Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.83 KB, 7 trang )



Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam


Trần Thị Thùy Dương

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và môi
trường sinh thái (MTST). Phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết
các vấn đề môi trường trong quá trình CNH, HĐH. Phân tích, đánh giá thực trạng MTST
và bảo vệ MTST trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp: hoàn
thiện hệ thống pháp luật về MTST và bảo vệ MTST; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ
chức bộ máy quản lý MTST; Hoàn thiện hệ thống, chính sách thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH gắn với MTST; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục, đào tạo
về bảo vệ MTST nhằm bảo vệ MTST trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam

Keywords: Bảo vệ môi trường; Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa; Kinh tế chính trị; Môi
trường sinh thái; Việt Nam


Content
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại của


thế giới đang phát triển với nhịp độ ngày một nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá,
làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và quyết định tới sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân
con người. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về khoa học và công nghệ, loài người cũng đang
phải đối mặt với những thách thức lớn lao về chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là môi trường.
Trong vài thập kỷ gần đây, do sức ép gắt gao về dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính
toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm
trọng, thậm chí một số vùng còn bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi trường như


thay đổi khí hậu, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tài nguyên đất và
nước ngọt… đang là những thách thức đối với sự tồn tại của loài người và của trái đất, Việt Nam
cũng không đứng ngoài những thách thức đó.
Theo quan điểm phát triển bền vững, Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn.
Một đất nước nghèo, điểm xuất phát thấp, lại bị 2 cuộc chiến tranh tàn phá, nền kinh tế và môi
trường đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nếu quá vội vàng trong việc áp dụng
các giải pháp chính sách đầu tư, đổi mới thiếu quy hoạch Kinh tế - xã hội và môi trường theo
quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống thì tất yếu
sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hậu quả đó có thể có lợi cho kinh tế trước mắt nhưng lại có
hại lâu dài, nền kinh tế sẽ bị suy thoái khi phát triển quá ngưỡng chịu đựng của môi trường.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước ta đã
khởi sắc về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đã có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên nước ta đang được khai
thác ngày càng mạnh mẽ và có xu hướng cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm. Vì
vậy việc phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi
trường của Việt nam, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ môi
trường mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Để thực hiện luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường sinh

thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt
Nam. Tiêu biểu là:
- Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay của TS.
Nguyễn Văn Ngừng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của GS. TSKH Vũ
Hy Chương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
- Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền vững, Bộ kế hoạch và đầu tư, 11/
2005.
- Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của Trần Thanh Lâm, NXB Lao động, Hà
Nội, 2006.


- Phát triển nông thôn bền vững - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm Thế giới do TS.
Trần Ngọc Ngoạn chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phạm Khôi Nguyên, tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 4/ 2006.
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
của PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, Tạp chí Phát triển bền vững, số 4 (13) tháng 12/2006.
- Giải quyết tốt các vấn đề môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TS.
Đoàn Văn Khải, Tạp chí Lý luận chính trị, 10/ 2007.
Hầu hết các công trình nói trên đều nghiên cứu môi trường sinh thái dưới góc độ của
Khoa học Môi trường và Khoa học phát triển mà chưa nghiên cứu tập trung và hệ thống tác động
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị.
Đây là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu các tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường
sinh thái, phân tích, đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam thời gian qua,

luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường sinh thái.
- Phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề môi trường
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phân tích thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam.


* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam trong những năm gần đây dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử đồng thời kết hợp một số phương pháp cụ thể khác như: Trừu tượng hoá khoa
học, phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh, thống kê
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá, phân tích và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường
sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7
tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm của Trung Quốc về bảo vệ môi
trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam thời gian tới.



References
1. Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Tiến tới kiện
toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam
năm 2001.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2005), Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam.


4. TS. Đỗ Minh Cao (2007), “Chiến lược bảo vệ môi trường ở Trung Quốc”, Nghiên cứu
Trung Quốc, (6-76).
5. Nguyễn Thế Chinh (12/2006), “Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Nghiên cứu phát triển bền vững, (4-13).
6. Vũ Hy Chương (2007), Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và phát triển
bền vững ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Cục bảo vệ Môi trường (2000), Chiến lược bảo vệ môi trường 2001- 2010.
9. Cục bảo vệ Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004: Chất thải
rắn.
10. Cục Môi trường (2000) - Dự án “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường
Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị thương mại quốc tế và môi trường.
11. Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo (2001), Khảo quả bước đầu khảo sát khu hệ cá sông
Đà thuộc địa phận các tỉnh Lai Châu, Sơn La. Báo cáo Hội thảo quốc tế về sinh học Hà
Nội, Tập 1.
12. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Hồng Hà (2004), Nghiên cứu các quy định pháp luật về môi trường trong tiến trình
hội nhập với các tổ chức quốc tế, NXB. Lao Động, Hà Nội.
15. Lưu Đức Hải, TS. Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Đắc Hy, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Tài (1999), Công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
17. Đoàn Văn Khát (2007), “Giải quyết tốt vấn đề môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10).
18. Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.


19. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB. Lao Động, Hà
Nội.
20. Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành (2005), NXB chính trị quốc gia,
Hà Nội.
21. Một số vấn đề xã hội nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
ở Việt Nam (2001), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Ngọc Ngoạn (Chủ biên - 2008), Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm Thế giới, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Phạm Hữu Nghị (2007), “Tổ chức Thương mại Thế giới với vấn đề thương mại- môi
trường và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam về thương mại - Môi trường”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật (2).
24. “Phát triển kinh tế trong xu thế tự do hoá và vấn đề ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh”
(2006), Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, (8), tr.124. 2006.
25. Nguyễn Danh Sơn (3/2007), “Tiêu dùng bền vững ở Việt Nam - một cái nhìn từ giác độ
quản lý tổng hợp chất thải bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, (1-14).
26. Võ Quý, “Phát triển bền vững một chiến lược toàn cầu”, Tài liệu giảng dạy của Đại học
Quốc gia Hà Nội.
27. Từ Thanh Thuỷ (2004), “Một số quan điểm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
trong quá trình hội nhập kinh tế”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, (4).
28. Nguyễn Đức Tiến (2002), Thương mại và môi trường, NXB. Thế giới.
29. Trương Đình Tuyển (2005), “Toàn cầu hoá kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức”,
Báo nhân dân điện tử.
30. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Vấn đề và giải
pháp”, Tạp chí thương mại (3).
31. Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp (7/2004), Tăng trưởng và
bảo vệ môi trường ở Trung Quốc.
32. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Thực trạng pháp luật môi trường và giải
pháp”, Tạp chí Thương mại, (3).
33. Viện nghiên cứu và quản lý Trung ương (2004), Kinh tế Việt Nam 2003, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


34. VIE/01/021 (2006), “Phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội.
35. Đặng Hùng Võ (2007), “Tác động của môi trường đất và nước tới nông nghiệp, nông thôn
và nông dân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập”, Tạp chí Phát triển
và hội nhập, (4 & 5).






×