Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Bài giảng sức khỏe và an toàn nghề nghiệp bài 2 ths nguyễn thúy quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.56 KB, 47 trang )

Tác hại nghề nghiệp - Bệnh nghề
nghiệp
Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
Bộ môn: Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm về THNN, nguy cơ nghề,
bệnh nghề nghiệp và phân loại yếu tố THNN
2. Nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp, BNN bảo hiểm
và phân loại 28 bệnh nghề nghiệp bảo hiểm tại Việt
Nam.

Tác hại nghề nghiệp (Hazard)

Tất cả các yếu tố có liên quan đến nghề
nghiệp là nguyên nhân tiềm ẩn làm hạn chế
khả năng làm việc, gây chấn thương hoặc
ảnh hưởng không có lợi cho sức khoẻ người
lao động thậm chí gây tử vong gọi là yếu tố
THNN.
Nguy cơ nghề nghiệp (Risk)

Là khả năng ảnh hưởng của các yếu tố
THNN tới sức khoẻ người lao động.

Nguy cơ nghề nghiệp thường là sự kết hợp
giữa tần suất tiếp xúc của người lao động với
yếu tố THNN và mức độ nguy hiểm của các
yếu tố THNN
Tác hại nghề nghiệp và nguy cơ nghề
nghiệp


Ví dụ đối với công nhân vệ sinh trong BV:

THNN: Chất thải nhiễm vi sinh vật hoặc các loại hoá chất độc hại
trong chất thải.

Nguy cơ NN là sự kết hợp giữa:

Tần suất tiếp xúc

Độc tính của vi sinh vật hoặc độc chất

THNN là yếu tố khách quan hoặc chủ quan trong lao động

Nguy cơ nghề nghiệp là khả năng tác động của yếu tố THNN
đối với sức khoẻ người lao động.

Yếu tố THNN đặc thù theo nghề nghiệp dẫn tới những nguy cơ
nghề nghiệp đặc thù.
Phân loại THNN

Yếu tố vật lý

Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, tốc độ chuyển động không khí, tiếng ồn,
rung

Yếu tố hóa học và hoá lý kết hợp.

Các chất hóa học đơn thuần

Các độc chất ở nơi làm việc dưới dạng hơi, khí, bụi,dung dịch,

chất rắn Bụi vô cơ như (bụi ximăng, bụi silic, bụi amiăng) hay bụi
hữu cơ (bông, lông gia cầm, thuốc lá) vừa mang tính chất lý học
vừa mang tính hóa học

Yếu tố sinh học

Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm …

Yếu tố tâm sinh lý ở người lao động và ecgônômi.

Tư thế lao động; tính đơn điệu; áp lực công việc lớn; giờ giấc làm
việc.
Yếu tố THNN

?????
Yếu tố THNN

?????
Yếu tố THNN

????
Yếu tố tác hại nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp

Điều106 chương 9 trong Bộ luật lao động:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện
lao động có hại của nghề nghiệp, tác động đối với
người lao động.
Bệnh nghề nghiệp


Bệnh nghề nghiệp đặc hiệu

BNN đặc hiệu chỉ gặp ở một số nghề nghiệp nhất định do
tác hại đặc trưng của nghề nghiệp gây ra.

Ví dụ: bệnh giảm áp nghề nghiệp ở nghề thợ lặn

Bệnh NN không đặc hiệu

Người bình thường có thể mắc, nhưng người lao động do
có tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp thì bệnh đó dễ mắc
hơn.

Ví dụ: bệnh viêm mũi họng ở công nhân tiếp xúc với bụi…

Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

Được quy định ở mỗi quốc gia

ViÖt nam hiÖn cã 28 BNNBH
Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

Tùy theo quy định của mỗi quốc gia:

Việt Nam 28 BNN-BH (15/1/2012 có hiệu lực
thêm 3 bệnh HIV; rung toàn thân; Cadimi nghề
nghiệp)

Trung Quốc- 102


Pháp- 88 bệnh

Balan - 20 bệnh…

Mỹ tất cả các bệnh nghề nghiệp đều được đền
bù, không có danh sách BNN-BH riêng
BNN được bảo hiểm ở Việt Nam
Nhúm 1.Bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi- Silic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi atbet (BP- amiăng)
3. Bệnh bụi phổi bông
4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
(VPQ-NN)
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
Nhóm 1: Bệnh phổi - phế quản (tiếp)
1.Bệnh bụi phổi Silic

Yếu tố tiếp xúc: Bụi silic

Nghề nghiệp nguy cơ: khai thác chế tác đá, công nhân mỏ,
luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…

Thời gian khám lần đầu sau tiếp xúc nghề nghiệp từ 36
tháng

Nội dung khám:

Khám lâm sàng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn


Cận lâm sàng: Chụp X quang phổi; đo chức năng hô hấp, xét
nghiệm máu.

Dự phòng: Môi trường lao động, BHLĐ
Nhóm 1: Bệnh phổi - phế quản (tiếp)
2.Bệnh bụi phổi amiang

Yếu tố tiếp xúc: Bụi amiang

Nghề nghiệp nguy cơ: khai thác quặng đá có amiang, sản
xuất vật liệu xây dựng, má phanh ô tô…

Thời gian khám lần đầu sau tiếp xúc nghề nghiệp từ 30-60
tháng.

Nội dung khám:

Khám lâm sàng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn

Cận lâm sàng: Chụp X quang phổi; đo chức năng hô hấp, xét
nghiệm máu.

Dự phòng: Môi trường lao động, BHLĐ
Nhóm 1: Bệnh phổi - phế quản (tiếp)
3.Bệnh bụi bông nghề nghiệp

Yếu tố tác hại: bụi bông, đay

Nghề nghiệp nguy cơ cao: công
nhân dệt may, se sợi…


Thời gian khám BNN: sau 24
tháng

Lâm sàng: Triệu chứng khó thở
ngày thứ hai

Khám: Hô hấp, tuần hoàn, hội
chứng khó thở ngày thứ hai, khám
TMH

Cận lâm sàng: đo chức năng hô
hấp, CT máu

Dự phòng: giảm phơi nhiễm
Nhóm 1: Bệnh phổi - phế quản (tiếp)
4.Bệnh viêm phế quản mạn
tính nghề nghiệp

Yếu tố tác hại: bụi, hoá
chất

Nghề nghiệp nguy cơ cao:
các nghề người lao động
hít phải bụi vô cơ, hữu cơ,
bụi hóa chất CO, SO2…

Khám bệnh nghề nghiệp
sau 3 năm


Khám lâm sàng: Hệ tuần
hoàn, hô hấp

Cận lâm sàng: Đo chức
năng hô hấp, Xquang phổi

Dự phòng: giảm phơi
nhiễm
Nhóm 1: Bệnh phổi - phế quản (tiếp)
5.Bệnh hen phế quản nghề nghiệp:

Yếu tố tác hại: bụi bông, các hạt
bột mì, chè, thuốc lá, len, các chất
tẩy rửa, kháng sinh

Nghề nghiệp nguy cơ cao: công nhân
dệt may, se sợi…

Triệu chứng: hen phế quản điển hình

Khám bệnh nghề nghiệp sau 3 năm,
2 năm khám lại

Chẩn đoán: đo chức năng hô hấp,
test dị nguyên

Dự phòng: giảm phơi nhiễm
Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt
Nam
Nhúm 2.Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

1. Nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
2. Nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng
3. Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
4. Nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
5. Nhiễm độc TNT (trinitrotoluen)
6. Nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp
7. Nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
8. Nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
9. Nhiễm độc các bon monoxit
10. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
11. Bệnh Cadimi nghề nghiệp
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (tiếp)
1. Nhiễm độc chì và các hợp chất của chì

Yếu tố tác hại: chì và các hợp chất của chì

Nghề nghiệp nguy cơ cao: khai thác, chế
biến quặng chì, đúc chữ in bằng hợp kim
chì, pha chế và sử dụng sơn pha chì, tráng
men và in hoa đồ gốm bằng hợp chất chì…

Triệu chứng: đau bụng chì, thiếu máu, tăng
huyết áp, viêm dây thần kinh thị giác, viêm
màng não, viêm não, viêm đa dây thần
kinh…

Chẩn đoán: lâm sàng, xét nghiệm

Dự phòng: giảm phơi nhiễm

Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (tiếp)
2. Nhiễm độc Benzen và các hợp
chất đồng đẳng

Yếu tố tác hại: benzen và các
đồng đẳng

Nghề nghiệp nguy cơ cao: tẩy
mỡ dầu ở kim loại, da, điều chế,
sử dụng dung môi hoà tan cao
su…

Triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy,
hôn mê, xuất huyết (dưới da,
niêm mạc), thiếu máu, suy tuỷ,
bệnh bạch cầu

Chẩn đoán: lâm sàng, xét
nghiệm máu

Dự phòng: giảm phơi nhiễm,
thay thế nguyên liệu
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (tiếp)
3. Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất
của thuỷ ngân

Yếu tố tác hại: thuỷ ngân và các hợp chất


Nghề nghiệp nguy cơ cao: chưng cất thuỷ
ngân, sản xuất, sửa chữa nhiệt kế, bơm có
thuỷ ngân, sản xuất axit acetic, axetôn, tẩy
da, kỹ nghệ đồ sứ…

Triệu chứng: bệnh não cấp, đau bụng, tiêu
chảy, viêm miệng

Chẩn đoán: lâm sàng, xét nghiệm

Dự phòng: giảm phơi nhiễm, thay thế
nguyên liệu
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (tiếp)
4. Nhiễm độc mangan và các hợp chất của
mangan

Yếu tố tác hại: mangan và hợp chất

Nghề nghiệp nguy cơ cao: khai thác, tán, nghiền,
đóng bao, trộn khô MnO2, nhất là trong chế tạo
pin điện, que hàn, chế tạo thuỷ tinh, luyện thép…

Triệu chứng: Hội chứng thần kinh kiểu Parkinson

Chẩn đoán:Lâm sàng và cận lâm sàng

Dự phòng: giảm phơi nhiễm
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (tiếp)

5. Nhiễm độc TNT

Yếu tố tác hại: TNT

Nghề nghiệp nguy cơ cao:
sản xuất, sử dụng TNT…

Triệu chứng: thiếu máu,
suy tuỷ, xơ gan, viêm gan
mạn, đục nhân mắt, suy
nhược thần kinh, loét dạ
dày tá tràng

Chẩn đoán: lâm sàng, xét
nghiệm máu, định lượng
men transaminaza

Dự phòng: giảm phơi
nhiễm

×