Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bước đầu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây kim tiền (zamioculcaszamifollia) (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
~~~~~***~~~~~

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH IN
VITRO CÂY KIM TIỀN (ZAMIOCULCAS ZAMIFOLIA)”

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
Khóa: 62
Ngành: Cơng nghệ sinh học
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ LÂM HẢI

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu dưới đây do em thực hiện. Các số liệu
cũng như kết quả đạt được đều trung thực dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Lâm Hải.
Em xin cam đoan các thơng tin được trính dẫn đều ghi rõ nguồn gốc và mọi
sự giúp đỡ đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Ngọc

i




LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này,
ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ về nhiều
mặt của các thầy cô giáo, tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô, cán bộ nhân viên của
Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật – Khoa Công nghệ sinh học – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em trong q trình
thực tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lâm Hải,
cô đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình thực hiện và hồn
thành đề tài này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè luôn cổ vũ, động
viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................ vii
TÓM TẮT .......................................................................................................... viii
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ......................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu ........................................................................................................... 3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật.................................................................... 4
2.2. Đặc điểm thực vật học.................................................................................... 5
2.2.1. Thân, lá ........................................................................................................ 5
2.2.2. Rễ................................................................................................................. 6
2.2.3. Hoa .............................................................................................................. 7
2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh ..................................................................................... 8
2.2.5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc........................................................................ 10
2.2.6 Một số sâu, bệnh gây hại cho cây ............................................................. 11
2. 3 Tình hình nghiên cứu cây Kim Tiền trên thế giới và trong nước ................ 17
2.3.1 Tình hình cây nghiên cứu Kim Tiền trên thế giới...................................... 17
2.3.2 Tình hình cây nghiên cứu Kim Tiền trong nước........................................ 22
III. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 26
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................. 26

iii


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 26
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 26
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 26
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 26

3.2.1. Tạo mẫu sạch và nuôi cấy khởi động ........................................................ 26
3.2.2. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh callus thành
chồi. ............................................................................................................. 28
3.3. Điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 29
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 29
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 30
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 31
4.1. Tạo vật liệu khởi đầu .................................................................................... 31
4.2. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến sự nhân nhanh cây Kim
Tiền in vitro ................................................................................................. 34
4.2.1. Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến khả năng tạo callus cây Kim Tiền
in vitro ......................................................................................................... 35
4.2.2. Ảnh hưởng của BAP và 2.4-D đến tạo callus cây Kim Tiền in vitro ....... 39
4.3. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng tái sinh callus
thành chồi. ................................................................................................... 43
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 47
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 47
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 51

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả của giai đoạn khử trùng để nuôi cấy khởi động tạo vật liệu
ban đầu (sau 6 tuần nuôi cấy)...................................................................... 32
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của BAP và α-NAA đến tỉ lệ tạo callus và chồi cây Kim
Tiền in vitro (sau 6 tuần nuôi cấy) .............................................................. 36

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của BAP và 2.4-D đến khả năng tạo callus cây Kim Tiền
in vitro (Sau 6 tuần nuôi cấy)...................................................................40
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh callus thành chồi (Sau 11
tuần nuôi cấy) . ............................................................................................ 44

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cây Kim Tiền ........................................................................................... 2
Hình 2.1: Thân và lá của cây Kim Tiền ................................................................ 6
Hình 2.2: Rễ cây Kim Tiền ................................................................................... 7
Hình 2.3: Hoa cây Kim Tiền ................................................................................. 8
Hình 2.4: Cây Kim Tiền bị vàng lá do thừa nước ............................................... 12
Hình 2.5: Cây Kim Tiền bị cháy nắng ................................................................ 13
Hình 2.6:Cây Kim Tiền bị thiếu nước nên vàng lá ............................................. 14
Hình 2.7: Cây Kim Tiền bị thối rễ ...................................................................... 15
Hình 2.8: Cây Kim Tiền bị rệp tấn cơng ............................................................. 16
Hình 2.9: Rệp trắng bám ở mặt dưới của lá cây Kim Tiền ................................. 17
Hình 4.1: Lá cây Kim Tiền được nuôi cấy khởi động sau 6 tuần ....................... 32
Hình 4.2: Callus được hình thành trong mơi trường bổ sung BAP và α-NAA (sau
6 tuần nuôi cấy) ........................................................................................... 37
Hình 4.3: Callus cây Kim Tiền in vitro được hình thành trong mơi trường bổ
sung BAP và 2,4-D (Sau 6 tuần ni cấy). ................................................. 41
Hình 4.4: Chồi Kim Tiền in vitro trên mơi trường có bổ sung BAP (sau 11 tuần
nuôi cấy)......................................................................................................45

vi



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ - KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CT

Công thức

2

ĐC

Đối chứng

3

MS

Môi trường Murashige và Skoog - 1962

4

BAP


Benzyl amino purine

5

IBA

3-Indolebutyric acid

6

IAA

3-Indoleacetic acid

7

2,4-D

8

α-NAA

α- Napthalene aceticacid

9

CV%

Sai số thí nghiệm


10

LSD (5%)

Độ lệch tiêu chuẩn mức nghĩa 5%

2,4-Dichlorophenoxyacetic acid

vii


TĨM TẮT
Cây Kim Tiền (Zamioculcas zamiifolia) là một lồi cây cảnh dễ trồng trong
nhà, có bụi lá xanh mướt, phát triển tốt nơi ánh sáng thấp, không cần tưới nước
thường xun và có khả năng thanh lọc khơng khí, loại bỏ khói bụi, khí độc.
Cây khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, có giá trị kinh tế cao và cịn có ý nghĩa trong
thủy. Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra mơi trường tạo callus và tạo chồi tối ưu
cho cây Kim Tiền. Môi trường tốt nhất để tạo callus là: ½ MS + 0,2 mg/L BAP
+ 5,0 mg/L 2,4-D + 7,0 g/L agar + 20 g/L đường, pH=5,8. Mơi trường thích hợp
nhất để tái sinh callus thành chồi cây Kim Tiền là: ½ MS + 2,0 mg/L BAP + 7,0
g/L agar + 40 g/L đường, pH=5,8 cho hệ số nhân chồi là: 1,56 (chồi/mẫu), chồi
to, khỏe.

viii


I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Kim Tiền là một lồi cây cảnh dễ trồng trong nhà, có bụi lá xanh
mướt, phát triển tốt nơi ánh sáng thấp, không cần tưới nước thường xun và có

khả năng thanh lọc khơng khí, loại bỏ khói bụi, khí độc. Nghiên cứu của các
chuyên gia thực vật, môi trường học ở đại học Copenhagen năm 2014 cho thấy,
Z. zamiifolia có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như
benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Trong môi trường sống tự
nhiên Z. zamiifolia quen với mùa khô dài, do đó chỉ cần tưới nước vừa phải. Z.
zamiifolia chứa một lượng nước cao bất thường 91% ở lá và 95% tại cuống lá
nên chúng có thể hồn tồn khơng cần được tưới nước trong 4 tháng.
Trong cuống và lá của cây Kim Tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat.
Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng
nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi ăn nhầm hoặc chạm phải phải dịch do cây
tiết ra rồi bơi lên mắt. Một thí nghiệm độc tính của cây Z. zamiifolia được tiến
hành vào năm 2015 bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Bergen (Na Uy). Theo
đó, các chuyên gia thử nghiệm chất chiết suất từ Z. zamiifolia trên tôm với liều
lượng 1 mg/ml khiến tơm bị chết. Các chun gia cho rằng, lồi cây này là mối
nguy hiểm tiềm tàng với gia đình có trẻ nhỏ.
Cây Kim Tiền cịn có ý nghĩa lớn trong phong thủy. Cây Kim Tiền giúp
mang đến tài lộc, may mắn, tiền tài, phú quý, giàu sang, sung túc, thịnh vượng
cho gia chủ. Khi cây Kim Tiền ra hoa chính là sự báo hiệu may mắn và thành
cơng đang đến. Màu hoa trắng tinh khôi tượng trưng cho sự nghiệp đến ngày
đơm hoa, kết trái, cuộc sống ngày càng sung túc đủ đầy, giúp cho ngôi nhà hoặc
nơi làm việc trở nên tươi sáng, sang trọng và xanh mát hơn.
Từ trước tới nay, cây Kim Tiền thường được nhân giống vơ tính bằng
cách giâm cành hoặc giâm lá. Tuy nhiên, phương pháp này có hệ số nhân thấp,

1


tốn thời gian do thời gian tái sinh chậm, không đáp ứng được nhu cầu về cây
giống cho thị trường. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô in
vitro là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất có thể khắc phục được

những vấn đề trên. Phương pháp ni cấy mơ có thể nhân nhanh, tạo ra số lượng
cây lớn, sạch bệnh từ một cây mẹ tạo ra hàng nghìn cây con có kích thước và
chất lượng đồng đều nhau. Mặt khác, cây con ổn định và đồng nhất về mặt di
truyền đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng và giảm giá
thành cây giống. Đây là phương pháp tiên tiến đã được áp dụng thành công trên
thế giới và Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng loạt cây trồng khác
nhau. Với những ưu điểm như vậy, nghiên cứu “Bước đầu xây dựng quy trình
nhân nhanh in vitro cây Kim Tiền (Zamioculcas zamiifolia)” được thực hiện
nhằm nghiên cứu quy trình nhân nhanh in vitro cây Kim Tiền với hệ số nhân
cao, quy trình dễ áp dụng để sản xuất số lượng lớn phục vụ tiêu dùng.

Hình 1: Cây Kim Tiền
( nguồn: cayvahoa.net)

2


1.2. Mục đích
-

Xác định mơi trường tạo callus và tái sinh chồi thích hợp.

-

Xác định được mơi trường nhân nhanh in vitro tối ưu.

1.3. Yêu cầu
- Xác định được ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng thuộc nhóm
cytokinin(BAP) đến khả năng tạo callus và tạo chồi.
- Xác định được ảnh hưởng của tổ hợp các chất điều tiết sinh trưởng

nhóm cytokinin và auxin (α-NAA, 2,4-D) đến khả năng tạo callus và tạo chồi .

3


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật
Zamioculcas là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy, chứa một loài
Zamioculcas zamiifolia. Đây là một loại cây lâu năm nhiệt đới có nguồn gốc ở
miền Đơng châu Phi, từ miền Nam Kenya đến Đông Bắc Nam Phi. Zamioculcas
được trồng làm cảnh, chủ yếu vì tán lá bóng đẹp, xanh và dễ chăm sóc. Các
vườn ươm Hà Lan bắt đầu nhân giống thương mại trên quy mô rộng của cây này
vào khoảng năm 1996. Lần đầu tiên cây Kim Tiền được mô tả là Caladium
zamiifolium bởi Loddiges vào năm 1829, được Heinrich Wilhelm Schott (nhà
thực vật học người Áo, nổi tiếng với cơng trình nghiên cứu về hợp chất aroid
trong các loài cây thuộc họ Ráy) chuyển sang chi mới Zamioculcas và được
Adolf Engler định danh là Zamioculcas zamiifolia.

Phân loại khoa học
Giới (regnum)

Plantae

Bộ (ordo)

Alismatales

Họ (familia)

Araceae


Chi (genus)

Zamioculcas

Loài (species)

Z. zamiifolia

Zamioculcas zamiifolia hay Cây Kim Tiền (tên gọi khác là: cây Kim Phát
Tài) là một lồi thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được (Lodd.)
Engl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1905. Tên thực vật được bắt nguồn từ sự
giống nhau của các tán lá với lồi cây thuộc chi Zamia và có họ hàng với chi
Colocasia, tên của cây xuất phát từ một từ culcas hoặc colcas trong một ngôn

4


ngữ cổ Trung Đông và được đặt tên là qolqas (tiếng Ả Rập Ai Cập: ‫قلقاس‬, IPA:
[ʔolˈʔæːs]) trong tiếng Ả Rập.
2.2. Đặc điểm thực vật học
2.2.1. Thân, lá
Cây Kim Tiền là một loại cây thân thảo cao tới 45–60 cm (17,7–23,6 in).
Thân cây mọc thẳng khá cứng cáp, bầu tròn ở gốc và thuôn nhỏ dài lên ngọn.
Trên mặt đất, cây khơng có thân chính mà mầm nảy mạnh và hình thành nhiều
thân nhỏ.
Lá Kim Tiền thuộc loại lá đơn, mọc đối xứng nhau, khá nhỏ, nhọn ở đầu
cuống lá ngắn và bề mặt xanh bóng. Lá thường có màu xanh, nhưng sẽ bị rụng
lá trong thời gian khô hạn để sống sót sau hạn hán do thân rễ lớn như củ khoai
tây có chức năng trữ nước cho đến khi lượng mưa tiếp tục.

Các lá hình lơng chim, dài 40–60 cm (15,7–23,6 in), với 6–8 cặp lá chét
dài 7–15 cm (2,8–5,9 in). Lá của chúng nhẵn, bóng và có màu xanh đậm. Phần
thân của những chiếc lá hình lơng chim này dày lên ở phía dưới. Lá cây Kim
Tiền chứa hàm lượng nước cao bất thường trong lá (91%) và cuống lá (95%) và
tuổi thọ trung bình của một lá là 6 tháng, do đó nó có thể tồn tại rất tốt trong
điều kiện ánh sáng yếu trong bốn tháng mà khơng có nước.

5


Hình 2.1: Thân và lá của cây Kim Tiền
( nguồn: vuoncayviet.com)
2.2.2. Rễ
Rễ cây Kim Tiền có màu vàng, nếu ngâm trong nước lâu ngày sẽ chuyển
sang màu trắng muốt. Rễ khá dài, chắc khỏe và kích thước lớn. Kim Tiền là cây
có rễ chùm, gốc cây có khi phình to thành củ. Cây sẽ mọc thành bụi sau một thời
gian ngắn.

6


Hình 2.2: Rễ cây Kim Tiền
(nguồn: chohoaviet.com)
2.2.3. Hoa
Những bơng hoa được tạo ra với màu vàng sáng đến nâu hoặc màu đồng,
dài 5–7 cm (2,0–2,8 in), một phần ẩn giữa các gốc lá; ra hoa từ giữa mùa hè đến
đầu mùa thu. Hoa gồm nhiều hoa tự trắng kết hợp thành hình thn trịn ở đầu,
có vỏ bọc màu xanh nhạt. Hoa Kim Tiền cực kỳ khó nở, cần chăm sóc kỹ lưỡng
thì mới nhú lên được.


7


Hình 2.3: Hoa cây Kim Tiền
(nguồn: cayxanhphongthuy.com.vn)
2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh
2.2.4.1. Đất
Kim Tiền cây dễ sống thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau nhưng
tốt nhất là đất màu mỡ, giàu mùn, tơi xốp và thoát nước nhanh. Chẳng hạn, kết
hợp pha trộn đất phù sa với 1/3 lượng trấu (tốt nhất là sử dụng trấu hun) và trộn
thêm xỉ than để cây kim tiền dễ dàng thoát nước. Ngồi ra, cần trộn thêm một ít
lân để kích thích sự ra rễ. Tuy nhiên, sau một thời gian trồng cây nên thường

8


xuyên bón thêm phân định kỳ 4 tuần/ 1 lần, sau 4-5 tháng nên thay đất hoặc xới
xáo cho đất được tơi xốp để cây được sinh trưởng tốt hơn.
2.2.4.2. Nước
Cây Kim Tiền mặc dù thuộc loại cây mọng nước nhưng khả năng chịu
hạn kém. Yêu cầu lượng nước tưới vừa phải, khơng cần q nhiều. Trung bình
cây đặt trong văn phòng chỉ nên tưới 1 lần/ tuần tránh tưới nhiều nước dễ gây
úng rễ, thối củ, mục nát thân cây gây chết cây. Tốt nhất nên dùng bình xịt lên lá,
thân, đất để toàn cây được tươi mát và ẩm. Nếu trồng trong phịng có điều hịa,
lượng nước tưới phải giảm đáng kể.
2.2.4.3. Ánh sáng
Kim Tiền thích nghi với điều kiện ánh sáng tốt, tránh ánh sáng mặt trời
trực tiếp, có thể phát triển bình thường trong điều kiện bóng râm. Khơng nên đặt
cây dưới ánh nắng trực tiếp và nên có lưới che để tránh nước mưa vào cây sẽ
gây hiện tượng cây bị thối và vàng lá, thậm chí gây chết cây.

2.2.4.4. Nhiệt độ
Kim Tiền là lồi cây chịu được nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ tối ưu là
nhiệt độ phòng từ 25-27 0C. Nếu nhiệt độ dưới 18 0C cây sẽ có hiện tượng rụng
lá và rơi vào trạng thái ngủ đông. Nếu nhiệt độ dưới 5 0C, Kim Tiền sẽ chết.
2.2.4.5. Độ ẩm
Cây phát triển tốt ở độ ẩm thấp lẫn độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp cho cây
sinh trưởng, phát triển trong khoảng 60%-70%.
2.2.4.6 pH

9


Cây phát triển trong phạm vi pH từ 5,8-7 và nó phát triển mạnh trong
đất chua đến hơi chua với pH từ 5,8-6,5.
2.2.5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc
2.2.5.1

Thời gian sinh trưởng và phát triển
Cây phát triển thành cây trưởng thành trong khoảng 6,5-7 tháng từ lúc

bắt đầu giâm hoặc tách bụi.
2.2.5.2

Chọn giống cây

Nên chọn những cây mập mạp, lá xanh tốt để dễ trồng và chăm sóc.
2.2.5.3

Kĩ thuật trồng


Cây Kim tiền có thể trồng theo phương pháp ni cấy mô, giâm bằng
cành hoặc giâm bằng lá. Khi nhân giống thời điểm thích hợp vào mùa xuân bằng
cách gieo hạt, tách bụi hoặc giâm lá thơng thường. Gieo hạt thì tỷ lệ sản xuất cây
con cao nhất nhưng rất khó thu được hạt của cây. Tách bụi cần nhiều thời gian
và chăm sóc tỉ mỉ. Đối với giâm lá, mặc dù lá có thể bị phân hủy thành phân hữu
cơ nhưng tỉ lệ phát triễn thành cây con rất cao. Khi giâm lá cần chú ý ủ ẩm gritty
và bón thêm 1 túi nhỏ polythene.
2.2.5.4

Kĩ thuật tưới nước

Cây Kim Tiền khi được đặt trong phòng chỉ cần tưới nước 1 lần/tuần. Tùy
vào chậu to hay bé thì tưới một lượng nước vừa đủ độ ẩm cho đất là được. Ví
dụ: với khóm Kim Tiền trồng trong chậu có kích thước miệng khoảng 40 50cm, chiều cao khoảng 60cm thì tưới nước khoảng 0,5-0,8 lít, nếu dùng bình
tưới nước trên thì nên xịt lên lá và tưới đều xung quanh gốc 1/3 hoặc 1/4 bình.
2.2.5.5

Vệ sinh lá

Vệ sinh lá cây Kim Tiền cũng rất quan trọng vì nó giúp cho lá quang hợp
tốt hơn trong môi trường thiếu sáng và giúp cho môi trường làm việc được sạch
sẽ hơn.Sử dụng khăn ướt nhẹ nhàng lau phần bụi bẩn bám vào lá, thân và cả

10


phần xung quanh chậu.Đối với những lá hoặc nhành lá bị vàng, thối hoặc héo
nên loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh lây lan sang các nhánh cây khác.
2.2.5.6


Phòng sâu, bệnh hại

Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây Kim Tiền tốt. Một số bệnh thường gặp
như: vàng lá, thối thân, thối rễ... đều có thể khắc phục bằng cách mang ra chỗ có
ánh sáng hoặc hạn chế tưới nước.
2.2.5.7 Cách bón phân cho cây
Khi thấy cây Kim Tiền có hiện tượng vàng lá cần xem xét các yếu tố ánh
sáng, nước và sau đó xem chế độ đất. Trung bình 1-2 tháng bón phân 1 lần,
lượng phân vừa đủ. Nên mua đúng chủng loại của phân bón cho cây cảnh (ở các
cửa hàng bán phân bón cho cây cảnh) đặc biệt phân chỉ dùng cho cây Kim Tiền
để bón cho cây, bón ít vào quanh gốc và cách gốc 10cm.
Lưu ý: Khơng bón với số lượng nhiều, mà nên bón dày lại số lần và ít một
và tuyệt đối phải cách gốc 5-10cm.
2.2.6 Một số sâu, bệnh gây hại cho cây
2.2.6.1 Vàng lá, rụng lá
Bệnh vàng lá hoặc lá rụng nhiều ở cây Kim Tiền có liên quan đến chế độ
tưới nước cho cây. Cây Kim Tiền thuộc dịng cây mọng nước, chịu hạn tốt, có
thể sống trong tình trạng thiếu nước vì vậy, cây khơng ưa mơi trường ẩm ướt.
Tưới quá nhiều nước hoặc để đất ngập nước sẽ dễ làm úng lá, vàng lá.

11


Hình 2.4: Cây Kim Tiền bị vàng lá do thừa nước
(nguồn: tinhdoanvinhphuc.vn)
Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu nước kéo dài lá cũng sẽ bị vàng và rụng để
cây có thể giảm tỷ lệ mất nước. Đồng thời, việc trồng cây ở môi trường ánh
nắng mạnh, gay gắt cũng khiến lá vàng hoặc cháy lá.
Để phân biệt được nguyên nhân khiến lá cây Kim Tiền bị vàng và rụng,
cần dựa vào điều kiện môi trường sống mà chúng được cung cấp hoặc có thể

quan sát qua biểu hiện của lá cây. Lá cây do thừa nước sẽ vàng đậm, mềm nhũn.
Lá cây bị thiếu nước vàng nhạt và hơi khô dần, rụng nhanh hơn. Lá cây khi cháy
nắng thường loang lổ từng mảng.

12


Hình 2.5: Cây Kim Tiền bị cháy nắng
(nguồn: tinhdoanvinhphuc.vn)
Khi biết được nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá ở cây Kim Tiền, có thể
khắc phục bằng những cách tương ứng sau.
Cây Kim Tiền bị thừa nước không chỉ úng lá mà cịn úng thân nếu tình
trạng diễn ra trong thời gian dài cần loại bỏ các lá đã úng, nhẹ nhàng lấy cả bầu
cây ra khỏi chậu, rũ sạch đất, trồng lại cây vào chậu bằng đất mới. Đảm bảo đất
trồng tơi, xốp, thoát nước tốt và hạn chế tưới nước cho cây.
Nếu cây Kim Tiền bị thiếu nước thì khắc phục bằng cách tưới nước cho
cây. Lưu ý là không tưới ngập một lần, cây dễ bị “sặc nước”, khơng kịp thích
nghi cần tưới lượng nước vừa phải, thời gian cách nhau (khoảng một ngày một
lần hoặc 2-3 ngày/ lần). Điều quan trọng hơn là không đem cây ra phơi nắng
ngay sau khi tưới nước hoặc tưới nước cho cây trong khi cây đang ở ngoài nắng.

13


Hình 2.6:Cây Kim Tiền bị thiếu nước nên vàng lá
(nguồn: baokhuyennong.com)
Ngoài ra, để tránh những bệnh thường gặp cần trồng cây trong điều kiện
thích hợp. Cây ưa ánh sáng nhẹ, ánh sáng khuếch tán và sống tốt dưới ánh đèn
huỳnh quang do đó nên trồng cây trong nhà hoặc nơi điều kiện ánh sáng vừa
phải.

2.2.6.2 Thối rễ, thối thân
Nếu lá cây chuyển sang màu vàng cùng lúc thân cây nghiêng xuống và
mùi khó chịu bốc lên từ đất khi đó cây Kim Tiền đã bị thối rễ. Nguyên nhân gây
ra tình trạng này do cây bị ngâm trong nước lâu ngày. Ở giai đoạn đầu bị thối
gốc, vẫn có thể khắc phục được bằng cách nhấc cây Kim Tiền lên khỏi mặt đất
và giải phóng rễ khỏi đất. Sau đó, cắt bỏ phần rễ bị thối, hoặc có thể cắt hết hoàn

14


tồn bộ rễ, nhánh cây có thể mọc rễ lại ngay sau 1 thời gian ngắn. Thay đất cũ
bằng đất khơ, tươi và trồng cây. Chọn đất mới đó là: trộn hỗn hợp đất cát + mùn
cưa + xơ dừa + tro trấu + phân hữu cơ. Giữ cho đất chỉ hơi ẩm nhẹ trong hai đến
ba ngày đầu. Nếu cắt bỏ hết rễ thì nên dùng thêm thuốc kích mọc rễ cho cây.
Trường hợp cây bị thối cả thân thì khơng thể khắc phục nên nhân giống
hoặc giâm cây mới.

Hình 2.7: Cây Kim Tiền bị thối rễ
(nguồn: tinhdoanvinhphuc.vn)
2.2.6.3 Rệp hoặc sâu bọ tấn công

15


Hình 2.8: Cây Kim Tiền bị rệp tấn cơng
(nguồn: tinhdoanvinhphuc.vn)
Một số loại hay tấn công cây Kim Tiền là rệp và nhện đỏ. Quan sát bề
mặt dưới của lá và rìa lá, sẽ bắt gặp nhiều rệp bám ở đó (bề mặt phía trên của lá
nhẵn bóng nên khó bám hơn). Mạng nhện trắng đục cũng hình thành ở mặt dưới
lá hoặc nách lá.

Ở mức độ nhẹ, có thể dùng tay bắt rệp, gỡ mạng nhện dùng nước xà
phòng xịt lên lá, dùng nước muối lau sạch lá. Những lá bị tấn công cần phải
được loại bỏ để tránh lây lan. Rệp và nhện bám quá nhiều thì nên phun thuốc trừ
sâu để loại bỏ chúng.

16


×