Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nứa bằng chế phẩm ln5 theo phương pháp ngâm thường phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN NỨA
BẰNG CHẾ PHẨM LN5 THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG

PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT

Hà Nội, năm 2009


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN NỨA
BẰNG CHẾ PHẨM LN5 THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG

PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÁY THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ GỖ,GIẤY


MÃ SỐ: 60 52 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Hà Nội, năm 2009

2


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Phạm Thị Bình
Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nứa bằng chế phẩm LN5 theo phương
pháp ngâm thường phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60 52 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Cán bộ hướng dẫn:
1.Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc
2.Tiến sỹ Nguyễn Văn Đức


3


1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Khái niệm về bảo quản lâm sản
Bảo quản lâm sản là dùng các biện pháp kỹ thuật và biện pháp sử dụng

các chế phẩm bảo quản nhằm chống lại sự xâm nhập và phá hoại của các sinh
vật, đồng thời hạn chế những tác động bất lợi của môi trường.
Kết quả của việc áp dụng công nghệ bảo quản lâm sản phải đạt được mục
tiêu:
- Hạn chế mức thấp nhất sự hư hỏng gỗ và lâm sản do tác nhân sinh vật và
phi sinh vật gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng.
- Bằng biện pháp kỹ thuật có hoặc khơng sử dụng chế phẩm bảo quản,
phải kéo dài được thời gian sử dụng của lâm sản lên nhiều lần so với lâm sản
không được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an tồn cho các sản phẩm và
cơng trình có sử dụng lâm sản.
Áp dụng cơng nghệ bảo quản lâm sản sẽ góp phần sử dụng tài nguyên
rừng một cách chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trị quan trọng trong chiến
lược phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng của nền kinh tế quốc dân [17].
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Nứa là một trong những nguồn lâm sản ngồi gỗ có giá trị và trữ lượng
lớn. Nứa thuộc phân họ tre (Bambusoideae), học Hoà thảo (Poaceae), lớp cây
một lá mầm (Liliopsidal Monocotyledones). Theo các kết quả nghiên cứu

(2004), trên thế giới có khoảng 1200 lồi, 70 chi tre nứa khác nhau thuộc
phân họ tre, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [16].
Từ xa sưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng nứa để sản xuất giấy thủ
công, được dùng trong triều đình phong kiến, ban phát sắc phong, chiếu chỉ
của vua chúa. Nhiều sắc phong đã trải qua hàng trăm năm, trong các tài liệu
lưu trữ, đình chùa, cịn được lưu giữ đến ngày nay [23].


2

Nứa là vật liệu tự nhiên, ngay sau khi khai thác đã có thể bị một số lồi
sinh vật gây hại. Theo Padmanabhan cho biết tại Ấn Độ có một số loài nấm
hại tre chủ yếu như: Coriolus versicolor, Polystictus sanguineus, Fungi
imperfecti... Philipin có một số nấm: Botryodiplodia theobromate, Penicillium
sp. Một số nước vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản xuất hiện loài
mọt cám nâu hại tre, nứa rất mãnh liệt: Lyctus brunnes Stephens, Dinoderus
minutus Fabricius. Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, lồi xén tócđa
hổ Cholorophorus annularis Fabricius gây hại nứa rất phổ biến....
Để ngăn sự phá hoại đó, đã có một số cơng trình nghiên cứu khác nhau,
để bảo quản tre, nứa tươi, Wimbush đã ngâm vào bể dung dịch thuốc Wolman
2,5%, trong thời gian 24 giờ, dựng đứng thân cây, ngâm gốc vào dung dịch
thuốc 30-40 cm, phần ngọn còn giữ nguyên lá trên cao. Kết quả cho thấy toàn
bộ thân cây đã được thấm thuốc bảo quản, không bị mọt phá hoại [25], [23],
[36].
Ở Trung Quốc, các nghiên cứu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ từ nứa nguyên liệu cũng phát triển mạnh. Các sản phẩm từ nứa có rất
nhiều chủng loại, đa dạng phong phú: làn, đĩa, rổ rá, các loại hàng lưu niệm.
Từ đó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm
từ nứa thân thiện với mơi trường, là một trong tiêu chí quan trọng. Sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ từ nứa là mô hình phù hợp cho các vùng nơng thơn,

góp phần tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo cho nơng dân.
Tại Giang Tây (Trung Quốc), để bảo quản nguyên liệu làm bàn, ghế,
salông, tre, trúc đã được bảo quản bằng hỗn

hợp natri florua với

pentaclorphenolat [PCPNa]. Nhưng ở Việt Nam để bảo vệ sức khoẻ và môi
trường, PCPNa đã không được phép sử dụng.
Cơng trình của Singh và Tewari bảo quản tre nứa tươi ngay sau khi
chặt hạ bằng cách ngâm gốc ống tre nứa dựng đứng trong thùng thuốc, độ cao


3

của dung dịch thuốc là 25 cm, thời gian xử lý 7-14 ngày, quan sát thấy các
giọt thuốc xuất hiện đều trên ngọn là được. Yêu cầu bảo quản độ ẩm tre nứa
tươi là lớn hơn 50%, thời gian ngâm 10-20 ngày sẽ cho chất lượng bảo quản
tốt, không bị côn trùng và nấm gây hại [23], [37].
Ở Phúc Kiến (Trung Quốc), tre nứa dạng nan, thanh đã được bảo quản
bằng dung dịch muối Borax với PCPNa, có tác dụng chống mốc và mọt.
Nhưng hiện nay không phù hợp với điều kiện của nước ta.
Để bảo quản hàng thủ công mỹ nghệ, ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã sấy
bằng tủ sấy tia hồng ngoại. Sau đó đóng gói kín sản phẩm bằng bao bì
[polyme]. Nhưng theo chúng tơi, xử lý như vậy chưa phù hợp với điều kiện
khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam, sản phẩm sử dụng trong thời gian dài, sẽ
hút ẩm trở lại và vẫn bị mốc, mọt xâm hại.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Tre Trúc (Triết
Giang, Trung Quốc), từ nứa có thể sản xuất ra sợi coton để dệt vải chất lượng
cao, nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Sơ lược lịch sử nghiên cứu ngoài nước cho thấy nứa được sử dụng

trong các lĩnh vực, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, qui mô phù hợp
với thị trường. Các cơng trình nghiên cứu bảo quản nứa tập trung ở các nước
giàu tài nguyên tre nứa như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… . Tuỳ theo từng
quốc gia mà mức độ yêu cầu về bảo quản nứa và thuốc bảo quản nứa cho các
mục đích sử dụng nứa rất khác nhau, song các tài liệu khoa học tham khảo
được đã cung cấp những thơng tin hữu ích để định hướng cho đề tài luận văn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tre nứa là một trong những loài cây được con người biết đến và sử
dụng lâu đời, hầu như gia đình nào cũng có vật dụng bằng tre nứa. Ngày nay,
công nghiệp chế biến lâm sản phát triển mạnh, tre nứa còn là một trong những


4

mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của lâm sản ngoài gỗ sang các thị trường Mỹ,
Châu Âu...
Trong thập niên 90 trở lại đây, nhiều làng nghề truyền thống đã phát
triển do sự quan tâm và có những chính sách khơi phục làng nghề của Nhà
nước. Cùng với cơ chế kinh tế mở cửa, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
của nước ta đang khởi sắc. Một số làng nghề truyền thống ở các tỉnh Bắc
Ninh, Nam Định, Thanh Hoá... đang được khơi phục và phát triển nhanh
chóng.
Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan nước ta đạt
106,42 triệu USD, chiến lược xuất khẩu năm 2020 phấn đấu đạt 800 triệu
USD. Trong giai đoạn tới là tăng cường sản phẩm chế biến, trong đó có hàng
thủ cơng mỹ nghệ, đảm bảo cơ cấu phát triển kinh tế bền vững [1].
Qua tìm hiểu ở một số địa phương như Chương mỹ (Hà Nội), Ý Yên
(Nam Định) có một số xã phát triển làng nghề mạnh là Phú Nghĩa, Yên
Thắng, thị trấn Lâm,.... Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nứa cuốn ghép
đang được chú trọng phát triển. Theo thống kê, nhiều hộ dân đạt giá trị sản

xuất trên 50 triệu đồng/năm. Nhờ có làng nghề truyền thống mà nhiều doanh
nghiệp, hộ gia đình trở lên giàu có. Thực tế cho thấy, tại các làng nghề sản
xuất càng phát triển thì mức độ ơ nhiễm mơi trường càng trầm trọng, điều đó
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái [23].
Tre nứa song mây thuộc lớp thực vật một lá mầm, ngành thực vật hạt
kín, phân bố trên một địa bàn rất rộng với khoảng 70 chi gồm gần 1000 loài
chủ yếu tập trung ở miền nhiệt đới trong đó châu Á là nơi phong phú nhất,
chiếm 2/3 trên toàn thế giới. Ở Việt Nam theo tài liệu điều tra sơ bộ chiếm
khoảng 1/5 tổng số chi và lồi trên thế giới. Nhiều cơng trình nghiên cứu cơ
bản về tre nứa đã được thực hiện. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần
Văn Tiến (2007), nứa là nhóm các lồi tre đặc trưng chủ yếu bởi vách mỏng,


5

thân có sillíc nên nhám và sắc. Nứa trước kia thuộc chi Neohouzeaua và các
thông tin trước đây ở nước ta phần lớn chỉ nhắc đến một loài nứa (Neohouzeaua
dulloa). Theo hiểu biết

tới hiện nay thì các lồi nứa thuộc vào chi

Schizostachyum, trên thế giới có cả thảy 70 lồi trong đó Trung Quốc có 10 lồi
và Ấn Độ có 17 lồi, cịn Teinostachyum trên thế giới có 6 lồi. Ngày nay chi
Nứa (Schizostachyum) bao gồm cả Cephalostachyum và Teinostachyum. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy chi Nứa có một số loài ở nước ta, quan trọng nhất
và phổ biến nhất vẫn là nứa lá to, nứa lá nhỏ và nứa tép. G.S Phạm Hồng Hộ
(1999) đã mơ tả 13 loài của chi Schizostachyum và 1 loài của chi
Teinostachyum, tổng cộng là 14 lồi nứa, trong đó có nứa lá to (S.funghomii),
nứa lá nhỏ (S.pseudolima) và nứa (Teinostachyum dulloa) [16].
Để bảo quản tre nứa nói chung, ở trong nước đã có một số cơng trình

nghiên cứu sau đây: Năm 1976, Lê Văn Nông đã nghiên cứu khả năng thấm
thuốc của luồng Thanh Hoá khi ngâm tẩm bằng phương pháp ngâm thường và
phương pháp Boucherie. Tác giả cho biết khi ngâm tre bằng thuốc CuSO4 và
LN2, thuốc có thể thấm vào tre theo cả 4 chiều, tuy nhiên chiều dọc thớ thấm
tốt nhất. Tre ngâm 60 giờ trong dung dịch thuốc LN2 4% và CuSO4 5% có
khả năng ngăn ngừa sự phá hại của mọt tre và hạn chế sự phá hại của nấm
chân chim ở mức độ nhất định [20].
Nguyễn Văn Thống (1977), đã bảo quản nứa làm nguyên liệu sản xuất
giấy bằng phương pháp nhúng, phun dung dịch thuốc LN2, LN3 và PCPNa.
Kết quả thí nghiệm cho biết, nứa đối chứng chỉ sau 10 ngày đã bị nấm làm
mất phẩm chất, nứa nguyên cây được nhúng trong dung dịch thuốc LN3 và
PCPNa nồng độ 4% trong thời gian 1 phút đạt lượng thuốc bám dính trên bề
mặt 0,750kg/tấn và đối với nứa đập dập đạt 3,25kg/tấn đã đảm bảo phẩm chất
nguyên liệu trong thời gian lưu kho bãi được từ 4 – 6 tháng [26].


6

TS. Nguyễn Chí Thanh dựa trên nguyên lý tẩm Boucherie để bảo quản
tre, tác giả đã cải tiến, chỉ cần cạo rạch một phần lớp ruột lụa của ống tre, dựng
đứng khúc tre, cho dung dịch bảo quản vào ống tre đó, sau một thời gian thuốc
bảo quản sẽ thấm xuống toàn bộ khúc tre. Độ ẩm tre, mùa chặt hạ là các yếu tố
quan trọng trong quá trình thấm thuốc. Tốc độ thấm thuốc còn phụ thuộc vào
loại thuốc, thuốc LN3, XM5A thấm nhanh hơn PBB. Từ đó cho thấy cần nghiên
cứu cho từng đối tượng, từng điều kiện cụ thể để bảo quản đạt hiệu quả cao.
TS.Nguyễn Thị Bích Ngọc (2002), đã nghiên cứu bảo quản tre dùng
trong xây dựng bằng các loại thuốc CMM, PBB, XM5, cho thấy các loại thuốc
đó phù hợp để bảo quản tre. Thuốc CMM dùng để xử lý bảo quản tre khô,
thuốc PBB, XM5 dùng bảo quản tre tươi, theo phương pháp ngâm thường
hoặc thay thế nhựa. Nồng độ thuốc 7-10%, thuốc có khả năng chống lại sự

phá hoại của nấm và côn trùng hại tre. Nhưng hiện nay, thuốc PBB không
được phép sử dụng nữa [18].
Theo TS. Lê Văn Lâm, Ths. Bùi Văn Ái (2005) đã nghiên cứu bảo
quản tre dùng làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản, nguyên liệu sản xuất đồ mộc và
ván nhân tạo bằng thuốc XM5 20%, thời gian ngâm 5-7 ngày, thuốc có khả
năng phịng trừ cơn trùng và nấm mục [19].
Th.s Hồng Thị Tám (2006) đã nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre luồng
làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng các loại thuốc LN5, XM5 nồng độ 5-7%, cho
thấy các loại thuốc đó phù hợp để bảo quản tre luồng. Thuốc Cislin dùng để
bảo quản bổ sung [19].
Trần Danh Trung (2008) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nứa
phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng thuốc LN5 nồng độ 3-7%, thời
gian ngâm 2-6 ngày, thuốc có khả năng phịng trừ cơn trùng tốt [29].
Qua các cơng trình nghiên cứu đó cho thấy, cây nứa là một cây thế
mạnh của nước ta. Nó là lồi cây mọc trong rừng tự nhiên đa tác dụng có chu


7

kỳ khai thác ngắn từ 3-5 năm. Ở trong nước chưa có tài liệu nào giới thiệu
đầy đủ về cấu tượng, tính chất cơ lý hóa và phương hướng cơng nghệ sử dụng
hợp lý chúng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Thời gian
gần đây Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đang triển khai đề tài nghiên
cứu tuyển chọn thuốc bảo quản và công nghệ bảo quản nứa nguyên liệu
(Neohouzeana dullooa A.Camus) làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Quá trình thực hiện đề tài đã kết hợp với khoa
Chế biến Lâm sản Trường Đại học Lâm nghiệp hướng dẫn sinh viên tiến hành
thực tập tốt nghiệp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nứa phục vụ sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ bằng chế phẩm LN5 đã thu được kết quả bước đầu.
Với mục tiêu từ nay đến năm 2020, chúng ta dự kiến thu về giá trị từ

mặt hàng xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ là 800 triệu USD, trong đó sản phẩm
mỹ nghệ từ nứa cuốn ghép chiếm một tỷ lệ nhất định. Do vậy, việc cải tiến
công nghệ chế biến nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ được coi là
nhiệm vụ cần thiết. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải tìm giải pháp
xử lý nứa nguyên liệu để nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ, tiết
kiệm tài nguyên rừng góp phần cải tạo mơi trường sinh thái của làng nghề nứa
cuốn ghép.
1.3. Ưu điểm và tồn tại trong việc bảo quản nứa nguyên liệu tại làng nghề
nứa cuốn ghép
Qua thực tế khảo sát tại một số cơ sở sản xuất hàng tại làng nghề cho
thấy các cơ sở vẫn chỉ áp dụng kỹ thuật bảo quản bằng cách ngâm tre, nứa
dưới ao hồ. Đây là biện pháp bảo quản cổ truyền, có thời gian và xử lý kéo
dài. Trong quá trình lưu kho và vận chuyển sản phẩm bằng đường thủy, do
ẩm độ và nhiệt độ môi trường cao, thuận lợi cho nấm mốc và mọt tre phát
triển gây hại các lô sản phẩm làm từ nguyên liệu được xử lý ngâm chưa đủ
thời gian. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều


8

lô hàng xuất khẩu sang một số thị trường nước ngồi khơng được chấp nhận,
gây lãng phí rất lớn về tiền của và công sức của nhân dân. Mặt khác, kỹ thuật
bảo quản này cịn gây ra ơ nhiễm mơi trường nước và khơng khí.
Ngâm nứa trong ao hồ là biện pháp bảo quản bằng kỹ thuật khơng dùng
hóa chất có u cầu đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, nhưng thời gian ngâm lâu từ
3-6 tháng, do vậy các cơ sở sản xuất không chủ động được nguồn nứa nguyên
liệu khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn. Phương pháp này giúp cho nứa
nguyên liệu không bị mọt và nấm mốc gây hại. Sau khi ngâm, các chất hữu cơ
chứa trong nứa như tinh bột, đường, protein... một phần bị hòa tan vào nước,
một phần được các vi sinh vật kỵ khí trong nước phân huỷ. Nhờ đó nứa

ngun liệu khơng cịn là thức ăn thích hợp cho nấm mốc và côn trùng cánh
cứng hại nứa. Tuy nhiên, nứa được bảo quản theo cách thức ngâm cổ truyền
trong các ao hồ đã gây ô nhiễm môi trường làng nghề nghiêm trọng ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân. Từ thực tế khách quan đó địi hỏi cần có
giải pháp để bảo quản nứa nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hố, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về bảo
quản gỗ, tre nứa đã đạt được ở trong và ngoài nước cho phép thực hiện nghiên
cứu bảo quản nứa bằng các loại thuốc bảo quản lâm sản được phép sử dụng ở
Việt Nam để rút ngắn thời gian xử lý nguyên liệu nứa, giúp cho sản xuất chủ
động, kiểm soát được nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, triển khai đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nứa bằng
chế phẩm LN5 theo phương pháp ngâm thường phục vụ sản xuất hàng thủ
cơng mỹ nghệ ” có ý nghĩa thiết thực, giải quyết vấn đề thực tiễn đang được
đặt ra, phục vụ cho phát triển bền vững, góp phần tạo cơng việc cho người
dân địa phương.


9

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề xuất quy trình kỹ thuật bảo quản nứa nguyên liệu phù hợp với quy
mô làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nứa cuốn ghép nhằm góp phần
sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu nứa ở Việt Nam và giảm ô nhiễm môi
trường.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định khả năng thấm thuốc bảo quản LN5 của nứa theo phương pháp
ngâm thường.

- Đánh giá hiệu lực phòng chống sinh vật hại nứa (nấm, mọt) và mức độ ảnh
hưởng đến chất lượng dán dính màng keo của nứa được bảo quản bằng thuốc
bảo quản LN5.
- Đề xuất quy trình kỹ thuật bảo quản nứa nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nứa (Neohouzeaua dullooa A. Camus) từ 3-5 tuổi khai thác tại vùng sinh
thái Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước.... tỉnh Thanh Hóa. Chiều dài lóng từ
60-120cm, đường kính từ 8-12cm.
- Chế phẩm bảo quản lâm sản LN5.
- Sinh vật gây hại nứa:
+ Nấm mốc: nấm biến màu Ni (Aspergillus niger), nấm mục hỗn hợp Pas
(Pleurotus cultivated ).
+ Mọt hại nứa: Xyleborus semiopacus Eichhoff.


10

2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu bảo quản nứa phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là
một vấn đề rộng và cần nhiều thời gian, trong luận văn giới hạn phạm vi
nghiên cứu: xác định khả năng thấm thuốc bảo quản LN5 của nứa, hiệu lực
bảo quản nứa trong phịng thí nghiệm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định
được các thông số cơ bản của quá trình xử lý bảo quản nứa bằng thuốc LN5
theo phương pháp ngân thường.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tình hình sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ từ nứa cuốn ghép tại
làng nghề.
- Nghiên cứu xác định khả năng thấm thuốc bảo quản của nứa theo phương
pháp ngâm thường.

- Nghiên cứu xác định nồng độ dung dịch thuốc LN5 đảm bảo đủ hiệu lực bảo
quản nứa phòng chống sinh vật gây hại nứa.
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo quản đến khả năng dán dính
màng keo của nứa.
- Đề xuất quy trình kỹ thuật bảo quản nứa nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ.
2.5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi áp dụng
phương pháp kế thừa, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và số liệu được
xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu:
+ Kế thừa kết quả nghiên cứu về hiệu lực của thuốc LN5 dùng để bảo quản
gỗ. Thuốc LN5 nồng độ sử dụng đạt hiệu quả bảo quản cho gỗ đã được xác
định là 5-7% và thời gian ngâm tối thiểu là 24 giờ. Kế thừa kết quả nghiên


11

cứu trên đây làm căn cứ để xác định các mức nghiên cứu về nồng độ dung
dịch thuốc LN5 và thời gian ngâm để bảo quản nứa.
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu về các phương pháp xác định hiệu lực của
thuốc bảo quản đối với sinh vật gây hại lâm sản.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Đề tài áp dụng một số quy trình đã được xây dựng thành phương pháp
chuẩn do phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam xây dựng để kiểm tra hiệu lực bảo quản của nứa nguyên liệu
đối với nấm, mọt và xác định khả năng thấm thuốc bảo quản LN5 của nứa.
+ Kiểm tra khả năng dán dính màng keo của nứa được bảo quản sử dụng tiêu
chuẩn JAS-SE-7 (tiêu chuẩn ván sàn công nghiệp từ tre – gỗ). Tuy nhiên với

loại hình sản phẩm và đặc điểm của nguyên liệu nứa có chiều dày thành mỏng
nên đề tài có điều chỉnh về quy cách mẫu cho phù hợp.
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập sau quá trình thực nghiệm được xử lý bằng phương
pháp thống kê toán học.
- Loại bỏ sai số thơ
- Phương pháp so sánh giá trị trung bình các mẫu thí nghiệm
* Các đặc trưng mẫu
a. Trung bình mẫu
Được xác định theo cơng thức:
n

x
X 

Trong đó:

i

i 1

n

(2.1)

xi – các giá trị ngẫu nhiên của mẫu thí nghiệm
n – số mẫu quan sát
X - trị số trung bình mẫu



12

b. Sai tiêu chuẩn mẫu
Được xác định theo công thức:
n

 (x

 x) 2

i 1

S 

Trong đó:

i

n 1

(2.2)

S – sai quân phương
xi - giá trị của các phân tử
X - trung bình cộng của các giá trị xi

n – số mẫu quan sát
c. Sai số trung bình cộng
Được xác định theo cơng thức:
m


s
n

(2.3)

Trong đó: m – sai số trung bình cộng
s – sai quân bình phương
n – số mẫu quan sát
d. Hệ số biến động
Được xác định theo công thức:
S% 

s
x100
x

(2.4)

Trong đó: S% - hệ số biến động
s – sai quân bình phương
X - trị số trung bình cộng

e. Hệ số chính xác
Được xác định theo cơng thức:
P

Trong đó:

m

x100%
X

P – hệ số chính xác
m – sai số trung bình cộng
X - trị số trung bình cộng

(2.5)


13

f. Sai số tuyệt đối của ước lượng
Được xác định theo công thức:
C (95%)  t a / 2 x

s
n

Trong đó: C(95%) – sai số tuyệt đối của ước lượng
ta/2 – mức tin cậy
s - độ lệch tiêu chuẩn

(2.6)


14

Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Nứa và đặc điểm chính của nứa liên quan đến cơng nghệ bảo quản

Cây Nứa tên khoa học là Neohouzeaua dulloa. Tre nứa là một trong
những loài cây được con người biết đến và sử dụng lâu đời, hầu như gia đình
nào cũng có vật dụng bằng tre nứa. Chúng được làm làm nhà cửa, nguyên vật
liệu xây dựng, ván nhân tạo, sản xuất bột giấy, làm đồ gia dụng, trang trí nội
thất và đặc biệt làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ.
Nứa là lồi cây có thân gỗ, hình ống, chia thành đốt, trong ruột rỗng có
màng ngăn cách. Trong q trình sinh trưởng chúng khơng có mơ phân sinh thứ
cấp, chỉ có mơ phân sinh ngọn nên chúng chỉ sinh trưởng theo chiều cao mà
không lớn lên về đường kính: cây non và cây già có đường kính như nhau.
Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, từ khi ra măng đến lúc trưởng thành
chỉ trong một khoảng thời gian ngắn 2÷3 tháng có thể đạt tới chiều cao từ
5÷20m. Sau 3÷5 năm có thể khai thác và sử dụng được [27].
3.1.1. Cấu tạo nứa
Thân nứa do thành tre bao bọc, độ dày của thành giảm dần theo độ cao
thân cây. Theo tuổi, bề dày thành tăng dần vào phía trong và chia thành 3 phần:
biểu bì, thịt và màng lụa.
* Biểu bì: Biểu bì là lớp ngồi cùng, bề mặt trơn bóng, chứa nhiều diệp lục tố
nên có mầu xanh, khi già chuyển thành mầu vàng. Trên thân cây có những bộ
phận tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là cường độ chiếu sáng mạnh,
quá trình chuyển hoá từ màu xanh sang vàng cũng sớm hơn. Lớp biểu bì cứng,
chắc và dịn.
* Phần thịt: Bao gồm nhiều bó mạch và tổ chức mơ mềm. Trong đó có khoảng
50% tế bào mơ mềm, 40% sợi, 10% tế bào dẫn nhựa.
- Cật: là phần tiếp xúc với biểu bì, các bó mạch nhỏ, nhiều, xếp sít nhau, do đó
phần cật cứng, chắc. Đi sâu vào trong các bó mạch to, ít, xếp thưa dần.


15

- Ruột: bó mạch lớn gấp 2÷3 lần kích thước bó mạch ở phần cật. Hai phần libe

và gỗ tách rời nhau ra, mật độ rất thưa, chủ yếu là tế bào mô mềm nên phần này
xốp, nhẹ.
- Loại tế bào mô mềm dài quan sát trên mặt cắt dọc có hình chữ nhật chủ yếu
chứa tinh bột thường khi hình thành thân Nứa, bắt đầu hố gỗ khi trong ruột tế
bào chứa nhiều tinh bột.
- Loại tế bào mô mềm tương đối ngắn quan sát trên mặt cắt dọc có hình vng,
trên mặt cắt ngang có hình trịn và hơi trịn nằm lẫn giữa các tế bào mơ mềm dài
trong quá trình thành thục của thân nứa, loại tế bào này khơng hố gỗ.
- Tế bào dẫn nhựa của tre nứa có hai loại và đều được gọi là mạch và được xếp
dọc trục
+ Mạch giống mạch gỗ: vận chuyển nước và chất lỏng từ rễ lên lá.
+ Mạch rây vận chuyển nhựa luyện.
Các tế bào mô mềm và các tế bào dẫn nhựa đều có nhiều hơn ở phần ruột,
ngược lại ở phần ngoài thành Nứa chủ yếu là sợi Nứa. Nứa khơng có cấu tạo tia
nên khơng có sự dẫn nhựa theo phương xuyên tâm. Trên mặt cắt ngang các tế
bào mạch rây hoặc các libe được sắp xếp gần biểu bì, chúng tạo thành các lớp tế
bào lớn vách mỏng. Mặt khác các mạch giống mạch gỗ tạo thành các chất gỗ
(xylem) chúng được sắp xếp bên trong libe và tạo thành các tế bào vách dày hơn.
* Màng lụa: Là lớp trong cùng, tiếp giáp với khoảng trống của lóng. Màng lụa
mỏng, mầu trắng. Bó mạch bao gồm 2 phần: libe và gỗ. Libe ở ngồi, gỗ ở
trong.
Với đặc điểm cấu tạo thơ đại của tre nứa như trên, cho thấy nứa cũng
giống như tre gai, tre luồng, giang đều có cấu tạo gồm các phần cơ bản trên mặt
cắt ngang của thành tre đó là biểu bì, thịt tre, ruột lụa. Qua nghiên cứu của một
số tác giả, kết quả cho thấy sự có sự ảnh hưởng rõ rệt của cấu tạo đến quá trình


16

xử lý bảo quản cho tre. Với cấu tạo của biểu bì tre, nứa là lớp mơ cứng và sáp

tạo thành yếu tố cản trở quá trình thấm dung dịch thuốc bảo quản vào sâu bên
trong thành tre. Phần thịt tre có các các tế bào của bó mạch và tổ chức mơ
mềm hồn tồn xếp dọc thân cây nên đây là yếu tố cấu tạo thuận lợi cho quá
trình thẩm thấu thuốc bảo quản vào tre theo chiều dọc thớ. Vấn đề này cần
đặc biệt quan tâm bởi tre nứa dùng trong xây dựng hoặc những sản phẩm có
những kết cấu thường phải sử dụng ở dạng nguyên ống và có độ dài lớn, địi
hỏi các giải pháp kỹ thuật xử lý bảo quản phải phù hợp để đảm bảo cho nứa
thấm một lượng thuốc đủ để chống lại các sinh vật gây hại. Ruột lụa bao gồm
một lớp tế bào cứng và được bao bọc bởi màng lụa mỏng màu trắng, lớp tế
bào này gây cản trở cho dung dịch thuốc bảo quản thấm vào thành nứa. Do
vậy, nứa ở dạng chẻ thanh sẽ thuận lợi cho quá trình thấm thuốc bảo quản tốt
hơn so với nứa ở dạng nguyên ống.
3.1.2. Thành phần hoá học của nứa

Thành phần hố học của nứa gồm có xenlulo, hemi xenlulo và lignin
là thành phần chính cấu tạo nên vách tế bào. Ngồi ra, cịn có đường, tinh
bột và một số chất chiết xuất khác.
Nhóm chất tham gia vào cấu trúc nên vách tế bào gồm xenlulo chiếm
40÷50%, hemi xenlulo 20÷30% và lignin.
Tính chất hố học của những chất cấu trúc lên vách tế bào trong tre
nứa ổn định khơng bị hồ tan trong nước trong dung môi hữu cơ như bazơ
và axit lỗng mà chỉ hồ tan trong dung mơi vơ cơ đặc biệt như H2SO4 và
ion kim loại Cu(OH)2 gia nhiệt ở 2400÷4000C thì chỉ có xenlulo tạo thành
các chất bay hơi. Nếu gia nhiệt cao hơn 4000C thì cacbon hố hồn tồn
thành than xốp [27], [28].


17

Tính chất hóa học của những chất dầu nhựa, chất mầu, đường, bột... tồn

tại trong ruột tế bào là những chất dinh dưỡng của vi sinh vật phá hoại nứa,
chúng dễ bị hịa tồn trong nước.
Thành phần hố học của nứa phụ thuộc vào tuổi nứa, loại nứa, điều
kiện sinh trưởng và thời gian chặt hạ.
3.1.3.Tính chất vật lý và cơ học của nứa
Độ ẩm của nứa: độ ẩm nứa tươi thường thay đổi theo tuổi, độ cao thân
cây, vị trí thành nứa và thời kỳ chặt hạ. Độ ẩm tre nứa non lớn hơn tre nứa
già, ở phần gốc lớn hơn phần ngọn, ở ruột lơn hơn ở cật, độ ẩm nứa tươi
thường khoảng 60-80%.
Khối lượng thể tích: Khối lượng thể tích của nứa phụ thuộc vào loại
nứa, tuổi, độ ẩm, độ cao trên thân, cật và ruột. Theo độ cao trên thân cây, mật
đọ bó mạch tăng dần từ gốc đến ngọn, nên khối lượng thể tích tăng dần.
Tính chất hút nước của nứa: Nứa và gỗ giống nhau do được cấu tạo nên
bởi tế bào nên có vách và ruột tế bào. Đây là 2 vị trí giữ nước của nứa. Khả
năng hút nước nhiều hay ít phụ thuộc vào loại nứa, thời gian ngâm trong
nước.
Tính chất co rút của nứa: Tỷ lệ co rút của nứa thường ít hơn gỗ. Khác
với gỗ, ở nứa co rút thể tích nhiều hơn co rút theo chiều dài. Co rút tiếp tuyến
ở cật nứa là lớn nhất, thứ hai là co rút xuyên tâm và co rút tiếp tuyến ở ruột
tre, co rút dọc thớ là ít nhất. Nguyên nhân chính gây ra sự co rút là do phân bố
bó mạch ở cật nhiều hơn ở ruột nên phần cật co dãn nhiều hơn phần ruột.
Theo hướng xuyên tâm hai phần này không hạn chế lẫn nhau, nên co dãn đạt
trị số tối đa và đây cũng là nguyên nhân gây vỡ nứt của nứa trong những ngày
khô hanh hoặc khi sấy [27].


18

Tính chất cơ học của nứa: Nứa nhẹ, dễ gia cơng, có độ bền cơ học cao
và khả năng thích ứng tốt, nên nó được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3.2. Sinh vật hại Nứa
Nứa là loại cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn từ 3-5 năm, do đó
lượng đường và tinh bột cao. Đây là nguồn thức ăn rất hấp dẫn đối với nấm
mốc và một số loại côn trùng gây hại. Trong thực tế cho thấy Nứa chỉ sau chặt
hạ vài ngày đã bị nấm mốc và côn trùng xâm nhập. Côn trùng gây hại đặc
trưng nhất đối với nứa nguyên liệu phải kể là mọt [9].
3.2.1. Nấm hại nứa
Theo hệ thống phân loại thực vật thì nấm là loài thực vật bậc thấp xếp
ngang hàng với hệ tảo, nhưng khác với tảo ở đặc điểm nấm khơng có diệp lục
tố, nên không tự quang hợp được mà phải ký sinh trên một giá thể khác để
sống.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận có khoảng trên 80.000 lồi nấm khác
nhau được chia ra ở các lớp như sau:
- Lớp Archimycetes (nấm sơ cấp)
- Lớp Phycomycetes (nấm tảo)
- Lớp Asomycetes

(nấm túi)

- Lớp Basidiomycetes (nấm đảm)
- Lớp Fungi imperfecti (nấm bất toàn)
Trong lĩnh vực bảo quản lâm sản, thường người ta căn cứ vào mơi
trường sống của lồi nấm mà để chia ra làm 2 loại chính: Nấm hại cây sống
và nấm hại tre nứa sau khi đã chặt hạ và gia cơng chế biến cũng như trong q
trình sử dụng. Sự phân chia này cũng chỉ mang tính ước lệ [17], [19].


19


a. Nấm hại cây sống
Các loài nấm này ký sinh hoặc bám sinh trên cây sống, dưới sự tấn
công của côn trùng, các tác nhân cơ học, thông qua các vết thương của cây mà
nấm xâm nhập vào thân của cây đang sống, làm cây bị tổn thương thêm, mục
nát, gây cho cây bị vàng úa và chết. Nấm gây bệnh cho tre khi còn đang sống
rất phổ biến, trong nhân dân còn gọi là bệnh chổi xể [17], [19].
b. Nấm hại tre nứa sau khi chặt hạ
- Nấm hại tre nứa ở kho bãi
Tre nứa nguyên liệu sau khi khai thác được dự trữ ở kho bãi, xếp đống, lúc
này có độ ẩm cao, có một số lồi nấm xâm nhập nhưng không phá hại đến
cùng, mà khi nguyên liệu đã khơ ở mức độ nhất định thì ngừng phá hại. Một
số loài phá hại với tốc độ chậm. Nếu để lâu thì những đống tre, nứa này sẽ bị
các loại nấm hại làm biến màu, mục ải, suy giảm chất lượng [17], [19].
- Nấm hại tre nứa sau khi gia công chế biến
Nấm mục hại vật dụng là tre nứa được dùng ngoài trời
Nấm mốc hại tre nứa dùng dưới mái che.
c. Sự sinh trưởng, phát triển của nấm và quá trình phân huỷ tre nứa
Quá trình xâm nhập của nấm vào tre, nứa bằng một trong hai phương
thức hoặc đồng thời cả hai phương thức như sau:
- Những sợi nấm từ tre nứa đang bị mục lây lan sang tre nứa nguyên.
- Các bào tử rơi trên bề mặt tre nứa hoặc các vật thể khác rồi gặp môi
trường thuận lợi sẽ nảy mầm, phát triển thành sợi, những sợi này xâm nhập
vào tre nứa, chúng phát triển và duy trì mọi hoặt động sống, chính qúa trình
này dẫn đến sự biến màu và phân huỷ tre, nứa. Tuỳ từng loại nấm mà quá
trình này diễn biến khác nhau, làm thay đổi cơ lý hoá của tre, nứa.


20

Sự xâm nhập của nấm vào tre nứa có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Khi tre nứa mới được chặt hạ thường bị xám lại do quá trình ôxi hoá
các chất dinh dưỡng, độ ẩm đang cao vào thời điểm bị chuyển màu ấy các loại
nấm tiên phong bắt đầu xuất hiện rồi xâm nhập vào các tế bào của tre nứa, từ
những tế bào bị nấm xâm nhiễm ban đầu ấy nấm lan dần ra các tế bào bên
cạnh và lan vào chiều sâu hơn. Các loại nấm này khơng có khả năng phá hại
màng tế bào mà chỉ làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của tre nứa.
- Giai đoạn tiếp theo nấm tiên phong (đầu tiên) là các loại nấm có sức
phá hại chủ yếu xuất hiện, lúc này ẩm độ tre nứa giảm đi đáng kể. Các loại
nấm trong giai đoạn này một mặt sử dụng các chất chứa trong ruột tế bào mà
nấm tiên phong trước đó chưa sử dụng đến, bắt đầu tấn công vách tế bào,
nhưng ở mức độ yếu. Chúng khơng có khả năng phá hoại hồn tồn vách tế
bào nứa, do vậy trong tre nứa ngoài sự biến màu cịn có hiện tượng mục nhẹ.
Đối với hai nhóm nấm trên muốn sinh trưởng và phát triển được cần
có độ ẩm cao và một lượng ôxy không lớn lắm. Nhưng khi tre nứa càng để
lâu, độ ẩm của tre nứa giảm, trong tế bào có nhiều khoảng trống do nước bốc
hơi và khơng khí thay thế, do vậy lượng ôxy càng lớn, những yếu tố này gây
bất lợi cho hai nhóm nấm trên, nhưng lại có lợi cho nhóm thứ ba mới xuất
hiện, nhóm nấm thứ 3 này chúng bắt đầu hoạt động khi hai nhóm nấm đầu
cịn tồn tại nhưng đã yếu. Nhóm nấm thứ ba này cần độ ẩm thấp hơn, nhưng
ơxy khơng khí thì lại cần nhiều hơn 2 nhóm nấm đầu. Chính nhóm nấm thứ 3
này có khả năng phá hại mạnh thành phần Xenlulơ và linhin, làm mất hoàn
toàn ứng lực cơ học của tre, nứa.
Qua đó ta thấy, q trình các lồi nấm xâm nhập vào tre, nứa là biến
màu và tiếp theo là làm mục do vách tế bào bị phá hại, chúng ta nhận xét rằng
độ ẩm tre, nứa và không khí giữ vai trị quyết định trong q trình xâm nhập
và phát triển của nấm. Nấm càng có khả năng phá huỷ tre càng mạnh thì cần


21


ít độ ẩm và cần nhiều ơxy, nhưng độ ẩm tre, nứa giảm đến một mức độ giới
hạn nào đó, lượng ơxy dư thừa nhiều thì các loại nấm này ngừng phát triển
hoặc phát triển yếu. Giới hạn đó chính là lúc nước tự do thoát khỏi tre, nứa và
nấm khơng có khả năng lấy được nước liên kết trong vách tế bào mà nấm chỉ
có khả năng lấy nước tự do bằng con đường thẩm thấu [17], [19].
3.2.2. Côn trùng hại nứa
a. Mọt nứa
Mọt nứa cũng giống như tre thuộc giống Dinoderus Stephens, phân họ
Dinoderinae, họ mọt dài Bostrychidae; Giống Dinoderus Stephens có ở Việt
Nam, Ấn Độ, Malaixia, Châu Phi [20], [21].
Trên thế giới có 40 lồi, trong đó ở Việt Nam có 3 lồi:
- Dinoderus minutus. Fabricius 1775
- Dinoderus brevis. Horn 1878
- Dinoderus distinctus. Lesne 1897
Ở Việt Nam, từ đồng bằng ven biển đến miền núi nơi nào có trồng tre
nứa thì ở đó có sự phân bố loài mọt Dinoderus minutus F
Mọt hại tre nứa mỗi năm có từ 5 - 7 vịng đời, phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu của mỗi vùng. Chúng thường hoạt động mãnh liệt từ tháng 2 đến
tháng 10 hàng năm; với khoảng thời gian hoạt động trong năm lớn, do vậy tác
hại của mọt tre là rất lớn.
Mọt hại tre nứa thường xâm nhập vào tre từ mặt cắt ngang, cắt dọc, phần
mắt, cật tre nứa bị xây xát hoặc chỗ có vết dao hoặc vết cưa. Ban đầu mọt mẹ đào
một hang vng góc với thớ tre dài từ 3  5 cm. Nếu mọt mẹ xâm nhập từ mặt cắt
ngang của ống tre nứa thì đường hang ban đầu dọc theo thớ tre nứa dài từ 0.3 
0.7 cm, sau đó đường hang mọt mẹ đổi hướng và ln vng góc với mạch tre
nứa. Đường hang của mọt mẹ xuyên đến đâu làm đứt mạch tre nứa, sau này mọt
mẹ sẽ đặt trứng vào trong những mạch tre nứa bị đứt ngang đó, tiếp theo mọt mẹ


22


sẽ dùng mùn bịt kín đầu mạch tre nứa lại. Đường kính mạch tre nứa thích hợp để
mọt mẹ có thể đặt trứng từ 100 - 130 m.
Như vậy trên thành tre nứa, phần ruột tre nứa có kích thước mạch thích
hợp nhất cho mọt tre xâm nhập. Mỗi con mọt mẹ thường đẻ 50 - 90 trứng. Tỉ
lệ nở trứng là 75 - 80%. Sâu non nở ra, chúng ăn các chất dinh dưỡng có
trong mạch tre nứa và gặm thành mạch. Đường hang sâu non ban đầu thường
thẳng và sẽ rộng dần sau những lần lột xác. Đường hang sâu non chứa đầy
mùn tre nứa do sâu non bài tiết ra. Cuối đường hang là buồng nhộng có hình ơ
van dài và nằm song song với thớ tre nứa. Sâu non thành thục hố nhộng ở
đó. Khi vũ hố thành mọt trưởng thành, chúng cịn lưu lại trong buồng nhộng
2 - 3 ngày rồi đục 1 lỗ bay ra ngồi, cịn gọi là lỗ vũ hố. Đối với tre nứa chẻ
thanh, lỗ vũ hoá thường thấy nhiều ở phần ruột. Đối với tre nứa nguyên ống,
lỗ vũ hoá có thể thấy cả ở phần cật và ít ở phần ruột tre nứa [18].
b. Mọt cám nâu
Trong quá trình sử dụng, tre nứa khơ có độ ẩm thăng bằng còn bị mọt
cám nâu phá hại. Mọt cám nâu tên khoa học là Lyctus brunneus Stephens
thuộc họ Lyctidae. Loài mọt này phân bố rất rộng, gần như khắp thế giới,
nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhất là vùng Phương Đông,
Trung Quốc và Nhật Bản. Lê Văn Nơng (1999) cho biết những lồi tre là ký
chủ của mọt cám nâu là tre gai, tre la ngà, nứa, trúc, vầu, luồng [21].
Mọt cám nâu mỗi năm có hai vòng đời, thời kỳ bay của mọt trưởng
thành từ tháng 3 đến tháng 7; Mọt mẹ thường đẻ trứng vào lỗ mạch có đường
kính  > 70 m; Sâu non sau khi nở ra gặm tre nứa trực tiếp. Đường hang
của mọt lớn dần lên theo kích thước sâu non và không tuân theo một quy luật
nhất định. Khi sâu non thành thục, chúng thường hướng đường hang sâu non
đến bề mặt tre nứa và hố nhộng tại đó. Sau lột nhộng, mọt trưởng thành đục



×