Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện bắc yên, tỉnh sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG VĂN AN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ CỦA HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8 31 01 10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa
từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021
Tác giả luận văn

Đặng Văn An

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam, cùng tồn thể cán bộ, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề
tài luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các cán bộ lãnh
đạo chính quyền địa phương, cán bộ, công chức và nhân dân các xã thuộc huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La đã tận tình hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thu thập
số liệu và hồn thiện cơng trình nghiên cứu khoa học này.
Xin cảm ơn gia đình và những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập cũng như nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021
Tác giả luận văn

Đặng Văn An

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cán bộ, công chức
cấp xã ................................................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã .......................... 5

2.1.1.

Khái niệm về năng lực ........................................................................................ 5

2.1.2.

Cán bộ, công chức cấp xã ................................................................................... 5

2.1.3.

Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ..................................................... 7

2.1.4.


Nội dung nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã .................................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ......... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ..................... 15

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở một số địa
phương .............................................................................................................. 15

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trong việc
nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã .................................................... 22

2.2.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................. 23

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 25

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 42

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 42


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 46
4.1.

Thực trạng năng lực cán bộ công chức cấp xã của huyện Bắc Yên giai
đoạn 2017-2019 ................................................................................................ 46

4.1.1.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên .................................. 46

4.1.2.

Đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên ................... 48

4.1.3.

Thực trạng trình độ giáo dục văn hóa ............................................................... 53

4.1.4.

Thực trạng trình độ chun mơn ...................................................................... 54

4.1.5.

Thực trạng trình độ lý luận chính trị ................................................................. 56


4.1.6.

Thực trạng trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng
dân tộc thiểu số ................................................................................................. 58

4.1.7.

Thực trạng năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của CBCC cấp xã thuộc
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................. 61

4.1.8.

Thực trạng năng lực thực thi công vụ của CBCC cấp xã thuộc huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................................... 62

4.1.9.

Thực trạng năng lực hoàn thành nhiệm vụ của CBCC cấp xã thuộc huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La........................................................................................ 64

4.2.

Đánh giá chung năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên ........ 65

4.2.1.

Ưu điểm ............................................................................................................ 65

4.2.2.


Hạn chế ............................................................................................................. 66

4.2.3.

Nguyên nhân ..................................................................................................... 67

4.3.

Các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Bắc Yên ............................................................................................................ 68

4.3.1.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở huyện Bắc Yên ........ 68

iv


4.3.2.

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, sử dụng CBCC cấp
xã giai đoạn 2017-2019 .................................................................................... 70

4.3.3.

Công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 20172019 .................................................................................................................. 72

4.3.4.


Kiểm tra, giám sát thực thi nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã ...................... 73

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã
của huyện Bắc Yên giai đoạn 2017-2019 ......................................................... 74

4.4.1.

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước .......................................... 74

4.4.2.

Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý ................................................................ 80

4.4.3.

Các yếu tố thuộc về các cán bộ, công chức cấp xã ........................................... 84

4.5.

Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc
Yên, tỉnh Sơn La ............................................................................................... 86

4.5.1.

Thực hiện công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, luân
chuyển, sử dụng CBCC cấp xã ......................................................................... 86

4.5.2.


Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ..................................... 87

4.5.3.

Thực hiện nghiêm công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã
hàng năm........................................................................................................... 90

4.5.4.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã .................... 91

4.5.5.

Nâng cao thái độ trách nhiệm, ý thức kỷ luật của đội ngũ CBCC cấp xã ........ 91

4.5.6.

Thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ đối với CBCC cấp xã .......................... 92

4.5.7.

Tạo môi trường làm việc thuận lợi, đầu tư trang thiết bị, phương tiện
phục vụ công tác đối với CBCC cấp xã ............................................................ 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

5.2.1.

Đối với các cơ quan cấp trung ương ................................................................. 95

5.2.2.

Đối với các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La ..................................................... 95

5.2.3.

Đối với huyện Bắc Yên .................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 97
Phụ lục .......................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

Chữ viết tắt
CBCC

Cán bộ, công chức


ĐU

Đảng ủy

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

PCCCR

Phòng cháy, chữa cháy rừng

QLNN


Quản lý nhà nước

TB

Trung bình

TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Bắc Yên đến năm 2019 ................. 31

Bảng 3.2.

Dân số, lao động và việc làm của huyện Bắc Yên .................................... 32

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển KT-XH huyện Bắc Yên giai đoạn 2017-2019 .......... 35

Bảng 4.1.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Bắc Yên ............................ 47


Bảng 4.2.

Năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên ........................... 48

Bảng 4.3.

Trình độ giáo dục văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
thuộc huyện Bắc Yên ................................................................................. 54

Bảng 4.4.

Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc
huyện Bắc Yên .......................................................................................... 55

Bảng 4.5.

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
thuộc huyện Bắc Yên ................................................................................. 57

Bảng 4.6.

Trình độ QLNN, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Bắc Yên ................................ 58

Bảng 4.7.

Năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực thi công việc ........................ 61

Bảng 4.8.


Năng lực thực thi công vụ ......................................................................... 63

Bảng 4.9.

Thực trạng năng lực hồn thành cơng vụ .................................................. 64

Bảng 4.10. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Bắc Yên .................. 68
Bảng 4.11. Thực trạng đào tạo kỹ năng, bồi dưỡng chính trị và kiến thức pháp
luật ............................................................................................................. 69
Bảng 4.12. Thực trạng cơng tác tuyển dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng
cán bộ, công chức cấp xã ........................................................................... 71
Bảng 4.13. Công tác đánh giá, xếp loại CBCC cấp xã ................................................ 72
Bảng 4.14. Công tác kiểm tra, giám sát CBCC cấp xã ................................................ 74
Bảng 4.15. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ................................ 81
Bảng 4.16. Chính sách đãi ngộ CBCC cấp xã ............................................................. 82
Bảng 4.17. Môi trường làm việc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác
của CBCC cấp xã ....................................................................................... 83
Bảng 4.18. Thái độ trách nhiệm, ý thức kỷ luật của đội ngũ CBCC cấp xã ................ 85

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Văn An
Tên Luận văn: Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8 31 01 10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ, công chức
cấp xã của huyện Bắc Yên thời gian qua, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của địa phương trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách kết hợp thu thập dữ liệu thứ cấp với phương pháp điều tra khảo sát để
có được dữ liệu sơ cấp, tác giả đã khảo sát tồn bộ 67 cán bộ, cơng chức của 03 xã được
lựa chọn làm điểm nghiên cứu; đồng thời khảo sát đối với 30 người là Lãnh đạo Huyện
ủy - HĐND - UBND huyện; Lãnh đạo các phòng, ban của huyện và điều tra khảo sát
đối với 90 người dân tại 3 xã: Phiêng Côn; Tạ Khoa và Phiêng Ban thuộc huyện Bắc
Yên (mỗi xã điều tra khảo sát 30 người).
Sau khi tổng hợp số phiếu thu về, tác giả tiến hành sàng lọc được 176 phiếu (66
phiếu của cán bộ, công chức xã; 30 phiếu của lãnh đạo huyện; 80 phiếu của người dân)
đảm bảo cung cấp những thơng tin hữu ích phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Exel, phân tích bằng phương pháp
thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp tính điểm và sử dụng hệ thống các
chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực của cán bộ, công
chức cấp xã; đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực CBCC cấp xã
của huyện Bắc Yên thời gian qua. Theo đó, trong giai đoạn 2017-2019 trình độ mọi mặt
của đội ngũ CBCC cấp xã đã được nâng lên rõ rệt. Cán bộ, công chức cấp xã đủ năng
lực đáp ứng yêu cầu về số lượng công việc, tổ chức thực hiện và hồn thành cơng vụ về
mặt khối lượng, có tinh thần trách nhiệm. Huyện Bắc Yên luôn quan tâm thực hiện công
tác đào tạo cho CBCC cấp xã. Công tác tuyển dụng CBCC cấp xã đã được thực hiện
khá tốt. Việc đánh giá xếp loại CBCC cấp cở sở hàng năm cũng đã chỉ ra được mặt
mạnh, mặt còn hạn chế trong năng lực công tác của đội ngũ CBCC cấp xã. Hoạt động


viii


kiểm tra, giám sát đối với CBCC cấp xã đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, từ đó thúc
đẩy nâng cao năng lực công tác của đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2019 toàn huyện vẫn cịn có một số CBCC cấp
xã chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về giáo dục, đào tạo theo quy định.
Năng lực đáp ứng yêu cầu và hồn thành về chất lượng cơng việc; kiến thức QLNN;
khả năng tiếp thu ý kiến; phân quyền, ủy quyền, sử dụng trang thiết bị, phát minh sáng
kiến; kỹ năng giao tiếp … của CBCC cấp xã còn hạn chế. Tỷ lệ CBCC cấp xã tham gia
các lớp đào tạo chưa cao; việc đào tạo chủ yếu tập trung bồi dưỡng chính trị, các nội
dung khác chưa được chú trọng nhiều. Cơng tác bố trí, sắp xếp, chính sách đề bạt, bổ
nhiệm CBCC cấp xã ở huyện Bắc Yên chưa thật sự dựa vào năng lực công tác của họ.
Việc đánh giá xếp loại hàng năm chưa hẳn đã phản ánh đúng năng lực công tác của đội
ngũ CBCC cấp xã. Công tác kiểm tra, giám sát đối với CBCC cấp xã ở huyện Bắc Yên
chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La: (i) Thứ nhất là các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
(ii) Thứ hai là các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý gồm: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã; Chính sách thu hút, đãi ngộ đối với CBCC cấp xã; Môi
trường làm việc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của cán bộ, công chức cấp
xã; (iii) Thứ ba là các yếu tố thuộc về các cán bộ, công chức cấp xã.
Từ kết quả nghiên cứucủa luận văn, tác giả khuyến nghị những giải pháp sát thực
nhằm nâng cao năng lực CBCC cấp xã của huyện Bắc Yên, bao gồm: (i) Một là, thực
hiện đồng bộ và đúng ngay từ đầu công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt,
luân chuyển, sử dụng CBCC cấp xã; (ii) Hai là, tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở cơ sở; (iii) Ba là, thực hiện nghiêm công tác đánh
giá, xếp loại CBCC cấp xã hàng năm; (iv) Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát cán bộ, công chức cấp cơ sở; (v) Năm là, nâng cao thái độ trách nhiệm, ý thức kỷ
luật của đội ngũ CBCC cấp xã; (vi) Sáu là, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ

đối với CBCC ở cơ sở; (vii) Bảy là, quan tâm tạo môi trường làm việc thuận lợi, đầu tư
trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đối với CBCC cấp xã.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Dang Van An
Thesis title: Strengthening working capacity for commune officials in Bac Yen district,
Son La province
Major: Economic Management

Code: 8 31 01 10

Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
On the basis of assessment of the current situation and analysis of factors
affecting the capacity of commune-level cadres and civil servants in Bac Yen district in
the previous year, this study aims to propose solutions to improve capacity for
commune-level cadres and civil servants.
Research method
The secondary data in this study were collected from the available statistics. The
primary data were collected through interview with 67 officials and civil servants of 03
selected communes. Besides, 30 leaders of the District Party Committee - People's
Council - District People's Committee; Leaders of district departments and agencies
were surveyed, together with 90 people from 03 communes: Phieng Con; Ta Khoa and
Phieng Ban, Bac Yen district (each commune surveyed 30 people).
After cleaning the data, only 176 valid respondents including 66 commune
officials and civil servants, 30 district leaders, and 80 people from three surveyed
communes were selected to provide useful information consistent with the research

objectives. The collected data were analyzed by descriptive statistics and comparative
methods, followed some specific research criteria to serve the research purposes.
Research outcome and conclusion
The thesis has systematized the theoretical and practical basis of the capacity of
commune-level cadres and civil servants; assess the current situation and factors
affecting the capacity of public servants at commune level in Bac Yen district over the
past time. Accordingly, in the period of 2017-2019, the qualification of the communelevel cadres has been improved significantly. Commune-level cadres and civil servants
had completed their duties in terms of both quantity and quality. Bac Yen district
always pays attention to training the commune-level civil servants; and the recruitment
of civil servants at commune level has been done quite well. The annual assessment also
showed strengths and weaknesses in the working capacity of commune level cadres;

x


and by ensuring the publicity and transparency; promoting the improvement of the
working capacity of commune-level cadres.
However, in the period 2017-2019, some commune-level civil servants did not
fully meet the requirements and standards on education and training as prescribed. The
ability to meet the quality of work; management skill; decentralization; communication
skills of public officials at commune level was still limited. The rate of commune-level
civil servants participating in training classes was not high; the training mainly focuses
on politics aspect while other contents have not been given much attention. The
arrangement, promotion, and appointment policy for commune-level civil servants in
Bac Yen district were not really based on their working capacity - the annual assessment
and classification did not fully reflect the working capacity of the commune-level cadres
and civil servants.
Factors affecting capacity building of commune-level cadres and civil servants in
Bac Yen district, Son La province were the followings: (i) Guidelines and policies of
the Party and State; (ii) Factors belonging to the management agency, including:

training and retraining activities; policy on attraction and treatment; working
environment and equipment to serve the work of commune-level cadres and civil
servants; (iii) Factors belonging to commune-level cadres and civil servants.
In order to improve the capacity of civil servants at commune level in Bac Yen
district, this study proposes the following solutions: (i) Implementing synchronously
and correctly from the very beginning the recruitment, planning, appointment,
promotion, rotation and use of commune-level civil servants; (ii) Continuously
enhancing and improving the quality of training and retraining of civil servants; (iii)
Strictly implementING the annual assessment and classification of civil servants at
commune level; (iv) Strengthen monitoring and supervision activities; (v) Improving
the attitude of responsibility, sense of discipline of the civil servants; (vi) Continuously
implementing the policy of attracting and treating public servants; and (vii) Paying
attention to creating a favorable working environment, investing in equipment to serve
the work of commune-level civil servants.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với nước ta hệ thống chính trị bao gồm 04 cấp: Cấp Trung ương; cấp
tỉnh; cấp huyện; cấp xã (cấp cơ sở). Ở mỗi cấp đều có các cơ quan của Đảng và
của Nhà nước. Cấp xã là cấp cuối cùng gồm: Đảng ủy; Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân xã. Cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã là những người được nhân
dân địa phương tín nhiệm, tin tưởng bầu ra hoặc được tuyển dụng thông qua thi
tuyển, xét tuyển theo quy định pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống
xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hồ
giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.
Có thể nói, xã là cấp thấp nhất hay là cấp cơ sở, là đơn vị không thể chia
tách cấu tạo nên cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia. Mỗi đơn vị xã có mạnh thì huyện

mới mạnh, tỉnh mạnh, quốc gia hùng cường. Thực tế mọi vấn đề xã hội nảy sinh
đều ở cấp xã, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện đều nhằm
giải quyết tốt các vấn đề ở cơ sở, liên quan đến quần chúng nhân dân.
Cán bộ, công chức cấp xã là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc , “Mọi việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ
tốt hoặc kém (Hồ Chí Minh, 2000). Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng
chức có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội, giữ vững an ninh, quốc phịng; có khả năng vận động nhân dân thực hiện tốt
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cơng tâm,
khách quan trong công việc, tận tâm, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức
mạnh tồn dân, khơng tham nhũng, lãng phí, khơng nhũng nhiễu, hách dịch ln
được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, việc trẻ hố cũng như
chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cũng được coi là giải
pháp hợp lý, đồng bộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Theo quy định của Đảng và Nhà nước hiện nay, cán bộ cơng chức cấp xã
bao gồm: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Bí
thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội nông dân, Trưởng
1


công an, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự, cơng chức văn phịng thống kê,
cơng chức văn hóa xã hội, công chức tư pháp hộ tịch, công chức tài chính kế
tốn, cơng chức địa chính. Đội ngũ cán bộ, cơng chức xã có vai trị rất quan trọng
đối với sự phát triển của địa phương, đặc biệt đối với các xã khu vực miền núi,
nơi mà chủ yếu người dân là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp,
đời sống kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn.
Bắc Yên là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, cách trung

tâm thành phố Sơn La 100 km về phía Đơng, huyện có diện tích tự nhiên
109.863,74 ha. Tồn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm
thị trấn Bắc Yên và 15 xã: Chiềng Sại, Chim Vàn, Hang Chú, Háng Đồng, Hồng
Ngài, Hua Nhàn, Làng Chếu, Mường Khoa, Pắc Ngà, Phiêng Ban, Phiêng
Cơn, Song Pe, Tạ Khoa, Tà Xùa, Xím Vàng. Dân số của huyện Bắc Yên năm
2019 là 65.210 người, với 7 dân tộc Mông, Thái, Mường Kinh, Dao, Khơ Mú,
Tày cùng sinh sống, trong đó người Mơng chiếm gần 50%. Địa hình đồi núi hiểm
trở, đi lại khó khăn, phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Trạm Tấu (tỉnh n Bái);
phía Nam và Đơng nam giáp các huyện Mộc Châu, n Châu; phía Đơng giáp
huyện Phù n và phía Tây giáp huyện Mai Sơn.
Huyện có đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng, độ cao trung bình so với
mặt biển 1.000m, có đỉnh Phusaphin cao 2.879m; địa hình chia cắt, nhiều núi
cao, khe sâu, độ dốc lớn, 85% diện tích có độ dốc hơn 25°, có dịng Sông Đà
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 6 xã, 46 bản và cịn có nhiều con suối
nhỏ khác là tiềm năng phong phú cho phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ.
Hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi cho lưu thơng hàng hố, vận tải ... Bên
cạnh đó, Bắc n cịn có tiềm năng lớn để phát triển các ngành nghề nông lâm
nghiêp, đặc biệt là phát triển rừng nguyên liệu. Đặc sản chủ yếu của huyện là chè
Tà Xùa, sơn tra, cá hồi ... Hơn nữa Bắc n cịn có bầu khơng khí trong lành mát
dịu, nguồn nước tự nhiên tinh khiết với tình cảm con người sâu đậm, rất thuận lợi
cho phát triển du lịch.
Đối với các xã của huyện Bắc Yên hiện nay đội ngũ cán bộ công chức về cơ
bản vẫn là người sở tại, năng lực làm việc, công tác cịn có những hạn chế, bất
cấp nhất định. Đây là những người bản địa, sinh ra và lớn lên ở địa phương, họ
rất hiểu phong tục tập quán, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của người dân. Mặc
dù đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế,
quản lý các chuyên ngành khác nhưng chưa được sâu rộng nên khả năng nắm bắt,
2



cập nhật thơng tin trong tình hình mới của đội ngũ cán bộ này chưa được kịp
thời. Bên cạnh đó, vấn đề quan hệ dòng tộc, anh em vẫn còn khá nặng nề, ít
nhiều ảnh hưởng đến tính khách quan khi thực thi công vụ.
Để khắc phục những hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã đồng thời phát huy được tiềm năng lợi thế của huyện nhằm phát triển kinh tế xã
hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, triển khai hiệu quả
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì cần phải có hệ thống chính trị
ở cơ sở đủ mạnh, trong đó đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã giữ vai trị rất quan
trọng. Vì thế việc thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã
của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên thời gian qua đề xuất định hướng
và giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của địa
phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cán bộ, công chức cấp
xã;
- Đánh giá năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn
La giai đoạn 2017 - 2019;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và nâng cao năng lực cho cán
bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến năng
lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên, cụ thể bao gồm:
1) Thực trạng năng lực cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên thời
gian qua như thế nào? Tỉnh và huyện đã có những giải pháp gì để nâng cao năng

lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã?

3


2) Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến năng lực và nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên trong thời gian qua?
3) Để nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Bắc Yên trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao
năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; Lãnh đạo huyện
(Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND huyện; Lãnh đạo các phòng, ban của
huyện) và người dân các xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
- Phạm vi nội dung:
Đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
huyện Bắc Yên thời gian tới.
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian 3 năm (2017-2019).
Số liệu sơ cấp điều tra năm 2019.
Các giải pháp đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ
2.1.1. Khái niệm về năng lực
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là
“phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chun mơn tạo cho con người khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao như năng lực chun mơn,
năng lực lãnh đạo (Hoàng Phê, 2008).
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.
Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện
cho hoạt động đạt kết quả, đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính
hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm) (Nguyễn Quang Uẩn & cs., 2004).
Các ngành dịch vụ khu vực ASEAN hiện nay đã và đang xây dựng tiêu
chuẩn năng lực chung (ASEAN Common Competency Standards - ACCS) với
định nghĩa năng lực cho từng lĩnh vực bao gồm 3 loại năng lực theo phân công
lao động: năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực chức năng/chuyên môn.
Biểu hiện của các loại năng lực này đều thông qua kiến thức, kỹ năng và thái
độ/hành vi (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN 2012).
Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với
dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý, giá trị
xã hội) được thực hiện tự giác, dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt
động (Đặng Thành Hưng, 2010). Theo đó, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh
năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ, thái độ phản ánh năng lực cảm nhận.
2.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ cấp xã là người được giao giữ một chức vụ nhất định, được sử dụng

quyền lực công trong công việc của mình và phải chịu những ràng buộc liên quan
đến công quyền theo quy định của Đảng và Nhà nước.

5


Theo Khoản 3 Điều 4 Luật số: 22/2008/QH12-Luật cán bộ, công chức ngày
13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội (Quốc hội, 2008).
Đối với khái niệm công chức, theo Luật số: 52/2019/QH14- Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019
sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 thì “Công chức là công dân Việt Nam, được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc
làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc
phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Quốc hội, 2019).
Như vậy, hiện nay chưa có khái niệm rõ ràng quy định về cơng chức cấp xã.
Tuy nhiên có thể hiểu: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm
thuộc Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người ở cấp cơ sở, cấp nhỏ
nhất, giữ vị trí trọng yếu nhất trong hệ thống chính trị nước ta, có ảnh hưởng
quyết định đến việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước thông qua việc trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm: Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ
tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Hội nông dân, Trưởng công an, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy qn sự, cơng
chức văn phịng thống kê, cơng chức văn hóa xã hội, cơng chức tư pháp hộ tịch,
cơng chức tài chính kế tốn, cơng chức địa chính.

6


2.1.3. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã
2.1.3.1. Năng lực cán bộ, công chức cấp xã
Năng lực cán bộ, công chức cấp xã được hiểu là năng lực công tác của
những người được bầu cử hoặc tuyển dụng theo yêu cầu vị trí việc làm, trực tiếp
tương tác với nhân dân, giữ vị trí trọng yếu nhất trong hệ thống chính trị cấp xã.
Đó là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân mỗi cán bộ, công
chức cấp xã, phù hợp với yêu cầu đặc trưng cơng việc của họ được giao phó,
nhằm đảm bảo cho hoạt động thực thi công vụ đạt hiệu quả.
Năng lực cán bộ, cơng chức cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết
định sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phịng an ninh
của địa phương. Cán bộ, cơng chức cấp xã có năng lực là những người cán bộ
được rèn luyện, trưởng thành qua thử thách, có ý trí vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, dám
nghĩ, dám làm, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Năng lực hay năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã thể
hiện mối quan hệ phối hợp giữa các yếu tố, bản chất bên trong của người cán bộ,
công chức với khả năng về chun mơn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ
tin học …, các kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý, tính năng động, khả năng

cụ thể hóa, tính sáng tạo, khả năng vận dụng các quan điểm đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào tình hình thực tiễn tại địa phương
(Nguyễn Minh Phương, 2012).
Năng lực cán bộ, công chức cấp xã là cơ sở để hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy chính trị, hành chính nhà nước ở cơ sở, là điều kiện tiên
quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh, xóa đói giảm nghèo
cho người dân địa phương.
2.1.3.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là những người thực thi công vụ trong các cơ
quan thuộc Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn. Đa phần đội ngũ cán
bộ này có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có năng lực hoạt động thực tiễn, được
trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, biết
tiếng dân tộc thiểu số và các kiến thức xã hội khác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
công tác, được rèn luyện, thử thách qua thời gian, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, năng động, sáng tạo.
7


Cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La thường lãnh
đạo, quản lý, tác nghiệp trên một địa bàn khá rộng, dân cư thưa thớt, mật độ
không đồng đều với nhiều thành phần dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp. Bên
cạnh đó, nhiều xã có kết cấu hạ tầng rất hạn chế, chưa đồng bộ, giao thơng đi lại
khó khăn. Do đó, đội ngũ cán bộ này luôn phải cố gắng khắc phục để tổ chức,
triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, phù hợp với tình hình
thực tiễn ở cơ sở.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người lãnh đạo thực hiện, tuyên truyền,
phổ biến, cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới nhân dân. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ
này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân địa phương. Đội ngũ CBCC cấp
xã có năng lực cơng tác tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Ngược lại,

nếu đội ngũ cán bộ này còn nhiều hạn chế về năng lực thì việc chuyển tải và cụ
thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách trong thực tiễn sẽ khơng đạt hiệu
quả, thậm chí cịn làm sai lệch các quy định của Đảng và Nhà nước, gây ảnh
hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La đa phần vẫn là người ở địa phương. Họ có quan hệ tình cảm gia đình
dịng tộc, làng xóm, thơn bản gắn bó với nhau nhiều đời. Điều này cũng ảnh
hưởng đến q trình thực thi cơng vụ, họ dễ bị tình cảm cá nhân chi phối, có thể
dẫn tới việc làm khơng đúng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên phải xử lý
các công việc hàng ngày liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân địa phương
như: lĩnh vực đất đai, đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giải quyết các chế
độ chính sách hộ nghèo, an sinh xã hội, chính sách người có cơng ... , dẫn đến
nhiều áp lực trong khi thực thi công vụ.
Từ những đặc điểm nêu trên, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cán bộ, cơng chức cấp
xã phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng và đặc biệt phải
có đủ năng lực để lãnh đạo, quản lý, có chun mơn vững, có khả năng tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc
phòng an ninh, nâng cao đời sống người dân ở địa phương.

8


2.1.3.3. Vai trị của cán bộ, cơng chức cấp xã
Cán bộ, cơng chức cấp xã ln có vai trị quan trọng mang tính quyết định
đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng và
củng cố chính quyền cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán

triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới nhân dân trong xã; triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch,
các dự án phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt, mang lại lợi ích cho nhân dân.
Đồng thời là những người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính
đáng của người dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước, cũng như
với các tổ chức kinh tế xã hội khác.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã còn là những người trực tiếp
thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, góp
phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội,
làm cho người dân được hưởng thành quả tích cực từ các chính sách phát triển
kinh tế xã hội mang lại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên
địa bàn xã.
Ngồi ra, đội ngũ CBCC cấp cơ sở cịn là nhân tố quan trọng quyết định kết
quả việc thực hiện cơ chế chính sách đối với người dân, có vai trị mang tính kiểm
tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước trên thực tế. Đồng thời giúp Nhà nước khai thác cũng như sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng tối đa mọi cơ hội phát triển của địa phương,
góp phần hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển chung của huyện, của tỉnh và
của quốc gia.
2.1.3.4. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã
Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên, liên tục được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm, nhằm xây
dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở thật sự vững mạnh, góp phần phụng
sự tổ quốc, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Ở nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, để đảm
bảo thực hiện được yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ
9



CBCC cấp cơ sở về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kiến thức luật pháp,
ngoại ngữ, khả năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, khả năng dự báo và định
hướng sự phát triển.
Đồng thời khắc phục được tình trạng chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ,
bệnh thành tích, thiếu tâm huyết với cơng việc, thiếu gương mẫu, nói nhiều làm
ít, nói khơng đi đơi với làm, ý thức tự phê bình và phê bình yếu, tính chiến đấu
kém, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền, sa
vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn
cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc.
Như vậy, có thể nói năng lực cán bộ, cơng chức cấp xã hiện nay vẫn đang
cịn có những vấn đề hạn chế, phải được khắc phục và nâng cao. Theo đó, cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, cơng chức cấp xã gồm:
Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị, nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế ..., sự am hiểu
và khả năng cụ thể hóa, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Hai là, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã.
Đây là yếu tố quan trọng nhất của người cán bộ, là gốc của người làm cách mạng
nhằm hướng tới hành động đúng đắn để làm việc công tâm, hành xử văn minh, vì
lợi ích của cộng đồng xã hội, vì lợi ích của nhân dân.
Ba là, hồn thiện kỹ năng công vụ của cán bộ, công chức cấp xã bao gồm:
Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, vận động quần
chúng, chỉ đạo thực hiện ...
Bốn là, nâng cao tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ,
công chức cấp xã giúp cho việc thực thi công vụ được văn minh, hiệu quả.
Năm là, chăm lo nâng cao sức khỏe, quan tâm đến đời sống của cán bộ,
công chức cấp xã đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
2.1.4. Nội dung nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã

2.1.4.1. Nâng cao năng lực lập kế hoạch
Trong quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã, cơng tác lập kế hoạch đóng
vai trị rất quan trọng, giúp cán bộ, cơng chức cấp xã xác định chính xác mục tiêu

10


cần đạt được và cách thức thực hiện để đạt tới mục tiêu đó. Khơng có kế hoạch,
các hoạt động của Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã sẽ diễn ra một cách ngẫu
nhiên, tự phát. Do đó các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ hành động theo cách ứng phó
với các thay đổi dẫn đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý không cao, xảy ra mâu thuẫn
trong công tác chỉ đạo điều hành, đồng thời không xác định được hiệu quả, hiệu
lực các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Trong q trình thực thi cơng vụ, cán bộ, cơng chức cấp xã phải luôn quan
tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên việc lập kế hoạch, từ kế hoạch tổng thể
đến kế hoạch chi tiết; từ kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn đến kế hoạch ngắn
hạn; từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch của cơ quan, tổ chức … Vì thế, năng lực
lập kế hoạch là năng lực cần thiết của mỗi cán bộ, công chức cấp xã.
2.1.4.2. Nâng cao năng lực soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước
Trong quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu, quan
trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và thông tin quản lý; là hình thức để
cụ thể hóa pháp luật. Do đó, năng lực soạn thảo văn bản nói chung và văn bản
quản lý hành chính nhà nước nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng
của cán bộ, cơng chức cấp xã.
Trong q trình thực thi cơng vụ, CBCC cấp xã thường xuyên tham mưu
soạn thảo nhiều loại văn bản như thơng báo, tờ trình, báo cáo, cơng văn, quyết
định, chỉ thị … Với vai trò người lãnh đạo, quản lý, khi chỉ đạo soạn thảo văn
bản, CBCC cấp xã cũng phải nắm vững và tuân thủ các yêu cầu chung về kỹ
thuật soạn thảo văn bản, đảm bảo yêu cầu về nội dung, bố cục cũng như thể thức.
2.1.4.3. Nâng cao năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Trong thực thi công vụ, cán bộ, công chức cấp xã cần có sự phối hợp, hỗ trợ
của các bộ phận lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, khối đoàn thể chính trị và
các cơng chức khác. Thực tế đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá
nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạt động hành chính là điều kiện cần để xây dựng
một nền hành chính nhà nước trong sạch, đồng bộ, hiện đại, vững mạnh, hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả.
2.1.4.4. Nâng cao năng lực xử lý và giải quyết tình huống
Trong quá trình quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiều tình
huống xảy ra địi hỏi CBCC cấp xã phải có năng lực xử lý và giải quyết tình
huống đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hợp tình, hợp lý và được người dân
11


ủng hộ. Năng lực xử lý tình huống của CBCC cấp xã thể hiện ở khả năng phân
tích; khả năng dự báo, dự đoán; khả năng sử dụng quyền lực trong điều hành,
thực thi nhiệm vụ; đề ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống. Để có
năng lực xử lý và giải quyết tình huống địi hỏi mỗi CBCC cấp xã phải biết kết
hợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, hiểu được văn hóa, phong tục, tập quán
của các dân tộc với sự hiểu biết pháp luật và sự khéo léo trong ứng xử.
2.1.4.5. Nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử
Do đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã vừa là người dân, vừa là người
đại diện cho cộng đồng, vừa là người đại diện cho Nhà nước nên trong q trình
thực thi cơng vụ tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột chi phối hoạt động
công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình giải quyết cơng việc liên quan đến lợi ích
cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích Nhà nước. Có trường hợp vì khơng kiềm chế được
thái độ mà cán bộ, công chức cấp xã làm phát sinh mâu thuẫn cá nhân gây ảnh
hưởng đến q trình thực thi cơng vụ. Do đó, năng lực giao tiếp, ứng xử khi giải
quyết yêu cầu công việc của các tổ chức và cá nhân là một trong những năng lực
không thể thiếu của cán bộ, công chức cấp xã.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã bao
gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tự thân mỗi người cán bộ, công
chức cấp cơ sở. Tất cả các năng lực của cán bộ, công chức cấp xã bao gồm: Năng
lực nhận thức tư duy; năng lực lập kế hoạch; năng lực soạn thảo văn bản quản lý
hành chính nhà nước; năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ; năng lực xử lý và
giải quyết tình huống; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực chuyên môn … đều
chịu ảnh hưởng của các yếu tố này. Tựu chung có thể chia làm 03 nhóm yếu tố
cơ bản sau đây.
2.1.5.1. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và chế độ đối với
cán bộ công chức cấp xã
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trị rất quan trọng đối với việc xây
dựng và hồn thiện bộ máy chính quyền ở cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
chính quyền cấp xã cơ bản được quyết định bởi những phẩm chất, năng lực và
hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng
lực đội ngũ CBCC cấp cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng
và Nhà nước.
12


Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã như: Nghị quyết Trung ương 5
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 về “Đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn ; Luật Cán bộ
công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định về chức
danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính
sách và quản lý cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ, công
chức cấp xã); Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn; Nghị định số 112/2012/NĐ-CP ngày 05/12/2011 quy định

về tiêu chuẩn; tuyển dụng; điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thôi
việc và thủ tục nghỉ hưu; xử lý kỷ luật; quản lý công chức xã, phường, thị trấn.
Từ việc thực hiện đúng, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng và Nhà
nước, đến nay cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ chun mơn, lý luận
chính trị và năng lực cơng tác đáp ứng được u cầu thực thi cơng vụ, góp phần
vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo
quốc phịng, an ninh ở địa phương.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của q trình hội nhập quốc
tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục
ban hành những chủ trương chính sách khả thi, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở trong tình hình mới.
Chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, cơng chức cấp xã.
Điều này có ảnh hưởng đến đời sống vật chất, động lực làm việc và việc phấn
đấu nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ công chức cấp xã.
Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và hiệu quả hoạt động
của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Ngồi ra nguồn lực tài chính cịn đảm bảo
để thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho các cán bộ công chức
cấp xã. Nhiều khi có giải pháp đúng nhưng vì khơng có nguồn lực tài chính nên
khơng thể thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ và kỹ năng làm việc cho cán bộ công chức cấp xã.

13


×