Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

tìm hiểu văn hoá kinh doanh mỹ để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 106 trang )



TRNG I HC NGOI THNG H NI
KHOA KINH T V KINH DOANH QUC T
CHUYấN NGNH KINH T I NGOI
********* O0O ********



KHO LUN TT NGHIP
ti:
Tìm hiểu văn hóa kinh doanh mỹ để nâng cao khả năng thâm
nhập thị tr-ờng này của doanh nghiệp việt nam




SV thc hin Chu Th Linh Chi
Lp : Anh 13
Khúa : K42 D
GV hng dn : TS. Nguyn Vn Hng






H NI, THNG 11 / 2007




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MỸ 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI CỦA THỊ TRƢỜNG MỸ 4
1.1.1. LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 4
1.1.2. VĂN HÓA XÃ HỘI 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ MỸ 12
CHƢƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 17
2.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN
HÓA KINH DOANH TRONG NGOẠI THƢƠNG 17
2.1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH 17
2.1.2. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGOẠI
THƢƠNG 19
2.2. VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 24
2.2.1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MỸ 24
2.2.2. VĂN HÓA GIAO DỊCH 33
2.2.3. VĂN HÓA TIÊU DÙNG 60
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ
NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 69
3.1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƢƠNG MẠI VIỆT
MỸ TRONG THỜI GIAN TỚI 69
3.2. KHẢ NĂNG THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 73
3.2.1. CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP 74
3.2.2. SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU THỊ TRƢỜNG 76



3.2.3. TÍNH LINH HOẠT CỦA DOANH NGHIỆP TRƢỚC NHỮNG

BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG: 77
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ
TRƢỜNG MỸ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 78
3.3.1. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP 78
3.3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC 92
KẾT LUẬN 99




1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với rất nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam bởi một sức
mua khổng lồ và đặc tính đa dạng. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào thị
trường này lại là một bài toán khó bởi có không ít các thách thức mà các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh những hạn chế về trình độ
công nghệ, bí quyết kĩ thuật, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam
còn gặp phải những rào cản rất lớn về văn hóa bởi lẽ có rất nhiều sự khác biệt
về văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Việt mà doanh nghiệp chưa
lường trước và chưa chuẩn bị được. Khoảng cách về địa lý, khoảng cách về
trình độ phát triển, cộng thêm với khoảng cách về văn hóa kinh doanh đã làm
cho nhiều doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường này. Mặc dù trong những
năm gần đây vấn đề văn hóa kinh doanh đã dần được nhắc đến như là một
phần không thể thiếu trong cẩm nang thâm nhập thị trường nước ngoài nhưng
với đặc tính luôn tiến hóa của văn hóa, đặc biệt là với một thị trường năng
động như Hoa Kỳ, việc cập nhật thông tin thường xuyên vẫn là điều cần thiết.
Mặt khác riêng đối với Việt Nam, Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường xuất

khẩu số một. Sau hàng loạt những sự kiện thúc đẩy thương mại Việt Mỹ phát
triển như hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ có hiệu lực vào tháng 12
năm 2001, Việt Nam gia nhập thành viên WTO vào tháng 1 năm 2007 cùng với
việc Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR)
cho Việt Nam, thì cơ hội dành cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường này
càng rộng mở. Tuy nhiên còn không ít thách thức trước mắt các doanh nghiệp
Việt Nam, đó là trình độ sản xuất của các nước ngày càng cao hơn và người



2
mua ngày càng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Để không bỏ lỡ những cơ hội
thương mại đang có bằng cách nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này,
doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ một cách đầy đủ và toàn diện. Khi giao dịch với
doanh nghiệp Mỹ, xuất khẩu vào thị trường này thì cần lưu ý những điều gì
dưới góc độ văn hóa kinh doanh? Làm thế nào để tránh xung đột về mặt văn
hóa để trong chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ? Làm thế nào để tiếp cận
được với doanh nghiệp Mỹ, người tiêu dùng Mỹ với chi phí giao dịch thấp
nhưng vẫn hiểu biết và hiệu quả trao đổi thông tin cao? Trong môi trường văn
hóa kinh doanh đó thì chiến lược thâm nhập như thế nào là hiệu quả nhất? Đó
chính là lý do em chọn đề tài : “Tìm hiểu văn hóa kinh doanh Mỹ để nâng
cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao khả năng thâm nhập vào thị
trường Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua tìm hiểu văn hóa kinh
doanh thị trường này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do mục đích nghiên cứu ở trên nên đề tài chủ yếu tập trung vào những
nét khác biệt, đặc trưng của văn hóa kinh doanh Mỹ mà doanh nghiệp Việt

Nam cần lưu ý bao gồm văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao dịch và văn hóa
tiêu dùng và từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nâng cao khả năng thâm
nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, đối
chiếu – so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu.




4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MỸ

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI CỦA THỊ TRƢỜNG MỸ
1.1.1. Lịch sử địa lý
Với tổng diện tích 9.629.091 km2 chiếm 6.2% diện tích toàn cầu, Hoa
Kỳ là nước lớn thứ 3 trên thế giới, thứ 2 châu Mỹ, chiếm phần đáng kể lục địa
Bắc Mỹ, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương; địa
hình rất phức tạp: đồng bằng rộng lớn phì nhiêu, cao nguyên đồi núi, nhiều
sông hồ, khí hậu Mỹ đa dạng, khác biệt lớn giữa các vùng. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào phong phú gồm: than đá, đồng, chì, phốt phát…trong đó
than chiếm 1/4 than thế giới, dầu chiếm 1/7 dầu thế giới. 25% diện tích Mỹ là
đồng cỏ phục vụ cho việc chăn nuôi, 30% diện tích là rừng phục vụ cho
ngành sản xuất gỗ đứng thứ 2 thế giới [2] .Với điều kiện tự nhiên thuận lợi
như vậy, Hoa Kỳ có được ưu thế mạnh về phát triển sản xuất về cả nông
nghiệp và công nghiệp. Đó là cũng là lý do giải thích vì sao Nước Mỹ từ thủa
sơ khai đã trở thành “miền đất hứa”, “giấc mơ Mỹ” của người nhập cư từ tất
cả các châu lục, dẫn đến đặc điểm đa chủng tộc rất đặc trưng của dân tộc này.
Còn một lý do mang tính lịch sử nữa cũng có thể giải thích cho đặc điểm đó là
quá trình lịch sử rất phức tạp để hình thành nước Mỹ ngày nay. Trước hết, đó

là việc châu Mỹ được người phương Tây phát hiện hãy còn rất sơ khai trong
khi sự phân chia tầng lớp ở phương Tây đã rất rõ nét. Do đó, châu Mỹ trở
thành vùng đất hứa hẹn tự do cho những người bị áp bức ở phương Tây. Họ di
cư sang Mỹ mong xây dựng một cuộc sống độc lập tự chủ, một cuộc sống
mới mà chính họ được quyết định số phận của mình chứ không phải là tầng
lớp quý tộc, nhà thờ hay những tổ chức cầm quyền khác. Tiếp theo là sự kiện
Hợp chủng quốc Hòa Kỳ ra đời năm 1776, khi 13 nước thuộc địa gồm chủ
yếu là người nhập cư từ châu Âu tuyên bố độc lập khỏi thực dân Anh sau gần



5
2 thế kỉ. Nước Mỹ trong những thế kỉ sau đó đã trở thành vùng đất của cơ hội,
vùng đất của tự do đã thu hút hàng chục triệu người nhập cư (đến 35 triệu
người nhập cư trong thế kỷ 19 dù vào năm 1815 dân số cả nước chỉ có 8,4
người). Ngày nay, dân số Mỹ gần 290 triệu người, vẫn là dân tộc đa chủng tộc
nhất trên thế giới với 72,7% là người da trắng gốc Anh, Tây Bắc Âu, 11.9%
người Mỹ gốc Phi, 11.6% người Mỹ gốc Tây Ban Nha và 3,8% người Á.[30]
1.1.2. Văn hóa xã hội
Với đặc điểm đa chủng tộc mà chúng ta đã đề cập ở trên, Hoa Kỳ trở
thành một dân tộc đa văn hóa. Những người nhập cư từ tất cả các châu lục
mang theo họ không chỉ khát vọng làm giàu, khát vọng tự do mà còn cả bản
sắc văn hóa nơi họ đã sinh sống và hấp thụ. “Đất nước của những người nhập
cư” Hoa Kỳ du nhập tất cả những bản sắc văn hóa đó và tạo nên tính đa dạng
trong văn hóa Hoa Kỳ, đến mức có cả những người Mỹ cũng phủ nhận khái
niệm bản sắc văn hóa của Hoa Kỳ và người ta cho rằng việc xác định khái
quát văn hóa Mỹ là rất khó [9]. Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng trong
quá trình lịch sử nước Mỹ đã hình thành những giá trị Mỹ, quan niệm Mỹ, và
những đặc trưng xã hội Mỹ không ở một xã hội khác có được đã làm nên bản
sắc của dân tộc này:

1.1.2.1. Hệ giá trị và quan niệm của xã hội Mỹ
 Tự do cá nhân – Chủ nghĩa cá nhân (Individual freedom -
Individualism)
Điều quan trọng nhất để hiểu người Mỹ có lẽ là sự sùng bái chủ nghĩa
cá nhân của họ. Nguyên nhân hình thành nước Mỹ, như đã nói ở trên cũng là
một phần nằm ở khát vọng tự do cá nhân của những người nhập cư. Dần dần
nó gần như trở thành bản năng của người Mỹ. Đối với họ cái “tôi” là quan
trọng nhất và họ luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống để đạt được mục



6
tiêu của mình. Họ được đào luyện từ rất sớm để suy nghĩ về mình như một cá
nhân riêng lẻ tự chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của họ trong cuộc sống và số
phận của chính họ. Họ không được đào luyện để xem mình như là một thành
viên của gia đình, một nhóm tôn giáo, bộ tộc, một quốc gia hay bất cứ tập thể
nào khác gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau như một số quốc gia châu Á. Tự do cá
nhân ở Mỹ có thể được giải thích bởi chính sự đa dạng trong xã hội Mỹ: Để
cùng tồn tại và phát triển một xã hội đa dạng và không có khoảng cách giai
cấp như thế, các cá nhân trong xã hội đó không thể không tôn trọng quyền tự
do cá nhân của nhau.
Tự do cá nhân ở Mỹ được thể hiện ở tất cả các khía cạnh của xã hội.
Các bậc cha mẹ người Mỹ luôn dành cho con cái phòng ngủ riêng khi còn ẵm
ngửa với ý nghĩ in sâu vào tâm trí rằng mỗi người đều có nơi của chính mình,
tự do với các tài sản của mình. Thậm chí ở Mỹ, bố mẹ cho con cái tự mình
quyết định từ rất sớm, kể cả việc sử dụng tiền bạc. Và một số câu nói như:
“Nếu bạn không quan tâm đến chính mình thì sẽ không ai làm điều đó cả” hay
“Bạn sẽ phải quyết định điều đó cho chính bạn” là những câu nói thường
xuyên với người Mỹ.
Tự do cá nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của người Mỹ.

Đó là sự thoải mái, cởi mở ban đầu nhưng có những suy nghĩ riêng tư sẽ
không chia sẻ với bất cứ ai. Ngoài ra, tự do cá nhân cũng gắn liền với tự chịu
trách nhiệm với chính bản thân mình, tạo nên đặc điểm độc lập trong suy nghĩ
của người Mỹ. Người Mỹ cho rằng con người cần tự lập, tự chủ để không bị
mất đi quyền tự do cá nhân của mình. Bởi vậy, mẫu người lý tưởng của người
Mỹ là người độc lập tự chủ và tự đứng trên đôi chân của mình. Quan niệm về
tự do cá nhân của người Mỹ cũng đặt chính họ trong thế cạnh tranh với người
khác bởi ai cũng muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình, tạo ra tính cạnh
tranh rất cao trong xã hội Mỹ.



7
 Cơ hội bình đẳng ( Equality of Opportunity)
Lý do mà người nhập cư từ xa xưa bị thu hút đến Mỹ là niềm tin rằng
mọi người đều có cơ hội để thành công ở đó, nơi không có hệ thống giai cấp
chính thức, không có những dòng họ quý tộc, và những người sinh ra ở tầng
lớp thấp hơn không bị tước mất cơ hội để tiến lên tầng lớp cao hơn. Trong
quan niệm của người Mỹ, mỗi người là một lá phiếu và mọi người đều có giá
trị và đáng được chú ý ngang nhau. Nói như thế không có nghĩa là mọi người
đều như nhau, mà mọi người có cơ hội như nhau để thành công. Nếu xem
cuộc sống như một đường đua thì người Mỹ xem sự bình đẳng chính là cơ hội
được lao vào đường đua và chiến thắng. Đường đua đó công bằng và một
người không thắng cuộc chỉ vì anh ta sinh ra trong một gia đình giàu có hay
thua cuộc bởi vì tôn giáo và màu da của anh ta. Ta có thể thấy điều này qua
luật cấm phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ, cũng như trong cách xưng hô, ví dụ
như thay cho từ “black American” (người Mỹ đen) người ta dùng một từ khác
lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là “African American” (người Mỹ gốc
Phi). Do tính đa chủng tộc nên ở Hoa Kì sự đối xử bình đằng này là điều hết
sức cần thiết và gần như đã trở thành thói quen của người Mỹ. Họ thường cảm

thấy không thoải mái khi một người nào đó với thái độ kính trọng quá mức.
Họ không thích trở thành đối tượng để trình diễn lòng kính trọng công khai –
được vái chào, được trọng vọng hay được đối xử như thể họ không đời nào
làm điều gì sai và đưa ra các yêu câu vô lý. Thêm nữa, theo quan điểm của
người Mỹ, đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng như nhau. Tuy trong thực tế,
người Mỹ có thể vi phạm lý tưởng này (như việc phụ nữ được trả lương thấp
hơn nam giới trong công việc) nhưng họ vẫn luôn cho rằng phụ nữ và nam
giới đều đáng được tôn trọng như nhau. Phụ nữ có thể khác biệt hơn nam giới
nhưng không thấp kém hơn nam giới.



8
Chính quan niệm về bình đẳng này tạo nên sự thân mật trong cách cư
xử nói chung của người Mỹ với những người khác. Trong giao tiếp hàng
ngày, tiếng lóng và thành ngữ được sử dụng khá tùy tiện. Mọi người thuộc bất
cứ địa vị cao nào trong xã hội đều có thể xuất hiện ở nơi công cộng với quần
Jeans, xăng đan hay các loại quần áo thông thường khác. Mọi người thường
hay dựa vào tường hoặc đồ đạc trong nhà hơn là việc duy trì một dáng điệu
đứng thẳng khi nói chuyện.
Mặt khác, quan niệm bình đẳng về cơ hội này cũng tạo ra tâm lý cạnh
tranh trong xã hội Mỹ. Nếu như mỗi người có cơ hội ngang nhau để thành
công ở Mỹ thì nhiệm vụ của mỗi người là dùng năng lực và tài trí của mình để
vượt qua người khác trong cuộc đua đi đến thành công. Người ta phải cạnh
tranh để xác định là người chiến thắng (winner) hay thua cuộc (loser).
 Sự giàu có về vật chất (Wealth)
Nước Mỹ được hình thành cùng với khát vọng làm giàu của hàng triệu
người nhập cư từ khắp các châu lục. Đó là giấc mơ Mỹ được làm giàu qua
một đêm, được đổi đời ( going from rags to riches) [30]. Mặc dù không phải
người Mỹ nào cũng “giàu lên qua một đêm”, thậm chí một số đã phải rất khổ

cực nhưng hầu hết họ đều nâng được mức sống của mình hơn rất nhiều. Họ
đạt được sự giàu có về vật chất khi đến Mỹ và chính sự giàu có về vật chất đã
trở thành một giá trị với người Mỹ.
Mặc dù người Mỹ không muốn được gọi là người thực dụng, coi tiền
bạc là duy nhất nhưng trong quan niệm của họ, sự giàu có về tiền bạc là thước
đo được phổ biến rộng rãi để đo địa vị xã hội. Xã hội Mỹ không có những
tầng lớp quy ước như các xã hội châu Âu và châu Á khác nên họ xem số
lượng của cải vật chất mà một người sở hữu để đo sự thành công và địa vị của
anh ta. Số lượng của cải vật chất đó không chỉ là bằng chứng hữu hình cho
thấy công việc của một người mà còn cho thấy năng lực của anh ta. Nếu như



9
xét theo quan niệm về bình đẳng cơ hội đã đề cập ở trên thì người đó vượt
năng lực và trí lực so với những người khác để là người chiến thắng.
Bởi tầm quan trọng của vật chất được chấp nhận rộng rãi trong xã hội
Mỹ, xem như một giá trị nên người Mỹ thường có ý thức làm việc chăm chỉ
để tạo ra của cải vật chất, để thành công. Xét về mặt lịch sử, lục địa Bắc Mỹ
dù rất phong phú về tài nguyên nhưng từ thuở sơ khai còn chưa được khai phá
nên chỉ có làm việc chăm chỉ mới có thể biến nguồn tài nguyên đó thành của
cải vật chất. Giá trị này thể hiện sự nhận thức đúng về giá trị lao động, sẵn
sàng đổ mồ hôi để đổi lấy thành quả của người Mỹ.
1.1.2.1. Lối sống Mỹ
Những giá trị trong xã hội có mức ảnh hưởng to lớn đến lối sống trong
xã hội đó. Có thể những giá trị đó trong cuộc sống không được thực hiện trọn
vẹn nhưng vẫn là định hướng phát triển cho xã hội nói chung và những con
người trong xã hội đó nói riêng. Tương tự như thế, với những giá trị về tự do
cá nhân, bình đẳng cơ hội và sự giàu có về mặt vật chất, chúng ta có thể hiểu
về lối sống của người Mỹ trong những phương diện dưới đây:

 Thời gian là vàng bạc
Trước hết ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là
một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời
gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Người ta không lãng phí thời gian vì những
nghi lễ xã giao rườm rà mà luôn đi thẳng vào vấn đề trong mọi cuộc gặp. Bởi
vậy, nhịp sống ở Mỹ luôn gấp gáp, thậm chí nhiều người còn cho rằng người
Mỹ làm việc như một cái máy. Người Pháp cho rằng Người Mỹ sống để làm
việc chứ không phải làm việc để sống. Có thể nói điều này xuất phát tự nhiên
từ sự coi trọng thời gian và sức lao động của người Mỹ. Dù sẵn sàng làm việc
vất vả để đạt được mục tiêu của mình nhưng người Mỹ luôn có ý thức tìm ra



10
phương pháp để tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao. Một trong những
đặc trưng thể hiện lối sống này là các cửa hàng ăn nhanh ra đời và phát triển
nhanh ở Mỹ - trở thành một nét văn hóa của xã hội Mỹ.
 Tính thực dụng cao
Như chúng ta đã đề cập phần ở giá trị của tiền bạc đối với người Mỹ,
họ rất coi trọng đồng tiền bởi vì theo quan niệm của họ đồng tiền thể hiện cho
công sức và tài năng của mỗi người trên đường đua tới thành công. Làm ra
tiền, kiếm được tiền là động lực thúc đẩy mọi người ở đây vận động nhanh
hơn so với các nơi khác. Muốn thu được tiền, kiếm được nhiều lợi nhuận, một
mặt người ta phải ráo riết bươn chải chạy đua với thời gian, mặt khác cần tỉnh
táo để không phải chi phí quá mức từ nguyên vật liệu, công sức và tiền bạc.
Điều này dẫn đến thái độ của họ trong các mối quan hệ xã hội. Họ chỉ hợp tác
khi nhận thấy thu được lợi ích trong mối quan hệ đó. Thậm chí, người Mỹ
còn có thói quen con cái trả tiền ăn và tiền phòng cho bố mẹ và bố mẹ cũng
làm tương tự như thế khi về già. Lối sống này không giống chủ nghĩa duy lý
nhấn mạnh đến cái thực của châu Âu, đi ngược lại lý tưởng duy mỹ nhấn

mạnh đến cái đẹp của châu Á, chủ nghĩa thực dụng nhấn mạnh đến cái lợi.
 Coi trọng pháp luật
Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng ở Mỹ, là công cụ để bảo vệ quyền
tự do cá nhân trong xã hội, quyền bình đẳng của mỗi cá nhân. Theo quan
niệm của người Mỹ, nếu có vấn đề gì không thỏa thuận được thì hãy đem ra
tòa án phán xử. Thêm nữa, hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ rất phức tạp và chặt
chẽ bởi vì ngoài luật của liên bang còn có luật cho mỗi bang điều chỉnh.
Ngoài ra, Hoa kỳ và tất cả các bang (trừ bang Louisiana ) đều theo hệ thống
luật Anh – Mỹ (common law system - thường được dịch sang tiếng Việt là hệ
thống thông luật). Điều này có nghĩa là những giải thích luật của toà án sẽ trở
thành luật áp dụng trong các trường hợp sau và tương tự. Bởi vậy, pháp luật



11
càng trở nên có sức mạnh với người dân ở đây. Đặc biệt trong thương mại,
các doanh nhân thường phải có luật sư riêng và không tin ai hơn luật sư riêng
của mình.
1.1.2.3. Trình độ phát triển xã hội Mỹ
Xã hội Mỹ có trình độ phát triển cao vào loại bậc nhất trên thế giới.
Trình độ phát triển này có được trước hết là nhờ trình độ công nghệ kỹ thuật
phát triển vượt bậc trong những năm đầu thế kỷ 20. Nước Mỹ có những tập
đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới như Microsoft, Intel, GM, Boeing,v.v.
Nhờ ảnh hưởng của công nghệ, cùng với tính cách năng động sáng tạo, say
mê làm việc tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trở thành nền kinh tế hùng
mạnh nhất toàn cầu. Thu nhập bình quân trên đầu người của Hoa Kỳ năm
2006 là 42000$/ người [12]. Do thu nhập cao nên mức sống của dân Mỹ cũng
cao nhất thế giới, và nước Mỹ cũng là nơi tập trung của những hàng hóa xa xỉ
nhất trên thế giới. Kéo theo đó, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ ở
mức tối đa với những điều luật như Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật trách

nhiệm sản phẩm. Thêm vào đó, xã hội Mỹ là xã hội của dịch vụ: khác với
Việt Nam, giáo dục và y tế đều là những dịch vụ rất phát triển ở Mỹ. Nước
Mỹ là một trung tâm giáo dục đại học - cao đẳng quan trọng với trên 4.000
trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục tương đương khác, những
trường có thứ hạng cao nhất trong số đó cũng được xem là có uy tín và tiến bộ
nhất thế giới. Chỉ số phát triển con người của Hoa Kỳ tăng lên trong những
năm gần đây và đứng thứ 8 trên thế giới (0.948). Theo Trung tâm thống kê
sức khỏe quốc gia của Mỹ NCHS (National Center for Health Statistics), tuổi
thọ trung bình 77,9 tuổi của người Mỹ xếp thứ 42 thế giới. Hoa Kỳ cũng có
một số chương trình trợ cấp xã hội như chương trình An sinh xã hội, trợ cấp
thất nghiệp, trợ cấp người nghèo, y tế cho người già và tàn tật (Medicare), và
y tế cho người nghèo (Medicaid). Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những



12
nước phát triển không có một hệ thống y tế xã hội hóa, và bệnh nhân phải trả
tiền khám. Hiện nay có khoảng 40 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế và
phải trả tiền thuốc men [29]. Khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng lớn, và
sự phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại chính là vấn đề mà xã hội Mỹ đang gặp
phải.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ MỸ
1.2.1. Nền kinh tế năng động
Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh
tế lớn nhất thế giới. Năm 2005, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ
USD, chiếm khoảng 28% tổng GDP toàn thế giới với cả ba ngành dịch vụ,
công nghiệp, nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Vị trí này là kết quả của
những giai đoạn phát triển nhanh chóng của kinh tế Mỹ trong các giai đoạn
1991 - 2000 với mức tăng trưởng GDP bền vững trung bình 3.6%/năm (trong
khi các nước G7 là 2.6%), giữ kỉ lục trên toàn thế giới. Năng suất lao động

tăng trung bình 2.4 %, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4.5%, thị trường Mỹ luôn
được coi là thị trường lớn và tự do nhất thế giới [12]. Nền kinh tế phát triển
nhanh chóng đã kéo theo nhịp độ sống và làm việc ở Hoa Kỳ cũng ở tốc độ
chóng mặt, bởi bất cứ ai không đuổi kịp với tốc độ ấy đều sớm bị đào thải.
1.2.2 Nền kinh tế có sức mua lớn
Với dân số hơn 290 triệu người, nền kinh tế Hoa Kỳ bao giờ cũng tiềm
tàng một sức tiêu thụ rất lớn. Đặc biệt, với sự mức tăng trưởng lớn và thu
nhập đầu người cao nhất thế giới, Hoa Kỳ trở thành môt thị trường hấp dẫn,
đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, khoảng 1.855 tỷ đô-la Mỹ
năm 2006, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức [30].
Hiện nay Mỹ nhập hàng hóa từ 170 quốc gia với đủ chủng loại từ cao cấp như
ô tô, máy bay, các thiết bị điện công nghiệp cho đến hàng tiêu dùng như quần



13
áo, giày dép, đồ chơi trẻ em…Bởi mức sống ở Mỹ rất đa dạng nên hàng hóa
nhập khẩu vào Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, có cả hàng
cao cấp và bình dân. Bên cạnh đó, tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
nhưng Mỹ lại nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. Theo Báo cáo của Cơ
quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nước đang phát triển cũng
chiếm 54,7% hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào năm 2006 [12]. Điều này cho
thấy các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội rất lớn để đáp ứng sức
mua khổng lồ từ thị trường này. Mặc dù sau khi kí BTA với Mỹ, kim nghạch
xuất khẩu của Việt Nam tăng lên đáng kể và đạt gần 8 tỷ USD năm 2006
nhưng so với tổng giá trị hàng hóa Mỹ nhập khẩu thì vẫn còn rất nhỏ bé (
chiếm khoảng 0.38%)[26].Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa thế mạnh ở
những mặt hàng tiêu dùng bình dân để khai thác tiềm năng của thị trường này.
Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ năm 2006 [25]
ĐVT: 1000 USD

Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
(%)
Hàng dệt may
2.602.902
3.044.579
16,97
Dầu thô
471.701
1.013.789
114,92
Giầy dép các loại
611.050
802.760
31,37
Gỗ và sản phẩm gỗ
566.968
744.083
31,24
Hàng hải sản
631.481
664.829
5,28
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
118.532
210.471
77,56
Hạt điều

156.934
166.827
6,30



14
Cà phê
97.542
166.428
70,62
Túi xách vali, mũ, ô dù
154.696
162.835
5,26
Sản phẩm chất dẻo
47.965
74.476
55,27
Dây điện và cáp điện
3.441
46.710
1257,45
sản phẩm gốm sứ
28.204
36.802
30,49
hạt tiêu
29.035
30.045

3,48
Cao su
24.755
27.876
12,61
Sản phẩm mây tre, cói thảm
22.138
25.499
15,18
Hàng rau quả
13.156
18.401
39,87
Đồ chơi trẻ em
12.384
17.079
37,91
Sản phẩm đá quý và kim loại quý
9.644
14.110
46,31
Mỳ ăn liền
2.972
3.019
1,58
Chè
1.027
1.585
54,33
Quế

903
1.333
47,62
Gạo

383

Lạc nhân



Sữa và sản phẩm sữa
209

-100,00
Xe đạp và phụ tùng xe đạp



Dầu mỡ động thực vật






15
Tổng
5.930.606
7.828.705

32,01
Nguồn: Trang web thông tin thương mại Việt Nam
1.2.3. Nền kinh tế có tính cạnh tranh gay gắt
Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho tính cạnh tranh gay gắt
trong nền kinh tế Mỹ. Trước hết, đó là ảnh hưởng rõ nét nhất của các giá trị
Mỹ: giá trị về tính tự do cá nhân, về sự bình đẳng cơ hội, và về mặt vật chất
giàu có. Tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Mỹ là: tâm lý tự do cạnh
tranh, bình đẳng cạnh tranh để bảo vệ tự do cá nhân và đạt được sự giàu có,
thành công. Trong hoạt động kinh tế, hoạt động trực tiếp sản sinh ra tiền bạc
và thể hiện sự thành công, sự cạnh tranh này lại càng biểu hiện rõ nét. Người
ta cạnh tranh nhau để đạt được giàu có, để thỏa mãn tự do, và để tận dụng sự
bình đẳng cơ hội trong xã hội mình.
Thị trường Mỹ không chỉ có sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp
nội địa mà còn giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài, giữa doanh nghiệp nội địa
với nhà xuất khẩu nước ngoài. Như ta đã biết, hiện tại có 170 nước xuất khẩu
hàng hóa vào Mỹ, mỗi nước đều cố gắng phát huy những thế mạnh của mình
chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt có những nước có rất nhiều lợi thế như
Canada, Mê hi cô, Trung Quốc.v.v. Cạnh tranh với những đối thủ này luôn là
bài toán khó đối với doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.4. Nền kinh tế với những tiêu chuẩn mặt hàng đa dạng
Tuy khối lượng lớn nhưng các mặt hàng để xâm nhập thị trường Mỹ
phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác hàng hóa, tiêu
chuẩn về lao động, các quy định về môi trường, vệ sinh dịch tễ, các hạn chế
về hạn ngạch,v.v. Tùy theo từng nghành hàng mà hàng nhập khẩu vào Mỹ
phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia (do viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ - ANSI
đặt ra) hoặc tiêu chuẩn nghành, chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn vệ sinh



16

dịch tễ hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp, các quy định về kỹ thuật và tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm
(FDA) thuộc Bộ Y Tế và Dịch vụ nhân đạo Mỹ,v.v. Cụ thể như đối với sản
phẩm nông nghiệp, bất cứ sản phẩm nào cũng phải đáp ứng những yêu cầu
nhập khẩu liên quan đến loại hình, kích cỡ, độ chín cây (có quy định một cách
rõ ràng chi tiết nhất đối với từng loại rau quả) và phải được cấp giấy chứng
nhận kiểm tra do Cục Kiểm định cấp.



17
CHƢƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH MỸ

2.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN
HÓA KINH DOANH TRONG NGOẠI THƢƠNG
2.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
Văn hóa và kinh doanh là những khái niệm xuất hiện từ lâu đời và luôn có
tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thể kỉ
trước, khi Hofstede xuất bản công trình nghiên cứu “Văn hóa – phần mềm của ý
thức” (Culture - sotfware of mind) thì mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh
mới được các nhà nghiên cứu quan tâm [7]. Kho tàng từ ngữ của nhân loại xuất
hiện thêm một từ ngữ mới: văn hóa kinh doanh. Trước đây khi bàn về vấn đề này
người ta chỉ bàn đến kinh doanh có văn hóa và văn hóa trong kinh doanh.
Theo Thạc sĩ Ngô Quý Nhâm, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh,
trường Đại học Ngoại Thương: “Văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức được hiểu là một hệ thống các giá trị,
các chuẩn mực, các quan niệm, các hành vi do các thành viên trong doanh
nghiệp đó sáng tạo và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên
ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Hệ thống này sẽ được dùng để đánh giá
các hành vi, do đó được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành

viên như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ
với các vấn đề mà họ đối mặt.”
Cách hiểu trên rất có lý nếu xét theo giác độ của các nhà quản trị. Tuy
nhiên, nó có phần chưa tương xứng với tầm bao quát của văn hóa kinh doanh
vì cho dù doanh nghiệp là chủ thể chính của mọi hoạt động kinh doanh nhưng
kinh doanh vẫn là một hoạt động phổ biến, liên quan đến mọi thành viên trong
xã hội. Văn hóa doanh nghiệp là một phần quan trọng trong văn hóa kinh
doanh nhưng không đồng nhất với văn hóa doanh nghiệp.



18
Trong quyển “Văn hóa và Kinh doanh”, tác giả Phạm Xuân Nam cũng
có định nghĩa: “Văn hóa kinh doanh có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu
quả, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp , sản phẩm đạt chất
lượng cao, tiêu thụ được trong và ngoài nước, làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà
nước”[8]
Nếu như xem văn hóa kinh doanh là hoạt động kinh tế kinh doanh như
trong định nghĩa trên thì dễ gây nhầm lẫn về đối tượng nghiên cứu.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam có định nghĩa:“Văn hóa kinh doanh là việc
sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là
cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình
thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ”[5].
Định nghĩa này đã nhấn mạnh được văn hóa kinh doanh là một bộ phận
cấu thành của văn hóa xã hội, tuy nhiên do không cụ thể được chủ thể kinh
doanh là doanh nghiệp hay là xã hội nên có thể gây nhầm lẫn giữa văn hóa
doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh.
Nói tóm lại, ta có thể hiểu văn hóa kinh doanh theo định nghĩa sau:
“Văn hóa kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô
hình văn hóa của một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của

xã hội đó”. Định nghĩa này đã bao quát được nội hàm rất rộng của khái niệm
văn hóa kinh doanh. Theo định nghĩa này, ta có thể xác định chủ thể là một bộ
phận của văn hóa chứ không phải là kinh doanh, phạm vi của nó không phải
chỉ bao gồm riêng doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh mà là tất cả các đối
tượng liên quan đến thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội. Ví dụ như ta
cũng có thể coi văn hóa giao dịch, văn hóa tiêu dùng cũng là một bộ phận của
văn hóa kinh doanh.



19
Trong nền kinh tế trí thức như hiện nay, văn hóa kinh doanh với ý
nghĩa đầy đủ của nó sẽ là một nguồn lực phát triển to lớn cho doanh nghiệp
nói riêng và xã hội nói chung.
2.1.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong ngoại thƣơng
2.1.2.1 Văn hóa kinh doanh thể hiện tư duy trong kinh doanh quốc tế
Kinh doanh là một mối quan hệ trong xã hội mà từ đó người ta có thể
hiểu biết lẫn nhau. Điều làm nên sự hiểu biết nhau ấy không cái gì khác chính
là văn hóa kinh doanh, tấm gương phản ánh cách suy nghĩ của con người
trong kinh doanh. Đặc biệt là đối với những người quan niệm “công việc là
công việc” thì việc hiểu biết họ chỉ bằng cách thông qua cách tư duy của họ
phản ánh trong văn hóa kinh doanh. Hiểu được văn hóa kinh doanh của một
nước thì chúng ta có thể hiểu được cách suy nghĩ trong kinh doanh của nước
đó. Như chúng ta đã biết, văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa xã
hội nên nó mang đầy đủ những đặc điểm, chức năng của văn hóa xã hội. Nếu
như văn hóa xã hội thể hiện tư duy của con người thông qua giao tiếp, phong
tục tập quán, v.v thì văn hóa kinh doanh cũng thể hiện tư duy kinh doanh
thông qua giao dịch, phong cách đàm phán, tính cẩn trọng khi ra quyết định
kinh doanh.v.v. Ngay trong quan niệm kinh doanh mà mỗi xã hội, mỗi văn
hóa kinh doanh riêng cũng đã khác nhau rất nhiều. Xã hội phương Đông với

sức ảnh hưởng của đạo Khổng, xem kinh doanh là phải có Tâm, làm giàu cho
không chỉ bản thân mà còn phải làm giàu cho tập thể. Trong khi đó quan niệm
xã hội phương Tây lại cho rằng kinh doanh đơn giản làm ra nhiều tiền. Ta
cũng thấy theo mô hình của Hofstede trong cuốn “Văn hóa và tổ chức – phần
mềm của ý thức” (Culture and organization – software of mind) thì tính cẩn
trọng (một khía cạnh của văn hóa kinh doanh) thể hiện tư duy kinh doanh rõ
nét nhất. Ở những nước có chỉ số cẩn trọng cao như Hy Lạp (110/110), Nhật
bản (92/110) thì người ta thích chọn những lĩnh vực kinh doanh ít mạo hiểm



20
hơn ở những nước có chỉ số cẩn trọng thấp như Anh, Mỹ, Ấn Độ [7]. Tương
tự như thế, tư duy của người phương Tây (với tính cẩn trọng thấp) thường
mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn, trong
khi cách nghĩ của người châu Á (với tính cẩn trọng cao) lại tổng hợp, cụ thể
và thực tế hơn.
Với vai trò là sự thể hiện tư duy trong kinh doanh quốc tế, văn hóa kinh
doanh thường được các doanh nghiệp áp dụng để vạch ra những chiến lược
riêng trong đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
1.2.2 Văn hóa kinh doanh hướng dẫn quá trình giao tiếp trong kinh doanh
quốc tế
Kinh doanh chính là một hoạt động giao tiếp giữa người với người
nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, mà giao tiếp lại là một chức năng của văn
hóa xã hội nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng. Mỗi xã hội, mỗi đặc
trưng văn hóa kinh doanh riêng đều có những phong cách giao tiếp khác nhau
mà nếu không có sự hiểu biết sẽ gây rà nhầm lẫn đáng tiếc.
Văn hóa kinh doanh tác động đến giao tiếp dưới cả hai hình thức của
nó: có lời và không lời. Trong giao tiếp có lời, thông điệp chuyển đi trong các
kênh giao tiếp kinh doanh không chỉ chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ mà còn

cách mà người tiếp nhận hiểu ngôn ngữ ấy. Ví dụ điển hình nhất là một quảng
cáo ở Anh về máy hút bụi Electrolux: “Nothing sucks like an Electrolux” có
nghĩa là “không có máy hút bụi nào hút bụi tốt như Electrolux” thì người Mỹ
lại hiểu là “Electrolux là chiếc máy tồi tệ nhất” dù cả hai nước đều có chung
ngôn ngữ là tiếng Anh. Hoặc như khẩu hiệu quảng cáo cho cùng một loại
thuốc lá Mỹ Virginia ở hai môi trường văn hóa khác nhau lại thay đổi khác
nhau. Ở Mỹ, đây là thuốc lá nhẹ dành riêng cho phụ nữ nên được quảng cáo
là: “Loại thuốc lá dành riêng cho quý bà” nhưng sang Singapore, loại thuốc lá
này được giới mày râu rất ưa thích, thế là hãng phải đổi ngay thông điệp



21
quảng cáo của mình là “thuốc lá dành cho những người đàn ông thành đạt”.
Một loại nước hoa Pháp nổi tiếng là Chanel cũng phải đổi tên loại nước hoa
Chanel 4 thành Chanel 5 bởi vì số 4 phiên âm từ tiếng Anh sang tiếng Nhật
như là “Chết” ( Shih). Trong giao tiếp không lời, mức độ ảnh hưởng của văn
hóa kinh doanh càng thể hiện sâu sắc, bởi cử chỉ điệu bộ, những hành vi đã
mặc định trong tiềm thức của một cá nhân chính là kết quả của việc tiếp nhận
văn hóa ở một môi trường cụ thể. Nếu như bột giặt bao bì màu đỏ hoặc màu
vàng được xem là màu may mắn thì ở châu Âu màu được ưa chuộng là màu
trắng hoặc da cam. Nếu như đối với hầu hết các nước trên thế giới, gật đầu có
nghĩa là đồng ý, lắc đầu có nghĩa là không đồng ý thì người Bungari và Thổ
Nhĩ Kì lại hiểu ngược lại. Người Ấn Độ xem việc để lộ đế giày trước mặt
mình là sự xúc phạm ghê gớm trong khi người Mỹ, người Anh lại khá thoải
mái. Tại văn phòng làm việc của công ty hay trong các buổi gặp mặt, thăm
hỏi kinh doanh xã giao ở Trung Đông, ba tách trà hoặc ba tách cà phê có thể
bị xem như một biểu hiện…bất lịch sự.
Khác biệt văn hóa cũng là lý do gây tranh cãi giữa ban tổ chức Gala
Dinner đầu năm 2007 giao lưu Việt – Mỹ tại khách sạn May Flower, Washington

D.C. Theo phong cách Việt Nam, có thể vừa ăn tiệc vừa nghe ca nhạc dân tộc,
xem trình diễn thời trang Nhưng phong tục Mỹ không như vậy, trong bữa tiệc,
họ vừa ăn vừa tranh thủ trò chuyện giao lưu tìm kiếm đối tác. Ở Việt Nam, từng
có quan chức từ chối phát biểu trong bữa tiệc vì cho rằng không trang trọng,
nhưng ở Mỹ thậm chí tổng thống cũng có những bài phát biểu rất quan trọng
trong bữa ăn. Với lý do này, khi sang Mỹ các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ
thuật buộc phải tách riêng, trong bữa ăn chỉ có nhạc nhẹ.
Quá trình giao tiếp còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngữ cảnh chi phối
trong từng nền văn hóa. Các hành vi giao tiếp trong kinh doanh cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như trong một cuộc thương lượng, người



22
Nhật, người Trung Quốc (ở trong những nền văn hóa ngữ cảnh cao) thường
thích nói hàm ý, cũng như nói vòng vo trước khi đi vào vấn đề, trong khi
người Thụy Sỹ, người Mỹ (ở trong những nền văn hóa ngữ cảnh thấp) lại
thích thẳng thắn, mọi thông điệp đều nằm trong ngôn từ.
2.1.2.3 Văn hóa kinh doanh hướng dẫn quá trình ra quyết định trong kinh
doanh quốc tế
Có thể nói rằng quá trình ra quyết định rất quan trọng trong kinh doanh
quốc tế. Một quyết định là một thương vụ lớn, một quyết định là một thị
trường mới, một quyết định là một quan hệ làm ăn mới và một quyết định
cũng là một cơ hội mới. Tuy nhiên cách ra quyết định ở các nước khác nhau
biến thiên rất nhiều, mà yếu tố ảnh hưởng chính là những yếu tố cấu thành
văn hóa kinh doanh: tính cẩn trọng và phân cấp quyền lực.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng tính cá nhân và tính phân cấp quyền
lực trong một xã hội tỷ lệ nghịch với nhau và cùng ảnh hưởng đến cách ra
quyết định của mỗi nền văn hóa. Ví dụ, một người phụ trách bán hàng tại một
công ty đa quốc gia Mỹ (nền văn hóa của chủ nghĩa cá nhân) có quyền quyết

định bán hàng sang thị trường nào, quyết định bán ở mức giá nào và họ cũng
có thể chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu sự phân cấp quyền lực
ảnh hưởng đến phạm vi mà một người có thể ra quyết định trong mỗi một nền
văn hóa thì tính cẩn trọng lại ảnh hưởng đến quá trình cân nhắc các quyết
định và tốc độ ra quyết định. Người Mỹ với tính cẩn trọng thấp thường có
quyết định rất nhanh chóng và quyết đoán thì người Nhật với tính cẩn trọng
cao phải cân nhắc cả ý kiến của cấp dưới và mất nhiều thời gian.
Chỉ số cá nhân và phân cấp quyền lực ở một số nƣớc trên thế giới [1]

Tính phân cấp quyền lực
Tính cá nhân
Malaysia
104/100
26/100



23
Panama
95/100
11/100
Philippines
94/100
32/100

2.1.2.4. Văn hóa kinh doanh hướng dẫn tiêu dùng trong kinh doanh quốc
tế
Văn hóa chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu
dùng trong một xã hội. Trong nền văn hóa phương Đông đề cao gia đình tập
thể thì con người có xu hướng tiết kiệm cho những nhu cầu như nhà cửa, đất

đai. Ngược lại trong nền văn hóa phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, xu
hướng tiêu thụ cho nhu cầu cá nhân phát triển mạnh. Bởi vậy, có thể nói rằng
văn hóa kinh doanh mô tả phong cách mà con người ở những quốc gia khác
nhau thỏa mãn nhu cầu của họ: Văn hóa kinh doanh khác nhau, xu hướng tiêu
dùng khác nhau. Về cơ bản văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến tiêu dùng ở tất
cả các khâu tiêu dùng cụ thể như sau:
Trước hết văn hóa quyết định mẫu mã sản phẩm vì mỗi thị trường sẽ có
nhu cầu khác nhau về cách ăn mặc, sinh hoạt. Ví dụ như búp bê Barbie của
Mattel Toys bán rất chạy trên rất nhiều nước trên thế giới nhưng đến nước
Nhật lại không được ưa chuộng bởi theo các em gái Nhật búp bê này có chân
quá dài và ngực quá to. Sau khi cải tiến những đặc điểm này thì Barbie mới
tiêu thụ được ở Nhật. Còn ở Mexico, humburger của McDonald phải thay
nước sốt cà chua bằng tương ớt [30]. Bên cạnh đó, mô hình phân phối cũng
khác nhau như trong khi người Mỹ thích đi siêu thị thì dân châu Á lại thích đi
chợ hơn. Có một giai đoạn bán hàng tận cửa thu hút khách hàng Mỹ nhưng
đối với phụ nữ Anh đó là sự xâm phạm cuộc sống riêng tư của mình. Cách
tiếp cận, quảng cáo, khuyến mại thị trường cũng khác nhau như người châu Á
ưa sự quảng cáo kín đáo hơn các nước Âu Mỹ. Giá cả cũng phụ thuộc vào
cách nhìn nhận của người tiêu dùng, như người Âu Mỹ đánh giá cao và sẵn

×