Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệthống thông tin quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 54 trang )

SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

I

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ
THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học kĩ thuật và công nghệ
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Cao Hồi Phương
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Đại học (liên thông) K.1 - Công nghệ thông tin
Ngành học: Kĩ thuật phần mềm
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Thu Hương

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

II

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cao Hồi Phương
- Lớp, khoa: Đại học (liên thơng) k.1 Kĩ Thuật Phần Mềm, Công Nghệ Thông Tin
- Người hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Thu Hương
2. Mục tiêu đề tài:
- Nghiên cứu các phương pháp và vai trò của phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin
quản lý.
- Ứng dụng vào chức năng: in ấn, kết xuất dữ liệu trong hệ thống Quản lý hồ sơ
KH&CN trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho SV học các học phần: Phân tích, thiết kế hệ thống
và Đồ án mơn học.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài đã đánh giá vai trò của việc phân tích, thiết kế hệ thống trong quy trình xây
dựng phần mềm.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Tài liệu tham khảo cho SV học các học phần: Phân tích, thiết kế hệ thống và đồ án
mơn học.
- Demo chức năng in.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Giáo dục đào tạo: SV có thêm tài liệu tham khảo khi học 2 học phần Phân tích, thiết
kế hệ thống và Đồ án mơn học.
- Phát triển kinh tế - xã hội: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
CNTT.
- Khả năng áp dụng của đề tài: SV học chuyên ngành CNTT và các ngành gần.
6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài: Bài báo gửi tạp chí
Đại học Thủ Dầu Một (chờ phản biện)
Bình Dương, Ngày
tháng
năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(chữ ký, họ và tên)
Ths. Đinh Thị Thu Hương
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Cao Hồi Phương
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

III

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Cao Hoài Phương
Sinh ngày: 18 tháng 06 năm 2014
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: Kĩ Thuật Phần Mềm LT K.1 .Khóa: 2013 – 2014
Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Địa chỉ liên hệ: An Hịa – Hịa Lợi – Bến Cát – Bình Dương
Điện thoại: 0945858428

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kĩ Thuật Phần Mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

* Năm thứ 2:
Ngành học: Kĩ Thuật Phần Mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Bình Dương, Ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Th.S Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Nguyễn Cao Hoài Phương

MỤC LỤC

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

IV

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương


DANH SÁCH CÁC KÝ TỰ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................VIII
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài......................1
2.
Lý do chọn đề tài...................................................................................1
3.
Mục tiêu đề tài.......................................................................................2
4.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................3
5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................3
6.
Bố cục của đề tài....................................................................................3
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC MƠ HÌNH PHÂN TÍCH,
THIẾT KẾ.............................................................................................................4
HỆ THỐNG THƠNG TIN....................................................................................4
1.1. Khái niệm về hệ thống..........................................................................4
1.1.1. Định nghĩa hệ thống................................................................................4
1.1.2. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý.....................................................4
1.2. Khái quát tiến trình phát triển hệ thống thơng tin............................4
1.2.1. Mơ hình vịng đời phần mềm...................................................................4
1.2.2. Phương pháp phát triển..........................................................................6
1.2.2.1. Phương pháp hướng cấu trúc.............................................................6
1.2.2.2. Phương pháp hướng đối tượng..........................................................7
1.2.3. Công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống.........................................................8
1.2.3.1. Một số mơ hình phân tích theo hướng cấu trúc..................................8

1.2.3.2. Cơng cụ phát triển hệ thống theo hướng đối tượng Uml (Uniflied
modul Language )............................................................................................13
1.3. Vai trị của việc phân tích, thiết kế hệ thống.....................................18
1.4. Thực trạng SV khoa CNTT học mơn Phân tích thiết kế hệ thống. 19
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHỨC NĂNG IN ẤN CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
.............................................................................................................................22
2.1. Quy trình xây dựng chức năng in ấn.................................................22
2.2. Giới thiệu hệ thống..............................................................................22
2.2.1. Hoạt động nghiệp vụ.............................................................................22
2.2.2. Yêu cầu hệ thống...................................................................................23
2.2.3. Yêu cầu bảo mật....................................................................................23
2.3. Phân tích hệ thống sử dụng cơng cụ UML........................................23
2.3.1. Biểu đồ hoạt động và chuyển trạng thái của hệ thống..........................23
2.3.2. Biểu đồ use case....................................................................................24
2.3.3. Biểu đồ lớp............................................................................................26
2.3.4. Sơ đồ cấu trúc hệ thống.........................................................................28
2.4. Thiết kế hệ thống sử dụng công cụ UML..........................................29
2.4.1. Biểu đồ cộng tác....................................................................................29
2.4.2. Biểu đồ triển khai hệ thống...................................................................29
2.4.3. Mơ hình CSDL.......................................................................................30
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

V

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương


CHƯƠNG 3 GIAO DIỆN CHỨC NĂNG IN ẤN..............................................31
3.1. Chức năng đăng nhập.........................................................................31
3.2. Chức năng quản lý người dùng..........................................................32
3.3. Chức năng của chủ nhiệm đề xuất nhiệm vụ khoa học...................33
3.4. Chức năng của đơn vị.........................................................................34
3.4.1. Đăng kí lý lịch khoa học........................................................................34
3.4.2. Chức năng in lý lịch khoa học...............................................................35
3.4.3. Chức năng đăng kí đề xuất nhiệm vụ khoa học.....................................36
3.4.4. Chức năng in đề xuất nhiệm vụ khoa học..............................................36
3.5. Chức năng của Phòng KH&CN.........................................................37
3.5.1. Chức năng xem danh sách hội đồng xét duyệt đề cương......................37
3.5.2. Chức năng hiển thị hội đồng nghiệm thu..............................................38
3.5.3. Chức năng xem danh sách báo cáo định kì...........................................38
3.5.4. Chức năng thống kê đề xuất nhiệm vụ khoa học theo năm...................39
3.5.5. Chức năng thống kê đề xuất nhiệm vụ khoa học theo Đơn vị...............40
3.5.5. Chức năng in giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ khoa học............40
3.5.6. Cập nhật tình trạng của nhiệm vụ khoa học..........................................41
3.5.7. Đăng công văn thông báo......................................................................41
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...........................................................44
TÀI LIỆU KHAM THẢO...................................................................................46

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

VI

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương


DANH SÁCH CÁC KÝ TỰ, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

ISO

International Organization
For Standardization

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

OMT

Object Modeling Technique


OOSE

Object-Oriented Software Enginering

OMG

Object Management Group

SĐH

Sau đại học

SV

Sinh viên

TDMU

Đại học Thủ Dầu Một

URL

Uniform Resource Locator

UML

Unified Modeling Language

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

VII

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 – 1. Những thành phần biểu diễn mơ hình luồng dữ liệu.............10
Bảng 1 – 2. Các phần tử mơ hình trong biểu đồ use case.........................13
Bảng 1 – 3. Các kiểu lớp trong UML........................................................14
Bảng 1 – 4. Tóm tắt các phần tử mơ hình UML trong biểu đồ lớp...........14
Bảng 1 – 5. Các dạng message trong biểu đồ tuần tự...............................15
Bảng 1 – 6. Các phần tử mơ hình UML trong biểu đồ trạng thái.............16
Bảng 1 – 7. Các phần tử của biểu đồ hoạt động........................................16
Bảng 1 – 8. Các ký hiệu của biểu đồ thành phần......................................17
Bảng 1 – 9. Các ký hiệu của biểu đồ triển khai hệ thống..........................18
Bảng 1 – 10. Thống kê kết quả điểm thi kết thúc học phần......................19
Bảng 1 – 11. Thống kê kết quả điểm thi kết thúc học phần......................19

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

VIII

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 – 1. Mơ hình phát triển phần mềm Scrum (agile)...........................5
Hình 1 – 2. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống in ấn.........................9
Hình 1 – 3. Sơ đồ nhiều mức của DFD.....................................................12
Hình 1 – 4. Quy tắc vẽ DFD (cột bên phải là vẽ đúng)............................12
Hình 1 – 5. Biểu đồ biểu diễn kết quả điểm học phần PTTKHT..............20
Hình 2 – 1. Quy trình xây dựng chức năng in ấn......................................22
Hình 2 – 2. Biểu đồ hoạt động và chuyển trạng thái của hệ thống...........24
Hình 2 – 3. Biểu đồ use case thể hiện hoạt động của tác nhân phịng khoa
học cơng nghệ...........................................................................................25
Hình 2 – 4. Biểu đồ use case thể hiện hoạt động của tác nhân Đơn vị.....26
Hình 2 – 5. Biểu đồ use case thể hiện hoạt động của tác nhân người thực
hiện nghiên cứu.........................................................................................26
Hình 2 – 6. Biểu đồ lớp người dùng và quyền truy cập............................26
Hình 2 – 7. Biểu đồ lớp đăng kí và thay đổi lý lịch khoa học của người
thực hiện 27
Hình 2 – 8. Biểu đồ lớp đăng kí và thay đổi đề tài nghiên cứu.................28
Hình 2 – 9. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống...................................................29
Hình 2 – 10. Biểu đồ cộng tác miêu tả chức năng báo cáo danh sách đề tài
.................................................................................................29
Hình 2 – 11. Biểu đồ cộng tác miêu tả chức năng báo cáo danh sách người
thực hiện .................................................................................................29
Hình 2 – 12. Mơ hình triển khai hệ thống.................................................30
Hình 2 – 13. Mơ hình CSDL.....................................................................30
Hình 3 – 1. Giao diện đăng nhập của chương trình Quản lý hồ sơ...........31
Hình 3 – 2. Giao diện của người dùng chưa được cấp quyền...................32
Hình 3 – 3. Giao diện của người dùng để thay đổi mật khẩu...................32
Hình 3 – 4. Màn hình chính của người dùng đã được cấp quyền Admin. 32
Hình 3 – 5. Menu các chức năng quản lý người dùng..............................33

Hình 3 – 6. Chức năng thêm người dùng mới...........................................33
Hình 3 – 7. Danh sách người dùng hệ thống.............................................33
Hình 3 – 8. Giao diện danh sách nhiệm vụ nghiên cứu hiển thị theo Đơn
vị
.................................................................................................34
Hình 3 – 9. Giao diện chức năng nhập thơng tin báo cáo định kì.............34
Hình 3 – 10. Giao diện đăng kí lý lịch khoa học của người thực hiện......35
Hình 3 – 11. Giao diện danh sách người sử dụng.....................................35
Hình 3 – 12. Giao diện chức năng in lý lịch khoa học..............................36
Hình 3 – 13. Giao diện đăng kí đề xuất nhiệm vụ khoa học.....................36
Hình 3 – 14. Giao diện danh sách nhiệm vụ nghiên cứu..........................37
Hình 3 – 15. Giao diện chức năng in đề xuất nhiệm vụ khoa học............37
Hình 3 – 16. Giao diện danh sách nhiệm vụ nghiên cứu..........................38
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

IX

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Hình 3 – 17. Giao diện load Quyết định thành lập hội đồng xét duyệt đề
cương
.................................................................................................38
Hình 3 – 18. Giao diện danh sách nhiệm vụ nghiên cứu..........................38
Hình 3 – 19. Giao diện nhập load Quyết định thành lập hội đồng đánh giá
nghiệm thu.................................................................................................38
Hình 3 – 20. Giao diện danh sách báo cáo định kì của nghười thực hiện.39
Hình 3 – 21. Giao diện in báo cáo định kì................................................39

Hình 3 – 22. Thống kê đề xuất nghiên cứu theo năm...............................39
Hình 3 – 23. Giao diện khi in thống kê đề xuất nhiệm vụ khoa học theo
năm
.................................................................................................40
Hình 3 – 24. Thống kê đề xuất nhiệm vụ khoa học theo Đơn vị..............40
Hình 3 – 25. Giao diện khi in thống kê đề xuất nhiệm vụ khoa học theo
năm
.................................................................................................40
Hình 3 – 26. Giao diện giấy chứng nhận hồn thành nhiệm vụ khoa học 41
Hình 3 – 27. Giao diện cập nhật tình trạng của đề tài...............................41
Hình 3 – 28. Giao diện đăng cơng văn thơng báo.....................................42
Hình 3 – 29. Giao diện quản lý công văn – thơng báo..............................42
Hình 5 – 30. Giao diện dành cho khách cần đọc cơng văn – thơng báo...43
Hình 5 – 31. Giao diện hiện chi tiết công văn thông báo..........................43

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

1

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
CNTT là một trong những ngành phát triển nhanh hiện nay, cùng với một số
ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi cơ bản đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
của thế giới hiện đại.
Ứng dụng và phát triển CNTT nhằm góp phần giải quyết một phần cơng việc

của con người, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh, quốc phòng và
tạo khả năng thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Hiện nay, đã có các phần mềm ứng dụng vào công tác Quản lý KH&CN như:
- iSTM được thiết kế bởi Công ty Cổ phần Phần mềm S.D.T nhằm hỗ trợ công tác
Quản lý KH&CN của các sở KHCN tại các tỉnh/thành và các trường Đại học với các
tính năng: Quản lý đề xuất; Quản lý thuyết minh; Quản lý thực hiện; Phân bổ kinh
phí; Báo cáo hoạt động nghiên cứu; Quản lý tổ chức - nhân sự; Quản lý Hội đồng và
các tính năng Quản lý hệ thống khác.
- Phần mềm Quản lý NCKH của Công ty TNHH phần mềm Hồng Hà có các tính
năng: Từ đề xuất, giải trình thơng tin, xét duyệt đến q trình nghiệm thu; Quản lý
thông tin lý lịch khoa học cán bộ nghiên cứu; Tìm kiếm thơng tin nhanh gọn chính
xác, hỗ trợ lập báo cáo nhanh theo yêu cầu; Hỗ trợ in ấn, báo cáo các mẫu biểu; Phân
quyền, phân cấp tới từng chức năng của chương trình.
- Phần mềm quản lý đề tài, dự án của Trung tâm Thông tin cơng nghệ Thái Ngun đã
từng bước tin học hố các hoạt động Quản lý khoa học như: Quản lý danh mục đề tài
dự án đã và đang triển khai theo từng năm, từng lĩnh vực; Quản lý các nguồn kinh phí
thực hiện; Quản lý tiến độ thực hiện; Tiến độ cấp kinh phí và đánh giá kết quả; Quản
lý gói hồ sơ liên quan đến từng đề tài dự án; Báo cáo tổng kết KHCN hàng năm, 5
năm; Kết xuất các báo cáo thông kê tháng, quý, năm, giai đoạn, tiến trình xử lý cơng
việc; Hỗ trợ tra cứu đề tài dự án theo nhiều tiêu chí.
Các phần mềm trên đều là những hệ thống thông tin quản lý. Để một phần
mềm hoạt động ổn định thì việc phân tích thiết kế hệ thống đóng vai trị rất quan trọng.
2. Lý do chọn đề tài
Quy trình phát triển phần mềm gồm các bước tổng quát sau: thu thập yêu cầu,
phân tích thiết kế, lập trình và kiểm thử. Trong đó, giai đoạn phân tích thiết kế được
chia làm hai giai đoạn:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

2

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

- Phân tích thiết kế tổng thể: giao đoạn này thiết kế tổng thể của sản phẩm. Giai đoạn
này tập trung vào thiết kế chức năng, thuộc tính chất lượng và các ràng buộc.
- Phân tích thiết kế chi tiết: sử dụng ngôn ngữ, giải thuật, cấu trúc dữ liệu, công cụ
test… để thực thi những gì được thiết kế trên giai đoạn phân tích thiết kế tổng thể.
Chính vì thế, giai đoạn phân tích thiết kế có vai trị quan trọng nhất trong tồn
quy trình phát triển phần mềm vì đây giai đoạn thể hiện toàn bộ các chức năng, cấu
trúc và một sản phẩm phần mềm như thật chỉ còn đợi trải qua các pha tiếp theo. Do dó,
SV học các chuyên ngành CNTT cần nhận thức rõ môn Phân tích thiết kế hệ thống là
rất quan trọng và cần thiết để học tốt các môn học tiếp theo, cũng như thực hiện tốt Đồ
án chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp.
Mặt khác, SV học mơn học này gặp những khó khăn như:
- Thứ nhất, về giáo trình, tài liệu liên quan đến mơn Phân tích thiết kế hệ thống được
viết bằng ngơn ngữ tiếng Anh. Do dó, mất nhiều thời gian để đọc hiểu nên khó có đủ
thời gian để đáp ứng được u cầu mơn học với 2 tín chỉ.
- Thứ hai, bài giảng bằng tiếng việt của giảng viên thường diễn tả khái quát các vấn
đề của bài học nên SV cần có một tài liệu để tham khảo.
- Thứ ba, từ u cầu của bài tốn thì SV khơng thể chuyển các u cầu nghiệp vụ đó
sang các chức năng cụ thể khi làm đồ án chuyên ngành do khơng nắm được các
phương pháp phân tích và cách sử dụng các công cụ phát triển hệ thống nên gặp rất
nhiều khó khăn và lúng túng khơng biết bắt đầu như thế nào.
Chính vì vậy, mà em chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ
thống thơng tin quản lý” để có được tài liệu tham khảo hỗ trợ cho SV chuyên ngành
CNTT trường TDMU khi học môn học này nhằm nâng cao kỹ năng phân tích, thiết kế

khi xây dựng một phần mềm.
Báo cáo gồm các chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về các mơ hình phân tích, thiết kế hệ thống thơng
tin
- Chương 2: Phân tích thiết kế chức năng in ấn của hệ thống Quản lý hoạt động khoa
học trường TDMU
- Chương 3: Giao diện chức năng in ấn
3. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu các phương pháp và vai trò của phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin
quản lý.
- Ứng dụng vào chức năng: in ấn, kết xuất dữ liệu trong hệ thống quản lý hồ sơ
KH&CN trường TDMU.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

3

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

- Cung cấp tài liệu tham khảo cho SV học các học phần: Phân tích, thiết kế hệ thống và
Đồ án mơn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết mơ hình phân tích, thiết kế
hướng cấu trúc và mơ hình phân tích thiết kế theo hướng đối tượng.
- Phương pháp khảo sát và điều tra: Lấy ý kiến của cán bộ, chuyên viên phòng KH &
CN.
- Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế, lập trình và demo chức năng in ấn, kết xuất dữ
liệu.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin.
+ Công nghệ Dotnet (ASP.NET) để thiết kế giao diện, lập trình các chức năng.
+ Yêu cầu nghiệp vụ về chức năng in ấn, kết xuất dữ liệu của công tác Quản lý hồ sơ
KH&CN tại trường TDMU.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu một số phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống.
Chọn mơ hình phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý và lý do chọn; Xây dựng
chức năng in và kết xuất dữ liệu; Thử nghiệm tại phòng KHCN trường TDMU.
6. Bố cục của đề tài
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về các mô hình phân tích, thiết kế hệ thống thơng
tin
- Chương 2: Phân tích thiết kế chức năng in ấn của hệ thống Quản lý hoạt động khoa
học trường TDMU
- Chương 3: Giao diện chức năng in ấn

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC MƠ HÌNH PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ
HỆ THỐNG THƠNG TIN
1.1. Khái niệm về hệ thống
1.1.1. Định nghĩa hệ thống
Hệ thống là tập hợp các phần tử hay đối tượng trên đó thực hiện một hay nhiều
quan hệ cho trước với những tính chất nhất định.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

4


GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

1.1.2. Khái niệm hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý: Bao gồm các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt
động nghiệp vụ và quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức. Ví dụ: các hệ thống
quản lý nhân sự, hệ thống kế tốn, hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng, hệ
thống quản lý thư viện, hệ thống đào tạo trực tuyến...
1.2. Khái quát tiến trình phát triển hệ thống thơng tin
Tiến trình phần mềm là phương cách sản xuất ra phần mềm với các thành phần
chủ yếu bao gồm: mơ hình vịng đời phát triển phần mềm, phương pháp phân tích,
thiết kế, các cơng cụ hỗ trợ cho phát triển phần mềm và những người trong nhóm phát
triển phần mềm.
Như vậy, tiến trình phát triển phần mềm nói chung là sự kết hợp cả hai khía
cạnh kỹ thuật (vịng đời phát triển, phương pháp phát triển, các công cụ và ngôn ngữ
sử dụng…) và khía cạnh quản lý (quản lý dự án phần mềm).
1.2.1. Mơ hình vịng đời phần mềm
Mơ hình vịng đời phần mềm (hay quy trình phát triển phần mềm) là các bước
phát triển một sản phẩm phần mềm cụ thể. Một vịng đời phát triển phần mềm thường
có các pha cơ bản sau:
- Pha xác định yêu cầu: Khám phá các khái niệm liên quan đến việc phát triển phần
mềm, xác định chính xác yêu cầu và các ràng buộc của khách hàng với sản phẩm phần
mềm đó.
- Pha phân tích: Mô tả chức năng của sản phẩm, các input của sản phẩm và các
output được yêu cầu; khám phá các khái niệm trong miền quan tâm của sản phẩm và
bước đầu đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống.
- Pha thiết kế: Xác định cụ thể phần mềm sẽ được xây dựng như thế nào. Pha thiết kế
bao gồm hai mức là thiết kế kiến trúc và thiết kế chi tiết.
- Pha cài đặt tích hợp: Cài đặt chi tiết và tích hợp hệ thống phần mềm dựa trên kết
quả của pha thiết kế.
- Pha bảo trì: Tiến hành sửa chữa phần mềm khi có các thay đổi. Đây là pha rất quan

trọng, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí nhất trong tiến trình phát triển phần mềm.
- Pha loại bỏ: thực hiện loại bỏ phần mềm hoặc thay thế phần mềm bởi một phần
mềm hoàn toàn mới.
Để hiểu rõ mơ hình vịng đời phần mềm ta xem mơ hình Scrum (agile) một mơ
hình phổ biến hiện nay:

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

5

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Hình 1 – 1. Mơ hình phát triển phần mềm Scrum (agile)

Đó là một quy trình phát triển phần mềm theo mơ hình linh hoạt (agile). Cơng
nghệ Agile cung cấp rất nhiều phương pháp luận, quy trình và các thực nghiệm để cho
việc phát triển phần mềm trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Hiện nay tại Việt Nam, quy
trình này đang được thử nghiệm tại các đội ngũ phát triển phần mềm của một số cơng
ty lớn. Scrum theo mơ hình vòng đời phát triển phần mềm.
Scrum chia dự án thành các vòng lặp phát triển gọi là các sprint. Mỗi sprint
thường mất 2- 4 tuần (30 ngày) để hoàn thành. Nó rất phù hợp cho những dự án có
nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ cao.
Một sprint hoàn thành một số chức năng, mục đích nào đó trong toàn bộ hệ
thống. Các tác vụ trong sprint được chia ra thành các danh mục, đội làm việc sẽ phát
triển và đánh giá lại sao cho đạt được mục đích ban đầu trong khoảng thời gian đề ra.
Thành phần chính quan trọng của scrum là các role (vai trò) và các cuộc trao
đổi đánh giá. Có các role chính là:

 Product Owner: Là người làm những công việc bắt đầu cho dự án, tạo ra các yêu
cầu trong quá trình phát triển dự án. Phân tích mục tiêu, giải phóng các kế hoạch.
 Scrum Master: Họ phải đảm bảo các sprint được hồn thành đúng mục đích, bảo vệ
đội làm việc và loại bỏ các trở ngại.
 Đội làm việc ở scrum: Thường từ 5-9 người, tùy theo quy mô dự án nó có thể có rất
nhiều đội, nhiều người tham gia. Sẽ khơng có những lập trình viên (programmer),
người thiết kế (designer), kiểm thử viên (tester),… thường thấy ở các dự án phần mềm
truyền thống. Các đội làm việc sẽ tiến hành cài đặt các chức năng được mô tả trong
bản yêu cầu. Họ tự quản lý, tổ chức và điều chỉnh đội làm việc của mình sao cho hiệu
quả lớn nhất. Tất cả các thành viên có ảnh hưởng như nhau đến sự thành công hoặc
thất bại của toàn bộ hệ thống hoặc các hệ thống nhỏ hơn trong đó.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

6

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Có 2 pha là lập kế hoạch và kết thúc sẽ xác định các tiến trình cần thiết gồm các
dữ liệu đầu vào, đầu ra thật đầy đủ. Có một số vịng lặp phát triển trong pha kế hoạch.
Kế hoạch lập ra ban đầu chỉ là tương đối và sẽ có sự điều chỉnh [5]
Ưu điểm của mơ hình Scrum:
 Nó rất phù hợp cho những dự án có nhiều sự thay đổi và yêu cầu tốc độ cao.
 Dự án không được cố định từ đầu về thời gian hoàn thành hay những yêu cầu mà nó
sẽ được xác định khi phát triển thực tế.
 Khả năng trao đổi giữa khách hàng và nhà phát triển, giữa những thành viên trong
đội được đặt lên mức cao do sau mỗi vòng lặp phát triển thì tiến hành tổng kết cơng
việc thực hiện của các thành viên.

 Chất lượng sản phẩm tốt và giảm rủi ro sản xuất, chi phí thấp
 Tốc độ phát triển nhanh, tiết kiệm thời gian. Việc chuẩn bị hành động cho những
thay đổi trong quá trình phát triển tốt hơn vì hầu như hàng ngày ln có những buổi
họp đánh giá lại ở những vòng lặp phát triển.
 Các bugs (lỗi) và các vấn đề được phát hiện sớm
Nhược điểm của mơ hình Scrum:
 Đơi khi nhóm hoạt động không ổn định do các lý do khách quan hay chủ quan từ
các thành viên khiến cho tốc độ làm việc của nhóm chậm lại mà dự án dự kiến hồn
thành trong vài tháng hoặc vài năm ví dụ như: bệnh, thơi việc…
 Với các thành viên có kinh nghiệm thì xuyên chéo các chức năng.
1.2.2. Phương pháp phát triển
1.2.2.1. Phương pháp hướng cấu trúc
Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính
thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công
việc xác định.
Trong phương pháp hướng cấu trúc, phần mềm được thiết kế dựa trên một trong
hai hướng: hướng dữ liệu và hướng hành động.
- Cách tiếp cận hướng dữ liệu xây dựng phần mềm dựa trên việc phân rã phần mềm
theo các chức năng cần đáp ứng và dữ liệu cho các chức năng đó. Cách tiếp cận hướng
dữ liệu sẽ giúp cho những người phát triển hệ thống dễ dàng xây dựng ngân hang dữ
liệu.
- Cách tiếp cận hướng hành động lại tập trung phân tích hệ phần mềm dựa trên các
hoạt động thực thi các chức năng của phần mềm đó.
Cách thức thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết kế
từ trên xuống (top-down). Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương


7

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

tốn nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được các bài tốn
có thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm của ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc.
Phương pháp hướng cấu trúc có ưu điểm là tư duy phân tích thiết kế rõ ràng,
chương trình sáng sủa, dễ hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm
sau:
- Khơng hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng cấu trúc phụ thuộc chặt chẽ
vào cấu trúc dữ liệu và bài toán cụ thể, do đó khơng thể dùng lại một modul nào đó
trong phần mềm này cho phần mềm mới với các yêu cầu về dữ liệu khác.
- Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn. Nếu hệ thống thơng tin lớn, việc
phân ra thành các bài tốn con cũng như phân các bài toán con thành các modul và
quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ là không phải là dễ dàng và dễ gây ra các
lỗi trong phân tích và thiết kế hệ thống, cũng như khó kiểm thử và bảo trì.
1.2.2.2. Phương pháp hướng đối tượng
Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách ánh xạ các thành
phần trong bài tốn vào các đối tượng ngồi đời thực. Với cách tiếp cận này, một hệ
thống được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối
tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó.
Các đối tượng trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau và phần mềm sẽ
được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thơng qua các mối
quan hệ và tương tác giữa chúng. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp hướng đối
tượng bao gồm:
- Trừu tượng hóa (abstraction): các thực thể phần mềm được mơ hình hóa dưới dạng
các đối tượng. Các đối tượng này được trừu tượng hóa ở mức cao hơn dựa trên thuộc
tính và phương thức mô tả đối tượng để tạo thành các lớp. Các lớp cũng sẽ được trừu
tượng hóa ở mức cao hơn nữa để tạo thành một sơ đồ các lớp được kế thừa lẫn nhau.
Hoặc có thể tồn tại những lớp khơng có đối tượng tương ứng, gọi là lớp trừu tượng.

Như vậy, nguyên tắc cơ bản để xây dựng các khái niệm trong hướng đối tượng là sự
trừu tượng hóa theo các mức độ khác nhau.
- Tính đóng gói (encapsulation) và ẩn dấu thơng tin: các đối tượng có thể có những
phương thức hoặc thuộc tính riêng (kiểu private) mà các đối tượng khác không thể sử
dụng được. Dựa trên nguyên tắc ẩn giấu thông tin này, cài đặt của các đối tượng sẽ
hoàn toàn độc lập với các đối tượng khác, các lớp độc lập với nhau và cao hơn nữa là
cài đặt của hệ thống hoàn toàn độc lập với người sử dụng cũng như các hệ thống khác
sử dụng kết quả của nó.
- Tính modul hóa (modularity): các bài tốn sẽ được phân chia thành những vấn đề
nhỏ hơn, đơn giản và quản lý được.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

8

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

- Tính phân cấp (hierarchy): cấu trúc chung của một hệ thống hướng đối tượng là
dạng phân cấp theo các mức độ trừu tượng từ cao đến thấp.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp hướng đối tượng là đã giải quyết được các
vấn đề nảy sinh với phương pháp hướng cấu trúc, cụ thể:
- Hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn: Chương trình lập trình thường được chia thành các
gói là các nhóm của các lớp đối tượng khác nhau. Các gói này hoạt động tương đối
độc lập và hồn tồn có thể sử dụng lại trong các hệ thống thông tin tương tự.
- Phù hợp với các hệ thống lớn: Phương pháp này khơng chia bài tốn thành các bài
tốn nhỏ mà tập trung vào việc xác định các đối tượng, dữ liệu và hành động gắn với
đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng. Các đối tượng hoạt động độc lập và chỉ
thực hiện hành động khi nhận được yêu cầu từ các đối tượng khác. Vì vậy, phương

pháp này hỗ trợ phân tích, thiết kế và quản lý một hệ thống lớn, có thể mơ tả các hoạt
động nghiệp vụ phức tạp bởi q trình phân tích thiết kế không phụ thuộc vào số biến
dữ liệu hay số lượng thao tác cần thực hiện mà chỉ quan tâm đến các đối tượng tồn tại
trong hệ thống đó.
1.2.3. Công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống
1.2.3.1. Một số mơ hình phân tích theo hướng cấu trúc
* Mơ hình phân rã chức năng
BFD (business functional diagram) mơ hình phân rã chức năng là sơ đồ hình
học dùng để mơ tả sự phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ tổng thể đến
chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, các chức năng có quan hệ bao hàm
với nhau.
Dựa trên một số tính chất sau:
- Tính thực chất của mỗi chức năng: mỗi chức năng được phân rã từ một chức năng ở
mức trên phải là một bộ phận thật sự tham gia thực hiện chức năng phân rã ra nó.
- Tính đầy đủ của mỗi chức năng: Phải đảm bảo thực hiện được chức năng mức trên
đã phân rã ra chúng.
- Bố trí, sắp xếp các chức năng: Mộ hệ thống nhỏ thơng thường có 3 mức. Mỗi chức
năng con nên đặt trên cùng một hàng.
- Ký hiệu: chức năng được ký hiệu bằng hình chữ nhật bên trong có tên chức năng.
- Đặt tên cho các chức năng: Mỗi chức năng nên có một tên riêng nhưng phải thể
hiện bao quát chức năng con.
- Mô tả chi tiết chức năng lá: Các chức năng cuối cùng của một BFD là chức năng lá.
Các chức năng này thực hiện trực tiếp công việc của hệ thống.

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

9


GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Hình 1 – 2. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống in ấn

* Mơ hình luồng dữ liệu
DFD (Data flow diagram) Biểu đồ luồng dữ liệu là một sơ đồ hình học nhằm
diễn tả các luồng tài liệu thơng qua các chức năng của hệ thống.
Những hỗ trợ của mô hình luồng dữ liệu:
- Xác định yêu cầu của người dùng.
- Lập kế hoạch và minh họa những phương án cho người phân tích và người dùng
xem xét.
- Trao đổi giữa người phân tích và người dùng trong hệ thống.
- Làm các tài liệu đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế hệ thống.
Bảng 1 – 1. Những thành phần biểu diễn mơ hình luồng dữ liệu
Gane – Sarson

Q trình

DeMarco –
Yourdon

MERISE
Mơ tả q
trình

1
Mơ tả
q trình


Mơ tả q
trình

TênTên
thựckho
thể
dữ liệu
trong/ngồi

Tên
Tên kho
thựcdữ
thể
liệu
trong/ngồi

Tên thực thể
trong/ngồi

Dữ liệu
chuyển

1

Thực thể
Kho dữ liệu
Dịng dữ liệu

Dữ liệu
chuyển

Luồng dữ liệu (Data Flow):

+ Mô tả dữ liệu di chuyển từ một vị trí này đến một vị trí khác.
+ Một luồng dữ liệu được mô tả bởi mũi tên với tên dữ liệu kèm theo, chiều mũi tên
chỉ hướng di chuyển của dữ liệu
+ Tên của luồng dữ liệu thể hiện trạng thái logic của thông tin chứ khơng phải dạng
vật lý của nó.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

10

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

- Kho dữ liệu (Data Store):
+ Là nơi dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống.
+ Về mặt vật lý, kho dữ liệu là các tập tin dữ liệu trong máy tính hoặc những tập tài
liệu lưu trữ văn phòng.
+ Biểu diễn các dữ liệu lưu trữ ở nhiều vị trí, khơng gian khác nhau.
+ Kho dữ liệu là các dữ liệu được lưu giữ nên mang tên nó, người ta thường lấy tên
của vật mang nó làm tên của dữ liệu.
- Tiến trình (Process) - Chức năng: Là một cơng việc hoặc một hành động có tác
động lên dữ liệu làm cho chúng di chuyển, thay đổi hoặc phân phối.
- Tác nhân ngoài (extenal entity):
+ Là một cá nhân hoặc một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống mà
có tác động đến hệ thống.
+ Có thể hiểu tác nhân ngồi là điểm cơng tác ngồi.
- Tác nhân trong (intenal entity):

+ Là nơi thu nhận, phát sinh, lưu trữ và xử lý thơng tin.
+ Có thể hiểu tác nhân trong là điểm công tác trong.
- Căn cứ vào việc phân rã chức năng của một BFD, chúng ta có thể mơ tả một DFD
theo nhiều mức khác nhau:
+ Mức 0 (mức bối cảnh): chỉ gồm một DFD, trong đó có một chức năng duy nhất cịn
gọi là chức năng tổng quát của hệ thống, trao đổi các luồng thơng tin với các tác nhân
ngồi.
+ Mức 1 (mức đỉnh): Cũng chỉ gồm một DFD, và các mức 2, 3, 4…
- Mỗi mức được gồm nhiều DFD được thành lập như sau: Cứ mỗi chức năng ở trên,
ta thành lập một DFD ở mức dưới, gọi là biểu diễn ở mức con. Các chức năng của
DFD này được xây dựng như sau:
+ Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con
+ Vẽ lại các luồng dữ liệu vào ra chức năng trên
+ Nghiên cứu các quan hệ về dữ liệu giữa các chức năng con, nhờ đó bổ sung các
luồng dữ liệu nội bộ hoặc kho dữ liệu nội bộ.
Lưu ý: Các chức năng được đánh số theo ký pháp dấu (.) để tiện triển khai từ trên
xuống.
- Có thể dựa vào các bước sau đây để xây dựng một DFD:
+ B1: Vẽ biểu đồ chức năng nghiệp vụ BFD của hệ thống
+ B2: Liệt kê tất cả các tập thực thể được sử dụng trong hệ thống
+ B3: Vẽ biểu đồ luồng dữ liệu DFD ở các mức, bắt đầu từ mức 0, 1, 2… Với mỗi
tiến trình của mỗi biểu đồ vừa nhận được ở mức n-1 thì vẽ DFD tương ứng, DFD này
có các DFD con là các chức năng lấy từ BFD có cấp tương ứng. Đối với mỗi DFD con
cần xác định: Các luồng dữ liệu đi vào và đi ra từ nó, các nguồn và đích tương ứng (tác
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

11


GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

nhân, kho dữ liệu, tiến trình con). Đối với mỗi biểu đồ luồng dữ liệu thì vẽ từ trái sang
phải.

a

Sơ đồ
tồn cảnh
(Mức 0)

a

1
3

b

2
a
b

Mức 1

4

31
d
32


322
b
321

c

33

323

e

d
325

d
324

Mức 2

Hình 1 – 3. Sơ đồ nhiều mức của DFD.

- Mọi DFD phải bắt đầu và/hoặc kết thúc từ một quá trình. Trong hình vẽ dưới đây,
cột bên trái là vẽ sai vì vi phạm quy tắc, cột bên phải là vẽ đúng quy tắc.

Hình 1 – 4. Quy tắc vẽ DFD (cột bên phải là vẽ đúng)

- Hạn chế của mơ hình luồng dữ liệu:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

12

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

+ Khơng chỉ ra được yếu tố thời gian (Ví dụ:Thơng tin chuyển từ tiến trình này sang
tiến trình khác hết bao nhiêu thời gian)
+ Không xác định được trật tự thực hiện các chức năng.
+ Không chỉ ra được yếu tố định lượng đối với dữ liệu có liên quan (tối đa và tối thiểu
những thông tin là cơ bản trong q trình phân tích)
1.2.3.2. Cơng cụ phát triển hệ thống theo hướng đối tượng Uml (Uniflied modul
Language )
UML là ngôn ngữ mơ hình hóa tổng qt được xây dựng để đặc tả, phát triển và
viết tài liệu cho các khía cạnh trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML giúp
người phát triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng. UML
bao gồm một tập các khái niệm, các kí hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn.
Các biểu đồ UML:
- Biểu đồ Use Case
Biểu diễn chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu của hệ thống, biểu đồ use
case sẽ phải chỉ ra hệ thống cần thực hiện điều gì để thỏa mãn các yêu cầu của người
dùng hệ thống đó. Đi kèm với biểu đồ use case là các kịch bản (scenario). Có thể nói,
biểu đồ use case chỉ ra sự tương tác giữa các tác nhân và hệ thống thông qua các use
case.
Sau khi xác định các actor và use case thì các quan hệ sẽ được thiết lập để hồn
chỉnh lược đồ Use-case:
- Giữa use case và actor thường có quan hệ liên kết: use case nào được actor nào kích
hoạt.

- Giữa các use-case cũng có quan hệ liên kết hoặc tổng quát hoá.
Bảng 1 – 2. Các phần tử mơ hình trong biểu đồ use case

Phần tử mơ hình
Ý nghĩa
Cách biểu diễn
Use case
Biễu diễn một chức Hình elip chứa tên
năng xác định của hệ của use case
thống
Tác nhân

Là một đối tượng bên
ngoài hệ thống tương
tác trực tiếp với các
use case
Mối quan hệ giữa Tùy từng dạng quan
các use case
hệ

Kí hiệu trong biểu đồ

Biểu diễn bởi một
lớp kiểu actor (hình
người tượng trưng)
Extend và include có
dạng các mũi tên đứt

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hồi Phương

13

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

nét
Generalization

dạng mũi tên tam
giác
Biên của hệ thống Tách biệt phần bên Được biểu diễn bởi
trong và phần bên một hình chữ nhật
ngồi hệ thống
rỗng
- Biểu đồ đối tượng (Object diagram)
Biểu đồ đối tượng bao gồm một tập hợp các đối tượng và mối quan hệ giữa
chúng. Đối tượng là một thể hiện của lớp, biểu đồ đối tượng là một thể hiện của biều
đồ lớp.
- Biểu đồ lớp (Class diagram)
Trong phương pháp hướng đối tượng, một nhóm đối tượng có chung một số
thuộc tính và phương thức tạo thành một lớp. Mối tương tác giữa các đối tượng trong
hệ thống sẽ được biểu diễn thông qua mối quan hệ giữa các lớp.
- Các kiểu lớp trong UML: UML định nghĩa một số kiểu lớp đặc biệt dựa trên vai trị
của nó trong biểu đồ lớp:
Bảng 1 – 3. Các kiểu lớp trong UML
Stt
1


Kiểu lớp
Lớp thực thể

Ý nghĩa
Lớp đại diện cho các thực thể chức thông tin về các đối tượng
xác định nào đó.

2

Lớp biên
giao diện)

(lớp

3

Lớp điều khiển

Kí hiệu UML

Lớp nằm ở ranh giới giữa hệ thống với mơi trường bên ngồi,
thực hiện vai trò nhận yêu cầu trực tiếp từ tác nhân và chuyển
các yêu cầu đó cho các lớp bên trong hệ thống.
Thực hiện các chức năng điều khiển hoạt động của hệ thống
ứng với các chức năng cụ thể nào đó với một nhóm các lớp biên
hoặc lớp thực thể xác định.

- Tổng kết các phần tử mơ hình UML được sử dụng trong mơ hình lớp, ý nghĩa và kí
hiệu tương ứng trong các biểu đồ.
Bảng 1 – 4. Tóm tắt các phần tử mơ hình UML trong biểu đồ lớp

Phần tử mơ
hình
Lớp (class)

Quan hệ kiểu
kết hợp

Ý nghĩa

Cách biểu diễn

Biểu diễn tên lớp, các thuộc
tính và phương thức của lớp đó

Một hình chữ nhật gồm
3 phần tách biệt

Biểu diễn quan hệ giữa hai lớp
độc lập, có liên quan đến nhau.

Một đường kẻ liền nét
(có tên xác định) nối
giữa hai lớp

Kí hiệu trong biểu đồ
Tên lớp
Các thuộc tính
Các phương thức

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

14

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Quan hệ gộp

Biểu diễn quan hệ kiểu bộ phận
– tổng thể

Đường kẻ liền nét có
hình thoi ở đầu

Quan hệ khai
qt hóa (kế
thừa)
Quan hệ phụ
thuộc

Lớp này thừa hưởng các thuộc
tính – phương thức của lớp kia

Mũi tên tam giác

Các lớp phụ thuộc lẫn nhau
trong hoạt động của hệ thống


Mũi tên nét dứt

- Biểu đồ tuần tự (Sequence diagram)
Là một dạng biểu đồ tương tác (interaction), biểu diễn sự tương tác giữa các đối
tượng theo thứ tự thời gian. Nó mơ tả các đối tượng liên quan trong một tình huống cụ
thể và các bước tuần tự trong việc trao đổi các thông báo (message) giữa các đối tượng
đó để thực hiện một chức năng nào đó của hệ thống.
Bảng 1 – 5. Các dạng message trong biểu đồ tuần tự

St
t
1

Loại message

Mô tả

Gọi (call)

2

Trả về (return)

Mô tả một lời gọi từ đối tượng này
đến đối tượng kia
Trả về giá trị ứng với lời gọi

3

Gửi (send)


Gửi một tín hiệu tới một đối tượng

4

Tạo (create)

Tạo một đối tượng

5

Hủy (destroy)

Hủy một đối tượng

Biểu diễn

- Biểu đồ cộng tác (Colliboration)
Gần giống như biểu đồ Sequence, biểu đồ Collaboration là một cách khác để
thể hiện một tình huống có thể xảy ra trong hệ thống. Nhưng nó tập trung vào việc thể
hiện việc trao đổi qua lại các thông báo giữa các đối tượng chứ không quan tâm đến
thứ tự của các thơng báo đó. Có nghĩa là qua đó chúng ta sẽ biết được nhanh chóng
giữa 2 đối tượng cụ thể nào đó có trao đổi những thơng báo gì cho nhau.
- Biểu đồ trạng thái (Statechart)
Biểu đồ trạng thái được sử dụng để biểu diễn các trạng thái và sự chuyển tiếp
giữa các trạng thái của các đối tượng trong một lớp xác định. Nó đặc biệt quan trọng
trong việc mơ hình hóa hành vi của một lớp giao diện và nó nhấn mạnh vào các đáp
ứng theo sự kiện của một đối tượng, điều này rất hữu ích khi mơ hình hóa một hệ
thống phản ứng.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý



SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

15

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương

Bảng 1 – 6. Các phần tử mơ hình UML trong biểu đồ trạng thái

Phần tử
mơ hình
Trạng thái

Ý nghĩa

Biểu diễn một trạng
thái của đối tượng
trong vịng đời của
đối tượng đó
Trạng thái Khởi đầu vòng đời
khởi đầu
của đối tượng
Trạng thái Kết thúc vòng đời
kết thúc
của đối tượng
Chuyển
Chuyển từ trạng thái
tiếp
này sang trạng thái

(transition) khác

Biểu diễn

Ký hiệu trong
biểu đồ

Hình chữ nhật vịng ở
góc, gồm 3 phần: tên, các
biến, và các hoạt động.
Hình trịn đặc
Hai hình trịn lồng nhau
Mũi tên liền nét với mũi
tên gọi là biểu diễn của
chuyển tiếp đó

- Biểu đồ hoạt động (Activity)
Là một dạng đặc biệt của biểu đồ trạng thái. Nó chỉ ra luồng đi từ hoạt động này
sang hoạt động khác trong một hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng
mơ hình chức năng của hệ thống và nhấn mạnh tới việc chuyển đổi quyền kiểm soát
giữa các đối tượng.
Bảng 1 – 7. Các phần tử của biểu đồ hoạt động

Phần tử mơ hình
Hoạt động

Ý nghĩa
Mơ tả một hoạt động gồm tên
hoạt động và đặc tả của nó


Ký hiệu trong biểu đồ

Trạng thái khởi đầu
Trạng thái kết thúc
Thanh đồng bộ Mô tả thanh đồng bộ nằm ngang
ngang
Thanh đồng bộ hóa Mơ tả thanh đồng bộ theo chiều
dọc
thẳng đứng
Chuyển tiếp
Quyết định
Các
(swimlane)

Mô tả một lựa chọn điều kiện
luồng Phân tách các lớp đối tượng khác Phân cách nhau bởi một
nhau tồn tại trong biểu đồ hoạt đường kẻ dọc từ trên
động
xuống dưới biểu đồ

- Biểu đồ thành phần (Component)
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý


SV:Nguyễn Cao Hoài Phương

16

GVHD: Th.S Đinh Thị Thu Hương


Chỉ ra cách tổ chức và sự phụ thuộc của các thành phần (component). Nó liên
quan tới biểu đồ lớp, trong đó một thành phần thường ánh xạ tới một hay nhiều lớp,
giao diện, hay thành phần sẵn có.
Bảng 1 – 8. Các ký hiệu của biểu đồ thành phần

Phần tử mô hình
Ý nghĩa
Ký hiệu trong biểu đồ
Thành phần
Mơ tả một thành phần của biểu đồ,
mỗi thành phần có thể chứa nhiều lớp
hoặc nhiều chương trình con
Giao tiếp
Mơ tả giao tiếp gắn với mỗi thành
phần. Các thành phần trao đổi thông
tin qua các giao tiếp
Mối quan hệ phụ Mối quan hệ giữa các thành phần (nếu
thuộc giữa các có)
thành phần
Gói (package)
Được sử dụng để nhóm một số thành
phần lại với nhau
- Biểu đồ triển khai hệ thống (deployment)
Biểu diễn cấu trúc cài đặt và triển khai hệ thống dưới dạng các Nodes và các
mối quan hệ giữa các node đó. Thơng thường các modes được liên kết với nhau thông
qua liên kết truyền thông như các kết nối mạng, liên kết TCP – IP, macroware… và
được đánh số theo thứ tự thời gian tương tự như biểu đồ cộng tác.
Bảng 1 – 9. Các ký hiệu của biểu đồ triển khai hệ thống

Phần tử mơ hình

Ý nghĩa
Ký hiệu trong biểu đồ
Các nodes (hay Biểu diễn các thành phần khơng có bộ vi
các thiết bị)
xử lý trong biểu đồ triển khai hệ thống
Các bộ xử lý

Biểu diễn các thành phần có bộ vi xử lý
trong biểu đồ triển khai hệ thống

Các
liên
truyền thông

kết Nối các thành phần của biểu đồ triển
khai hệ thống. thường mô tả một giao
thức truyền thông cụ thể
Với những nội dung tơi trình bày ở trên, có thể thấy rằng tiến trình phát triển
phần mềm gồm có các thành phần quan trọng khơng thể thiếu: mơ hình vịng đời phát
triển phần mềm, phương pháp phân tích, thiết kế, các cơng cụ hỗ trợ cho phát triển
phần mềm và những người trong nhóm phát triển phần mềm.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phân tích, thiết kế hệ thống thơng tin quản lý


×