Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (luật hàng hải quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.96 KB, 75 trang )

/>[

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN

Giảng viên: TS. GVC. Mai Hải Đăng
Lớp học phần: INL3003 1

Hà Nội, 2023


/>
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.........................................................7
1.

Cơng trình nghiên cứu trong nước................................................................................7

2.

Cơng trình nghiên cứu nước ngồi..............................................................................10


CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN................................................................13
1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển quốc tế.....13
1.1. Trên thế giới...............................................................................................................13
1.2. Tại Việt Nam..............................................................................................................14
2. Khái niệm Hợp đồng vận chuyển hàng hóa...................................................................16
2.1. Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển...................................16
2.2. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.................16
3. Đặc điểm của Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển................................18
4. Vai trị của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.......................18
5. Nguồn luật của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển..............................19
5.1. Điều ước quốc tế.........................................................................................................19
5.2. Luật quốc gia..............................................................................................................20
5.3. Tập quán hàng hải.....................................................................................................20
CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN................................................................21
1. Quy tắc Hamburg 1978....................................................................................................21

2


/>
2. Công ước Rotterdam 2009...............................................................................................27
CHƯƠNG IV: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN....................................36
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển.........................................................................................................................................36
1.1. Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015)...................................................................36
1.2. Bộ luật Hàng hải năm 2015.......................................................................................37
2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

biển.........................................................................................................................................41
3. Một số kiến nghị góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển........................................................................45
3.1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về hàng hải nói chung và về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng.................................................................45
3.2. Xây dựng hệ thống pháp luật trong nước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển................................................................................................................46
3.3. Tăng cường nâng cao kiến thức pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
các doanh nghiệp trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển................................................................................................................47
KẾT LUẬN............................................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................48

3


/>
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
So với nhiều quốc gia, lãnh thổ trong khu vực, vùng biển của Việt Nam có nhiều lợi thế
về vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như vị trí thuận lợi ngay trên
một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông. Bờ biển Việt Nam cũng rất gần các
tuyến hàng hải nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế. Chính vì vậy
ngành Hàng hải đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Điều này địi hỏi phải có một cơ sở pháp lý vững chắc để
quản lý, điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến hợp đồng vận
chuyển hàng hóa đường biển.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường
biển giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực vận tải biển nắm vững kiến
thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời

đóng góp vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của các
bên liên quan, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Trong thực tế, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội, có hiệu lực
từ ngày 01/07/2017 đã đề cập một số quy định cụ thể liên quan tới hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các điều kiện
để hợp đồng có hiệu lực, và quy trình giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Bên
cạnh đó bộ luật cũng đã tham khảo và tiếp nhận những quy định quốc tế phổ biến trong lĩnh
vực vận chuyển hàng hóa đường biển, từ đó tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch cho
hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia
giao dịch và đầu tư. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng
hóa quốc tế bằng đường biển còn cứng nhắc và tồn tại bất cập, một số quy định chưa rõ ràng,
thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn phức tạp và đa dạng trong lĩnh vực vận
chuyển hàng hóa đường biển.
Với mong muốn nghiên cứu sơ bộ, cũng như mong muốn đưa ra những phân tích cơ
bản về một số vấn đề xoay quanh cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hố bằng
đường đường biển, sau đó liên hệ tới pháp luật luật quốc tế và Việt Nam, Nhóm 8 đã lựa
chọn đề tài " Cơ sở pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển".
4


/>2. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Cơ sở pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là các điều

ước quốc tế, các điều kiện thương mại quốc tế.
-

Quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường


biển
-

Các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển như

cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp; các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển.
2.2. Mục đích nghiên cứu
-

Làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường

biển.
-

Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng

đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các quy định
của các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh với quy định pháp luật của một số quốc
gia trên thế giới. Đồng thời, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
-

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

quốc tế bằng đường biển đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
-


Làm rõ những vấn đề lý luận; các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về hợp

đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
-

Tìm hiểu các tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế và

đưa đến một vài giải pháp để hạn chế tình trạng này cả về phía các bên trong việc ký kết
hợp đồng cũng như các quy định pháp luật có liên quan.
-

Đúc rút những kiến nghị nhằm hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp

đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
5


/>2.3. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu chú trọng đến các vấn đề, nội dung cơ bản liên quan đến hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Ngồi ra, nhóm cịn tìm hiểu thơng qua các điều
ước quốc tế; giáo trình; những bài nghiên cứu khoa học có liên quan.
3. Phương pháp nghiên cứu
-

Các phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu dựa trên nền tảng chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Các phương pháp đó
bao gồm: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, tổng hợp, đối chiếu các số liệu, và các
tình tiết thực tiễn, phương pháp phân tích quy phạm và phân tích vụ việc,…

-

Trong bài nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng đan xen nhau để thực hiện

mục đích nghiên cứu mà bài nghiên cứu đã đặt ra. Đặc biệt trong bài nghiên cứu nhấn mạnh
tới phương pháp phân tích quy phạm bởi thơng qua đó các quy phạm pháp luật, các quy tắc
luật định được phân tích và tìm hiểu một cách rõ ràng trên nhiều phương diện.
-

Nguồn số liệu được sử dụng: nguồn được sử dụng là những văn bản quy phạm pháp

luật, giáo trình, những bài luận văn, luận án và những bài khoa học được đăng trên tạp chí.
4. Kết cấu của đề tài
Nội dung của bài gồm các chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HĨA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG IV: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

6


/>CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Cơng trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu hệ thống về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam

trong thực tiễn cũng đã có nhiều cơng trình khoa học đã nghiên cứu và đánh giá liên quan
đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Các cơng trình nghiên cứu
khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các
hội thảo khoa học…
GS.TS Hồng Văn Châu, Cơng ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
và vấn đề gia nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 2015. Tác giả đã giới
thiệu tổng quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển; Nội dung chính các cơng ước quốc
tế về vận tải biển hiện hành; Những điểm khác biệt của quy tắc Rotterdam so với quy tắc
Hague, Quy tắc Hague - Visby và quy tắc Hamburg 1978. Tác giả cũng phân tích tình hình
phê chuẩn gia nhập các cơng ước quốc tế về vận tải biển trên thế giới và tình hình tham gia
cơng ước quốc tế về vận tải biển ở Việt Nam; giới thiệu hệ thống pháp luật điều chỉnh vận
tải biển ở Việt Nam; Quan điểm và sự cần thiết tham gia công ước quốc tế về vận tải biển
của Việt Nam; Ảnh hưởng của việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế về vận tải biển đến
các doanh nghiệp và đề xuất phương án tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của Việt
Nam.
Bùi Gia Anh, ThS. Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số bộ luật,
đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2007. Theo các tác giả, trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì pháp Luật
hàng hải là một ngành luật có mối liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp
luật quốc tế đồng thời là ngành luật có ảnh hưởng đến q trình hội nhập và phát triển. Nội
dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu các quy định, các khái niệm, các thuật ngữ có trong các
quy tắc Hague - Visby và quy tắc Hamburg 1978. Cuốn sách đi sâu nghiên cứu giải thích các
quy định và các tập quán pháp luật theo cách thức nó đã được giải thích và áp dụng để giải
quyết các tranh chấp giữa các bên trong thực tiễn hàng hải quốc tế.
Kỷ yếu hội thảo khoa học
Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thảo đánh giá tác động của việc Việt
7


/>Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tháng 7/2011

tại Hà

8


/>
9

Nội. Kỷ yếu hội thảo đã giới thiệu các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển đó là cơng ước Brussels1924; cơng ước Hamburg 1978 và công ước
Roterdam 2009. Các tác giả cũng đã giới thiệu các quy định của pháp luật Việt Nam về vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển và tác động về mặt pháp lý của các công ước quốc tế có
liên quan. Trên cơ sở so sánh các cơng ước quốc tế tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt
với các quy định của pháp luật Việt Nam. Các tác giả cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu
cân nhắc kỹ tham gia một trong các công ước quốc tế nêu trên đồng thời sửa đổi bổ sung
pháp Luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở tham khảo những ưu điểm của các công ước. Tài
liệu đã gợi mở cho tác giả kiến nghị về việc gia nhập công ước quốc tế về vận tải biển và
hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam.
Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Báo cáo rà soát Bộ Luật
hàng hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo đã nhận xét việc xây
dựng và ban hành Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 1990 là một trong những thành tựu pháp
lý sớm nhất và lớn nhất của hệ thống pháp Luật hàng hải Việt Nam so với nhiều quốc gia
hàng hải khác trong khu vực. Bộ luật HHVN năm 2005 đánh dấu tiếp một bước trưởng
thành hơn và toàn diện hơn trong việc tiếp cận và chuẩn hóa các điều ước quốc tế về hàng
hải vào hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia. Cả hai Bộ luật HHVN năm 1990 và năm 2005
đều có tác động rất lớn, mạnh mẽ và tích cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp hàng
hải của Việt Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải; Tạo được hành
lang pháp lý chuyên ngành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động
hàng hải, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước và bảo vệ chủ
quyền của quốc gia. Tuy nhiên, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

Thương mại thế giới WTO đặt ra yêu cầu tất yếu cho mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa các
quy phạm pháp luật quốc gia phù hợp với các điều ước quốc tế, đặc biệt là pháp Luật hàng
hải - một trong những lĩnh vực thường xuyên và trực tiếp chịu sự tác động và ràng buộc của
các quy định pháp luật quốc tế. Kết quả rà soát, tổng hợp sẽ là cơ sở pháp lý thực tiễn cho
việc tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam, nhằm mục tiêu hoàn thiện và
chuẩn hóa hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia, đảm bảo năng lực hội nhập sâu rộng và
toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới cũng như vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế.


/>
Thực tế hiện nay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế đã có
thêm cơng ước Rotterdam Rules 2009 là công ước tiến bộ nhất hiện nay giải quyết hài hịa
mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Việt Nam có thể tham khảo cơng ước mới này cho mục tiêu sửa đổi và hoàn thiện Bộ
Luật hàng hải Việt Nam. Các tác giả cùng có quan điểm thống nhất là rà sốt sửa đổi bổ
sung Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 càng cụ thể chi tiết càng tốt nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của các bên trong hoạt động hàng hải.
Nguyễn Tiến Vinh (2011), Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27/201112. Bài
viết trong tạp chí phân tích hiện trạng và xu hướng vận động của pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển.Tác giả đã phân tích thực trạng về các công ước quốc tế
quan trọng điều chỉnh hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển; Pháp luật Việt Nam về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong mối tương quan với quy định của
pháp luật quốc tế.
Luận án Tiến sĩ của Tác giả Nguyễn Thị Như Mai (2004), Những vấn đề lý luận và
thực tiễn của việc hoàn thiện pháp Luật hàng hải Việt Nam. Tác giả đã phân tích tầm quan
trọng của pháp Luật hàng hải trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mối quan hệ
của pháp Luật hàng hải Việt Nam với các ngành luật khác như Luật dân sự, Công pháp quốc
tế, Tư pháp quốc tế, Luật tố tụng dân sự...,thực trạng của pháp Luật hàng hải Việt Nam đặc

biệt là các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 1990 đã bộc lộ những điểm chưa phù
hợp cần phải sửa đổi bổ sung kịp thời đó là những nội dung khơng cịn phù hợp; những nội
dung chưa rõ cần quy định cụ thế và những nội dung cần bổ sung để phù hợp với hệ thống
pháp luật Việt Nam và pháp Luật hàng hải quốc tế. Trên cơ sở thực tiễn tác giả đã đưa ra các
giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp Luật hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam và phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Ngồi ra, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được đề cập
trong một số giáo trình Luật Thương mại quốc tế. Nội dung chủ yếu các giáo trình cung cấp
các kiến thức lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Ví
dụ một số cơng trình tiêu biểu sau: Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà
10


/>Nội (2022), PGS. TS Nơng Quốc Bình (chủ biên); Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,
Đại

11


/>
học quốc gia Hà Nội (2013), PGS. TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên); Giáo trình Luật Thương
mại quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân (2013), TS Nguyễn Văn Nam (chủ biên); Giáo trình
Luật Thương mại quốc tế (Text book on international and Business Law), năm 2011, thuộc
dự án MUTRAP (song ngữ), TS Nguyễn Thanh Tâm (chủ biên)...

2. Cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề pháp lý trong hoạt động vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển quốc tế thường xoay quanh các vấn đề chính như trách nhiệm
pháp lý của các bên, pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo hiểm hàng hải và quyền

lợi của các bên trong hợp đồng vận tải.
"The Rotterdam Rules: A Practical Annotation" (Các quy tắc Rotterdam: Một chú thích
thực tế) của Yvonne Baatz, Charles Debattista và Filippo Lorenzon (2010): Tài liệu này
phân tích và giải thích chi tiết các quy tắc Rotterdam - một bộ quy tắc quốc tế được thiết kế
để thống nhất và hiện đại hóa pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển. "The Law of
International Carriage by Sea" (Luật vận chuyển quốc tế bằng đường biển) của John F.
Wilson (2010): Các chương trong cuốn sách bao gồm các chủ đề như trách nhiệm của các
bên trong hợp đồng, điều kiện vận chuyển hàng hóa, các quy định về tàu và các vấn đề pháp
lý khác liên quan đến hoạt động vận tải biển; cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan
về các nguyên tắc pháp lý chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,
bao gồm cả các quy định trong Công ước quốc tế về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển (Hague-Visby Rules) và Công ước quốc tế về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển (Hamburg Rules). "Marine Insurance: Law and Practice" (Bảo hiểm hàng
hải: Luật và thực hành) của Francis Rose (2012): Tác phẩm này đề cập đến các vấn đề pháp
lý trong bảo hiểm hàng hải, bao gồm các hợp đồng bảo hiểm, trách nhiệm và quyền lợi của
các bên, cũng như các vấn đề liên quan đến khiếu nại và giải quyết tranh chấp. "The Law of
Ship Mortgages" (Luật thế chấp tàu) của Graeme Bowtle và Kevin McGuinness (2017):
Cuốn sách này phân tích chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến thế chấp tàu, bao gồm cả
các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về thế chấp tàu và cách thức giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này. "International Maritime Conventions: The Carriage of Goods and
12


/>Passengers by Sea" (Các Công ước quốc

13


/>
14


tế về hàng hải: Vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường biển) của Francesco
Berlingieri (2014): Cuốn sách này đánh giá và phân tích các Cơng ước quốc tế liên quan đến
vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường biển, bao gồm Công ước Hague-Visby, Công
ước Hamburg, Công ước Athens về vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển, và
các quy tắc Rotterdam.
"Maritime Law and Practice in China" (Luật hàng hải và thực hành tại Trung Quốc)
của Liang Zhao và Lixin Han (2017): Tài liệu này nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp
lý trong lĩnh vực hàng hải tại Trung Quốc, bao gồm cả vận tải hàng hóa bằng đường biển
quốc tế. "Marine Pollution Control: Legal and Managerial Frameworks" (Kiểm sốt ơ
nhiễm biển: Khung pháp lý và quản lý) của Daud Hassan và Saiful Karim (2018): Cuốn sách
này nghiên cứu về các khung pháp lý và quản lý trong việc kiểm sốt ơ nhiễm biển, nhấn
mạnh vào vai trị của các Cơng ước quốc tế như Công ước MARPOL, Công ước London về
việc ngăn chặn ô nhiễm biển từ việc đổ rác, và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
(UNCLOS). "Maritime Liens and Claims" (Quyền thế chấp và yêu sách hàng hải) của
William Tetley (1998): Tác phẩm này đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền thế
chấp và yêu sách hàng hải trong vận tải hàng hóa bằng đường biển, bao gồm các quy định
trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và các Công ước quốc tế khác.
Nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã được thực hiện như các nghiên cứu của
Giáo sư William Tettley, một chuyên gia nổi tiếng về Luật hàng hải với rất nhiều bài viết
được đăng trên trang web của cá nhân ông, tập trung vào các lĩnh vực như hợp đồng, bảo
hiểm, vận đơn đường biển, tổn thất chung…
Những nội dung cơ bản liên quan đến Luật hàng hải Hoa Kỳ được xây dựng trên nền
tảng của hệ thống dân luật đó là các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của tàu biển, hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, trách nhiệm của chủ tàu, cứu hộ, bảo hiểm
hàng hải, vấn đề tổn thất chung...Bài viết cũng phân tích sự ảnh hưởng của hệ thống luật Án
lệ và hệ thống Luật Châu Âu lục địa đến việc xây dựng các điều ước quốc tế liên quan đến
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế và giá trị ưu tiên áp dụng các quy định của
điều ước quốc tế so với pháp luật quốc gia khi cùng điều chỉnh một vấn đề. Bài viết có
nhiều thơng tin quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của

pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.


/>
Nhiều cơng trình nghiên cứu khác cũng có giá trị như bài viết “Risk shifting
agreements in maritime contracts” (Hartwell. Law Office.LLP). Bài viết của tác giả đi sâu
phân tích các hợp đồng hàng hải có chứa đựng các điều khoản chuyển dịch rủi ro từ một bên
của hợp đồng cho bên khác. Những dạng thức được đề cập như điều khoản loại trừ trách
nhiệm, giới hạn trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm, khước từ thế quyền, bảo hiểm trách
nhiệm... Bài viết cũng đi sâu làm rõ hơn việc áp dụng quyền tài phán đối với các hợp đồng
bản chất là hợp đồng hàng hải, cũng như đánh giá tính hiệu lực của các điều khoản chuyển
dịch rủi ro.
Bài viết “Avoiding contract disputes and litigation: Lessons learned from ship repair
contracts” của RICHARD DINAPOLI, JR. và ALBERT H. BOWERS, III. Trên cơ sở phân
tích kinh nghiệm thực tiễn tranh chấp từ hợp đồng sửa chữa tàu biển, tác giả đã chỉ rõ những
nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực hàng hải. Do vậy tác giả nêu ra cách
phòng tránh các tranh chấp đó là các bên phải thỏa thuận cụ thể rõ ràng, chi tiết các điều
khoản trong hợp đồng nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra. Mặt khác tác giả cũng phân
tích hai phương thức chủ yếu trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong lĩnh
vực hàng hải đó là thơng qua tịa án và trọng tài. Trên cơ sở phân tích từng phương thức, tác
giả đi đến nhận xét giải quyết tranh chấp hợp đồng hàng hải thơng qua phương thức trọng tài
có nhiều ưu điểm như giải quyết nhanh gọn, giữ được uy tín của các bên và chi phí thường ít
tốn kém hơn. Bài viết “A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg
Rules and the Rotterdam Rules”, của Francesco Berlingieri, CIM - Colloquyum on the
Rotterdam Rules, Rotterdam, September 21, 2009. Tác giả nghiên cứu so sánh các quy định
của quy tắc Hague Visby, quy tắc Hamburg và quy tắc Rotterdam. Nội dung chủ yếu bài viết
so sánh các công ước liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở, các trường hợp
miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng,
thời hạn thơng báo tổn thất, thời hiệu khởi kiện.
Những cơng trình nghiên cứu trên giúp các nhà nghiên cứu, luật sư và các bên liên

quan có cái nhìn tồn diện và hiểu biết rõ hơn về các vấn đề pháp lý trong hoạt động vận tải
hàng hóa bằng đường biển quốc tế. Chúng cũng giúp định hướng các chính sách pháp luật và
quy tắc quốc tế, đồng thời đưa ra giải pháp để giải quyết các tranh chấp và xây dựng một
môi trường kinh doanh thuận lợi cho các bên tham gia trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng
15


/>đường biển.

16


/>
CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển quốc tế
1.1. Trên thế giới
Phương thức vận tải bằng đường biển ra đời từ rất sớm so với các phương thức vận tải
quốc tế khác. Ngay từ thế kỷ V trước Công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm
các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các vùng miền, các quốc gia trên thế giới với
nhau. Thương mại hàng hải đã có quá trình phát triển dài từ tận những năm 500 sau Công
nguyên.
Trong suốt thời kỳ cổ đại cho đến những năm đầu của thời kỳ hiện đại, hoạt động hàng
hải quốc tế được điều chỉnh bởi tập quán. Một số tập quán đã được pháp điển hóa như tập
quán Consolate demare của người Catalan “ hàng hóa của kẻ thù có thể bị bắt giữ trên các
tàu trung lập và hàng hóa trung lập có thể được giải phóng khỏi tàu của phe đối địch”. Chế
định này đóng góp đáng kể vào việc pháp điển hóa pháp luật vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển và đặt nền móng cho Luật hàng hải hiện đại.
Trước nhu cầu chuyên chở hàng hóa trên phạm vi quốc tế phát sinh từ yêu cầu có sự
trao đổi mua bán sản phẩm, hàng hóa giữa nước này với nước khác. Đến thế kỷ thứ XIII vận

đơn đường biển đã được dùng như là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển. Nội dung của vận đơn này thường là sự thừa nhận đã nhận hàng giữa
người chuyên chở ( chủ tàu) và người gửi hàng hóa cùng với việc mơ tả cụ thể các điều kiện
và điều khoản như tên hàng, loại hàng tuyến đường chuyên chở, phí vận tải,... Đây là những
tiền đề đầu tiên của hợp đồng vận chuyển quốc tế bằng đường biển ngày nay.
Với những thành tựu khoa học và công nghệ của cuộc công nghiệp cách mạng hiện
đại đã kéo theo sự phát triển về mọi mặt của quan hệ thương mại và hàng hải quốc tế. Để
đáp ứng nhu cầu phát triển đó, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hàng loạt các đạo luật đã
được ban hành ở một số quốc gia có ngành vận tải biển phát triển nhằm cân đối quyền và
nghĩa vụ của người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Năm 1893, Mỹ đã ban hành đạo
luật Harter, Australia ban hành luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1910,
Nhật bản ban hành Bộ luật thương mại từ năm 1899 trong đó dành riêng 4 quy tắc các vấn
đề về hoạt động thương mại,.... . Tuy nhiên, các quy định pháp luật hàng hải trong thời kỳ
17


/>này đều chỉ mới

18


/>
19

dừng lại ở khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia. Đến năm 1921, Ủy ban hàng hải Anh quốc
do chính phủ Anh đề cử đã nghiên cứu tình hình và khuyến cáo về việc phải có một luật
chung thống nhất trong vấn đề này [1, tr.13]. Được sự hỗ trợ của Hiệp hội Luật pháp quốc tế,
Ủy ban hàng hải quốc tế đã tổ chức một hội nghị quốc tế tại Lahay đã thảo luận và xây dựng
nên quy tắc Hague. Lần lượt các công ước quốc tế về hàng hải ra đời: công ước Brussel
1924 ( Hague Rules- là công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường

biển), Nghị định thư Visby 1968 là nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế về việc thống
nhất các quy tắc pháp luận đối đến vận đơn 1924, quy tắc Hamburg 1978 - quy tắc mới và cơ
bản về trách nhiệm của người chuyên chở đối với những rủi ro với hàng hóa cũng như sự
mất mát của hàng hóa trong q trình vận chuyển, cơng ước Rotterdam 2009 - cân bằng lợi
ích và trách nhiệm của các bên trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển với
những quy định ró ràng, đầy đủ và chi tiết dó đó sẽ góp phần giảm thiểu xung đột pháp luật
giữa các bên liên quan trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Tại Việt Nam
*) Giai đoạn trước cách mạng tháng 8
Ở Việt Nam, những tuyến đường giao thương trên biển của nước ta được hình thành
do nhu cầu của việc trao đổi hàng hoá, kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều các thương
cảng. Đầu thế kỷ XX, ở giai đoạn mà thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, một số
nhà tư bản Việt Nam bắt đầu kinh doanh nghề vận tải thuỷ. Trong tất cả chặng đường dài
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hàng hỏi nói chung và cảng biển vận tải
biển nói riêng ln đóng một vai trị quan trọng và đóng góp một phần khơng nhỏ vào ngân
sách quốc gia. Trong thời kỳ thuộc địa, Việt Nam được áp dụng Luật thủy sản của Pháp
năm 1891 và Luật hàng hải của Pháp năm 1917. Sau đó, vào năm 1926, Pháp ban hành Luật
hàng hải mới, được áp dụng cho Việt Nam và các thuộc địa khác của Pháp.
Sau khi đất nước giành được độc lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ban
hành Luật hàng hải năm 1957, áp dụng cho cả tàu Việt Nam và tàu nước ngoài hoạt động
trên vùng biển Việt Nam. Trong thời kỳ này, Luật hàng hải của năm 1957 đã quy định các
điều kiện và quyền lợi của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Luật này đặc biệt lưu ý đến các quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng, bao
gồm trách nhiệm của chủ hàng, vận chuyển viên và đại lý vận chuyển.


/>
*) Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến trước năm 1975
Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Giao thơng Cơng chính thời đó đã ra một số Sắc
lệnh, Quyết định, nghị quyết, nghị định thành lập các cơ quan quản lý vận tải quốc doanh

sông biển. Xây dựng và quản lý các xưởng sửa chữa và đóng tàu mới. Cải tạo và hướng dẫn
vận tải tư nhân.
*) Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1986
Giai đoạn thực hiện chế độ bao cấp nên vấn đề giao thương hàng hố vẫn có phần bị
hạn chế. Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế chủ yếu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới
luật do Chính phủ ban hành, các Bộ, ngành liên quan sẽ dựa vào các quy định đó để đưa ra
Thông tư thực hiện:
Một số văn bản quan trọng như:
+) Tuyên bố của CP về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977.
+) Nghị định số 30-CP ngày 29/1/1980 của Hội đồng CP về quy chế cho tàu thuyền
nước ngoài hoạt động trên vùng biển của nước CHXHCNVN.
*) Giai đoạn từ năm 1986 cho đến nay:
Năm 1986 đánh dấu bắt đầu thời kỳ đất nước đổi mới sau đại hội Đảng lần thứ VI.
Cùng với đó, Mỹ bình thường hố quan hệ với Việt Nam đã tạo động lực mạnh mẽ đến hoạt
động vận chuyển hàng hóa quốc tế phát triển mạnh mẽ. Với những tác động đó địi hỏi hệ
thống pháp luật phải thay đổi và hoàn thiện như là một yếu tố tất yếu cho q trình tồn cầu
hố.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Bộ Luật Hàng hải năm 1990 đã được ban hành
với mục đích thích ứng với tình hình kinh tế, thương mại và hội nhập quốc tế. Bộ Luật này
đã quy định rõ hơn về các quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển, bao gồm các điều kiện vận chuyển hàng hóa, giá cước, bảo
hiểm hàng hóa và các điều kiện giải quyết tranh chấp.
Sau này, Bộ Luật Hàng hải năm 2015 đã được ban hành với nhiều cải tiến và sửa đổi,
nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển và quản lý hoạt động hàng hải hiện nay. Bộ Luật này
cung cấp các quy định chi tiết hơn về các điều kiện và quyền lợi của các bên trong hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm các điều kiện vận chuyển hàng hóa,
20




×