lê Hồng
Lý chủ biên. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về du lịch bền vững;
- Theo Nguyễn Thị Minh Lý trong cuốn “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể -
Quá trình nhận thức và bài học thực tiễn”. Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể, khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của
cộng đồng về giá trị di sản;
- Trong “Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị” tác giả Doãn Minh

Khôi đã phân tích mối liên hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển không gian đô thị, đồng
thời nêu lên kinh nghiệm của một số nước đã tiến hành quy hoạch đô thị theo quan
điểm tạo ra sự hài hòa giữa kiến trúc mới và kiến trúc cũ. Tác giả cũng khảng định cần
phải làm cho các công trình DT gần gũi và rộng mở hơn đối với các hoạt động đô thị ở
Việt Nam.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án về bảo tồn di sản và phát
triển du lịch được tiến hành ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; tiêu biểu là công trình: Quảng Nam và hành trình
bảo tồn các di sản văn hóa (Mỹ Châu), Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du lịch:
Góc nhìn từ cố đô Huế (Tổng cục du lịch). Các công trình cho thấy nhận thức và hành
động thực tiễn của Nhà nước về vấn đề bảo tồn di sản và phát triển du lịch.
Năm 2005, Tổng cục Du lịch phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về
“Chủ trương và giải pháp để bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị các di sản văn hóa
phục vụ phát triển du lịch” đã xây dựng các nhóm giải pháp chung để bảo tồn và phát
huy di sản phục vụ du lịch.
Một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các cuộc hội
thảo về du lịch của Việt Nam như: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
phục vụ phát triển du lịch thủ đô (Bùi Thanh Thủy, Tạp chí nghiên cứu văn hóa
Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội), Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên
nhiên thế giới phục vụ phát triển ở nước ta (Nguyễn Quốc Hùng, Cục di sản văn
hóa)…
Từ cuối thế kỷ XX những cảnh đẹp và văn hóa Khánh Hòa đã được nhiều nhà
nghiên cứu tìm hiểu và viết thành tác phẩm có giá trị về mặt khoa học, tiêu biểu là các
tác giả như: Quách Tấn, Nguyễn Văn Khánh, Ngô Văn Doanh, Vũ Ngọc Phương,
Nguyễn Công Bằng. Nhưng hầu hết mới đi vào nghiên cứu về giá trị văn hóa, lịch sử
tiêu biểu và miêu tả một số danh thắng của tỉnh Khánh Hòa.
Trong những năm qua có một số công trình nghiên cứu về du lịch của Khánh
Hòa, nhưng chỉ dừng lại ở các luận văn thạc sĩ chủ yếu nghiên cứu về: môi trường tự
nhiên, môi trường kinh doanh từ đó đưa ra các định hướng và chiến lược cho phát
triển ngành du lịch của tỉnh nói chung. Tiêu biểu như: Thu hút vốn đầu tư phát

triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 (Võ Văn Cần, 2008), Các giải pháp phát
triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 (Phan Xuân Hòa, 2011), Du lịch
Khánh Hòa: tiềm năng, thực trạng và giải pháp (Thân Trọng Thụy, 2012).
Năm 2010 có luận văn thạc sĩ với chủ đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa tháp Bà Pô Nagar của tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm, nhưng đi sâu nghiên
cứu về vấn đề quản lý DT và lễ hội ở DT tháp Bà để từ đó đặt ra giải pháp giữ gìn và
khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa, lịch sử của DT này.
Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về bảo tồn di sản và phát triển
du lịch của các tác giả nêu trên sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả luận văn vận
dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình. Đề tài “Bảo tồn và phát huy các di tích
lịch sử - văn hóa - danh thắng tỉnh Khánh Hòa trong hoạt động du lịch” là đề tài
đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi của tỉnh Khánh Hòa như một công
trình độc lập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động khai thác du lịch tại các DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa.
- Công tác bảo tồn DTLSVH và DLTC ở Khánh Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tiềm năng DTLSVH và DLTC phục vụ
cho việc phát triển du lịch và công tác bảo tồn tài nguyên này từ hoạt động du lịch.
Về phạm vi không gian: nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa, tập trung vào các địa
phương có DTLSVH và DLTC cấp quốc gia là thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa,
huyện Vạn Ninh, huyện Diên Khánh.
Về phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu tài liệu: đề tài tập trung thu thập, phân tích thông tin chủ
yếu từ năm 2008 đến tháng 6/2013.
+ Thời gian nghiên cứu thực địa: từ tháng 8/2012 đến tháng 10/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau: Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, TTQLDT và DLTC tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện
tỉnh, Internet, báo và tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, sách, giáo trình, văn bản
pháp luật (Luật du lịch, Luật di sản…), Văn bản của tỉnh Khánh Hòa về du lịch và vấn
đề bảo tồn DT… tác giả đã có được một hệ thống tài liệu toàn diện về chủ đề nghiên
cứu và là dữ liệu phục vụ cho phân tích, dẫn luận tại chương 1 và chương 2.
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tác giả chọn lọc, tổng
hợp, phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm
mục đích nghiên cứu của luận văn.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình liên quan của các tác giả đi
trước, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với những tài liệu thu được trên thực
địa, rút ra những điểm chung.
5.2. Phương pháp quan sát
Thông qua những chuyến điền dã tại các KDL, điểm du lịch, nơi có tài nguyên
du lịch nhân văn đa dạng sẽ là cơ sở cơ bản để đánh giá được thực tế tình hình phát
triển cũng như những tiềm năng của lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. Từ đó, cho
phép tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện đối chiếu, bổ
sung các thông tin cần thiết, cũng như thẩm nhận được giá trị của tiềm năng du lịch,
hiểu được những khía cạnh khác nhau của thực tế, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
Các chuyến điền dã gồm:
Đợt 1: 4/8/2012 – 6/8/2012
Đợt 2: 10/4/2013 – 12/4/2013
Đợt 3: 28/4/2013 – 2/5/2013
Đợt 4: 2/9/2013 – 8/9/2013
Đợt 5: 22/9/2013 – 29/9/2013
Đợt 6: 1/10/2013 – 4/10/2013
5.3. Phương pháp điều tra
5.3.1. Phương pháp bảng hỏi
Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể những yêu
cầu của hoạt động điều tra.

Bảng hỏi được thiết kế dành cho khách du lịch (khách du lịch quốc tế và nội
địa) đi du lịch Nha Trang, số lượng gồm 220 bản trong đó 160 bản điều tra khách du
lịch nội địa, 60 bản điều tra khách du lịch quốc tế nhằm nghiên cứu về ba vấn đề:
Một là, đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa
Hai là, cảm nhận của du khách về hình ảnh điểm đến sau khi tham quan
Ba là, đánh giá, góp ý về vấn đề khai thác và bảo tồn di tích tại Khánh Hòa
Bảng hỏi được điều tra tại Khánh Hòa từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2013.
5.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập các thông tin
mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi chưa đáp ứng
được. Phương pháp này được áp dụng đối với cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý
về du lịch, Ban quản lý DT địa phương, doanh nghiệp du lịch, du khách. Mỗi đối
tượng được phỏng vấn theo những tiêu chí phù hợp với mục đích điều tra.
Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành như sau:
Hai cuộc phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh là
cuộc phỏng vấn đối với ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở VHTT và DL và bà
Phan Thanh Trúc, Phó Giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Khánh Hòa.
Bảy cuộc phỏng vấn ban quản lý các di tích là: Quỳnh phủ hội quán, Đình
Phương Sài, Đình Lư Cấm, miếu Thiên Hậu thánh mẫu Hải Nam, Am chúa, văn miếu
Diên Khánh, miếu Trịnh Phong.
Hai mươi cuộc phỏng vấn người dân địa phương ở thị trấn Diên Khánh, thị xã
Ninh Hòa, thành phố Nha Trang.
Phỏng vấn đại diện các doanh nghiệp lữ hành: Nha Trang Trẻ, Á Châu, Sao
Biển, Long Phú, Sanest.
Phương pháp này được tiến hành từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013
5.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp quan trọng được vận dụng thông qua
việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nhà nghiên cứu
trong vấn đề khai thác và bảo tồn giá trị văn hoá trong hoạt động du lịch tỉnh nhà từ

các cơ quan: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, TTQLDT và danh thắng tỉnh Khánh
Hòa, cán bộ quản lý tại khu du lịch, điểm du lịch trong tỉnh.
5.5. Phương pháp bản đồ
Luận văn có sử dụng các bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế để nhận định vai trò
của du lịch trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
Sử dụng bản đồ du lịch xác định phạm vi phân bổ của tài nguyên du lịch nhân
văn, hỗ trợ cho công tác khảo sát thực tế, trên cơ sở này đề xuất các phương án nối kết
các điểm có khả năng khai thác du lịch thành tuyến du lịch mới, góp phần đa dạng sản
phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa.
5.6. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình lựa chọn, sắp xếp dữ liệu,
thông tin từ nguồn sơ cấp và thứ cấp nhằm định lượng chính xác phục vụ cho mục đích
nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm có cái nhìn
tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng một số công cụ hỗ trợ phân tích
và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL, SPSS.
Phương pháp này được tiến hành từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2013.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần khẳng định giá trị văn hóa nổi bật qua các DTLSVH và DLTC tỉnh
Khánh Hòa, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch định hướng sản
phẩm du lịch mới nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa; đồng
thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di sản trong tỉnh nhằm hoạch định
những chủ trương, giải pháp bảo tồn phù hợp.
Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn DTLSVH và
DLTC Khánh Hòa nhằm khai thác hiệu quả và bền vững di sản văn hóa của tỉnh.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn gồm 3 chương :
Chương 1: Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của
tỉnh Khánh Hòa và vấn đề bảo tồn
Chương 2. Thực trạng khai thác và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa - danh

thắng ở Khánh Hòa trong hoạt động du lịch
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các di
tích lịch sử - văn hóa - danh thắng ở Khánh Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thời đại, Hà Nội.
2. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn
hoá trong du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết Trung
ương V khóa VIII về văn hóa.
4. Nguyễn Công Bằng (2005), Tháp Bà Nha Trang, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
5. Nguyễn Công Bằng (2007), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa,
Sở Văn hóa - Thông tin Khánh Hòa, Khánh Hòa.
6. Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Phiên
họp lần thứ 32 của Đại hội đồng, từ ngày 29/9 đến 17/10/ 2003, Paris.
7. Lê Đình Chi (1998), Lễ hội Tháp Bà Nha Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
8. Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc "Tăng cường công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa".
9. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1, Hà Nội.
11. Ngô Văn Doanh (2005), "Pônagar: Tòa tháp chính và trục "thần đạo" của khu
đền", Nghiên cứu Đông Nam Á, 4(73), tr.60-66.
12. Ngô Văn Doanh (2007), "Những kiến trúc nhà cột tháp Bà Pônagar và khu
Phật viện Đồng Dương", Thông tin Di sản - Di tích Quảng Nam, 19, tr.4-13.
13. Ngô Văn Doanh (2009), Tháp Bà Thiên Y A Na - Hành trình của một nữ
thần, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
14. Ngô Văn Doanh (2011), Thờ Thiên Y A Na - Nét đặc trưng văn hóa truyền

thống của vùng biển duyên hải Khánh Hòa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn
hóa biển đảo ở Khánh Hòa, tr.156-163.
15. Kỳ Duyên, Đức Bốn (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà nội.
16. Địa chí Khánh Hòa (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), Bảo tồn di tích lịch sử -văn hoá, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Dương Đình Giám (2004), Việt Nam nơi chốn bình yên, Nxb Thanh Niên, Hà
Nội.
19. Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
20. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (1999), Văn hóa Phi vật thể Khánh Hòa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2001), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Diện mạo văn hóa Khánh Hòa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa
truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
25. Doãn Minh Khôi (2010), "Bảo tồn di tích trong phát triển không gian đô thị",
Di sản văn hóa, 2(31), tr.102-103.
26. Đỗ Long (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
27. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng
dẫn thi hành (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh (2001), Tài nguyên và môi
trường du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
30. Lê Hồng Lý (chủ biên), Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa với phát triển du

lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Minh Lý (2010), "Bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể - Quá trình
nhận thức và bài học thực tiễn", Di sản văn hóa, 1(30), tr.42-45.
32. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND ngày 02/02/2007 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
33. Vũ Ngọc Phương (2004), Khánh Hòa – Nha Trang, một tiềm năng, một hiện
thực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Lương Hồng Quang, Lê Thị Hiền, Phạm Bích Huyền, Nguyễn Lâm Tuấn Anh
(2010), Giáo trình Chính sách Văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
35. Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí (5
tập, tái bản lần 2), Nxb Thuận Hóa, Huế.
36. Nguyễn Minh Sang (2010), "Về nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát
triển đền tháp Chămpa", Di sản văn hóa, 3(32), tr.98-101.
37. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
38. Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Khánh Hòa (2007), Khánh Hòa địa chỉ văn hóa
và danh thắng, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Khánh Hòa , Khánh Hòa.
39. Sở Văn hóa - Thông tin Khánh Hòa (2007), Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu
của Khánh Hòa, Sở Văn hóa - Thông tin Khánh Hòa, Khánh Hòa.
40. Phạm Côn Sơn (2006), Cẩm nang du lịch thành phố biển Nha Trang, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
41. Quách Tấn (2002) (tái bản), Xứ Trầm hương, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật
Khánh Hòa, Khánh Hòa.
42. Tổng cục du lịch Việt Nam (2010), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
43. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (chủ biên) (2006), Du lịch Việt Nam những điểm
đến, Nxb Thanh niên, thành phố Hồ Chí Minh.
44. Nguyễn Đình Tư (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

45. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
46. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, thành phố
Hồ Chí Minh.
47. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
48. Hải Trang (chủ biên) (1998), Nha Trang - Khánh Hoà, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
49. Trung tâm Thông tin Cổ động Khánh Hòa (1989), Đất nước - Con người
Khánh Hòa, Xí nghiệp in Quận 4, Tp Hồ Chí Minh.
50. Trung tâm Quản lý di tích và Danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa (2011),
Khánh Hòa - Di tích và Danh thắng tiêu biểu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa.
51. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5(1998), Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb Sự thật, Hà Nội.
53. Trần Bá Việt (chủ biên) (2007), Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây dựng, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.
54. Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
55. V.I. Lê-nin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátcơva.
56. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội.
57. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo dục,
Hà Nội.
58. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2004), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.

Website
59. Mỹ Châu, Quảng Nam và hành trình bảo tồn các di sản văn hóa, VCCI


60. Hồng Mai, Du lịch nâng tầm di sản, Khoa Việt Nam học, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=328
61. Nguyễn Quốc Hùng, Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên nhiên
thế giới phục vụ phát triển ở nước ta, Cục di sản văn hóa,

62. Bùi Thanh Thủy, Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ
phát triển du lịch thủ đô, Tạp chí nghiên cứu văn hóa Trường ĐH Văn Hóa
Hà Nội,
huc.edu.vn/vi/spct/id59/BAO-TON-VA-PHAT-HUY-GIA-TRI DI TICH
LICH-SU VAN-HOA-PHUC-VU-PHAT-TRIEN-DU-LICH-THU-DO
63. Tổng cục du lịch, Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du lịch: Góc nhìn từ
cố đô Huế,

64.
65.
66.
67.
68.

×