Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
của riêng tôi, trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ...... tháng...... năm 2017
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Đạt Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cơ giáo, cá nhân, các cơ quan
và các tổ chức. Tôi xin đƣợc bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thao thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
Ban Chủ nhiệm Khoa KT&QTKD, Bộ mơn kinh tế cùng tồn thể các thầy cô
giáo đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND, các ph ng an, huyện
Quốc Oai, ch nh quyền địa phƣơng các xã trong Huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tơi


trong q trình điều tra thực tế để nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân và bạn è đã chia sẻ cùng
tơi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ...... tháng...... năm 2017
Tác giả

Nguyễn Đạt Thành


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 5
1.1. Vai tr và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .......................................... 5
1.1.1. Khái niệm về nơng nghiệp ...................................................................... 5
1.1.2. Vị trí, vai trị của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .................... 6
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp........................................................ 8
1.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp ................................................................. 11
1.2.1. Các khái niệm ........................................................................................ 11

1.2.2. Nội dung và tiêu chí phát triên kinh tế nông nghiệp ............................. 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ................. 19
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp ................................... 22
1.3.1. Kinh nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số quốc gia ............ 22
1.3.2. Kinh nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phƣơng ....... 25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quốc Oai ...... 30
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUỐC OAI VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 31
2.1. Đặc điểm cơ ản của huyện Quốc Oai ..................................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31


iv

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 46
2.2.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát................................ 46
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 46
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 47
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .................................................. 48
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI ......................................... 50
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai ...... 50
3.1.1. Về công tác quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp ......................... 50
3.1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................... 51
3.1.3. Công tác dồn điền đổi thửa ................................................................... 60
3.1.4. Ứng dụng khoa học công nghệ ............................................................. 62
3.1.5. Tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện................................ 63
3.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
huyện Quốc Oai............................................................................................... 67

3.1.7. Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện 69
3.2. Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
huyện Quốc Oai............................................................................................... 74
3.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện ........... 74
3.2.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quốc Oai ......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
BVTV

Bảo vệ thực vật

CN

Cơng nghiệp

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

HTX


Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

TMDV

Thƣơng mại dịch vụ

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

Tên bảng

Trang

2.1

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Quốc Oai

33

2.2

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quốc Oai

35

2.3

Dân số Quốc Oai giai đoạn 2012-2016

36

2.4

Tình hình lao động và việc làm huyện Quốc Oai đến 2016

38


2.5

Hiện trạng hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai

40

2.6

Thực trạng diện t ch đƣợc tƣới tiêu trên địa bàn huyện

41

3.1

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Quốc Oai

51

3.2

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

53

3.3

Năng xuất cây lƣơng thực

54


3.4

Năng suất cây công nghiệp hàng năm

55

3.5

Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện

56

3.6

Giá trị sản xuất Thủy sản huyện Quốc Oai

57

3.7

Giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Quốc Oai

58

3.8

ết quả công tác DĐĐT từ 2012-2016

59



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề t i ng i n cứu
Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, ngành nông nghiệp nƣớc ta đã đạt đƣợc thành tựu khá toàn diện và
to lớn. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hƣớng
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả; đảm bảo vững
chắc an ninh lƣơng thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế
cao trên thị trƣờng thế giới. Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng sản
xuất hàng hóa, dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng,
lợi thế và chƣa đồng đều giữa các vùng. Ngành nông nghiệp phát triển cịn
kém bền vững, tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần, sức cạnh tranh thấp,
chƣa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu chuyển giao
khoa học cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế. Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong ngành nơng nghiệp cịn
chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lƣợng, giá trị
gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới,
chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Ngành nơng nghiệp
phát triển thiếu quy hoạch mang t nh đồng bộ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
cịn yếu kém, mơi trƣờng ngày càng ơ nhiễm; năng lức thích ứng, đối phó với
thiên tai cịn nhiều hạn chế.
Quốc Oai là một huyện ngoại thành thủ đô, có giao thơng thuận lợi,
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nơng nghiệp. Kinh tế nơng nghiệp vẫn
đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội huyện. Tuy nhiên chƣa có
chiến lƣợc bố trí sản xuất nông nghiệp, thủy sản phù hợp với đặc điểm của
huyện, kinh tế hộ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán manh mún, giá trị trên một đơn vị

diện tích canh tác cịn thấp, tiêu thụ nơng sản gặp khó khăn. Chuyển dịch cơ


2

cấu các ngành trong nông nghiệp chậm, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và đƣa giống mới vào sản xuất còn hạn chế, các điều kiện phục vụ phát
triển nơng nghiệp cịn thiếu và yếu. Mặc dù huyện đã đầu tƣ chăn nuôi theo
hƣớng thâm canh, số lƣợng gia sức, gia cầm cơ ản ổn định, chất lƣợng đƣợc
cải thiện, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có tăng,
kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, phát
triển kinh tế nông nghiệp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện, việc ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh còn hạn chế. Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật ni chƣa mạnh, tính chất sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp
thiếu ổn định. Kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại, chăn ni tuy có ƣớc phát
triển nhƣng chƣa đồng bộ, thiếu bền vững. Công tác quy hoạch, bố trí vùng
sản xuất chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, chƣa tạo đƣợc sự gắn kết giữa doanh
nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các loại hình dich vụ
phục vụ nơng nghiệp và kinh tế nông thôn chƣa phát triển. Kinh tế nông
nghiệp chƣa có sự phát triển đột phá tạo tiền đề an đầu cho thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, phát huy các mặt đạt đƣợc, đƣa ra những giải
pháp giải quyết tồn tại để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là hết sức
cần thiết. Chính vì vậy, tơi xin chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội” làm luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, những
yếu tố ảnh hƣởng, thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp

trên địa bàn huyện Quốc Oai để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh
tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp,
phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quốc Oai.
- Làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng, những thuận lợi và khó khăn trong
phát triển kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn huyện trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển kinh tế nông
nghiệp, các hoạt động sản xuất nông nghiệp; các yếu tố nguồn lực phát triển
kinh tế nông nghiệp; các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp;
những thuận lợi, khó khăn trong q trình phát triển kinh kế nông nghiệp trên
địa bàn huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài đi sâu đánh giá thực trạng các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
trên địa bàn huyện Quốc Oai, huy động các yếu tố nguồn lực phát triển kinh
tế nông nghiệp; xác định những yếu tố ảnh hƣởng, những thuận lợi và khó
khăn để đề ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.
3.2.2. Phạm vi về không gian

Đề tài đƣợc thực hiện trên phạm vi huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.


4

3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Số liệu thứ cấp của
đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2012-2016, số liệu sơ cấp đƣợc
thu thập thông qua điều tra, khảo sát năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai.
- Những yếu tố ảnh hƣởng, những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
huyện trong giai đoạn tới.


5

C ƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
1.1. Vai trị v đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ ản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, ao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa

rộng, c n ao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản[13].
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nƣớc, đặc iệt là trong các thế kỷ trƣớc đây khi công nghiệp chƣa phát triển.
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại ch nh, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
ch nh gia đình của mỗi ngƣời nơng dân.

hơng có sự cơ giới hóa trong nơng

nghiệp sinh nhai.
- Nơng nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nơng nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế iến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
ao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân ón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đ ch thƣơng mại, làm hàng hóa án ra trên thị trƣờng
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là


6

sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài ch nh cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm đƣợc chế iến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
1.1.2. Vị trí, vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1.1.2.1. Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ ản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Ở

những nƣớc này c n nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở
những nƣớc có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhƣng khối lƣợng nông sản cuả các nƣớc này khá lớn và
không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con ngƣời những
sản phẩm tối cần thiết đó là lƣơng thực, thực phẩm. Lƣơng thực thực phẩm là
yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng
cao thì nhu cầu của con ngƣời về lƣơng thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân
tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con ngƣời.
Thực tiễn lịch sử các nƣớc trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh
lƣơng thực. Nếu khơng đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ
làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn.
1.1.2.2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp và khu vực đô thị
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Trong giai đoạn đầu của cơng nghiệp hố, phần lớn dân cƣ sống bằng nông
nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nơng nghiệp,


7

nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công
nghiệp và đô thị. Q trình nơng nghiệp hố và đơ thị hố, một mặt tạo ra nhu
cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nơng nghiệp khơng
ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động từ nông nghiệp đƣợc giải phóng ngày
càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển cơng nghiệp

và đơ thị. Đó là xu hƣớng có tính quy luật của mọi quốc gia trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc.
1.1.2.3. Làm thị trường tiêu của công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu
dùng và tƣ liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nơng nghiệp, nơng
thơn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cƣ nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,
thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng ƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm của
nơng nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trƣờng thế giới.
1.1.2.4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với
các hàng hóa cơng nghiệp. Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy
nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thƣờng bất lợi do giá cả trên thị trƣờng
thế giới có xu hƣớng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm cơng
nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng
công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt
so với công nghiệp và đô thị.


8

1.1.2.5. Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường
Nơng nghiệp và nơng thơn có vai trị to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của mơi trƣờng vì sản xuất nơng nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trƣờng tự nhiên: đất đai, kh hậu, thời tiết, thủy văn. Nơng nghiệp sử dụng
nhiều hố chất nhƣ phân ón hố học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ơ nhiễm đất

và nguồn nƣớc. Q trình canh tác dễ gây ra xói mịn ở các triền dốc thuộc
vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện t ch đất rừng… vì thế trong quá
trình phát triển sản xuất nơng nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để
duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trƣờng[13].
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật
Nếu đối tƣợng của sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vơ tri,
vơ giác thì nơng nghiệp có đối tƣợng sản xuất là sinh vật. Mà sinh vật là
những cơ thể sống.
Sinh vật sinh trƣởng và phát triển theo quy luật riêng có của chúng và
đồng thời lại chị tác động từ điều kiện ngoại cảnh nhƣ thời tiết, khí hậu, mơi
trƣờng. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh này tồn tại độc lập với
ý muốn chủ quan của con ngƣời.
Do đối tƣợng của sản xuất là sinh vật nên q trình sản xuất nơng
nghiệp cần lƣu ý những vấn đề cơ ản:
- Trong nông nghiệp, quá trình sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với
quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật
- Thời gian lao động không ăn khớp mà xen kẽ với thời gian sản xuất
và nó sinh ra tính thời vụ trong nông nghiệp.
- Trong nông nghiệp, khối lƣợng đầu ra không tƣơng ứng cả về số
lƣợng và chất lƣợng so với đầu vào.


9

1.1.3.2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế
Nếu trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi làm nhà xƣởng thì với nông
nghiệp đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất
đai vừa là đối tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động.
* Đất đai là tƣ liệu sản xuất thể hiện

- Đất đai là đối tƣợng lao động: hi có ngƣời sử dụng công cụ lao động
tác động vào đất làm đất thay đổi hình dạng thơng qua nhƣ cày, xới... q
trình đó làm thay đổi chất lƣợng đất, lúc đó đất đai đóng vai tr là đối tƣợng
lao động.
- Đất đai là tƣ liệu lao động: Trong quá trình lao động, con ngƣời đã sử
dụng công cụ lao động tác động lên đất thơng qua các thuộc tính lý học, hóa
học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng.
Lúc này đất là tƣ liệu lao động.
* Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế thể hiện:
- Một mặt không thể tạo ra đất đai mới theo ý muốn của con ngƣời, đất
đai nếu sử dụng hợp lý thì chất lƣợng ngày tốt hơn, sức sản xuất cao hơn.
Máy móc hay cơng cụ sản xuất cũng là tƣ liệu lao động nhƣng sau một thời
gian sử dụng nhiều đều bị hao mịn, bị đào thải khỏi q trình sản xuất và thay
thế bằng máy móc, cơng cụ lao động mới.
- Mặt khác, đất đai c n là một trong những nguồn chủ yếu cung cấp
thức ăn cho cây trồng thơng qua độ phì của đất.
Cần có biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý để cửa làm tăng năng xuất
đất đai, vừa giữ gìn bảo vệ đất đai. Quỹ đất phải đƣợc bảo tồn cả cho lƣợi ích
trƣớc mắt cũng nhƣ mục tiêu lâu dài.
1.1.3.3. Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
Ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nơng
nghiệp. Đất nơng nghiệp của nƣớc ta phân bố trên khắp các vùng trên cả
nƣớc.


10

- Do tƣ liệu lao động của nông nghiệp là đất đai
- Mỗi vùng đất lại có điều kiện đất đai và điểu kiện thời tiết – khí hậu
khác nhau nên mỗi vùng thƣờng có lợi thế so sánh riêng của mình.

Vì vậy, việc bố trí cây, con giống phù hợp với mỗi vùng, nhằm tạo điều
kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.
1.1.3.4. Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ lại vừa trao đổi
trên thị trường
Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra đƣợc ngƣời sản xuất giữ lại một
phần để tiêu dùng, một phần bán ra thị trƣờng.
Sản phẩm tiêu dùng nội bộ gồm các sản phẩm đƣợc giữ lại nhằm đáp
ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của gia đình, làm giống cho các vụ sản
xuất tiếp. Phần cịn lại đƣợc đem án ra thị trƣờng ( cho ngƣời tiêu dùng trực
tiếp, cho các doanh nghiệp thu mua...).
Vì thế nơng sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trƣờng. Tỷ trọng
sản phẩm bán ra phụ thuộc vào mục tiêu của ngƣời sản xuất, trình độ phát
triển của cả hệ thống thị trƣờng và thông tin ngƣời sản xuất có đƣợc.
1.1.3.5. Cung về nơng sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nơng nghiệp mang
tính thời vụ
Do đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật mà thời gian sản xuất
và thời gian lao động không trùng khít với thời gian lao động và sinh ra tính thời
vụ. Đặc điểm này dẫn đến sự biến động lớn về giá cả nông sản cũng nhƣ vật tƣ,
nguyên liệu giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ. Thơng thƣờng, giá nơng sản chính
vụ thƣờng thấp hơn giá lúc đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tƣ đầu vào lúc
chính vụ thƣờng cao hơn so với giá lúc đầu vụ hay sau vụ sản xuất.
1.1.3.6. Sản phẩm nơng nghiệp có tính cung muộn
Trong cơng nghiệp, chỉ trong thời gian ngắn, nhà sản xuất có thể đƣa ra
thị trƣờng sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng cần thì trong nông nghiệp ngƣời sản


11

xuất phải trải qua hàng vụ, hàng năm, thậm ch dài hơn (v dụ 2 – 5 năm với
cây ăn quả lâu năm hay cây cao su, cà phê...) mới đƣa ra thị trƣờng sản phẩm

ngƣời tiêu dùng cần.
Tính thời vụ và tính cung muộn của nơng sản đ i hỏi phải có dự báo
chính xác về giá cả và thị trƣờng nơng sản hàng hóa, đặc biệt với các cây
trồng, gia súc lâu năm. Đồng thời phải có cơ sở hạ tầng để bảo quản hàng hóa
lúc thời vụ, có cơ chế thị trƣờng linh hoạt, mềm dẻo. Chính phủ cần có chính
sách giá cả và ổn định giá đầu vào và đầu ra phù hợp[13].
1.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển
Sự phát triển (development) về nghĩa hẹp, đó là sự mở rộng, khuếch
trƣơng, phát đạt, mở mang của sự vật, hiện tƣợng, hoặc ý tƣởng tƣ duy trong
đời sống một cách tƣơng đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Do đó
sự phát triển khác với sự tăng trƣởng. Trƣớc đây đôi khi ngƣời ta thƣờng
quan niệm phát triển giống sự tăng trƣởng. Hiện nay ngƣời ta đã nhận rõ rằng
giữa chúng có tƣ duy khác nhau, nhƣng có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
Tăng trƣởng kinh tế thƣờng đƣợc quan niệm là sự tăng thêm (hay gia
tăng) về quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là
tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy để hiển
thị sự tăng trƣởng kinh tế, ngƣời ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lƣợng
nền kinh tế (tính tồn bộ hay t nh ình qn theo đầu ngƣời) của thời kỳ
trƣớc, đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình
qn trong một giai đoạn.
Sự tăng trƣởng đƣợc so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai
đoạn nhất định, sẽ cho tốc độ tăng trƣởng, đó là tăng thêm sản lƣợng nhanh
hay chậm so với thời điểm gốc. Tốc độ tăng trƣởng đƣợc tính bằng tỷ lệ phần


12

trăm thông qua việc so sánh quy mô của hai thời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau

so với thời kỳ trƣớc càng lớn thì tốc độ tăng trƣởng càng nhanh. Quy mô đƣợc
biểu hiện bằng số lƣợng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trƣởng đƣợc biểu hiện bằng
số lƣợng tƣơng đối[13].
1.2.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển kinh tế nông nghiệp đƣợc hiểu là việc gia tăng mức độ đóng
góp về giá trị sản lƣợng và sản lƣợng hàng hố nơng sản của ngành nơng
nghiệp cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò của nó trong việc thúc đẩy
tăng trƣởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo
hƣớng hiện đại gắn với yêu cầu phát triển bền vững[13].
Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ ản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm
lãnh thổ kinh tế nông thôn, sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong
kinh tế nơng thơn, kinh tế nơng nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan
có liên quan trong vấn đề phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp là
tiền đề cơ ản để phát triển nơng thơn, vì phát triển nơng thơn phải giải quyết
vấn đề lƣơng thực và an tồn thực phẩm. Phát triển nông nghiệp giải quyết
tăng thu nhập tạo ra sản phẩm hàng hố cung cấp cho nơng thôn, cho công
nghiệp, cho xuất khẩu… Phát triển nông nghiệp thực hiện phân công lại lao
động trong nông thôn làm cơ sỏ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp. Chuyển bớt một lực lƣợng lao động sang công nghiệp
và các ngành khác. Phát triển nơng nghiệp thực hiện tích luỹ vốn góp phần
phát triển cơng nghiệp và dịch vụ, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn.
Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp
cũng phát triển. Kinh tế nông nghiệp bao gồm cả nơng, lâm, ngƣ, nghiệp.
Trong nơng nghiệp có ngành trồng trọt và chăn ni. Ngành trồng trọt có cây


13


lƣơng thực, cây hoa màu, cây công nghiệp, cây rau ñậu, cây ăn quả, cây thức
ăn gia súc… Ngành chăn ni có chăn ni đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm,
và chăn ni khác: lợn, trâu, bị, dê, gà, vịt, ni ong…
1.2.2. Nội dung và tiêu chí phát triên kinh tế nông nghiệp
1.2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp
- Công tác quy hoạch
Quy hoạch là một công cụ để quản lý sự phát triển của đất nƣớc, thể
hiện tầm nhìn, bố trí chiến lƣợc về thời gian và không gian phát triển một
ngành hay một vùng lãnh thổ.
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, quy hoạch là một cơng việc quan
trọng của q trình lập và thực hiện chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Từ chiến lƣợc tổng thể phát triện kinh tế, xã hội ngƣời ta tiến hành xây
dựng quy hoạch phát triển ngành, tiểu ngành cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên cũng nhƣ điều kiện về kinh tế - xã hội. Quy hoạch ngành cũng đồng
thời xác định các dự án đầu tƣ ƣu tiên trong từng giai đoạn, các dự án đó có ý
nghĩa tạo sự đột phá trong phát triển ngành nơng nghiệp. Đồng thời, dựa trên
cơ sở phân tích, dự áo và đánh giá nhu cầu của thị trƣờng, vào lợi thế của
mỗi vùng sinh thái để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất
một cách hợp lý.
Cơng tác quy hoạch nghiên cứu sâu sắc, tồn diện các yếu tố điều kiện
tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng hội nhập kinh tế
quốc tế của địa phƣơng trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của
WTO; khai thác tiềm năng, đánh giá lợi thế, thách thức, khó khăn để đề xuất
quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển chung và cụ thể của từng
ngành, lĩnh vực, các khâu đột phá và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là q trình phát triển
của các ngành nơng nghiệp dẫn đến sự tăng trƣởng khác nhau giữa các ngành



14

và làm thay đổi mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng so với một thời điểm trƣớc
đó. Ngày nay, có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là cách thức ứng
xử tích cực để nơng nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển phù hợp trong bối
cảnh mới, nhất là trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp là quá trình tạo nên một cơ cấu hợp lý giữa các ngành trong nơng
nghiệp, có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu
cầu của thị trƣờng, của xã hội, đồng thời tận dụng tốt nguồn lực hiện có, tái
sản xuất mở rộng, đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững trƣớc
tác động của nền kinh tế thị trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
phịng chống thiên tai, dịch bệnh.
- Thực hiện dồn điền đổi thửa
Công tác dồn điền, đổi thửa đƣợc coi là khâu đột phá đối với phát triển
kinh tế nông nghiệp. Đây là khâu quan trọng để hình thành vùng sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp. Công tác dồn điền đổi thửa sẽ từng ƣớc khắc phục tình trạng
manh mún ruộng đất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng sản
xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp,
nông thôn, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, vật ni, giải phóng sức lao
động của ngƣời nơng dân, từ đó hỗ trợ cho tiêu chí nâng cao thu nhập của
ngƣời nơng dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nơng nghiệp,
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, vật ni, giải phóng sức lao
động của ngƣời nơng dân, từ đó hỗ trợ cho tiêu chí nâng cao thu nhập của
ngƣời nơng dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nơng nghiệp,
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đặc biệt phát triển các hình thức liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.



15

- Ứng dụng khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong những động lực rất quan trọng đối
với q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp. Nó là động lực rất quan trọng
trong nơng nghiệp cho tiêu chí nâng cao thu nhập, đóng góp vào tăng trƣởng
của ngành và thúc đẩy phát triển nơng nghiệp hàng hóa. Trong bối cảnh mới
là hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều khó khăn thách
thức cho ngành nơng nghiệp. Do vậy cần phải có sự hỗ trợ tích cực của khoa
học cơng nghệ. Giải pháp của khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để tái
cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hợp
lý trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của các điều kiện tự nhiên cũng
nhƣ điều kiện kinh tế - xã hội.
Một trong những mục tiêu của việc ứng dụng khoa học cơng nghệ trong
chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới là xây dựng một số mơ hình nơng thơn
mới trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng
nghệ, từ đó đánh giá hiệu quả để tổ chức nhân rộng, nâng cao nhận thức và
trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp, ngƣời dân và các tổ
chức kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chuyển giao
các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền, tăng hiệu quả sản
xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp khoa học công nghệ để xây dựng nông thôn mới; xây dựng một
số mơ hình trình diễn về nơng thơn mới trên cơ sở ứng dụng các thành tựu,
giải pháp khoa học cơng nghệ nhƣ mơ hình chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới,
hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; mơ hình quy hoạch, kiến trúc nơng
thơn mới; mơ hình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn bền vững, thích ứng với
biến đổi khí hậu, mơ hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết
hợp với cơ giới hóa nơng nghiệp…

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất


16

Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp hiện nay là
kinh tế hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã. Các hình thức tổ chức
sản xuất này có mối liên hệ với nhau và có xu hƣớng vận động qua từng thời
kỳ phát triển của xã hội, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Trong chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, hình thức tổ chức sản
xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, Để nông nghiệp phát triển bền
vững, cần đổi mới và điều chỉnh mơ hình hoạt động của các loại hình sản xuất
hiện nay. Một trong những giải pháp quan trọng là phát triển mạnh các hình
thức HTX và tổ hợp tác, phát triển các hình thức liên kết, xây dựng các mơ
hình liên kết THT, HTX nơng nghiệp, hình thức liên kết gắn với tiêu thụ nơng
sản. Đặc biệt chú trọng phát triển chuỗi giá trị gia tăng có nhãn hiệu, quy trình
sản xuất theo quy chuẩn, hợp chuẩn trong nƣớc và quốc tế. Tái cấu trúc thị
trƣờng đầu vào, đầu ra; giúp nông dân sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn tham gia vào
các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với doanh nghiệp có uy t n.Đây
là hƣớng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững và an tồn nhất cho ngƣời
nơng dân hiện nay. Chính vì vậy cần phải coi trọng vai trị của doanh nghiệp
trong phát triển nơng nghiệp trong q trình xây dựng nơng thơn mới. Thực tế
cho thấy, khơng có doanh nghiệp dẫn dắt sẽ không phát triển đƣợc nông
nghiệp theo hƣớng kinh doanh thị trƣờng mới, hƣớng đến sản phẩm chất
lƣợng cao, khối lƣợng lớn…[13]
1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế nơng nghiệp
+ Tiêu chí đánh giá về kinh tế
- Phải đảm bảo việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lƣợng và
sản lƣợng hàng hố nơng sản của ngành nơng nghiệp cho nền kinh tế.
- GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị

GDP toàn nền kinh tế phản ánh vị trí của ngành nơng nghiệp trong cơ cấu
toàn bộ nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là


17

thƣớc đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các
vùng, quốc gia đang phát triển có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng của nông nghiệp thƣờng chiếm từ 20
- 30% GDP. Trong khi đó, ở các nƣớc phát triển, nơng nghiệp chỉ chiếm từ 1 7%. Theo xu hƣớng phát triển hiện nay, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo
hƣớng giảm dần tỉ trọng của nông nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp và
dịch vụ. Nông nghiệp sẽ ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh
tế, song quy mô giá trị sản xuất vẫn không ngừng tăng lên nhờ việc đẩy mạnh
ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lƣợng sản phẩm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
phân theo ngành phản ánh sự tăng lên về sản lƣợng nông nghiệp vừa thể hiện
sự chuyển biến về mặt chất lƣợng của sự phát triển nông nghiệp. Cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lƣợc phát triển và điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo xu hƣớng chung, cơ
cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng của ngành ngƣ nghiệp,
giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp phân theo ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện có sự chuyển
dịch theo hƣớng: Trong nơng nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ
trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong ngƣ nghiệp, giảm tỉ
trọng ngành đánh ắt, tăng tỉ trọng của ngành nuôi trồng và dịch vụ thủy sản.
Trong lâm nghiệp, giảm tỉ trọng ngành khai thác rừng, tăng dần tỉ trọng ngành
trồng rừng. Lâm nghiệp phát triển theo hƣớng ƣu tiên trồng và bảo vệ tài
nguyên rừng.

- Tiêu chí cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp đƣợc
thể hiện qua tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến


18

kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Tiềm năng về diện t ch cũng nhƣ độ phì tự nhiên
của đất là có hạn. Vậy nên, trên cùng một diện t ch đất, giá trị sản phẩm nông
nghiệp đƣợc tạo ra càng nhiều khi sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT,
thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật ni
hợp lí. Chính vì vậy, ở các nƣớc phát triển, mặc dù diện tích nơng nghiệp
khơng cịn nhiều và ngày càng bị thu hẹp, nhƣng giá trị mà ngành nông
nghiệp tạo ra lại ngày càng tăng, đó ch nh là kết quả của sự phát triển nền
nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.
+ Tiêu chí đánh giá về xã hội
Phải đảm bảo vấn đề lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực dân
số đối với nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân và
những ngƣời làm nông nghiệp; giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp,
nông thôn. GDP ình qn đầu ngƣời khu vực nơng thơn là chỉ tiêu không thể
thiếu trong đánh giá nông nghiệp bền vững. Bởi lẽ, nếu nông nghiệp chỉ tăng
về giá trị sản xuất mà mức sống của ngƣời nông dân không đƣợc cải thiện rõ
rệt, thì sự tăng trƣởng đó là chƣa ền vững về mặt xã hội. Theo xu hƣớng phát
triển, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp sẽ ngày càng giảm.
+ Tiêu chí đánh giá về mơi trường
Đó là vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
chống suy thối và ơ nhiễm mơi trƣờng. Phát triển nơng nghiệp bền vững là
sự phát triển nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về giá trị sản xuất, nâng cao thu
nhập cho ngƣời nông dân nhƣng đồng thời phải bảo vệ mơi trƣờng sinh thái.
Tính bền vững về mơi trƣờng đƣợc thể hiện bằng việc giảm số lƣợng hóa chất
(phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc k ch th ch tăng trƣởng…) trên một đơn vị diện

t ch đất canh tác theo thời gian[13].


19

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp
1.2.3.1. Nguồn lực tự nhiên
Vị tr địa lý, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, các nguồn tài
nguyên khác của vùng nhƣ nguồn nƣớc, rừng, khống sản, nguồn lao động
trong đó có nhiều nhân tố tác động một cách trực tiếp tới sự phát triển kinh tế
nơng nghiệp.
Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của
mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Những nơi điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi nhƣ diện t ch đất nơng
nghiệp ình quân đầu ngƣời thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nƣớc sản xuất, bão
lụt,… đƣơng nhiên việc phát triển kinh tế nơng nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
1.2.3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội gồm: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, các thành phần kinh tế nông thôn, thị trƣờng, vốn, cơ sở hạ tầng nông
thôn, sự phát triển của dân cƣ, lao động, trình độ ngƣời lao động, phong tục
tập quán, chính sách của Nhà nƣớc…Trong đó vốn, lao động, cơ sở hạ tầng
có vị trí quan trọng. Nếu có nguồn vốn dồi dào, lao động có trình độ tay nghề
cao, cơ sở hạ tầng cua nông thôn hiện đại và đồng bộ, hệ thống chính sách của
Nhà nƣớc thơng thống có tác dụng khuyến khích thì chắc chắn kinh tế nông
nghiệp, nông thôn sẽ phát triển tốt. Ngƣợc lại, nếu thiếu vốn, lao động dƣ
thừa trình độ thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, khơng đồng bộ, hệ thống chính sách
của Nhà nƣớc gị bó, khơng khuyến khích sẽ kìm hãm sự phát triển nông
nghiệp. Đời sống của ngƣời dân nông thôn sẽ chậm đƣợc cải thiện.
1.2.3.3. Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và kỹ thuật
Tổ chức sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

triển nơng thơn nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng. Nếu tổ chức
sản xuất tốt, các mơ hình tổ chức phù hợp với trình độ phát triển của lực


×